You are on page 1of 6

Câu 1 :Đâu không phải là mục đích của quá trình dạy học?

A. Mục đích kiến thức


B. Mục đích kỹ năng
C. Mục đích thái độ
D. Mục đích ứng xử
Câu 2: Quá trình dạy học KHÔNG PHẢI hoàn thành nhiệm vụ nào
dưới dây?
A. Giải trí
B. Giáo dưỡng
C. Phát triển
D. Giáo dục
Câu 3: Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
A. Giáo viên là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức có sẵn
B. Học sinh tạo ra tình huống, giáo viên chỉ tổ chức dựa trên vấn đề, tình huống
do học sinh gây ra, chú trọng phát triển khả năng giải quyết tình huống của học
sinh
C. Giáo viên là người tổ chức, hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh tri thức, chú trọng khả
năng giải quyết vấn đề của học sinh
D. Giáo viên tạo tình huống, học sinh tiếp thu qua tình huống giáo viên đặt ra
Câu 4: Trong dạy học, để kích thích tư duy học sinh cần phải làm gì?
a. Liên tục hỏi học sinh.
b. Khen ngợi học sinh phát biểu tốt.
c. Ra nhiều bài tập khó cho học sinh.
Thường xuyên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.
Câu 5: Phát biểu nào không đúng với quá trình tư duy của con người?
a. Diễn ra theo một quá trình
b. Phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp
c. Kết quả mang tình khái quát và trừu tượng cao
d. Phản ánh những trải nghiệm của cuộc sống

Câu 6: Phát biểu nào không đúng về vai trò của tư duy?
a. Giúp con người hành động có ý thức
b. Mở rộng phạm vi nhận thức của con người
c. Giúp con người không bao giờ mắc sai lầm trong nhận thức
d. Giúp con người chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường
Câu 7: Tư duy phản ánh cái gì?
a. Cái mới mà trước đó ta chưa biết.
b. Những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật,
hiện tượng.
c. Những đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
d. Cả a, b và c.
Câu 8: Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể lĩnh hội nền văn hoá xã hội,
nâng cao tầm hiểu biết của mình. Đó là thể hiện vai trò của ngôn ngữ đối
với:
a. Tri giác.
b. Trí nhớ.
c. Tư duy.
d. Tưởng tượng
Câu 9: Điền từ phù hợp vào dấu... trong câu: tư duy phản ánh những mối
liên hệ và quan hệ...của hiện tượng trong hiện thực khách quan:
a. Bên trong
b. Có tính qui luật
c. Thuộc tính bản chất
d. Bên trong có tính qui luật

Câu 1. Những đặc điểm đặc trưng cho tư duy của con người là:

1. Phản ánh cái mới, cái chưa biết.

2. Phản ánh những thuộc tính bản chất, tính quy luật của sự vật hiện
tượng.

3. Phản ánh khi có sự tác động trực tiếp của sự vật hiện tượng vào giác
quan.

4. Phản ánh các thuộc tính trực quan bên ngoài của sự vật hiện tượng.

5. Là một quá trình tâm lí chỉ nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề.

Phương án đúng là:


A. 1, 2, 5

B. 2, 3, 4

C. 1, 3, 5

D. 1, 3, 4

Câu 2. Quá trình tâm lý cho phép con người cải tạo lại thông tin của nhận
thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn đối với hoạt động nhận thức
của con người là:
A. Trí nhớ.

B. Tri giác.

C. Tư duy.

D. Tưởng tượng.

Câu 3. Quá trình tâm lý nảy sinh khi xuất hiện hoàn cảnh có vấn đề, giúp
con người nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan là:
A. Cảm giác.

B. Trí nhớ.

C. Tri giác.

D. Tư duy.

Câu 4. Khi đến bến xe buýt không phải “giờ cao điểm” mà thấy quá đông
người đợi, ta nghĩ ngay rằng xe đã bỏ chuyến.
Đặc điểm nào dưới đây của tư duy được mô tả trong trường hợp trên?
A. Tính có vấn đề.

B. Tính gián tiếp.

C. Tính trừu tượng.

D. Tính khái quát.

Câu 5. Muốn kích thích tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải bảo đảm các
điều kiện:

1. Cá nhân ý thức được vấn đề.

2. Dữ kiện nằm ngoài tầm hiểu biết.

3. Có nhu cầu giải quyết vấn đề.

4. Dữ kiện nằm trong tầm hiểu biết.

5. Dữ kiện quen thuộc.

Phương án đúng là:


A. 1, 3, 5

B. 1, 2, 4

C. 1, 3, 4

D. 2, 3, 5

Câu 6. Nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt,
người kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray để
đảm bảo an toàn khi tàu chạy. Đặc điểm nào dưới đây của tư duy được thể
hiện trong trường hợp trên?
A. Tính “có vấn đề”.

B. Tính gián tiếp.

C. Tính trừu tượng và khái quát.

D. Tính chất lí tính của tư duy.


Câu 7. Đặc điểm nào của tư duy thể hiện rõ nhất trong tình huống
sau: "Một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ ngoài của bệnh nhân
là có thể đoán biết được họ bị bệnh gì?".
A. Tính có vấn đề của tư duy.

B. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.

C. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.

D. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy.

Câu 8. Trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất
hiện?
A. Cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần
thưởng.

B. Cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: Những kỉ niệm từ thủa thiếu
thời tràn đầy kí ức.

C. Trống vào đã 15 phút mà cô giáo chưa đến, Vân nghĩ: Chắc cô giáo hôm nay
lại ốm.

D. Cả A, B, C.

Câu 9. Trong một hành động tư duy cụ thể, việc sử dụng các thao tác tư duy
được thực hiện:

1. Theo một trình tự nhất định.

2. Do nhiệm vụ tư duy quy định.

3. Đan xen nhau không theo một trình tự nào.

4. Không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các thao tác tư duy.

5. Phải thực hiện đầy đủ các thao tác tư duy.

Phương án đúng là:


A. 1, 2, 4

B. 2, 3, 4
C. 2, 3, 5

D. 1, 2, 5

Câu 10. Trong số những đặc điểm của quá trình phản ánh được nêu ra
dưới đây, đặc điểm nào đặc trưng cho tư duy?
A. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các ý nghĩ, cảm xúc, hình tượng về
sự vật, hiện tượng đã tri giác dưới đây.

B. Phản ánh các sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ phận của
chúng.

C. Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của
sự vật và hiện tượng.

D. Cả A, B, C.

Câu 11. Phát triển tư duy phải gắn liền với việc trau dồi ngôn ngữ. Biện
pháp này được rút ra từ đặc điểm nào dưới đây của tư duy?
A. Tính gián tiếp.

B. Tính trừu tượng và khái quát.

C. Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ.

D. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.

Câu 12. Trước khi giải bài tập toán, chúng ta thường tóm tắt đề. Việc làm
đó có tác dụng kích thích thao tác nào dưới đây của tư duy?
A. Phân tích.

B. Tổng hợp.

C. Trừu tượng hoá.

D. Khái quát hoá.

You might also like