You are on page 1of 83

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN TRƯỜNG THI

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP


NÔNG HỘ TẠI XÃ HÒA TRỊ, HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HOÀ - 2019

iii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN TRƯỜNG THI

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP NÔNG
HỘ TẠI XÃ HÒA TRỊ, HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨNgành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Quyết định giao đề tài:

Quyết định thành lập hội đồng:

Ngày bảo vệ:

Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM THÀNH THÁI

KHÁNH HOÀ - 2019

iv
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2019


Tác giả

Nguyễn Trường Thi

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi luôn nhận
được sự hướng dẫn tận tình, lời động viên, sự thấu hiểu và sự giúp đỡ từ quý Thầy Cô
giáo, Gia đình và Bạn bè. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những
người đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

v
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Phạm Thành Thái, người
hướng dẫn tôi nghiên cứu. Nếu không có những lời nhận xét, góp ý quý giá để xây
dựng đề cương luận văn và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của Thầy trong suốt quá
trình nghiên cứu thì luận văn này đã không hoàn thành. Tôi cũng học được rất nhiều từ
Thầy về kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và những điều bổ ích khác.

Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Kinh tế
nói riêng và quý Thầy, Cô ở trường Đại học Nha Trang nói chung, nơi tôi học tập và
nghiên cứu đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này.

Khánh Hòa, tháng 10 năm 2019


Tác giả

Nguyễn Trường Thi

vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................iv
MỤC LỤC.......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................viii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.............................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................4
1.5. Ý nghĩa của đề tài.....................................................................................................4
1.6. Kết cấu của luận văn..............................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................6
2.1. Cơ sở lý thuyết về nông hộ.......................................................................................6
2.1.1. Khái niệm nông hộ................................................................................................6
2.1.2. Phân loại nông hộ..................................................................................................7
2.1.3. Kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ................................................7
2.2. Cơ sở lý thuyết về thu nhập của nông hộ.................................................................9
2.2.1. Khái niệm thu nhập nông hộ.................................................................................9
2.2.2. Phân loại thu nhập nông hộ.................................................................................11
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ.......................................................11
2.3.1. Nguồn nhân lực...................................................................................................11
2.3.2. Nguồn lực tài chính.............................................................................................12
2.3.3. Nguồn lực vật chất..............................................................................................12
2.3.4. Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên.............................................................13
2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................13

vii
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu......................................................................................17
2.5.1. Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ.......................................17
2.5.2. Quy mô hộ và số người sống phụ thuộc có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ........17
2.5.3. Diện tích đất sản xuất có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.........................18
2.5.4. Tiếp cận vốn tín dụng có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.........................19
2.5.5. Số hoạt động tạo thu nhập có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ..................20
2.5.6. Áp dụng kỹ thuật canh tác mới và sử dụng giống mới vào sản xuất...................20
2.5.7. Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ............21
2.5.8. Tham gia tập huấn thì có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ...............................22
2.5.9. Tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất lúa và hộ có sản xuất lúa xác nhận, lúa
giống có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ...................................................................22
2.5.10. Nghề nghiệp của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập........................................22
2.6. Mô hình nghiên cứu...............................................................................................23
2.6.1. Khung phân tích..................................................................................................23
2.6.2. Mô hình lượng hóa..............................................................................................24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2................................................................................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................25
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................25
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu.......................................................................................25
3.3. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu......................................................26
3.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu........................................................................26
3.4.1. Xác định cỡ mẫu..................................................................................................26
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu....................................................................26
3.5. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu.............................................................................27
3.5.1. Loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu......................................................27
3.5.2. Thu thập dữ liệu..................................................................................................27
3.6. Các phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................27
3.6.1. Thống kê mô tả....................................................................................................27
3.6.2. Phân tích tương quan và hồi quy bội tuyến tính..................................................27
TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................................28
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........29
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu cho các biến định tính.......................................................29
viii
4.1.1. Thống kê mô tả cho biến tiếp cận vốn.................................................................29
4.1.2. Thống kê mô tả cho biến Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất..................29
4.1.3. Thống kê mô tả cho biến tham gia chuỗi liên kết sản xuất.................................30
4.1.4. Thống kê mô tả cho biến giới tính......................................................................30
4.1.5. Thống kê mô tả cho biến hoàn cảnh gia đình......................................................31
4.1.6. Thống kê mô tả cho biến nghề nghiệp của chủ hộ..............................................31
4.1.7. Thống kê mô tả cho biến thu nhập khác..............................................................31
4.1.8. Thống kê mô tả cho biến tham dự tập huấn........................................................32
4.1.9. Thống kê mô tả cho biến sử dụng giống mới trong sản xuất..............................32
4.1.10. Thống kê mô tả cho biến sản xuất lúa giống.....................................................33
4.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập định lượng......................................................33
4.2.2. Những khó khăn thường gặp của nông hộ trồng lúa...........................................35
4.2.3. Các tiêu chí cần hỗ trợ của Nhà nước để hộ gia đình nâng cao thu nhập...........36
4.3. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ....................37
4.3.1. Kết quả phân tích hồi quy...................................................................................37
4.3.2. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy..........................................................38
4.4. Thảo luận kết quả phân tích hồi quy......................................................................43
4.5. Xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê.....................49
TÓM TẮT CHƯƠNG 4................................................................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH................................51
5.1. Kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau.......................................................51
5.2. Một số gợi ý chính sách chủ yếu cần tập trung......................................................52
5.2.1. Đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất lúa.........................52
5.2.2. Gắn sản xuất theo chuỗi liên kết với hộ nông dân tham gia trồng lúa xác nhận,
lúa giống là giải pháp hiệu quả và bền vững.................................................................54
5.2.3. Đa dạng ngành nghề cho lao động nông thôn.....................................................56
5.2.4. Nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất trồng lúa.....................56
5.2.5. Đẩy mạnh chính sách dân số, giảm số người phụ thuộc trong gia đình..............58
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................60
PHỤ LỤC

ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO Tổ chức nông lương thế giới


GSO Tổng cục Thống Kê Việt Nam
UBND Uỷ Ban Nhân Dân

x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các yếu tố tác động đến thu nhập qua các kết quả nghiên cứu....................16
Bảng 3.1. Phân bổ mẫu nghiên cứu...............................................................................26
Bảng 4.1. Phân phối tần suất của biến tiếp cận vốn......................................................29
Bảng 4.2. Phân phối tần suất của biến Áp dụng kỹ thuật mới......................................29
Bảng 4.3. Phân phối tần suất của biến tham gia chuỗi liên kết sản xuất.......................30
Bảng 4.4. Phân phối tần suất của biến giới tính............................................................30
Bảng 4.5. Phân phối tần suất của biến hoàn cảnh gia đình...........................................31
Bảng 4.6. Phân phối tần suất của biến nghề nghiệp của chủ hộ....................................31
Bảng 4.7. Phân phối tần suất của biến thu nhập khác...................................................31
Bảng 4.8. Phân phối tần suất của biến thu nhập khác...................................................32
Bảng 4.9. Phân phối tần suất của biến sử dụng giống mới trong sản xuất....................32
Bảng 4.10. Phân phối tần suất của biến hộ có sản xuất lúa giống.................................33
Bảng 4.11. Một số đại lượng thống kê mô tả chủ yếu cho các biến..............................33
Bảng 4.12. Khó khăn thường gặp của nông hộ trồng lúa..............................................35
Bảng 4.13. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập..................38
Bảng 4.14. Hệ số Centered VIF....................................................................................39
Bảng 4.15. Thứ tự ảnh hưởng của biến độc lập............................................................49
Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu.........................51

xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ.....................23

xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Luận văn này tiến hành phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ tại xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa. Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Trị, huyện Phú
Hòa trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp dựa trên việc khảo sát số
liệu từ 273 nông hộ tại 5 thôn trên địa bàn xã. Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ
Phòng thống kê huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên và các báo cáo của UBND xã Hòa Trị.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến
tính bội để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Kết quả phân
tích cho thấy có 10 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng, có ý nghĩa thống kê đến thu nhập của
nông hộ và mức đóng góp của từng nhân tố theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là:
Quy mô hộ; số người sống phụ thuộc trong hộ gia đình; nghề nghiệp của chủ hộ, hộ có
áp dụng kỹ thuật canh tác mới; đa dạng các hoạt động tạo thu nhập; diện tích đất sản
xuất của hộ; hộ có tham gia chuỗi liên kết sản xuất; hộ có vay vốn từ các định chế
chính thức; hộ có tham gia sản xuất lúa xác nhận, lúa giống; hộ có sử dụng giống mới
vào sản xuất.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất được một số hàm ý
chính sách chủ yếu để nâng cao thu nhập cho các nông hộ tại xã Hòa Trị, huyện Phú
Hòa, bao gồm: một là, đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất lúa;
hai là, Gắn sản xuất theo chuỗi liên kết với hộ nông dân tham gia trồng lúa xác nhận,
lúa giống là giải pháp hiệu quả và bền vững; ba là, đa dạng ngành nghề cho lao động
nông thôn; bốn là, Nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất trồng lúa;
năm là, Đẩy mạnh chính sách dân số, giảm số người phụ thuộc trong gia đình.

Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, thu nhập của nông hộ, xã Hòa Trị, Phú Hòa.

xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh phát triển Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa, kinh tế hộ gia đình càng đóng vai trò quan trọng và là mấu chốt trong phát triển
mối quan hệ giữa Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân theo Nghị quyết số
26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành trung ương tại Hội nghị lần thứ bảy
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của
đất nước, kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là việc
nông dân ngày càng tiếp cận và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nhằm giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, đa dạng các loại hình sản xuất do
đó thu nhập đã được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để khai
thác và sử dụng nguồn lực như đất đai, công nghệ, con người.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê về tình hình Kinh tế Xã hội năm 2017,
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước ước tính 48,2 triệu người, lực
lượng lao động trong độ tuổi lao động khu vực thành thị chiếm 33,4%; khu vực nông
thôn chiếm 66,6%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở khu vực thành thị
chiếm 31,9%; khu vực nông thôn chiếm 68,1%. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ về sản
xuất nông nghiệp của chính phủ, sự phát triển về khoa học kỹ thuật, xu hướng đổi mới
về sản xuất đối với hộ nông dân và số lượng lao động ở khu vực nông thôn lớn gấp đôi
so với khu vực đô thị. Vì vậy, nghiên cứu về thu nhập của người dân sống ở nông thôn
có ý nghĩa quan trọng.

Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới thu
nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ các góc độ và phạm vi khác nhau như:
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trong các mô hình sản xuất trên đất
lúa tại tỉnh Vĩnh Long, (Lê Xuân Thái, 2014); Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ ở An Giang (Nguyễn Lan Duyên, 2014); Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
hộ nông dân tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Nguyễn Khánh Doanh, Nguyễn
Thị Gấm, La Thị Thùy Lê, Mai Thùy Dung); Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập
của nông hộ tỉnh Thanh Hóa, nghiên cứu điển hình ở huyện Thọ Xuân và Hà Trung
(Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Kim Hướng, 2015); Tác động tín dụng đến thu nhập của
nông hộ ở Việt Nam (Đinh Phi Hổ và Đông Đức, 2015); các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ gia đình ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre (Võ Thành Khởi, 2015)... Tuy
1
nhiên, điều kiện sản xuất (điều kiện văn hóa, điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác, mức
độ ứng dụng khoa học kỹ thuật…) là không giống nhau ở các địa phương, nên các
nghiên cứu trước không thể áp dụng tại xã Hòa Trị, đồng thời chưa có công trình khoa
học nào nghiên cứu về thu nhập của nông hộ trên địa bàn xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa
để làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách nhằm tăng thu nhập cho người nông dân.
Xã Hòa Trị là xã đồng bằng, địa hình có hướng nghiêng dần từ Tây sang
Đông, nằm cách Trung tâm huyện Phú Hòa khoảng 10 km về phía Đông. Phía Bắc
giáp xã Hòa Kiến; phía Nam giáp xã Hòa Thắng, Hòa An; phía Đông giáp Thành phố
Tuy Hòa; phía Tây giáp xã Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc. Địa hình tương đối
bằng phẳng, là địa bàn quan trọng trong phát triển nông nghiệp, có hệ thống thủy lợi
tưới tiêu khá chủ động, là vùng sản xuất lúa và cây lương thực chủ yếu của huyện, là
địa bàn giáp ranh với Thành phố Tuy Hòa nên thuận lợi cho phát triển tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ. Diện tích tự nhiên là 1.596,03 ha, trong đó: diện tích đất nông
nghiệp 1.242,84 ha (chủ yếu trồng lúa); đất phi nông nghiệp 275,69 ha; đất chưa sử
dụng 77,5 ha). Có 21.886 nhân khẩu, với 5.520 hộ. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề
trồng trọt (trồng lúa, cây hoa màu) và chăn nuôi (gia xúc, gia cầm), ngoài ra còn có
một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như Đan lát, nấu Rượu… và mua bán nhỏ.
Trong những năm qua được sự tập trung chỉ đạo của huyện, địa phương đã áp
dụng giống mới vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật canh tác, đồng thời đẩy mạnh cơ giới
hóa nên năng suất cây trồng, năng suất lao động ngày một tăng. Hiện nay, thu nhập
bình đầu người của xã là 36,5 trđ/người/năm (theo Chi cục thống kê Huyện Phú Hòa
năm 2018), là một trong những xã có thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với
trung bình của huyện (35,0 triệu đồng), nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung
tỉnh Phú Yên (39,7 triệu đồng).
Thực tế tại xã Hòa Trị, đối với hộ nông dân trồng lúa, diện tích ruộng được giao
cho mỗi hộ không tập trung (nhiều thửa ruộng ở nhiều cánh đồng khác nhau, bình
quân mỗi hộ có từ 3-6 thửa ruộng) và diện tích mỗi thửa ruộng nhỏ; thời gian qua, địa
phương đã thực hiện mô hình liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi sản xuất từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ (liên kết với Viện khoa học kỹ thuật duyên hải Nam trung
bộ, công ty giống lúa Thái Bình …) để sản xuất lúa xác nhận, lúa giống, bước đầu đã
mang lại hiệu quả tích cực, nhưng chưa phát triển mạnh (áp dụng khoảng 60% diện
tích lúa toàn xã) do người dân vẫn còn giữ tập quán canh tác cũ, không tuân thủ theo

2
quy trình sản xuất mới nên chưa tham gia triệt để vào mô hình liên kết sản xuất, chưa
xây dựng được thương hiệu lúa gạo của địa phương; một số hộ nông dân không còn
thiết tha với trồng lúa vì lợi nhuận thấp.
Về chăn nuôi, số lượng hộ dân chăn nuôi và số lượng đàn gia cầm, gia xúc ngày
càng giảm do giá cả thị trường không ổn định theo hướng bất lợi cho người nông dân, bên
cạnh đó dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhất là trên đàn gà và đàn lợn; đồng thời trên địa
bàn xã không có trang trại chăn nuôi tập trung, chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình.
Để khuyến khích hộ nông dân trong sản xuất, địa phương đã áp dụng nhiều
chính sách như: đối với những hộ nông dân có tham gia mô hình liên kết sản xuất thì
được ưu tiên về giá và thu mua 1kg lúa tươi tại ruộng tính bằng 1kg lúa đã phơi khô
(thu nhập người nông dân tăng lên >1.000 đồng/kg), nếu nông dân tham gia mô hình
liên kết sản xuất thì doanh nghiệp sẽ hỗ trợ về giá mua lúa giống và phải tuân thủ quy
trình kỹ thuật mới…. xã miễn thu các loại phí về nông nghiệp, thủy lợi; từng bước bê
tông hóa các tuyến đường nội đồng nhằm thuận lợi trong vận chuyển nông sản (19,39
km các tuyến đường nội đồng đã bê tông hóa, chiếm tỷ lệ 95,05%), bê tông hóa các
tuyến kênh mương đảm bảo cho việc tưới, tiêu các cánh đồng (số Km kênh mương đã
kiên cố hóa là 24,482km/30km đạt tỷ lệ:81,6%)… bên cạnh đó, việc quy hoạch từng
cánh đồng sản xuất như: sản xuất lúa giống, lúa xác nhận …đã làm cho việc áp dụng
cơ giới hóa thuận lợi hơn.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc chọn đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ tại xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên” là cần
thiết và hữu ích, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho hộ
nông dân ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa. Trên cơ sở đó đề xuất một
số hám ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa
Trị, huyện Phú Hòa.
(2) Xem xét tác động của các nhân tố đó đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa
Trị, huyện Phú Hòa.

3
(3) Đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến nâng cao thu nhập cho nông hộ
tại xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Trị,
huyện Phú Hòa?
(2) Các nhân tố đó tác động như thế nào đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa
Trị, huyện Phú Hòa?
(3) Những hàm ý chính sách nào có thể giúp nông hộ xã Hòa Trị, huyện Phú
Hòa nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống của mình trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề liên quan đến thu nhập của nông hộ tại xã
Hòa Trị, huyện Phú Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích các nông hộ trồng lúa tại xã
Hòa Trị.
- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa.
- Thời gian khảo sát: từ tháng 08 năm 2019 đến tháng 09 năm 2019.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Về khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập của nông
hộ, xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ.
- Về thực tiễn: Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu tư vấn, tham mưu
cho chính quyền địa phương định hướng, đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho
nông hộ nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương. Ngoài ra, kết
quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo và cho giáo viên,
sinh viên ngành quản lý kinh tế.
1.6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm năm chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, cũng như ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày cơ sở
lý thuyết về nông hộ, thu nhập, các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ; cũng
như tổng quan các công trình nghiên cứu trước liên quan nhằm đúc kết thành khung

4
phân tích phù hợp cho nghiên cứu của luận văn và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu
nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này giới thiệu các phương pháp
nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận văn như quy mô mẫu nghiên cứu, phương
pháp chọn mẫu, các công cụ dùng để phân tích số liệu,...
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Nội dung chương này tập
trung phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách. Chương này trình bày các kết
luận rút ra từ nghiên cứu, cũng như đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu
nhập cho nông hộ tại xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa.

5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Cơ sở lý thuyết về nông hộ


2.1.1 Khái niệm nông hộ
Hộ nông dân (nông hộ) là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động nông nghiệp,
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn nhưng khó
phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với công
nghiệp.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nông hộ:
Theo Ellis (1993): Hộ nông dân còn được định nghĩa là các nông hộ thu hoạch,
các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất
nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn hơn, nhưng về cơ bản được đặc
trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn
chỉnh không cao.
Theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc trong phân tích điều tra nông thôn 2011
cho rằng: “Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ
nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,….) và thông
thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp ”.
FAO (2007) định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng
trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm
nông nghiệp được hình thành thông qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các
thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam
lẫn nữ.
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị
tiêu dùng. Hộ nông dân là một doanh nghiệp không sử dụng lao động làm thuê, chỉ sử
dụng lao động gia đình, theo nhà kinh tế học người Nga Tchayanov (1925).
Nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: Nông hộ là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về nông hộ nhưng khái niệm nông hộ có
những điểm sau đây: Là những hộ gia đình sống ở nông thôn, lấy nông nghiệp làm
ngành nghề sản xuất chính; nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề nông; là đơn vị kinh tế
cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.

6
2.1.2 Phân loại nông hộ
 Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
- Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường: Loại hộ này
có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu
dùng trong gia đình. Để có đủ sản phẩm, lao động trong nông hộ phải hoạt động cật
lực và đó cũng được coi như một lợi ích, để có thể tự cấp tự túc cho sinh hoạt, sự hoạt
động của họ phụ thuộc vào:
+ Khả năng mở rộng diện tích đất đai
+ Có thị trường vật tư họ mua nhằm lấy lãi
+ Có thị trường lao động để họ bán sức lao động để có thu nhập
+ Có thị trường sản phẩm để trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
- Hộ nông dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: Loại hộ này có mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn, ruộng đất,
lao động.
 Theo tính chất lao động của ngành sản xuất hộ gồm có:
- Hộ thuần nông: Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
- Hộ chuyên nông: Là hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc nề, rèn,
sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dệt may, dịch vụ kỹ
thuật cho nông nghiệp.
- Hộ kiêm nông: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.
- Hộ buôn bán: Ở nơi đông dân cư, có quầy hàng và buôn bán ở chợ.
Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép, vì vậy
sản xuất công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở nông
thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nông sang đa ngành hoặc chuyên môn
hóa. Từ đó, làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn
hoặc làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên. (Phạm Anh Ngọc, 2008)
2.1.3. Kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ
Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, khái niệm kinh tế hộ gia đình được
hiểu rằng đây là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam. Hộ gia đình
nông thôn thường sản xuất những nông sản, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu thủ
công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ (Đỗ Văn Quân, 2014)

7
Kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ bản có hiệu quả và tự chủ trong
nông nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên
sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất
nông nghiệp, thích ứng và tồn tại phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội. (Phạm
Anh Ngọc, 2008)
Theo Tchayanov (1924), kinh tế hộ nông dân là một phương thức sản xuất tồn
tại trong mọi chế độ xã hội. Mỗi phương thức sản xuất có quy luật phát triển riêng của
nó, và trong mỗi chế độ, nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành. Mục tiêu
của hộ nông dân là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào, trồng trọt,
chăn nuôi hay ngành nghề đó là kết quả chung của lao động gia đình (trích trong Đào
Thế Tuấn, 1995)
Ellis (1988) cho rằng: Kinh tế nông hộ khác với những người làm kinh tế khác
trong nền kinh tế thị trường ở bốn yếu tố: đất đai, lao động, vốn và sự tiêu dùng. Hộ là
cơ sở hoạt động của xã hội, giúp cho các tổ chức xác định, đánh giá kinh tế, cùng
chung một nguồn vốn, các thành viên cùng sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi
người đều hưởng phần thu nhập, mọi quyết định đều dựa trên những thành viên, kinh
tế nông hộ là một tổ chức kinh tế của nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực như đất đai, tư
liệu sản xuất, lao động, vốn được đóng chung, chung một ngân sách, ngủ chung một
mái nhà, ăn chung; mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ
hộ phát ra.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (1988) về
”Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, hộ nông dân đã thực sự trở thành những đơn vị
tự chủ trong sản xuất nông nghiệp. Hộ được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được
toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tư kỹ thuật, hợp
tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Như vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia
đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật
quy định (Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
Tóm lại, kinh tế nông hộ là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ gia
đình, trong đó các hoạt động chủ yếu là dựa vào lao động gia đình. Quá trình phát triển
của kinh tế hộ gắn liền với quá trình phát triển của hộ đang hoạt động.

8
 Đặc điểm của kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ có các đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động của kinh tế nông hộ chủ yếu là dựa vào lao động gia đình hay là lao
động có sẵn mà không cần phải thuê ngoài. Các thành viên tham gia hoạt động kinh tế
hộ có quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế và huyết thống.
- Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh tế
hộ nông dân.
- Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động
vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ làm
việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ.
- Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều
loại lao động, vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả các
khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp quá trình đó.
- Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế
hộ nông dân giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong
hộ nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. (Nguyễn Phạm
Hùng, 2014).
2.2. Cơ sở lý thuyết về thu nhập của nông hộ
2.2.1. Khái niệm thu nhập nông hộ
Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh
nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công
việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương,
tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh.
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về nông hộ đều quan tâm đến vấn đề thu nhập
của nông hộ từ nhiều khía cạnh khác nhau như:
Theo Tchayanov (1925): Thu nhập hộ nông dân không giống thu nhập của các
xí nghiệp tư bản. Hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ
sử dụng lao động gia đình. Do không thuê lao động nên hộ nông dân không có khái
niệm tiền lương và không thể tính lợi nhuận, địa tô, lợi tức. Vì vậy, thu nhập hộ nông
dân là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí vật chất.
Trần Xuân Long (2009) cho rằng thu nhập của một nông hộ là phần giá trị sản
xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có.

9
Định nghĩa của FAO (2007) về thu nhập của nông hộ như sau: Thu nhập được xem là
một phần tiền thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai, vốn, lao
động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Thu nhập của hộ = Tổng giá trị nông sản thu về - tổng chi phí cho các yếu
tố đầu vào – chi phí thuê lao động – chi phí lãi vay – chi phí thuê đất.
(Các khoản chi phí này không bao gồm chi phí lao động gia đình tham gia vào
quá trình sản xuất).
Phương pháp tự xác định thu nhập trong năm của hộ gia đình (Cục thống kê
tỉnh Phú Thọ, 2011): Thu nhập của hộ = Tổng thu – Tổng chi
Trong đó:
+ Tổng thu: Bao gồm các khoản thu hợp pháp trong năm của tất cả các thành
viên trong hộ gia đình, như: thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản; từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản; thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác như: quà
tặng, biếu, cho bằng tiền mặt hay hiện vật; các khoản lương hưu, trợ cấp các loại, thu
từ cho thuê nhà, cho thuê máy móc thiết bị, đất đai, tài sản khác, thu từ lãi tiền gửi
ngân hàng, trúng xổ số,... Không tính các khoản thu trợ cấp xã hội một lần, như: tiền
mai táng phí, hỗ trợ thiếu đói,…
+ Tổng chi: Bao gồm các khoản chi phí hợp lý liên quan, tương ứng với phạm
vi nguồn thu trong năm của hộ. Không tính các chi phí mà chưa cho thu.
+ Trường hợp do thiên tai, bão, lũ, lụt,... làm mất mùa và gây thiệt hại nặng nề
đối với sản xuất, hộ phải đầu tư lại, cách tính để ghi vào chi phí sản xuất trong 12
tháng qua như sau:
 Thiệt hại về những khoản chi phí thường xuyên (giống, phân bón, thuốc
trừ sâu, thuốc diệt cỏ, trả công lao động thuê ngoài...) được tính toàn bộ vào chi phí
sản xuất trong năm.
 Thiệt hại về những khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (chi phí một lần
phân bổ cho nhiều năm), ví dụ như chi phí trồng vườn chè, xây ao cá, … được tính vào
chi phí sản xuất trong năm bằng cách lấy toàn bộ chi phí thiệt hại về đầu tư xây dựng
kiến thiết cơ bản vườn chè, ao cá, … chia cho số năm sử dụng vườn chè, ao cá, … đó,
số tiền thiệt hại tính bình quân cho 1 năm được ghi vào phần chi phí sản xuất trong
năm.

10
Tóm lại: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa theo cục thống kê tỉnh
Phú Thọ: Thu nhập của nông hộ là toàn bộ thu nhập bằng tiền và giá trị hiện vật sau
khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất
định, thường là một năm.

Thu nhập bình quân đầu người/hộ = (1)

2.2.2 Phân loại thu nhập nông hộ


Thu nhập nông hộ được chia thành 3 loại như sau:
 Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông
nghiệp như: trồng trọt (lúa, màu, rau, quả,....); từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm,....) và
nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá,...).
 Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất
vật liệu xây dựng, gia công cơ khí,.... Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo
ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom,....
 Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê; làm
công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất
thường khác.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
2.3.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho hộ gia
đình bởi vì con người là trung tâm, là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra của cải vật
chất. Trong đó, trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất
lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động. Trình độ học vấn cao sẽ giúp
họ dễ dàng tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực khác để tăng thu nhập.
Độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động
cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nông thôn thì cần nguồn lao động
trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc ở nông thôn thường là những việc
làm nặng nhọc.
Một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ như số nhân
11
khẩu, tỷ lệ phụ thuộc, giới tính của chủ hộ, đặc điểm dân tộc...tỷ lệ phụ thuộc là số
người ăn theo trên một lao động trong hộ. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúc lợi mà
mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động phải nuôi sống nhiều
người hơn. Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ em sẽ có mức thu nhập bình quân đầu
người thấp hơn những hộ có ít trẻ em.
2.3.2. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính như một đòn bẩy góp phần phát huy các nguồn lực khác.
Nguồn lực tài chính của hộ bao gồm tiền tiết kiệm, tiền vay từ người thân và các tổ
chức tín dụng…
Việc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh dẫn đến khó có khả năng tiếp cận và áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác những hộ không có vốn
để sản xuất, không được vay ngân hàng (vì không có tài sản thế chấp), làm không đủ
ăn, thường xuyên phải đi làm thuê hoặc vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu
hàng ngày.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để người
có thu nhập thấp có điều kiện đầu tư cho sản xuất... nâng cao thu nhập cho nông hộ.
2.3.3. Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất bao gồm đất đai, máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất.
Nguồn lực về tài chính có thể hình thành nên nguồn lực vật chất. Tuy nhiên nếu nguồn lực
vật chất sẵn có sẽ góp phần khuếch đại những nguồn lực khác.
Đất sản xuất là một trong những nguồn lực vật chất quý giá giúp cho người dân
phát triển kinh tế, bởi vì nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù, nơi đất đai là tư
liệu sản xuất chủ yếu, là môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Đất sản
xuất bao gồm đất trồng lúa, đất chuyên màu, đất trồng cây ăn trái, đất nuôi trồng thủy
sản… Khi người nông dân canh tác trên một mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu thì suất đầu
tư sẽ thấp hơn nhưng lại thu về được sản lượng cao hơn so với canh tác trên mảnh đất
cằn cỗi, bạc màu, nhiễm mặn. Những hộ sở hữu nhiều đất đai có thể đa dạng hóa cây
trồng, nhờ đó cải thiện mức sống tốt hơn những hộ khác.
Đối với các hộ sống ở nông thôn, gia súc (trâu, bò, lợn,...) là một phần quan
trọng của tư liệu sản xuất vì nó cung cấp sức cày bừa, kéo và phân bón phục vụ sản
xuất. Ngoài ra, lợn nái, bò nái...cung cấp con giống cho chăn nuôi của hộ gia đình.
Cơ sở hạ tầng (điện, trường học, cơ sở y tế…), mặt khác khoảng cách từ hộ dân
đến khu vực trung tâm xã cũng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất nông

12
nghiệp, gắn liền với sự phát triển các ngành phi nông nghiệp. Những người dân sống
gần khu trung tâm xã cũng có mức sống cao hơn và có khả năng tận dụng những ưu
thế của thị trường hơn những hộ ở xa.
2.3.4. Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực xã hội được thể hiện ở khả năng hỗ trợ của các tổ chức Chính trị -
Xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, Đoàn thanh niên,...trong việc phát triển kinh tế
hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho hộ gia đình.
Các tổ chức này có thể tự giám sát, kiểm tra, động viên lẫn nhau cùng làm kinh tế gia
đình. Và chính quyền địa phương có thể tuyên truyền các kế hoạch phát triển kinh tế
hộ thông qua các hội đoàn thể này.
Nguồn lực tự nhiên như nước, thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên...là yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của con người, cây trồng, vật nuôi. Nước giúp cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển, ngoài ra, còn có thời tiết, khí hậu, nhiệt độ cũng là yếu tố
quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi.
Tóm lại: Qua việc tổng quan lý thuyết nền và một số khái niệm liên quan đến
thu nhập nông hộ, tác giả nhận thấy những yếu tố sau đây sẽ là cơ sở cho việc xây
dựng mô hình nghiên cứu của đề tài này là: Trình độ học vấn của chủ hộ; độ tuổi lao
động; số nhân khẩu, số người phụ thuộc trong hộ, giới tính của chủ hộ; tiếp cận nguồn
vốn tín dụng; diện tích đất canh tác và các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa
phương.
2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về thu nhập nông hộ tại Việt
Nam. Trong giới hạn của tác giả, do không thể liệt kê tất cả các nghiên cứu liên quan
đến đề tài này, nên sau đây tác giả chỉ trình bày tóm tắt một số nghiên cứu tiêu biểu
của các tác giả trong nước làm nền tảng cho việc xây dựng khung phân tích cho nghiên
cứu này.
Trần Xuân Long (2009) đã sử dụng dữ liệu chéo năm 2006 được thu thập bằng
phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 5 xã với tổng số 135 hộ ở huyện Tri Tôn để ước lượng
một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở đồng bằng và miền núi
tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để
ước lượng mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là thu nhập của nông hộ trong

13
một năm và 8 biến độc lập gồm tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao
động trong hộ, diện tích đất ruộng của hộ, giá lúa, tham dự khuyến nông, số nguồn thu
nhập từ nông nghiệp và số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp. Nghiên cứu đã phân
tích thu nhập theo khu vực địa lý. Kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập nông hộ ở khu vực đồng bằng là trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất ruộng
của hộ, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Đối với khu vực đồi núi các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ là số lao động hộ, diện tích đất ruộng của hộ, số
nguồn thu nhập từ nông nghiệp.
Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011) đã ước lượng mô
hình hồi quy đa biến để xác định nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở
khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long bằng bộ dữ liệu thu được năm 2011
từ 5 xã với 182 hộ gia đình theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Tác giả
sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là thu nhập bình
quân/người/tháng và 5 biến độc lập là số nhân khẩu trong hộ, kinh nghiệm làm việc
của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập và độ tuổi của lao
động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập của nông hộ chịu sự tác động của những
yếu tố là số nhân khẩu trong hộ, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học vấn
của chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập và độ tuổi của lao động.
Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh (2011) đã sử dụng số liệu từ cuộc điều tra
150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh và 90 hộ Chăm ở An Giang bằng phương pháp chọn
mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên năm 2010 để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử
dụng hai mô hình hồi quy tuyến tính để so sánh, kiểm chứng mức độ tác động của
trình độ học vấn đến thu nhập của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mô hình 1 với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân/người/tháng và 7 biến phụ thuộc
là trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập, độ
tuổi lao động, tiếp cận chính sách hỗ trợ, tham gia hội đoàn thể và tình trạng vay vốn
của hộ. Mô hình 2 với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân/người/tháng và 7 biến phụ
thuộc là biến trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong
hộ, số hoạt động tạo thu nhập, độ tuổi lao động, tiếp cận chính sách hỗ trợ, tham gia
hội đoàn thể và tình trạng vay vốn của hộ sử dụng biến trình độ học vấn trung bình của
lao động trong hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
người dân tộc thiểu số là trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động

14
trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập, tiếp cận chính sách hỗ trợ, số nhân khẩu của hộ và
độ tuổi của lao động trong hộ. So sánh kết quả phân tích giữa hai mô hình cho thấy
trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ có tác động đến thu nhập bình
quân/người/tháng mạnh hơn trình độ học vấn của chủ hộ.
Nguyễn Lan Duyên (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu được thu thập theo phương
pháp ngẫu nhiên phân tầng tại 598 hộ ở An Giang để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê
để miêu tả thực trạng của các nông hộ và phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để
ước lượng mô hình hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của nông hộ. Các biến độc lập tác giả đưa vào nghiên cứu gồm: trình độ học vấn của
chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, thời gian cư trú ở địa phương, số lao động của hộ, vị
trí xã hội của hộ, khả năng vay, khoảng cách từ nơi ở của hộ đến đô thị, số tiền vay tín
dụng chính thức và lãi suất vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố như trình độ học
vấn, diện tích đất, thời gian sống tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến đô thị, lượng
vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang.
Nguyễn Văn Phúc và Huỳnh Thanh Phương (2011) đã sử dụng dữ liệu từ 250
hộ gia đình tại 2 xã thuộc huyện Đức Hòa, Long An để ước lượng các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với 13 biến phụ thuộc là thu nhập phi
nông nghiệp của hộ gia đình và các biến độc lập là tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình
độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm nghề nghiệp, số năm học nghề, quy mô hộ, tuổi
trung bình, số năm đi học, số người làm việc, tài sản của hộ, thông tin việc làm, tình
trạng giao thông, tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình là số người làm việc trong hộ, số năm đi học của
chủ hộ, số năm học nghề của chủ hộ, học vấn trung bình của hộ, tín dụng, quy mô hộ
gia đình, khoảng cách từ nhà đến đường giao thông chính.
Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thuận (2014) đã sử dụng dữ liệu từ 307 hộ nông dân
tại 3 huyện của thành phố Cần Thơ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm
để ước lượng mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân và 5
biến phụ thuộc là giới tính, chỉ tiêu sản xuất, giá lúa, diện tích đất canh tác và sản
lượng lúa nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trồng lúa ở
Cần Thơ. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng thu
nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ và phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa. Kết quả cho thấy, các yếu tố ảnh

15
hưởng đến thu nhập của người trồng lúa là giới tính, chỉ tiêu sản xuất, giá lúa, diện tích
đất canh tác và sản lượng lúa.
Nguyễn Khánh Lương và cộng sự (2014) đã sử dụng dữ liệu từ 200 hộ tại 5 xã
trong huyện Phú Lương theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, dữ liệu được điều tra
lặp lại 2 lần vào hai năm 2007 và 2011 để ước lượng mô hình Cobb Douglas phi tuyến
tính với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân của hộ và 6 biến độc lập là trình độ học
vấn của chủ hộ, chi phí trồng trọt, chi phí chăn nuôi, diện tích đất sản xuất của hộ, lao
động của hộ và biến giả về dân tộc nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập
của hộ nông dân tại huyện Phú Lương. Kết quả phân tích cho thấy, thu nhập của hộ
nông dân đều phụ thuộc vào các nhân tố như trình độ học vấn của chủ hộ, hoạt động
chăn nuôi, trồng trọt, diện tích canh tác và lao động. Tuy nhiên, mức độ tác động của
các nhân tố độc lập vào thu nhập hộ nông dân có sự thay đổi qua 2 năm 2007 và 2011
theo chiều hướng giảm; nhân tố trình độ học vấn ảnh hưởng mạnh tới thu nhập của hộ.
Tóm lại: Qua việc tổng quan một số nghiên cứu trước ở trong nước có liên
quan đến thu nhập nông hộ, tác giả nhận thấy rằng phần lớn các nghiên cứu trước đều
sử dụng một phương trình đơn, mô hình hồi quy đa biến để ước lượng.
Bảng 2.1. Các yếu tố tác động đến thu nhập qua các kết quả nghiên cứu
ST Tác giả đã nghiên cứu trước đây
Tên nhân tố
T
Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi
Văn Trịnh (2011); Nguyễn Lan Duyên (2014); Nguyễn Văn Phúc
1 Trình độ học vấn
và Huỳnh Thanh Phương (2011); Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự
(2014)
2 Giới tính chủ hộ Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thuận (2014), Huỳnh Ngọc Chi (2015)
3 Dân tộc Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014)
4 Số nhân khẩu trong hộ Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011)
Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Lan Duyên (2014); Nguyễn Văn
5 Số lao động hộ Phúc, Huỳnh Thanh Phương (2011); Nguyễn Khánh Doanh và
cộng sự (2014)
6 Quy mô hộ gia đình Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Thanh Phương (2011)
7 Độ tuổi của lao động Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011)
8 Kinh nghiệm làm việc Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011)
Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi
9 Số hoạt động tạo thu nhập
Văn Trịnh (2011)
Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Lan Duyên (2014); Nguyễn Tiến
10 Diện tích đất
Dũng, Phan Thuận (2014); Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014)
11 Tiếp cận chính sách hỗ trợ Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh (2011)
12 Tín dụng Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Thanh Phương (2011)
13 Lượng vốn vay Nguyễn Lan Duyên (2014)
14 Lãi suất Nguyễn Lan Duyên (2014)
15 Thời gian sống ở địa Nguyễn Lan Duyên (2014)

16
phương
Khoảng cách từ nơi ở đến Nguyễn Lan Duyên (2014); Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Thanh
16
đô thị Phương (2011)
Số lần tham dự khuyến Trần Xuân Long (2009)
17
nông
18 Sản lượng lúa Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thuận (2014)
18 Chỉ tiêu sản xuất Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thuận (2014)
20 Giá lúa Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thuận (2014)
21 Chi phí chăn nuôi Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014)
22 Chi phí trồng trọt Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014)
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết nền về thu nhập của nông hộ và các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập cũng như việc tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ở trên, có thể
xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ như sau:
2.5.1. Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
Trình độ học vấn của các thành viên trong hộ nói chung và của chủ hộ nói riêng
có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng tiếp thu, áp
dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác để tăng
thu nhập.
Theo Phạm Lê Thông (2012) đã chỉ ra rằng học vấn là yếu tố quan trọng quyết
định thu nhập của người lao động; trình độ học vấn của người lao động càng cao thì
thu nhập của họ cũng tăng theo. Lê Văn Toàn (2006) cho rằng thu nhập của hộ gia
đình có xu hướng tăng theo trình độ học vấn của chủ hộ và “...nếu một lao động nông
thôn qua trường học, đào tạo từ 5-7 năm thì năng suất lao động của họ tăng lên 10-
20%...” Nghiên cứu đã tìm ra xu hướng tác động của học vấn làm tăng giàu và giảm
nghèo khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng dần. Tương tự, Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi
Thị Hồng Việt, Mai Ngọc Anh (2013) cũng cho rằng trình độ học vấn ảnh hưởng đến
thu nhập của nông hộ; trình độ của chủ hộ càng thấp thì thu nhập cũng có xu hướng
giảm. Đa số các nông hộ rời vào tình trạng tách biệt xã hội về kinh tế, chủ hộ có trình
độ học vấn vẫn dưới mức trung học phổ thông. Nghiên cứu của Trần Xuân Long
(2009), Nguyễn Quốc Nghi (2011) đều cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ đều tác
động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn cao họ sẽ có
nhiều thuận lợi trong tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất hiệu quả
hơn, giúp tăng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao khả năng tu duy sáng tạo của người
lao động. Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định số năm đi học của chủ

17
hộ và thu nhập của nông hộ có quan hệ đồng biến; học vấn của chủ hộ càng cao thì thu
nhập của hộ càng cao.
Do đó, giả thuyết H1: Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì thu nhập của
nông hộ càng cao.
2.5.2. Quy mô hộ và số người sống phụ thuộc có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
Số người sống phụ thuộc là số người chưa trưởng thành và những người đã
trưởng thành, người hết tuổi lao động và không có hoạt động tạo thu nhập. Khi số
thành viên trong hộ không có việc làm tăng lên thì gánh nặng chi tiêu càng lớn, càng
làm giảm khả năng tích lũy của gia đình. Sự đông con đã làm cho quy mô hộ gia đình
lớn. Qui mô hộ gia đình càng lớn, số người sống trong hộ nhiều mức chi tiêu cho sinh
hoạt và các hoạt động khác càng tăng trong khi các hoạt động tạo thu nhập không theo
kịp. Điều này làm cho các hộ gia đình phải đi vay mượn để phục vụ cho những nhu
cầu tối thiểu của mình và lẽ tất yếu hộ rơi vào cảnh nghèo là khó tránh khỏi. (Phạm
Hồng Mạnh, 2011)
Theo Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Thanh Phương (2011) chỉ ra
rằng quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng trái chiều với thu nhập phi nông nghiệp. Lê
Văn Toàn (2006) cho rằng gia đình đông con sẽ dẫn đến nghèo đói và số con trong các
hộ nghèo thường cao hơn các hộ giàu. Nhóm có thu nhập bình quân đầu người thấp
nhất đều thuộc về những hộ gia đình có đông người. Trần Thị Lệ Mỹ, Nguyễn Thị
Hoàng Yến, Nguyễn Thị Minh Khánh (2012) cho rằng mối quan hệ giữa quy mô hộ và
thu nhập hộ gia đình, có sự biến động về thu nhập của hộ khi số thành viên trong hộ
giảm xuống. Tỷ lệ phụ phuộc có xu hướng giảm dần mà thu nhập bình quân đầu người
lại có xu hướng tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy rằng khi tỷ lệ phụ phuộc giảm thi
thu nhập của hộ gia đình tăng. Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định
quy mô hộ và số người sống phụ thuộc trong hộ và thu nhập của nông hộ có quan hệ
nghịch biến; quy mô hộ và số người sống phụ thuộc trong hộ càng thấp thì thu nhập
của hộ càng cao.
Do đó, các giả thuyết sau được đề xuất để kiểm định:
(H2) Quy mô hộ gia đình càng lớn thì thu nhập của nông hộ càng thấp
(H3) Số người sống phụ thuộc trong gia đình càng ít thì thu nhập của nông hộ
càng cao.

18
2.5.3. Diện tích đất sản xuất có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Trong nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và khó thay thế. Do phần lớn
thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp ở
nước ta chủ yếu là thủ công và dựa vào đất nên quy mô đất đai sẽ quyết định thu nhập.
Việc không có hoặc có ít đất sản xuất làm hạn chế khả năng cải thiện thu nhập, bởi
diện tích nhỏ hẹp thì sẽ khó áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại, do đó sản phẩm có
chất lượng thấp, không đồng đều nên giá trị thấp nhưng giá thành lại cao. Quá trình đô
thị hóa ở các tỉnh thành phát triển đã dẫn tới quá trình chuyển đổi với quy mô lớn đất
nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp. Quá trình này dẫn tới việc thu hẹp nhanh
chóng đất sản xuất nông nghiệp và gây ra những tác động tiêu cực tới việc làm và thu
nhập nông nghiệp của hộ gia đình vùng nông thôn Việt Nam.
Theo Lê Thị Nghệ, Lương Như Oanh, Phạm Quốc Trị (2006) cho rằng thu nhập
của người dân thấp có nguyên nhân trực tiếp là do quy mô đất trung bình của các nông
hộ quá nhỏ. Sự biến đổi các hệ thống ruộng đất trong các vùng khác nhau ở đồng bằng
sông Hồng cùng với sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp và giao thông đã làm mất
đáng kể diện tích đất canh tác lúa nơi đây. Điều đó dẫn đến việc giảm bình quân diện
tích đất nông nghiệp/ đầu người và ảnh hưởng tới tính ổn định trong sản xuất nông
nghiệp ở một số vùng.
Theo MDPA (2004) một nông dân không còn sở hữu ruộng đất, họ dễ rơi vào
cảnh nghèo khó. Hầu hết các nông hộ nghèo bán đất hay cầm cố đất do gặp rủi ro trắc
trở trong thu hoạch trong kinh doanh và trong cuộc sống hàng ngày. Những rủi ro thất
bát này dẫn đến thu nhập của gia đình kém đi, chi phí cuộc sống tăng lên; vì vậy họ dễ
bị lâm nợ, buộc họ phải dùng đất đai như cứu cánh cuối cùng để thanh toán nợ nần và
tiếp tục sống. Như vậy, các nghiên cứu trên cho thấy diện tích đất sản xuất và thu nhập
của nông hộ có quan hệ đồng biến; diện tích đất càng nhiều thì thu nhập của hộ càng
cao.
Do đó, giả thuyết H4: Diện tích đất sản xuất của hộ càng lớn thì thu nhập của
nông hộ càng cao.
2.5.4. Tiếp cận vốn tín dụng có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu bởi nông hộ cần vốn để mua vật tư, máy
móc, thuê lao động,.. nhằm đảm bảo tính thời vụ và giảm thiểu rủi ro, qua đó làm tăng
thu nhập ( Nguyễn Lan Duyên, 2014).
Tín dụng nông thôn rất cần thiết cho phát triển nông nghiệp. Tín dụng làm giảm
bớt những hạn chế vốn vào các hộ gia đình nông nghiệp ở khu vực nông thôn mà còn
19
là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và
chuyển đổi sản xuất, áp dụng công nghệ kĩ thuật mới trong nông nghiệp. Bên cạnh đó
trong thực tế chính sách tín dụng nông thôn ở Việt Nam vẫn còn một số bất cập như
giới hạn mức cho vay phụ thuộc vào bản thân cá nhân vay tiền, khối lượng tài sản đảm
bảo dùng để thế chấp,...Thủ tục gắt gao, thẩm định, xét duyệt kỹ càng chính là yếu tố
khiến cho những nông dân cần vốn rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng dù
mức lãi suất thấp hơn nhiều so với một số hình thức cho vay không chính thống (tín
dụng phi chính thức), buộc họ phải vay tư nhân với lãi suất cao để phục vụ cho quá
trình sản xuất và họ dễ rơi vào tình cảnh mắc nợ vì tới hạn không trả thì sẽ không được
vay tiếp hoặc lãi suất tăng lên, làm bao nhiêu cũng không đủ trả nợ.
Huỳnh Thị Đan Xuân, Mai Văn Nam (2011) khi nghiên cứu các yếu tổ ảnh
hưởng dến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long thấy
rằng: Biến vay vốn có mối quan hệ cùng chiều với tổng thu nhập của hộ trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi khi hộ chăn nuôi có sử dụng vốn vay thì sẽ làm tăng
tổng thu nhập của hộ. Đa phần hộ chăn nuôi đều thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất và
khi thiếu vốn họ có thể đi vay từ các nguồn khác nhau như bạn bè, người thân, các
ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân,...Tuy nhiên, vẫn còn một số nông dân vẫn có quan
niệm chỉ sử dụng vốn tự có mặc dầu là hạn hẹp nhưng vẫn e dè khi vay vốn, vì không
muốn phải “mắc nợ” do đó việc đầu tư không hiệu quả. Những hộ mạnh dạn vay vốn
đầu tư thì hiệu quả hơn. Theo Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Thanh Phương (2011) cho
rằng tín dụng ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập phi nông nghiệp. Khi hộ có vay vốn
ngân hàng thì thu nhập của hộ tăng lên so với hộ không vay vốn. Như vậy, các nghiên
cứu trên cho thấy tiếp cận vốn tín dụng chính thức và thu nhập của nông hộ có quan hệ
đồng biến; hộ có tiếp cận vốn tín dụng chính thức thì có thu nhập cao hơn hộ không
tiếp cận vốn tín dụng chính thức.
Do đó, giả thuyết H5: Hộ có tiếp cận vốn tín dụng chính thức thì có thu nhập
cao hơn hộ không tiếp cận vốn tín dụng chính thức.
2.5.5. Số hoạt động tạo thu nhập có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Đa dạng hóa nguồn thu nhập là điều rất quan trọng đối với nông dân, họ làm
nhiều công việc khác nhau như làm thuê, buôn bán,... ngoài nông nghiệp nằm trang
trải chi phí trong gia đình. Trong nghiên cứu của Lê Khương Ninh (2014) về thực
trạng nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long sau 7 năm thực hiện chính sách tam nông
thấy rằng các nông hộ với duy nhất một nguồn thu nhập có thu nhập bình quân là 54,5
triệu đồng/năm; số nông hộ với hai nguồn thu nhập có thu nhập bình quân là 59,8 triệu

20
đồng; các nông hộ với ba nguồn thu nhập có thu nhập bình quân là 72 triệu đồng, các
nông hộ có 4,5,6,7 nguồn thu nhập tăng dần từ 83,1; 92,4; 115,3 lên 132,4 triệu đồng.
Như vậy, nông hộ càng đa dạng hóa nguồn thu nhập thì thu nhập có xu hướng tăng.
Theo Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh (2011) cho rằng số hoạt động tạo thu nhập
tương quan thuận với thu nhập, tức là hộ có nhiều hoạt động tạo thu nhập thì thu nhập
của người dân sẽ tốt hơn. Như vậy, các nghiên cứu trên cho thấy số hoạt động tạo thu
nhập và thu nhập của nông hộ có quan hệ đồng biến, hộ có nhiều hoạt động tạo thu
nhập thì thu nhập của nông hộ càng cao.
Do đó, giả thuyết H6: Số hoạt động tạo thu nhập của hộ càng cao thì thu nhập
của nông hộ càng cao.
2.5.6. Áp dụng kỹ thuật canh tác mới và sử dụng giống mới vào sản xuất
Hiện nay, việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa
(canh tác tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặc) đã và đang góp phần gia tăng
hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất sản xuất (như áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật
gieo xạ mới đã góp phần: giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí thu hoạch, tăng năng
xuất), hướng tới phát triển bền vững trên cây lúa và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu
ngành nông nghiệp của tỉnh và của huyện Phú Hòa. Bên cạnh đó, áp dụng giống lúa
mới vào sản xuất cũng góp phần quan trọng, theo đánh giá của ngành chuyên môn, các
giống lúa mới đang thử nghiệm và một số giống đã đưa vào sản xuất phù hợp với điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, có sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hại,
năng suất cao từ 80 tạ/ha, phù hợp với điều kiện thâm canh của nông dân, cơ cấu giống
chủ yếu là: ANS1, PY1, PY2, ĐV108, BĐR1, BĐR27, MT18, HP3,TH6.
Trong nghiên cứu thực hiện mô hình 3 giảm, 3 tăng ở Việt Nam đăng trên Tạp
Chí Khoa Học, Đại học Huế, tập 75, số 6, (2012) của Nguyễn Hồ Lam và Hoàng Thị
Nguyên Hải, chương trình “3G3T” (giảm lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ
sâu; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả), So với mô hình sản xuất lúa truyền thống,
thì năng suất ở mô hình 3G3T tăng lên đáng kể, từ 0,3 đến 1,5 tấn/ha. Năng suất ở
Bình Định, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Tiền Giang đã tăng lần lượt từ 6,3 lên
6,6 tấn/ha. Lợi nhuận của mô hình sản xuất lúa áp dụng mô hình 3G3T so với mô hình
sản xuất truyền thống trên nhiều địa phương khác nhau trong cả nước, tăng lên bình
quân từ 1-3 triệu đồng/ha.
Như vậy, thực tế tại địa phương cho thấy việc hộ nông dân có áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong khâu sản xuất (từ khâu gieo xạ đến khi thu hoạch) và việc ứng

21
dụng những giống lúa mới vào thay thế những giống lúa cũ đã mang lại hiệu quả kinh
tế nhất định và theo chiều hướng tích cực.
Do đó, giả thuyết H7: Hộ có áp dụng kỹ thuật canh tác mới thì thu nhập cao
hơn hộ không áp dụng.
Giả thuyết H8: Hộ có sử dụng giống mới vào sản xuất thì thu nhập cao hơn hộ
không áp dụng.
2.5.7. Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
Kinh nghiệm là yếu tố quyết định đến việc sản xuất nông nghiệp, các chủ hộ có
nhiều kinh nghiệm sẽ biết đưa ra các quyết định liên quan tới tiết kiệm chi phí sản
xuất, chăm sóc bảo quản nông sản, dự đoán và ứng phó với những rủi ro trong quá
trình sản xuất... tốt hơn
Theo Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Bùi Văn Trịnh (2011) cho rằng số
năm kinh nghiệm làm việc của chủ hộ càng nhiều thì thu nhập bình quân của hộ sẽ
càng tăng. Kinh nghiệm sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao
động, từ đó nâng cao thu nhập bình quân của hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Như
vậy, nghiên cứu trên cho thấy kinh nghiệm làm việc của chủ hộ và thu nhập của nông
hộ có quan hệ đồng biến, số năm kinh nghiệm làm việc của chủ hộ càng nhiều thì thu
nhập của nông hộ càng cao.
Do đó, giả thuyết H9: Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ càng nhiều thì thu
nhập của nông hộ càng cao.
2.5.8. Tham gia tập huấn thì có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
Theo nghiên cứu thực tiễn của tác giả Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc
Vàng (2012) cho thấy: nếu nông hộ tham gia các chương trình tập huấn khuyến nông,
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trồng mới, áp dụng quy trình sản xuất mới,... thì sẽ mang
lại năng suất cao, tăng thu nhập cho nông hộ. Do vậy, giả thuyết sau được đề xuất:
Giả thuyết H10: Hộ có tham gia tập huấn thì thu nhập cao hơn hộ không tập
huấn.
2.5.9. Tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất lúa và hộ có sản xuất lúa xác nhận, lúa
giống có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
Thực tế tại địa phương, đối với những hộ nông dân có tham gia mô hình liên kết
sản xuất, tham gia sản xuất lúa giống, lúa xác nhận thì được doanh nhiệp ưu tiên hỗ trợ
30% giá lúa giống (hỗ trợ khoảng 10.000 đồng/kg lúa giống), hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật
mới về chăm sóc lúa như chương trình “3G3T” (giảm lượng giống gieo sạ, phân bón,

22
thuốc trừ sâu; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả) đã chứng minh được tính ưu việt
tại địa phương, tạo ra nông sản chất lượng cao, an toàn cho người dùng, đến vụ thu
hoạch thì doanh nghiệp cam kết thu mua 1kg lúa tươi tại ruộng tính bằng 1kg lúa đã
phơi khô (thu nhập người nông dân tăng lên >1.000 đồng/kg lúa), và các doanh
nghiệp cam kết thu mua lúa của nông dân có tham gia mô hình liên kết luôn nhỉnh hơn
giá trị trường từ >200 đồng/kg nên nông dân có lợi nhuận cao hơn. Do vậy, tác giả đề
xuất giả thuyết sau để đưa vào mô hình:
Giả thuyết H11: Hộ có tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất có thu nhập cao
hơn hộ không tham gia.
Giả thuyết H12: Hộ có sản xuất lúa xác nhận, lúa giống thì thu nhập cao hơn
hộ không sản xuất.
2.5.10. Nghề nghiệp của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập
Theo Ths. Đỗ Văn Quân (Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh), khảo sát năm 2012 ở các tỉnh Phía Bắc cho thấy, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ đang trở thành một nghề chính của nhiều chủ hộ gia
đình. Qua khảo sát cho thấy, độ tuổi của chủ hộ càng cao thì cơ cấu kinh tế hộ theo
hướng nông nghiệp càng cao. Ở các nhóm tuổi trẻ hơn, người lao động có xu hướng
chuyển dịch sang các nghề phi nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, ở
nhóm tuổi 20-29, tỷ trọng lao động làm nông nghiệp đã xuống dưới 10%.
Khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế hộ trong tiến trình hội nhập là chênh
lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp (theo bài
viết, Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng
sản online). Khảo sát cho thấy, xét theo ngành nghề, thì mức thu nhập bình quân của
cácTrình độ học
hộ nông vấn chủ
nghiệp là hộ
thấp nhất (1,073 triệu đồng); của
Sửcác hộgiống
dụng làm tiểu
mới thủ công
nghiệp có mức cao nhất (2,097 triệu đồng). Thu nhập thấp là một yếu tố buộc nhiều hộ
giaQuy
đìnhmô hộ dịch
phải gia đình
chuyển sang các nghề phi nông nghiệp.Kinh nghiệm
Do vậy, tác làm việc
giả đề xuất giả
của chủ hộ
thuyết sau để đưa vào mô hình:
Số người sống phụ
Giả thuyết H13:thuộc
Chủ hộ làm nghềTHU
phi nông nghiệp thì hộ có thu nhập cao hơn.
Tham gia tập huấn
2.6. Mô hình nghiên cứu NHẬP
DiệnKhung
tích đất sản tích
xuất NÔN
2.6.1. phân
G HỘ Tham gia vào chuỗi liên
Kế thừa từ các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh kếthưởng đến thu nhập nông
sản xuất
Tiếp cận vốn tín dụng
hộ của các tác giả nghiên cứu trước và từ cơ sở lý thuyết, khung phân tích bao gồm 12
Sản
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Trị, xuất Phú
huyện lúa xác
Hòa.nhận,
Số hoạt động tạo thu nhập lúa giống

23
Sản xuất lúa xác nhận,
Kỹ thuật canh tác mới lúa giống
Hình 2.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
2.6.2. Mô hình lượng hóa
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ được thể hiện qua
hàm hồi quy tuyến tính như sau:
Y= b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9+ b10X10+
b11X11+ b12X12+ b13X13 + u
Với Y là biến phụ thuộc; Xi là biến độc lập (i = 1 - 13)
Bảng 1.2 Định nghĩa các biến được đưa vào mô hình
Kỳ
Đơn vị
Biến số Định nghĩa biến vọng
tính
dấu
Y Biến phụ thuộc triệu đồng Thu nhập bình quân của hộ/năm
(THUNHAP)
Biến độc lập
X1 HOCVAN Năm Số năm đi học của chủ hộ +
X2 QUIMOHO người Số người sống trong hộ (không tính
+
đến người ở thuê, ở nhờ)
X3 PHUTHUOC người Những người không có hoạt động
-
tạo thu nhập cho hộ gia đình
X4 DIENTICHDAT m2 Diện tích đất sản xuất của hộ +
X5 TIEPCANVON 1= Có Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có
0=Không vay vốn từ các định chế chính thức, +
giá trị 0 nếu hộ không vay vốn
X6 DADANG Số hoạt động tạo thu nhập +

24
X7 KY THUAT 1= Có Áp dụng kỹ thuật canh tác mới
+
0=Không
X8 GIONG MOI Hộ có sử dụng giống mới vào SX +
X9 KINHNGHIEM Năm Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ +
X10 TAP HUAN Số Lần Tham gia tập huấn về nông nghiệp +
X11 CHUOI LIEN KET1= Có Hộ có tham gia vào chuỗi liên kết
+
0=Không sản xuất
X12 LUA XAC NHAN, 1= Có Hộ có tham gia sản xuất lúa xác
+
LUA GIONG 0=Không nhận, lúa giống
X13 NGHENGHIEP 1= Có Nghề của chủ hộ (Nông nghiệp, phi
+
0=Không nông nghiệp)
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu cơ sở lý thuyết về nông hộ, thu nhập của nông hộ. Tóm
lược và đánh giá các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước liên quan tới chủ đề
nghiên cứu này. Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan những nghiên cứu có liên quan tác
giả đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
tại xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa. Chương này cũng đã biện luận mối quan hệ giữa các
biến trong mô hình nghiên cứu để tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm
trả lời các câu hỏi đặt ra.

25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với những mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở thu thập dữ liệu từ bảng
câu hỏi điều tra nông hộ.
3.1. Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề, mục tiêu, nội dung và


đối tượng nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Thiết kế bản câu hỏi

Phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm

Điều tra thử (n=30) để hiệu chỉnh bản câu hỏi

Bản câu hỏi chính thức

Điều tra chính thức (n=270)

Xử lý số liệu

Phân tích thống kê mô tả Phân tích hồi quy

Kết quả và giải thích kết quả

Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ

3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu


Để đạt được các mục tiêu đề ra thì quy trình nghiên cứu được tổ chức hai giai
đoạn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính
bao gồm định hướng mô hình lý thuyết, từ đó thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

26
có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng bao gồm hai nội dung
cơ bản là xây dựng phiếu điều tra, hoàn thiện bản câu hỏi và nghiên cứu chính thức
bằng cách tiến hành điều tra theo phiếu điều tra. Sau khi có kết quả điều tra, tiến hành
phân tích thống kê mô tả và hồi quy bội.
3.3. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thực hiện trong đề tài được thu thập từ xã
Hòa Trị, Chi cục thống kê huyện Phú hòa, các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện
và các nguồn khác như báo, tạp chí, trang web...
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn, số liệu
sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các nông hộ tại xã Hòa Trị, huyện
Phú Hòa thông qua bảng câu hỏi.
3.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
3.4.1. Xác định cỡ mẫu
Trong phân tích thống kê, quy mô mẫu cần thu thập phải đủ lớn để đạt được mục
tiêu nghiên cứu và đạt được độ tin cậy nhất định. Quy mô mẫu của nghiên cứu được xác
định phụ thuộc vào phương pháp phân tích được sử dụng. Trong nghiên cứu này sử
dụng phân tích hồi quy với dữ liệu chéo. Theo Tabachnick & Fidell (2007) để phân tích
hồi quy đạt được kết quả tốt nhất với dữ liệu là dạng số liệu chéo (cross-sectional data)
thì quy mô mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 50 + 8k (với k là số biến độc lập trong mô
hình). Nghiên cứu này có tổng cộng là 12 biến độc lập nên số lượng mẫu tối thiểu cần
thiết cho phân tích hồi quy là: n = 50 + 8*12 =146 mẫu. Tuy nhiên, để gia tăng độ tin
cậy khi ước lượng tác giả đã tiến hành điều tra 280 mẫu.
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phi xác suất với kỹ thuật
chọn mẫu định mức. Bảng phân bố mẫu cho địa bàn nghiên cứu thuộc xã Hòa Trị,
huyện Phú Hòa như sau:
Bảng 3.1. Phân bổ mẫu nghiên cứu
STT Thôn Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Số lượng mẫu
1 Phước Khánh 1132 20,51 60
2 Quy Hậu 1371 24,84 65
3 Phụng Tường 1 1147 20,77 65
4 Phụng Tường 2 999 18,10 40
5 Long Phụng 871 15,78 50
Tổng Cộng 5520 100 280
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Hòa (2018) và tính toán của tác giả
27
3.5. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu
3.5.1. Loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả thu thập 2 loại giữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ phòng thống kê huyện Phú Hòa, niên
giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2018, các báo cáo của ủy ban nhân dân xã Hòa Trị và
UBND huyện Phú Hòa,…
Dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra, phỏng
vấn trực tiếp nông hộ.
3.5.2. Thu thập dữ liệu
Bản câu hỏi để thu thập thông tin đã được gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát
và đề nghị thời gian thu lại sau khi hoàn tất. Trên bản câu hỏi đã cam kết chỉ sử dụng
thông tin cho mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin cho người trả lời.
Bảng câu hỏi được thiết kế theo các bước sau:
Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để hình
thành bảng câu hỏi ban đầu.
Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến chuyên gia và thảo luận
nhóm để điều chỉnh lại cho phù hợp. Sau khi điều chỉnh, bảng câu hỏi gồm 3 phần
chính gồm: Phần I: Thông tin chung; Phần II, Thu nhập, nguồn vốn, áp dụng kỹ thuật,
giống mới; Phần III: Thông tin khác.
3.6. Các phương pháp phân tích dữ liệu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nghiên cứu này sử dụng các
phương pháp phân tích sau đây:
3.6.1. Thống kê mô tả
Một số kỹ thuật phân tích dữ liệu bằng thống kê mô tả như: phân tích tần suất,
tỷ lệ %, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất được sử dụng để cung cấp
thông tin tổng quát hơn về tập dữ liệu nghiên cứu.
3.6.2. Phân tích tương quan và hồi quy bội tuyến tính
- Nghiên cứu sử dụng ma trận tương quan để kiểm tra mối quan hệ tương quan
giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.
- Mô hình hồi quy bội với phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) được
áp dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu, qua đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập của nông hộ.
28
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, nghiên cứu đã xây dựng quy trình nghiên cứu; cách tiếp cận,
cách xác định cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và các phương pháp phân tích nhằm đạt
được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã tiến hành điều tra các hộ gia đình tại 5 thôn trên địa bàn xã, cụ
thể: thôn Phước Khánh, thôn Quy Hậu, thôn Phụng Tường 1, thôn Phụng Tường 2 và
thôn Long Phụng.
Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức được điều tra là 280 mẫu thu thập, tuy
nhiên có một số mẫu không hoàn chỉnh hoặc cung cấp những thông tin thiếu thực tế
nên không đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu. Số mẫu đáp ứng được yêu cầu và
đưa vào nghiên cứu là 273 mẫu.
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu cho các biến định tính
Trong nghiên cứu này có bốn biến độc lập định tính đó là: tiếp cận vốn; áp dụng
kỹ thuật mới trong sản xuất; tham gia chuỗi liên kết sản xuất; sản xuất lúa xác nhận,
lúa giống, tham gia tập huấn về nông nghiệp. Kết quả thống kê mô tả như sau:
4.1.1. Thống kê mô tả cho biến tiếp cận vốn
Bảng 4.1. Phân phối tần suất của biến tiếp cận vốn
Hộ có vay vốn (TIEPCANVON) Tần suất Tỷ lệ (%)
Không 198 72,5
Có 75 27,5
Tổng cộng 273 100,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Bảng 4.1 trình bày kết quả thống kê mẫu theo hộ vay vốn tín dụng. Kết quả cho
thấy: Trong tổng số 273 quan sát, có 75 hộ gia đình, chiếm 27,5% đã tiếp cận vốn vay
từ các ngân hàng trên địa bàn huyện (Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn…), đây là tỷ lệ khá thấp so với số hộ được khảo sát
“nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thu nhập” là “thiếu vốn sản xuất”. Hộ tự túc về
vốn, không có nhu cầu vay vốn hoặc không vay được vốn chiếm 72,5%, có thể vì họ
không có nhu cầu về vốn hoặc việc làm hiện tại không cần nhiều vốn như: làm thuê,
buôn bán nhỏ hoặc không thuộc đối tượng vay vốn của một số Ngân hàng và chủ yếu
theo phương châm “lấy công làm lãi”.
4.1.2. Thống kê mô tả cho biến Áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất
Bảng 4.2. Phân phối tần suất của biến Áp dụng kỹ thuật mới
Áp dụng kỹ thuật mới Tần suất Tỷ lệ (%)
(KYTHUAT)
Không 61 22,3
Có 212 77,7
Tổng cộng 273 100,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
30
Bảng 4.2 trình bày kết quả thống kê mẫu theo hộ có áp dụng kỹ thuật canh tác
mới: Trong tổng số 273 hộ khảo sát, có 212 hộ có áp dụng kỹ thuật canh tác mới,
chiếm tỷ lệ 77,7%; số hộ không áp dụng là 61 hộ, chiếm tỷ lệ 22,3%, những hộ không
áp dụng kỹ thuật canh tác mới là những hộ xem việc sản xuất lúa là thu nhập phụ của
gia đình, số hộ này chủ yếu là hộ có người làm công chức, hộ có buôn bán nhỏ và một
số nghề khác như: nghề mộc, thợ điện, công nhân, giáo viên …những hộ này chủ yếu
họ sản xuất lúa để sử dụng trong gia đình, không quan tâm đến thị trường và không
quan tâm đến năng xuất nên thông thường họ không quan tâm đến kỹ thuật canh tác.
4.1.3. Thống kê mô tả cho biến tham gia chuỗi liên kết sản xuất
Bảng 4.3. Phân phối tần suất của biến tham gia chuỗi liên kết sản xuất
Tham gia chuỗi liên kết sản xuất Tần suất Tỷ lệ (%)
(CHUOILIENKET)
Không 213 78,0
Có 60 22,0
Tổng cộng 273 100,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Bảng 4.2 trình bày kết quả thống kê mẫu theo hộ có tham gia chuỗi liên kết sản
xuất: có 60 hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất, chiếm tỷ lệ 22,0%; số hộ không tham
gia là 213 hộ, chiếm tỷ lệ 78,0%, những hộ không tham gia phần lớn là ruộng của họ
không nằm trong vùng được quy hoạch tham gia chuỗi liên kết, không nằm trong vùng
sản xuất lúa xác nhận và lúa giống hoặc họ không sử dụng giống phù hợp theo quy
định để tham gia chuỗi sản xuất.
4.1.4 Thống kê mô tả cho biến giới tính
Bảng 4.4. Phân phối tần suất của biến giới tính
Giới tính của chủ hộ (GIOITINH) Tần suất Tỷ lệ (%)
Nữ 11 4,0
Nam 262 96,0
Tổng cộng 273 100,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra


Bảng 4.4 trình bày kết quả thống kê mẫu theo giới tính. Kết quả cho thấy trong
tổng số 273 quan sát, có 11 quan sát là nữ, chiếm 4,0% và 262 nam, chiếm 96,0%. Với
kết quả này, số hộ có Nam giới làm chủ hộ nhiều hơn so với Nữ. Đây là tập quán, văn

31
hóa của người Việt Nam ta, Nam giới thường đứng tên làm chủ hộ trong gia đình,
cũng đồng nghĩa với việc Nam giới là trụ cột của gia đình.
4.1.5. Thống kê mô tả cho biến hoàn cảnh gia đình
Bảng 4.5. Phân phối tần suất của biến hoàn cảnh gia đình
Hoàn cảnh gia đình Tần suất Tỷ lệ (%)
(HOANCANHGD)
Không nghèo 272 99,6
Nghèo 1 0,4
Tổng cộng 273 100,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Bảng 4.5 trình bày kết quả thống kê mẫu theo hoàn cảnh gia đình, Kết quả cho
thấy trong tổng số 273 quan sát, có 01 hộ nghèo, chiếm 0,4% và 272 hộ không nghèo,
chiếm 99,6%. Tỷ lệ hộ nghèo theo khảo sát thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo thực tế tại địa
phương hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 2,6% (143/5520 hộ), tỷ lệ này gần như đã bão
hòa, rất khó để tiếp tục giảm trong những năm đến, do những hộ nghèo này hầu hết là
hộ già sống độc thân, những hộ có thành viên bị bệnh hiểm nghèo và hoàn cảnh khó
khăn…
4.1.6 Thống kê mô tả cho biến nghề nghiệp của chủ hộ
Bảng 4.6. Phân phối tần suất của biến nghề nghiệp của chủ hộ
Nghề nghiệp của chủ hộ Tần suất Tỷ lệ (%)
(NGHENGHIEP)
Trồng lúa 197 72,2
Nghề khác 76 27,8
Tổng cộng 273 100,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Kết quả Bảng 4.6, cho thấy chủ hộ có nghề phi nông nghiệp là 76 hộ, chiếm
27,8%, những hộ này có chủ hộ chủ yếu là công chức, thợ điện, công nhân, giáo viên
…và theo kết quả khảo sát thì những hộ này cũng không tham gia vào chuỗi liên kết
sản xuất của Hợp Tác xã, họ chỉ làm ruộng để lấy gạo ăn hàng ngày, không quan tâm
đến năng suất lúa và những chính sách khác liên quan đến trồng lúa.
4.1.7 Thống kê mô tả cho biến thu nhập khác
Bảng 4.7. Phân phối tần suất của biến thu nhập khác
Thu nhập khác Tần suất Tỷ lệ (%)
(THUNHAPKHAC)
Có 273 100,0
Không 0 0,0
Tổng cộng 273 100,0
32
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Kết quả thống kê về hộ có thu nhập khác, cho thấy 100% số hộ có trồng lúa thì
cũng có thu nhập từ các hoạt động khác như chăn nuôi gia xúc, gia cầm, trồng rau, làm
thuê … Điều này cho thấy nếu nông hộ chỉ sản xuất lúa thì chắc chắn không đủ chi phí
sinh hoạt cho gia đình vì hiện nay sinh lời từ việc trồng lúa là rất ít, hơn nữa mỗi hộ
gia đình được giao đất sản xuất khoảng 2000 m2 là rất manh múng và chia làm nhiều
thửa khác nhau. Do đó, hộ nông dân bên cạnh việc trồng lúa thì bắt buộc phải có ít
nhất từ 2 hoạt động tạo ra thu nhập khác.
4.1.8. Thống kê mô tả cho biến tham dự tập huấn
Bảng 4.8. Phân phối tần suất của biến thu nhập khác
Tham dự tập huấn (TAPHUAN) Tần suất Tỷ lệ (%)
Không 192 70,3
Có 81 29,7
Tổng cộng 273 100,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Kết quả điều tra cho thấy có 81 nông hộ đã từng tham gia hoạt động tập huấn
khuyến nông và hội thảo đầu bờ, chiếm tỷ lệ 29,7%, hơn 70% số hộ trong mẫu chưa
từng tham gia các hoạt động khuyến nông. Kết quả này phù hợp với thực tế sản xuất
tại địa phương, bên cạnh những hộ không chú trọng đến trồng lúa, chăn nuôi thì họ sản
xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và các tập quán cũ, ít áp dụng kỹ thuật canh tác mới
và ít cơ giới hóa trong sản xuất.
4.1.9. Thống kê mô tả cho biến sử dụng giống mới trong sản xuất
Bảng 4.9. Phân phối tần suất của biến sử dụng giống mới trong sản xuất
Sử dụng giống mới trong sản xuất Tần suất Tỷ lệ (%)
(GIONGMOI)
Không 21 7,7
Có 252 92,3
Tổng cộng 273 100,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Kết quả khảo sát cho thấy có 252 hộ có sử dụng giống mới trong sản xuất,
chiếm tỷ lệ 92,3%, điều này phản ánh đúng thực tế địa phương và sự phát triển của
ngành trồng lúa. Hiện nay, có nhiều giống lúa cùng lúc đưa vào sản xuất tại địa

33
phương như TBR1, ĐV 108, ANS1, PY1, PY2, TH6, Khang Dân 18, TH41, ML202
nên việc sử dụng giống mới là rất phổ biến.
4.1.10. Thống kê mô tả cho biến sản xuất lúa giống
Bảng 4.10. Phân phối tần suất của biến hộ có sản xuất lúa giống
Hộ có tham gia sản xuất lúa giống Tần suất Tỷ lệ (%)
(LUAGIONG)
Không 216 70,1
Có 57 20,9
Tổng cộng 273 100,0
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Kết quả Bảng 4.10, cho thấy hộ có tham gia sản xuất lúa giống là 57 hộ, chiếm
20,9%; hộ không tham gia sản xuất lúa giống là 216 hộ, chiếm 70,1%. Vẫn còn nhiều
hộ dân không tham gia mô hình vì: chưa bứt ra khỏi tập quán canh tác truyền thống đã
không còn phù hợp, không chịu sự ràng buộc về quy trình canh tác, áp dụng kỹ thuật
mới theo tiêu chuẩn quy định nhất là những hộ có nghề của chủ hộ là phi nông nghiệp
như nghề mộc, buôn bán, thợ điện, giáo viên... họ không quan tâm đến chất lượng lúa
gạo và sự phát triển ngành trồng lúa, thực trạng trên đã phần nào kiềm hãm sự phát
triển của ngành nông nghiệp địa phương.
4.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập định lượng
Bảng 4.11. Một số đại lượng thống kê mô tả chủ yếu cho các biến
Số
Đơn vị Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch
Biến quan
tính nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn
sát
Quy mô hộ gia đình
Người 273 2 7 3,92 1,002
(QUIMOHO)
Số lao động chính
Người 273 1 5 2,45 0,741
(LDCHINH)
Tuổi của chủ hộ
Năm 273 1 89 50,03 9,512
(TUOICHO)
Học vấn của chủ hộ 273
Năm 0 112 9,59 6,8
(HOCVAN)
Số người phụ thuộc
Người 273 0 5 1,45 0,954
(PHUTHUOC)
Kinh nghiệm làm việc của
Năm 273 2 70 28,31 10,156
chủ hộ (KINHNGHIEM)
Diện tích đất sản xuất
m2 273 500 25000 2521,23 2647,926
(DIENTICHDAT)
Số hoạt động tạo thu nhập Số hoạt
273 1 6 2,04 0,913
(DADANG) động
Thu nhập bình quân trong Triệu 20 444 116,27 67,997

34
năm (THUNHAP) đồng 273
Số lần tham gia tập huấn
Lần 273 0 4 0,42 0,734
(SOLANTAPHUAN)
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Kết quả được trình bày ở bảng 4.11 cho thấy:
(1) Quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc: Trung bình là 3,92 người, số
người sống phụ thuộc trong 1 gia đình: Trung bình là 1,45 người, điều này là phù hợp với
đặc trưng của tổng thể (Theo niên giám thống kê năm 2018 của huyện Phú Hòa).
(2) Tuổi của chủ hộ: Ta thấy Độ tuổi của chủ hộ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong
mẫu điều tra trung bình là 50,3 tuổi,, ở độ tuổi này chủ hộ có nhiều kinh nghiệm để
quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình. Tuy nhiên, tuổi chủ hộ cao (từ 51-60
chiếm 30%) cũng là một điểm quan ngại cho nông hộ bởi lẽ khi tuổi càng cao thì sự
năng động, linh hoạt trong lao động sẽ gặp hạn chế; chưa kể đến những vấn đề về sức
khỏe có thể gặp phải, ảnh hưởng đến năng suất lao động nhất là trong lĩnh vực cần
nhiều sức khỏe để làm việc như nông nghiệp.
(3) Trình độ học vấn của chủ hộ: Trung bình tuổi của chủ hộ là 9,59 năm, có
thể nói mức học vấn của các chủ hộ gia đình ở đây là tương đối thấp. Kết quả này có
thể lý giải là những người có học vấn cao hiện không sống ở quê nhà (đến những
thành phố lớn để tìm việc làm), không tham gia vào các hoạt động sản xuất tại địa
phương; đa số chỉ còn những người có trình độ học vấn thấp, không có việc làm ổn
định, hết tuổi lao động, chưa đến tuổi lao động … thì mới ở lại địa phương và chỉ biết
có làm nông để sinh sống;
(4) Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ: trung bình của chủ hộ là 28,31 năm, cho
thấy số năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất của chủ hộ là tương đối cao, do chủ
hộ đa số là những người lớn tuổi, hết tuổi lao động làm chủ gia đình còn ở lại địa
phương trồng trọt và chăn nuôi; những gia đình trong độ tuổi lao động thường sẽ lập
hộ khẩu riêng và đi tìm việc ở những thành phố lớn.
(5) Diện tích đất sản xuất: Trung bình một hộ gia đình là 2521,23 m 2, với diện
tích này thì mỗi một nhân khẩu khoảng 600 m2 đất để sản xuất (trung bình 1 hộ là
3,92 người), có thể thấy là diện tích đất để canh tác của mỗi hộ gia đình là ít, và thực tế
là 2500m2/hộ lại chia ra từ 2-3 thửa ruộng, do đó sẽ hạn chế người nông dân trong sản
xuất lúa hàng hóa, khó khăn trong việc ứng dụng các hình thức sản xuất hiện đại như

35
cơ giới hóa sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất nhằm nâng cao
năng suất, nâng cao thu nhập cho nông dân;
(6) Số hoạt động tạo thu nhập: Trung bình của hộ là 2,04, con số này cho thấy
ngoài việc làm nông nghiệp (sản xuất lúa) thì mỗi hộ còn đa dạng hóa các hoạt động
sản xuất kinh doanh khác để nâng cao thu nhập của hộ gia đình với trung bình là 2
hoạt động khác ngoài sản xuất lúa;
(7) Thu nhập bình quân trong năm: Trung bình thu nhập bình quân trong năm
là 116,27 triệu đồng/hộ, kết quả này phù hợp với thực tế tại địa phương về thu nhập
bình quân đầu người xã Hòa Trị năm 2018.
(8) Số lần tham gia tập huấn: Từ kết quả khảo sát cho thấy trung bình số lần
tham gia tập huấn của hộ là 0,42 lần/hộ là rất thấp, tương ứng với 29,7% số hộ có tham
gia tập huấn, từ đây ta có thể nhận định rằng xã Hòa Trị chưa chú trọng đến việc nâng
cao khả năng áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và nhận thức của người
dân còn hạn chế, chưa xem trọng việc nâng cao kiến thức sản xuất của hộ gia đình, chỉ
áp dụng kiến thức cũ.
Tóm lại, qua phân tích thống kê mô tả cho thấy, có sự ảnh hưởng của các biến
độc lập đến thu nhập của nông hộ trồng lúa như: Quy mô hộ gia đình; số người sống
phụ thuộc; diện tích đất sản xuất; số hoạt động tạo thu nhập; áp dụng kỹ thuật canh
tác mới.... Tuy nhiên, các nhận định này chỉ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về mối
liên hệ giữa thu nhập nông trồng sắn với các biến độc lập nêu trên. Vì vậy, để xem xét
việc nên bác bỏ hay chấp thuận các giả thuyết đặt ra, chúng ta cần ước lượng mô hình
hồi quy và thực hiện các kiểm định mô hình.
4.2.2. Những khó khăn thường gặp của nông hộ trồng lúa
Bảng 4.12. Khó khăn thường gặp của nông hộ trồng lúa
Tỷ lệ %
Số quan Tỷ lệ %
Tiêu chí (Tổng phiếu
sát (Tổng quan sát)
điều tra)
1 Thiếu vốn sản xuất 97 10,7% 35,7%
2 Thiếu việc làm 30 3,3% 11,0%
3 Thiếu phương tiện sản xuất 18 2,0% 6,6%
4 Giá sản phẩm thấp và không ổn định 216 23,7% 79,4%
5 Mất mùa, dịch bệnh 211 23,2% 77,6%
6 Thiếu thông tin thị trường 11 1,2% 4,0%
7 Diện tích đất canh tác ít 83 9,1% 30,5%
8 Giá vật tư nông nghiệp cao 201 22,1% 73,9%
9 Cơ sở hạ tầng, đường giao thông kém 3 0,3% 1,1%
36
10 Đông người ăn theo 14 1,5% 5,1%
11 Thành viên trong gia đình ốm đau 16 1,8% 5,9%
12 Khác:......................................... 10 1,1% 3,7%
Tổng cộng 910 100% 334,6%
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra
Theo Số liệu trên cho thấy nông dân đang gặp khó khăn trong trồng lúa, nguyên
nhân chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là: thường gặp nhất là giá sản phẩm thấp
và không ổn định chiếm 23,7% phiếu khảo sát, điệp khúc “được mùa, mất giá” diễn ra
thường xuyên gây nhiều khó khăn cho nông dân; mất mùa do dịch bệnh chiếm khoảng
23,2% tích sản xuất toàn xã; giá vật tư nông nghiệp cao chiếm 22,1% làm phát sinh
chi phí đầu tư ban đầu, thiếu vốn sản xuất chiếm 10,7%, diện tích đất canh tác ít là
9,1%.

Đồng thời, cùng với quá trình phát triển kinh tế thì diện tích đất trồng lúa của
mỗi hộ gia đình ít (hiện nay khoảng 500m2/người) và ở nhiều nơi, nhỏ lẻ nên khó
khăn trong canh tác…

Ngoài những khó khăn nêu trên, thì những khó khăn về thông tin thị trường, giá
cả vật tư nông nghiệp biến động và tình hình mất mùa, dịch bệnh,... cũng ảnh hưởng
rất lớn đến việc trồng lúa của nông hộ. Trong sản xuất nông nghiệp, rủi ro lớn nhất là
thời tiết, trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến rất phức tạp, khó lường do tác
động của quá trình biến đổi khí hậu làm phát sinh nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng lúa. Thêm vào đó, giá cả vật tư nông nghiệp biến động và có
xu hướng ngày càng tăng cao làm phát sinh chi phí đầu vào. Việc thiếu thông tin thị
trường dẫn đến việc mua vật tư nông nghiệp cũng như bán sản phẩm sắn còn phải trải
qua rất nhiều khâu trung gian, làm tăng chi phí và giảm thu nhập của nông hộ trồng
lúa.

4.2.3. Các tiêu chí cần hỗ trợ của Nhà nước để hộ gia đình nâng cao thu nhập

Tỷ lệ %
Số quan Tỷ lệ %
Tiêu chí (Tổng phiếu
sát (Tổng quan sát)
điều tra)
1. Phát triển cơ sở hạ tầng 7 1,6% 2,6%

2. Đất sản xuất 51 11,5% 19,0%

3. Vốn 122 27,4% 45,5%


37
4. Kỹ thuật 82 18,4% 30,6%

5. Tiêu thụ sản phẩm, giá ổn định 180 40,4% 67,2%

6. Khác ………………… 3 0,7% 1,1%

Tổng cộng 445 100% 166,0%

Theo Số liệu khảo sát cho thấy, để tăng thu nhập của nông hộ thì khâu tìm đầu
ra sản phẩm là quan trọng nhất, bên cạnh đó giá nông phải ổn định, chiếm 67,2%; tiếp
đến là cần hỗ trợ vốn và kỹ thuật lần lượt chiếm 45,5%, 30,6%; Do đó, trong thời gian
đến xã Hòa Trị cần quan tâm đến 3 tiêu chí này, cũng như tác giả cần có đề xuất chính
sách đối với địa phương.

Về tiêu chí phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 2,6%, thực ra đây là một tiêu chí rất
quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương nói chung và cho ngành nông nghiệp
nói riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn xã Hòa Trị cơ sở hạ tầng đã
cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, lưu thông hàng hóa cụ thể như: Xã Hòa Trị
đã xây dựng hệ thống đường bê tông nông thôn đảm bảo kết nối tới các xã lân cận
(Hòa An, Hòa Thắng, Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc). Hệ thống đường trục thôn,
liên thôn đã bê tông hóa đạt tỷ lệ 97%; Đường ngõ, xóm đã bê tông hóa đạt tỷ lệ
94,32%; Đường trục chính nội đồng đã cứng hóa và bê tông hóa 19,39km đạt tỷ lệ
95,05%. Do đó, để phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới tiêu chí này không
còn đặt nặng nữa vì đã thực hiện cơ bản tốt.

Đối với tiêu chí đất sản xuất: Hiện nay, nhiều hộ gia đình có nhân lực và nhu
cầu mở rộng sản xuất thì diện tích đất được nhà nước giao lại ít (500 m 2/người = 1
sào), diện tích trồng lúa của phần lớn các hộ gia đình tại xã Hòa Trị rất nhỏ lẻ, hộ có
diện tích nhỏ nhất chỉ có khoảng 500 m2, hộ có diện tích lớn nhất cũng chỉ 2,5ha (do
thuê mướn của những chủ hộ không có nhu cầu canh tác), cộng với việc diện tích nhỏ
thì mỗi gia đình có nhiều thửa ruộng ở những cánh đồng khác nhau, do đó càng khó
khăn cho canh tác và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy tác giả cần đề xuất
với chính quyền địa những giải pháp để khắc phục những nhược điểm trên, nhất là
việc phải tập trung ruộng đất, tạo ra những cánh đồng mẫu lớn….

38
4.3. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ

4.3.1. Kết quả phân tích hồi quy

Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến thu nhập của nông hộ, cũng
như tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra, tác giả sử dụng phân tích
hồi quy tuyến tính bội. Kết quả phân tích cho ở bảng sau:

39
Bảng 4.13. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Các biến Hệ số hồi Sai số Hệ số hồi quy Thống kê P_Value
quy chuẩn chuẩn hóa (t)
Trình độ học vấn của chủ hộ 0,122 0,442 0,012 0,276 0,783
Quy mô hộ 39,530 4,404 0,582 8,976 0,000
Số người phụ thuộc -33,465 4,875 -0,470 -6,865 0,000
Diện tích đất sản xuất 0,003 0,001 0,133 2,722 0,007
Tiếp cận vốn tín dụng 8,836 3,061 0,058 2,887 0,004
Số hoạt động tạo thu nhập 10,539 3,444 0,141 3,060 0,002
Áp dụng kỹ thuật canh tác mới 48,139 8,379 0,295 5,745 0,000
Sử dụng giống mới vào SX 9,221 3,652 0,036 2,525 0,012
Kinh nghiệm làm viêc -0,008 0,321 -0,001 -0,025 0,980
Tham gia các lớp tập huấn -4,898 4,892 -0,053 -1,001 0,318
Tham gia vào chuỗi liên kết sx 32,747 19,357 0,200 1,692 0,092
Tham gia sản xuất lúa xác
9,339 2,839 0,056 3,289 0,001
nhận,lúa giống
Nghề nghiệp của chủ hộ -46,378 7,422 -0,306 -6,249 0,000
R2adj 0,507 (50,7%)
Giá trị kiểm định F 22,517
Sig. (F-statistic) 0,000
Durbin-Watson stat 1,501

4.3.2. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy
Sau khi phân tích hồi quy, tác giả tiến hành kiểm tra các giả định của mô hình hồi
quy tuyến tính cổ điển, cụ thể: hiện tượng tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên,
hiện tượng đa cộng tuyến, tính phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên, phương sai thay
đổi, mức độ phù hợp của mô hình,, kiểm định các hệ số hồi quy. Kết quả kiểm định các
giả thiết như sau:
4.3.2.1. Kiểm định về tự tương quan
Đại lượng thống kê Durbin-Watson dùng để kiểm định tương quan giữa các
phần dư. Trong thực tế khi thực hiện kiểm định Durbin-Watson,
Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan;
Nếu 0 < d < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương;
Nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm.

40
Tại bảng 4.12, giá trị của Durbin-Watson là 1,501 nên có thể kết luận rằng mô
hình không có hiện tượng tự tương quan.
Như vậy, qua kiểm định chuẩn đoán các giả định của mô hình hồi quy tuyến
tính với kết quả là các giả định đều không bị vi phạm. Do đó, các kết quả mô hình hồi
quy là đáng tin cậy.
4.3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối tương quan rất mạnh với
nhau. Để chuẩn đoán xem mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, tác giả sự
dụng phương pháp kiểm tra thông qua thông số VIF.

Bảng 4.14: Hệ số Centered VIF


Stt Các biến Hệ số VIF
1 Trình độ học vấn của chủ hộ (HOCVAN) 1,078
2 Quy mô hộ (QUIMOHO) 2,323
3 Số người phụ thuộc (PHUTHUOC) 2,582
4 Diện tích đất sản xuất (DIENTICHDAT) 1,311
5 Tiếp cận vốn tín dụng (VAYVON) 1,190
6 Số hoạt động tạo thu nhập (DADANG) 1,179
7 Áp dụng kỹ thuật canh tác mới (KYTHUAT) 1,459
8 Sử dụng giống mới vào SX (GIONGMOI) 1,361
9 Kinh nghiệm làm viêc (KINHNGHIEM) 1,269
10 Tham gia các lớp tập huấn (SOLANTAPHUAN) 1,540
11 Tham gia vào chuỗi liên kết sx (CHUOILIENKET) 7,695
12 Tham gia sản xuất lúa xác nhận,lúa giống (SXLUAGIONG) 7,787
13 Nghề nghiệp của chủ hộ (NGHENGHIEP) 1,325
Nguồn: tính toán của tác giả
Từ kết quả phân tích, đối với các biến định tính thông số VIF có giá trị:
SXLUAGIONG = 7,787; CHUOILIENKET = 7,695 (các giá trị này <10, nên không xảy
ra hiện tượng đa cộng tuyến).
Đối với các biến định lượng, giá trị VIF < 2 là không xảy ra hiện tượng đa công
tuyến; có 2 biến có giá trị VIF > 2 là: PHUTHUOC = 2,582; QUIMOHO = 2,323 (tuy
nhiên giá trị chênh lệch nhỏ và có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đa cộng
tuyến nên có thể vẫn chấp nhận 2 biến này trong mô hình).
Kết luận: Mô hình không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

41
4.3.2.3. Kiểm định phân phối chuẩn của sai số

Để dò tìm giả định về phân phối chuẩn phần dư, nghiên cứu sẽ lựa chọn
phương pháp xây dựng biểu đồ tần số (Histogram) để khảo sát phân phối của
phần dư, kết quả như sau:

Biểu đồ tần số (Histogram) để khảo sát phân phối của phần dư

Trong các giá trị của biểu đồ, có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn,
có giá trị trung bình Mean = 2,08E-16 là gần bằng 0 và độ lệch chuẩn = 0,976 gần
bằng 1 và cỡ mẫu 273 là khá lớn. Do đó, có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối
chuẩn của phần dư không vi phạm.

4.3.2.4. Kiểm định phương sai thay đổi

Kiểm tra bằng đồ thị (xem đồ thị 3.2 bên dưới) mô tả mối quan hệ giữa phần dư
chuẩn hóa và giá trị ước lượng, ta nhận thấy các phần dư phân bố tương đối đều xung
quanh giá trị trung bình (giá trị trung bình của phần dư bằng 0). Do vậy, hiện tượng
phương sai thay đổi không xuất hiện trong mô hình hồi quy này.

42
Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng
Trong nghiên cứu này tác giả không tiến hành kiểm tra giả định về hiện tượng
tự tương quan giữa các nhiễu, vì dữ liệu nghiên cứu này là dữ liệu khảo sát (dữ liệu
chéo điều tra tại một thời điểm) nên hiện tượng tự tương quan giữa các nhiễu thường
không xuất hiện (Điều này có thể thấy thông qua thống kê Durbin – Watson gần bằng
2 - xem bảng bảng 4.13).
Như vậy, qua kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển
với kết quả là các giả thiết đều không bị vi phạm. Do đó, các kết quả ước lượng của
mô hình hồi quy là đáng tin cậy, có thể sử dụng cho mục đích thảo luận kết quả nghiên
cứu tiếp theo.
4.3.2.5. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Từ bảng 4.12, cho thấy giá trị Adjusted R Square là 0,507. Như vậy, 50,7%
thay đổi của thu nhập của nông hộ trồng lúa tại xã Hòa Trị được giải thích bởi các
biến: HOCVAN, QUIMOHO, PHUTHUOC, DIENTICHDAT, TIEPCANVON,
KYTHUAT, KINHNGHIEM, CHUOILIENKET, DADANG, SOLANTAPHUAN,
SXLUAGIONG, GIONGMOI, NGHENGHIEP.

43
Mức độ phù hợp của mô hình là tương đối tốt. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ
đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực
hay không chúng ta cần kiểm định độ phù hợp của mô hình.
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình, tác giả sử dụng kiểm định F với mức ý
nghĩa có độ tin cậy 99%. Qua bảng 4.12, cho thấy giá trị sig của kiểm định F là 0.000
< 0,05, có thể kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng là phù hợp với dữ
liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể. Hay nói cách khác, các biến độc lập có
ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99%.
4.3.2.6. Kiểm định các hệ số hồi quy
Từ kết quả hồi quy ở bảng 4.12 cho thấy:
Biến HOCVAN có giá trị Sig = 0,783 > 0,05. Do đó, biến HOCVAN không có
ảnh hưởng đến biến thu nhập.
Biến QUIMOHO có giá trị Sig = 0,00 < 0,05. Do đó, biến QUIMOHO có ảnh
hưởng đến biến thu nhập.
Biến PHUTHUOC có giá trị Sig = 0,00 < 0,05. Do đó, biến PHUTHUOC có
ảnh hưởng đến biến thu nhập.
Biến DIENTICHDAT có giá trị Sig = 0,007 < 0,05. Do đó, biến
DIENTICHDAT có ảnh hưởng đến biến thu nhập.
Biến TIEPCANVON có giá trị Sig = 0,004 < 0,05. Do đó, biến VAYVON có
ảnh hưởng đến biến thu nhập.
Biến KYTHUAT có giá trị Sig = 0,000< 0,05. Do đó, biến KYTHUAT có ảnh
hưởng đến biến thu nhập.
Biến KINHNGHIEM có giá trị Sig = 0,980 > 0,05. Do đó, biến
KINHNGHIEM không có ảnh hưởng đến biến thu nhập.
Biến CHUOILIENKET có giá trị Sig = 0,092 < 10%. Do đó, biến
CHUOILIENKET có ảnh hưởng đến biến thu nhập ở mức ý nghĩa 10%.
Biến DADANG có giá trị Sig = 0,002 < 0,05. Do đó, biến DADANG có ảnh
hưởng đến biến thu nhập.
Biến SOLANTAPHUAN có giá trị Sig = 0,318 > 0,05. Do đó, biến
SOLANTAPHUAN không có ảnh hưởng đến biến thu nhập.
Biến SXLUAGIONG có giá trị Sig = 0,001 < 0,05. Do đó, biến
SXLUAGIONG có ảnh hưởng đến biến thu nhập.

44
Biến GIONGMOI có giá trị Sig = 0,012 < 0,05. Do đó, biến GIONGMOI có
ảnh hưởng đến biến thu nhập.
Biến NGHENGHIEP có giá trị Sig =0,000 < 0,05. Do đó, biến NGHENGHIEP
có ảnh hưởng đến biến thu nhập.
Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy phương trình hồi quy khá phù hợp, hệ
số hồi quy đúng như kỳ vọng. Tuy nhiên có ba biến SOLANTAPHUAN, HOCVAN,
KINHNGHIEM không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy lớn hơn 95%. Như vậy,
phương trình hồi quy dự đoán mức độ tác động của các yếu tố đối với thu nhập được
xác định như sau:
THUNHAP = 39,53QUIMOHO – 33,465 PHUTHUOC +
0,003DIENTICHDAT + 8,836 VAYVON + 48,139 KYTHUAT + 32,747
CHUOILIENKET+10,539 DADANG + 9,339 SXLUAGIONG + 9,221 GIONGMOI
– 46,378 NGHENGHIEP
4.4. Thảo luận kết quả phân tích hồi quy
Kết quả ở bảng 4.13, cho thấy hầu hết các hệ số hồi quy của các biến độc lập
đều có ý nghĩa thống kê cao, ngoại trừ biến tập huấn, học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm
làm việc của chủ hộ và hộ có tham gia chuỗi liên kết sản xuất là không có ý nghĩa về
mặt thống kê. Cụ thể:
(1) Đối với biến “Trình độ học vấn của chủ hộ”: Biến trình độ học vấn của
chủ hộ có quan hệ cùng chiều với thu nhập của nông hộ nhưng trong nghiên cứu này
biến học vấn không có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ (P_value = 0,783 > 5%).
Kết quả này có thể được giải thích là do trình độ học vấn của các chủ hộ trong mẫu
nghiên cứu này là không cao (số năm đi học trung bình là 9,59), do đó, khả năng tiếp
thu công nghệ mới, kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp, cũng như tiến hành các
hoạt động khác để tạo thu nhập cho gia đình còn hạn chế. Như vậy, kết quả nghiên cứu
này đưa đến kết luận là học vấn của chủ hộ không phải là biến có ý nghĩa trong việc
cải thiện thu nhập của hộ gia đình. Để có thể nâng cao thu nhập cho hộ gia đình cần có
các biến chính sách khác ngoài trình độ học vấn của chủ hộ.
(2) Đối với biến “Quy mô hộ gia đình”: Biến quy mô hộ gia đình có hệ số hồi
quy là 39,53, với giá trị P_value = 0,000, kết quả này có thể kết luận rằng quy mô hộ
gia đình có quan hệ cùng chiều với thu nhập của nông hộ. Khi hộ gia đình có thêm 1
người thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ tăng là 39,53 triệu đồng một năm, với

45
điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này trái với giả thuyết H2: “Quy mô hộ
gia đình có tác động ngược chiều với thu nhập của nông hộ”. Kết quả phân tích thống
kê mô tả ở trên cho thấy, quy mô hộ gia đình ở đây có trung bình gần 4 người (3,92
người). Thực tế khảo sát thì những hộ có quy mô > 4 người, đa số là một gia đình
gồm: ông, bà và 01 gia đình người con gồm vợ, chồng và 2 con, bên cạnh đó ông, bà
vẫn còn tuổi lao động và thực tế vẫn lao động để tạo ra thu nhập, vì thế theo kết quả
khảo sát cho thấy quy mô hộ lớn thì thu nhập của hộ càng tăng.
Thực tế khảo sát về quy mô hộ đã đúng với chính sách kế hoạch hóa gia đình
mà địa phương ta đã tuyên truyền trong thời gian qua (qua khảo sát quy mô hộ trung
bình là 3,92 người).
(3) Đối với biến “Số người sống phụ thuộc”: Biến PHUTHUOC có hệ số hồi
quy là - 33,465, với giá trị P_value = 0,000, điều này cho thấy tỷ lệ giữa số người sống
phụ thuộc (không nằm trong độ tuổi lao động) so với tổng số người trong độ tuổi lao
động của hộ gia đình có quan hệ ngược chiều với thu nhập của nông hộ và có ý nghĩa
thống kê cao ở mức ý nghĩa 1%. Khi nông hộ có số người sống phụ thuộc tăng thêm 1
người thì thu nhập trung bình của hộ gia đình sẽ giảm - 33,465 triệu đồng/năm với
điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Hiện nay, quy mô hộ gia đình ở xã Hòa Trị trung bình là 3,92 người/hộ, phù
hợp với chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đang triển khai tại địa phương (mỗi
hộ gia đình nên có từ 1-2 con), tuy nhiên qua kết quả khảo sát vẫn có nhiều hộ có số
người phụ thuộc là 3 người, chủ yếu là các hộ gia đình sinh con thứ 3. Do đó, vấn đề
cốt lõi là xã Hòa Trị cần có giải pháp để giảm số người phụ thuộc. Mà đặc biệt là quan
tâm đến chính sách dân số theo Nghị quyết số 21 - NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban
Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết về công tác dân số trong tình
hình mới, với nội dung chính là “chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa
gia đình sang dân số và phát triển” với mục đích chú trọng đến chất lượng dân số.
Kết quả này dẫn đến việc chấp nhận giả thuyết H3: “Số người sống phụ thuộc
trong gia đình có tác động ngược chiều tới thu nhập của nông hộ”.
(4) Đối với biến “Diện tích đất sản xuất”: biến diện tích đất sản xuất có hệ số
0,003, với giá trị P_value = 0,007, kết quả này cho ta kết luận rằng diện tích đất sản
xuất có quan hệ cùng chiều với thu nhập nông hộ và có ý nghĩa thống kê cao ở mức ý
nghĩa 1%. Khi nông hộ có thêm 1 m2 đất để sản xuất nông nghiệp thì thu nhập trung

46
bình của hộ sẽ tăng 0,003 triệu đồng/năm với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết
quả này dẫn đến việc chấp nhận giả thuyết H4: “Diện tích đất sản xuất của hộ có tác
động dương đến thu nhập của nông hộ”. Có thể thấy, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và
khó thay thế trong nông nghiệp do phần lớn thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào sản
xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp ở xã Hòa Trị chủ yếu là dựa vào đất (cây
chủ lực của địa phương là cây lúa) nên quy mô đất đai sẽ quyết định một phần thu
nhập nông hộ. Khi nông hộ có diện tích đất càng lớn thì thu nhập của họ cũng sẽ tăng
lên. Thực tế, đất canh tác được nhà nước giao cho mỗi hộ gia đình là không nhiều
(trung bình 500 m2 /người trưởng thành) do đó diện tích đất sản xuất của mỗi hộ khá
manh mún và nhất là không tập trung nên khó áp dụng được khoa học kỹ thuật, cơ giới
hóa vào sản xuất. Với kết quả thống kê mô tả ở trên cho thấy diện tích đất sản xuất lúa
trung bình của mỗi hộ khoảng 2521,23 m2 là không nhiều. Do vậy, để có thể giúp
nông dân có điều kiện thay đổi tập quán sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ với hiệu quả thấp
lên sản xuất hàng hóa với quy mô lớn cho năng suất cao, góp phần nâng cao thu nhập
của nông dân nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, cũng như
có điều kiện để cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì cần có các chính
sách dồn điền đổi thửa, cho phép tích tụ ruộng đất để mỗi người nông dân có thể sở
hữu được những diện tích đất lớn hơn, phục vụ sản xuất một cách hiệu quả hơn.
(5) Đối với biến tiếp cận vốn tín dụng (TIEPCANVON): có hệ số hồi quy =
8,836, với giá trị P_value = 0,004, kết quả này cho ta kết luận rằng biến vay vốn có
quan hệ cùng chiều với thu nhập nông hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Điều này có nghĩa là khi nông hộ có vay vốn từ các định chế chính thức thì thu nhập
trung bình của hộ sẽ cao hơn so với hộ không vay vốn từ các định chế chính thức là
8,836 triệu đồng/năm. Kết quả này dẫn đến việc chấp nhận giả thuyết H5: “Hộ có tiếp
cận vốn tín dụng chính thức thì có thu nhập cao hơn hộ không tiếp cận vốn tín dụng
chính thức”. Với kết quả phân tích thông kê mô tả ở trên cho thấy thực tế tại địa bàn
nghiên cứu có khá nhiều nông hộ thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất và khi thiếu vốn họ
có thể đi vay từ các nguồn khác nhau như bạn bè, người thân, các ngân hàng, quỹ tín
dụng nhân dân,...Tuy nhiên, vẫn còn một số nông dân vẫn có quan niệm chỉ sử dụng
vốn tự có mặc dầu là hạn hẹp nhưng vẫn e dè khi vay vốn, vì không muốn phải “mắc
nợ” do đó việc đầu tư không hiệu quả. Những hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư thì hiệu
quả hơn. Bên cạnh đó trong thực tế chính sách tín dụng nông thôn ở Việt Nam vẫn còn
47
một số bất cập như giới hạn mức cho vay phụ thuộc vào bản thân cá nhân vay tiền,
khối lượng tài sản đảm bảo dùng để thế chấp,...Thủ tục gắt gao, thẩm định, xét duyệt
kỹ càng chính là yếu tố khiến cho những nông dân cần vốn rất khó tiếp cận với nguồn
vốn vay ngân hàng dù mức lãi suất thấp hơn nhiều so với một số hình thức cho vay
không chính thống (tín dụng phi chính thức), Như vậy, nếu tiếp cận vốn tín dụng chính
thức sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ. Tín dụng có thể được dùng để đầu tư
vào những hoạt động tạo thu nhập khác như chăn nuôi, buôn bán nhỏ hoặc những nghề
phi nông nghiệp khác.

(6) Đối với biến “Số hoạt động tạo thu nhập”: biến DADANG có hệ số hồi
quy = 10,539, với giá trị P_value = 0,002. Kết quả này cho kết luận rằng số hoạt động
tạo thu nhập có quan hệ cùng chiều với thu nhập nông hộ và có ý nghĩa thống kê cao ở
mức ý nghĩa 1%, kết quả này cho thấy cứ một hoạt động khác tạo thu nhập thì thu
nhập bình quân/năm cao hơn 10,539 triệu đồng. Do đó, chấp nhận giả thuyết H6: “Số
hoạt động tạo thu nhập của hộ có tác động dương đến thu nhập của nông hộ”. Rõ
ràng, những hộ đa dạng hóa các hoạt động để tạo thu nhập càng nhiều với các hình
thức khác nhau thì thu nhập của nông hộ cũng tăng lên đáng kể. Kết quả này cho ta
hàm ý rằng, ngoài nỗ lực của từng hộ gia đình trong việc tìm kiếm việc đa dạng các
hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài sản xuất lúa để gia tăng thu nhập thì chính
quyền địa phương cũng cần có các chính sách tạo việc làm khác ở nông thôn để một
mặt giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, mặt khác để cải thiện thu nhập cho
người dân nông thôn ở đây.
(7) Đối với biến “áp dụng kỹ thuật canh tác mới”: biến áp dụng kỹ thuật
canh tác mới có hệ số hồi quy = 48,139, kết quả này cho thấy biến hộ có sử dụng
giống mới quan hệ cùng chiều với thu nhập nông hộ, và có giá trị P_value = 0,000 <
0,05 nên có ý nghĩa thống kê, kết quả này cho thấy những hộ gia đình có áp dụng kỹ
thuật canh tác mới trong sản xuất thì thu nhập bình quân/năm cao hơn 48,139 triệu
đồng so với những hộ không áp dụng kỹ thuật canh tác mới. Hiện nay, theo kết quả
khảo sát có 77,7% hộ áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, cho thấy hộ nông dân đa số
đều nhận thức được lợi ích của việc áp dụng kỹ thuật mới như: Giảm lượng giống gieo
xạ (trung bình lượng giống sạ khoảng 160kg/ha năm 2016, đến nay đã giảm xuống
còn100kg/ha), trung bình 1ha giảm được 1.800.000 đồng, bên cạnh đó giảm sâu bệnh
hại lúa do các giống mới có khả năng kháng bệnh mạnh hơn…. Đồng thời áp dụng cơ

48
giới hóa trên đồng ruộng sẽ nâng cao được năng suất lao động, làm giảm bớt công lao
động chân tay, bảo vệ sức khỏe như ở khâu gieo xạ đã tiết kiệm được 560.000 đồng/ha
(Tập quán cũ: Cày + trạt + bừa = 128.000 đồng/sào (1 sào = 500 m 2), như vậy 1ha =
2.560.000 đồng. Ứng dụng cơ giới hóa: Cày + trạt + bừa: 100.000đ/sào, như vậy 1 ha
= 2.000.000 đồng).
(8) Đối với biến “hộ có sử dụng giống mới”: biến hộ có sử dụng giống mới có
hệ số hồi quy = 9,221, kết quả này cho thấy biến hộ có sử dụng giống mới quan hệ
cùng chiều với thu nhập nông hộ, và có giá trị P_value = 0,012 < 0,05 nên có ý nghĩa
thống kê, điều này có nghĩa là khi nông hộ có sử dụng giống mới thì thu nhập trung
bình của hộ sẽ cao hơn so với hộ không sử dụng giống mới là 9,221 triệu đồng/năm.
Tại xã Hòa Trị hiện nay đang sử dụng nhiều giống lúa mới cùng lúc như TBR1, ĐV
108, ANS1, PY1, PY2, TH6, Khang Dân 18, TH41, ML202, sử dụng giống mới mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn như: giống BĐR27, ANS1 khả năng chịu lạnh tốt, chịu
nóng khá, kháng tốt rầy nâu và bệnh bạc lá, kháng bệnh đạo ôn …tuy nhiên việc nông
dân sử dụng tùy tiện trong các loại giống trên cùng một xứ đồng dẫn đến có quá nhiều
giống đang sản xuất gây khó khăn cho việc phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc. Hơn nữa,
thương lái thu mua lúa không sàn lọc được từng loại nên giá không cao và ảnh hưởng
đến chất lượng gạo chung của địa phương.
(9) Đối với biến “Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ”: biến kinh nghiệm làm
việc có hệ số hồi quy = -0,008, kết quả này cho thấy biến kinh nghiệm làm việc của
chủ hộ có quan hệ ngược chiều với thu nhập nông hộ và giá trị P_value = 0,980> 0,05
nên không ý nghĩa thống kê mặt dù số năm kinh nghiệm trung bình là 28,31 năm. Kết
quả này dẫn đến việc bác bỏ giả thuyết H7: “Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ có tác
động dương đến thu nhập của nông hộ”. Điều này có thể giải thích, trong 273 mẫu
khảo sát có nhiều hộ gia đình có chủ hộ đã lớn tuổi nên kinh nghiệm làm việc nhiều,
tuy nhiên thực tế kinh nghiệm làm việc không có tác động nhiều đến thu nhập nông hộ
vì theo thống kê thì số năm đi học trung bình của chủ hộ là 9,59 năm(trình độ học vấn
thấp).
(10) Đối với biến “hộ có tham gia tập huấn”: biến hộ có tham gia tập huấn có
hệ số hồi quy = -4,898, kết quả này cho thấy hộ có tham gia tập huấn quan hệ ngược
chiều với thu nhập nông hộ, và có giá trị P_value = 0,318 > 0,05 nên không ý nghĩa
thống kê. Qua khảo sát, những hộ có cùng điều kiện sản xuất thì những hộ có tham gia

49
tập huấn nông nghiệp thì sẽ có thu hập cao hơn hộ không tham gia tập huấn, tuy nhiên
biến này không có ý nghĩa thống kê vì số hộ có tham gia tập huấn thì thu nhập của hộ
này chủ yếu đến từ trồng lúa và ít có hoạt động thu nhập khác do đó thu nhập của hộ
gia đình thấp.
(11) Đối với biến “hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất”: biến hộ tham gia
chuỗi liên kết sản xuất có hệ số hồi quy = 32,747 và P_value = 0,092 < 10%, kết quả
này cho thấy biến tham gia chuỗi liên kết của hộ có tác động cùng chiều có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 10% lên thu nhập nông hộ. Kết quả này cho thấy những hộ gia
đình có tham gia chuỗi liên kết trong sản xuất thì thu nhập bình quân/năm cao hơn
32,747 triệu đồng so với những hộ không tham gia vào chuỗi. Do đó, dẫn đến việc
chấp nhận giả thuyết H11 “Hộ có tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất có thu nhập cao
hơn hộ không tham gia”. Hiện nay, mặc dù xã Hòa Trị đã đạt được những kết quả
bước đầu trong xây dựng và tổ chức chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ
nhưng chúng ta luôn đứng trước các thử thách: “được mùa mất giá, mất mùa được
giá”, “thương lái ép giá”. Nguyên nhân chính là chúng ta đã không xây dựng được
cánh đồng sản xuất lúa gạo đủ lớn (mỗi cánh đồng khoảng > 200 ha), làm chủ được
công đoạn thu mua, chế biến và xây dựng thương hiệu gạo. Mặt khác, do hiện nay số
hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất của HTX chưa cao (khoảng 60%). Nông dân tham
gia chưa nhiều do Doanh nghiệp có lúc chưa tạo được lòng tin đối với nông dân, bên
cạnh đó có sự kết hợp chưa chặc chẽ giữa các nhà nhà khoa học, nhà nước, nhà nông
và nhà doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới chính quyền xã Hòa Trị cần có giải
pháp để thu hút hộ tham gia chuỗi liên kết nhiều hơn nhằm nâng cao chuỗi giá trị cây
lúa địa phương, giúp nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
(12) Đối với biến “hộ tham gia sản xuất lúa xác nhận, lúa giống”: biến hộ
tham gia sản xuất lúa xác nhận, lúa giống có hệ số hồi quy = 9,339, kết quả này cho
thấy biến tham gia sản xuất lúa xác nhận, lúa giống của hộ có quan hệ cùng chiều với
thu nhập nông hộ, và có ý nghĩa thống kê với giá trị P_value = 0,002 <0,05, kết quả
này cho thấy những hộ gia đình có hộ tham gia sản xuất lúa xác nhận, lúa giống thì thu
nhập bình quân/năm cao hơn 9,339 triệu đồng/năm so với những hộ không hộ tham gia
sản xuất lúa xác nhận, lúa giống. Do đó, dẫn đến việc chấp nhận giả thuyết H12: “Hộ
có tham gia sản xuất lúa xác nhận, lúa giống sẽ có thu nhập cao hơn hộ không tham
gia”, lợi nhận được tính toán thực tế tại địa phương như sau: Giá lúa PY2,PY15 là

50
5.650đ/kg, giá lúa ĐV108 là 5.900đ/kg, qua hoạch toán ta thấy: 1 kg lúa tươi = 0,8 kg
lúa khô, giá bán 5.900đ/kg, Như vậy bán 1kg lúa tươi = 5.900 đồng/kg x 0,2kg + 5.900
đồng = 7.080 đồng/kg, chênh lệch giá là 1.180đ/kg (người nông dân lợi ròng so với lúa
thường). Trước thực tế đó, 2 năm qua tại xã Hòa Trị nhân dân tham gia ngày càng
đông từ 20% năm 2016 đến năm 2019 là 60%.
(13) Đối với biến “nghề nghiệp của chủ hộ”: biến nghề nghiệp của chủ hộ có
hệ số hồi quy = -46,378, kết quả này cho thấy biến nghề nghiệp của chủ hộ quan hệ
ngược chiều với thu nhập nông hộ và có giá trị P_value = 0,000<0,05 nên có ý nghĩa
thống kê.
Theo Ths. ĐỖ VĂN QUÂN (Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh) thì độ tuổi của chủ hộ càng cao thì cơ cấu kinh tế hộ theo
hướng nông nghiệp càng cao. Chẳng hạn, ở nhóm chủ hộ có độ tuổi 20-29, số chủ hộ
làm nông nghiệp chỉ chiếm 8,3%; ở nhóm tuổi 30-39 thì chiếm 15,5%; nhóm tuổi 40-
49 thì chiếm tới 22,9%; ở nhóm tuổi 50-59 chiếm 51,2% và ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở
lên chiếm 46,4%. Ở các nhóm tuổi trẻ hơn, người lao động có xu hướng chuyển dịch
sang các nghề phi nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ hơn.
4.5. Xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê
Để xác định vị trí ảnh hưởng (mức độ đóng góp) của các nhân tố đến thu nhập
của nông hộ, tác giả sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa và chuyển nó sang dạng phần
trăm. Dưới đây chỉ sử dụng các hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập có ý
nghĩa thống kê để xác định vị trí ảnh hưởng của nó đến thu nhập của nông hộ. Kết quả
tính toán được tác giả trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 4.15. Thứ tự ảnh hưởng của biến độc lập
Hệ số hồi quy
Biến độc lập Tỷ lệ (%) Thứ tự ảnh hưởng
chuẩn hóa
QUIMOHO 0,582 25,56 1
PHUTHUOC 0,470 20,64 2
NGHENGHIEP 0,306 13,44 3
KYTHUAT 0,295 12,96 4
CHUOILIENKET 8,78 5
DADANG 0,141 6,18 6
DIENTICHDAT 0,133 5,84 7
VAYVON 0,058 2,55 8
SXLUAGIONG 0,056 2,07 9
GIONGMOI 0,036 1,58 10
51
Tổng 2,277 100%
Tác giả sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa để xác định vị trí ảnh hưởng của các
biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Qua bảng 4.13 cho thấy yếu tố Quy mô hộ có vị trí
quan trọng nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Trị,
tiếp theo là số người sống phụ thuộc, nghề nghiệp của chủ hộ, áp dụng kỹ thuật sản
xuất mới, tham gia chuỗi liên kết sản xuất, số hoạt động tạo thu nhập.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ trồng lúa, tác giả đã tiến hành ước lượng mô hình hồi quy với các
biến độc lập là: Số năm đi học của chủ hộ; số người sống trong hộ (không tính đến
người ở thuê, ở nhờ); những người không có hoạt động tạo thu nhập cho hộ gia đình;
diện tích đất sản xuất của hộ; hộ có vay vốn từ các định chế chính thức; số hoạt động
tạo thu nhập; áp dụng kỹ thuật canh tác mới; hộ có sử dụng giống mới vào SX; kinh
nghiệm làm việc của chủ hộ; tham gia tập huấn về nông nghiệp; hộ có tham gia vào
chuỗi liên kết sản xuất; hộ có tham gia sản xuất lúa xác nhận, lúa giống.

Nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm định các giả thuyết nhằm trả lời các câu hỏi
nghiên cứu đặt ra. Kết quả cho thấy hầu hết các giả thuyết đặt ra đều được chấp thuận.

Kết quả phân tích cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
trồng lúa tại xã Hòa Trị, trong đó nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
là: Quy mô hộ, số người phụ thuộc trong hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, kỹ thuật canh tác
mới, hộ có tham gia chuỗi liên kết sản xuất. Đây chính là những cơ sở để đưa ra các
gợi ý chính sách nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng lúa tại xã Hòa Trị, huyện Phú
Hòa.

52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau
(1) Về các mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:
Nghiên cứu đã trả lời được tất cả các câu hỏi nghiên cứu, bao gồm:
- Đã xác định được 10 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa
Trị, huyện Phú Hòa.
- Đã đo lường được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của nông
hộ tại xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa.
- Đã xác định được các yếu tố tác động mạnh đến thu nhập của nông hộ tại xã
Hòa Trị, huyện Phú Hòa.
- Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tóm tắt trong bảng sau đây:
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung giả thuyết Kết quả
kiểm định
H1 Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì thu nhập của nông Bác bỏ
hộ càng cao.
H2 Quy mô hộ gia đình càng lớn thì thu nhập của nông hộ càng Chấp nhận
thấp
H3 Số người sống phụ thuộc trong gia đình càng ít thì thu nhập Chấp nhận
của nông hộ càng cao.
H4 Diện tích đất sản xuất của hộ càng lớn thì thu nhập của nông Chấp nhận
hộ càng cao.
H5 Hộ có tiếp cận vốn tín dụng chính thức thì có thu nhập cao Chấp nhận
hơn hộ không tiếp cận vốn tín dụng chính thức.
H6 Số hoạt động tạo thu nhập của hộ càng cao thì thu nhập của Chấp nhận
nông hộ càng cao.
H7 Hộ có áp dụng kỹ thuật canh tác mới thì thu nhập cao hơn hộ Chấp nhận
không áp dụng.
H8 Hộ có sử dụng giống mới vào sản xuất thì thu nhập cao hơn Chấp nhận
hộ không áp dụng.
H9 Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ càng nhiều thì thu nhập Bác bỏ
của nông hộ càng cao.
H10 Hộ có tham gia tập huấn thì thu nhập cao hơn hộ không tập Bác bỏ
huấn.
H11 Hộ có tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất có thu nhập cao Chấp nhận
hơn hộ không tham gia.

53
H12 Hộ có sản xuất lúa xác nhận, lúa giống thì thu nhập cao hơn Chấp nhận
hộ không sản xuất.
H13 Chủ hộ làm nghề phi nông nghiệp thì hộ có thu nhập cao Chấp nhận
hơn.
(2) Về kết quả nghiên cứu
Đề tài đã xác định có 10 yếu tố tác động đến thu nhập của nông hộ tại xã Hòa
Trị, huyện Phú Hòa, trong đó 4 yếu tố tác động mạnh nhất đến thu nhập của nông hộ
gồm: (1) Quy mô hộ gia đình (QUYMOHO) ảnh hưởng đến 28,02% thu nhập của
nông hộ; (2) Số người sống phụ thuộc trong gia đình (PHUTHUOC) ảnh hưởng đến
22,63% thu nhập của nông hộ; (3) Nghề nghiệp của chủ hộ (NGHENGHIEP) là:
14,73%, (4) Áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất (KYTHUAT) là 14,2%. (5)
Hộ có tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất (CHUOILIENKET) là 8,78%.
Các yếu tố không có ảnh hưởng đến thu nhập là: (1) Trình độ học vấn của chủ
hộ (HOCVAN); Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ (KINHNGHIEM); (3) Hộ có tham
gia tập huấn (TAPHUAN).
5.2. Một số gợi ý chính sách chủ yếu cần tập trung
5.2.1. Đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất lúa
Hiện nay, việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp đã và đang góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích sản
xuất, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành
nông nghiệp, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật không những mang lại hiệu quả
kinh tế cao mà còn mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp
thuần túy sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân. Việc áp dụng kỹ thuật
canh tác được tập trung ở 2 vấn đề chính đó là: kỹ thuật chăm sóc cây lúa từ khâu gieo
sạ đến khi thu hoạch và áp dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng để thay thế cách làm thủ
công.
Thực tế tại xã Hòa Trị, vào năm 2016 lượng giống gieo sạ trên địa bàn HTX
Hòa Trị còn khá cao, trung bình lượng giống sạ khoảng 160kg/ha, có nơi lên đến
200kg/ha, hệ lụy của việc gieo sạ dày là làm cho cây lúa kém sinh trưởng, sâu bệnh
nhều, năng suất thấp do sự cạnh tranh dinh dưỡng của các cây lúa, chi phí sản xuất
tăng. Đến nay, lượng giống gieo sạ đã giảm xuống còn 100kg/ha, tiết kiệm được lượng
giống, giảm chi phí, giảm sâu bệnh.
Bên cạnh đó, thực hiện cơ giới hóa cũng đã nâng cao được năng suất lao động,
làm giảm bớt công lao động chân tay nặng học, bảo vệ sức khỏe. Hoạch toán chi phí

54
qua một vụ thực hiện ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã tiết kiệm chi phí là
560.000 đồng/ha (Tập quán cũ: Cày + trạt + bừa = 128.000 đồng/sào (1 sào = 500 m 2),
như vậy 1ha = 2.560.000 đồng. Ứng dụng cơ giới hóa: Cày + trạt + bừa: 100.000đ/sào,
như vậy 1 ha = 2.000.000 đồng)
Vì những lợi ích trên, để tăng tỷ lệ nông hộ áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào
sản xuất thì xã Hòa Trị cần phải triển khai các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ
chức đoàn thể tại địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ,...và lồng ghép phổ biến
các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa thông qua các chuyên mục bạn nhà nông, trao
đổi với chuyên gia nông nghiệp, trên đài truyền hình vv... ,
Hai là, kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 29,7% nông hộ trong mẫu điều tra có
tham gia tập huấn khuyến nông và các buổi hội thảo đầu bờ, đây là tỷ lệ khá thấp do
đó cần phải tăng cường tổ chức tập huấn khuyến nông mà đặc biệt là nâng cao kiến
thức trong gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông hộ trồng lúa.
Ba là, xã Hòa Trị cần có chính sách, hỗ trợ kinh phí để mở các lớp tập huấn
khuyến nông tại địa phương, quan tâm hỗ trợ cho những hộ gia đình có trình độ học
vấn thấp để hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bốn là, Song song với việc mở các lớp tập huấn, xã Hòa Trị cần khuyến khích
hợp lý đối với các Doanh nghiệp có liên kết sản xuất lúa theo chuỗi liên kết với địa
phương, đồng thời thông qua các chương trình hỗ trợ của Doanh nghiệp như: giống
mới, hỗ trợ kỹ thuật trồng mới, hỗ trợ giá phân bón, hướng dẫn và thực hiện các mô
hình trồng lúa biểu diễn, tổ chức hội thảo đầu bờ, tham quan học tập... để người nông
dân có cơ hội tiếp cận và áp dụng vào thực tiễn trồng lúa của gia đình mình, từ đó cải
thiện được thu nhập của nông hộ. Điều này là rất cần thiết, vì hộ gia đình thực hiện
đúng những khuyến nghị của tổ chức khuyến nông về kỹ thuật chăm sóc sẽ mang lại
hiệu quả cao.
Năm là, sự phối hợp nhịp nhàng giữa bốn nhà: nhà nông, nhà nước và nhà tiêu
thụ, nhà khoa học. Làm rõ nhu cầu của thị trường, từ đó định hướng cho nông dân sản
xuất những giống lúa đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm giải quyết vấn đề đầu ra, từng
bước đưa sản xuất lúa tại địa phương chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường.
Sáu là, các HTX cần tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất từ khâu gieo sạ đến
khâu thu hoạch vì: thực tế hiện nay giá thành sản xuất lúa tại địa phương vẫn còn cao

55
so với nhiều địa phương ở tỉnh khác, tỷ lệ cơ giới hóa hiện nay ở xã Hòa Trị là khoảng
90% và nhiều phụ phẩm từ sản xuất lúa cũng chưa được tận dụng tốt để góp phần
mang lại giá trị gia tăng. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng
trên là do chưa ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, chỉ mới tập trung chủ
yếu ở khâu làm đất và thu hoạch, ở một số khâu thì còn sử dụng công nghệ cũ. Chưa
thay được thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt cỏ bằng các phương pháp sinh học và cơ
giới để giảm sử dụng thuốc hóa học…
5.2.2. Gắn sản xuất theo chuỗi liên kết với hộ nông dân tham gia trồng lúa xác
nhận, lúa giống là giải pháp hiệu quả và bền vững
Đầu tiên, để tạo ra chuỗi liên kết khép kín từ khâu cung cấp giống lúa đến tiêu
thụ lúa hàng hóa cần có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà là nhà khoa học, nhà nước, nhà
nông và nhà doanh nghiệp. Sự liên kết càng chặt chẽ thì sẽ càng không tạo ra khe hở
để các cơ sở sản xuất giống kém chất lượng, thương lái không ép giá và người trồng
lúa giống có lợi, và trong những năm qua, tỉnh Phú Yên cũng đã rất quan tâm tới việc
nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống lúa để phục vụ sản xuất, cùng với việc quản lý
chặt chẽ từ nguồn gốc lúa giống, việc chọn tạo giống cây trồng nói chung và giống lúa
nói riêng đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ với nhiều loại giống mới như:
ANS1, PY1, PY2…
Hiện nay, trên địa bàn xã Hòa Trị, tỷ lệ hộ dân tham gia sản xuất lúa giống đạt
khoảng 22%, tỷ lệ tham gia sản xuất lúa xác nhận đạt 60%, hầu hết những hộ có sản
xuất lúa giống, lúa xác nhận thì đang tham gia mô hình chuỗi liên kết sản xuất lúa của
Hợp tác xã (HTX).
Để khuyến khích nông dân trồng lúa xác nhận, lúa giống thì tỉnh Phú yên đã có
Nghị quyết số 170/2015/NQ-HĐND ngày 21/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Phú Yên, theo đó hộ nông dân tham gia mô hình được nhà nước hỗ trợ 50% giá trị lúa
giống và 10% vật tư, chủ yếu là các giống TBR1, ĐV 108, ANS1, PY1, PY2, TH6,
Khang Dân 18, TH41, ML202; đồng thời HTX cũng chủ động cơ giới hóa đồng bộ từ
khâu làm đất đến thu hoạch. Được bà con đồng tình hưởng ứng, thực hiện ở các xứ
đồng của các tổ dịch vụ.
Hình thức thu mua lúa giống: 1kg lúa tươi bằng giá 1 kg lúa khô tại thời điểm,
chênh lệch giá 1 kg lúa bà con lãi so với lúa thịt là khoảng 1.000 đồng/kg.

56
Khó khăn trong mở rộng mô hình: Đây là mô hình mang tính cộng đồng nên
đòi hỏi sự đồng thuận cao của bà con nông dân và cần có sự nhiệt tình của cán bộ
HTX. Nhưng vẫn còn nhiều hộ dân không tham gia mô hình vì: chưa bứt ra khỏi tập
quán canh tác truyền thống cũ, không chịu sự ràng buộc về quy trình canh tác, áp dụng
kỹ thuật mới theo tiêu chuẩn quy định, nhất là những hộ có nghề của chủ hộ là phi
nông nghiệp như nghề mộc, buôn bán, thợ điện, công chức, giáo viên... họ không quan
tâm đến chất lượng lúa gạo và sự phát triển ngành trồng lúa, thực trạng trên đã phần
nào kiềm hãm sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương.
Từ thực tế trên tác giả đề xuất với địa phương một số giải pháp sau:
Một là, vẫn cần Tỉnh Phú Yên tiếp tục thực hiện Nghị quyết về hỗ trợ giá lúa
giống cho người nông dân để tiếp tục phát triển mô hình liên kết sản xuất…cho đến
khi người nông dân thực sự nhìn thấy lợi ích của việc tham gia mô hình liên kết sản
xuất lúa sẽ tăng thu nhập cho nông hộ.
Hai là, tăng cường tập huấn và tổ chức hội thảo đầu bờ, trình diễn các mô hình
hiệu quả làm nền cho công tác tuyên truyền, vận động. Trong công tác vận động các
hộ trồng lúa thì vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội là quan
trọng, nhất là các tổ hội Nông dân, hội phụ nữ cơ sở…
Ba là, Tăng cường việc rà soát, quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất lúa tập
trung (thống nhất một loại giống), khắc phục tình trạng sản xuất tràn lan, nhiều loại
giống lúa trên cùng một xứ đồng dẫn đến không hiệu quả, tiếp đến là liên kết trong
khâu sản xuất và tiêu thụ lúa, đặc biệt chú trọng mô hình liên kết Doanh nghiệp - Nông
hộ, Doanh nghiệp - HTX; bên cạnh đó, cần liên kết chặt chẽ với các cơ quan nhà nước
có liên quan, các hiệp hội như Liên hiệp HTX tỉnh, các cơ quan chuyên môn của địa
phương như Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện để có sự hỗ trợ thiết
thực nhất, tạo niềm tin cho nông dân.
Bốn là, trong liên kết sản xuất phải xác định sự thay đổi nhận thức và sự tham
gia của nông dân là yếu tố quyết định, bên cạnh đó dựa vào khoa học công nghệ từ
khâu làm đất, gieo sạ đến khâu thu hoạch, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất để phát
triển nông nghiệp nông thôn, chứ không phải chỉ dựa vào các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước.
Năm là, tạo ra cánh đồng đủ lớn với phương pháp là từng hộ nông dân ký hợp
đồng với hợp tác xã để cho thuê đất được UBND xã xác nhận. Sau khi thuê gom ruộng

57
đất từ nhiều thửa nhỏ lẻ, manh mún, HTX sẽ quy hoạch lại đồng ruộng thành những
cánh đồng mẫu, với diện tích tập trung đủ lớn từ 50ha đến 100 ha để áp dụng cơ giới
hóa các khâu trong sản xuất. Mặt khác, địa phương cần đầu tư nâng cấp hệ thống giao
thông, thủy lợi nội đồng đảm bảo khâu tưới, tiêu. Sau thu hoạch, doanh nghiệp sẽ phân
loại, đóng gói hạt giống theo tiêu chuẩn quy định.
Sáu là, đối với Hợp tác xã, chính quyền xã Hòa Trị cần chú trọng khâu đào tạo
nhân lực, nâng cao chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên của Hợp tác xã, nhất là các
tổ đội sản xuất, xây dựng các quy chế, phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng phần
cứng (cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị), phần mềm (hệ thống các quy trình, thao
tác chuẩn, hồ sơ...) để đạt các tiêu chuẩn nhà sản xuất theo luật định.
5.2.3. Đa dạng ngành nghề cho lao động nông thôn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự đa dạng các hoạt động tạo thu nhập của lao
động chính trong gia đình có ảnh hưởng tích cực và tác động đến thu nhập của nông hộ
xếp thứ năm với 6,79%, trình độ học vấn của chủ hộ là 9,59 năm, từ số liệu thấy rằng:
chủ hộ có nghề chính là phi nông nghiệp thì thu nhập cao hơn chủ hộ làm nghề trồng
lúa.
Cần đa dạng ngành nghề cho lao động nông thôn thì phải thông qua việc đẩy
mạnh đào tạo các nghề phi nông nghiệp, phát triển các nghề truyền thống, đồng thời có
chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại địa phương (chú trọng đến các
doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến các ngành nghề mà lao động nông thôn địa
phương có thể đáp ứng được), do đó tác giả đề xuất một số chính sách đối với địa
phương như sau:
Một là, công tác đào tạo nghề đối với lao động chưa qua đào tạo thì bên cạnh
nâng cao chất lượng đào tạo, xã Hòa Trị cần gắn đào tạo với nhu cầu của thị trường
lao động, liên kết với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động để đảm bảo
đầu ra cho học viên sau khi đào tạo (có việc làm ngay), đồng thời có chính sách hỗ trợ
đào tạo nghề cho lao động về kinh phí cho học viên, đầu tư đảm bảo máy móc, trang
thiết bị trong quá trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
Hai là, đẩy mạnh phát triển hệ thống các nghề truyền thống trên địa bàn, chú
trọng chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm), ưu tiên phát triển các sản phẩm là
thế mạnh của địa phương bên cạnh trồng lúa như: thương hiệu Rượu Quy Hậu, làm

58
Nấm Rơm, nghề làm Meo nấm và các nghề khác để giúp nông hộ đa dạng hóa nguồn
thu nhập.... tạo điều kiện để các hộ dân có cơ hội tham gia.
Ba là, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, dự án
phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra nhiều việc làm.
5.2.4. Nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất trồng lúa
Kết quả phân tích cho thấy, diện tích đất trồng lúa có ảnh hưởng đến thu nhập
của nông hộ. Đối với người nông dân, đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là nơi
người dân sản xuất tạo ra thu nhập và duy trì cuộc sống gia đình. Do đó, tác giả đề
xuất với chính quyền xã Hòa Trị quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất hình thành cánh
đồng mẫu lớn, chuyên canh, đi đôi với tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết
giữa các hộ trồng lúa và giữa hộ trồng lúa với Hợp tác xã, các doanh nghiệp có hợp
đồng liên kết. Cần khuyến khích các hộ gia đình tham gia các mô hình sản xuất của
hợp tác xã, để hình thành những khu vực chuyên canh, sẽ thuận tiện trong việc đảy
mạnh cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu
nhập cho nông hộ. Để thực hiện việc hình thành cánh đồng mẫu lớn, xã Hòa Trị cần
tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho các hộ trồng lúa có nhu cầu sản xuất chung
“dồn điền, đổi thửa” có thể đổi thửa ruộng ở những cánh đồng với nhau để tạo ra diện
tích đủ lớn nhằm phát huy lợi thế quy mô trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó,
khắc phục tình trạng nhiều hộ gia đình có nhân lực và nhu cầu mở rộng sản xuất thì
diện tích đất được giao ít (500 m2 / người = 1 sào).
Thực tế cho thấy diện tích trồng lúa của phần lớn các hộ gia đình tại xã Hòa Trị
rất nhỏ lẻ, hộ có diện tích nhỏ nhất chỉ có khoảng 500 m2, hộ có diện tích lớn nhất
cũng chỉ 2,5ha (do thuê mướn của những chủ hộ không có nhu cầu canh tác), vì vậy
để áp dụng được cơ giới hóa vào sản xuất thì nhất thiết phải áp dụng giải pháp tích tụ
và tập trung ruộng đất nêu trên.
Việc tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các hộ với nhau và giữa các hộ với
Hợp tác xã, và liên kết với doanh nghiệp cũng là điều kiện quan trọng để phát triển việc
trồng lúa theo hướng bền vững. Thực tế đã chứng minh, hoạt động của từng hộ gia đình
đơn lẻ sẽ gặp khó khăn về giải quyết các nhu cầu về giống, vật tư nông nghiệp, thuốc
bảo vệ thực vật, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và đặc biệt là khâu sau thu hoạch,
chế biến và tiêu thụ. Như vậy, sự liên kết giữa các hộ và giữa hộ với doanh nghiệp

59
không chỉ là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển sản xuất và còn là nhu cầu của
bản thân các nông hộ trồng lúa và cũng là nhu cầu của doanh nghiệp.
Thứ hai, cùng với xu hướng chung trong toàn huyện, xã Hòa Trị cũng đang
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ rất
mạnh mẽ, nhiều diện tích trồng lúa được thu hồi để chuyển sang bán đấu giá quyền sử
dụng đất để khép kín khu dân cư vì vậy trong thời gian tới địa phương cần có quy
hoạch vùng sản xuất lúa hợp lý đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đảm bảo an ninh
lương thực nói chung và ngành lúa gạo địa phương.
Thứ ba, để nâng cao thu nhập cho nông hộ thì xã Hòa Trị và các cấp cần đẩy
mạnh công tác khuyến nông, hội thảo đầu bờ, trình diễn các mô hình sản xuất đạt chất
lượng cao giúp người nông dân nhận thức và áp dụng các biện pháp thâm canh, xen
canh, luân canh... nhằm đạt mục tiêu tăng năng suất cây lúa và hiệu quả cao nhất trên
một diện đất sử dụng.
5.2.5. Đẩy mạnh chính sách dân số, giảm số người phụ thuộc trong gia đình
Quy mô và chất lượng dân số là yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến sự
phát triển của mỗi địa phương, do đó tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị
quyết số 21 - NQ/TW). Nghị quyết khẳng định: “chuyển trọng tâm chính sách dân số
từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển” với mục đích chú trọng đến chất
lượng dân số.
Hiện nay, quy mô hộ gia đình ở xã Hòa Trị trung bình là 3,92 người/hộ, phù
hợp với chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình đang triển khai tại địa phương (mỗi
hộ gia đình nên có từ 1-2 con). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì quy mô hộ gia
đình càng lớn thì thu nhập của hộ càng cao, vì đa số hộ gia đình được khảo sát là một
gia đình gồm: ông, bà và 01 gia đình người con gồm vợ, chồng và 2 con (số người tạo
thu nhập 4 người, số người phụ thuộc là 02 người), bên cạnh đó ông, bà vẫn còn tuổi
lao động và thực tế vẫn lao động để tạo ra thu nhập, vì thế theo kết quả khảo sát cho
thấy quy mô hộ lớn thì thu nhập của hộ càng tăng.
Do đó, vấn đề cốt lõi nhất là chúng ta phải giảm số người phụ thuộc trong gia
đình nên để thực hiện tốt vấn đề này, tác giả xin gợi ý một số giải pháp xã Hòa Trị cần
quan tâm, đó là:
Thứ nhất, Phân công cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số phối hợp với
Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận các thôn, khu dân cư tổ chức rà soát từng
60
nhà, từng đối tượng trong diện sinh đẻ để vận động ký cam kết không sinh con thứ 3
và tư vấn các biện pháp tránh thai, đồng thời đẩy mạnh dịch vụ cung ứng các dụng cụ
tránh thai.
Ngoài ra, xã Hòa Trị cần quản lý tốt các cặp vợ chồng có nguy cơ cao sinh con
thứ 3 như cặp vợ chồng có con một bề; bênh cạnh đó, tăng cường công tác tuyên
truyền, tư vấn cho đối tượng, lồng ghép với hoạt động ở địa phương và các đoàn thể;
khen thưởng kịp thời các gia đình, thôn, tổ dân phố, đơn vị nhiều năm thực hiện tốt
chính sách dân số...
Thứ hai, chính quyền địa phương cần có những biện pháp hiệu quả để tuyên
truyền nhận thức về Bình đẳng giới trong gia đình, giúp người phụ nữ cũng là một lao
động chính trong gia đình để tăng thêm thu nhập, đồng thời làm thay đổi quan niệm cũ
về người phụ nữ trong gia đình.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù tác giả đã cố gắng thực hiện nghiên cứu một cách tốt nhất trong điều
kiện cho phép, tuy nhiên nghiên cứu này cũng có những hạn chế.
Thứ nhất, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập bằng kỹ thuật
chọn mẫu phi xác suất nên khả năng khái quát hóa cho tổng thể là không cao.
Thứ hai, nghiên cứu có thể chưa bao quát hết các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ như yếu tố khác như giá lúa, lượng vốn được vay do không thể khai
thác được thông tin từ nông hộ.
Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo nên khắc phục các hạn chế trên để có kết quả
tin cậy hơn. Cuối cùng, để có được các kết quả nghiên cứu có tính khách quan cao
hơn, giảm các thiên lệch trong việc thảo luận kết quả nghiên cứu khi chỉ sử dụng mỗi
phương pháp định lượng thì các nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng kết hợp cả phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Dũng, Phan Thuận (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông dân trồng lúa ở Cần Thơ, khoa học chính trị số 3/2014, trang 83-89.
2. Nguyễn Lan Duyên (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An
Giang, Tạp chí khoa học, quyển 3(2), tr. 63-69, trường đại học An Giang.
3. Frank Ellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB
Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
4. Đinh Phi Hổ, Đông Đức (2015), Tác động tín dụng chính thức đến thu nhập của
nông hộ ở Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, 26(2), tr. 65-82.
5. Nguyễn Phạm Hùng (2014), Phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Đà Nẵng.
6. Trần Xuân Long (2009), Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại
huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trường đại học An
Giang.
8. Vũ Thanh Liêm, Dương Mạnh Hùng (2014), Phân biệt GDP/người và thu nhập bình
quân đầu người, tạp chí con số và sự kiện số 3/2014 (484),
9. Trần Thị Lệ Mỹ, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Minh Khánh (2012), Thu
nhập và cơ cấu thu nhập của hộ gia đinh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong giai
đoạn 2000-2010, Tuyển tập báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 8
đại học Đà Nẵng năm 2012.
10. Phạm Hồng Mạnh (2011), Những giải pháp giảm nghèo trong hộ gia đình ngư dân
nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ, Tạp chí kinh tế sinh thái số
40, tr 117-127.

62
11. Phạm Anh Ngọc (2008), Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Thái
Nguyên.
12. Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn Trịnh (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học 18a,tr. 240-
250, trường đại học Cần Thơ.
13. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Bùi Văn Trịnh (2011), Các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, Tạp
chí khoa học số 5(23), tr.30-36, trường đại học Cần Thơ.
14. Lương Thị Nghệ và cộng sự (2006) Báo cáo tổng hợp phân tích thu nhập của hộ
nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở đồng bằng sông Hồng:
15. Võ Thành Nhân (2011), Phân tích thu nhập của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi,
Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Đà Nẵng
16. Lê Khương Ninh (11/2014), Thực trạng nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long sau
7 năm thực hiện chính sách tam nông (2006 – 2013), Nghiên cứu kinh tế số 438.
18. Nguyễn Văn Phúc, Huỳnh Thanh Phương (2011), Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An,
Tạp chí khoa học số 4(22), tr. 15-26.
19. Phòng thống kê huyện Phú Hòa (2018), Niên giám thống kê, Phú Hòa.
20. Phạm Lê Thông (2012), Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với thu nhập của lao
động ở đồng bằng sông Cửu Long, Nghiên cứu kinh tế số 412.
21. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt, Mai Ngọc Anh (2013), Thu nhập của
nông dân bị tách biệt xã hội về kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
22. Lê Văn Toàn (2006), Những yếu tố tác động đến phân tầng mức sống ở Việt Nam,
Tạp chí dân số và phát triển.
23. Huỳnh Thị Đan Xuân, Mai Văn Nam (2011), Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng dến
thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học
17b, tr.87-96, trường đại học Cần Thơ.
*Tiếng Anh

63
24. FAO (2007), Handbook on Rural Household’s Livelihood and Well-Being:
Statistics on Rural Development and Agriculture Household Income, United Nation,
New Yorkand Geneva, p. 207-222.

64
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Xin chào Anh/Chị!
Rất cảm ơn nếu Anh /Chị dành một ít thời gian để trả lời một số câu hỏi trong
khuôn khổ đề tài "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại xã
Hòa Trị, huyện Phú Hòa". Thông tin của Anh/Chị sẽ được giữ bí mật và chỉ phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.
Tên phỏng vấn viên: ……………………………………
Ngày phỏng vấn: ………………………………………..
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG
- Họ và tên chủ hộ: …………………………………….Tuổi: ………….
- Giới tính: Nam  (1) Nữ  (0)
- Địa chỉ, thôn: …………………………………………………………………
- Số nhân khẩu trong gia đình ………người, trong đó lao động chính …….người.
- Tình trạng hộ gia đình:
Không nghèo  (0) Nghèo  (1)
Câu 01: Xin cho biết một số thông tin về lao động chính trong gia đình (chủ hộ ở vị
trí số 1); Nghề nông (1); nghề khác (0)
TT Họ và tên Tuổi Trình độ học vấn Nghề nghiệp
(số năm đến
trường)
1
2
3
4
5
6

Câu 02: Số người sống phụ thuộc trong gia đình (Số người không tạo ra thu nhập
cho gia đình như đi học, thất nghiệp, ...):..............................người.
Câu 03: Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ: (Tổng số năm làm việc, bất kì tại nơi
nào, ở đâu): ..........năm
Câu 04: Đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình là: ………m2
PHẦN II: THU NHẬP, NGUỒN VỐN, ÁP DỤNG KỸ THUẬT, GIỐNG MỚI
Câu 05: Anh/chị cho biết ngoài thu nhập từ việc sản xuất lúa, gia đình anh/chị có
nguồn thu nào khác hay không?
 Có (1)  Không. (0)
* Nếu có thì từ những nguồn nào sau đây: (ghi số hoạt động tạo thu nhập)
 Trồng rau, đậu, hoa, cây cảnh
 Cây ăn trái
 Cây công nghiệp lâu năm (dừa, chè, điều)
 Bò, trâu
 Gia cầm
 Heo
 Tiểu thủ công nghiệp
 Làm thuê
 Buôn bán, dịch vụ
 Hưởng lương nhà nước
 Các nguồn khác: .........................................................................................
Câu 06: Anh/chị vui lòng cho biết thu nhập bình quân trong năm của hộ là bao
nhiêu? ........................... (triệu đồng/năm).
Câu 07: Anh/chị cho biết trong năm qua gia đình có vay vốn để sản xuất hay không?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
 Có (1)  Không. (0)
Câu 08: Anh/chị có tham gia lớp tập huấn nào về nông nghiệp không?
 Có (1)  Không. (0)
Câu 09: Số lần anh/chị tham gia các lớp tập huấn trong năm? ....... lần (ghi số lần)
Câu 10: Đó là những lớp tập huấn nào? ......................................................................
Câu 11: Anh/chị có sử dụng các giống mới của địa phương vào sản xuất không? Các
giống lúa mới chủ yếu sản xuất ở địa phương là: ANS1, PY1, PY2, ĐV108, BĐR1,
BĐR27, MT18, HP3,TH6.
 Có (1)  Không. (0)
Câu 12: Anh/chị có tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất của Hợp tác xã không?
 Có (1)  Không. (0)
Câu 13: Anh/chị có tham gia sản xuất lúa giống hoặc lúa xác nhận không?
 Có (1)  Không. (0)
Câu 14: Anh/chị có áp dụng kỹ thuật canh tác mới không? (Kỹ thuật “3 giảm, 3
tăng”; kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”).
 Có (1)  Không. (0)
* Kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”: Ba giảm là giảm lượng giống gieo sạ, giảm
lượng phân đạm, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Ba tăng là tăng: năng suất,
chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế.
* Kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”: Một phải là phải: dùng giống xác nhận; Năm
giảm là giảm: lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân đạm, giảm sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch.

PHẦN III: THÔNG TIN KHÁC


Câu 15. Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình trong thời gian
qua? (Đánh dấu X vào ô tương ứng, chỉ chọn từ 3-4 nguyên nhân chính)
1 Thiếu vốn sản xuất làm ăn 7 Diện tích đất canh tác ít
2 Thiếu việc làm 8 Giá vật tư nông nghiệp cao
3 Thiếu phương tiện sản xuất 9 Cơ sở hạ tầng, đường giao thông kém
4 Giá sản phẩm thấp và không ổn định 10 Đông người ăn theo
5 Mất mùa, dịch bệnh 11 Thành viên trong gia đình ốm đau
6 Thiếu thông tin thị trường 12 Khác:.........................................
Câu 16. Theo anh/chị Nhà nước cần hỗ trợ nào để giúp hộ gia đình phát triển kinh
tế, nâng cao thu nhập?
1 Phát triển cơ sở hạ tầng
2 Đất sản xuất
3 Vốn
4 Kỹ thuật
5 Tiêu thụ sản phẩm, giá ổn định
6 Khác ………………………………………..………………………………

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ DÀNH THỜI GIAN ĐỂ TRẢ


LỜI BẢN CÂU HỎI NÀY!
Phụ lục 2: Các kết quả phân tích thông kê mô tả cho các biến
1. Mô tả mẫu nghiên cứu

GIOITINH Gioi tinh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

0 Nu 11 4.0 4.0 4.0

Valid 1 Nam 262 96.0 96.0 100.0

Total 273 100.0 100.0

HOANCANHGD Hoan canh gia dinh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

0 Khong ngheo 272 99.6 99.6 99.6

Valid 1 Ngheo 1 .4 .4 100.0

Total 273 100.0 100.0

NGHENGIEP Nghe nghiep cua chu ho

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

0 Nghe khac 76 27.8 27.8 27.8

Valid 1 Trong lua 197 72.2 72.2 100.0

Total 273 100.0 100.0

THUNHAPKHAC Thu nhap khac

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Valid 1 Co 273 100.0 100.0 100.0

VAYVON Tiep can tin dung

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

0 Khong 198 72.5 72.5 72.5

Valid 1 Co 75 27.5 27.5 100.0

Total 273 100.0 100.0


TAPHUAN Tham du tap huan

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

0 Khong 192 70.3 70.3 70.3

Valid 1 Co 81 29.7 29.7 100.0

Total 273 100.0 100.0

GIONGMOI Ap dung giong moi trong san xuat

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

0 Khong 21 7.7 7.7 7.7

Valid 1 Co 252 92.3 92.3 100.0

Total 273 100.0 100.0

CHUOILIENKET Tham gia chuoi lien ket

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

0 Khong 213 78.0 78.0 78.0

Valid 1 Co 60 22.0 22.0 100.0

Total 273 100.0 100.0

SXLUAGIONG Tham gia san xuat lua giong


Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent

0 Khong 216 79.1 79.1 79.1

Valid 1 Co 57 20.9 20.9 100.0

Total 273 100.0 100.0

KYTHUAT Ap dung ky thuat moi trong san xuat

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

0 Khong 61 22.3 22.3 22.3

Valid 1 Co 212 77.7 77.7 100.0

Total 273 100.0 100.0


2. Thống kê mô tả các biến định lượng
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
QUIMOHO Quy mo ho gia dinh 273 2 7 3.92 1.002
LDCHINH So lao dong chinh 273 1 5 2.45 .741
TUOICHO Tuoi cua chu ho 273 1 89 50.03 9.512
HOCVAN Hoc van cua chu ho 273 0 112 9.59 6.800
PHUTHUOC So nguoi song phu thuoc 273 0 5 1.45 .954
KINHNGHIEM Kinh nghiem lam viec cua
273 2 70 28.31 10.156
chu ho
DIENTICHDAT Dien tich dat san xuat 273 500 25000 2521.23 2647.926
DADANG So hoat dong tao ra thu nhap 273 1 6 2.04 .913
THUNHAP Thu nhap binh quan nam 273 20 444 116.27 67.997
SOLANTAPHUAN So lan tap huan 273 0 4 .42 .734
Valid N (listwise) 273

3. Nguyên nhân
$NGUYENNHAN Frequencies
Responses Percent of
N Percent Cases
1 Thieu von san xuat 97 10.7% 35.7%
2 30 3.3% 11.0%
3 18 2.0% 6.6%
4 216 23.7% 79.4%
5 211 23.2% 77.6%
$NGUYENNHAN Nguyen 6 11 1.2% 4.0%
nhana 7 83 9.1% 30.5%
8 201 22.1% 73.9%
9 3 0.3% 1.1%
10 14 1.5% 5.1%
11 16 1.8% 5.9%
12 10 1.1% 3.7%
Total 910 100.0% 334.6%

4. Hỗ trợ
$HOTRO Frequencies
Responses Percent of
N Percent Cases
1 Phat trien co so ha tang 7 1.6% 2.6%
2 51 11.5% 19.0%
$HOTRO Can nha nuoc ho 3 122 27.4% 45.5%
tro gi?a 4 82 18.4% 30.6%
5 180 40.4% 67.2%
6 3 0.7% 1.1%
Total 445 100.0% 166.0%

5. Phân tích hồi quy


Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the Durbin-Watson
Square Estimate
1 .728a .531 .507 47.743 1.501
a. Predictors: (Constant), GIONGMOI Ap dung giong moi trong san xuat, PHUTHUOC So
nguoi song phu thuoc, HOCVAN Hoc van cua chu ho, DIENTICHDAT Dien tich dat san
xuat, VAYVON Tiep can tin dung, DADANG So hoat dong tao ra thu nhap,
SOLANTAPHUAN So lan tap huan, KINHNGHIEM Kinh nghiem lam viec cua chu ho,
NGHENGIEP Nghe nghiep cua chu ho, KYTHUAT Ap dung ky thuat moi trong san xuat,
CHUOILIENKET Tham gia chuoi lien ket, QUIMOHO Quy mo ho gia dinh, SXLUAGIONG
Tham gia san xuat lua giong
b. Dependent Variable: THUNHAP Thu nhap binh quan nam
ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 667225.992 13 51325.076 22.517 .000b

1 Residual 590374.217 259 2279.437

Total 1257600.209 272

a. Dependent Variable: THUNHAP Thu nhap binh quan nam


b. Predictors: (Constant), GIONGMOI Ap dung giong moi trong san xuat, PHUTHUOC So nguoi
song phu thuoc, HOCVAN Hoc van cua chu ho, DIENTICHDAT Dien tich dat san xuat, VAYVON
Tiep can tin dung, DADANG So hoat dong tao ra thu nhap, SOLANTAPHUAN So lan tap huan,
KINHNGHIEM Kinh nghiem lam viec cua chu ho, NGHENGIEP Nghe nghiep cua chu ho,
KYTHUAT Ap dung ky thuat moi trong san xuat, CHUOILIENKET Tham gia chuoi lien ket,
QUIMOHO Quy mo ho gia dinh, SXLUAGIONG Tham gia san xuat lua giong

Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 52.882 21.117 2.504 .013

HOCVAN Hoc van cua chu ho .122 .442 .012 .276 .783 .928 1.078
QUIMOHO Quy mo ho gia
39.530 4.404 .582 8.976 .000 .430 2.323
dinh
PHUTHUOC So nguoi song
-33.465 4.875 -.470 -6.865 .000 .387 2.582
phu thuoc
DIENTICHDAT Dien tich dat
.003 .001 .133 2.722 .007 .763 1.311
san xuat
VAYVON Tiep can tin dung 8.836 3.061 .058 2.887 .004 .841 1.190
KYTHUAT Ap dung ky thuat
48.139 8.379 .295 5.745 .000 .685 1.459
moi trong san xuat

KINHNGHIEM Kinh nghiem


1 -.008 .321 -.001 -.025 .980 .788 1.269
lam viec cua chu ho
CHUOILIENKET Tham gia
32.747 19.357 .200 1.692 .092 .130 7.695
chuoi lien ket
DADANG So hoat dong tao ra
10.539 3.444 .141 3.060 .002 .848 1.179
thu nhap

NGHENGIEP Nghe nghiep


-46.378 7.422 -.306 -6.249 .000 .755 1.325
cua chu ho
SOLANTAPHUAN So lan tap
-4.898 4.892 -.053 -1.001 .318 .649 1.540
huan
SXLUAGIONG Tham gia san
9.339 2.839 .056 3.289 .001 .128 7.787
xuat lua giong
GIONGMOI Ap dung giong
9.221 3.652 .036 2.525 .012 .735 1.361
moi trong san xuat
a. Dependent Variable: THUNHAP Thu nhap binh quan nam

You might also like