You are on page 1of 11

1.

Đặt vấn đề


2. Mục đich, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4. Bố cục
A. NỘI DUNG

Chương 1: Những vấn đề lý luận về địa tô của C.Mác

1.1 Khái niệm và bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
1.1.1Khái niệm
1.1.2Bản chất
1.2 Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa
1.2.1 Địa tô chênh lệch
1.2.2. Địa tô tuyệt đối
1.2.3. Địa tô độc quyền
1.2.4 Giá cả ruộng đất
1.2.5. Địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền

Chương 2: Vận dụng lí luận địa tô của C.Mác trong chính sách quản lý đất đai ở Việt Nam ở hiện
nay

2.1. Tổng quan chính sách đất đai ở Việt Nam


2.2. Vận dụng lý luận địa tô trong việc quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay:
2.2.1. Vận dụng trong luật đất đai:
2.2.2. Vận dụng trong thuế đất nông nghiệp:
2.2.3. Vận dụng trong việc sở hửu và sử dụng ruộng đất
2.2.4. Vận dụng trong việc giao ruộng đất lâu dài cho nông dân để canh tác.
2.2.5. Vận dụng và việc giải quyết vấn đề đất xây dựng.
2.2.6. Vận dụng trong việc cho thuê đất
2.3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

C. KẾT LUẬN

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Với lịch sử hàng nghìn năm của đất nước ta. Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kì, mỗi thời kì tồn tại những hình thức tư
hữu khác nhau và cho đến ngày nay Đất nước đang trong quá trình trở thành một nước phát triển
trên Thế giới, các quan hệ sản xuất vẫn đang còn tồn tại, củng cố, phát triển và từng bước được
hoàn thiện. Để có được nền sản xuất và quan hệ kinh tế như hiện tại, nền kinh tế của đất nước đã
kế thừa và phát huy tư tưởng của C.Mác vào phát triển kinh tế của đất nước.

Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước nền nông nghiệp của nước ta đóng vai trò quan
trọng. Nhờ đó mà đất nước ta đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực và tạo được nguồn hàng
để xuất khẩu ra thế giới nhằm thu nguồn ngoại tế để phát triển kinh tế đất nước.

Muốn phát triển nền kinh tế thì chúng ta phải quan tâm đến thuế đất. Công tác quản lý sử dụng
đất đai ngày càng được quan tâm chú trọng của Đảng, nhà nước và các đối tượng sử dụng, đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất đai Đất đai không những quan trọng trong vấn đề nông nghiệp mà
quan trọng trong dự án phát triển kinh tế sau này, thuê đất ở đâu để kinh doanh, tiền thuê đất như
thế nào, hay khi kinh doanh nông nghiệp thì tiền thuê đất là bao nhiêu, nghĩa vụ như thế nào?Để
hiểu rõ vấn đề này chúng ta cần phân tích lý luận về địa tô của C.Mác. Để rõ hơn vấn đề này, tôi
đã chọn đề tài: “Lý luận về địa tô của C.Mác và sự vận dụng vào chính sách đất đai ở Việt
Nam hiện nay”

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài


Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về địa tô của C.Mác.
Sự vận dung Lý luận về địa tô của C.Mác vào chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay. Đưa ra
những hình thức vận dụng lý luận địa tô vào chính sách sách đất đai của Việt Nam. Nêu ra những
bất cập và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện Sự vận dung Lý luận về địa tô của C.Mác vào
chính sách đất đai ở Việt Nam

Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là: Hệ thống hóa các kiến thức lý
luận về địa tô của C.MAC; Phân tích, đánh giá sự vận dụng lý luận về địa tô của C.Mác vào
chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu cần tìm hiểu lý luận
địa tô, thu thập số liệu thống kê trong chính sách đất đai ở Viêt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài Lý luận về địa tô của C.Mác và sự vận dụng vào chính sách
đất đai ở Việt Nam hiện nay

Phạm vi nghiên cứu:


Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu Lý luận về địa tô của C.Mác
Địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu trọng tâm về thực tiễn sự vận dụng Lý luận về địa tô của
C.Mác vào chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay.
4. Bố cục
Ngoài các phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận bao gồm 2
chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về địa tô của C.Mác

Chương 2: Vận dụng lí luận địa tô của C.Mác trong chính sách quản lý đất đai ở Việt Nam ở hiện
nay

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ ĐỊA TÔ CỦA C.MÁC

1. Khái niệm

1.1 Khái niệm và bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa
1.1.1Khái niệm
Địa tô chính là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài phần lợi nhuận bình quân mà nhà TB nông
nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là người sở hữu ruộng đất. Cho nên địa tô TBCN: là
phần Giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà TB kinh
doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ. Thực chất. địa tô TBCN chính là một hình thức chuyển
hóa của GTTD siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.
1.1.2Bản chất
Trong chủ nghĩa tư bản, người thực sự canh tác ruộng đất không phải là chủ tư bản mà là
những người lao động làm thuê. Nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh, coi nông nghiệp
là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Số tiền mà nhà tư bản trả cho người sở hữu ruộng đất theo hợp
đồng để được sử dụng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa.
Địa tô tư bản chủ nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa người công nhân làm thuê, nhà tư bản chủ
nghĩa và địa chủ. Khoản địa tô có được do nhà tư bản bóc lột người công nhân làm thuê để thuê
lợi nhuận bình quân. Do vậy muốn kéo dài thời gian sử dụng đất để thu lợi nhuận nhiều hơn. Tuy
nhiên chủ đất luôn tìm cách khống chế nhà tư bản bằng cách tăng khoản địa tô hoặc rút ngắn thời
gian sử dụng đất.
Cũng như địa tô phong kiến, cow sở của địa tô TBCN là quyền sở hữu ruộng đất, đó là hình
thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đấ được thực hiện về mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập. là số
tiền nào đó mà địa chủ thu được hàng năm nhờ cho thuê một mảnh của địa cầu. Mặc dù cs sự
giống nhau đó, nhưng địa tô tư bản chủ nghĩa hoàn toàn khác với địa tô phong kiến.
Nếu địa tô phong kiến dựa trên sự cuỡng bức siêu kinh tế của địa chủ đối với nông dân,
thfi địa tô TBCN dựa trên quan hệ kinh tế giữa địa chủ với tư bản và giữa tu bản với lao động làm
thuê.
Nếu địa tô phong kiến bao gồm toaanf bộ lao động hay sản phẩm thặng dư của nông dân, địa
tô phong kiến là hình thái tồn tại hay biểu hện duy nhất của sản phẩm thặng dư, thì đại tô TBCN
chỉ là 1 phần của giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tap ra, vì một phầm của giá trị thặng
dư đã phải chuyển thành lợi nhuận cho nhà tư bản.

1.2 Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa


1.2.1 Địa tô chênh lệch
Là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều
kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quy định bởi
điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung
bình(ký hiệu Rcl)
Các yếu tố gây ra địa tô chênh lệch có thể bao gồm sự khác nhau về tài nguyên, môi trường,
mức độ phát triển kinh tế và chính trị, cơ sở hạ tầng, và nhân lực. Sự chênh lệch này có thể tạo ra
tình trạng bất bình đẳng và ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực địa lý.
Địa tô chênh lệch có hai loại: Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II
+Địa tô chênh lệch I: Là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận
lợi.Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi(trung bình hoặc tốt) và có vị trí địa lí gần nơi
tiêu thụ hay gần đường giao thông
+Địa tô chênh lệch II:Là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả
của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vụ diện tích.
Khi đất được đầu tư thâm canh tăng năng suất sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Trong thời
hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch này thuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Chỉ đến khi hết
thời hạn hợp đồng, địa chủ mới tìm cách nâng giá cho thuê ruộng đất, biến lợi nhuận siêu ngạch
này(tức địa tô chênh lệch II) thành địa tô chênh lệch I. Tình trạng này kéo dài dẫn đến mâu
thuẫn : Nhà tư bản thuê ruộng đất muốn kéo dài thời gian thuê, còn địa chủ lại muốn rút ngắn
thời gian cho thuê. Do đó trong thời hạn cho thuê đất, nhà tư bản luôn tìm mọi cách quay vòng ,
tận dụng, vắt kiệt độ màu mỡ đất đai
1.2.2. Địa tô tuyệt đối
Là loại địa tô nhất thiết phải có mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp
cho địa chủ, dù đất đó tốt hay xấu, ở xa hay ở gần.
Là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành do cấu tạo hữu cơ
của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó
là số chênh lệch giữa giá trị nông phẩm và giá cả sản xuất chung.
Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn
trong công nghiệp.
Nguyên nhân tồn tại địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản
nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình thành lợi nhuận bình quân.
1.2.3. Địa tô độc quyền
Là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa. Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong
nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị.

Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền xuất hiện ở các khu đất có điều kiện đặc biệt cho
phép trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt. Trong công nghiệp khai
thác, địa tô độc quyền có ở các vùng khai thác các kim loại, khoáng chất quý hiếm. Trong
thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đ có vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có khả năng thu lợi nhuận cao. Nguồn gốc của
địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.

1.2.4 Giá cả ruộng đất


Ruộng đất trong xã hội tư bản không chỉ cho thuê mà còn được bán. Giá cả ruộng đất là hình
thức địa tô tư bản hóa. Bởi ruộng đất đem lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền
nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy,
giá cả ruộng đất chỉ là giá mua quyền thu địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện
hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng.
1.2.5. Địa tô xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền
Trong CNTB, không chỉ đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới phải nộp địa tô
mà các loại đất như đất xây dựng, đất hầm mỏ cũng phải đem lại địa tô cho người sở hữu
chúng.
Đất hầm mỏ, đất có những khoáng sản khai thác cũng đem lại địa tô chênh lệch và địa tô
tuyệt đối cho kẻ sở hữu đất đai ấy. Địa tô hầm mỏ cũng hình thành và được quyết định như
địa tô đất nông nghiệp. Đối với địa tô hầm mỏ, giá trị của khoáng sản, hàm lượng, trữ lượng
của khoáng sản, vị trí và diều kiện khai thác là những yếu tố qyết định.
Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tô đất nông nghiệp, nó phụ thuộc
vào vị trí của đất đai và tăng lêm cùng với sự tăng lên của dân số. Đồng nghĩa cói sự gia tăng
nhu cầu về nhà ở, tăng lên cùng với sự tăng lên của những tư bản cố định sáp nhập vào ruộng
dất.

Chương 2: Vận dụng lí luận địa tô của C.Mác trong chính sách quản lý đất đai ở Việt
Nam ở hiện nay
2.1. Tổng quan chính sách đất đai ở Việt Nam
2.2. Vận dụng lý luận địa tô trong việc quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay:
2.2.1. Vận dụng trong luật đất đai:
2.2.2. Vận dụng trong thuế đất nông nghiệp:
2.2.3. Vận dụng trong việc sở hửu và sử dụng ruộng đất
2.2.4. Vận dụng trong việc giao ruộng đất lâu dài cho nông dân để canh tác.
2.2.5. Vận dụng và việc giải quyết vấn đề đất xây dựng.
2.2.6. Vận dụng trong việc cho thuê đất
2.3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

2.1. Tổng quan chính sách đất đai ở Việt Nam


Tại Đại hội Đảng VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước ngoặc phát triển trong đời
sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Sự đổi mới trong tư duy kinh tế góp phần chuyển đổi từ nền
kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên diện
mạo mới của đất nước, con người Việt Nam hôm nay.
Khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi ở Việt Nam là các chính sách, pháp luật đất đai trong
nông nghiệp nông thôn được đánh dấu từ Chỉ thị 100, năm 1981 của Ban Bí thư hay còn gọi là
“Khoán 100” với mục đích là khoán sản phẩm đến người lao động đã tạo ra sự chuyển biến tốt
trong sản xuất nông nghiệp. Sau kết quả khả quan của “Khoán 100” năm 1988, Nghị quyết 10
của Bộ Chính trị đã có bước đột phá quan trọng khi lần đầu tiên thừa nhận các hộ gia đình là đơn
vị kinh tế tự chủ.
Năm 1993, luật đất đai ra đời đã thể chế hóa các chính sách đất đai đã ban hành, đồng
thời, qui định và điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội theo hướng dài hạn.
Nhờ những đột phá quan trọng trong các chính sách đất đai đã mang lại những thành tựu
to lớn trong nông nghiệp, nông thôn và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam gần 30 năm qua góp phần
giữ vững ổn định chính trị – xã hội.
Tuy nhiên, chính sách đất đai mới chủ yếu điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội và
ruộng đất trong nông nghiệp nông thôn. Trong khi nền kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi chính
sách đất đai bao quát rộng và toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư, du lịch, qui
hoạch, giao thông, kinh doanh bất động sản… chứ không bó hẹp trong nông nghiệp, nông thôn.
Đặc biệt, Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung quy định về điều kiện được giao đất, cho
thuê đất để thực hiện các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại khu vực
biên giới, ven biển và hải đảo; quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến
động, đăng ký đất đai trên mạng; bổ sung quy định trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều người thì cấp mỗi người một giấy
chứng nhận, hoặc cấp chung một sổ đỏ và trao cho người đại diện. Luật Đất đai năm 2013 cũng
quy định những một số trường hợp như có thể cấp giấy chứng nhận ngay cả khi không có giấy tờ
về quyền sử dụng đất; quy định cụ thể và đầy đủ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
bảo đảm công khai, minh bạch...
Nhìn tổng thể, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về đất đai của Nhà
nước ta đến nay đã cơ bản phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với từng giai đoạn, tạo động
lực khai thác tối đa nguồn lực đất đai, tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hằng năm,
thu từ nhà đất chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước. Quyền sử dụng đất ngày càng trở
thành tài sản có giá trị lớn của các tổ chức và cá nhân.
2.2. Vận dụng lý luận địa tô trong việc quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay:
Ngày nay, khi đất nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những lý luận địa tô
đó được đảng và nhà nước ta vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn để xây dựng đất nước
giàu mạnh trong thực tiễn để đất nước trở nên giàu mạnh. Lý luận này đã trở thành cơ sở khoa
học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các ngành khác có liên quan nhằm
kích thích phát triển nông nghiệp và các ngành trong nền kinh tế.
2.2.1. Vận dụng trong luật đất đai:
Đất đai là một tài nguyên quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá – xã hội, an ninh – quốc phòng. Ngày nay, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do
nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất, rừng cho các tổ chức kinh tế hay đơn vị vũ
trang để sử dụng. Để bổ sung cho nguồn ngân sách và thông qua ngân sách thực hiện một số
chính sách phát triển nông nghiệp, những người thuê đất phải đóng thuế cho nhà nước. Thuế này
khác xa với địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến vì nó tập trung vào ngân sách đem lại lợi
ích cho toàn dân, nó không mang bản chất bóc lột của địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ
nghĩa.
Nhà nước đã ban hành luật đất đai để quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của
người dân theo những điều khoản như: điều 1, điều 4, điều 5, điều 12, điều 22, điều 79 luật đất
đai. Ngoài ra, trong pháp luật về đất đai của nhà nước ta hiện nay cũng ban hành những quy định
để người dân phải trả tiền thuê đất (một hình thức của địa tô) khi sử dụng đất một cách tự nguyện.
Hiện nay, đất được cấp cho dân, dân có quyền sử dụng đất vào mục đích của mình. Nếu đối với
đất ở thì người dân chỉ phải nộp một khoản tiền thuê đất rất nhỏ so với thu nhập của họ. Còn đối
với đất để làm nông nghiệp thì người dân phải nộp thuế nhưng họ có thể tự do kinh doanh trên
đất của mình sao cho thu được lợi nhuận cao nhất. Chẳng hạn như có vùng trồng lúa, có vùng lại
trồng đay và có vùng lại trồng cà phê, điều, bông,….
2.2.2. Vận dụng trong thuế đất nông nghiệp:
Thuế nông nghiệp không phải thể hiện sự bóc lột đối với nông dân mà đó là quyền và
nghĩa vụ của mỗi công dân. Để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả; thực hiện
công bằng, hợp lý sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách Nhà
nước; căn cứ vào điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Luật này quy định thuế sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể ở các điều 1 đến điều 10, điều 19, điều
21, điều 22, điều 23,…
Việc miễn giảm thuế cho những người dân có hoàn cảnh đặc biệt là một việc khác xa so
với việc thu địa tô tư bản chủ nghĩa. Đây là một sự sáng tạo của đảng ta trong việc vận dụng lý
luận về địa tô khi đề ra chính sách thuế nông nghiệp, động viên thúc đẩy người dân sản xuất.
Hiện nay, tổng cục thuế đã ban hành quy trình miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp số 137
TCT/ QD/ NV7 ngày 21/8/2001 cho các đối tượng chính sách xã hội như: hộ gia đình có công
với cách mạng, hộ gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, hộ gia đình có nhiều khó khăn,…(báo
pháp luật số 159 ra ngày 29/8/2001)
Sự khác biệt lớn nhất của việc quản lý đất đai và thu thuế bây giờ so với giai đoạn tư bản
chủ nghĩa là đất đai là của dân. Nhà nước trực tiếp quản lý và điều hành, nhà nước giao đất cho
dân làm nông nghiệp, thu thuế nhưng tạo mọi điều kiện cho người dân sản xuất. Mặt khác nhà
nước còn đưa ra một số quy định cho thấy thuế trong nông nghiệp bây giờ giảm đi rất nhiều mà
chủ yếu là tăng thuế trong việc thuê đất để hoạt động phi nông nghiệp
+ Nếu chuyển quyền sử dụng đất đai mà được phép chuyển mục đích từ đất nông nghiệp
sang phi nông nghiệp thì thuế từ 20% – 40%, nếu đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng các
công trình công nghiệp từ 40% sang 60%
+ Đối với các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp
thì không phải trả tiền sử dụng đất cho nông nghiệp, nếu sử dụng vào mục đích khác thì phải trả
tiền, thậm chí phải chuyển sang hình thức thuê đất nếu là tổ chức sử dụng đất ở trong nước.
2.2.3. Vận dụng trong việc sở hửu và sử dụng ruộng đất
Quyền sở hữu và quyền sử dụng nói chung được quy định trong các bộ luật như luật dân
sự, các luật về sở hữu trong công nghiệp hay có thể ngay trong hiến pháp
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở
hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hửu có 3 quyền chiến hữu, quyền sửu dụng và quyền
định đoạt tài sản.
Tại Việt nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước, mọi cong dân, tổ chức...
chỉ có quyền sử dụng đất đai. Hiểu theo nghĩa địa tô thì những người đang có quyền sử dụng đất
khong có quyền gì trong việc thi địa tô hay địa tô thặng dư, mà quyền này thuộc về nhà nước.
Điều này trên thực tế lamf cho Nhà nướ có vai trò độc quyền trong việc định giá đền bù khi thu
hồi đất đai và khi các chính sách định giá đền bù chưa họp lý dễ gây ra phản ứng của người sử
dụng cũng như tạo kẻ hở để một số người làm giàu bất chính từ đất.
Nếu trao quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân thi không chỉ làm cho việc tranh chấp
ruộng đất thêm gay gắt, mà còn xuất hiện sự đầu cơ ruộng đất, sự phan hóa giai cấp ngày càng
tăng nhanh. Tuy nhiên, khong loại trừ việc cho phép chuyển quyền sư dung ruộng đất khi một
người nào đó tfm được nghề khác hoặc không có người thừa kế sử dụng đất. Người được quyền
sử dụng đất phả trả cho người chuyển nhượng một khoản bồi thường hoa màu và chi phí cải tạo
đất.
2.2.4. Vận dụng trong việc giao ruộng đất lâu dài cho nông dân để canh tác.
Sau khi đất nước độc lập, trước thời kỳ đổi mới, tòan bộ tư liệu sản xuất của nong dân đã
dược tập thể hóa dưới danh nghĩa là sở hữu tập thể. Chế độ tư hữu đã bị triệt tiêu, do đó không có
địa tô trước hết là địa tô tuyệt đối.
Từ khi bắt đầu đổi mới, nhờ việc giao đất đến người lao động, làm cho mỗi mảnh đất đã
có chủ quản lý cụ thể. Người lao động quan tâm hơn đến việc nâng cao và bồi dưỡng đất đai, làm
cho đất đai được phù du, màu mỡ chứ không phải khai thác cạn kiệt, bị bạc màu đất... đồng thời
với việc giao ruộng đất cho người dân đã khơi d ậy tính cần cù, lao động sáng tạo, tăng sự
gắn bó của nông dân với ruộng đất. Nhờ chính sách giao khoán theo sản phảm, chính sachs khoán
10 cho người dân khiến họ yen tâm đầu tư cho sản xuất. Địa tô chênh lệch II trở thành đòn bẩy
kinh tế quan trng và chính nó đảm baaor đất đai được sử dụng hợp lý, hiêu quả.
Thực tiễn chứng minh, từ một đất nước thiếu dói đã trở thành một nước xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, còn 1 số khó khăn như đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp,
chính sách chưa đồng bộ, thu hồi đất khong đúng mục đích, lần chiếm đất đai... điều đó đặt ra cho
nhà nước phải tìm ccacs biện pháp để sản phẩm của nông nghiệp cps thị trường tiêu thụ, nâng cáo
chất lương để xuất khẩu, sử dụng đất đúng mục đích...
2.2.5. Vận dụng và việc giải quyết vấn đề đất xây dựng.
Hiện nay các vấn đề liên quan đến đất xây dựng ở nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn. “
Sự tăng lên và đứng ở mức cao của bất động sản đã tác động đến bốn mặt. Một lượng vốn lớn của
xã hội đã không được trực tiếp sử dụng vào sản xuất kinh doanh, một bộ phận đất nông nghiệp đã
bị chuyển mục đích sử dụng và một bộ phận nông dân đã trở thành không có việc làm. Nhà nước
trên danh nghĩa chủ sở hữu đất đai phải chi ra một lượng vốn lớn khi thu hồi để giải phóng mặt
bằng, chẳng khác nào mua lại đất của hcính mình”. Có một thực tế là đất ngày càng bị thu hẹp
trong khi đó nhu cầu đất xây dựng lại tăng mạnh. Nhu cầu nhà ở, mặt bằng sản xuất, đất để xây
dựng các công trình, cơ sở hạ tầng ngày càng cần thiết. Nhà nước cần phải có những điều chỉnh,
quy hoạch chi tiết để giải quyết hợp lí tình trạng đất xây dựng hiện nay. Để tài nguyên đất không
bị lãng phí và được sử dụng đúng mục đích.
2.2.6. Vận dụng trong việc cho thuê đất:
Hiện nay, một số các nhà kinh doanh có vốn muốn lập ra một công ty thì họ phải thuê đất
của nhà nước, họ phải trả cho nhà nước số tiền tương đương với diện tích cũng như vị trí của nơi
được thuê. Nhà nước đã quy định rất rõ việc thuê đất để kinh doanh, trên cơ sở ấy, ta thấy rõ sự
khác biệt và sự vận dụng lý luận địa tô của Mác trong thời đại ngày nay. Đó chính là việc nhà
nước sử dụng những văn bản pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người thuê đất để người
dân khi nộp tiền thuê đất đều tự nguyện đóng góp. Trong việc thuê đất để kinh doanh thì người đã
thuê đất của nhà nước sẽ phát triển kinh doanh trên mảnh đất đó rồi lấy lợi nhuận mà mình làm ra
để trả cho nhà nước và số tiền đó sẽ vào ngân sách nhà nước. Hiện nay không chỉ có việc thuê đất
trong nông nghiệp trong việc kinh doanh mà nhà nước còn cho nước ngoài thuê đất để thu hút
đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam và tăng nguồn thu cho ngân sách.

2.3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện


* Thực trạng
Thứ nhất, nguồn lực về đất đai phát huy chưa đúng tiềm năng. Ở nhiều nơi, sử dụng đất còn lãng phí, hiệu
quả thấp; tiếp cận quyền sử dụng đất vẫn là một trong những rào cản; vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất
chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nhu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; tình trạng
suy giảm chất lượng, ô nhiễm, thoái hóa đất, xâm thực diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng về cả quy mô
và mức độ, một số nơi diễn ra nghiêm trọng;...
Thứ hai, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển
đất nước; việc thể chế hóa chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai chưa đồng bộ; công tác quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất còn nhiều vướng mắc; vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê,
thu hồi, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường
Thứ ba, các quy định về quyền sở hữu tài sản trên đất còn bất cập; chính sách điều tiết giá trị tăng thêm từ
đất chưa bảo đảm lợi ích của Nhà nước và người dân; thông tin, dữ liệu, thủ tục hành chính về đất đai còn
hạn chế; thị trường bất động sản chưa minh bạch, tình trạng đầu cơ, “thổi” giá, thất thu thuế cho ngân sách
còn nhiều
Thứ tư, tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai gây mất ổn định chính trị, xã hội còn diễn biến phức tạp;
nhiều vụ án tham nhũng, lãng phí lớn liên quan đến đất đai, không ít cán bộ từ Trung ương đến địa
phương bị xử lý, kỷ luật; tranh chấp, xung đột về đất đai có lúc, có nơi kéo dài, gây mất ổn định an ninh,
trật tự xã hội.
Thứ năm, công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai ở một số địa phương, cơ
quan, đơn vị chưa nghiêm; tổ chức bộ máy quản lý đất đai phân tán, thiếu đồng bộ; việc phân
cấp, phân quyền chưa rõ về phạm vi, lĩnh vực, thẩm quyền và trách nhiệm,...

 Giải pháp
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai. Sửa đổi hệ thống pháp luật về đất đai nhằm
khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất, đồng bộ; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc,
bất cập và phát sinh trong thực tiễn, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí; tạo điều kiện để các
luật đi vào cuộc sống, thuận lợi cho công tác tổ chức thi hành; phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh, chủ quyền quốc gia. Sớm ban hành Luật Đất đai mới (sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện Luật Đất đai năm 2013, theo đó, tiếp thu có chọn lọc những nội dung
hợp lý của các luật khác về những vấn đề liên quan đến đất đai bảo đảm sự thống nhất đồng bộ
của hệ thống pháp luật về đất đai).
Thứ hai, xử lý, giải quyết tốt vấn đề kinh tế đất đai phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Phát triển thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản thực sự vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính
đất đai theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, nhất là giá đất, thực hiện công khai, minh bạch, độc
lập trong việc định giá đất. Xây dựng mạng lưới thửa đất chuẩn, “bản đồ” giá đất. Đổi mới
phương thức xác định giá đất khoa học, phù hợp với cơ chế thị trường là giải pháp đột phá quan
trọng hàng đầu. Nghiên cứu ban hành thuế bất động sản; thu hẹp hình thức cho thuê đất trả tiền
một lần cho cả thời gian thuê. Có chính sách hợp lý về đất đai đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, biên giới, hải đảo, bảo đảm sinh kế, giữ gìn bản sắc văn hóa. Xây dựng chính sách điều
tiết giá trị gia tăng từ đất do Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
mang lại, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Thứ ba, hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về đất đai, đẩy mạnh cải cách hành chính,
chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, ưu tiên tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống
thông tin, đăng ký đất đai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tích hợp đầy đủ
các thông tin về nguồn gốc, diện tích, lịch sử các giao dịch,... Tăng cường sự phối hợp đa ngành
trên cơ sở một đầu mối quản lý tập trung, thống nhất. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ làm công tác quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng chính sách, pháp luật. Đầu tư cơ sở vật
chất đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong tình hình mới./.

“Ở ĐÂY CHỊ THẤY CÓ VÀI TRANG CÓ NÓI ĐẾN THỰCTRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
NÊU 1 SỐ THỰC TRẠNG CHÍNH, VÀ TẦM 5-6 GIẢI PHÁP LÀ OKE” VÍ DỤ NHƯ 2
TRANG DƯỚI NI. ĐỌC R LỌC Ý RA
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-tieu-diem/-/asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/
content/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-dat-ra-trong-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-ve-dat-
dai-o-viet-nam-hien-nay
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/16933/view_content?
_contentpublisher_WAR_viettelcmsportlet_urlTitle=tim-hieu-nhung-quan-diem-co-ban-cua-
c.mac-ve-quyen-so-huu-ruong-dat-de-phat-trien-nong-nghiep

B. KẾT LUẬN
Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về ruộng đất và là hình thức bóc lột chủ yếu trong
xã hội phong kiến. Trong xã hội phong kiến địa tô ban đầu là tô lao dịch sau đó là tô hiện vật
và khi kinh tế hàng hoá phát triển thì khoản tiền mà nhà thuê đất phải trả cho chủ đất, để được
quyền sử dụng ruộng đất rong một khoảng thời gian nhất định. Nông nghiệp là một trong ba
khu vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Chủ nghĩa tư bản không thể thống trị nền kinh tế
quốc dân nếu như khi thống trị khu vực công nghiệp mà không thống trị khu vực nông
nghiệp. Chủ nghĩa tư bản tuy thủ tiêu lối kinh doanh phong kiến nhưng vẫn không dám thủ
tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất. Việc nghiên cứu địa tô tư bản chủ nghĩa, ngoài mục đích
vạch rõ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, chung ta còn rút ra cơ sở lí luận
để đề ra đường lối, chính sách đối với nông nghiệp, nhằm kích thích nông nghiệp phát triển.
Cụ thể, đối với nước ta, ý nghĩa này thể hiện: Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách
toàn diện, nhằm tạo ra nhu cầu đa dạng và ổn định về đất đai. Thúc đẩy nhanh việc hoàn
thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai lâu dài cho các hộ nông dân, hoàn thiện
việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị. Sớm quy hoạch
tổng thể, tạo điều kiện cho địa phương xây dựng cơ cấu, định hướng sử dụng đất cụ thể cho
từng xã, phường tạo cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (dung cho khối ngành kinh tế - Quản trị kinh doanh
trong các trường Đại học, cao đẳng). NXBCTQG, Hà Nội – 2002.

2. Giáo trình kinh tế chính trị mác – Lênin (Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình
quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh) NXBCTQG, Hà Nội –
1999.

3. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân. Chủ biên PGS.TS Trần
Bình Trọng, NXB Thông kê, Hà Nội – 2003

4. V.I.Lênin toàn tập, tập 27, NXB Sự thật Hà Nội, 1971

“CHỖ NÀY EM NÊN GHI RA MỘT SỐ BÀI LUẬNVĂN MÀ E CÓ COP TRÊN MẠNG.
ĐỂ TRÁNH BỊ ĐÁNH ĐẠO VĂN NHA”

VÍ DỤ

Đề án chính trị về đề tài “...” của Lê Thị Quỳnh Anh

You might also like