You are on page 1of 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Trang: 1 / 77

Ban hành/Sửa đổi:…../…..

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN PHẠM HỒNG DŨNG


Ngày hiệu lực:…../…../2016

Giáo trình THÔNG TIN LIÊN LẠC VÔ TUYẾN khái quát về một số nội dung cơ
bản về thông tin liên lạc hàng không do Trung tâm Đào tạo VietJet chịu trách
nhiệm biên soạn và cập nhật, được phê chuẩn và ban hành bởi Lãnh đạo
Công ty Hàng không cổ phần Vietjet. Mọi thông tin liên quan xin gửi tới:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETJET (VTC)


Lầu 09, tòa nhà CT Plaza
Số 60A Trường Sơn, Phường 2,
Quận Tân Bình, TP.HCM, Việt Nam
Tel: + 84 8 3547 1866 - Ext: 400, Hotline: +84 988 963 137
Fax: + 84 8 3547 1841
Email: trainingcenter@vietjetair.com
THÔNG TIN LIÊN LẠC Trang: 2 / 77

Ban hành/Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN DANH SÁCH PHÂN PHỐI


30/11/2016

DANH SÁCH PHÂN PHỐI

Người nhận Địa điểm Định dạng Số văn bản


THÔNG TIN LIÊN LẠC Trang: 3 / 77

Ban hành/Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN CHỈNH SỬA TÀI LIỆU


30/11/2016

CHỈNH SỬA TÀI LIỆU

Số Cập
Ngày ban Ngày Đơn vị
ban nhật Lý do cập nhật
hành cập nhật cập nhật
hành lần
01 00 Ban hành lần đầu
Đáp ứng theo tài
02 00
liệu DOC 7192
THÔNG TIN LIÊN LẠC Trang: /

Ban hành/Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN MỤC LỤC


30/11/2016

MỤC LỤC
1 Dịch vụ viễn thông hàng không quốc tế...................................................5
1.1 Giới thiệu..................................................................................................... 5
1.2 Dịch vụ cố định hàng không (Aeronautical Fixed Service -AFS).................7
1.3 Dịch vụ lưu động hàng không (aeronautical mobile service -AMS).............9
1.4 Dịch vụ vô tuyến dẫn đường hàng không (aeronautical radio navigation
service)............................................................................................................. 10
1.5 Dịch vụ truyền bá tin tức hàng không (aeronautical broadcast service)....10
2. Lý thuyết vô tuyến cơ bản..........................................................................13
2.1. Biên độ (amplitude)................................................................................13
2.2. Tần số (Frequency)...............................................................................13
2.3. Phân loại sóng vô tuyến.........................................................................13
2.4. Âm thanh và sóng âm thanh (sound wave)............................................14
2.5. Phổ tần số vô tuyến...............................................................................14
2.6. Lý thuyết điều chế, nguyên lý hoạt động máy thu phát tín hiệu.............18
3. Dịch vụ cố định hàng không (Aeronautical Fixed Service - AFS)...........24
3.1. Vùng luân chuyển điện văn....................................................................24
3.2. Địa danh................................................................................................ 24
3.3. Các ký tự được dùng trong điện văn AFTN...........................................25
3.4. Các loại điện văn AFTN:........................................................................25
3.5. Thứ tự độ khẩn......................................................................................40
3.6. Lưu trữ các điện văn AFTN...................................................................41
3.7. Hình thức điện văn AFTN......................................................................42
3.8. Một số mẫu điện văn AFTN...................................................................47
3.9. Điện văn sita (Société Internationale de Télécommunications
Aéronautiques).................................................................................................. 47
4. Dịch vụ lưu động hàng không (Aeronautical Mobile Service)................51
4.1. Các loại điện văn...................................................................................51
4.2. Hủy bỏ điện văn.....................................................................................53
4.3. Bộ chữ cái nói (phonetic alphabet)........................................................53
4.4. Chuyển số trong thoại vô tuyến.............................................................55
4.5. Các thủ tục selcal..................................................................................60
4.6. Cách thức hoạt động của ACARS.........................................................64
5. Dịch vụ vô tuyến dẫn đường hàng không (Radio Navigation Service)
67
5.1. Các phương tiện dẫn đường chuẩn......................................................67
5.2. Một số hệ thống dẫn đường..................................................................68
6. Dịch vụ hàng không tự động (Automated Aeronautical Service)...........73
6.1. Hệ thống thông tin VHF.........................................................................73
6.2. Hệ thống thu phát VHF (phục vụ khí tượng tại sân bay)........................74
Trang: 5 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

1 Dịch vụ viễn thông hàng không quốc tế

1.1 Giới thiệu


Trong ngành hàng không, thông tin liên lạc được sử dụng để đáp ứng nhu
cầu chuyển tải tất cả các dạng thông tin giữa những người sử dụng là các
cơ quan quản lý nhà nước (Cục HKVN - CAAV), các cơ quan khai thác
phương tiện vận chuyển (các hãng hàng không - AOC), các cơ quan quản lý
điều hành và đảm bảo hoạt động bay (gọi chung là Quản lý bay - ATC).
Thông tin liên lạc trong lĩnh vực Quản lý bay được thiết lập để truyền tin
giữa KSVKL và người lái, giữa các cơ quan KSKL với nhau.

Hình 1. Các hệ thống thông tin hàng không.

Dịch vụ viễn thông hàng không quốc tế được tạo thành bởi 4 loại dịch vụ,
mỗi loại cung cấp một dịch vụ viễn thông cần thiết cho ngành Hàng không
dân dụng thế giới, nhằm đảm bảo an toàn cho nền không vận và đáp ứng
được các yêu cầu của dịch vụ không lưu. Các dịch vụ đó là:
Trang: 6 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

- Dịch vụ cố định hàng không (Aeronautical Fixed Sercvice - AFS)


- Dịch vụ lưu động hàng không (Aeronautical Mobile Service - AMS)
- Dịch vụ vô tuyến dẫn đường hàng không (Aeronautical Radio
Navigation Service)
- Dịch vụ truyền bá tin tức hàng không (Aeronautical Broadcast Service)
Trang: 7 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Hình 2: Dịch vụ viễn thông hàng không quốc tế

1.2 Dịch vụ cố định hàng không (Aeronautical Fixed Service -AFS)


Dịch vụ cố định hàng không (AFS) là một dịch vụ vô tuyến giữa các điểm cố
định được định rõ để đảm bảo chủ yếu cho sự an toàn không vận và khai
thác, điều hoà, hiệu quả, kinh tế của các dịch vụ hàng không.
AFS là dịch vụ liên lạc đất đối đất toàn thế giới, những trạm liên lạc này có
thể ở là tầm xa, ngắn hay cục bộ.
AFS bao gồm tất cả các loại hệ thống liên lạc điểm đối điểm trong điện báo
(Telegraphy), thoại vô tuyến (Telephone), vô tuyến truyền chữ
(Teletypewriter).
AFS bao gồm các mạch liên lạc sau:
Trang: 8 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

a Mạch trực thoại dùng cho công tác không lưu (Air Traffic Service Direct
Speech Circuits: Là mạch trực thoại được dùng cho Kiểm soát viên
không lưu để liên lạc giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong
nước hay các khu vực kế cậnhoặc giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ
không lưu với các cơ sở khác liên quan đến công tác chỉ huy điều hành
bay.
Hotline: là đường thông tin thoại trực tiếp dùng cho KSVKL để trao đổi
thông tin giữa các đơn vị không lưu trong nước và các quốc gia kế cận.
Liên lạc này sử dụng các kênh thoại nóng (hotline) trực tiếp, qua mạng
vệ tinh VSAT dùng riêng của ngành hàng không hoặc thuê kênh VSAT
của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và quốc tế.

b Mạng viễn thông khai thác khí tượng (Meteorological operation


Telecommunication Network): Là hệ thống các kênh khai thác khí
tượng thuộc dịch vụ cố định hàng không, mạng dùng để trao đổi tin tức
khí tượng hàng không giữa các đài cố định hàng không nằm trong hệ
thống.
c Mạng cố định viễn thông hàng không (Aeronautical Fixed
Telecommunication Network - AFTN) :
Mạng AFTN là một mạng truyền điện văn toàn cầu cho ngành hàng
không được xây dựng trên cơ sở từ các mạng của từng quốc gia rồi
đấu nối với nhau nhằm trao đổi các điện văn text dưới dạng dữ liệu
giữa các đài cố định HK có cùng đặc tính liên lạc tương hợp.

Dịch vụ này dùng để trao đổi các điện văn ATS (Air Traffic Service –
dịch vụ không lưu) giữa các cơ quan KSKL với nhau và giữa các cơ
quan KSKL với những người có nhu cầu sử dụng thông tin (các nhà
chức trách HK: Cục HK, cảng vụ HK; các nhà khai thác hoạt động bay:
các hãng HK; các hãng sản xuất tàu bay v.v).
Trang: 9 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Hình 3. Sơ đồ kết nối mạng AFTN tại Việt Nam.

1.3 Dịch vụ lưu động hàng không (aeronautical mobile service -AMS)
Dịch vụ lưu động hàng không là dịch vụ liên lạc vô tuyến giữa các đài hàng
không và các tàu bay hoặc giữa các tàu bay với nhau, nó bao gồm:
- Dịch vụ lưu động hàng không giữa các đơn vị kiểm soát không lưu
như trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài (ACC), Kiểm soát tiếp
cận (APP), trung tâm thông báo bay (FIC), Đài chỉ huy (TWR) và tàu
bay sử dụng thoại vô tuyến trên băng tần VHF/UHF.
- Dịch vụ lưu động hàng không giữa các đài hàng không (A/G) và tàu
bay dùng thoại vô tuyến trên băng tần HF/VHF.
- Dịch vụ lưu động hàng không giữa các đài hàng không thuộc các công
ty bay với tàu bay dùng thoại vô tuyến trên băng tần HF/VHF.
Trang: 10 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

1.4 Dịch vụ vô tuyến dẫn đường hàng không (aeronautical radio


navigation service)
Dịch vụ vô tuyến dẫn đường hàng không là dịch vụ sử dụng các thiết bị vô
tuyến để giúp tàu bay xác định vị trí, phương hướng, đường bay, sân bay
hoặc báo trước các chướng ngại vật trong khi bay.
Các thiết bị dẫn đường như NDB, VOR, DME, ILS v.v.... được đặt dọc theo
các đường bay hay sân bay.
1.5 Dịch vụ truyền bá tin tức hàng không (aeronautical broadcast service)
Dịch vụ truyền bá tin tức hàng không là dịch vụ truyền những tin tức liên
quan đến không vận, bao gồm tất cả những tin tức khí tượng và hàng
không. Các tin tức này được cung cấp bởi các đơn vị Kiểm soát không lưu,
các đài hàng không, trung tâm AFTN. Dịch vụ này sử dụng các loại phát
như: Thoại vô tuyến, vô tuyến điện báo, vô tuyến truyền chữ và được liệt kê
như sau:
- Trung tâm AFTN cung cấp tin tức khí tượng dùng vô tuyến điện báo
hay vô tuyến truyền chữ phát theo thời biểu hay liên tục trên sóng HF.
- Các đơn vị kiểm soát không lưu cung cấp tin tức tại sân một cách tự
động, bao gồm tin tức khí tượng và sân bay cho tất cả tàu bay đi và
đến trên sóng VHF, những tin tức này được phát liên tục bằng thoại vô
tuyến và được cập nhật hàng giờ hay theo yêu cầu.
- Đài hàng không cung cấp tin tức khí tượng cho tàu bay đang bay trên
sóng HF theo thời biểu hay liên tục. Tin tức được cập nhật hàng giờ
hay khi cần thiết trong giờ.
- Dịch vụ viễn thông hàng không thực sự là lãnh vực của thế giới, nó
đảm bảo nhu cầu về thông tin và phù trợ vô tuyến cần thiết cho sự an
toàn, điều hoà hữu hiệu cho nền không vận thế giới bằng cách cung
cấp các dịch vụ giữa các đơn vị, văn phòng hay các đài của các quốc
gia khác nhau, giữa các đài lưu động không cùng nằm trong một nước.

- Thông tin liên lạc trên sóng VHF (Very High Frequency)
 Thông tin liên lạc trên sóng VHF đất đối không dùng để:
Trang: 11 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

 Truyền đạt các huấn lệnh của KSVKL tới người lái.
 Người lái báo cáo vị trí và tình trạng hoạt động của trang
thiết bị trên tàu bay cho KSVKL.
 Thông qua KSVKL, người lái có thể nhờ chuyển một số
thông tin cho đối tượng khác phục vụ công tác chuyên môn
của mình.
 Thông tin liên lạc này được thực hiện thông qua hệ thống liên lạc
VHF (Very High Frequency) ở dải tần số 118 MHz – 137 MHz. Để
đảm bảo liện lạc thoại giữa KSVKL và người lái tại mỗi giai đoạn
điều hành chuyến bay (khu vực sân bay, khu vực tiếp cận và bay
đường dài), các trạm VHF được tính toán lắp đặt phù hợp. Hiện
nay, tại 22 cảng hàng không trên toàn quốc đều được lắp đặt trạm
VHF để phục vụ cho điều hành bay tại khu vực sân bay; 03 trạm
VHF tiếp cận được lắp tại 3 cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà
Nẵng, Tân Sơn Nhất để phục vụ điều hành bay tiếp cận; 07 trạm
VHF đường dài được lắp đặt theo dọc trục đường bay Bắc - Nam
tại Mộc Châu, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Tân Sơn Nhất
và Cà Mau để phục vụ điều hành bay đường dài. Mỗi trạm VHF
đường dài có tầm phủ tối đa 250 NM, tương đương 450 km.
Trang: 12 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Hình 4. Tầm phủ sóng VHF đối với các tàu bay bay ở mực bay 290.

- Thông tin liên lạc trên sóng HF (High Frequency)

Thông tin liên lạc trên sóng HF đất đối đất dùng để liên lạc giữa các cơ
quan KSKL với nhau, HF đất đối không để liên lạc giữa KSVKL với
người lái được sử dụng để hỗ trợ tại những vùng liên lạc sóng VHF đất
đối không không với tới do sóng HF phản xạ bởi tầng điện ly nên tầm
phủ sóng rất lớn có thể lên tới 15000 NM trong khi sóng VHF chỉ đạt
vài trăm NM.
Trang: 13 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

2. Lý thuyết vô tuyến cơ bản


Có 2 phương thức truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến, đó là AM và FM.
Sóng vô tuyến là một dạng dao động sóng, không nhìn thấy được và được
lan tỏa theo mọi hướng
2.1. Biên độ (amplitude)
Chính là "độ cao" của một cột sóng. Biên độ càng lớn, cột sóng càng cao.
2.2. Tần số (Frequency)
Tần số là độ gần giữa các cột sóng. Tần số càng lớn, các cột sóng càng
gần nhau.
2.3. Phân loại sóng vô tuyến
2.3.1. Sóng điện từ
Là sóng truyền dẫn trong không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng,
có tần số từ 30KHz đến hàng ngàn MHz, con người đã sử dụng sóng điện
từ trong các lĩnh vực thông tin , vô tuyến điện , truyền thanh, truyền hình,
trong đó Radio là lĩnh vực truyền thanh chiếm giải tần từ 30KHz đến
khoảng 16MHz với các sóng điều chế AM, và từ 76MHz đến 130MHz với
các sóng điều chế FM.
2.3.2. Sóng dài
Sóng dài là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 3(kHz) ÷ 300(kHz),
bước sóng > 3000(m).
Được dùng để thông tin dưới nước, và ít được dùng để thông tin trên mặt
đất, vì năng lượng của chúng thấp, không truyền được đi xa.
2.3.3. Sóng trung
Sóng trung là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 300(kHz) ÷
3000(kHz), bước sóng trong khoảng 3000(m) ÷ 200(m).
Các sóng trung truyền dọc theo bề mặt của trái đất. Ban ngày chúng bị
tầng điện li hấp thụ mạnh, nên khôngtruyền được xa. Ban đêm, tầng điện li
phản xạ các sóng trung nên chúng truyền được xa. Vì vậy ban đêm nghe
đài bằng sóng trung rõ hơn ban ngày.

2.3.4. Sóng ngắn


Trang: 14 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Sóng ngắn là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 3000(kHz) ÷ 30


000(kHz), bước sóng trong khoảng 200(m) ÷ 10(m).
Các sóng ngắn có năng lượng lớn hơn sóng trung. Chúng phản xạ rất tốt
trên tầng điện li, cũng như trên mặt đất và mặt nước biển (giống như sóng
ánh sáng).
2.4. Âm thanh và sóng âm thanh (sound wave)
Âm thanh là sóng cơ học có biên độ nhỏ mà thính giác của con người có
thể nhận biết được. Thí dụ: sóng âm phát ra từ một nhánh âm thoa, một
dây đàn, một mặt trống đang rung động. Mỗi âm đơn có một tần số riêng.
Ðơn vị tần số là Hertz (viết tắt là Hz). Hertz là tần số của một quá trình dao
động âm mà cứ mỗi giây vật thực hiện được một dao động. Dao động âm
có tần số khoảng từ 20 - 20.000 Hz. Những dao động cơ có tần số dưới 20
Hz gọi là hạ âm, trên 20.000 Hz gọi là siêu âm. Như vậy, sóng âm nghe
được có bước sóng từ 20m ( 2cm trong chân không).
f < 20 Hz 20 Hz < f < 20.000 f > 20000 Hz
Hz
Hạ âm Âm (nghe được) Siêu âm
2.5. Phổ tần số vô tuyến
Phổ tần số vô tuyến (còn gọi là phổ vô tuyến hay phổ tần vô tuyến) là
phần phổ điện từ tương ứng với tần số vô tuyến – có nghĩa là các tần số
thấp hơn khoảng 300 GHz (hoặc tương đương với bước sóng dài hơn
khoảng 1 mm). Một băng tần là một dải nhỏ trong phổ tần thông tin vô
tuyến, trong băng tần các kênh thông tin thường được sử dụng hoặc dành
cho cùng mục đích.
Ở tần số trên 300 GHz, bầu khí quyển Trái đất hấp thụ mạnh bức xạ điện
từ, bức xạ điện tử không thể xuyên qua được. Ở dải tần số nằm trong cửa
sổ tần số quang và cận hồng ngoại, khí quyển hấp thụ yếu và bức xạ điện
từ dễ dàng xuyên qua bầu khí quyển.
Để chống nhiễu và sử dụng hiệu quả phổ tần vô tuyến, các dịch vụ sẽ
được phân bổ các dải tần khác nhau. Ví dụ, các thiết bị di động, quảng bá
Trang: 15 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

hay dẫn đường sẽ được ấn định hoạt động trong các dải tần không chồng
lấn nhau.
Mỗi một băng tần có một sơ đồ băng tần cơ bản cho biết băng tần đó được
sử dụng và chia sẻ như thế nào, để tránh nhiễu và thiết lập giao thức cho
tính tương thích của máy phát và máy thu.
Các băng tần được chia thành các bước sóng 10n mét hay ở tần số
3×10n hertz. Dưới đây là bảng phân bổ băng tần.
Băng Tần số và
Tên gọi Viết
tần bước sóng trong Ứng dụng
băng tần tắt
ITU không khí

< 3 Hz Tạp âm điện từ tự nhiêu


> 100,000 km và do con người tạo ra

3–30 Hz
Tần số cực
ELF 1 100,000 km – Thông tin dưới nước
kỳ thấp
10,000 km

Tần số siêu 30–300 Hz


SLF 2 Thông tin dưới nước
thấp 10,000 km – 1000 km

Tần số cực 300–3000 Hz Thông tin dưới nước,


ULF 3
thấp 1000 km – 100 km thông tin trong hầm mỏ

Dẫn đường, tín hiệu thời


gian, thông tin dưới
Tần số rất 3–30 kHz
VLF 4 nước, thiết bị hiển thị
thấp 100 km – 10 km
nhịp tim không dây, địa
vật lý

Tần số thấp LF 5 30–300 kHz Dẫn đường, tín hiệu thời


10 km – 1 km gian, quảng bá (sóng
dài) AM (Châu Âu và
một phần châu
Á), RFID, vô tuyến
Trang: 16 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

nghiệp dư

Quảng bá (sóng trung)


Tần số 300–3000 kHz
MF 6 AM, vô tuyến nghiệp dư,
trung bình 1 km – 100 m
cảnh báo tuyết lở

Quảng bá sóng ngắn, vô


tuyến nghiệp dư, thông
tin ngoài đường chân
trời, RFID, radar ngoài
3–30 MHz đường chân trời, thông
Tần số cao HF 7
100 m – 10 m tin vô tuyến thiết lập liên
kết tự động (ALE) /
(NVIS), điện thoại vô
tuyến di động và hàng
hải

Vô tuyến FM, thông tin


quảng bá, thông tin giữa
tàu bay-tàu bay và tàu
Tần số rất 30–300 MHz
VHF 8 bay-mặt đất. Thông tin di
cao 10 m – 1 m
động mặt đất và hàng
hải, vô tuyến nghiệp dư
và vô tuyến thời tiết
Trang: 17 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Quảng bá truyền hình, lò


vi sóng, thông tin/thiết bị
vi ba, thiên văn vô
tuyến, điện thoại di
Tần số cực 300–3000 MHz động,WLAN, Bluetooth,
UHF 9
cao 1 m – 100 mm ZigBee, GPS và vô
tuyến hai chiều như vô
tuyến di động mặt
đất, FRS và GMRS, vô
tuyến nghiệp dư

thiên văn vô tuyến,


thông tin/thiết bị vi ba,
Tần số siêu 3–30 GHz WLAN, radar, vệ tinh
SHF 10
cao 100 mm – 10 mm thông tin, truyền hình vệ
tinh, DBS, vô tuyến
nghiệp dư

thiên văn vô tuyến,


thông tin vi ba cao
tần, viễn thám, vô tuyến
Tần số cực 30–300 GHz
EHF 11 nghiệp dư, vũ khí định
kỳ cao 10 mm – 1 mm
hướng chùm năng
lượng trực tiếp, máy
quét sóng milimet

Terahertz h Ứng dụng tiềm năng trong y


THz
ayTần số 300–3,000 GHz học, thay thế cho tia-X, thông
or 12
cực cực 1 mm – 100 μm tin/tính toán terahertz, viễn
THF
cao thám, vô tuyến nghiệp dư…
Trang: 18 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

2.6. Lý thuyết điều chế, nguyên lý hoạt động máy thu phát tín hiệu

2.6.1 Tổng quát chung về điều chế tín hiệu

2.6.1.1 Khái niệm


Mỗi hệ thống thông tin có nhiệm vụ truyền tin tức từ đài phát tới nơi nhận
tin, nó có sơ đồ khối tổng quát như hình:

Tin tức Tín hiệu Máy phát Tín hiệu bị


ban đầu Biến đổi điện - Điều chế điều chế Kênh
Nguồn tin truyền
Tin tức – Tín hiệu - Khuếch đại
- Anten phát

Tín hiệu
điện tần
Máy thu (anten thu)
thấp Biến đổi Tin tức Nhận
Tín hiệu - Khuếch đại
Tin tức – Tín hiệu tin
điều chế - Giải điều chế

Hình 5. Sơ đồ hệ thống thông tin

- Máy phát là khối bao gồm các chức năng: biến đổi tín hiệu điện thành
dạng tiện lợi cho việc truyền đi xa, có khả năng chống nhiễu cao và
không làm méo tín hiệu trong quá trình xử lí đó chính là vấn đề cơ bản
của việc điều chế tín hiệu. Ngoài ra để đảm bảo công suất phát nó phải
thực hiện khuếch đại tín hiệu, và với các hệ thống thông tin không dây,
máy phát phải có anten phát để bức xạ tín hiệu điện thành sóng điện từ
lan truyền trong không gian

- Tín hiệu sau máy phát được truyền qua kênh truyền để đến máy thu.
Có hai loại kênh truyền cơ bản là dây dẫn (cáp điện, cáp quang) và
truyền trong không gian. Các kênh dây dẫn điện dùng trong thông tin
điện thoại, điện báo, truyền hình công nghiệp… các kênh không dây
dùng trong phát thanh, truyền hình, thông tin vệ tinh và đo lường từ
xa…
Trang: 19 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

- Tín hiệu qua kênh truyền sẽ đi đến máy thu. Các bộ phận cơ bản của
máy thu là anten (truyền không dây), khuếch đại và bộ giải điều chế.
Qua đó tín hiệu sẽ được trả về dạng tín hiệu tần thấp ban đầu.

- Bởi vì trong phần này ta quan tâm đến vấn đề điều chế, như có thể
thấy trên sơ đồ hệ thống thông tin, là khâu rất quan trọng nên sẽ giới
thiệu qua mục đích và cách phân loại điều chế.

2.6.1.2 Định nghĩa


Điều chế là quá trình ghi tin tức vào một dao động cao tần nhờ biến đổi một
số thông số nào đó như biên độ, tần số, góc pha, độ rộng xung, …của dao
động cao tần theo tín hiệu điều chế âm tần hay nói cách khác nó là một quá
trình xử lí làm biến đổi một dạng sóng có liên quan đến một dạng sóng khác

2.6.1.3 Mục đích của điều chế tín hiệu


Tín hiệu ở đầu ra bộ biến đổi tín hiệu có tần số rất thấp do đó không thể
truyền đi xa vì hiệu suất truyền không cao. Vì vậy người ta thực hiện điều
chế tín hiệu với ba mục đích sau:

- Để có thể bức xạ vào không gian dưới dạng sóng điện từ. Ví dụ, nếu
muốn truyền âm thanh trên khoảng cách lớn bằng sóng điện từ, ở đầu
ra của máy phát phải có anten phát. Kích thước của anten phát theo lí
thuyết trường điện từ không nhỏ hơn một phần mười độ dài của bước
sóng phát xạ. Phổ của tín hiệu tiếng nói thường vào khoảng 200Hz ÷
10Khz, như vậy kích thước của anten phát phải lớn cỡ hàng chục km,
đó là điều không thể thực hiện được trong thực tế. Thực hiện điều chế
tín hiệu cho phép chuyển phổ của tín hiệu lên phạm vi tần số lớn, ở đó
ta có thể có kích thước hợp lí của anten. Trong trường hợp kênh
truyền là dây dẫn, dải thông của đa số các cáp cũng nằm trong miền
tần số cao, các tín hiệu tần thấp sẽ bị suy giảm, dịch chuyển phổ tín
hiệu sẽ làm mất đi các hiệu ứng đó.

- Việc điều chế tín hiệu cho phép ta sử dụng hữu hiệu kênh truyền. Nếu
không có điều chế thì trên một kênh truyền chỉ truyền đi một tín hiệu,
Trang: 20 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

việc truyền đồng thời hai hoặc nhiều tín hiệu cùng một lúc, ở đầu thu
không thể tách riêng chúng ra được. Điều chế tín hiệu là dịch chuyển
phổ của tín hiệu từ tần số thấp lên các miền tần số cao khác nhau, ở
đầu thu sẽ thu được riêng rẽ từng tín hiệu nhờ những mạch lọc thông
dải.

- Điều chế làm tăng khả năng chống nhiễu cho hệ thống thông tin, bởi vì
các tín hiệu điều chế có khả năng chống nhiễu, mức độ tuỳ thuộc vào
các loại điều chế khác nhau.

2.6.2 Phân loại điều chế

Điều chế tín hiệu được thực hiện ở bên phát, với mục đích là chuyển phổ
của tín hiệu từ miền tần số thấp lên tần số cao. Việc dịch chuyển phổ của
tín hiệu lên tần số cao, được thực hiện bằng cách làm thay đổi các thông
số của sóng mang có tần số cao. Trong thực tế người ta thường dùng hai
loại sóng mang là các dao động điều hòa cao tần hoặc các dãy xung, do
đó ta sẽ có hai hệ thống điều chế là:

 Điều chế liên tục

 Điều chế xung

Các hệ thống điều chế

Liên tục Xung

Biên độ Góc Tương tự Số

AM-SC AM SSB-SC SSB VSB PM FM PAM PDM PPM PCM Delta

Hình 6. Phân loại các hệ thống điều chế.


Trang: 21 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

- Trong hệ thống điều chế liên tục, tín hiệu điều chế sẽ tác động làm thay
đổi các thông số như biên độ, tần số hoặc góc pha của sóng mang là
các dao động điều hòa. Sóng mang có thông số thay đổi theo tín hiệu
tin tức được gọi là tín hiệu bị điều chế

- Trong hệ thống điều chế xung, sóng mang là các dãy xung vuông góc
tuần hoàn, tin tức sẽ làm thay đổi các thông số của nó là biên độ, độ
rộng và vị trí xung.

- Sự khác nhau căn bản giữa điều chế liên tục và điều chế xung là ở
chỗ, trong hệ thống điều chế liên tục, tin tức được truyền đi liên tục
theo thời gian. Còn trong hệ thống điều chế xung, tín hiệu tin tức chỉ
được truyền trong khoảng thời gian có xung

- Ta biết rằng, tín hiệu tin tức chỉ làm thay đổi một trong các thông số
của sóng mang. Nếu biên độ thay đổi, còn góc pha θ(t) không đổi, ta sẽ
có tín hiệu điều chế biên độ (điều biên):

v(t) = A(t)sinωct

- Còn nếu θ(t) thay đổi theo tín hiệu điều chế m(t), còn biên độ A giữ
nguyên, ta sẽ có tín hiệu điều chế góc:

v(t) = Acosθ(t)

- Sau đây ta sẽ xét các loại tín hiệu điều chế liên tục, tương ứng với các
thông số sóng mang bị thay đổi theo tín hiệu tin tức, là tín hiệu điều chế
biên độ và tín hiệu điều chế góc. Cụ thể ta sẽ xét hai loại điều chế liên
tục là:

 Điều chế biên độ AM (Amplitude Modulation)

 Điều chế tần số FM (Frequency Modulation)

2.6.2.1 Sóng AM
Sóng A.M là viết tắt của từ amplitude modulation - (điều chế hoặc thay
đổi) biên độ. Điều đó có nghĩa là, các thông tin sẽ được truyền vào sóng
bằng cách thay đổi biên độ của các cột sóng. Ví dụ, nếu chúng ta muốn
Trang: 22 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

gửi các thông tin đã được mã hóa thành các bit 0 hoặc 1, thì ta chỉ việc
gửi một vệt sóng vô tuyến với 2 mức biên độ tương ứng (1 là HIGH, 0
là LOW).
2.6.2.1.1 Điều chế AM ( Amplitude Moducation : Điều chế biên độ )

* Định nghĩa

Điều chế AM là quá trình điều chế tín hiệu tần số thấp (như tín hiệu âm
tần, tín hiệu video) vào tần số cao tần theo phương thức => Biến đổi biên
độ tín hiệu cao tần theo hình dạng của tín hiệu âm tần => Tín hiệu cao
tần thu được gọi là sóng mang.

Hình 7. Tín hiệu vào và ra của mạch điều chế AM

Tín hiệu âm tần có thể lấy từ Micro sau đó khuếch đại qua mạch khuếch
đại âm tần, hoặc có thể lấy từ các thiết bị khác như đài Cassette, Đầu
đĩa CD. Tín hiệu cao tần được tạo bởi mạch tạo dao động, tần số cao tần
là tần số theo quy định của đài phát.
Tín hiệu đầu ra là sóng mang có tần số bằng tần số cao tần, có biên độ
thay đổi theo tín hiệu âm tần.
2.6.2.2 Sóng FM
Viết tắt của từ frequency modulation - (điều chế hoặc thay đổi) tần số. Lúc
này, biên độ sẽ không thay đổi nữa mà được giữ nguyên cố định ở một
hằng số nhất định, cái thay đổi chính là tần số.
2.6.2.2.1 Điều chế FM ( Frequency Moducation)
Trang: 23 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

FM là viết tắt của Frequency Modulation (Điều chế tần số): là điều chế theo
phương thức làm thay đổi tần số của tín hiệu cao tần theo biên độ của tín
hiệu âm tần.

Hình 8. Tín hiệu vào và ra của mạch điều chế FM.

FM là viết tắt của (Frequency Moducation: Điều chế tần số ) là điều chế
theo phương thức làm thay đổi tần số của tín hiệu cao tần theo biên độ của
tín hiệu âm tần, khoảng tần số biến đổi là 150KHz. Sóng FM là sóng cực
ngắn đối với tín hiệu Radio, sóng FM thường phát ở dải tần từ 76MHz đến
108MHz.
Với mạch điều chế tần số thì sóng mang có biên độ không đổi, nhưng tần
số thay đổi theo biên độ của tín hiệu âm tần, khi biên độ tín hiệu âm tần
tăng thì tần số cao tần tăng, khi biên độ âm tần giảm thì tần số cao tần
giảm. Như vậy sóng mang FM có tần số tăng giảm theo tín hiệu âm tần và
giới hạn tăng giảm này là +150KHz và -150KHz , như vậy tần số sóng
mang điều tần có dải thông là 300KHZ.
Thí dụ nếu Đài tiếng nói Việt Nam phát trên sóng FM 100MHz thì nó truyền
đi một dải tần từ 99,85 MHz đến 100,15 MHz.
2.6.2.3 Ưu và khuyết điểm của sóng AM và FM
 Sóng A.M:
o Sóng AM có khả năng truyền đi rất xa (tùy theo cường độ máy phát)
Trang: 24 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

o Nhưng không xuyên tường tốt và khi không gian có các loại vật cản
như mưa, âm thanh (tiếng ồn), sức cản không khí (nhiễu khí
quyển) thì sẽ truyền không tốt.
 Sóng F.M:
o Xuyên tường tốt, các tiếng ồn và việc nhiễu khí quyển sẽ không ảnh
hưởng đến việc truyền sóng.
o Không truyền xa được
Trang: 25 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

3. Dịch vụ cố định hàng không aeronautical fixed service (AFS)


3.1. Vùng luân chuyển điện văn
ICAO chia thế giới ra thành nhiều vùng luân chuyển điện văn để đảm bảo
cho việc chuyển tiếp điện văn không bị gián đoạn. Mỗi vùng được chỉ định 1
chữ đứng trước nhóm địa danh, vùng luân chuyển điện văn thường gồm có
nhiều nước nhưng có vùng chỉ có một nước như vùng C, K, Y v.v.
3.2. Địa danh
Địa danh là một nhóm kết hợp 4 chữ được các nước đặt đúng theo thể thức
do ICAO qui định để chỉ vị trí của đài HK. Mỗi nước được chỉ định 1 chữ
riêng biệt với các nước khác trong cùng 1 vùng.
3.2.1. Nguyên tắc thành lập:
Nhóm địa danh 4 chữ gồm:
a) Chữ thứ nhất chỉ vùng luân chuyển
b) Chữ thứ hai chỉ tên nước hay lãnh thổ
c) Chữ thứ ba và thứ tư chỉ vị trí đặt đài
Trường hợp chữ thứ ba chỉ khu vực hay thủ đô của nước đó thì chữ thứ tư
sẽ chỉ vị trí đặt đài.
EX: LFPO L chỉ vùng trung âu
F chỉ nước Pháp
P chỉ thủ đô Paris
O chỉ sân bay Orly

3.2.2. Thay đổi nhóm địa danh


Các địa danh có tính cách sử dụng lâu dài chỉ được sửa đổi sau khi đã
nghiên cứu kỹ lưỡng và thông báo cho các nơi có sử dụng liên quan biết về
sự thay đổi này . Nếu muốn thay đổi phải thông báo ít nhất là 6 tháng trước
khi hủy bỏ địa danh cũ. Mọi thay đổi về địa danh phải được phổ biến bằng
NOTAM hoặc tập san không báo (AIP) trước khi thay đổi có hiệu lực.
3.3. Các ký tự được dùng trong điện văn AFTN
Trang: 26 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Sau đây là những kí tự được dùng trong các điện văn :


Chữ: A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W Y Z
Số : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0
Các dấu khác:
- gạch ngang
? dấu hỏi
; hai chấm
( mở ngoặc đơn
đóng ngoặc
)
đơn
. dấu chấm
, dấu phẩy
' dấu nháy
= dấu bằng
/ gạch chéo
+ dấu cộng

Các kí tự khác với danh sách trên không được phép dùng trong điện văn trừ
khi rất cần thiết để bổ nghĩa cho bản văn, khi sử dụng thì viết ra nguyên
chữ.
3.4. Các loại điện văn AFTN:
Các loại điện văn AFTN sau sẽ được chuyển trên hệ thống viễn thông cố
định hàng hhông AFTN:
3.4.1. Các điện văn nguy cấp (độ khẩn SS):
Loại điện văn này gồm các điện văn do đài lưu động báo cáo sự nguy hiểm
đang đe dọa trực tiếp hoặc các điện văn khác liên quan đến việc yêu cầu trợ
giúp ngay lập tức của các đài lưu động đang lâm nguy.
3.4.2. Các điện văn khẩn nguy (độ khẩn DD):
Trang: 27 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Loại điện văn bao gồm các điện văn liên quan đến an toàn của một tàu thủy,
tàu bay hoặc những xe cộ khác hoặc của những người trên tàu hay của
những người trong tầm nhìn
3.4.3. Các điện văn an toàn bay (độ khẩn FF):

a) Điện văn về chuyển động của tàu bay và chỉ huy bay được định rõ trong
PANS-RAC (tài liệu 4444) phần VIII.

b) Các điện văn bắt nguồn từ cơ quan khai thác tàu bay liên quan trực tiếp
đến tàu bay đang bay hoặc chuẩn bị cất cánh.

c) Các điện văn khí tượng giới hạn trong các tin tức SIGMET, các báo cáo
trên không đặc biệt, các điện văn AIRMET, các tin tức về tro bụi núi lửa,
lốc xoáy nhiệt đới và các dự báo bổ sung.

3.4.4. Các điện văn khí tượng (độ khẩn GG)

a) Các điện văn về dự báo thời tiết, ví dụ dự báo thời tiết sân bay đến
(TAFs), dự báo khu vực và đường bay.

b) Các điện văn về báo cáo quan trắc khí tượng, ví dụ METAR, SPECI.

3.4.5. Các điện văn điều hòa chuyến bay (độ khẩn GG)
 Điện văn chuyên chở đòi hỏi tính toán về trọng lượng và thăng bằng.
 Điện văn liên quan đến việc thay đổi lịch hoạt động tàu bay;
 Điện văn liên quan đến các dịch vụ của tàu bay;
 Điện văn liên quan đến việc thay đổi các yêu cầu chung của hành
khách, phi hành đoàn, hàng hóa, bao gồm cả những sự thay đổi trong
lịch bay bình thuờng;
 Điện văn liên quan đến hạ cánh bất thường của tàu bay;
 Điện văn liên quan đến sắp xếp các dịch vụ dẫn đường trước khi bay
cho những chuyến bay bất thường, thí dụ xin huấn lệnh bay quá cảnh.
 Điện văn từ các cơ quan khai thác tàu bay báo giờ hạ, cất cánh của tàu
bay;
Trang: 28 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

 Điện văn liên quan đến thiết bị, máy móc cần gấp cho hoạt động của
tàu bay.
3.4.6. Các điện văn thông báo tin tức HK (độ khẩn GG)
 Điện văn liên quan đến NOTAMs;
 Điện văn liên quan đến SNOWTAMs
3.4.7. Các điện văn hành chính HK (độ khẩn KK)
 Điện văn các động hay bảo trì các phương tiện cần thiết cho sự an
toàn và điều hành hoạt động của tàu bay;
 Điện văn liên quan đến việc điều hành các dịch vụ viễn thông hàng
không;
 Điện văn trao đổi giữa các nhà chức trách hàng không dân dụng liên
quan đến các dịch vụ hàng không .
3.4.8. Điện văn sự vụ (độ khẩn tùy trường hợp)
Loại này gồm các điện văn do các đài cố định gửi đến chứa đựng tin tức
hoặc xác minh các sai lầm trong các điện văn khác hoặc xác nhận số thứ tự
điện văn trong dịch vụ Cố Định Hàng Không.
Các điện văn sự vụ phải được soạn đúng hình thức của một điện văn, điện
văn sự vụ gửi cho các đài cố định hàng không thì để địa danh của đài này
ngay theo sau là 3 chữ ICAO chỉ định YFY, theo sau là chữ thứ 8 thích hợp.
Điện văn sự vụ phải được chỉ định độ khẩn thích hợp.
3.4.9. Một số loại điện văn không lưu

1. Filed flight plan (FPL) message – Điện văn kế hoạch bay đã nộp

2. Departure (DEP) message – Điện văn cất cánh

3. Arrival (ARR) message – Điện văn hạ cánh

4. Modification (CHG) message – Điện văn thay đổikế hoạch bay

5. Flight plan cancellation (CNL) message – Điện văn hủy bỏ kế hoạch bay

6. Delay (DLA) message – Điện văn hoãn chuyến bay

7. Request flight plan (RQP) message - Điện văn yêu cầu kế hoạch bay
Trang: 29 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

8. Request supplementary flight plan(RQS)message-Ðơn vị yêu cầu KHB bổ


sung

9. Supplementary flight plan (SPL) message – Điện văn kế hoạch bay bổ


sung

10. Current flight plan (CPL) message– Điện văn kế hoạch bay hiện hành

Nội dung điện văn kế hoạch bay FPL

[3,7,8] - (FPL-HVN1228-IS

[9, 10] - B772/H-E3J4M2SRYWX/HB2U2V2G1

[13] - VVTS1200

[15] - N0485F370 ANC1R W1 PLK W10 HAMIN W1 NOB

[16] - VVNB0140 VVCI VVDN


Trang: 30 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

[18] -STS/0 PBN/A1C3L1 NAV/GBAS SBAS COM/0 DAT/FREE

TEXT SUR/FREE TEST DEP/0 DEST/0 DOF/080622

REG/VNA118 EET/0 SEL/GBLH TYP/0 CODE/0

DLE/NAH0010 OPR/0 ORGN/VVTSZRZX PER/A ALTN/0

RALT/0 TALT/VVCR RIF/0 RMK/FREE TEXT

[19] -E/0200 P/TBN R/UVE S/JM J/L D/02 320 C YELLOW A/BLUE

N WHITEC/NGUYEN VAN LUONG

Trường 7:

HVN1228: Tên gọi chuyến bay

7 kí tự gồm chữ và số không được có khoảng trắng hay dấu hiệu

Trường 8: IS: Quy tắc bay và loại chuyến bay

I: Quy tắc bay:

I= IFR (Instrument Flight Rule) quy tắc bay bằng thiết bị

V= VFR (Visual Flight Rule) quy tắc bay bằng mắt

Y= IFR sau đó là VFR

Z= VFR sau đó là IFR

Trong trường hợp Y và Z phải nêu rõ điểm, hoặc những điểm báo cáo nào
sẽ chuyển đổi quy tắc bay, trong phần

Đường bay (trường 15)

S: Loại chuyến bay:

S= Schedule (chuyến bay theo lịch thường lệ)

N= Non-Schedule (chuyến bay đột xuất)

G= Chuyến bay tổng quát


Trang: 31 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

M= Chuyến bay quân sự

X= Ngoài những chuyến bay trên

Chỉ định rõ tình trạng của chuyến bay trong mục STS/ tại Trường 18 hoặc
giải thích rõ tại trong mục RMK/ tại Trường 18.

[9, 10] -B772/H-E3J4M2SRYWX/HB2U2V2G1

Trường 9: B772/H: số lượng tàu bay, loại tàu bay và loại nhiễu động

Số lượng tàu bay:

Số lượng tàu bay nếu nhiều hơn 1 chiếc (số lượng tàu bay trong thực hiện
bay tốp)

Loại tàu bay: từ 2 đến 4 kí tự ghi rõ loại tàu bay theo tài liệu ICAO Doc 8643
Aircraft Type Designators, hoặc ghi ZZZZ và mô tả loại tàu bay tại mục TYP/
trong trường 18.

Loại nhiễu động: 1 kí tự

H= Heavy trọng lượng cất cánh bằng hoặc cao hơn 136000 Kg

M= Medium trọng lượng cất cánh thấp hơn 136000 Kg và cao hơn 7000 Kg

L= Light trọng lượng cất cánh bằng 7000 Kg hoặc thấp hơn

Trường 10 E3J4M2SRYWX/HB2U2V2G1

Thiết bị thông tin, dẫn Đường, giám sát và khả năng của nó

E: ACARS – Aircraft Communications Addressing and Reporting System

E1 = FMC WPR ACARS (WPR – Waypoint reporting)

E2 = D-FIS ACARS (D-FIS – Data Link flight information services)

E3 = PDC ACARS (PDC – Pre-Departure Clearance)

J: CPDLC (Controller Pilot Data Link Communication)

J1 CPDLC ATN VDL Mode 2

J2 CPDLC FANS 1/A HFDL


Trang: 32 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

J3 CPDLC FANS 1/A VDL Mode A

J4 CPDLC FANS 1/A VDL Mode 2

J5 CPDLC FANS 1/A SATCOM (INMARSAT)

J6 CPDLC FANS 1/A SATCOM (MTSAT)

J7 CPDLC FANS 1/A SATCOM (Iridium)

FANS: Future Air Navigation System

VDL: Very high frequency Digital Link

M: SATCOM

M1 ATC RTF SATCOM (INMARSAT)

M2 ATC RTF (MTSAT)

M3 ATC RTF (Iridium)

ATC: Air Traffic Control – Kiểm soát không lưu

RTF: Rado Telephone – thoại vô tuyến

S= Standard bao gồm VHF RTF, VOR/ILS

R= RNAV- Dẫn Đường khu vực, RNP- Dẫn Đường theo yêu cầu. Được mô
tả tại mục PBN trong trường 18

Y= Trang bị VHF có khả năng phân kênh 8.33 MHz

W= Được phê chuẩn RVSM

X= Được phê chuẩn MINIMUM NAVIGATION PERFORMANCE


SPECIFICATION

H= Transponder – Mode S, Including aircraft identification, pressure-altitude


and enhanced surveillance capability

B2= ADS-B with dedicated 1090 MHz ADS-B “out” and “in” capability

“out” : phát tín hiệu cho cơ quan kiểm soát không lưu nhận được
Trang: 33 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

“in” : Phát tín hiệu cho tàu bay khác nhận được (chức năng tương tự như
TCAS)

U2= ADS – “out” and “in” capability using UAT

“UAT” = Universal Access Transceiver phát trên tần số 978MHz cung cấp
thêm các dịch vụ như NOTAM và thời tiết.

V2 =ADS-B “out” and “in” capability using VDL Mode 4 (VDL=VHF Datalink)

Phát cả hai chức năng “in”và “out” theo phương thức VHF Datalink mode 4

G1= ADS-C with ATN capabilities

Trang bị ADS-C (ADS Contract) theo chuẩn ATN không phải chuẩn FAN1/A

ADS: Automatic Dependent Surveillance – Giám sát tự động phụ thuộc

Trường 13: -VVTS1200 Sân bay cất cánh và giờ cất cánh

VVTS : Sân bay khởi hành , gồm 4 kí tự Alphabet mô tả tên sân bay tên sân
bay này phải có trong tài liệu Doc 7910 Location indicators.

- Nếu không có trong Doc 7910 ghi ZZZZ để thay thế

- Ghi AFIL nếu kế hoạch bay được nộp trong khi bay

Trong trường hợp sử dụng AFIL hay ZZZZ phải giải thích rõ tại mục DEP/
tên sân bay (tên điểm nộp kế hoạch bay) và vị trí trong trường 18.

1200: Giờ khởi hành gồm 4 kí tự số không có khoảng trắng với tên sân bay
Chuyến bay nộp kế hoạch bay trước khi khởi hành lấy giờ ETOB (Estimated
off-block time) giờ rời sân ðậu. nếu 120 giờ < ETOB> 24 giờ phải ghi rõ
trong mục DOF/yymmdd trong trường 18.

Chuyến bay nộp KHB trong khi bay, lấy giờ thực sự hoặc dự kiến đến điểm
mà kế hoạch bay bắt đầu có hiệu lực.

Trường 15: Đường bay

- Tốc độ, mực bay, Đường bay và hành trình qua các điểm

Trường 16: Sân bay đến và tổng thời gian bay, sân bay dự bị
Trang: 34 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

VVNB: Sân bay đến gồm 4 kí tự chữ có trong tài liệu Doc 7910. nếu không
có thay thế bằng ZZZZ và mô tả sau DEST/ tên sân bay và vị trí trong
Trường 18.

0140: Liền sau sân bay đến là tổng thời gian trôi qua của chuyến bay

VVCI VVDN: Sân bay dự bị có 4 kí tự chữ trong Doc 7910, không có quá 2
sân bay dự bị và cách nhau một khoảng trắng.

Trường 18: Tình trạng chuyến bay

STS/ = Tình trạng chuyến bay

PBN/ = Mô tả cụ thể loại PBN (Dẫn Đường khu vực, Dẫn Đường yêu cầu)
khi đã khai báo chức năng R trong Trường 10

NAV/ = Mô tả cụ thể loại dẫn Đường bằng vệ tinh, khi đã khai báo chức
năng G trong Trường 10a, khi có 2 loại cần có giãn cách giữa 2 loại

COM/ = Mô tả cụ thể loại thông tin liên lạc hoặc khả năng thông tin liên lạc
chưa khai báo trong trường 10a

DAT/ = Mô tả Datalink hoặc khả năng Datalink chưa Được khai báo trong
Trường 10a

SUR/ = Mô tả cụ thể các loại giám sát hoặc khả năng giám sát chưa khai
báo trong Trường 10a

STS/ = Tình trạng chuyến bay

PBN/ = Mô tả cụ thể loại PBN (Dẫn đường khu vực, Dẫn đường yêu cầu)
khi đã khai báo chức năng R trong trường 10

NAV/ = Mô tả cụ thể loại dẫn Đường bằng vệ tinh, khi đã khai báo chức
năng G trong trường 10a, khi có 2 loại cần có giãn cách giữa 2 loại

COM/ = Mô tả cụ thể loại thông tin liên lạc hoặc khả năng thông tin liên lạc
chưa khai báo trong Trường 10a

DAT/ = Mô tả Datalink hoặc khả năng Datalink chưa Được khai báo trong
Trường 10a
Trang: 35 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

SUR/ = Mô tả cụ thể các loại giám sát hoặc khả năng giám sát chưa khai
báo trong Trường 10a

EET/ Khoảng thời gian bay từ lúc cất cánh tới những điểm trọng yếu hay
ranh giới FIR. Ví dụ VHHH0135 : sau cất cánh mất 1 giờ 35 phút thì đến FIR
HongKong

SEL/ (Selectice calling) mã code riêng của từng tàu bay, dùng để gọi tàu
bay trên sóng HF

TYP/ Mô tả loại tàu bay nếu ở Trường 9 khai báo là ZZZZ có thể khai báo
nhiều loại tàu bay trong tốp ví dụ: TYP/2F15 5F5 3B2

CODE/ Mã code đãng ký của tàu bay biểu hiện bằng 6 kí tự hệ thập lục
phân

Ví dụ F00001

DLE/ Chờ trên đường bay mô tả tên điểm chờ và thời gian chờ ví dụ: chờ
tại HAMIN 10 phút mô tả như sau: DLE/HAMIN0010

OPR/ Tên nhà khai thác tàu bay

ORGN/ Địa chỉ gốc AFTN phát hành kế hoạch bay.

PER/ Tính năng của tàu bay mô tả bằng 1 kí tự trong Doc 8168.

Loại A: Thấp hơn 169 km/h

Loại B: Bằng hoặc lớn hơn169 km/h nhưng nhỏ hơn 224 km/h

Loại C: Bằng hoặc lớn hơn 224 km/h nhưng nhỏ hơn 261 km/h

Loại D: Bằng hoặc lớn hơn 261 km/h nhưng nhỏ hơn 307 km/h

Loại E: Bằng hoặc lớn hơn 307 km/h nhưng nhỏ hơn 391 km/h

Loại H: Tàu bay trực thãng

ALTN/ Mô tả sân bay dự bị nếu khai báo trong trường 16 là ZZZZ. nếu tên
sân bay không có trong AIP thì mô tả giống như phương pháp mô tả tại DEP
Trang: 36 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

RALT/ Tên sân bay dự bị khi bay đường trường. nếu không có trong Doc
7910 thì mô tả giống như phương pháp mô tả tại DEP

TALT/ Mô tả sân bay cất cánh dự bị nếu không có trong Doc 7910 thì mô tả
giống như phương pháp mô tả tại DEP

RIF/ Chi tiết đường bay đến sân bay hạ cánh thay đổi ví dụ: RIF/DAN W2
NOB VVNB

RMK/ Tất cả những thông tin không thể mô tả ở những mục khác thì mô tả
và giải thích tại đây

Trường 19: Các thông tin thêm

E/ Nhiên liệu ðủ để bay tính bằng giờ hay phút ví dụ E/0500 nhiên liệu có
thể bay Được 5 giờ

P/TBN: Số người trên tàu kể cả phi hành đoàn

TBN= To be notified (thông báo sau) vì khi nộp KHB chưa có danh sách
chính thức

R/UVE: R= Radio tần số vô tuyến trang bị cho cấp cứu

V= VHF 121.5 MHz

U= UHF 243 MHz

E= Emergency Locator Transmitter

S/PDMJ : S= Survival Equipment Trang thiết bị sống sót khi lâm nạn

P= Polar trang bị cho vùng cực

D= Desert trang bị cho vùng sa mạc

M=Maritime trang bị cho vùng biển khõi

J= Jungle trang bị cho vùng rừng rậm

J/LFUVR: J= Jackets áo phao

L= Lights áo phao có trang bị đèn


Trang: 37 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

F= Flourescein áo phao có trang bị tự động phát sáng

U= UHF áo phao có trang bị sóng UHF 243 MHz

V= VHF áo phao có trang bị sóng VHF 121.5 MHz

R= Radio áo phao có trang bị sóng cấp cứu nói chung

D/02 320 C YELLOW: Phao cứu sinh có 2 chiếc chở Được 320 người có
mái che màu vàng

D= Dinghies phao cứu sinh

C= Cover mái che

A= Aircraft dấu hiệu của tàu bay- màu sơn tàu bay

C= Captain tên cơ trưởng

Departure (DEP) message – Điện văn cất cánh

(DEP-CSA4311-EGPD1923-ENZV-0)

DEP: Điện văn cất cánh

CSA4311: Phiên hiệu chuyến bay

EGPD: Sân bay cất cánh

1923: Thời gian cất cánh lúc 19h23UTC

ENZV: Sân bay hạ cánh

0: Không có thông tin thêm

Arrival (ARR) message – Điện văn hạ cánh

(ARR-CSA406-LHBP-LKPR0913)

ARR: Điện văn hạ cánh

CSA406: Phiên hiệu chuyến bay

LHBP: Sân bay cất cánh

LKPR: Sân bay hạ cánh


Trang: 38 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

0913: Thời gian hạ cánh lúc 09h13UTC

Modification (CHG) message – Điện văn thay đổi

(CHGA/F016A/F014-GABWE/A2173-EHAM0850-EDDF-DOF/080122-8/I-
16/EDDN)

CHG: Điện văn thay đổi

A: Chỉ danh của Amsterdam EHAM

F: Chỉ danh của Frankfurt EDDF

016: Số thứ tự của điện văn này gửi từ Amsterdam

014: Số thứ tự của điện văn kế hoạch bay FPL liên quan tới

GABWE: Chỉ danh tàu bay

A2173: Rada giám sát thứ cấp code 2173 hoạt động ở chế độ A.

EHAM0850-EDDF: Đường bay từ Amsterdam (EHAM) tới Frankfurt

(EDDF) Giờ EOBT là 0850 ngày 22-1-2008

(EOBT = Estimated off-block time)

8/I :Trường thứ 8 của điện văn FPL liên quan được sửa là I (IFR)

16/EDDN:Trường thứ 16 của điện văn FPL liên quan được sửa sân bay hạ
cánh mới là EDDN

Flight plan cancellation (CNL) message (Điện văn hủy bỏ kế hoạch bay)

(CNL-DLH522-EDBB0900-LFPO-0)CNL: Điện văn hủy bỏ kế hoạch bay

DLH522: Phiên hiệu chuyến bay

EDBB: Sân bay cất cánh

0900: Thời gian EOBT là 09h00UTC (EOBT = Estimated off-block time)

LKPO: Sân bay hạ cánh

0: Không có thông tin thêm

CNL: Điện văn hủy bỏ kế hoạch bay


Trang: 39 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

F/B: Chỉ danh của đài phát và nhận

127: Số thứ tự của điện văn này

055: Số thứ tự của đ/v kế hoạch bay đã gửi trước đó

BAW580: Phiên hiệu chuyến bay

EDDF: Sân bay cất cánh

1430: Thời gian EOBT là 14h30UTC (EOBT = Estimated off-block time)

EDDW: Sân bay hạ cánh

0: Không có thông tin thêm

Delay (DLA) message – Điện văn hoãn chuyến bay

(DLA-KLM671-LIRF0900-LYDU-0) DLA: Điện văn hoãn chuyến bay

KLM671: Phiên hiệu chuyến bay

LIRF: Sân bay cất cánh

0900: Thời gian EOBT là 09h00UTC (EOBT = Estimated off-block time)

LYDU: Sân bay hạ cánh

0: Không có thông tin thêm

Request flight plan (RQP) message


Điện văn yêu cầu kế hoạch bay

(RQP-PHOEN-EHRD-EDDL-0) RQP: Điện văn yêu cầu kế hoạch bay

PHOEN: Phiên hiệu chuyến bay

EHRD: Sân bay cất cánh

EDDL: Sân bay hạ cánh

0: Không có thông tin thêm

Request supplementary flight plan (RQS) message


Điện văn yêu cầu kế hoạch bay bổ sung

(RQS-KLM405/A4046-EHAM-CYMX-0)
Trang: 40 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

RQS: Điện văn yêu cầu kế hoạch bay bổ sung

KLM405: Phiên hiệu chuyến bay

A4046: Rada giám sát thứ cấp code 4046 hoạt động ở chế độ A

EHAM: Sân bay cất cánh

CYMX: Sân bay hạ cánh

0: Không có thông tin thêm

Supplementary flight plan (SPL) message


Điện văn kế hoạch bay bổ sung

(SPL-SAW502A

-EDDW0920

-EKCH0400 EKVB

-REG/GBZTA RMK/CHARTER

-E/0640 P/9 R/V J/L A/BLUE C/DENKE)

SPL: Điện văn kế hoạch bay bổ sung

SAW502A: phiên hiệu chuyến bay không SSR

EDDW0920: Sân bay cất cách và giờ cất cánh 0920 UTC

EKCH0400: Sân bay hạ cánh và tổng thời gian bay dự kiến là 4 giờ

EKVB: Sân bay dự bị

REG/GBZTA: Số đãng bộ của tàu bay

E/0640: Khả năng bay là 6 giờ 40 phút sau khi cất cánh

P/9: Có 9 người trên tàu bay

R/V: Máy vô tuyến làm việc trên tần số khẩn nguy quốc tế là 121.5 MHz

J/L: phao cứu sinh có phát sáng (J=jackets, L= lights)

A/BLUE: Tàu bay màu xanh nước biển


Trang: 41 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

C/DENKE: Tên phi công là Denke

Curent flight plan (CPL) message Điện văn kế hoạch bay hiện hành

(CPLBOS/LGA052-UAL621/A5120-IS
-DC9A320/M-S/CD

-KBOS-HFD/1341A220A200A
-N0420A220 V3 AGL V445
-KLGA

-0)

CPLBOS/LGA052: Điện văn kế hoạch bay hiện hành, chỉ danh đài chuyển là
BOS đài nhận là LGA, số thứ tự điện văn 052 ] phiên hiệu

UAL621/A5120-IS: Chuyến bay UAL621, Mã Rada SSR 5121 hoạt động ở


chế độ A - quy tắc bay bằng khí tài, Bay theo lịch

DC9A320/M-S/CD:Tàu bay DC9, hạng nhiễu động không khí loại trung bình
(M), trang bị thông tin tiêu chuẩn (S),

KBOS-HFD/1341A220A200A: Cất cánh từ Boston –dự kiến qua ranh giới


Boston/New Yorktại điểm HFD lúc 1341UTC. Tại Boston ở độ cao 22000
feef hoặc cao hơn 20000 feet tại HFD

N0420A220 V3 AGL V445: Tốc độ 420 knots, mực bay 22000 feet, xuất phát
trên Đường bay V3 tới điểm báo cáo

GuardiaAGL trên Đường bay V445

KLGA: Hạ cánh tại sân bay La

0: Không có thông tin thêm.

3.5. Thứ tự độ khẩn


Thứ tự độ khẩn để phát điện văn trong hệ thống Cố Định Viễn Thông Hàng
Không như sau:
Độ ưu tiên phát Chỉ danh độ khẩn
1 SS
Trang: 42 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

2 DD FF
3 KK GG

KHUYẾN CÁO - điện văn mang cùng độ khẩn phải được chuyển đi theo thứ
tự mà điện văn đó được nhận để phát.
3.6. Lưu trữ các điện văn AFTN
3.6.1 Lưu trữ dài hạn :
- Bản sao của tất cả điện văn được phát bởi đài AFTN gốc phải được
giữ lại một thời gian ít nhất là 30 ngày.
Ghi chú : Đài AFTN gốc mặc dù có trách nhiệm ghi lại các điện văn đã gửi
trên AFTN nhưng không nhất thiết phải giữ lại biên bản. Theo thỏa hiệp nội
bộ của các nước với nơi liên hệ có thể cho phép các cơ quan gốc thảo điện
văn thực hiện nhiệm vụ này.
- Những đài AFTN cuối phải lưu giữ biên bản tối thiểu 30 ngày. Biên bản
này chứa đựng các tin tức cần thiết để truy tìm tất cả điện văn đã được
nhận và các biện pháp thực hiện.
Ghi chú : Những tin tức để nhận diện các điện văn có thể gồm các phần
tiêu đề, địa chỉ và phần gốc của điện văn.
Khuyến cáo: Các trung tâm thông tin AFTN phải lưu giữ biên bản chứa
đựng những tin tức cần thiết cho việc nhận diện tất cả điện văn đã chuyển
tiếp hay chuyển lại cùng biện pháp thực hiện ít nhất là 30 ngày.
Ghi chú : Những tin tức để nhận diện các điện văn có thể gồm các phần
tiêu đề, địa chỉ, phần gốc của điện văn.
3.6.2 Lưu trữ ngắn hạn các biên bản của điện văn AFTN:
- Trung tâm truyền tin AFTN phải lưu giữ bản sao tất cả các điện văn do
đài đã chuyển tiếp hay chuyển lại trong vòng ít nhất 1 giờ.
- Trong trường hợp mà việc báo nhận đã được thực hiện giữa các trung
tâm AFTN. trung tâm chuyển tiếp sẽ được xem không còn trách nhiệm
chuyển lại hoặc lập lại điện văn mà điện văn đó đã được báo nhận rõ
ràng và những điện văn này có thể hủy bỏ trong biên bản.
3.7. Hình thức điện văn AFTN
Trang: 43 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

3.7.1. Hàng tiêu đề:


a) Dấu hiệu khởi đầu điện văn, các kí tự ZCZC.
b) Chỉ danh phát gồm:
1) Chỉ danh mạch
2) Số thứ tự kênh
c) Thông tin phụ thêm vào (nếu cần thiết) gồm:
1) Một khoảng cách
2) Không hơn 10 kí tự
d) Dấu hiệu cách khoảng .
Chỉ danh mạch sẽ gồm có 3 chữ được chọn và chỉ định bởi đài chuyển.
Chữ thứ nhất chỉ đài chuyển, chữ thứ hai chỉ đài nhận, chữ thứ ba chỉ
kênh liên lạc. Nơi nào chỉ có 1 kênh liên lạc giữa các đài phát và thu.
Kênh chữ A sẽ được chỉ định, nơi nào có hơn 1 kênh liên lạc giữa các
đài thì các kênh được chỉ định như A, B, C theo thứ tự thích ứng.
Số thứ tự:

Gồm ba số chỉ số thứ tự kênh từ 001 - 000 (thể hiện 1000) sẽ được chỉ định
cho tất cả các điện văn phát thẳng từ đài này tới đài khác. Số thứ tự chỉ định
riêng cho từng kênh và dãy số mới sẽ được bắt đầu (số 001) từ lúc 00:00
giờ mỗi ngày.
Thông tin phụ là không bắt buộc, thông tin này được phép thêm vào sau chỉ
danh phát tùy vào thỏa thuận của các giới chức trách nhiệm khai thác mạch.
Việc thêm thông tin phụ sẽ bao gồm 1 khoảng cách ở trước và theo sau
không quá 10 kí tự.
3.7.2. Địa chỉ của điện văn:
Hàng địa chỉ của điện văn sẽ gồm có:

a) Chỉ danh độ khẩn


b) Chỉ danh địa chỉ
Chỉ danh độ khẩn sẽ gồm một nhóm 2 chữ giống nhau do người soạn thảo
điện văn chỉ định theo đúng quy định sau đây:
Trang: 44 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Loại điện văn Chỉ danh độ khẩn


Điện văn nguy cấp SS
Điện văn khẩn nguy DD
Điện văn an toàn bay FF
Điện văn khí tượng GG
Điện văn điều hoà chuyến bay GG
Điện văn thông báo tin tức HK GG
Điện văn hành chính hàng không KK
Điện văn sự vụ (tùy trường hợp)
Chỉ danh địa chỉ sẽ gồm:
 Địa danh 4 chữ của nơi nhận.
 3 chữ chỉ định cho tổ chức, cơ quan (nhà chức trách hàng không, dịch
vụ hay cơ quan khai thác tàu bay).
 1 chữ được thêm vào để chỉ phòng ban hay các bộ phận xử lý công
việc trong tổ chức, cơ quan.
Chữ X sẽ được dùng để làm đầy đủ địa chỉ, khi không chỉ ra yêu cầu rõ
ràng.
Ghi chú 1: Các địa danh 4 chữ được liệt kê trong tài liệu Doc7910 - Các chỉ
địa danh.
Ghi chú 2: Các chỉ danh 3 chữ được liệt kê trong Doc8585- Chỉ danh cơ
quan khai thác tàu bay, nhà chức trách hàng không và các dịch vụ.
- Khi một điện văn được gửi cho một tổ chức không có trong nhóm 3
chữ do ICAO chỉ định, địa danh nơi nhận sẽ được theo sau là 3 chữ do
ICAO chỉ định YYY chỉ cơ quan dân sự (hoặc 3 chữ ICAO chỉ định YXY
trong trường hợp của cơ quan quân sự). Tên của tổ chức sau đó phải
được thêm vào nhóm đầu tiên của bản văn. Chữ thứ tám theo sau 3
chữ ICAO chỉ định YYY hay YXY sẽ được điền vào là chữ X.
- Khi một điện văn gửi cho một tàu bay đang bay và do có nhu cầu
chuyển qua mạng AFTN trước khi chuyển tiếp tới Dịch vụ lưu động thì
địa danh của đài hàng không chuyển tiếp điện văn tới tàu bay sẽ được
theo sau 3 chữ ICAO chỉ định ZZZ. Phiên hiệu tàu bay sau đó sẽ được
Trang: 45 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

thêm vào nhóm đầu tiên của bản văn. Chữ thứ tám sau 3 chữ ICAO chỉ
định ZZZ sẽ được điền vào là chữ X.
Ghi chú: Những thí dụ sau minh họa cho việc áp dụng các chuẩn trên
 Chỉ danh địa chỉ (các loại có thể dùng) :
VVTSZTZX Đài kiểm soát tại sân (ZTZ) tại VVTS
VVTSYMYF Bộ phận (F) của văn phòng khí tượng (YMY) tại VVTS
VVTSYYYX Tên cơ quan khai thác tàu bay đặt ở đầu bản văn mà
văn phòng của cơ quan này sẽ được đài VVTS chuyển
tới.
VVTSZZZX Đài hàng không (VVTS) được yêu cầu chuyển tiếp
điện văn này trên Dịch vụ lưu động đến tàu bay mà
phiên hiệu tàu bay ghi nơi đầu điện văn.
 Chỉ danh 3 chữ YYY của ICAO :
Thí dụ một điện văn gửi cho phòng Vận chuyển ở VVDN do cùng văn
phòng công ty đặt tại VVTS. Hàng tiêu đề và phần cuối điện văn không
được trình bày trong thí dụ
(Địa chỉ) GG VVDNYYYX
(phần gốc) 311521 VVTSYYYX
(bản văn) VAN CHUYEN VIETNAM AIRLINES
FLIGHT 831 CANCELLED
 Chỉ danh 3 chữ ZZZ của ICAO
Thí dụ trong điện văn gửi cho tàu bay THA631 qua đài hàng không VVTS từ
trung tâm kiểm soát vùng ở VTBB. Hàng tiêu đề và phần cuối của điện văn
không được trình bày trên giấy truyền chữ.
(Địa chỉ) FF VVTSZZZX

(phần gốc) 031451 VTBBZQZX

(bản văn) THA 631 CLR DES 5000FT NDB

Một số nhóm 3 chữ do ICAO qui định gồm có:


Trang: 46 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

YAY: Cục trưởng Cục HKDD


YCY: Tìm kiếm cứu nguy
YDY: Giám đốc sân bay
YMY: Khí tượng
YOY: Phòng Không báo
YTY: Trưởng Phòng Thông tin
YFY: Trung tâm Truyền Tin
YNY: Notam
YSY: Phòng liên lạc Không/Địa
ZAZ: Tiếp cận tại sân
ZPZ: Thủ tục bay
ZQZ: Trung tâm Kiểm soát Không lưu điện toán
ZRZ: Trung tâm Kiểm soát Không Lưu
ZTZ: Đài chỉ huy
ZIZ: Trung tâm thông báo bay
ICO: Cơ quan của ICAO
3.7.3. Phần gốc của điện văn:
Phần gốc gồm có:
a) Thời gian điền vào
b) Chỉ danh địa chỉ gốc
c) Cảnh báo độ khẩn (khi cần)
Thời gian điền vào sẽ gồm nhóm ngày giờ 6 số để chỉ ngày giờ điền vào
điện văn để chuyển

Chỉ danh địa chỉ gốc, sẽ gồm:

a) Địa danh 4 chữ nơi điện văn thảo;


b) Chỉ danh 3 chữ chỉ tổ chức, cơ quan (giới chức hàng không, dịch vụ
hoặc cơ quan khai thác tàu bay) nơi thảo điện văn.
c) Một chữ được thêm vào để chỉ bộ phận, phòng, ban nằm trong tổ
chức, cơ quan thảo điện văn. Chữ X sẽ được dùng để làm đầy đủ địa
chỉ khi không có nhu cầu chỉ rõ.
Trang: 47 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

- Khi cơ quan thảo điện văn chưa được đặt chỉ danh 3 chữ của ICAO,
địa danh của nơi thảo điện văn sẽ được theo sau nhóm chỉ danh 3 chữ
ICAO chỉ định YYY, tiếp theo sau điền thêm chữ X, (hay chỉ danh 3 chữ
ICAO chỉ định YXY trong trường hợp của tổ chức, dịch vụ quân sự).
Tên của tổ chức (hoặc dịch vụ quân sự) sau đó sẽ chỉ định trong nhóm
đầu tiên ở phần bản văn của điện văn.
- Khi một điện văn được soạn thảo bởi tàu bay đang bay có yêu cầu
chuyển điện văn đó qua AFTN trước khi được phân phối, chỉ danh gốc
sẽ gồm địa danh của đài hàng không có trách nhiệm chuyển giao điện
văn đó trên AFTN và theo ngay sau là 3 chữ ICAO chỉ định ZZZ sau đó
điền thêm chữ X. Phiên hiệu của tàu bay sau đó sẽ được chỉ định trong
nhóm đầu tiên ở phần bản văn của điện văn.
3.7.4. Phần bản văn của điện văn:
Bản văn của điện văn được nhận bởi đài AFTN gốc sẽ không được dài quá
1800 kí tự.
Ghi chú: Khi cần phải gửi bản văn vượt quá 1800 kí tự qua hệ thống cố
định viễn thông hàng không, đài AFTN gốc phải phân chia thành các điện
văn mà mỗi bản văn của nó không vượt quá 1800 kí tự. Tài liệu hướng dẫn
về hình thức phân chia các điện văn từ một điện văn dài nằm trong phần
Phụ đính D ANNEX 10, Vol-II.
3.7.5. Phần cuối của điện văn :
Phần cuối của điện văn sẽ gồm:

7 dấu lên hàng [ ]


Dấu hiệu chấm dứt điện văn gồm có 4 chữ N liên tục
3.8. Một số mẫu điện văn AFTN
- Điện văn cất cánh:
ZCZC TVA001 160230
FF VVTSZPZX VVTSZAZX VVNBZAZX
160229 VVTSZTZX
(DEP-UAL123-VVTS0250- VVNB – 0)
Trang: 48 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

NNNN
- Điện văn hạ cánh:
ZCZC TVA001 251310
FF VVTSZPZX VVTSZAZX VVDNZAZX
251310 VVTSZTZX
(ARR-HVN339-VVDN-VVTS1327)
NNNN
- Điện văn hoãn chuyến bay:
ZCZC KVA001 251320
FF WSSSZPZX VTBBZAZX WSSSZAZX
251318 WSSSZTZX
(DLA-AMX122-WSSS0910-VTBB-0)
NNNN
- Điện văn hủy bỏ kế hoạch bay
ZCZC PVA001 251320
FF WMKKZPZX WMKKZAZX VVTSZAZX
251318 WMKKZTZX
(CNL-UAL1-WMKK0900-VVTS-0)/NNNN
3.9. Điện văn sita (Société Internationale de Télécommunications
Aéronautiques)
3.9.1 Phân loại điện văn SITA
 Điện văn dạng văn bản tự do (free text): Là dạng điện văn có cấu trúc về
nội dung không tuân theo quy định của IATA
Điện văn không ở dạng tự do: là điện văn có cấu trúc về nội dung tuân
theo quy định của IATA. Tuy nhiên, các hãng thường có những thay
đổi nhất định để phù hợp với hệ thống nội bộ của hãng mình
3.9.2 Bố cục chung của một điện văn SITA
3.9.2.1 Hàng tiêu đề
Message ID : Ngày và giờ điện văn được gửi
Ex: Message ID: 210700 21 DEC 16
316 210659 DEC 16
Trang: 49 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Trong đó:
• 210700 21 DEC 16 là ngày và giờ bức điện được gửi
• 21: ngày trong tháng
• 0700 : Giờ gửi điện (GMT)
• 21 DEC 16 : Ngày tháng năm gửi điện
• 316 : Số của điện văn trong hộp inbox
• 316 210659 DEC 16
• Lưu ý: Format này chỉ có nếu SITA chạy trên hệ điều hành WINDOWS
3.9.2.2 Địa chỉ đài nhận
- Địa chỉ đài nhận bao gồm:
• Độ khẩn (QX, QU, QK, QN, QD): Gồm 2 ký tự đầu chỉ tốc độ điện theo
thứ tự ưu tiên (gọi là độ khẩn) giảm dần: QX (Express), QU , QK (gửi
chậm nhất sau 10 phút), QN, QD (Delivery).
• Địa chỉ đài nhận (SGNKLVN)
- Cấu trúc địa chỉ SITA là một chuỗi gồm 7 ký tự:
• 3 ký tự đầu là code thành phố hay sân bay (HAN, PAR, SGN, CDG v.v
nơi đặt máy SITA).
• 2 ký tự tiếp theo đại diện cho cơ quan văn phòng nơi nhận hoặc gửi
điện.
• Hai ký tự sau cùng là code của hãng Hàng Khôngsở hữu máy SITA.
 Đôi khi các điện văn SITA được gửi từ các bộ quản lý của các hãng HK
thì code 3 ký tự đầu không phải là code thành phố mà là HDQ (Head
quarter)
Ví dụ: - HDQOOVN : điều hành bay của hãng Vietnam Airlines
 Hiện các thành viên của SITA không nhất thiết là các hãng Hàng
Không nên đôi khi 2 ký tự sau cùng không phải biểu thị code hãng
Hàng Không
Ví dụ 1 :SGNRSVN
SGN : Tân Sơn Nhất
RS : Phòng vé Vietnam Airlines
VN : Vietnam Airlines
Trang: 50 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

EX 2 : PNHLLXH
PNH : Phnom Penh
LL : Lost and Found
XH : Ground Handling in PNH
3.9.2.3 Địa chỉ đài gửi
• Luôn bắt đầu bằng dấu chấm
• Là một nhóm gồm 7 ký tự
 3 ký tự đầu là code thành phố
 2 ký tự tiếp theo đại diện cho cơ quan văn phòng nơi gửi điện
 Hai ký tự sau cùng là code của hãng Hàng Không
• Ngày giờ gửi điện
EX: .SGNKLVN 210700 21 DEC 13
3.9.2.4 Tên điện văn
Thường là code 3 ký tự biểu thị cho nội dung điện văn (thí dụ PNL, ADL,
PTM v.v).
3.9.2.5 Phần bản văn
Có định dạng tùy thuộc vào từng loại điện văn. Đối với hệ thống SITA, mỗi
điện văn chỉ tối đa 2000 ký tự
3.9.2.6 Phần kết thúc
• Đối với điện văn không phải là dạng văn bản tự do: Kết thúc điện là
END và theo sau là tên điện (ví dụ: ENDMVT). Nếu điện văn được chia
làm nhiều phần, thì cuối mỗi phần là ENDPART1,2…. Sau đó, phần kết
thúc điện giống như điện văn chỉ có một phần.
• Đối với điện văn là dạng văn bản tự do, hoàn toàn không có quy định nào.
Tuy nhiên người gửi thường viết TKS N BRGS (thanks and best
regards), BRGDS, MNY TKS (many thanks) v.v rồi viết tên mình.
Ví dụ: 2 loại điện văn SITA
 Dạng có format theo tiêu chuẩn của IATA
• Message ID: 151000
120 150959 NOV
Trang: 51 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

QD SGNKKVN SGNKPVN SGNKTVN SGNKOVN SGNKLVN


SGNKDVN SGNHHVN
.SINYLSQ VN/260636
SOM
VN0740/26FEB/SIN
–SGN. 01A 03D 04ROW 05ROW 06ADEF 07AB 09ABCE 10ABCE
11ABCEF 12ROW 14ROW 15ROW 16CDEF 18ROW 19ROW
20ROW 21ROW 22ROW 23ROW 24ROW 25ABCDF 26ABCDE
–HAN. 02AD 06BC 07CDEF 08ROW 09DF 10DF 16AB 17ROW 25EF
PROTEX
–SGN. NIL
SI
PAD–SGN. 01A 10C
SOC
–HAN. 26F
ENDSOM
 Dạng văn bản tự do
QN BKKKKVN BKKKOVN
.SGNHHVN 240312 24MAY16
ATTN : BKKVN
SUBJ : AHL BKKVN12559
PLZ FWD ORGNL FILE OF SA CAZ TO SGN WZ ADV
BCS PAX NOW ASK 4 COMPENSATION IN SGN X THS 4 YR
HOT COOP N BRGDS/NAM OCC TSN

4. Dịch vụ lưu động hàng không (Aeronautical Mobile Service)


Dịch vụ lưu động hàng không hay còn gọi là thông tin đất đối không
(Air/Ground Communication) là thông tin liên lạc giữa người lái và kiểm soát
viên không lưu (KSVKL). Liên lạc này được thực hiện thông qua hệ thống
liên lạc VHF (Very High Frequency) ở dải tần số 118 MHz – 137 MHz.
4.1. Các loại điện văn
Trang: 52 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Các loại điện văn được dùng trong dịch vụ lưu động hàng không và thứ tự
độ ưu tiên trong việc thiết lập liên lạc và phát điện văn sẽ phù hợp với bảng
dưới đây:
Loại điện văn và thứ tự ưu Tín hiệu thoại vô tuyến
tiên
- Gọi nguy cấp, điện văn nguy cấp MAYDAY

và liên lạc nguy cấp


- Các điện văn khẩn nguy,bao PAN,PAN hay PAN,PAN
gồm các điện văn chuyên chở MEDICAL
cấp cứu.
- Các điện văn liên quan đến việc
định hướng
- Các điện văn an toàn bay
- Các điện văn khí tượng
- Các điện văn điều hòa chuyến
bay
Ghi chú 1: Ngoại trừ trường hợp những điện văn liên quan chuyển không
đúng luật, xen vào trong liên lạc mà không được công nhận trong thủ tục
liên lạc thì có thể sẽ quyết định loại và độ khẩn.
Ghi chú 2: NOTAM có thể được xếp loại từ c) đến f ) quyết định xếp loại này
tùy theo nội dung của NOTAM và tầm quan trọng đối với tàu bay .

4.1.1 Các điện văn nguy cấp và liên lạc nguy cấp sẽ được dùng theo những điều
khoản trong liên lạc nguy cấp.
4.1.2 Các điện văn khẩn và liên lạc khẩn bao gồm những điện văn có dấu hiệu
chuyên chở cấp cứu ở trước sẽ được dùng phù hợp với những khoản ghi
trong liên lạc khẩn nguy.
Ghi chú: Thuật ngữ : “chuyên chở cấp cứu” được định nghĩa trong công
ước quốc tế Geneva 1949 và phương thức phụ thêm là bất kỳ phương tiện
Trang: 53 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

chuyên chở nào bằng đường bộ, đường thủy hay trên không, dù quân sự
hay dân sự, thường xuyên hay tạm thời được chỉ định dành riêng cho vận
chuyển cấp cứu và dù chúng đặt dưới sự kiểm soát của giới chức thẩm
quyền của một đảng phái đối nghịch.
4.1.3 Điện văn an toàn bay gồm có như sau:
a) Các điện văn báo cáo vị trí và kiểm soát (xem PANS-RAC Doc 4444);
b) Điện văn của đại lý tàu bay hay tàu bay gửi có liên quan trực tiếp đến
tàu bay đang bay;
c) Khuyến cáo khí tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến tàu bay đang bay
hoặc sắp cất cánh
d) Các điện văn khác liên quan đến tàu bay đang bay hoặc sắp cất cánh.
4.1.4 Các điện văn khí tượng gồm những tin tức khí tượng gửi hoặc nhận từ tàu
bay, khác hơn các điều trong 1.8.3.
4.1.5 Các điện văn điều hòa chuyến bay gồm có như sau:
a) Điện văn liên quan đến khai thác, bảo trì tàu bay nhằm bảo đảm an
toàn trật tự trong khai thác tàu bay;
b) Các điện văn liên quan các dịch vụ của tàu bay;
c) Chỉ thị cho đại diện của cơ quan khai thác tàu bay liên quan đến việc
thay đổi về nhu cầu cho hành khách và tổ lái mà sự sai lệch không
tránh được đối với lịch bay, nhu cầu cá nhân của khách hay tổ lái
không được chấp thuận trong loại điện văn này.
d) Điện văn liên quan đến hạ cánh bất thường của tàu bay;
e) Điện văn liên quan đến phụ tùng, vật tư cần gấp.
f) Điện văn liên quan đến việc thay đổi lịch bay.
4.1.6 Các đơn vị kiểm soát không lưu sử dụng kênh liên lạc trực tiếp với tàu bay,
chỉ được nhận điện văn điều hòa chuyến bay nếu điều này không gây
phiền nhiễu đến vai trò chính yếu của họ và không có kênh liên lạc nào
khác để chuyển loại điện văn này.
4.1.7 Khuyến cáo:Các điện văn có độ khẩn sẽ được chuyển theo thứ tự mà
điện văn đó đã được nhận.
Trang: 54 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

4.1.8 Việc liên lạc không đối không giữa các tổ lái sẽ bao gồm bất cứ các điện
văn nào liên quan đến an toàn, điều hòa chuyến bay, thứ tự độ khẩn, loại
của những điện văn sẽ được chỉ định trên căn bản phù hợp với các loại
điện văn .
4.2. Hủy bỏ điện văn
4.2.1 Chuyển không đầy đủ. Nếu điện văn đang chuyển dở dang mà nhận được
chỉ thị hủy bỏ, đài chuyển sẽ chỉ thị cho đài nhận hủy bỏ điện văn dang dở
đó. Điều này áp dụng trong thoại vô tuyến bằng cách dùng thuật ngữ thích
hợp.
4.2.2 Chuyển đầy đủ
Khuyến cáo: Khi một điện văn chuyển đầy đủ được giữ lại để sửa sai và
đài nhận được thông báo không nên tiến hành tiếp tục; hay khi chuyển
giao hay chuyển tiếp chưa hoàn thành, thì việc chuyển sẽ được hủy bỏ.
Điều này áp dụng trong thoại vô tuyến bằng cách dùng thuật ngữ thích
hợp.
4.3. Bộ chữ cái nói (phonetic alphabet)
Trong một số hoàn cảnh có thể gặp khó khăn để nghe một cách rõ ràng
trên thoại vô tuyến. Có thể do điều kiện nhận kém hay do tàu bay ồn, hoặc
có những từ mà phát âm giống nhau có thể gây nhầm lẫn. Ví dụ ký tự A có
thể nhầm lẫn với số 8, hoặc ký tự C phát âm giống ký tự D và ký tự V. Để
giúp khắc phục những vấn đề trên, một cách nói chuẩn khi phát âm các ký
tự chữ và số được đưa ra:
A ALPHA N NOVEMBER

B BRAVO O OSCAR

C CHARLIE P PAPA

D DELTA Q QUEBEC

E ECHO R ROMEO
Trang: 55 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

F FOXTROT S SIERRA

G GOLF T TANGO

H HOTEL U UNIFORM

I INDIA V VICTOR

J JULIET W WHISKEY

K KILO X X-RAY

L LIMA Y YANKEE

M MIKE Z ZULU

FIGURES
0 = ZE-RO 5 = FIFE

1 = WUN 6 = SIX

2 = TOO 7 = SEV-EN

3 = TREE 8 = AIT

4 = FOW-ER 9 = NIN-ER
Khi một tên riêng, chữ tắt của các dịch vụ và những chữ nghi ngờ sẽ được
đánh vần theo bản vần thoại vô tuyến
4.4. Chuyển số trong thoại vô tuyến
Trang: 56 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Những chữ và từ ngữ sau đây được dùng trong liên lạc thoại vô tuyến khi
thích hợp và sẽ có nghĩa như dưới đây.
Từ ngữ Ý nghĩa
ACKNOWLEDGE Cho tôi biết ,anh đã nhận và hiểu điện văn này
AFFIRM Vâng
APPROVED Được phép hành động
BREAK Chỉ sự phân cách giữa những phần của điện
văn (được dùng khi không có sự rõ ràng giữa
bản văn và các phần khác của điện văn )
BREAK BREAK Chỉ sự phân cách giữa các điện văn phát tới
các tàu bay khác nhau khi quá bận rộn xung
quanh.
CANCEL Thủ tiêu huấn lệnh phát trước đó
CHECK Kiểm tra hệ thống hay thủ tục
CLEARED Cho phép tiến hành dưới điều kiện đã chỉ rõ
CONFIRM Có phải tôi đã nhận đúng như sau.................?
hay Có phải anh đã nhận đúng điện văn này?
CONTACT Thiết lập liên lạc vô tuyến với ..........
CORRECT Điều đó thì đúng
CORRECTION Lỗi trong khi phát ( chỉ điện văn ) Việc sửa sai
lại là ................
DISREGARD Xem như việc phát đó không được gửi
GO AHEAD Gửi điện văn của anh đi
HOW DO YOU Anh nghe tôi phát thế nào?
READ
I SAY AGAIN Tôi lập lại rõ ràng hay nhấn mạnh
MONITOR Lắng nghe trên (tần số )
NEGATIVE “Không” hay Không được phép hay
Điều đó thì không đúng
OVER Việc phát của tôi đã chấm dứt và tôi chờ trả lời
Trang: 57 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

từ anh
Ghi chú: Không thường dùng trong liên lạc VHF
OUT Việc trao đổi liên lạc chấm dứt và không chờ
đợi trả lời
Ghi chú: Không thường dùng trong liên lạc VHF
READ BACK Lập lại tất cả hay một phần của điện văn cho tôi
xem có nhận chính xác không.
RECLEARED Một thay đổi huấn lệnh cuối cùng của anh đã thi
hành và huấn lệnh mới này thay thế cho huấn
lệnh trước hay một phần trong đó.
REPORT Cho tôi tin tức sau .............
REQUEST Tôi muốn biết .......... hay tôi muốn nhận
được ......
ROGER Tôi đã nhận được tất cả việc phát cuối cùng của
(NEGATIVE). anh
Ghi chú: Không có trường hợp nào được dùng
trả lời dưới đây cho câu hỏi yêu cầu “Đọc lại”
hay trả lời trực tiếp khi xác nhận (AFFIRM) hay
không được phép
SAY AGAIN Lặp lại tất cả hay một phần theo sau việc phát
cuối cùng của anh.
SPEAK SLOWER Giảm tốc độ nói của anh
STANDBY Chờ và tôi sẽ gọi lại anh
VERIFY Kiểm tra và xác nhận với người gửi
WILCO (Chữ tắt của “Will Comply”)
Tôi hiểu điện văn của anh và sẽ thi hành theo
WORDS TWICE a) Theo yêu cầu: Liên lạc khó khăn yêu cầu
chuyển mỗi chữ hay nhóm chữ hai lần.
b) Để thông báo: Vì liên lạc khó khăn,mỗi
chữ,hay nhóm chữ trong điện văn này phải
Trang: 58 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

gửi hai lần.


Việc chuyển số :

Tất cả số sẽ được chuyển bằng các phát âm mỗi số tách biệt.


Ghi chú 1 : thí dụ minh họa sau áp dụng của thủ tục này.
Phiên hiệu tàu bay Cách phát
(Aircraft call signs) (Transmitted as)
CCA238 Air China two three eight
OAL242 Olympic two four two
Mực bay (Flight levels) Cách phát
FL180 flight level one eight zero
FL200 flight level two zero zero
Hướng mũi (Headings) Cách phát
100 degrees heading one zero zero
080 degrees heading zero eight zero
Hướng gió và tốc độ Cách phát
(Wind direction and speed)
200 degrees 70 knots wind two zero zero degrees seven
zero knots
160 degrees 18 knots wind one six zero degrees one eight
knots
gusting 30 knots gusting three zero
Mã hỏi đáp Cách phát
(Transponder codes)
2400 squawk two four zero zero
4203 squawk four two zero three
2.6.3.11.1 Đường CHC Cách phát
(Runway)
27 runway two seven
30 runway three zero
Khí áp (Altimeter setting) Cách phát
Trang: 59 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

1010 QNH one zero one zero


1000 QNH one zero zero zero
Tất cả số dùng để phát tin tức về cao độ, độ cao của mây, tầm nhìn, hướng
đường CHC mà chứa đựng tròn hàng trăm và tròn hàng ngàn sẽ được
chuyển bằng cách phát âm mỗi số trong số của hàng trăm hay hàng ngàn
theo sau là chữ HUNDRED hay THOUSAND khi thích hợp.
Sự phối hợp của hàng ngàn và tròn hàng trăm sẽ được phát bằng cách phát
âm mỗi số trong số hàng ngàn theo sau là chữ THOUSAND và số của hàng
trăm theo sau là chữ HUNDRED.
Ghi chú: Thí dụ sau minh họa việc áp dụng thủ tục này.
Độ cao (Altitude) Cách phát
800 eight hundred
3400 three thousand four hundred
12000 one two thousand
Độ cao mây Cách phát

(Cloud height)

2200 two thousand two hundred


4300 four thousand three hundred
Tầm nhìn (Visibility) Cách phát
1000 visibility one thousand
700 visibility seven hundred
Tầm nhìn đường CHC Cách phát
(Runway visual range)
600 RVR six hundred
1700 RVR one thousand seven hundred
- Các số chứa dấu chấm thập phân theo thứ tự thích hợp được định rõ
bằng chữ DECIMAL.
Ghi chú 1:Thí dụ sau minh họa việc áp dụng thủ tục này
Số Cách phát
100.3 ONE ZERO ZERO DECIMAL THREE
Trang: 60 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

38,143.9 THREE EIGHT ONE FOUR THREE DECIMAL NINE

Ghi chú 2: Những tần số VHF chỉ định được dùng không nhiều hơn hai số
rõ nghĩa sau dấu chấm, chỉ một số zero duy nhất được xem là số có nghĩa
theo sự phân chia của những tần số là 25KHz. Thí dụ sau minh họa việc áp
dụng thủ tục này:
Số Cách phát
118.0 ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO
118,1 ONE ONE EIGHT DECIMAL ONE
118.128 ONE ONE EIGHT DECIMAL ONE TWO
118.150 ONE ONE EIGHT DECIMAL ONE FIVE
Trang: 61 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

4.4.1 Kiểm tra lại số


Khi muốn kiểm tra lại sự chính xác của số, người chuyển điện văn sẽ yêu
cầu người nhận điện văn đọc lại các số này.
4.4.2 Cách đọc số
- Các số sẽ được chuyển theo phát âm sau:
Số hay thành phần của số Cách đọc
0 ZE-RO
1 WUN
2 TOO
3 TREE
4 FOW-er
5 FIFE
6 SIX
7 SEV-en
8 AIT
9 NIN-er
Decimal DAY-SEE-MAL
Hundred HUN-dred
Thousand TOU-SAND

Ghi chú: Các vần in chữ hoa trong bảng trên được nhấn mạnh. Thí dụ hai
vần trong ZE-RO được nhấn mạnh tương đương, trong khi vần đầu của
FOW-er được xem là phần nhấn chính.
4.5. Các thủ tục selcal
4.5.1 Tổng quát
Với hệ thống chọn gọi được gọi là SELCAL, cách gọi bằng tiếng nói được
thay thế bằng cách chuyển âm điệu có mã luật đến tàu bay trên kênh thoại
vô tuyến. Cách chọn gọi đơn gồm có sự kết hợp của 4 âm điệu được chọn
lựa và thời gian để gọi lâu chừng 2 giây, âm điệu phát ra từ máy mã luật
của đài hàng không được máy giải mã của tàu bay tiếp nhận. Việc tiếp
Trang: 62 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

nhận âm điệu có mã luật (ám hiệu SELCAL) làm cho hệ thống gọi trong
phòng lái phát ra ánh sáng và tín hiệu chuông.
SELCAL được sử dụng cho các đài được trang bị bộ chọn gọi theo chiều
địa không trên các kênh vô tuyến HF và VHF. Trên các tàu bay có trang bị
SELCAL , người lái cũng phải giữ canh nghe theo lối thoại, nếu có yêu
cầu.
4.5.2 Thông báo cho đài hàng không mã SELCAL của tàu bay
Tàu bay và các cơ quan khai thác tàu bay có trách nhiệm thông báo cho tất
cả các đài hàng không mà tàu bay thường liên lạc trong một chuyến bay
biết ám hiệu SELCAL phù hợp với phiên hiệu thoại vô tuyến của tàu bay.
Khi thuận tiện cơ quan khai thác tàu bay phải phổ biến ám hiệu SELCAL
được chỉ định cho tàu bay hoặc chuyến bay tới tất cả các đài hàng không
liên hệ.
Tàu bay phải:
a) Ghi ám hiệu SELCAL vào kế hoạch bay đề trình cho các đơn vị dịch vụ
không lưu liên hệ
b) Đảm bảo thông báo đúng ám hiệu SELCAL cho đài hàng không khi
thiết lập liên lạc tạm với đài hàng không trên sóng HF, trong lúc còn
trên sóng VHF.
Ghi chú: Các điều khoản liên quan đầy đủ đến kế hoạch bay được đề cập
trong các thủ tục dịch vụ không vận - các qui luật trên không - các dịch vụ
không lưu (Doc 4444).
4.5.3 Kiểm tra trước khi bay
Đài tàu bay phải liên lạc với đài hàng không liên hệ yêu cầu kiểm tra
SELCAL trước khi bay và nếu cần báo ám hiệu SELCAL của nó.
Khi các tần số chính, phụ được chỉ định, việc thử SELCAL sẽ được kiểm
tra trên sóng phụ trước rồi mới đến sóng chính như thế tàu bay sẽ sẳn
sàng tiếp tục canh nghe trên sóng chính.
Khi phát hiện ra thiết bị SELCAL của đài hàng không hay tàu bay bị hư khi
kiểm tra trước khi bay, tàu bay phải tiếp tục giữ canh nghe liên tục trong
chuyến bay sau đó cho tới khi SELCAL hoạt dộng lại.
Trang: 63 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

4.5.4 Thiết lập liên lạc


Khi đài hàng không sử dụng SELCAL để gọi, tàu bay trả lời bằng cách phát
phiên hiệu vô tuyến của nó theo sau là từ “GO AHEAD”.
4.5.5 Các thủ tục đường dài
a. Tàu bay phải đảm bảo rằng đài hàng không có liên quan biết rõ việc canh
nghe bằng SELCAL đã được thiết lập và duy trì.
Như đã qui định trên căn bản các thỏa hiệp của vùng không vận, đài hàng
không sẽ gọi tàu bay bằng SELCAL để nhận báo cáo thường lệ .
b. Một khi SELCAL đã được thiết lập riêng bởi đài tàu bay, đài hàng không sẽ
dùng SELCAL để gọi tàu bay khi cần.
c. Khi gọi bằng SELCAL sau hai lần trên sóng chính và hai lần trên sóng phụ
mà không nghe trả lời, đài hàng không sẽ đổi sang cách gọi thoại.
d. Các đài trong hệ thống phải thông báo ngay cho nhau biết khi SELCAL của
đài hàng không hay tàu bay bị trục trặc. Tàu bay cũng vậy phải báo cáo
ngay cho đài hàng không có liên quan đến chuyến bay biết mỗi khi
SELCAL bị trục trặc để đài hàng không dùng cách gọi thoại khi cần .
Tất cả các đài phải thông báo khi SELCAL hoạt động lại bình thường.
4.5.6Chỉ định mã SELCAL cho tàu bay
Theo nguyên tắc, mã SELCAL trên tàu bay phải được kết hợp với phiên
hiệu vô tuyến thoại, nghĩa là khi sử dụng số chuyến bay (số dịch vụ) làm
phiên hiệu vô tuyến, mã SELCAL trên tàu bay phải được liệt kê dựa vào số
chuyến bay, các trường hợp khác, mã SELCAL tàu bay phải được liệt kê
dựa vào số đăng bạ của tàu bay .
Ghi chú: - Việc sử dụng phiên hiệu vô tuyến tàu bay gồm có tên tắt công
ty, theo sau là số chuyến bay, đang trên chiều hướng gia tăng giữa các
hãng tàu bay trên thế giới. Cho nên trang bị SELCAL cho tàu bay phải là loại
có thể kết hợp mã phù hợp với mỗi chuyến bay, nghĩa là loại trang bị có thể
điều chỉnh được, tuy nhiên trong giai đoạn này nhiều bộ phận SELCAL trên
tàu bay lại là loại mã đơn cho nên các tàu bay được trang bị loại này không
thể theo đúng nguyên tắc nêu trên. Điều này không cản trở việc sử dụng số
chuyến bay làm phiên hiệu vô tuyến đối với các tàu bay được trang bị loại
Trang: 64 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

này, nếu tàu bay muốn dùng loại phiên hiệu ấy. Nhưng điểm chủ yếu là khi
tàu bay sử dụng loại SELCAL có mã đơn chung với phiên hiệu vô tuyến và
số chuyến bay thì đài hàng không phải được thông báo mã SELCAL của
mỗi chuyến bay được trang bị trên tàu bay.

Đăng ký mã SELCAL

Mỗi tàu bay có một mã SELCAL. Về mặt kỹ thuật, mã này là chỉ định cho
nhà sở hữu kiêm khai thác (owner-operator) tàu bay chứ không hẳn là cho
chiếc tàu bay. Nếu tàu bay bị bán đi thì nhà sở hữu kiêm khai thác mới sẽ
phải sử dụng một mã mới.

Mã là một dãy 4 chữ, được viết cũng như phát đi theo 2 khối 2 chữ (tức là
AB-CD). Các chữ được chọn theo chữ La tinh bao gồm từ A đến S nhưng
không có các chữ I, N và O. Các chữ trong một cặp mã được viết và phát đi
theo đúng thứ tự alphabe (tức là AB-CD chứ không được thành AB-DC hay
BA-CD). Một chữ đã cho chỉ được sử dụng một lần trong mã SELCAL, các
chữ không được lặp lại (như AB-CD là được phép chứ không được AA-BC
hay AB-BC).

Mỗi chữ có một tần số tone theo bảng sau:

A 312.7 Hz E 473.2 Hz J 716.1 Hz P 1083.9 Hz

B 346.7 Hz F 524.8 Hz K 794.3 Hz Q 1202.3 Hz

C 384.6 Hz G 582.1 Hz L 881.0 Hz R 1333.5 Hz

D 426.6 Hz H 645.7 Hz M 977.2 Hz S 1479.1 Hz

Hệ thống ACARS
Khái quát về ACARS (Aircraft Communications Addressing and Reporting
System (ACARS)
Trang: 65 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Đây là hệ thống truyền số (digital datalink) để phát các điện văn ngắn giữa
tàu bay và trạm mặt đất qua vô tuyến hoặc qua vệ tinh. Giao thức của nó
được thiết kế bởi ARINC (Aeronautical Radio, Incorporated) để thay thế dịch
vụ thoại VHF và được triển khai từ 1978 sử dụng định dạng telex. Sau này
thêm công ty SITA cũng tăng cường cho mạng số liệu mặt đất của họ bằng
cách thêm các trạm vô tuyến mặt đất để cung cấp dịch vụ ACARS. Bị thay
thế bởi Mạng viễn thông Hàng không (ATN) dùng cho liên lạc điều hành bay
và bởi giao thức internet cho liên lạc của các Hãng hàng không.

4.6. Cách thức hoạt động của ACARS

Người hoặc hệ thống trên tàu bay có thể tạo một điện văn và gửi qua
ACARS tới hệ thống hoặc người sử dụng dưới đất và ngược lại. Điện văn
có thể được gửi một cách tự động hoặc thủ công. Việc liên lạc này được
thực hiện qua các phương thức sau:

- Đường truyền dữ liệu qua vô tuyến VHF


- Đường truyền dữ liệu vệ tinh
- Đường truyền dữ liệu vô tuyến HF

Có một mạng các trạm vô tuyến VHF tại mặt đất giúp cho việc liên lạc giữa
tàu bay và các hệ thống đầu cuối ở mặt đất theo thời gian thực tại bất kỳ
đâu trên thế giới. Liên lạc VHF từ tàu bay sử dụng truyển sóng tầm nhìn
thẳng và cung cấp việc liên lạc tới các máy thu phát đặt ở dưới đất. Cự ly
liên lạc phụ thuộc vào độ cao của tàu bay (khoảng 200 hải lý khi bay cao)
nên dạng liên lạc qua VHF này chỉ áp dụng trong khu vực có thể đặt được
các trạm VHF dưới mặt đất. Tuy nhiên đây là phương thức có chi phí thấp
nhất và hay được áp dụng nhất.

Đường truyền vệ tinh có thể cung cấp tầm phủ liên lạc toàn thế giới. Phụ
thuộc vào hệ thống vệ tinh sử dụng, tầm phủ liên lạc vệ tinh có thể bị giới
hạn hoặc mất liên lạc tại những nơi có vĩ độ cao (các chuyến bay qua vùng
cực trái đất bị ảnh hưởng). Mạng vệ tinh Inmarsat không phủ được các vùng
Trang: 66 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

cực nhưng mạng vệ tinh Iridrium sử dụng cho ACARS từ năm 2007 cung
cấp vùng phủ sóng tốt ở các vùng cực.

Mạng đường truyền HF được thiết lập sau cùng với mục đích cung cấp vùng
phủ sóng cho các vùng cực, nơi mà vùng phủ của mạng vệ tinh Inmarsat
không phủ được. Tàu bay có đường truyền vô tuyến HF hoặc liên lạc vệ tinh
toàn cầu có thể bay qua các vùng cực trái đất mà vẫn duy trì được liên lạc
với các hệ thống dưới mặt đất. ARINC là nhà cung cấp dịch vụ đường
truyền HF duy nhất.

- Người sử dụng dưới


đất thuê bao đường
liên lạc với DSP
-

Hình 9. Sơ đồ kết nối dữ liệu không - địa với ACARS

Lịch sử ACARS

- ACARS được phát triển trong những năm 1980 và thật sự được các
hãng hàng không dùng vào những năm cuối thập niên80.

- Giai đoạn đầu ACARS liên lạc qua đường truyền liên kết dữ liệu VHF
data link và một số vùng với liên kết dữ liệu HF. Những năm 1990
ACARS sử dụng đường liên lạc qua vệ tinh SATCOM.
Trang: 67 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Công dụng của ACARS

Hình 4. Ứng dụng ADS-C/CPDLC truyền thông tin qua hệ thống ACARS

- 1993-1995 hãng Boeing phát triển dự án ứng dụng ADS/CPDLC trên


tàu bay Boeing 747-400 qua mạng ACARS (FANS-1)

- 2000 AirBus phát triển dự án ứng dụng ADS/CPDLC trên tàu bay
A330/340 trên mạng ACARS (FANS-A)

- Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ DSP, như ARINC hay SITA, cung
cấp hệ thống thông tin ACARS cho ứng dụng ADS/CPDLC giữa tàu
bay và các thuê bao dưới đất. Hệ thống ATM tại AACC Hồ Chí Minh là
một thuê bao của ARINC với dịch vụ ACARS cho các ứng dụng ADS-C
và CPDLC.

Các điện văn ACARS:

Các điện văn ACARS được phân thành 3 loại:


Trang: 68 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Điều hành bay (ATC). Điện văn điều hành bay được sử dụng để liên lạc
giữa tàu bay và kiểm soát viên không lưu. Các điện văn này được thiết lập
theo tiêu chuẩn ARINC Standard 623.

Hiện nay, tại ACC Hồ Chí Minh, kiểm soát viên không lưu điều hành bay các
phân khu kiểm soát trên biển đông đang sử dụng ACARS do ARINC cung
cấp dịch vụ qua hệ thống ATM dưới dạng là đường CPDLC.

Kiểm soát khai thác bay (Aeronautical Operational Control).

Kiểm soát quản lý của Hãng hàng không (Airline Administrative Control).

Điện văn Kiểm soát khai thác bay và điện văn Kiểm soát quản lý của Hãng
hàng không được dùng để liên lạc giữa tàu bay và cơ sở căn cứ của Hãng
có tàu bay đó. Các điện văn này theo chuẩn ARINC Standard 633 hoặc định
nghĩa bởi người sử dụng với điều kiện phải đáp ứng chỉ dẫn của chuẩn
ARINC Standard 618. Các điện văn này còn cho phép các kiểu điện văn
khác như liên quan đến tiêu thụ nhiên liệu, số liệu tính năng động cơ, vị trí
tàu bay cũng như điện văn viết tự do (free text).

Hiện nay Hãng hàng không quốc gia Việt nam đang sử dụng liên lạc này với
cơ sở căn cứ là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và Gia Lâm.
Trang: 69 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

5. Dịch vụ vô tuyến dẫn đường hàng không (Radio Navigation Service)


Dịch vụ dẫn đường là hệ thống các phụ trợ dẫn đường vô tuyến phát ra các
tín hiệu tạo các mốc và chỉ hướng cũng như cự ly của tàu bay so với đài
dẫn đường trong quá trình bay đường dài, tiếp cận và hạ cánh.
5.1. Các phương tiện dẫn đường chuẩn
Các phương tiện để đảm bảo dẫn đường cho tàu bay an toàn, chính xác và
hiệu quả trong công tác điều hành bay. Hệ thống bao gồm:
- Các đài NDB hoặc VOR/DME
- Hệ thống hạ cánh chính xác ILS
- Hệ thống hạ cánh MLS
- Hê thống dẫn đường quang học
Ở các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất được lắp đặt các hệ thống
dẫn đường kết hợp gồm: Đài gần, đài xa NDB, đài VOR/DME, ILS và các hệ
thống đèn tín hiệu. Ở các sân bay địa phương toàn bộ các trang thiết bị là
NDB. Tuy rằng với trang thiết bị của hệ thống dẫn đường trên đã đáp ứng
được nhu cầu khai thác hiện tại của ngành quản lý bay. Để nâng cao độ
chính xác nhằm đáp ứng nhu cầu bay của tương lai cũng như nâng cấp phù
hợp với tiêu chuẩn ICAO và chuẩn bị từng bước cho hệ thống dẫn đường
tương lai thì các thiết bị dẫn đường của sân bay địa phương cần có thêm
các đài ILS và dần dần thay thế các đài NDB bằng VOR/DME có độ chính
xác cao hơn với thiết bị hệ thống hiện đại hơn cho phép theo dõi tình trạng
của máy tại vị trí xa hơn nơi đặt đài
Trong tương lai triển khai dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn
cầu GNSS, lúc đó thiết bị dẫn đường hiện tại dần dần được loại bỏ
5.2. Một số hệ thống dẫn đường
Theo các tiêu chuẩn của ICAO các sân bay có phương tiện phụ trợ dẫn
đường được chia thành các mức CAT I, II, III như sau:
Loại Điều kiện khí tượng cho hạ cánh Ghi chú
Chiều cao giới Tầm nhìn đường
hạn cho hạ cánh CHC
Trang: 70 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

CAT I 60m và lớn hơn Lớn hơn 800m Đèn chỉ thị cần
nhỏ hoạt động
loại 2
CAT II 30m và lớn hơn Lớn hơn 400m Đèn đường CHC
độ sóng cao
CAT III 0m Lớn hơn 200m Đèn đường CHC
độ sóng cao
CAT IIIB 0m Lớn hơn 50m Đèn tâm đường
CHC
CAT IIIC 0m 0m và lớn hơn Đèn vùng tiếp
cận tàu bay

5.2.1 Hệ thống trợ giúp hạ cánh ILS (Instrument Landing System)


Hệ thống trợ giúp hạ cánh ILS cung cấp các thông tin định hướng dẫn
đường chính xác cho quá trình hạ cánh của tàu bay tại các sân bay chính
xác xuống đường CHC một cách an toàn ngay khi cả thời tiết rất xấu. Hệ
thống ILS bao gồm : Đài chỉ hướng hạ cánh (Localizer), đài chỉ góc hạ cánh
(Glidepath), đài điểm giữa (Middle Marker) và đài điểm xa (outer Marker)
5.2.2 Đài dẫn đường phụ trợ đo khoảng cách DME (Distance Measuring
Equipment)
Đài DME là đài thu, phát trên tần số UHF, có nhiệm vụ thông báo cự ly đã
bay được từ đài cho đến tàu bay một cách liên tục. Cự ly này là cự ly
nghiêng đó là khoảng cách từ đài đến tàu bay.
DME hoạt động thành một hệ thống gồm có hai thành phần. Thành phần
DME trang bị cho tàu bay gọi là máy hỏi (Interrogator)
DME đặt ở dưới mặt đất gọi là máy trả lời ( Transponder)
Hệ thống VOR/DME có hai loại cho dẫn đường hàng tuyến và tiếp cận. Thiết
bị DME có thể dùng với hệ thống ILS khi các đài xa của ILS không được lắp
đặt
 Công dụng của DME
Trang: 71 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

Là cung cấp cự ly cho tàu bay: ngày nay DME thường được đặt kết
hợp với VOR
Có công dụng thêm là bay quy hướng
- Bay quy hướng VOR/DME
OBS=α (góc phương vị muốn bay)
Nhìn kim đứng của ICP để lái tàu bay
- Bay vòng chờ
- Tránh khu vực cấm bay : Xác định góc phương vị
- Hạ cánh
 Ưu, khuyết điểm
Ưu điểm: Nhà cung cấp cự ly cho tàu bay nên việc xác định cho tàu
bay được chính xác do đó việc kiểm soát không lưu được dễ dàng
Khuyết điểm: Phí tổn về trang bị cao và kỹ thuật phức tạp. Chỉ đo cự
ly nghiêng từ tàu bay đến đài mặt đất

5.2.3 Đài dẫn đường vô tuyến sóng dài vô hướng NDB (Non Directional Radio
Beacon)
NDB là một máy phát thanh phát trên tần số thấp, trung bình và phát ra mọi
hướng, kèm theo đài hiệu nhằm giúp tàu bay có thể bay hướng về các đài
NDB được đặt dọc theo các không lộ trong nước và quốc tế.
NDB là thiết bị dẫn đường phù trợ bằng sóng Radio mà trạm phát mặt đất
phát ra mọi hướng trên tàu bay sẽ chỉ thị cho phi công biết hướng bay tới
đài. Khi người lái trên tàu bay nhận tín hiệu của đài NBD bằng cách nghe tín
hiệu nhận dạng của đài phát 2 lần trong một chu kỳ trên tần số 1020KHZ.
Theo kim chỉ thị của bộ định hướng phi công có thể lái theo hướng chỉ của
kim tới đài NDB. Khi tàu bay vượt qua đài NDB thì kim chỉ thị của bộ định
hướng quay ngược 1800 báo hiệu cho người lái biết tàu bay đã bay qua đài.
Đài NDB có thể dùng làm nhiệm vụ dẫn đường dài, dẫn đường tiếp cận tại
sân và dùng làm đài chỉ hướng cho bị ILS.
 Công dụng của NDB: Có 4 công dụng
- Dùng để bay quy hướng: bay tới đài NDB
Trang: 72 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

- Dùng xác định vị trí bay


- Dùng để vòng chờ
- Dùng để đáp xuống sân bay
- Cách bay quy hướng
Sau khi cất cánh tại sân bay A người lái mở ADF ở tần số của đài dùng
Head phone nghe đài hiệu nhìn đồng RMI hoặc Radio compass (dùng anten
vô hướng) từ công tắc anten vô hướng bật sang công tắc anten định hướng,
chuyển qua khung. Xoay kim lớn (RMI) hoặc xoay Radio compass sau đó
không nghe được đài hiệu. Phương của tàu bay đang bay so với phương
của sóng anten phát một góc 600, khi bay qua đỉnh đài kim đồng hồ đổi 180 0
khi đó kim đồng hồ chỉ về 0
 Xác định vị trí: Dùng 2 đài NDB
Giữ hướng bay cũ, mở ADF trên tần số đài NDB2, nghe đài hiệu. Xoay
anten thu cho tới khi không nghe được đài hiệu của đài số 2
 Bay vòng chờ: Chiều lệch của kim đồng hồ có thay đổi hay không. Độ
lệch có thay đổi, chiều lệch kim và vị trí của tàu bay luôn luôn lệch nhau
 Dùng để đáp xuống sân bay: Anten của đài NDB phải nằm trên trục
đường CHC khi hạ xuống sân bay tầm nhìn rõ phải 1 km thì mới hạ
cánh
 Các đặc điểm của đài NDB:
o Ưu điểm
Đài NDB và thiết bị chỉ hướng sử dụng rộng rãi trong nhiều năm, các
thao tác quen thuộc với các phi công, hệ thống mặt đất đơn giản và giá
thành rẻ
o Nhược điểm:
Đài NDB chịu ảnh hưởng rất mạnh của địa chất, địa hình và các nhiễu
tạp của thời tiết, có trường hợp do ảnh hưởng của máy thu ADF thu
được chỉ thị sai làm kim chỉ thị lệch quá xa gây nguy hiểm cho tàu bay.
Lỗi của đài NDB còn xảy ra khi xét đánh hoặc nhiễu xạ của sóng điện
từ vào ban đêm. Bộ chỉ hướng ADF trùng kim chỉ thị hướng tàu bay so
Trang: 73 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

với đài nhưng người lái tàu bay phải cân nhắc chính xác tránh các sai
lệch tĩnh của kim chỉ thị. Nói chung đài NDB tới đây sẽ chỉ còn thông
dụng làm đài chỉ hướng tại sân và đài điểm cho ILS
5.2.4 Đài dẫn đường phụ trợ vô tuyến sóng cực ngắn vô hướng phương vị VOR
(Very high Frenquency Omni Range)
VOR là một máy phát nó phát trên tần số VHF có kèm đài hiệu và phát sóng
ra mọi hướng nhằm cung cấp cho tàu bay góc độ phương vị muốn bay, góc
độ phương vị này tương đương với góc độ phương vị tính được từ đài lấy
hướng bắc từ làm chuẩn và xoay theo chiều kim đồng hồ.
VOR là hệ thống dẫn đường phụ trợ bằng sóng Radio phát ra các sóng điện
từ theo mọi hướng trong không gian, giúp tàu bay xác định được phương vị
của nó với vị trí đài.
Đài VOR phát ra 2 tín hiệu bao gồm là pha biến thiên và pha chuẩn. Tín hiệu
pha chuẩn là tín hiệu điều chế 30Hz có pha cố định theo mọi hướng. Pha
biến thiên là tín hiệu điều chế 30Hz mà pha của nó trễ khi tàu bay chuyển
hướng theo kim đồng hồ và trễ 360 0 bằng cách đo sự khác pha giữa hai tín
hiệu mà phi công đo góc phương vị giữa tàu bay với đài.
 Công dụng của đài VOR
- Bay quy hướng
- Bay vòng chờ
- Tránh khu vực cấm bay
- Hạ cánh xuống đường CHC
 Bay quy hướng: Bay hướng về đài, tới đài
Mở máy thu VHF trên tần số của đài dùng tai nghe đài hiệu vặn OBS ở
tuyến phương vị muốn bay (giả sử OBS = 800)
Sau đó nhìn kim đứng của đồng hồ ICP để bay
 Bay vòng chờ
 Tránh khu vực cấm bay
 Hạ cánh xuống đường CHC
 Ưu khuyết điểm
Trang: 74 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

o Ưu điểm
Cung cấp 360 tuyến phương vị với độ chính xác là ± 20 cho một tuyến.
Ít bị nhiễu bởi thời tiết vì dung sóng VHF
Nếu được kết hợp với DME thì VOR + DME là một hệ dẫn đường lý tưởng
giúp cho tàu bay thường xuyên xác định vị trí bay của mình một cách chính
xác
o Khuyết điểm
Vì hoạt động trong băng tần VHF nên tầm hoạt động phụ thuộc vào độ cao
của tàu bay, bay càng cao tầm hoạt động càng xa
Đòi hỏi phải được kiểm tra định kỳ bằng tàu bay có trang bị máy móc đo
lường chính xác, trung bình 3 tháng bay thử một lần, tối thiểu 6 tháng bay
thử 1 lần.
Điểm bắt đầu và kết thúc các giai đoạn của chuyến bay (bay lên, giảm thấp,
đổi hướng, …);

 Phương thức chuyển giao kiểm soát;


 Đảm bảo an toàn và tìm cứu;
 Khả năng của tổ tái và các kênh liên lạc không địa.

6. Dịch vụ hàng không tự động


6.1. Hệ thống thông tin VHF

6.1.1Giới thiệu chung về hệ thống thu phát VHF

Hệ thống thông tin liên lạc VHF tại sân bay có nhiệm vụ cung cấp các chiều
liên lạc giữa Trạm kiểm soát không lưu (ATC) và máy bay (air-to-ground);
các kênh liên lạc giữa các đơn vị có liên quan trong công tác cung cấp thông
tin theo qui định và hướng dẫn máy bay cất, hạ cánh và lăn vào bến đỗ,
cung cấp dịch vụ phát thông tin tại sân bay ATIS (Automatic Terminal
Information Service)

Hiện tại đơn vị đang quản lý hệ thống VHF phát thông tin khí tượng tại sân
ATIS và các máy phục vụ cho việc monitor, dự phòng và khẩn nguy.
Trang: 75 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

6.1.2Các quy định của ICAO về tần số và chức năng máy VHF (Annex 10 vol.III)

- Dãy tần hoạt động: 117.975 – 137MHz.

- Khoảng cách kênh lân cận: 25, 50, 100KHz (tùy theo qui định từng
vùng).

- Độ ổn định tần số: 0.002% với khoảng cách kênh là 25Khz, 0.005%
với khoảng cách kênh > 25Khz.

- Điều chế theo biên độ sóng mang (AM) trên cả hai biên (DSB): đỉnh
điều chế (peak modulation) tối thiểu đạt 85%, kiểu điều chế A3E.

- Hiệu suất phát xạ trong vùng phủ sóng theo qui định đạt giá trị điện
trường là: ≥ 75 V/m hay 109 dBW/m2

- Kiểu bức xạ: phân cực đứng.

- Nhiễu bức xạ duy trì ở mức thấp nhất.

- Độ nhạy máy thu: 20V/m với mức tín hiệu âm tần ngõ ra là 15dB
(S+N)/N (với 50% điều chế A3E).

- Băng thông chấp nhận: cung cấp âm tần ngõ ra đầy đủ, rõ ràng với các
điều kiện trên khi tần số sóng mang dao động 0,005%.

- Loại bỏ kênh kế cận: đảm bảo hệ số nén kênh lân cận là ≥ 60dB.

- Tầm hoạt động của một đài thu phát VHF tính bằng dặm (NM) theo
công thức:

D = k.√ h trong đó h tính bằng feet còn hệ số k là 1.23


6.2. Hệ thống thu phát VHF (phục vụ khí tượng tại sân bay)

6.2.1Tần số sử dụng

- Tần số phát sóng thông tin khí tượng: Sân bay Tân Sơn nhất
128.0MHz, Sân bay Nội Bài 127.0MHz.

6.2.2Số lượng máy đang sử dụng

- Máy phát thông tin khí tượng ATIS: 01 main và 01 standby.


Trang: 76 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

- Ngoài ra còn có các máy thu, phát VHF sử dụng cho việc thu tín hiệu
ATIS để nghe lại kiểm tra và dùng để dự phòng độc lập khi có sự cố về
hệ thống.

6.2.3Một số thuật ngữ thường gặp

- Key hay PTT (push to talk): khi kiểm soát viên không lưu nhấn vào
nút PTT (Push To Talk) trên microphone và nói để trao thông tin với phi
công hoặc kích hoạt máy chuyển sang trạng thái phát.

- Main /Standby: khi có liên kết 2 máy phát, máy phát chính “Main” là
máy phát được chọn phát và máy “Standby” là máy phát dự phòng
(việc chọn Main hay standby được thực hiện tại bàn điều khiển của
kiểm soát viên không lưu, hoặc theo cấu hình lắp đặt).

- Console panel : là bản điều khiển mà trên đó kiểm soát viên không lưu
có thể chọn máy nào là máy phát chính hoặc phụ, tần số phát và nhấn
PTT trên microphone để ra lệnh key cho máy phát.

- Local : là trạng thái máy cho phép key phát tại chổ (key phát từ bàn
console mất tác dụng).

- Remote : là trạng thái máy cho phép nhận lệnh key và tín hiệu âm tần
Audio từ bàn điều khiển (key phát tại chổ không thực hiện được).

Ký hiệu viết tắt

- AGC: điều khiển độ lợi tự động.

- AM : điều chế biên độ.

- dB: decibels (biểu thị mức tăng giảm công suất, điện áp), dBm =
1mW/600; dBW= 1w/600

- FREF: tần số.

- GND: ground (điểm nối đất của thiết bị).

- PFWD: công suất phát (sóng tới).

- PREF: công suất phản xạ (sóng dội).


Trang: 77 / 77

THÔNG TIN LIÊN LẠC Ban hành/ Sửa đổi: 02/00

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN 30/11/2016

6.2.4 Sơ đồ khối cấu trúc hệ thống phát ATIS

MÁY PHÁT VHF


ATIS
DỮ LIỆU KHÍ
TƯỢNG
Audio PTT

MÁY TÍNH PHÂN


MÁY THU
TÍCH VÀ BIÊN BỘ VOX XỬ LÝ
DỊCH THÀNH BẢN AUDIO GIÁM SÁT TỪ
TIN THOẠI XA

Dữ liệu khí tượng, tình trạng đường băng… được tập hợp đến máy tính
phân tích, cập nhật theo chu kỳ và biên dịch thành âm thoại, sau đó âm
thoại này được truyền vào bộ điều khiển máy phát để tạo lệnh key (PTT).
Audio và lệnh key từ bộ VOX được đưa đến máy phát để điều khiển máy
phát ra antenna.

You might also like