You are on page 1of 4

Câu 61. Democrit — Nhà triết học cổ Hy Lạp – quan niệm vật chất là gì?

A. Nước.
B. Lua.
C. Không Khí.
D. Nguyên tử
Câu 62. Khái niệm nào dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật:
A. Chất.
B. Lượng.
C. Độ.
D. Điểm nút.
Câu 63. Các phạm trù được hình thành:
A. Một cách bẩm sinh trong ý thức của con người.
B. Thông qua quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
C. Sẵn có ở bên ngoài, độc lập với ý thức con người.
D. Từ những khái niệm
Câu 64. Tính chất cơ bản của Không gian và Thời gian là:
A. Tỉnh khách quan.
B. Tính vĩnh cữu và vô tận.
C. Không gian 3 chiều, Thời gian chỉ 1 chiều.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 65. Khái niệm bước nhảy (trong quy luật lượng – chất) là dùng để chỉ:
A. Sự thay đổi về chất của sự vật.
B. Sự thay đổi về lượng của sự vật.
C. Sự mâu thuẫn giữa chất và lượng của sự vật.
D. Sự tích lũy dần về chất của sự vật
Câu 66. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất theo quan điểm Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
A. Nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật, hiện tượng do sự tương tác hay sự tác động.
B. Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần tư tưởng quyết định.
C. Nguồn gốc của sự vận động là là ở trong bản thân sự vật, hiện tượng do sự tác động của các mặt, các yếu tố trong sự vật, hiện
tượng gây ra.
D. Nguồn gốc của sự vận động là do “Cú hích của thượng đế”.
Câu 67. Phạm trù ngẫu nhiên là dùng để chỉ:
A. Trạng thái sẽ diễn ra, ở đâu, như thế nào chưa biết được.
B. Trạng thái có thể diễn ra hoặc không diễn ra; có thể diễn ra nơi này, thế này, hoặc nơi khác, thế khác... không thể biết trước.
C. Trạng thái nhất định sẽ diễn ra trong những hoàn cảnh, môi trường nào đó... không thể biết trước được.
D. Trạng thái có thể diễn ra hoặc không diễn ra tuỳ thuộc sự vận động của hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Câu 68. Biện chứng chủ quan là
A. Biện chứng của tư duy tuần túy.
B. Biện chứng của ý thức.
C. Biện chứng của thực tiễn xã hội.
D. Biện chứng của lý luận
Câu 69. Lenin đưa ra định nghĩa về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho
con người trong___được____ chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào______ .". Điền vào chỗ trống:
A. Ý thức.
B. Cảm giác.
C. Nhận thức.
D. Tư tưởng
Câu 70. Phạm trù tất nhiên là dùng để chỉ:
A. Trạng thái sẽ diễn ra, ở đâu, như thế nào chưa biết được.
B. Trạng thái có thể diễn ra hoặc không diễn ra; có thể diễn ra nơi này, thế này, hoặc nơi khác, thế khác... không thể biết trước.
C. Trạng thái nhất định sẽ diễn ra trong những hoàn cảnh, môi trường nào đó... không thể biết trước được.
D. Trạng thái phải diễn ra và diễn ra như vậy trong hoàn cảnh, điều kiện nhất định, không thể khác
Câu 71. Khái niệm “Mối liên hệ" trong phép biện chứng duy vật là dùng để chỉ:
A. Sự quy định của ý chí con người đối với sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan.
B. Sự quy định, sự tác động giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng.
C. Sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng với nhau còn trong bản thân sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ.
D. Sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng trong thế giới
Câu 72. Phạm trù cái riêng là dùng để chỉ:
A. Một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định.
B. Nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình tồn tại đa dạng, phong phú.
C. Những mặt, những thuộc tính tồn tại phố biến ở tất cả các sự vật, hiện tượng.
D.Những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những mối quan hệ.... tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
Câu 73. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức là:
A. Từ nhận thức lý tính đến nhận thức cảm tỉnh.
B. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tỉnh.
C. Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
D. Từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động.
Câu 74. Chọn mệnh đề mà anh (chị) cho là đúng với quan điểm của triết học Mác-Lênin:
A. Ý thức có nguồn gốc từ mọi dạng vật chất giống như gan tiết ra mật.
B. Ý thức con người trực tiếp hình thành từ lao động sản xuất vật chất của xã hội.
C. Ý thức của con người là hiện tượng bẩm sinh.
D. Ý thức của con người do thượng đế ban cho.
Câu 75. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm nguồn gốc của ý thức bao gồm:
A. Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
B. Nguồn gốc lý luận và nguồn gốc thực tiễn.
C. Nguồn gốc kinh tế và nguồn gốc chính trị.
D. Nguồn gốc lịch sử và nguồn gốc hiện tại.
Câu 76. Lựa chọn câu đúng nhất theo quan điểm của CNDVBC:
A. Phát triển không chỉ là sự thay đổi về số lượng và khối lượng mà nó còn là sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
B. Phát triển là sự thay đổi về vị trí của sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian.
C. Phát triển là sự thay đổi thuần túy về mặt số lượng hay khối lượng của sự vật, hiện tượng.
D. Phát triển chỉ thay đổi về số lượng, biến đổi từ thấp đến cao, từ ít thành
Câu 77. Định nghĩa về vật chất của Lênin:
A. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chi thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
B. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chi tồn tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
C. Vật chất là phạm trù triết học dùng để thế giới vật thể khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
D. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tư duy và tồn tại được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ảnh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Câu 78. Các hình thức vận động vật chất là?
A. Cơ học, lý học, hóa học.
B. Vận động Cơ học, vận động Lý học, Vận động Hóa học, Vận động Sinh học và Vận động Xã hội.
C. Vận động xã hội.
D. Cả A, B và C
Câu 79. Theo chủ nghĩa Mác Lênin, biện chứng bao gồm:
A. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
B. Biện chứng tự nhiên và biện chứng xã hội.
C. Biện chứng duy tâm và biện chứng duy vật.
D. Biện chứng vật chất và biện chứng ý thức
Câu 80. Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng thì thế giới thống nhất ở
A. Tính vật chất của nó.
B. Tính vận động của nó.
C. Tính phát triển của nó.
D. Tính biện chứng của nó.

You might also like