You are on page 1of 16

Chương 3.

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC PHƯƠNG TIỆN LÀ TÀI SẢN


THẾ CHẤP BỊ THU GIỮ TRONG CÁC VỤ ÁN MA TÚY TẠI TỈNH NAM
ĐỊNH
1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết các phương tiện là tài sản thế
chấp bị thu giữ trong các vụ án ma túy tại tỉnh Nam Định
1.1. Nhận xét chung
Nhìn chung, trong các năm gần đây, hoạt động của các VKSND cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Nam Định đạt nhiều kết quả tốt trong công tác kiaarm soát khởi tố
mới, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, cụ thể:
- Trong năm 2020, VKSND tỉnh Nam Định thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi,
quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với VKSND cấp huyện. Trong năm đã trả lời
hướng dẫn bằng các hình thức đối với VKSND cấp huyện trong giải quyết 05 vụ án
về ma tuý có vướng mắc. Thường xuyên nghiên cứu các báo cáo thụ lý án, các bản
cáo trạng, báo cáo THQCT, KSXX và bản án của VKSND cấp huyện. Qua đó đã
kịp thời phát hiện những thiếu sót, tồn tại của VKSND cấp huyện đã ban hành các
thông báo rút kinh nghiệm đối với VKSND cấp huyện1.
- Trong năm 2021, các VKSND cấp huyện đã kiểm sát khởi tố mới 537 vụ
582 bị can; truy tố 526 vụ 566 bị can và thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử
sơ thẩm 531 vụ 552 bị cáo án ma tuý. Qua công tác theo dõi chưa phát hiện có sai
sót2.
- Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Nam Định, các VKSND cấp huyện đã
tiến hành giải quyết án ma tuy đạt nhiều kết quả ao, cụ thể: Các VKSND cấp huyện
đã kiểm sát khởi tố mới 585 vụ; truy tố 563 vụ và thực hành quyền công tố, kiểm
sát xét xử sơ thẩm 572 vụ, qua công tác theo dõi chưa phát hiện có sai sót 3.
Tình hình vi phạm và tội phạm liên quan đến ma tuý vẫn diễn ra phức tạp, số
vụ bắt và khởi tố trong toàn tỉnh tăng hơn khi so sánh cùng kỳ năm nay với năm
1
Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát THQCT – KSĐT – KSXX sơ thẩm Án an ninh – Ma túy năm 2020.
2
Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát THQCT – KSĐT – KSXX sơ thẩm Án an ninh – Ma túy năm 2021.
3
Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát THQCT – KSĐT – KSXX sơ thẩm Án an ninh – Ma túy năm 2022.
1
trước, tính chất và mức độ phạm tội ngày càng phức tạp, có nhiều vụ tàng trữ, mua
bán, vận chuyển trái phép ma tuý với số lượng lớn. Các đối tượng vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy có thủ đoạn tinh vi hơn, quanh co chối tội, che giấu hành
vi phạm tội, gây khó khăn trong quá trình điều tra. Có nhiều vụ án đã khởi tố, trong
giai đoạn điều tra, bị can thay đổi lời khai nhằm mục đích thay đổi tội danh từ mua
bán, vận chuyển trái phép chất ma túy sang tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Vẫn
có nhiều đường dây mua bán ma túy liên tỉnh. Xuất hiện một số vụ vừa mua bán,
tàng trữ trái phép chất ma túy cùng với việc tàng trữ vũ khí thể thao, vũ khí quân
dụng… Ngoài ra, vẫn còn tình trạng chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
tại các quán karaoke, nhà nghỉ trên địa bàn.
Nguyên nhân tội phạm ma túy xảy ra vẫn còn nhiều là do: Việc mua bán ma
túy mang lại lợi nhuận cao, nhiều đối tượng bất chấp pháp luật, giá trị đạo đức xã
hội lao vào con đường mua bán, vận chuyển ma túy.
1.2. Một số vụ việc thực tiễn
1.2.1. Vụ án thứ nhất
Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 17 tháng 11 năm 2017 Nguyễn Xuân Trường,
sinh năm 1965 và Đinh Xuân Cường, sinh năm 1967 đều đăng ký hộ khẩu ở xóm
22, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định bị bắt quả tang tại khu vực
Cồn Nhất, thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định khi đang mang
39,724 gam Hêrôin từ thành phố Nam Định về xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy để
bán kiếm lời. Quá trình bắt giữ Công an đã thu giữ của Đinh Xuân Cường 01 (một)
chiếc xe ô tô nhãn hiệu Huyndai biển kiểm soát 18A-092-36 cùng đăng ký xe mang
tên Đình Xuân Cường (bản photo coppy có xác nhận của Ngân hàng Tiền phong
chi nhành Tây Hà Nội) và đăng kiểm xe ô tô này và một số vật chứng khác.
Quá trình điều tra vụ án và thẩm tra công khai tại phiên tòa thể hiện: Chiếc
xe ô tô nhãn hiệu Huyndai biển kiểm soát 18A-092-36 là sở hữu chung của bị cao
Đinh Xuân Cường và vợ là chị Nguyễn Thị Mai Phương, sinh năm 1971 ở xóm 22,
xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chiếc xe trên được vợ chồng
2
bị cáo Đinh Xuân Cường và chị Nguyễn Thị Mai Phương mua tháng 06/2017, số
tiền 353.000.000 đồng (Ba trăm năm mươi ba triệu đồng) mua xe vay của ngân
hàng và mua theo hình thức trả góp của ngân hàng Tiền Phong chi nhánh Tây Hà
Nội, số tiền còn lại vay của Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định (số tiền vay là 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng)
nhưng chỉ sử dụng 80.000.000 đồng (Tám mươi triệu đồng) để mua xe). Chiếc xe ô
tô được đứng tên đăng ký của Cường và Cường là người sử dụng chiếc xe. Do xe
mua theo hình thức trả góp nên hiện tại giấy tờ gốc (đăng ký xe) do Ngân hàng
Tiền phong chi nhánh Tây Hà Nội quản lý, Ngân hàng chỉ cung cấp bản Photo giấy
chứng nhận có xác nhận của ngân hàng để làm căn cứ lưu thông. Chị Phương xác
định không biết Cường sử dụng chiếc xe ô tô này để thực hiện hành vi mua bán trái
phép chất ma túy ngày 17/11/2017.
Bản án số 31/2018/HS-ST ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Tòa án nhân dân
tỉnh Nam Định xét xử tuyên bố bị cáo Nguyễn Xuân Trường và Đinh Xuân Cường
phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, tuyên hình phạt chính, hình phạt bổ
sung, các biện pháp tư pháp khác và án phí, quyền kháng cáo đối với các bị cáo
Về chiếc xe ô tô nhãn hiệu Huyndai biển kiểm soát 18A-092-36: Tòa án xác
định chiếc xe thuộc quyền sở hữu chung của bị cáo Đinh Xuân Cường và chị
Nguyễn Thị Mai Phương (vợ bị cáo Cường). Bị cáo Cường đã sử dụng để thực hiện
hành vi mua bán trái phép chất ma túy ngày 17/11/2017 nhưng xác định chiếc xe
còn liên quan đến quan hệ thế chấp là lĩnh vực pháp luật dân sự đã phát sinh trước
đó nên Tòa án tỉnh Nam Định đã trả lại chiếc xe cho bị cáo Cường và chị Nguyễn
Thị Mai Phương kèm theo giấy tờ đã thu giữ và chấp nhận sự tự nguyện của vợ
chồng bị cáo Đinh Xuân Cường – Nguyễn Thị Mai Phương giao chiếc xe ô tô biển
kiểm soát 18A-092.36 kèm theo giấy tờ đã thu giữ cho ngân hàng Tiền Phong chi
nhánh Tây Hà Nội quản lý để xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ trước hạn theo quy
định của pháp luật.

3
Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Điểm a
Khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự 2015 thì ngày 03 tháng 4 năm 2018 Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Nam Định có quyết định kháng nghị phúc thẩm số 103/QĐ-VKS-P1
kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm số 31/2018/HS-ST ngày 21 tháng 3
năm 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định. Đề nghị Tòa án nhân dân Cấp Cao
tại Hà Nội xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm theo hướng: Tuyên tịch thu 1/2 giá
trị chiếc xe ô tô Huydai biển kiểm soát 18A-092.36 của bị cáo Đinh Xuân Cường
để sung quỹ nhà nước.
Tại bản án phúc thẩm:……………………..
1.2.2. Vụ án thứ hai
Khoảng 01 giờ ngày 19 tháng 5 năm 2020, Nguyễn Thị Lan – sinh năm
1977, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ở thôn Liễu Khê, xã Song Liễu, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh đang điều khiển xe ô tô nhãn hiệu Mazda CX5 màu trắng,
biển kiểm soát 99A-242.92 chở 03 túi ma túy có khối lượng 443,010 gam Ketamin
mang từ Hà Nội về Nam Định để bán cho khách nhưng khi Lan điều khiển xe ô tô
đến khu vực quốc lộ 21B, thuộc địa phận xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định phát hiện bắt quả
tang, thu giữ toàn bộ số ma túy, 02 điện thoại di động, 01 chứng minh thư nhân
dân, 01 xe ô tô nhãn hiệu Mazda CX5 màu trắng, biển kiểm soát 99A-242.92, giấy
chứng nhận kiểm định xe ô tô cùng một số vật chứng khác.
Chiếc xe ô tô nhãn hiệu Mazda CX5 màu trắng, biển kiểm soát 99A-242.92
tài liệu điều tra và thẩm vẫn công khai tại phiên tòa thể hiện: Chiếc xe là sở hữu
chung của bị cáo Nguyễn Thị Lan và chồng là anh Nguyễn Văn Huân, sinh năm
1990, đăng ký hộ khẩu thường trú ở thôn Liễu Khê, xã Song Liễu, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh (hiện anh Huân đang tạm giam tại Trại tạm giam Công an
tỉnh Bắc Giang). Chiếc xe được vợ chồng bị cáo Lan mua tháng 8 năm 2018 đăng
ký chủ xe là anh Nguyễn Văn Huân, chiếc xe đang được thế chấp tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng, phòng giao dịch Xuân
4
Thủy – Hà Nội để bảo đảm cho khoản vay tín dụng là 670.000.000 đồng (Sáu trăm
bẩy mươi triệu đồng). Đến ngày 10 tháng 9 năm 2020 vợ chồng Lan, Huân còn nợ
Ngân hàng số tiền 499.096.297 đồng (Bốn trăm chín mươi chín triệu không trăm
chím mươi sáu nghìn hai trăm chín bẩy đồng). Lan đã sử dụng chiếc xe ô tô trên để
thực hiện hành vi phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, anh Huân không biết
việc Lan sử dụng chiếc xe ô tô này để thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma
túy ngày 19 tháng 5 năm 2020.
Tại bản án số 68/2020/HS-ST ngày 21 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân
dân tỉnh Nam Định quyết định: Tuyên bố Nguyễn Thị Lan phạm tội “Mua bán trái
phép chất ma túy”, tuyên hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp
khác, án phí, quyền kháng cáo của bị cáo.
Đối với chiếc xe ô tô, Tòa án nhận định chiếc xe ô tô là công cụ, phương
tiện dùng vào việc phạm tội, về nguyên tắc phải tịch thu sung vào Ngân sách Nhà
nước, nhưng là tài sản chung, khi bị cáo Lan thực hiện hành vi mua bán trái phép
chất ma túy anh Huân không biết, anh Huân không liên quan đến hành vi phạm tội
của Lan. Căn cứ Nghị quyết 42/2017/QH ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc Hội
quy định về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, xác định chiếc xe ô tô là tài
sản bảo đảm thi hành án và là vật chứng vụ án. Ngân hàng thương mại cổ phần
quân đội chi nhánh Trần Duy Hưng, phòng giao dịch Xuân Thủy có văn bản đề
nghị tạo điều kiện và hỗ trợ giải quyết tài sản bảo đảm của ông Nguyễn Văn Huân
và bà Nguyễn Thị Lan nên Tòa án đã quyết định tuyên “Giao cho Cục thi hành dân
sự tỉnh Nam Định phối hợp cùng Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội xử lý tài
sản bảo đảm là chiếc xe ô tô. Sau khi đối trừ nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng
cho vay, nếu xử lý tài sản bảo đảm mà giá trị tài sản bảo đảm còn dư thì sẽ trả lại ½
giá trị tài sản bảo đảm cho ông Nguyễn Văn Huân, còn lại ½ giá trị tài sản của
Nguyễn Thị Lan thì tịch thu sung vào Ngân sách nhà nước.
Quá trình kiểm sát bản án, xét thấy quyết định của Bản án sơ thẩm Tòa án
nhân dân tỉnh Nam Định chưa đảm bảo đúng quy định tại Điểm s Khoản 1 Điều 47
5
Bộ luật hình sự, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, mặt khác tài sản khi định
giá bằng với phần nghĩa vụ mà vợ chồng Lan – Huân phải thanh toán là
499.096.297 đồng hoặc thấp hơn phần nghĩa vụ phải thanh toán thì bản án tuyên
tịch thu sung ngân sách nhà nước chỉ còn là hình thức, trái quy định của Bộ luật
hình sự và gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước. Nên ngày 29 tháng 9 năm 2020
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định có quyết định kháng nghị phúc thẩm số
1234/QĐ-VKS-P1 kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm số 68/2020/HS-ST
ngày 21 tháng 9 năm 2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định. Đề nghị Tòa án
nhân dân Cấp Cao tại Hà Nội xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm theo hướng:
Tuyên tịch thu 1/2 giá trị chiếc xe ô tô Mazda biển kiểm soát 99A-242.92 của bị
cáo Nguyễn Thị Lan để sung quỹ nhà nước.
Bản án phúc thẩm số……………..
1.2.3. Vụ án thứ ba
Lương Tuấn Anh, sinh năm 1989, trú tại tổ 16, phường Ngọc Thụy, quận
Long Biên, thành phố Hà Nội làm nghề lái xe taxi, là chủ đăng ký chiếc xe ô tô
biển kiểm soát 29E-01272 nhãn hiệu Mazda màu trắng. Do có sự quen biết từ trước
Khoảng 18 giờ ngày 13 tháng 5 năm 2022, Lương Tuấn Anh đã sử dụng chiếc xe ô
tô chở 01 kg ma túy tổng hợp loại Ketamine mang về khu vực ngõ 36 đường Văn
Cao, phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định giao cho Nguyễn
Tiến Đạt sinh năm 2001, trú tại thôn Tiểu Liêm, xã Mỹ Thịnh, huyện Mỹ Lộc, tỉnh
Nam Định để Đạt mang đi bán cho khách kiếm lời thì bị tổ công tác Đội cảnh sát
điều tra về ma túy - Công an thành phố Nam Định phát hiện. Quá trình bắt giữ
ngoài số ma túy, còn thu giữ của Lương Tuấn Anh 01 (một) xe ô tô BKS: 29E-
01272 và các giấy tờ xe kèm theo gồm: 01 (một) giấy chứng nhận kiểm định xe ô
tô, 01 (một) giấy biên nhận thế chấp, 01 (một) đăng ký xe ô tô bản phô tô có công
chứng; điện thoại cùng các vật chứng khác.
Về nguồn gốc chiếc xe, quá trình điều tra xác định: Tháng 01 năm 2022
Lương Tuấn Anh mua chiếc xe ô tô nhãn hiệu Mazda, BKS 29F-01272 đăng ký
6
mang tên Lương Tuấn Anh từ số tiền tiết kiệm của vợ chồng và đem thế chấp tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), chi nhánh Sở
giao dịch, địa chỉ Tầng 1 và tầng 3, toà nhà số 34 phố Hai Bà Trưng, phường Tràng
Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội để vay 580.000.000 đồng. Tại phiên tòa
chị Lê Thị Hồng (vợ Lương Tuấn Anh) và đại diện ngân hàng Vp Bank đề nghị
giao chiếc xe cho ngân hàng bán để thu hồi khoản nợ.
Bản án số 89/2022/HS-ST ngày 09 tháng 11 năm 2022 Tòa án nhân dân tỉnh
Nam Định quyết định: Tuyên bố Lương Tuấn Anh, Nguyễn Tiến Đạt phạm tội
“Mua bán trái phép chất ma túy”, tuyên hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các
biện pháp tư pháp khác, án phí, quyền kháng cáo của các bị cáo.
Đối với chiếc xe ô tô, Tòa án nhận định: Lương Tuấn Anh là người đồng sở
hữu chiếc xe ô tô, chị Lê Thị Hồng không biết, không liên quan đến hành vi phạm
tội của Lương Tuấn Anh, nhưng Tuấn Anh có hành vi sử dụng chiếc xe làm phương
tiện dùng vào vận chuyển số ma túy, chiếc xe xác định là phương tiện phạm tội
phải được xử lý theo nguyên tắc xử lý vật chứng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều
47 Bộ luật hình sự, Điểm a Khoản 2 Điều 106 Bộ luật hình sự tuyên tịch thu hóa
giá sung quỹ nhà nước ½ giá trị chiếc xe ô tô. Ghi nhận sự tự nguyện của chị Lê
Thị Hồng giao cho ngân hàng VPBank ½ giá trị xe (phần quyền của chị Hồng) để
đối trừ vào khoản nợ theo Hợp đồng tín dụng.
2. Một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn giải quyết các phương tiện là tài sản
thế chấp bị thu giữ trong các vụ án ma túy tại tỉnh Nam Định
Như đã phân tích và dẫn chứng một số vụ việc thực tiễn ở trên, thấy rằng:
Trong các vụ án về ma túy có phương tiện là tài sản thế chấp bị thu giữ được xác
định là phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm thì giữa các Tòa án cũng có quan
điểm xử lý chưa nhất quán, do đó, quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba có liên
quan cũng bị ảnh hưởng, cụ thể:
Thứ nhất, trong trường hợp phương tiện là tài sản thế chấp bị thu giữ
trong vụ án ma túy là tài sản riêng của người phạm tội:
7
Về mặt nguyên tắc, khi vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội thì vật
chứng sẽ được tịch thu sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 47 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và điểm a khoản 2
Điều 106 BLTTHS năm 2015. Trong thực tiễn xét xử, có những trường hợp bị cáo
có hành vi dùng tài sản đã thế chấp hợp pháp làm phương tiện phạm tội mà bên
nhận thế chấp không có lỗi trong việc để cho bị cáo sử dụng tài sản đó vào việc
thực hiện tội phạm tức vật chứng này là tài sản bảo đảm của hợp đồng thế chấp thì
việc xử lý vật chứng trong trường hợp phải thực hiện thế nào cho đúng?
Nếu tịch thu ngân sách nhà nước toàn bộ tài sản sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích hợp pháp của bên nhận thế chấp và không phù hợp với quy định của Bộ luật
Dân sự 2015 và Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-
BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998 của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát
nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp số
06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm
1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị
kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Mặt khác nếu chỉ xử lý vật chứng theo hướng giao tài sản cho bên nhận thế
chấp cùng những người có liên quan phát mãi, thanh lý hợp đồng thế chấp của các
bên trước đó sẽ không phù hợp với quy định xử lý vật chứng theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự.
Đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể hoặc án lệ để xử lý vật chứng trong
trường hợp nêu trên gây lúng túng cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự.
Thứ hai, trong trường hợp phương tiện là tài sản thế chấp bị thu giữ trong
vụ án ma túy là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và chỉ có
một người vợ hoặc chồng thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án ma túy, người
chồng hoặc vợ còn lại không biết hành vi phạm tội đó:

8
Trên cơ sở các vụ án thực tiễn đã đề cập, Tòa án căn cứ quy định về tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để trả lại người chồng hoặc vợ không
biết và không buộc phải biết hành vi phạm tội của người vợ hoặc chồng của mình
trong các vụ án ma túy là 1/2 giá trị của phương tiện của phương tiện là tài sản thế
chấp bị thu giữ trong vụ án, tuyên tịch thu 1/2 giá trị phương tiện này để sung công
quỹ nhà nước là phù hợp với quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về hôn
nhân, gia đình hiện hành.
Tuy nhiên, đối với bên nhận thế chấp phương tiện bị xử lý đó lại có hai
trường hợp xảy ra khiến giá tị tài sản thế chấp bị giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận thế chấp như sau:
(i) Nếu nghĩa vụ được bảo đảm bằng phương tiện là tài sản thế chấp bị thu
giữ trong vụ án ma túy mà bên có nghĩa vụ trong giao dịch bảo đảm đó (thỏa
thuận/hợp đồng thế chấp) chỉ là một người chồng hoặc vợ phạm tội (tức là nghĩa vụ
riêng trong thời kỳ hôn nhân) thì quyền của bên nhận thế chấp đối với 1/2 giá trị
phương tiện không bị tịch thu sung công quỹ sẽ không được bảo đảm khi chủ thể
này không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hay yêu cầu xử lý tài sản thế chấp
đối với người vợ hoặc chồng được trả lại 1/2 giá trị phương tiện là tài sản thế chấp
bị thu giữ trong vụ án ma túy.
(ii) Nếu nghĩa vụ được bảo đảm bằng phương tiện là tài sản thế chấp bị thu
giữ trong vụ án ma túy mà bên có nghĩa vụ trong giao dịch bảo đảm đó là cả vợ và
chồng (tức là nghĩa vụ chung trong thời kỳ hôn nhân) thì quyền yêu cầu cầu của
bên nhận thế chấp đối với người chồng/vợ không thực hiện hành vi phạm tội vẫn
được bảo đảm nhưng phạm vi yêu cầu của bên nhận thế chấp bị giới hạn trong 1/2
giá trị phương tiện không bị tịch thu sung công quỹ và sẽ chỉ được bảo đảm trên 1/2
giá trị phương tiện đó khi đã được hoàn lại cho người vợ hoặc chồng không thực
hiện hành vi phạm tội (tức là giảm sút 1/2 giá trị của tài sản thế chấp) so với thời
điểm thế chấp.

9
Do đó, vướng mắc, bất cập này trên thực tiễn đã và đang khiến cho bên nhận
thế chấp, nhất là tổ chức tín dụng là bên nhân thế chấp phải thực hiện quyền khởi
kiện thành một vụ án dân sự riêng biệt, song quyền và lợi ích của bên nhận thế
chấp đều có thể bị giới hạn tại một trong hai trường hợp nêu trên.
Thứ ba, trong trường hợp phương tiện là tài sản thế chấp bị thu giữ trong
vụ án ma túy là tài sản chung của nhiều người và chỉ có một người thực hiện
hành vi phạm tội trong vụ án ma túy, người còn lại không biết hành vi phạm tội
đó….
Thứ tư, giải pháp trái chiều trong hai bộ luật. Bộ luật dân sự và Bộ luật
Hình sự đều có quy định liên quan đến tình huống nêu trên.
Theo BLHS 2015 tại các Điều 32,45,47 các quy định này không đề cập tới
quyền lợi của người nhận thế chấp khi người thế chấp sử dụng tài sản đã được thế
chấp để phạm tội.
Về phía BLDS, trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có
nghĩa vụ (bên thế chấp) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thoả thuận thì
tài sản thế chấp được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc bán
đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Về kết quả việc xử lý tài sản bảo đảm, tiền bán tài
sản thế chấp được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên thế chấp. Với quy định
này, theo Điều 307, 308 BLDS 2015, người nhận thế chấp được quyền xử lý tài sản
thế chấp và được hưởng khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản. Như vậy, các quy
định của BLDS 2015 về thế chấp tài sản đứng về phía người nhận thế chấp trong
tình huống nêu trên.
Thứ năm, bất cập trong quy định giao tài sản để xử lý
Theo Điều 301 BLDS: Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài
sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp
quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

10
Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm
có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định
khác.
Có thể thấy, đây là một bất cập không hề nhỏ của pháp luật dân sự hiện hành
làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình XLTS bảo đảm của bên nhận thế chấp. Việc
thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định pháp luật sẽ gây ra tổn hại không
nhỏ cho bên nhận thế chấp, đặc biệt là các tổ chức tín dụng. Theo quan điểm tác
giả, không cần thiết phải quy định về quyền yêu cầu Toà án can thiệp như trong
điều luật này bởi đây là một quyền hiển nhiên được pháp luật thừa nhận. Chủ thể
của một quyền nhất định luôn có thể yêu cầu Toà án can thiệp để thực hiện quyền
đó của mình. Theo đó, tại khoản 5 Điều 322 (áp dụng đối với trường hợp thế chấp)
chỉ nêu lên quyền của bên nhận bảo đảm được yêu cầu bên bảo đảm hoặc người thứ
ba giữ tài sản bảo đảm tài sản đó cho mình để xử lý, chưa đề cập đến quyền thu giữ
tài sản bảo đảm để xử lý.

3. Phương hướng giải quyết của VKSND tỉnh Nam Định


Thông qua công tác rút kinh nghiệm thường xuyên liên quan đến các vụ án
ma túy có phương tiện là tài sản thế chấp bị thu giữ, trong những năm gần đây,
VKSND tỉnh Nam Định đã quán triệt phương hướng…

4. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về phương tiện là tài sản thế
chấp bị thu giữ trong vụ án ma túy
Thứ nhất, Để bảo đảm việc áp dụng quy định của pháp luật về xử lý vật
chứng trong vụ án hình sự được thống nhất, hiệu quả, tác giả cho rằng, cần ban
hành văn bản mới thay thế cho Thông tư liên tịch số 06/1998 theo hướng đối với
vật chứng của vụ án hình sự là tài sản mà bị can, bị cáo đã thế chấp để đảm bảo
nghĩa vụ thanh toán thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải
quyết vụ án
11
Thứ hai, trường hợp vật chứng (phương tiện là tài sản thế chấp bị thu giữ
trong vụ án ma túy) chỉ có một chủ sở hữu là bị can, bị cáo nhưng đã thế chấp và
tại Tòa án, bên nhận thế chấp đề nghị Tòa án không tịch thu phương tiện mà để bên
nhân thế chấp tiến hành xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự
hiện hành: Theo đó, đối chiếu với quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì thế
chấp là biện pháp bảo đảm không kéo theo việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho
bên nhận thế chấp. Do đó, trong quá trình thế chấp tài sản, chưa xử lý tài sản thế
chấp thì tài sản này vẫn do bên thế chấp quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, bên nhận
thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp nếu việc sử dụng
làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó (khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân
sự năm 2015) và được quyền yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết
để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp việc khai thác, sử dụng tài sản
có nguy cơ làm mất hay làm giảm sút giá trị của tài sản (khoản 4 Điều 351 Bộ luật
Dân sự năm 2015). Kiểm sát viên phải xác định khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ
của bị can, bị cáo đối với bên nhận thế chấp. Nếu bị can, bị cáo không có khả năng
trả nợ cho bên nhận thế chấp thì đề nghị Hội đồng xét xử trả vật chứng (phương
tiện) cho bên nhận thế chấp quản lý, xử lý tài sản này khi đến thời hạn phải trả nợ.
Trường hợp vật chứng (phương tiện) chủ sở hữu là người khác, việc bị can, bị cáo
dùng phương tiện thực hiện hành vi phạm tội mà người đó không biết và người chủ
sở hữu đang thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận thế chấp thì nên xử lý trả vật
chứng (phương tiện) trả cho người chủ sở hữu tài sản.
Thứ ba, trong trường hợp phương tiện là tài sản thế chấp bị thu giữ trong vụ
án ma túy là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và chỉ có một
người vợ hoặc chồng thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án ma túy, người chồng
hoặc vợ còn lại không biết hành vi phạm tội đó thì trong trường hợp tuyên tịch thu
1/2 giá trị tài sản thế chấp là phương tiện đó thì Tòa án có thể ưu tiên để bên nhận
thế chấp tham gia xử lý tài sản thế chấp cùng với người vợ/chồng còn lại và tuyên

12
án “ngỏ” theo hướng để các bên thỏa thuận với nhau nhằm đảm bảo sự chủ động
trong xử lý tài sản thế chấp của bên nhận thế chấp.
Thứ tư, ghi nhận quyền thu giữ tài sản của bên nhận thế chấp
Quy định ghi nhận các đặc quyền gắn liền với vật quyền bảo đảm trong quan
hệ thế chấp, bao gồm nhưng không giới hạn ở các quyền truy đòi tài sản, quyền ưu
tiên lấy thanh toán trên tài sản của bất kì một bên thứ ba nào và quyền thu giữ tài
sản là cần thiết để phát huy hết vai trò và nhiệm vụ của thế chấp. Các văn bản
hướng dẫn BLDS năm 2005 còn có định hướng cho phép bên nhận thế chấp thu giữ
tài sản. Đến khi BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, quyền thu giữ tài sản của
bên nhận thế chấp đã không còn mà thay vào đó chỉ còn quyền yêu cầu bàn giao
TSTC hoặc phải khởi kiện ra Tòa án. Theo quan điểm của người viết, sự thay đổi
này là một bước lùi của pháp luật, khiến cho việc xử lý TSTC vốn đã khó khăn này
còn khó khăn hơn gấp bội. Điều này thể hiện rõ ở việc Quốc hội đã phải ban hành
Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu
của các tổ chức tín dụng để khắc phục nội dung này. Mặc dù vậy, với những gì
Nghị quyết này quy định, việc thu giữ TSTC có sự hỗ trợ của Chính quyền địa
phương nơi có tài sản trong phạm vi “bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội” và
“tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm” 4 cũng không thực sự
diễn ra hiệu quả. Bản chất của quyền thu giữ tài sản chỉ có thể được thể hiện đúng
đắn khi bên nhận thế chấp có trong tay đầy đủ “quyền cưỡng chế như cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền”.
Có một nghịch lý trong quy định của pháp luật dân sự là các văn bản công
chứng, cụ thể là hợp đồng thế chấp tài sản có công chứng có thể bị Tòa án tuyên vô
hiệu nhưng lại không có cơ chế cho phép Tòa án ra phán quyết cho thi hành ngay
lập tức các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp. Xét về mặt thể chế cũng
như hệ thống các quy định của pháp luật, việc trao cho bên nhận thế chấp quyền lực

4
Khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức
tín dụng.
13
cưỡng chế như cơ quan Nhà nước là không phù hợp. Bởi vậy, pháp luật có thể xem
xét phương án cho phép Tòa án có thẩm quyền công nhận hiệu lực và cho thi hành
nội dung xử lý TSTC đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng công chứng. Qua
đó, quyền thu giữ TSTC của bên nhận thế chấp sẽ được bảo đảm cũng như rút ngắn
được rất nhiều thời gian, giảm bớt các thủ tục không hiệu quả trong quá trình xử lý
tài sản.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả của biện pháp tố tụng trong việc xử lý tài
sản thế chấp
Nhằm tạo thuận lợi và hiệu quả cho biện pháp khởi kiện để xử lý tài sản, hệ
thống pháp luật dân sự và tố tụng dân sự cần phải khắc phục được những điểm bất
cập, những nội dung tranh chấp chưa có định hướng giải quyết thống nhất trên thực
tế, có thể xem xét theo hướng sau:
(i) Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn cụ thể phương án tố tụng phù
hợp để giải quyết đối với trường hợp bên thế chấp, bên có NVĐBĐ vắng mặt tại
nơi cư trú (cá nhân), bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh (pháp nhân) hoặc cố tình chống
đối, cản trở cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Ngay trong chính quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng có điều luật
có thể tham khảo làm phương hướng có thể khắc phục được tình trạng này, cụ thể
tại Điều 476 của Bộ luật quy định về: “Thông báo về việc thụ lý, ngày m ở phiên
họp, phiên tòa” đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cho phép Tòa án ấn
định lộ trình giải quyết vụ án với đầy đủ các yếu tố về thời gian địa điểm thực hiện
các biện pháp tố tụng. Thông báo này được tống đạt hợp lệ cho các đương sự và
buộc các đương sự phải biết và tuân thủ yêu cầu của Tòa. Do đó, Tòa án cũng có
thể áp dụng biện pháp này để giải quyết các trường hợp đương sự không có mặt tại
nơi cư trú hoặc cố tình chống đổi triệu tập của Tòa án giúp tỉnh giảm các thủ tục
tống đạt, niêm yết, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án. Trường hợp các đương sự
được triệu tập tham gia phiên tòa hợp lê quả hai lần mà vẫn vắng mặt, thì Tòa án có
quyền xem xét xét xử vắng mặt theo thủ tục chung.
14
(ii) Nội dung giải quyết vụ án của Tòa án căn cứ trên yêu cầu của các bên
đương sự, mặc dù vậy Tòa án vẫn có quyền tiến hành các biện pháp tố tụng nếu xét
thấy cần thiết. Trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến TSTC, Tòa án
cần phải thực hiện biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản một cách khoa học,
có thể thuê đơn vị chuyên môn có chức năng phù hợp để xác định đúng hiện trạng
tài sản tạo căn cứ giải quyết vụ việc một cách chính xác. Điều này đảm bảo việc
phán quyết của Tòa án có thể được thi hành một cách nhanh chóng thuận lợi, giúp
bảo vệ những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các đương sự.
(iii) Tòa án nhân dân Tối cao tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thống
nhất đường lối giải quyết vụ án, nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với các vấn đề có
liên quan đến thế chấp tài sản xác định chủ sở hữu có quyền thế chấp tài sản; xác
định phạm vi TSTC, phạm vi bảo đảm của tài sản, xác định những cá nhân tổ chức
có quyền và nghĩa vụ đối với TSTC; xác định nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bên
thứ ba ngay tình đối với các giao dịch trên TSTC,..
Thứ sáu, bổ sung thêm nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán số
tiền xử lý tài sản thế chấp
Trên thực tế, có trường hợp khi xử lý tài sản thế chấp, chủ nợ có chi phí đóng
góp hình thành tài sản (như bên gia công thì công tài sản bên cung cấp nguyên vật
liệu hình thành tài sản,...) đề nghị được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế
chấp. Với trường hợp này, một số Tòa án đã có quan điểm xác định bên nhận thế
chấp nếu đã thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ được ưu tiên thanh toán trước.
Ngược lại, một số Tòa án khác cũng có quan điểm xác định chủ nợ có chi phí đóng
góp hình thành lên tài sản đảm bảo được ưu tiên thanh toán trước. BLDS năm 2015
cần phải quy định rõ về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên nhận thế chấp và chủ
nợ có chi phí đóng góp hình thành lên tài sản.
Các thứ tự ưu tiên thanh toán đặc biệt khác như nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ cấp
dưỡng, nghĩa vụ trả lương cho người lao động, các chi phí phát sinh do thừa kế tài
sản cũng cần được quy định rõ trong luật để tạo cơ sở cho bên xử lý TSTC thực
15
hiện, tránh trường hợp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.
Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán có thể áp dụng theo nguyên tắc bảo đảm
quyền lợi của Nhà nước; bảo đảm quyền lợi của những cá nhân có nguồn thu nhập
phụ thuộc vào TSTC hoặc bên thế chấp; trên cơ sở những chủ thể có quyền đã
thông báo với bên nhận thế chấp trước thời điểm hạch toán số tiền thu được từ việc
xử lý TSTC.

16

You might also like