You are on page 1of 3

NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 TUẦN 23 (27/4 – 2/5/2020) THANH PHƯƠNG

Bài 1: Vượt Thác – Võ Quảng


Câu 1: tóm tắt văn bản Vượt Thác của Võ Quảng?
Gợi ý trả lời:
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền
qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có
nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi
bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn,
hùng vĩ.
Câu 2: Hãy tìm bố cục của văn “ Vượt thác ” của Võ Quảng theo trình tự miêu tả?
Câu 3: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo
từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong
bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
Câu 4:
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình,
hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được
sử dụng?
Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “ một hiệp sĩ" của Trường Sơn
oai linh
Câu 5: Ở đoạn văn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông.
Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh.
Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
Bài 2: NHÂN HÓA.
I. NHÂN HÓA LÀ GÌ?
Câu 1 : Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
(Trần Đăng Khoa)
Câu 2: So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ của Trần Đăng Khoa
hay ở chỗ nào?
- Bầu trời đầy mây đen.
- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
- Kiến bò đẩy đường.
II. CÁC KIỂU NHÂN HÓA
Bài 1 : Trong các câu dưới đây những sự vật nào được nhân hoá?
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người
một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
c) Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày cho ta.
(Ca dao)
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng phép nhân
hoá.
+ Đoạn tham khảo:
Trong vườn, những bông hoa đua nhau khoe sắc. Nụ hồng mỉm cười chúm chím. Hoa thược
dược vươn cao trong bộ áo vàng, tím, đỏ. Cả những cành lay ơn khoe áo đẹp dưới ánh nắng ban mai.
Cánh hoa trắng mịn màng, tinh khiết như đang nói với các bạn rằng:” Tôi là loài hoa mang đến niềm
hạnh phúc cho mọi người”.
Bài 3: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
Câu 1:Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào?
Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Câu 2:Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật
nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?
Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến
trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn
biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để
làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm
nghĩ gì?
Lời giải chi tiết:
Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so
sánh ấy
Câu 7:Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ
vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như
thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
LUYỆN TẬP
Bài 1: Kể tóm tắt lại truyện Buổi học cuối cùng.
Tham khảo:
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng.
Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường.
Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy
tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng
phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang
nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi
đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên
bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả thầy Ha-men hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng
tiếng Pháp.
Tham khảo:
Buổi sáng đẹp trời, Phrăng đã định trốn học để chạy nhảy trên cánh đồng cỏ Ríp - pe, nghe tiếng
sáo hót ven rừng, đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Nhưng cậu bé cưỡng lại được và ba chân bốn
cẳng chạy đến trường. Thầy Ha - men thông báo với cậu đây là buổi học Pháp văn cuối cùng. Phrăng
nghe tin mà rụng rời. Khuôn mặt cậu đỏ bừng vì tức giận, rồi chuyển dần sang tái nhợt vì choáng
váng. Đôi mắt đen láy ngây thơ không còn hiện lên vẻ tinh nghịch mà thay vào đó là một nỗi mất
mát, một nỗi sợ mơ hồ. Đôi bàn tay nhỏ bé run run lấy sách từ trong cặp để lên bàn, lật giờ từng
trang thật nhẹ nhàng. Ánh mắt của Phrăng dõi theo thầy Ha - men như thể sợ thầy có thể biến mất.
Lúc được gọi lên đọc bài, Phrăng lúng túng và đung đưa người trên chiếc ghế dài, lòng rầu rĩ, không
dám ngẩng đầu lên vì xấu hổ. Cậu quan sát lớp học, những khuôn mặt, hành động và sự nhẫn nại của
thầy Ha - men để khắc sâu hồi ức về buổi học này trước khi bị ép học tiếng Đức. Suốt cả buổi học,
Phrăng chăm chú nghe thầy giảng như nuốt lấy từng lời cho đến khi tiếng chuông cầu nguyện buổi
trưa vang lên báo hiệu giờ học kết thúc.

You might also like