You are on page 1of 24

lOMoARcPSD|12649298

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI TRONG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MASAN
(TƯƠNG ỚT CHINSU)

Lớp tín chỉ: KDO305(GD1-HK2-2122).1


Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Bích Hải

Hà Nội, 2/2022

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN MASAN................................... 6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................................. 6
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ............................................................................... 6
1.1.2. Các công ty con của Masan Group: ........................................................................... 7
1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn: ....................................................................................................... 8
1.2.1. Sứ mệnh: .................................................................................................................... 8
1.2.2. Tầm nhìn: ................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN MASAN
VỚI VỤ BÊ BỐI SẢN PHẨM TƯƠNG ỚT CHINSU TẠI NHẬT BẢN .................. 11
2.1. Bối cảnh vụ việc ...................................................................................................... 11
2.2. Diễn biến ................................................................................................................. 11
2.3. Kết quả .................................................................................................................... 13
2.4. Đánh giá .................................................................................................................. 13
CHƯƠNG 3. BÀI HỌC RÚT RA VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ
KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP.................................................................... 16
3.1. Tôn trọng và đảm bảo tính trung thực ..................................................................... 17
3.2. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội ...................... 19
3.3. Cạnh tranh lành mạnh với đối thủ và tôn trọng lợi ích của nhà cung cấp .............. 21
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 25

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó
các nền kinh tế, doanh nghiệp trên thế giới đang đồng thời vừa hợp tác vừa cạnh tranh
gay gắt. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như
những thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn
vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản
phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh. Quan niệm chung trên thế
giới hiện nay đều khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế chính là cạnh tranh về văn hóa, trong đó đạo đức kinh
doanh là một yếu tố có ý nghĩa quyết định. Đạo đức kinh doanh là một phần không thể
thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh, là quy tắc ứng không thể thiếu
được với mọi doanh nghiệp cần sự trường tồn và phát triển bền vững. Trong khi đó, trách
nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện.
Tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề “nhức nhối” trong xã
hội hiện nay. Chỉ riêng vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh trong sản xuất thực phẩm đã
dấy lên hồi chuông báo động đỏ – như một đại biểu Quốc hội đã phát biểu: “Con đường
từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn và dễ dàng như hiện nay!” Nhận thức được
tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, nhóm chúng em thực hiện
đề tài: Phân tích vấn đề vi phạm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh của
công ty Masan (Tương ớt Chinsu) để nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu gồm 3
chương:

Chương 1: Khái quát chung về Tập đoàn Masan

Chương 2: Phân tích Đạo đức kinh doanh của Tập đoàn Masan với vụ bê bối sản
phẩm Tương ớt Chinsu tại Nhật Bản

Chương 3: Bài học rút ra về trách nhiệm xã hội và kinh nghiệm cho doanh nghiệp

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

Mặc dù đã cố gắng hết sức trong lúc làm bài, song vì kiến thức còn nhiều hạn chế nên
bài tiểu luận không thể không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm chúng em hy vọng sẽ được cô
đánh giá góp ý để có cơ hội hoàn thiện tốt hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN MASAN

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Để có được sự lớn mạnh như ngày hôm nay, Masan group đã trải qua không ít
thăng trầm. Tiền thân của Masan Group là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga do
ông Nguyễn Đăng Quang thành lập vào năm 1990. Đến năm 2001, khi đưa thương hiệu
Masan Food về nước, đánh dấu sự xuất hiện của thương hiệu Masan trên thị trường Việt.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San được thành lập vào tháng 11 năm 2004 dưới
tên là Công ty Cổ phần Hàng Hải Ma San. Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ
phần Tập đoàn Ma San (tên tiếng Anh là Ma San Group Corporation) vào tháng 8 năm
2009 và đã niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM vào ngày 05
tháng 11 năm 2009. Công ty cũng đã chính thức thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập
đoàn Masan vào tháng 07 năm 2015. Tháng 8 năm 2009, Công ty CP Tập đoàn Masan
được đổi tên thành Công ty CP Masan (Masan Group). Thời điểm này cái tên Masan vẫn
còn rất ít tên tuổi trên thị trường Việt Nam. Đây cũng dấu mốc Masan chính thức được
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Thời điểm cuối năm 2012, Masan Group phát triển trở thành doanh nghiệp dẫn đầu
tại Việt Nam. Mức doanh thu tại thời điểm năm 2012 đạt được 10.575 tỷ đồng gấp 16 lần
so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế lên đến 1.962 tỷ đồng gấp 22,5 lần so với năm 2007.
Masan Group là công ty mẹ giữ lợi ích kinh tế kiểm soát ở các công ty The CrownX, Masan
MEATLife (“MML”) và Masan High-Tech Materials (“MSR”), với lợi ích kinh tế tương
ứng là 84,93%, 78,74% và 86,39% tại thời điểm 30/06/2021. The CrownX là nền tảng tiêu
dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và Công ty CP Phát
triển Thương mại và Dịch vu VCM. Tỷ lệ sở hữu hợp nhất của Masan trong vốn điều lệ ở
Techcombank là 20% tại ngày 30/06/2021.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

1.1.2. Các công ty con của Masan Group:

Masan Group là một tập đoàn đa ngành với rất nhiều những công ty khác nhau được
thành lập. Mỗi công ty con của Masan sẽ đại diện cho một lĩnh vực kinh doanh mà Masan
đang tiến hành đầu tư.

1.1.2.1. Masan Consumer Holdings


Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng tiêu dùng tại Việt
Nam. Trong Masan Consumer Holdings còn được chia nhỏ thành 2 công ty con khác là:
Masan Consumer và Masan Brewery:

- Công ty Masan consumer

Masan Consumer có tên là Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Công ty này
được thành lập vào năm 1996 bởi doanh nhân Nguyễn Đăng Quang. Lĩnh vực chuyên môn
chủ yếu của công ty này là sản xuất và phân phối các sản phẩm thực phẩm, nước giải khát.
Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu ra thị trường các nước: Hoa Kỳ, Canada, Pháp,
Liên Bang Nga, Ba lan, Nhật Bản, Trung Quốc…

Masan consumer được định giá trị thương hiệu khoảng 605 triệu USD vào năm 2020.
Năm 2011, Công ty cổ phần Thực phẩm Masan đổi tên thành Công ty CP hàng tiêu dùng
Masan (Masan Consumer). Năm 2020, Masan consumer phát hành riêng lẻ 10% cổ phần
với giá trị 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlerg Kravis Roberts & Co của mỹ, qua đó
định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.

- Masan Brewery

Masan Brewery được thành lập vào năm 2014 ngay sau khi Masan quyết định mua
lại Công CP bia và nước giải khát Phú Yên. Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của công ty này là
các sản phẩm bia và nước giải khát. Một trong những thương hiệu bia nổi tiếng của Masan
Brewery được người tiêu dùng biết đến rộng rãi là bia Sư Tử Trắng.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

1.1.2.2. Công ty Masan Resources

Masan Resources được đánh giá là công ty tài nguyên lớn nhất thuộc khu vực kinh
tế tư nhân ở nước ta. Hiện nay, dự án lớn đang được phát triển của công ty chính là mỏ đa
kim Núi Pháo mang đẳng cấp thế giới ở khu vực phía bắc nước ta. Những tài nguyên được
công ty tập trung khai thác sản xuất bao gồm: Vonfram, Florit và Bismut.

1.1.2.3. Techcombank

Ngân hàng Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn
nhất của Việt Nam. Được xếp vào công ty con của Masan Group bởi Masan là cổ đông lớn
nhất của ngân hàng này. Sự phát triển của Techcombank ngày càng lớn mạnh với tổng tài
sản cho vay, vốn huy động, lượng khách được phân bố trên cả nước.

1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn:

1.2.1. Sứ mệnh:

Sứ mệnh hàng đầu của Masan Group là trở thành niềm tự hào của Việt Nam bằng
việc nâng cao đời sống vật chất của người Việt. Và với lý tưởng này, Masan đã và đang
đạt được một số thành tựu nhất định để hoàn thành sứ mệnh
Masan đã trở thành nhãn hiệu được người tin dùng tín nhiệm. Masan đã phát triển các
nền tảng kinh doanh thực phẩm và đồ uống, chuỗi giá trị thịt thành những doanh nghiệp
dẫn đầu thị trường với thương hiệu mạnh. Họ tự phát triển hoặc mua lại các thương hiệu
mạnh được người tiêu dùng tin yêu – Chiến lược này phù hợp với niềm tin của chúng tôi
trong việc tập trung vào nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng.
Ngoài ra, đội ngũ nhân lực có tinh thần phụng sự người tiêu dùng. Trên thị trường
khan hiếm nhân sự có kinh nghiệm, Masan đã đầu tư xây dựng đội ngũ quản lý chuyên
nghiệp mạnh mẽ ở tất cả các cấp trong tổ chức. Họ tin tưởng vào việc tuyển dụng các
chuyên gia có kinh nghiệm quốc tế và năng lực thực thi kinh doanh tại các thị trường mới
nổi thông qua hoạt động xây dựng thương hiệu, phân phối tại địa phương và đưa các phát
kiến mới và phát triển sản phẩm mới. Ngoài ra, đội ngũ quản lý đóng vai trò then chốt

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

trong việc đưa Masan Group từ một văn phòng tư nhân nhỏ với danh mục đầu tư và kinh
doanh dàn trải thành một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất của Việt Nam, tập trung
vào việc đáp ứng nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng.

1.2.2. Tầm nhìn:


Với tầm nhìn thúc đẩy năng suất với những nhà máy sản xuất đẳng cấp thế giới.
Họ đã xây dựng 29 nhà máy sản xuất và chế biến tiên tiến nhất ở Việt Nam và trên thế
giới. Nhờ hiệu quả từ quy mô lớn, Masan hướng tới việc thúc đẩy năng suất nhằm đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng với mức giá hợp lý hơn. Ngoài
ra tầm nhìn của Masan hướng về các phát kiến tương lai, Quá trình xây dựng thương hiệu
hàng đầu thị trường của Masan sẽ không thể thành công nếu thiếu các phát kiến mang lại
giá trị cho người tiêu dùng. Các phát kiến của Masan không chỉ giúp người tiêu dùng chi
trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, mà còn thúc đẩy việc phát triển các giải
pháp mới và giúp đẩy mạnh việc cao cấp hóa các ngành hàng của họ.
1.3. Thành tựu đạt được:
Cam kết phát triển bền vững của Masan được công nhận bởi các tổ chức cả trong
và ngoài nước.
Năm 2015:
- Chứng Nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao năm do người tiêu dùng bình chọn
trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngành Thực Phẩm Chế Biến – Gia Vị.
- Cúp Vàng Thương Hiệu An Toàn vì Sức Khỏe Cộng Đồng do Cục An Toàn Vệ
Sinh Thực Phẩm – Bộ Y tế trao tặng.
- Siêu cúp – Thương Hiệu Nổi Tiếng vì Sự Nghiệp Bảo Vệ Sức Khỏe và Phát Triển
Cộng Đồng do Cục VS ATTP – Bộ y Tế trao tặng.
Năm 2016:
- Chứng Nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn cho
ngành Nước Chấm – Gia vị, muối ăn.
Năm 2017:

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

- Chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng cao do người tiêu dùng bình chọn qua
cuộc điều tra do báo SGTT tổ chức. Ngành được bình chọn : nước chấm, gia vị.
Năm 2019-2020:
- Masan Dẫn đầu Top 10 Thương vụ M&A tiêu biểu.
Năm 2021:
- Masan được nhận danh hiệu Doanh nghiệp Xuất sắc & Bền vững Châu Á
- Forbes chứng nhận là top 50 Công Ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam năm và top 50
công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam – Vietnam Report.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN MASAN
VỚI VỤ BÊ BỐI SẢN PHẨM TƯƠNG ỚT CHINSU TẠI NHẬT BẢN

2.1. Bối cảnh vụ việc


Ngày 02/04/2019, cộng đồng mạng Việt Nam xôn xao trước thông tin 18000 chai
tương ớt Chinsu của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan bị thu hồi tại Nhật Bản do
chứa axit benzoic.

2.2. Diễn biến


Theo tài liệu thông cáo báo chí của thành phố Osaka, ngày 08/03/2019 Cục Y tế và
Phúc lợi thành phố Tokyo đã tiến hành kiểm tra sản phẩm tương ớt Chin-su nhập khẩu từ
Việt Nam bởi Tập đoàn Jarvis vì nghi ngờ vi phạm Luật về vệ sinh thực phẩm và Đạo
luật Nhãn thực phẩm. Sau khi phân tích lô hàng được nhập vào ngày 7/12, cơ quan này
đã phát hiện hàm lượng axit benzoic và axit sorbic vượt quá quy định cho phép. Ngoài ra,
do nhãn không chứa thông tin bao gồm axit benzoic và axit sorbic được phát hiện trong
sản phẩm nên cũng được coi là vi phạm Luật Ghi nhãn thực phẩm (thiếu nhãn nhà nhập
khẩu, v.v.).

Trung tâm Y tế công cộng Tokyo đã ngay lập tức ra lệnh cho nhà nhập khẩu phải thu
hồi tất cả sản phẩm có chứa chất phụ gia bị cấm trên. Các mặt hàng nhập khẩu từ ngày
09/10/2018 đến ngày 07/12/2018 đều bị thu hồi, ngày hết hạn và số lượng nhập khẩu là:
- Ngày 10 tháng 6 năm 2019: 8 thùng (1872)
- Ngày 17 tháng 6 năm 2019: 379 thùng (9096)
- Ngày 6 tháng 7 năm 2019: 300 thùng (7200).

Ngày 06/04/2019, liên quan tới vụ việc Nhật Bản thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt
Chinsu, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã có phản hồi chính thức.
Tất cả các sản phẩm của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan sản xuất và phân
phối đều tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và nước nhập khẩu về an toàn

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

thực phẩm, bao gồm cả các quy định về chỉ nhìn, thành phần và sử dụng phụ gia. Hiện
Masan chỉ chính thức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm tương ớt Chin-Su sang các thị trường
Mỹ Canada, Úc, Nga, Cộng hoà Séc, Trung Quốc, Đài Loan.
Theo thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin của Thành phố Osaka, Nhật Bản
(https:/www.city Osaka lg iphodoshiry/kenko (00000466827.html), sự việc liên quan đến
việc ghi nhận không đầy đủ của Công ty Javis Co., Ltd. (đại diện pháp lý: Yasuhiro
Naka, địa chỉ: Osaka City Nishi Ward Sale Bori 2-chome 419), là đơn vị đã nhập khẩu
757 thùng (18.168 chai) tương ớt Chin-Su cho 03 lô hàng có hạn sử dụng đến ngày
10/6/2019, 17/6/2019, 67/2019 và bán toàn bộ cho Công ty ISC Industrial Co., Ltd. (địa
chi: Kobe City Tarumi-ku Shimobata-cho Character God Nowaki 429).
Theo thông tin được công bố trên cổng thông tin của thành phố Osaka, nhà nhập
khẩu đã thiếu sót trong ghi nhãn. Cũng theo thông tin từ cổng thông tin này, phụ gia thực
phẩm benzoic acid không phải là chất cấm mà được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm
khác nhau với hàm lượng tối đa lên đến 2,5g/kg. Hàm lượng phụ gia thực phẩm benzoic
acid được Trung tâm y tế công cộng thành phố Osaka kiểm tra trên sản phẩm Tương ớt
ChinSu này là từ 0,414,45g/kg là an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu
dùng theo quy định của Nhật Bản. Tại Việt Nam phụ gia thực phẩm benzoic acid cũng
được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác nhau và Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày
30/11/2012 về quản lý phụ gia thực phẩm, hàm lượng benzoic acid được sử dụng với hàm
lượng tối đa 1g/kg sản phẩm tương ớt.
Sau khi kiểm tra thông tin nội bộ Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan khẳng
định rằng họ chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chin-Su cho Công ty
Javis Co., Ltd hoặc Công ty ISC Industrial Co., Ltd. Khi xuất khẩu trực tiếp vào thị
trường Nhật Bản, Masan phải tuân thủ quy định chủ nhân của Nhật Bản. Họ cho rằng nếu
Công ty Javis Co., Ltd đã liên hệ với chúng tôi để nhập khẩu chính thức thi sự cố ghi
nhãn này đã không xảy ra.
Do hiện tại là ngày 06/04/2019 Công ty Masan không có mẫu sản phẩm nên chưa
thể có kết luận chính thức về nguồn gốc xuất xứ của lô hàng này nhưng nhiều khả năng
đây là sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam, trên đó có ghi rõ “Dành riêng cho

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

thị trường Việt Nam. Không dành cho xuất khẩu. Exclusively for sale in Vietnam.
Exports are not authorised.”, hoặc là sản phẩm không rõ xuất xứ.
Theo Masan đánh giá, nhà nhập khẩu, công ty Javis Co., Ltd, đã bị thiệt hại “thu hồi
hàng” vì đã nhập khẩu nhầm sản phẩm lưu hành nội địa của Công ty cổ phần Hàng tiêu
dùng Masan hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc và do lỗi ghi nhãn phụ không đầy đủ.

2.3. Kết quả


Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cho biết cục đã liên hệ mạng lưới cảnh báo về an
toàn thực phẩm Infosan, tìm hiểu thông tin chính thức về việc Nhật Bản thu hồi tương ớt
Chin-su do thành phần chứa chất bảo quản acid benzoic cấm sử dụng trong tương ớt.
Cục An toàn thực phẩm cho hay danh mục phụ gia do Bộ Y tế, lao động và phúc lợi
Nhật Bản ban hành, có hiệu lực thực hiện từ 30-12-2018, Nhật Bản cho phép sử dụng
acid benzoic để bảo quản bơ thực vật, trứng cá các loại, siro, tương cà chua và đồ uống
không cồn, hàm lượng cho phép là 0,6-2,5 gr/kg tùy loại sản phẩm.
So với danh mục tương tự được Bộ Y tế ban hành tại VN, danh mục của Nhật Bản
hạn chế hơn nhiều, đặc biệt VN cho phép chất bảo quản acid benzoic trong tương ớt
nhưng Nhật Bản cấm, và đây là lý do thành phố Osaka thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt
Chin-su.
Mặt khác, Masan đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến lệnh thu gom sản phẩm tại
Nhật Bản rằng sản phẩm không phải là sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của chính công
ty. Theo báo cáo, công ty chính thức chỉ xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ, Canada, Úc,
Nga, Cộng hòa Séc, Trung Quốc và Đài Loan, không xuất khẩu sang Nhật Bản. Vì lý do
này, công ty Masan cho rằng nhà nhập khẩu đã nhập nhầm một sản phẩm do Masan sản
xuất và bán cho Việt Nam vào Nhật Bản, hoặc sản phẩm có thể là hàng giả của nhà sản
xuất không rõ nguồn gốc.

2.4. Đánh giá


Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, về mặt luật pháp Masan Consumer không vi
phạm đạo đức trong kinh doanh bởi lẽ theo thông tư hướng dẫn về việc quản lý phụ gia

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

thực phẩm, acid Benzoic là chất bảo quản có tác dụng chống lại vi sinh vật, đặc biệt là
nấm mốc. Ngoài tương ớt, acid Benzoic còn được dùng trong các thực phẩm khác như:
sữa lên men, các loại sản phẩm nước trái cây, rau thanh trùng, bánh kẹo. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào mỗi quốc gia, việc quy định sử dụng phụ gia thực phẩm cũng sẽ khác nhau. Do
đó, không loại trừ việc một chất được chấp nhận tại quốc gia này nhưng không chấp nhận
ở quốc gia khác.
Tuy nhiên về mặt sức khỏe người tiêu dùng và sự an toàn của cộng đồng, một lần
nữa phải đặt câu hỏi về tiêu chuẩn thực phẩm tại Việt Nam có phải đang thấp hơn so với
Nhật Bản và an toàn của người Việt đang bị coi nhẹ bởi lợi nhuận. Bởi lẽ chất bảo quản
acid benzoic kết hợp với vitamin C trong cà chua, trong trái cây nghiền, trong tương ớt...
tạo ra benzen gây ung thư và theo Bộ Y tế, tương ớt vẫn sử dụng đến 4-5 phụ gia bảo
quản, chưa kể hàm lượng có đúng 1gr/kg như quy định hay không chưa thể đánh giá
được.
Song trong kinh doanh, một tiêu chí vượt trên cả pháp luật mà các thương hiệu dẫn
đầu luôn coi trọng, đó là tính đạo đức (có hay không). Tức là khi nhà sản xuất biết rõ một
thành phần hóa chất dù được phép sử dụng theo luật định nhưng nếu không tốt cho sức
khỏe người dùng, họ sẽ không sử dụng mà thay bằng chất tốt hơn, dù lợi nhuận ít hơn.
Theo phân tích của các chuyên gia, nhà sản xuất ghi dòng chữ “Dành riêng cho thị
trường Việt Nam, không được xuất khẩu” trên sản phẩm là để né tránh trách nhiệm nếu
một đơn vị nào đó xuất khẩu sản phẩm này ra nước ngoài. Nước sở tại không thể truy
trách nhiệm nhà sản xuất khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thực phẩm của nước họ. Nhà
sản xuất ghi dòng chữ này không sai, nhưng điều này thể hiện sự khiếm khuyết trong đạo
đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin sản phẩm tương ớt Chinsu bị thu hồi tại Nhật Bản đã khiến nhiều người
tiêu dùng trong nước quan tâm bởi sản phẩm này cũng được lưu hành và tiêu thụ mạnh
lâu nay. Người tiêu dùng lo ngại là đúng, bởi họ đang dùng một sản phẩm có chất lượng
thấp hơn so với sản phẩm cùng chủng loại ở nước khác. Dòng chữ có tính phân biệt như
trên sẽ làm giảm uy tín thương hiệu và tác động đến hiệu quả kinh doanh.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

Các chuyên gia đề đạt, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phải yêu cầu nhà sản xuất
cung cấp danh mục thành phần, hóa chất mà họ đang sử dụng để sản xuất sản phẩm cung
ứng cho thị trường các nước tiên tiến là gì, các nước cấm chất gì để tiến tới nâng cao tiêu
chuẩn, cập nhật chất mới và loại bỏ những hóa chất không còn phù hợp, hạn chế rủi ro
cho người tiêu dùng trong nước.
Khi tiêu chuẩn thực phẩm của Việt Nam thấp hơn tiêu chuẩn của các nước, điều
đáng lo ngại là lượng lớn phụ gia ở nước ngoài (chất cũ, nước ngoài không cho phép
dùng nữa) bị buộc tiêu hủy có nguy cơ được tuồn về Việt Nam tiêu thụ. Cần lưu ý, các
chất cũ thường có khiếm khuyết, nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhiều hơn so với chất
mới. Chuyển động hành chính của Việt Nam chậm, tạo nguy cơ các chất thải tồn đọng ở
các nước tràn về. Tốt nhất, khi có chất mới tiên tiến hơn, cơ quan quản lý phải cập nhật,
nâng cao tiêu chuẩn thực phẩm Việt Nam và kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn
sức khỏe cho người tiêu dùng.
Có một điều bất cập là, trong khi các nước khuyến khích nhà sản xuất dùng chất phụ
gia tiên tiến nhất, an toàn nhất thì ở Việt Nam, nhà sản xuất muốn dùng chất phụ gia gì -
dù tốt hơn chất có trong danh mục cho phép - mà không nằm trong danh mục cho phép
của Bộ Y tế thì phải gửi đơn xin phép và chờ được xét duyệt, khiến nhà sản xuất nản lòng
và hạn chế cho xuất khẩu sản phẩm. Sử dụng phụ gia mà Việt Nam cho phép thì không
xuất khẩu được, sử dụng phụ gia thế giới cho phép thì phải “chờ dài cổ” xin phép. Hậu
quả là, người tiêu dùng trong nước bị thiệt.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

CHƯƠNG 3. BÀI HỌC RÚT RA VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ


KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP.
Đối với vụ bê bối Masan về việc xuất khẩu Tương ớt không đạt chuẩn tại Nhật với
tranh cãi về thành phần acid benzoic và sự “cho phép” giữa Nhật Bản và Việt Nam trong
việc sử dụng thành phần đó dù đã được giải quyết và xử lý theo hướng sự nhầm lẫn trong
nguồn cung của sản phẩm tuy nhiên sự việc diễn ra vẫn để lại rất nhiều tranh cãi và bàng
hoàng cho người dân.
Dù được phép sử dụng trong thực phẩm với hàm lượng vừa phải nhưng cũng có
nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra rằng, nếu con người dung nạp một
lượng lớn axit benzoic vào cơ thể sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tệ nhất đây
là một trong những nguyên căn dẫn đến ung thư. Axit benzoic được các nhà sản xuất thực
phẩm dùng vào việc bảo quản bởi loại axit này có công năng chống nấm mốc.
Ngay như trên nhãn chai tương ớt Chin-su, nhà sản xuất ghi thành phần gồm nước,
đường, ớt 110g/kg, tinh bột biến tính (1422), tỏi, cà chua cô đặc, dextroza, maltodextrin,
chất điều vị (621, 620, 635), chất điều chỉnh độ axit (260, 330), chất ổn định (415), chất
bảo quản (211, 202), gia vị hỗn hợp, chất tạo ngọt tổng hợp (950, 951), hương tổng hợp,
màu thực phẩm (110,124), chất chống ôxy hóa (223, 221, 300) bột wasabi. Với việc ghi
nhãn như trên đây người dùng cũng khó có thể phân định các thành phần phù hợp cho sức
khỏe hay không.
Sự việc gây ra ảnh hưởng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho quốc gia khi mọi
người lại đặt ra câu hỏi, tại sao doanh nghiệp lại có thể sản xuất được sản phẩm với các
yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn cung ứng cho các thị trường xuất khẩu mà lại không áp dụng
cho sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước? Phải chăng, người tiêu dùng Việt quá dễ
và không biết gì nên doanh nghiệp không cần đầu tư tối đa cho tính an toàn của sản phẩm.
Và vì lợi nhuận hay tiết giảm chi phí thì doanh nghiệp sẵn sàng đẩy người tiêu dùng vào
tình thế “hoang mang tột độ” về vấn đề tiêu dùng sản phẩm như thế nào cho an tâm.
Từ vấn đề “nhầm lẫn” tưởng chừng như không quá nghiêm trọng của doanh nghiệp
Masan khi xuất khẩu tương ớt Chinsu sang thị trường Nhật Bản trên, những kinh nghiệm

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

và bài học về đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần được đúc kết để có thể
phát triển lâu dài và bền vững hơn trong tương lai.

3.1. Tôn trọng và đảm bảo tính trung thực


Với vụ việc hơn 18 ngàn chai tương ớt nhãn hiệu Chin-su sản xuất tại Việt Nam bị
trung tâm y tế công cộng thành phố Osaka yêu cầu thu hồi vì vi phạm Luật Vệ sinh thực
phẩm và Luật Nhãn thực phẩm do phía Nhật cho rằng nhà nhập khẩu đã không ghi rõ trên
nhãn phụ (tiếng Nhật) rằng số tương ớt này có chứa axít Benzoic, vốn không được phép sử
dụng trong tương ớt ở Nhật Bản, dù đã được giải thích theo chiều hướng không phải sản
phẩm nhập khẩu trực tiếp từ Masan nên có thể là hàng nhái hay hàng kém chất lượng thì
việc nhãn phụ ghi không đầy đủ thông tin về thành phần của sản phẩm là một vấn đề đáng
quan ngại về tính trung thực trong kinh doanh.
Vậy theo chiều hướng vấn đề đến từ doanh nghiệp trung gian trong việc phân phối
tương ớt Masan sang Nhật Bản, doanh nghiệp này đã không trung thực trong việc phân
phối sản phẩm ghi nhãn phụ thiếu thành phần acid benzoic, gây ra tổn thất về chi phí kiểm
tra, thu hồi và kiện tụng cho bên công ty Javis Co., Ltd và gây ảnh hưởng trực tiếp đến
danh tiếng của công ty Masan về chất lượng sản phẩm xuất nhập khẩu. Có thể doanh nghiệp
này nhầm lẫn trong sản phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản, nhưng cũng có thể là do doanh
nghiệp trung gian cố tình làm nhãn phụ không đúng với thành phần và dán vào loại tương
ớt không để cho xuất khẩu để tăng lợi nhuận cao hơn khi giá thành của tương ớt loại thường
chênh lệch với tương ớt xuất khẩu và thành phần acid benzoic giúp bảo quản sản phẩm
được lâu hơn, giảm tổn thất thu hồi vì sản phẩm quá hạn,....
Sau sự việc này, một điều chắc chắn là uy tín của công ty trung gian kia sẽ bị giảm
xuống trầm trọng và thậm chí là sẽ phải ngừng hợp tác với bên công ty Javis Co., Ltd. Công
ty Masan cũng bị ảnh hưởng gián tiếp tới uy tín một phần dù không phải là công ty trực
tiếp xuất khẩu tương ớt do bê bối đã được chỉ đích danh tên của công ty này và do sự gian
dối của bên trung gian. Từ đây thấy được việc tôn trọng và đảm bảo tính trung thực trong
kinh doanh đặc biệt là cần thiết và quan trọng để phát triển doanh nghiệp vững bền hơn

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

trong tương lai cũng như đảm bảo không ảnh hưởng gián tiếp đến lợi ích của các công ty
khác vì sự thiếu trung thực của bản thân doanh nghiệp.
Không chỉ trong vụ việc của Masan mà bài học kinh nghiệm về việc tôn trọng, đảm
bảo tính trung thực đã được chứng tỏ rõ qua rất nhiều những bê bối doanh nghiệp khác như
bê bối Khaisilk. Đây là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực kinh doanh một sản phẩm vốn
thuần Việt và rất nổi tiếng là lụa tơ tằm nhưng đã làm ăn gian dối. Vụ việc bùng lên khi
giám đốc một doanh nghiệp tố đã mua khăn (kích thước 50 x 50cm) của Khaisilk tại cửa
hàng trên phố Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để làm quà tặng cho đối tác với giá
đắt vì tin chắc là hàng xịn: 644.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, vị giám đốc nọ đã phát hiện
trong lô hàng 60 chiếc khăn lụa có gắn 2 nhãn mác khác nhau: một nhãn với nội dung
“Khaisilk made in Vietnam” còn một nhãn nữa với nội dung “Made in China”. Với một
mặt hàng nổi tiếng bậc nhất do người Việt Nam sản xuất, đó là lụa tơ tằm, thì việc nhập
nhèm thương hiệu không chỉ là sự gian lận thương mại còn là sự trục lợi niềm tin. Mặc dù,
ông Hoàng Khải - Chủ thương hiệu Khaisilk đã nhanh chóng nhận lỗi và bồi hoàn cho
khách nhưng niềm tin khách hàng đã mất đi thì không thể lấy lại được. Kết quả sau đó, từ
một doanh nghiệp nổi tiếng và lâu đời Khaisilk đã mất đi số lượng khách hàng đông đảo
luôn trung thành với doanh nghiệp và mang tiếng xấu trong cộng đồng kinh doanh sản
phẩm từ làng nghề Việt.
Bên cạnh Khaisilk cũng có rất nhiều doanh nghiệp khác trộn hàng giả, hàng nhái
với hàng chính hãng để bán cho khách hàng nhằm giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu cho
công ty khiến việc ra đường và muốn mua một sản phẩm mỹ phẩm chính hãng hay quần
áo, giày dép các thương hiệu nổi tiếng trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn bao giờ hết
khi khách hàng phải tìm hiểu kĩ doanh nghiệp đã từng phân phối thiếu trung thực bị phốt
lần nào chưa trước khi quyết định mua hàng. Việc thiếu trung thực trong kinh doanh còn
gây ảnh hưởng to lớn đến cả một thế hệ tương lai khi mất niềm tin vào tất cả các sản phẩm
của doanh nghiệp và để chạy theo lợi nhuận tương xứng thì rất nhiều doanh nghiệp khác
đã học hỏi theo những doanh nghiệp thiếu trung thực và hình thành một bộ phận xấu không
nhỏ tại Việt Nam. Việc cảnh tỉnh vấn đề này trong kinh doanh là vô cùng cần thiết với các
doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

3.2. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội
Những câu hỏi vô cùng bức xúc được người tiêu dùng đặt ra trong vụ việc là “Tại
sao Nhật Bản cấm Acid Benzoic mà Việt Nam không cấm?” và “Lô hàng bị thu hồi mang
về Việt Nam bán liệu có gây ung thư không?”.
Dựa trên các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay thì sự lo ngại này là có cơ sở!
Đó là khả năng tạo ra Benzen trong sản phẩm. Vì vitamin C là thành phần có thể tìm thấy
trong nhiều loại thực vật trong tự nhiên và cao ở ớt: khoảng 2.400 mg/kg so với dâu là 580
mg/kg; cam là 530 mg/kg; cà chua là 140 mg/kg. Hơn nữa, trong thành phần bổ sung các
chất phụ gia thì sản phẩm tương ớt Chin-su còn bổ sung thêm Vitamin C dưới dạng chất
chống oxi hóa với mã số 300.
Do vậy, dựa trên các bằng chứng khoa học nêu trên và các số liệu ghi nhận được ở
đây, cho thấy nguy cơ thực sự của sản phẩm này không phải là từ lượng axit Benzoic trong
sản phẩm mà là sự tạo thành Benzen của axit Benzoic với thành phần Vitamin C có trong
ớt và trong chính phụ gia mang mã số 300 mà nhà sản xuất thêm vào. Hiện nay theo quy
chuẩn an toàn thực phẩm của Việt Nam, thành phần trong tương ớt Chin-su vẫn thỏa mãn
được yêu cầu. Việc hiện diện 2 chất bảo quản axit Benzoic và Vitamin C trong tương ớt
Chin-su chưa thể khẳng định có đủ để tạo ra chất Benzen với nồng độ nguy hiểm gây ung
thư hay không. Tuy nhiên đây vẫn là một yếu tố nguy cơ đáng lưu ý từ góc độ khoa học.
Có thể thấy, việc thêm acid benzoic vào tương ớt tại thị trường Việt Nam sẽ giúp
tăng thời gian bảo quản tương ớt, giảm thiệt hại, chi phí cho việc bảo quản hay thu hồi sản
phẩm hết hạn. Nhưng cân nhắc giữa lợi ích của cộng đồng và của doanh nghiệp thì trong
trường hợp này doanh nghiệp chưa gắn lợi ích của bản thân với lợi ích của người tiêu dùng.
Việc nguyên liệu có thể kết hợp tạo thành hợp chất gây ung thư cho người tiêu dùng chưa
được kiểm chứng nhưng nó cũng không được đảm bảo chắc chắn là sẽ an toàn tuyệt đối
đối với người tiêu dùng lâu dài, chưa kể những trường hợp tiêu thụ lượng tương ớt rất lớn
trong một ngày.
Đối với nhãn dán của sản phẩm đã ghi đủ thành phần của tương ớt nhưng người tiêu
dùng thông thường khó có thể chú ý việc kết hợp các thành phần đó lại có thể gây hại cho
chính bản thân họ, trừ những người có hiểu biết các kiến thức về hóa học. Vậy việc thêm

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

một cảnh báo trên chai về thành phần và số lượng nên tiêu thụ trong ngày để đảm bảo an
toàn sức khỏe cho người tiêu dùng là vô cùng cần thiết vì lợi ích của cả cộng đồng, xã hội
cũng như doanh nghiệp.
Nhưng doanh nghiệp đã lờ đi vấn đề đó như sợ phát sinh hiện tượng sụt giảm tiêu
thụ sản phẩm và tương ớt. Hậu quả là khi xảy ra bê bối liên quan đến chất lượng sản phẩm
của công ty, một lời giải thích không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và
dù có dẫn chứng theo quy định thì niềm tin của người tiêu dùng không thể còn vững vàng
như trước khi sử dụng sản phẩm do sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người
tiêu dùng.
Bài học về vấn đề trong kinh doanh cần gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của
khách hàng, xã hội không còn xa lạ đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị
trường. Bê bối Formosa chính là minh chứng rõ nhất cho các doanh nghiệp khi gây ảnh
hưởng vô cùng nghiêm trọng đến thị trường. Vụ gây ô nhiễm môi trường biển do công ty
Formosa “lộ ra” từ hiện tượng các chết ngày 6-4-2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc
địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt đầu từ
vùng ven biển Hà Tĩnh, lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa
Thiên-Huế. Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó
chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du
lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân cũng như khách du lịch. Thậm chí, không chỉ tại
Việt Nam, Formosa còn dính rất nhiều bê bối tại các nước khác như vận chuyển trái phép
vận chuyển 3000 tấn chất thải đến cảng Sihanoukville, xả khí thải độc hại ra môi trường
tại Mỹ và tập đoàn này gặp phải khi tháng 9/2009 Formosa đã phải bỏ ra 10 triệu USD để
khắc phục sự cố đó.
Do vậy, việc gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội là
bài học nhãn tiền doanh nghiệp cần cân nhắc thực hiện để không vừa mất tiền vừa mất uy
tín mà thậm chí có thể dẫn đến phá sản mỗi khi bê bối xảy ra.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

3.3. Cạnh tranh lành mạnh với đối thủ và tôn trọng lợi ích của nhà cung cấp
Trong trường hợp này với Công ty Javis Co,. Ltd nói riêng và các nhà phân phối
hàng hóa nói chung thì việc không liên hệ trực tiếp chính thức với bên doanh nghiệp, cụ
thể là Masan để nhập khẩu hàng hóa thì sự cố ghi nhầm nhãn hàng hóa này cũng không
xảy ra.
Từ trường hợp trên, ta có thể thấy rằng Javis đã không tìm hiểu hàng hóa nhập khẩu
kỹ trước khi đặt hàng và khi đã hoạt động kinh tế trên một đất nước nào đó, thì nhà phân
phối cần cơ bản phải nắm rõ được những đặc điểm trong chính sách nhập khẩu hàng tiêu
dùng, đặc biệt là thực phẩm đóng gói luôn cần một lượng chất phụ gia để bảo quản ở ngoài
nhiệt độ thường. Trong thời đại hội nhập tăng trưởng kinh tế, công nghệ làm hàng giả ngày
càng tinh vi và khó nắm bắt được hết, cho nên khả năng cao lô hàng tương ớt đó là hàng
hóa không có nguồn gốc, xuất xứ. Không chỉ vậy, một phần Javis có thể nhập khẩu được
những loại hàng hóa như vậy nguyên nhân là do bộ phận kiểm dịch chất lượng chủ quan
không kiểm tra kỹ lưỡng hoặc có thể khai gian trong quá trình nhập khẩu. Điều này vi
phạm nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh quốc tế đó là không nên sử dụng các chiêu trò,
gian dối trong mua bán để kiếm lời. Ngoài ra, việc cạnh tranh không lành mạnh này với
doanh nghiệp thể hiện những điều trái với thuần phong mỹ tục cũng như làm ảnh hưởng
đến thuần phong mỹ tục của đất nước đó.
Như đã nói, tính trung thực được đặt lên hàng đầu trong mua bán kinh doanh, quan
trọng hơn khi mua bán hàng hóa quốc tế nên nói chung từ doanh nghiệp, nhà phân phối,
nhà cung cấp, các đại lý và cửa hàng đều phải có đạo đức trong kinh doanh và có được lợi
nhuận một cách chính đáng. Đây không những là sự cạnh tranh lành mạnh với bên đối thủ,
mà còn tạo nên sự khác biệt và riêng biệt cho thương hiệu, tạo ấn tượng riêng với cả đối
thủ và người tiêu dùng.
Với ví dụ như tại Việt Nam, năm 2019, người tiêu dùng đều quay lưng với hàng
Trung Quốc kém chất lượng nhưng được gắn mác “Made in Vietnam” để hưởng ưu đãi
thuế khi xuất khẩu ra nước ngoài, đồng thời đánh lừa người tiêu dùng trong nước. Một
trong những nguyên nhân gây nên việc này là việc quản lý thực sự chưa chặt chẽ việc in
nhãn mác. Người ta hoàn toàn có thể thuê in nhãn mác, sau đó tùy tiện gắn lên một sản

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

phẩm nào đó. Vấn đề này tồn tại hàng chục năm qua, khách hàng cũng biết nhưng vẫn
không thể nào phân biệt, các cơ quan chức năng cũng khó có thể kiểm soát nguồn gốc do
không có chứng cứ. Các sản phẩm được làm giả trên ngoài việc giảm được thuế xuất khẩu
mà còn thu được lợi nhuận nhiều hơn do trộn lẫn hàng thật và hàng giả để mua bán với
khách mà với mắt thường của người tiêu dùng thì không thể nào phân biệt được. Khách
hàng chỉ mua với lòng tin vào chủ cửa hàng, nhãn hiệu và đánh giá của người khác về hàng
thật nhưng bản thân lại mua phải hàng kém chất lượng. Bởi vậy, như đã nói, mỗi người
chúng ta đều sống trong tập thể, thì nên làm điều đúng đắn và có trách nhiệm với xã hội thì
những mặt hàng như vậy mới không thể tràn lan trên thị trường và cuộc sống con người
mới trở nên tiêu chuẩn hơn.
Ngoài ra, việc làm của Javis khi không liên hệ trực tiếp với bên Masan khi có vụ ghi
nhầm nhãn sản phẩm như vậy thể hiện việc không tôn trọng nhà cung cấp và ảnh hưởng
đến danh tiếng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, việc Masan bị thu
hồi hơn 18000 chai tương ớt để lại không ít hậu quả cho công ty. Ngoài việc người tiêu
dùng sẽ không dùng sản phẩm trong một thời gian khi vẫn còn lo ngại sản phẩm trên vẫn
còn ở đâu đó trên thị trường mà còn khiến cho Masan tổn thất nhiều về chi phí như chi phí
kiểm định, chi phí kiện tụng, chi phí thu hồi hàng hóa và nhiều chi phí khác nữa. Lợi nhuận
cũng giảm sút và doanh nghiệp cũng cần nhiều thời gian để phục hồi sau scandal, thay đổi
chiến dịch truyền thông và gia tăng marketing trở lại. Hơn thế nữa, việc làm trên còn không
thể hiện việc tôn trọng nhu cầu và sở thích của khách hàng khi mà khách hàng đặt niềm tin
vào sản phẩm của doanh nghiệp nhưng lại bị nhầm lẫn sản phẩm hoặc sử dụng phải những
sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe vật chất và tinh thần của người tiêu
dùng. Từ thời xa xưa khi mà xã hội mới biết trao đổi đồ vật để đáp ứng nhu cầu của nhau
nhưng khi công nghệ ngày càng phát triển, con người ngày dần mất đi bản chất thương
người và xem trọng lợi nhuận thì nhiều vấn đề bất cập về hàng hóa và trao đổi hàng hóa
ngày một phức tạp làm cho các cơ quan chức năng khó nắm bắt. Vậy nên những vấn đề
này xảy ra rất thường xuyên và khiến giá trị đạo đức của xã hội đi xuống rất nhiều.
Ví dụ về trường hợp tại Việt Nam diễn ra vào đầu năm nay - 2022 thì Lào Cai đã
phát hiện một số lượng lớn sản phẩm nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm các sản

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

phẩm như giày và quần áo. Những sản phẩm này không được khai báo hải quan và được
đưa từ nước ngoài về biên giới Việt Nam để bán với giá cao và hưởng lợi nhuận. Điều này
cho thấy việc lấy hàng từ nước ngoài rất dễ đối với các tình thành sát biên giới và có thể
qua mặt các cơ quan kiểm định một cách đơn giản. Điều này vi phạm cả về mặt đạo đức
và pháp luật của đất nước đó khi mà việc làm đi trái lại các quy tắc ứng xử của con người
với con người.
Trên đây là những bài học kinh nghiệm rút ra cho doanh nghiệp sau vụ bê bối sản
phẩm tương ớt Chinsu khi mà hàng loạt sản phẩm bị thu hồi tại Nhật Bản, cho nên với
Masan nói riêng và các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu khác nói chung thì chúng ta
nên tôn trọng con người và đảm bảo tính trung thực, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi
ích của khách hàng xã hội và cạnh tranh lành mạnh và tôn trọng lợi ích của đối thủ. Ngoài
những bài học về đạo đức và trách nhiệm xã hội như trên, Masan cũng như các doanh
nghiệp khác cũng nên chú trọng vào việc đẩy mạnh khảo sát thị trường, đặc biệt là thị
trường nước ngoài nhằm nắm bắt rõ được sản phẩm của doanh nghiệp mình có được người
tiêu dùng ủng hộ hay không và có sản phẩm nào không rõ nguồn gốc nào tràn lan trên thị
trường không. Điều này vừa thể hiện việc tôn trọng sức khỏe khách hàng vừa khẳng định
vị thế của doanh nghiệp mình trên toàn thế giới. Đồng thời, Masan nên giám sát kỹ lưỡng
toàn bộ quá trình sản xuất đến xuất nhập khẩu của công ty để tránh giao hàng nhầm lẫn
nhãn mác và dẫn đến hậu quả như trên. Vì vậy, các doanh nghiệp sau khi phải gánh chịu
hậu quả nào đó về tổn thất hàng hóa và tài chính thì cần phải rút ra được những bài học
kinh nghiệm cả về đạo đức trách nhiệm xã hội và bộ máy quản lý toàn bộ công ty để tránh
việc tương tự có thể xảy ra.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

KẾT LUẬN
Bài tiểu luận của nhóm đã làm rõ được bối cảnh, nội dung chi tiết của vụ bê bối
sản phẩm tương ớt Chinsu bị thu hồi tại thị trường Nhật Bản. Tuy theo kết quả mà Bộ Y
Tế đưa ra, khẳng định rằng công ty Masan không vi phạm nhưng vẫn dấy lên một hồi
chương cảnh tỉnh về vấn đề khiếm khuyết đạo đức trong kinh doanh của các doanh
nghiệp. Và qua đây, nhóm cũng đã rút ra được những bài học về đạo đức và trách nhiệm
xã hội rằng các doanh nghiệp phải chủ động tôn trọng và đặt vấn đề liêm chính lên hàng
đầu song song với đó là phải cạnh tranh một cách lành mạnh và luôn xem lợi ích doanh
nghiệp và của khách hàng là đi đôi với nhau.
Có thể thấy rằng, việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp có thể chưa mang lại lợi nhuận ngay tức thì nhưng cũng sẽ không phải là một
gánh nặng cho doanh nghiệp. Nếu tổ chức tạo nên một môi trường đạo đức chung vững
mạnh thì sẽ đem lại niềm tin cho nhân viên, khách hàng và các bên liên quan như đối tác
hay cộng đồng và đồng thời cũng nhận lại được từ họ sự ủng hộ nhiệt tình, sự trung
thành, đây đều là những bộ phận quyết định sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp
về lâu về dài. Và nếu biết cách đưa những vấn đề về xã hội vào trong chiến lược kinh
doanh của mình thì không chỉ các tổ chức, doanh nghiệp mà còn xã hội sẽ đều có thể phát
triển theo hướng tích cực và bền vững hơn. Chính vì vậy, mọi vấn đề về đạo đức trong
kinh doanh đều phải được xem trọng và từ đó. doanh nghiệp phải quan tâm tới trách
nhiệm xã hội nếu muốn thành công trong dài hạn.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)


lOMoARcPSD|12649298

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. www.masangroup.com. (n.d.). Lịch sử Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan. [online]
Available at: https://masangroup.com/vi/about-us/masan-history.html [Accessed
26 Feb. 2022].
2. www.masangroup.com. (n.d.). Phương cách tăng trưởng bền vững của Masan
Group. [online] Available at: https://masangroup.com/vi/about-us/masan-way.html
[Accessed 26 Feb. 2022].
3. www.masangroup.com. (n.d.). Thành tựu đạt được của Công ty CP Tập đoàn
Masan. [online] Available at: https://masangroup.com/vi/about-
us/achievements.html [Accessed 26 Feb. 2022].
4. Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020. (2021). [Giới
thiệu Masan Group] Quá trình hình thành và phát triển của Masan. [online]
Available at: https://news.timviec.com.vn/masan-group-la-gi-qua-trinh-hinh-
thanh-va-phat-trien-cua-masan-63284.html
5. VCCorp.vn (2019). Tương ớt Chinsu bị Nhật thu hồi: Nguy cơ nằm ở “con số
300” trên vỏ chai! [online] aFamily. Available at: https://afamily.vn/tuong-ot-
chinsu-bi-nhat-thu-hoi-nguy-co-nam-o-con-so-300-tren-vo-chai-
20190411155828514.chn [Accessed 26 Feb. 2022].
6. News, V. (2016). Vụ bê bối rác thải chết người của Formosa. [online]
VietNamNet. Available at: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/vu-be-boi-
rac-thai-chet-nguoi-cua-formosa-301225.html [Accessed 26 Feb. 2022].
7. Đại đoàn kết. (2017). Bê bối Khaisilk. [online] Available at:
http://daidoanket.vn/be-boi-khaisilk-384040.html [Accessed 26 Feb. 2022].
8. TUOI TRE ONLINE (2017). Formosa đứng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016.
[online] TUOI TRE ONLINE. Available at: https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-
cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm.

Downloaded by Khach Hiep (hiepkhachhcm2025@gmail.com)

You might also like