You are on page 1of 4

Bức tranh tứ bình

Đoạn thơ gồm 10 câu ( câu 43 đến câu 52 ) trong 90 câu thơ trong sách giáo khoa.
Đoạn thơ là lời của người về xuôi bộc lộ nỗi nhớ với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu đã giới thiệu cảm xúc bao trùm bài thơ đó là nỗi nhớ thiên nhiên và con
người Việt Bắc. Nhà thơ đã sử dụng lối xưng hô quen thuộc trong ca dao truyền thống.
Cách xưng hô '' mình - ta '' đã diễn tả tình cảm người ở lại và người ra đi. Người bình dân
xưa đã rất tinh tế khi sử dụng cặp đại từ này để biểu đạt muối quan hệ thắm thiết giữa
những người yêu thương nhau:

Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Hay

Mình về ta chẳng cho về

Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ

Bốn chữ ta quấn quýt bên một chữ mình Khiến cho nỗi nhớ càng nồng nàn tha thiết.
Câu thơ chính là câu hỏi tu từ không chỉ có ý nghĩa là lời ướm hỏi mà còn là một cách tế
nhị Để khẳng định tình cảm của người ra đi. Ta về chẳng biết mình có nhớ ta không
nhưng ngay cả khi mình không nhớ ta thì ta vẫn nhớ mình. Trong nỗi nhớ của người ra đi,
hai hình ảnh để lại ấn tượng sâu đậm nhất hoa và người. Hoa là hình ảnh hoán dụ vụ
dùng để chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Hoa là thứ đẹp nhất lại xuất hiện cùng
người. Đây là lối diễn đạt tinh tế, hàm ý ngợi ca người Việt Bắc cũng đẹp như hoa bởi lẽ
người ta là hoa của đất. Như vậy trong hai câu thơ đầu người ra đi đã khẳng định tình
cảm của mình qua nỗi nhớ về những gì đẹp nhất của Việt Bắc: nhớ người nhớ hoa. Trong
nỗi nhớ ấy hai hình ảnh xuất hiện trong thế đồng điệu soi chiếu tôn lên vẻ đẹp của nhau.

8 câu thơ sau là sự cụ thể hóa nỗi nhớ của người về xuôi với Việt Bắc.Cảnh và người
hòa quyện, đan chiếu trong nhau cứ câu lục tả hoa thì câu bát tả người.Thiên nhiên Việt
Bắc hiện lên như một bức tranh tứ bình bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông.Tranh Tứ Bình là
một loại tranh rất phổ biến trong nghệ thuật trung đại. Nó thường bao gồm 4 bức tranh
miêu tả bốn mặt bốn phương diện của đối tượng vì thế nó thường có tính hoàn chỉnh và
đó cũng là một cách riêng để khái quát về thế giới. Trong nghệ thuật Trung Đại có nhiều
bộ tứ bình nổi tiếng: Tùng trúc Cúc Mai, long ly quy phụng. Trong văn học, chúng ta
cũng bắt gặp cách xây dựng hình ảnh theo kiểu tứ bình.Đó là cảnh buồn trông trong Kiều
ở lầu Ngưng Bích 24 thời oanh liệt của con hổ trong bài thơ Nhớ Rừng.Trong đoạn
thơ,Tố Hữu cũng khắc họa một bức tranh tứ bình nhưng là tứ bình của bốn mùa trong
năm.Mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng hoàn thiện bức tranh con người và thiên nhiên Tây
Bắc.

Trước hết, Việt Bắc gây ngỡ ngàng cho người đọc bởi vẻ đẹp của mùa đông:’’ Rừng
xanh hoa chuối đỏ tươi;;. Mùa đông ở Việt Bắc thường buồn không chỉ vì sự khắc nghiệt
của thời tiết mà còn bởi sự tẻ nhạt, đơn điệu của núi rừng, nơi heo hút, hoang sơ.Tuy
nhiên, mùa đông trong thơ Việt Bắc của Tố Hữu lại tươi vui, ấm áp. Trên nền rừng xanh
mênh mông, lạnh lẽo xét nghiệm màu đỏ của bông hoa chuối. Màu xanh là gam màu lạnh
gợi sự tĩnh lặng, lặng lẽo lại được đặt cạnh sắc màu đỏ tươi - gam màu nóng gợi sự ấm
áp, sum vầy. Giữa nền xanh của rừng cây, bông hoa chuội ấy tựa như một bó đuốc thắp
sáng ấm lại sự lạnh lẽo của sương gió, giá rét.Bông hoa chuối ấy cũng tựa như một nụ
cười rạng rỡ, tươi tắn, đỏ tươi của cô sơn nữ thiêu đốt lòng người trong nỗi nhớ lung
linh, huyền diệu. Có thể nói, màu đỏ ấy là sự thách thức trước thiên nhiên gió sương giá
rét của mùa đông.

Giữa bức tranh của núi rừng mênh mông ấy,con người Việt Bắc xuất hiện:’’ Đèo
cao ánh nắng dao gài thắt lưng’’.Đây là một câu thơ tả thực về người lao động. Cụ thể là
một người đi rừng. Họ đang bước chân trên đỉnh đèo cao, ánh nắng mặt trời chiếu vào
chiếc dao ở thắt lưng của họ lóe sáng. Con người được ánh sáng tôn vinh trong tư thế làm
chủ thiên nhiên.

Xuân sang sắc màu đổi khác:’’ Ngày xuân mơ nở trắng rừng’’. Cánh rừng xanh
hoa chuối đỏ tươi chơi đã nhường cho sắc trắng hoa mơ - một màu sắc tinh khiết dịu
mát.Chữ trắng vốn là tính từ nhưng trong câu thơ kết hợp với chữ nở thành một cụm
động từ diễn tả sự biến đổi về màu sắc nhanh chóng của hoa mơ.Có lẽ như chỉ cần tín
hiệu của mùa xuân gõ cửa, khi cái giá rét của mùa đông không còn hiện diện: sắc trắng
của hoa mơ bao phủ khắp núi rừng Việt Bắc. Sắc trắng ấy đã lấn áp tất cả: màu xanh của
những chồi cây mới nhú hay là những cành cây thô mộc, xù xì, khẳng khiu.Cả khu rừng
Việt Bắc bừng lên một sắc trắng tinh khôi. Sắc trắng của hoa mơ từng xuất hiện nhiều lần
trong thơ Tố Hữu:

Ôi Sáng xuân nay xuân nay xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ .

< Theo chân Bác >

Dưới khu rừng ngập tràn sắc trắng của hoa mơ là hình ảnh của con người Việt Bắc
trong công việc đời thường. ‘’Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang’’. Câu thơ nhắc
đến hình ảnh người lao động Việt Bắc với công việc cụ thể là đan nón. Họ đan những
chiếc nón nghĩa tình để gửi cho bộ đội và dân công trên khắp các nẻo đường với niềm hy
vọng về chiến thắng ròn rã trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Động từ chuốt gọi sự
khéo léo của người Việt Bắc đang làm đẹp cho đời bằng đôi tay tài hoa điêu luyện.Cụm
từ từng sợi giang lại gợi sự cần cù kiên nhẫn tỉ mỉ. Với câu thơ này, Tố Hữu đã thể hiện
sự ca ngợi, trân trọng đối với vẻ đẹp của con người Việt Bắc - những con người không
chỉ cần cù mà còn cẩn trọng, tỉ mỉ, tinh tế, hài hòa.

Mùa xuân ấm áp, trong trẻo trẻ đã nhường chỗ cho mùa hè, tươi mới:’’Ve kêu rừng
phách đổ vàng’’. Nếu đoạn thơ tứ bình được xem là câu thơ đặc sắc nhất trong 150 câu
thơ Việt Bắc thì hai câu thơ miêu tả bức tranh ngày hè là hai câu thơ đẹp và thành công
nhất.Đó là bức tranh tràn đầy ánh sáng, ảnh rực rỡ sắc màu,rộn rã âm thanh.Ánh sáng
chói chang đầy sức sống của ngày hè bao trùm cả khu rừng xanh mênh mông.Sắc màu
rực rỡ của hoa phách cho cả khu rừng vẻ trẻ trung, rực rỡ.Và để cho bức tranh tưng bừng,
tươi vui, nhộn nhịp thì không thể thiếu âm thanh của tiếng ve ngân.

Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng rất sáng tạo.ve vốn là loài động vật vô tri vô
giác vậy mà nó biết kêu biết gọi hè sang, biết sôi rừng phách để hoa vàng. Chữ đổ trong
câu thơ được sử dụng sáng tạo: không phải trổ hoa mà là đổ hoa.Nếu là trổ hoa chỉ diễn
tả được sự bung nở lẻ tẻ của bông hoa thì đổ hoa lại biến đổi sắc màu một cách nhanh
lẹ.Có vẻ như, chỉ qua một cái chớp mắt, một trận gió nhẹ qua là cả rừng phách nhất loạt
đổ hoa vàng. Câu thơ nhắc đến hình ảnh rừng phách, có thể hiểu đây là hình ảnh rừng
cây phách - Một loài cây thân gỗ mọc phổ biến ở núi rừng Tây Bắc. cũng có thể hiểu đây
là tiếng nhạc cụ “ đàn phách ‘’. Tiếng ve như một rừng đàn phách, một bản giao hưởng
rộn rã chào đón hè sang.

Xuất hiện giữa nền cảnh ấy hình ảnh cô gái Việt Bắc giữa cuộc sống đời thường:
‘’Nhớ cô em gái hái măng một mình’’. Hình ảnh 1 cô sơn nữ trẻ trung xuất hiện giữa một
cuộc sống xanh mênh mông nhưng không hề gợi sự ấn tượng lẻ loi, đơn độc, bởi giữa
cảnh và người dường như có sự giao thoa thắm thiết. Thiên nhiên làm nền cho con người
xuất hiện. Cô gái ấy đi hái những ngọn măng rừng, đóng góp công sức nhỏ bé của mình
cho cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Những ngọn măng rừng đưa vào bữa cơm của
những người chiến sĩ cả khi băng rừng vượt suối, Cả khi chiến đấu quân thù. Người Việt
Bắc bằng những công việc lặng thầm đã cống hiến cho cuộc kháng chiến bền bỉ của dân
tộc cùng làm nên chiến công lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Không chỉ là một cô
gái hái măng mà còn là một người đan nón cẩn thận chuốt từng sợi giang hay người mẹ
Việt Bắc địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.Hai chữ một mình xuất hiện cuối câu thơ thể
hiện sự chịu thương, chịu khó,hi sinh thầm lặng của người lao động. Thấm sâu trong từng
lời nói là tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả. Ở dây, động từ hái được sử dụng
rất tinh tế, trong rất nhiều động từ biểu đạt hình ảnh lấy măng dường như không có động
từ nào thay thế được, chỉ có chữ hái mới thể hiện được sự uyển chuyển, mềm mạng, dịu
dàng của cô em Việt Bắc trong hành động lấy măng.

Nếu mùa hè là bức tranh đẹp nhất thì mùa thu lại là bức tranh lạ, độc đáo nhất
trong bộ tứ bình. Khép lại bức tranh tứ bình. Tố Hữu đã gọi mùa thu về với Việt Bắc:’’
Rừng thu trăng rọi hòa bình’’.Tác giả không dùng tín hiệu của một loài hoa mà dùng
trăng đưa mùa thu tề với Việt Bắc.Dùng trăng để tả mùa thu không có gì độc đáo Mới mẻ
nhưng đặt trong bối cảnh Việt Bắc lúc bấy giờ,nhất là với những ai đã từng đi qua chiến
tranh khốc liệt

mới thấy ý nghĩa của vầng trăng hòa bình. Trăng hòa bình là vầng trăng tròn đầy, viên
mãn, là vầng trăng đại ngàn đã tiếng súng, lặng tiếng bom rơi. Không khí thanh bình đã
trở lại. Hình ảnh thơ không chỉ gợi sự lung linh huyền ảo của đêm thu khi ánh trăng chiếu
qua từng kẽ lá mà còn gợi không khí rạo rực yêu thương xúc động.

Dưới ánh trăng thu là hình ảnh những con người Việt Bắc:’’ nhớ ai tiếng hát ân tình
thủy chung’’. Đại từ phiếm chỉ ai trong câu thơ thơ không chỉ khiến cho ý thơ trở nên ý
nhị, tinh tế mà còn trở nên trang trọng,xúc động. Hình ảnh ảnh con người ở đây cũng
không giống với chân dung con người ở các bức tranh khác. Họ không nhắn với những
công việc lao động cụ thể như: đi rừng, đan nón, hái măng mà gắn với tiếng hát ân tình
thủy chung. Hình ảnh thơ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt
Bắc:thủy chung, son sắc, luôn hướng về cách mạng và kháng chiến.

You might also like