You are on page 1of 36

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC
--------------o0o---------------

BÀI BÁO CÁO GIỮA KỲ


MÔN HỌC PHẦN: KỸ THUẬT Ô TÔ CHUYÊN DÙNG

Đề tài: XE NÂNG HÀNG

GVHD: ThS. Hồ Anh Cường


Lớp học phần: 420300072001 – DHOT15
Thành viên nhóm:
ST HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ
T
2010677
1 Lê Thái Ngọc ©
1
2011083
2 Đào Quang Thịnh
1
2011428
3 Đỗ Hoàng
1
2010951
4
1
2010532
5
1

TP.HCM, tháng 03 năm 2024


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC
--------------o0o---------------

BÀI BÁO CÁO GIỮA KỲ


MÔN HỌC PHẦN: KỸ THUẬT Ô TÔ CHUYÊN DÙNG

Đề tài: XE NÂNG HÀNG

GVHD: ThS. Hồ Anh Cường


Lớp học phần: 420300072005 – DHOT16D
Thành viên nhóm:
ST HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ
T
2010989
1 Lê Thái Ngọc ©
1
2011083
2 Đào Quang Thịnh
1
2010678
3 Đỗ Hoàng
1
2010951
4
1
2010532
5
1

TP.HCM, tháng 03 năm 2024


ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Công Nghệ Động Lực 
 TP.HCM, tháng 10 năm 2023

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM


STT Họ tên SV MSSV Nhiệm vụ

1 Lê Thái Ngọc © 20109891

2 Đào Quang Thịnh

3 Đỗ Hoàng

5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Qua một kỳ đã tham gia và học tập môn Kỹ thuật ô tô chuyên dùng dưới sự giảng
dạy và hướng dẫn tận tình của ThS. Hồ Anh Cường – Giảng viên bộ môn Gầm, nhóm
chúng em đã nắm và hiểu được những sơ đồ thủy lực cơ bản trên các loại xe chuyên
dùng. Cả nhóm cảm thấy sự sâu sắc và nhiệt huyết của thầy đặt ở trong các bài giảng trên
lớp. Qua đó, chúng em đã trang bị được cho bản thân những kiến thức vững chắc về hệ
thống thủy lực như: sơ đồ mạch điện, sơ đồ điều khiển thủy lực, nguyên lý làm việc của
từng hệ thống xe chuyên dùng, biện pháp khắc phục những hư hỏng…, và quan trọng hơn
là để áp dụng vào thực hành, thực tập và làm nghề trong tương lai.
Dưới đây là nhận thức của cả nhóm qua một kỳ được học tập và rèn luyện môn Kỹ
thuật ô tô chuyên dùng Do còn thiếu khả năng về trình bày và kinh nghiệm trong việc tìm
kiếm và lọc các thông tin nên bài báo cáo của cả nhóm sẽ có những sai sót. Nhóm chúng
em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn từ các Qúy Thầy, Cô và
các bạn sinh viên để bài tiểu luận này được hoàn thiện một cách tốt nhất. Một lần nữa, cả
nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Anh Cường và trường Đại Học Công Nghiệp
TP.HCM - khoa Công Nghệ Động Lực đã tạo điều kiện học tập, cung cấp cho lớp môi
trường hoạt động và làm việc chuyên nghiệp.
NHÓM CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Khái quát chung/chức năng/công dụng
Trong thời buổi khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay, con người đã phát
minh ra nhiều loại phương tiện để phục vụ cho đời sống. Do đó chúng tôi chọn xe nâng
để tìm hiểu và nghiên cứu.
Xe nâng được được ra đời vào cuối thế kỷ 19, xe nâng đã trải qua quá trình phát
triển lâu dài. Trong suốt hơn một thế kỷ, các xe nâng đã được cải tiến liên tục, từ các
chiếc xe nâng đầu tiên được điều khiển bằng tay đến những chiếc xe nâng hiện đại trang
bị công nghệ tiên tiến như bộ điều khiển tự động, hệ thống điều khiển từ xa và các tính
năng an toàn tiên tiến. Điều đó đã giúp xe nâng trở thành người bạn đồng hành tin cậy
của công nghiệp, sản xuất và logictics. Xe nâng có nhiều loại khác nhau như: xe nâng
điện, xe nâng tay, xe nâng tự động,….. mỗi loại xe nâng có đặc điểm riêng biệt và phù
họp với một số ngành công nghiệp và môi trường làm việc khác nhau.

Hình 1.1: Qui trình thu hàng hóa thủ công


Xe nâng được sử dụng rọng rải ở các ngành công nghiệp để di chuyển và nâng hạ
hành hóa điều này giúp tăng nâng xuất và hiệu quả làm việc cho nhân viên. Xe nâng gồm
nhiều bộ phận khác nhau như động cơ, cabin, hệ thống nâng hạ, hệ thống lái. Mỗi bộ
phận có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành xe. Xe nâng có nhiều loại càng nâng
khác nhau để phù họp với những loại hàng hóa khác nhau, ngoài ra càng nâng còn có
nhiều cơ chế để giúp cố định hàng hóa trên xe để đảm bảo an toàn. Để xe tránh các vấn
đề về ký thuật thì cần phải đưa ra những tiêu chuẩn sử dụng xe phù họp để xe vận hành
năng xuất tốt nhất. Khi không sử dụng xe nên để xe ở những nơi khố ráo và bằng phẳng
để tránh ẩm mốc và gỉ sét, càng xe nâng cần được hạ thấp xuống để tránh vướng phải các
vật dụng hoặc người khác va vào, tốt nhất nên có một nơi để xe riêng. Để vận hành được
xe nâng phải là người từ 18 tuổi trờ lên, phải tham gia các khóa học đào tạo và huấn
luyện về vận hành xe nâng và đảm bào an toàn lao động, chứng chỉ vận hành xe nâng
được cấp bởi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Vận hành xe nâng đúng cách xe đem
lại an toàn cho người sử dụng và mọi người xung quanh đồng thời tăng tuổi thọ và hiêu
xuất làm việc của xe giúp xe bền bỉ hơn tránh những hư hỏng không đáng có. Qua đó ta
thấy được xe nâng có vai trò quan trong các ngành công nghiệp, sản xuất nhờ có xe nâng
nên hiệu suất làm viêc được tăng lên, chất lượng hàng hóa được đảm bảo nhờ đó kinh tế
nước ta càng được tăng lên.

Hình 1.2: Xe nâng hổ trợ sắp xếp, di chuyển hàng hóa


Trong công cuộc khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển và các cuộc chạy đua
công nghệ không ngừng, các nhà kĩ sư, chế tạo đã cho ra đời một công cụ đáp ứng sự
mong đợi của người nông dân đó là: “Xe nâng hàng”. Có thể nói sự ra đời của xe nâng
hàng là một cuộc các mạng chuyển đổi hoàn toàn từ thu gom thủ công sang thủ công sang
cơ giới hóa, xe nâng hàng giờ đây sẽ làm nốt khâu thủ công còn lại của người lao động là
thu gom, nâng hàng, giúp công việc thu hoạch giờ đây của người lao động trở nên nhanh
lẹ và nhẹ nhàng so với trước rất nhiều.
Hình 1.3: Xe nâng Toyota Z Ser Diesel – 3,5 tấn.
Sự ra đời của xe nâng hàng cho thấy kỉ nguyên phát triển của máy móc trong thời
điểm hiện tại là rất lớn. Trong giai này nhiều hãng xe nâng cũng được nhập vào nước ta
như Kubota, Yamaha,… và còn một số các nhà máy liên doanh khác lắp ráp trong và
ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để nước ta giao lưu phát triển kinh tế, khoa học kĩ
thuật, cung cấp khối lượng lớn công việc cho người dân.
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO – NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
2.1 Cấu tạo
2.1.1 Các hệ thống chính trên xe nâng

Hình 2.1 Các bộ phận làm việc trên xe nâng


Khung nâng: Là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu tạo xe nâng, quyết
định đến chiều cao nâng hàng của xe. Trên thị trường hiện nay, có hai loại khung nâng cơ
bản là loại 2 khung và loại 3 khung nâng được lắp lồng với nhau, thông qua hệ thống con
lăn và đường ray trong khung. Khả năng chịu va đập mạnh rất tốt.
Giá nâng: Là bộ phận được gắn với càng nâng và di chuyển lên xuống theo khung
nâng nhờ hệ thống xích và xi lanh. Xe nâng có tải trọng nâng càng lớn thì kích thước giá
nâng cũng sẽ càng tăng. Trên giá nâng có lắp đặt những con lăn dẫn hướng giúp giá nâng
có thể hoạt động ổn định và không bị rung lắc khi trong khi làm việc.
Càng nâng: Có hình dáng giống chữ “L”, được đặt ở phía đầu xe nâng. Cấu tạo gồm 2
phần chính: phần dài nhô ra tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, phần còn lại liên kết với giá
nâng.
Đối trọng xe: Đây là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trên mỗi chiếc xe nâng,
dùng để cân bằng trọng lượng hàng hoá cũng như giúp xe nâng giữ được thăng bằng khi
thực hiện thao tác bốc dỡ.
Thùng chứa nhiên liệu và động cơ:Cấu tạo của các thùng chứa này vô cùng đơn giản.
Sức chứa thường dao động trong khoảng từ 60 – 200 lít, đủ để xe có thể hoạt động trong
24 giờ.
Cần số: Khi vào số 1 thì các ly hợp tiến và ly hợp số 1 sẽ được đóng lại. Khi vào số 2
men xoắn sẽ từ trục biến số tác động lên trục hộp số làm các bánh răng hành tinh chuyển
động quanh bánh răng. Tương tự, các số 3,4 hoặc 5 tương tự như quy trình trên.
Bánh lái: Là bộ phận có nhiệm vụ điều chỉnh và di chuyển xe nâng qua lại phục vụ
cho thao tác nâng hạ, bánh lái được gắn vào trục điều khiển. Bánh tải trọng được gắn ở
phía trước có vai trò như đòn bẩy đối trọng với bánh sau giữ cân bằng cho xe.
Hệ thống nghiêng càng được điều khiển bằng 1 cần gạt được bố trí trong cabin xe giúp
người lái xe thao tác dễ dàng trong quá trình sử dụng thiết bị.
Bộ cần số tiến/lùi trên xe nâng: Là một thành phần quan trọng để điều khiển hướng di
chuyển và chế độ di chuyển của xe nâng. Nó cho phép người lái chuyển đổi giữa chế độ
tiến và chế độ lùi, và chọn cấp số phù hợp. Bộ cần số tiến/lùi thường nằm trên tay cầm
điều khiển của xe nâng hoặc trên bảng điều khiển.
Xylanh nghiêng: Hỗ trợ việc lấy hàng, di chuyển hàng hoá được diễn ra an toàn và dễ
dàng với khả năng nghiêng khung nâng về phía trước 6 độ và ngả về sau 12 độ.
Lốp xe trước, hệ thống truyền động và hệ thống phanh trước: Đây đều là những hệ
thống làm việc liên tục ở cường độ cao của xe. Vì thế khi bảo trì, người dùng cần kiểm
tra kỹ càng những bộ phận này. Hệ thống truyền động của xe nâng hàng được lắp đặt ở
phía trước xe, nhờ thế mà quá trình thay thế, sửa chữa xe sau này trở nên nhanh chóng và
dễ dàng hơn.
2.1.2 Cơ cấu điều khiển của xe nâng hàng

Hình 2.2: Các chi tiết trên ví trí người điều khiển
Bàn đạp ga (Bake pedal): dùng để thay đổi tốc độ động cơ nhanh hoặc chậm bằng
cách đạp bàn đạp ga để thay đổi tốc độ của động cơ.
Đối với xe nâng có sử dụng càng kẹp ngang, thì cơ cấu điều khiển sẽ có thêm một cần
để điều khiển cơ cấu kẹp ngang của xylanh.
Việc điều khiển có hay có có thêm cần điều khiển xylanh kẹp ngang là vận hành hoàn
toàn giống nhau.
Động cơ chỉ khỏi động được khi cần số (Gearshift lever) ở vị trí trung giang và kéo
phanh tay nếu chưa được kéo.
Sau khi khỏi động chú ý quan sát bản đồng hồ điều khiểu xe các đèn báo cũng như các
đồng hồ đo để theo dõi tình trạng hoạt động của xe.

Hình 2.3 Bảng táp lô điều khiển của xe nâng


Để di chuyển ta cần đạp bàn đạp ga Để hạ thấp hàng hóa gạt cần điều khiển
giữ cho tới khi sẳng sàng di chuyển, cần về phía trước
phải nhả phanh tay trước. Để giữ hàng nhã cần về vị trí trung tâm
Để nâng hàng kéo cần điều khiển về phía
sau

Chọn hướng di chuyển bằng cách


đẩy cần số về phía trước để tiến và kéo Để nghiên hàng về phía trước gạt cần thứ 2
lại phía sau để lùi. về phía trước
Để giữ hàng nhã cần thứ 2, cần sẽ về vị
trí trung gian hàng sẽ được giữ
Để nghiên hàng về phía sau gạt cần thứ 2
về phía sau

Nhả bàn đạp phanh và đạp bàn đạp


ga để đạt được tốc độ mong muốn.
Điều khiển dịch chuyển càng
Dịch sang trái: đẩy cần về phía trước
Giữ: nhã cần điều khiển, cần sẽ trở về vị
trí trung tâm và bộ dịch chuyển xe ngưng
hoạt động
Dich sang phải: kéo cần về phí sau

M
Công tắc chìa khóa
àn
OFF: bật chìa khóa ở nất off để ngắt
mạch điện
ON: bật chìa khóa ở nất on để cấp
nguồn cho mạch. Nếu chìa khóa ở nất on
mà người vận hành rời khỏi xe màn hình hình điều khiển
LCD sẽ hiện “EE” nhấp nháy
Tốc độ xe (theo Km hoặc Mph)

Đèn báo phanh tay

Công tắc an toàn mở được hiện


thị kí hiệu EE nhấp nháy
Công tắc ghế
Mở: khi người vận hành không ngồi Giờ máy, milometer
trên ghế mạch sẽ bị ngắt
Đóng: khi ghế được ngồi công tắc sẽ Góc lái
đóng và mạch điện được kết nối Đến thời gian bão dương
Vận hành tốc độ chậm

Tốc độ của xe nâng dài từ 0-9. 0


vạch (dừng xe), 9 vạch (tôc độ tối đa)
Mức năng lượng câu ác quy
Từ 0 – 9 vạch
Đèn báo mưc dầu phanh thấp
Đèn báo tín hiệu, LED đỏ

Báo đèn, LED màu xanh lá cây

Mức dầu thấp, LED màu đỏ

Báo đai an toàn, đèn LED đỏ


trong 10s

Chú ý: đèn được quản lý:


- Màn hình làm việc bình thường: đèn
LED bật lên một thời gian ngắn bật/ tắt hệ
thống của bạn
- Màn hình không giao tiếp với bảng
điều khiển: sau 3 giây kể từ thời điểm giao
tiếp ngừng lại,Led báo sáng
- Bộ vị xử lý bảng điều khiển không
hoạt động: đèn LED báo sáng

2.2 Nguyên lý hoạt động


−¿Trong quá trình chuyển hàng hoặc tải hàng hóa, người điều khiển xe điều khiển xe
nâng tới vị trí cần lấy hàng thông qua hệ thống truyền động. Sau khi đã tới được vị trí cần
lấy hàng. Người tài xế sẽ điều khiển càng nâng, nâng lên hoặc hạ xuống để lấy hàng
thông qua hệ thống thủy lực của càng nâng.
Hình 2.2: Tài xế vận hành xe nâng
−¿Để có thể di chuyển được những hàng hóa có kích thướt palet lớn hoặc nhỏ hơn bình
thường người tài xế sẽ điều khiển thay đổi kích thướt palet sao cho phù hợp với từng loại
hàng hóa mà ta cần suy chuyển.
−¿Sau khi đã lấy được hàng thông qua càng nâng, để di chuyển hàng hóa ổn định và an
toàn. Người điều khiển sẽ điều khiển xy lanh nghiên hỗ trợ việc lấy hàng, di chuyển hàng
hoá được diễn ra an toàn và dễ dàng với khả năng nghiêng khung nâng về phía trước 6 độ
và ngả về sau 12 độ.
−¿Khi hàng hóa đã được lấy, người tài xế sẽ điều khiển xe nâng đến vị trí cần xếp
hàng, hàng hóa sẽ được xe nâng hạ xuống thông qua xylanh nâng hạ của hệ thống thủy
lực. Đồng thời xylanh nghiên cũng nghiêng về phía trước và lùi xe về phía sau.
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THỦY LỰC
3.1 Hệ thống thủy lực
3.1.1 Sơ đồ thủy lực

Hình 3.1 Sơ đồ thực tế mạch thủy lực xe nâng.


3.1.2 Các chi tiết của hệ thống thủy lực
Trên cơ sơ phát triển nhiều loại biến thể khác của xe nâng về kết cấu, cấu tạo, (xylanh
nâng hạ, càng kẹp….) nhưng nhìn chung về nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực
xe nâng là giống nhau về nguyên lý, do đó để tổng quát hóa thì nhóm đã thiết kế lại mạch
trên phần mềm thiết kế hệ thống thủy lực Festo Fluidsim.

Hình 3.2 Sơ đồ mạch thủy lực thiết kế trên phần mềm Festo Fluidsim.

Các chi tiết trên hệ thống thủy lực


X1: Xylanh kẹp ngang H1,H2,H3: Van phân phối đảo chiều 4/3
X2: Xylanh nâng hạ hàng A1,A2,A3,A4: Van an toàn
X3: Xylanh nghiêng của xe nâng P1: Bơm nguồn
F1,F2,F3,F4,F5,F6: Van tiết lưu cố định V1,V2,V3,V4,V5: Van một chiều
B1,B2:Van tiết lưu một chiều có điều L: Lọc dầu
khiển T: Bể chứa dầu
3.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực
3.2.1 Xylanh X1 (Xylanh kẹp ngang)
Khi động cơ hoạt động thông qua bộ trích công suất PTO làm cho máy bơm dầu hoạt
động, lúc này hệ thống thủy lực có thể sẳng sàng hoạt động.
a) Xylanh X1 ở vị trí đi ra:

Hinh 3.2: Sơ đồ đường dầu thủy lực của Xylanh kẹp ngang ở vị trí đi ra
Khi người tài xế muốn thay đổi chiều rộng của càng nâng để phù hợp với kích thướt kiện
hàng lớn thì chỉ cần gạt cần về vị trí số 1, tức van phân phối 4/3 H3(1) ở vị trí số 1:
−¿Đường dầu đi: Thùng chứa T1 → L → P1 → H3 (1) → Xylanh X1 đi ra.
−¿Đường dầu về: Xylanh X1 → B1 (Đường dầu chính đẩy viên bi lên cho dầu hồi về)
→ H3 (1) → T1
b) Xylanh X1 ở vị trí đi vào:

Hình 3.3: Sơ đồ đường dầu thủy lực của Xylanh kẹp ngang ở vị trí đi vào
Khi người tài xế muốn thay đổi chiều rộng của càng nâng để phù hợp với kích thướt
kiện hàng lớn thì chỉ cần gạt cần về vị trí số 3, tức van phân phối 4/3 H3(3) ở vị trí số 3:
−¿Đường dầu đi: Thùng chứa T1 → L → P1 → H3 (3) → B1 (van 1 chiều) → Xylanh
X1 đi về.
−¿Đường dầu về: Xylanh X1 → H3(3) → T1.
3.2.2 Xylanh X2 (Xylanh nâng hạ hàng)
a) Xylanh X2 ở vị trí nâng:

Hình 3.4: Sơ đồ đường dầu thủy lực của Xylanh nâng hạ ở vị trí đi ra

Khi người tài xế muốn nâng càng nâng lên để lấy hàng hoặc sắp xếp hàng hóa thì chỉ
cần gạt cần H2 về vị trí số 1, tức van phân phối 4/3 H2(1) ở vị trí số 1:
−¿Đường dầu đi: Thùng chứa T1 → L → P1 → H2 (1) → B2 (van 1 chiều) → V5 → F3
và F4 → Xylanh nâng X2 đi ra. (Nếu trong quá trình nâng hàng, khối lượng hàng hóa quá
lớn dẫn đến quá tải Van an toàn A2 sẽ được tác động làm dầu hồi về thùng chứa T1 tránh
bị quá tải hệ thống)
b) Xylanh X2 ở vị trí hạ:

Hình 3.5: Sơ đồ đường dầu thủy lực của Xylanh nâng hạ ở vị trí đi vào

Khi người tài xế muốn hạ càng nâng xuống để hạ hàng hoặc sắp xếp hàng hóa thì chỉ
cần gạt cần H2 về vị trí số 3, tức van phân phối 4/3 H2(3) ở vị trí số 3:
−¿Đường dầu đi: Thùng chứa T1 → L → P1 → H2 (1) → B2
−¿Đường dầu về: Xylanh nâng X2 → F5 và F6 → V4 → V4 → B2 (Đường dầu chính
sẽ tác động làm viên bi đẩy lên và dầu sẽ được hồi về) → H2(3) → T1 → Dưới tác dụng
của trọng lượng hàng hóa và lò xo hồi xylanh X2 sẽ được hạ về
3.2.3 Xylanh X3 (Xylanh nghiêng ngang)
a) Xylanh X3 ở vị trí hướng nghiêng ra ngoài:

Hình 3.6: Sơ đồ đường dầu thủy lực của Xylanh kẹp ngang ở vị trí đi ra

Khi người tài xế muốn hạ càng nâng hướng ra phía ngoài để đẩy càng nâng vào palet
chỉ cần gạt cần H1 về vị trí số 1, tức van phân phối 4/3 H1(1) ở vị trí số 1:
−¿Đường dầu đi: Thùng chứa T1 → L → P1 → H1 (1) → V2 và F1 → Xylanh nghiêng
X3 đi ra.
−¿Đường dầu về: Xylanh nghiêng X3 → F2 → H1(1) → T1.
b) Xylanh X2 ở vị trí hướng nghiêng vào trong:

Hình 3.7: Sơ đồ đường dầu thủy lực của Xylanh nghiêng ở vị trí đi vào

Khi người tài xế muốn nâng càng nâng hướng ra phía trong để hàng hóa được ổn
định trong quá trình di chuyển chỉ cần gạt cần H1 về vị trí số 3, tức van phân phối 4/3
H1(3) ở vị trí số 3:
−¿Đường dầu đi: Thùng chứa T1 → L → P1 → H1 (3) → F2 và V3 → Xylanh nghiêng
X3 đi về.
−¿Đường dầu về: Xylanh nghiêng X3 → V2 → H1(3) → T1.
Trong quá trình làm việc nếu tài xế không điều khiển mà động cơ vẫn còn hoạt động
thì dầu sẽ được hồi về thùng chứa T1 thông qua van an toàn A1.
CHƯƠNG 4: HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
4.1 Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống thủy lực
Trong quá trình hoạt động lâu ngày các ống dầu thủy lực cao áp, các điểm nối rất dễ
bị gỉ dầu cũng như bị nứt, tét, vỡ dẫn đến xì dầu thủy lực .

Hình 4.1: Ống dầu thủy lực bị nứt


Hư hỏng xy lanh: thường gặp là hư hỏng trên các phốt làm kín do bởi sự tác động vật
lý hoặc do tính chất lý hóa làm ăn mòn sẽ làm cho xy lanh mất áp suất dầu và bị rò dầu
và không để hoạt động với công suất tối đa. Không những thế Xylanh còn bị xước lòng
xy lanh do dầu bị bẩn….

Hình 4.2: Xylanh bị rò rỉ dầu


Quá tải hoặc sử dụng quá mức: Nếu hệ thống thủy lực hoạt động ở áp lực cao hơn so
với khả năng của bộ lọc, có thể dẫn đến bị hỏng nhanh chóng. Sử dụng bộ lọc không phù
hợp với yêu cầu của hệ thống cũng có thể làm tăng nguy cơ hỏng hóc.
Dầu ô nhiễm nặng: Nếu dầu thủy lực chứa nhiều hạt bụi, cặn, hoặc các tạp chất khác,
bộ lọc có thể bị bắt nghẽn hoặc tắc nghẽn, dẫn đến hỏng hóc. Điều này có thể xảy ra nếu
dầu không được thay đổi định kỳ hoặc nếu hệ thống bị ô nhiễm từ bên ngoài.
Áp lực cao: Khi áp lực dầu thủy lực tăng cao, bộ lọc có thể gặp áp lực quá lớn và
không thể chịu được, dẫn đến vỡ hoặc hỏng.

Hình 4.3: Lọc dầu bị nghẹt do dầu bị bẩn


Bụi và tạp chất từ môi trường: Dầu thủy lực có thể bị ô nhiễm khi chúng tiếp xúc với
bụi, cặn, hoặc các tạp chất từ môi trường xung quanh như bụi đường, bùn đất, hoặc chất
lỏng từ vật liệu làm việc.
Bộ lọc hỏng hóc: Nếu bộ lọc dầu thủy lực không hoạt động đúng cách hoặc không
được thay thế định kỳ, chúng không thể loại bỏ đủ bụi và tạp chất từ dầu, dẫn đến ô
nhiễm dầu.
Nước: Nước có thể là một nguyên nhân phổ biến của ô nhiễm dầu thủy lực, đặc biệt
là trong các hệ thống thủy lực mà nước có thể thâm nhập thông qua rò rỉ hoặc hư hỏng.
Sử dụng dầu không đúng cách: Sử dụng dầu thủy lực không đúng loại hoặc không
tuân thủ quy định về lựa chọn dầu cũng có thể gây ra ô nhiễm dầu.
Hình 4.4: Dầu bẩn do hoạt động lâu ngày
Bơm thủy lực là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nếu không hoạt động ổn định
có thể dẫn đến mất công suất hoặc áp suất thấp. Nguyên nhân có thể là do hỏng bạc đạn,
vấn đề với hệ thống nạp dầu hoặc lỗ hỏng bơm.

Hình 4.5: Bơm thủy lực bị mòn


CHƯƠNG 5: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG
5.1 Các hạng mục cần phải bảo dưỡng
Để động cơ hoạt động bền bỉ cũng như hiệu suất làm việc tối đa, tuổi thọ cao, ít chi
phí vận hành thì cần kiểm tra bảo dưỡng các hạng mục sau:
Thay dầy thủy lực và dầu động cơ: Sau số giờ hoạt động như nhà sản xuất khuyến
cáo. Trong dầu hoạt động lâu ngày sẽ có nhiều tạp chất làm ảnh hưởng đến sự lưu thông
của dầu, ảnh hưởng đến tính năng bôi trơn làm cho hệ thống thủy lực bị hư hỏng.
Kiểm tra và thay bộ lọc tinh của xe nâng: Quá trình hoạt động lâu ngày lọc dầu sẽ
tích tụ nhiều cặn bẩn, dẫn đến tắt nghẽn hệ thống thủy lực khiến cho xe nâng không thê
hoạt động.
Kiểm tra bộ lọc gió của xe nâng: Xe nâng thường làm việc ở điều kiện nhiều khói bụi
do đó không thể nào tránh được tình trạng lọc gió của động cơ quá bẩn sau một thời gian
làm việc dài, điều này làm ảnh hưởng đến hệ thống nạp làm giảm công suất, hiệu suất của
động cơ.
Kiểm tra các đường ống dầu thủy lực và khớp nối: Các ống thủy lực làm việc thời
gian dài thường hay bị nứt, tét, vỡ, do hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao làm cho ống
bị giòn. Các khớp nối bị mòn cho quá trình vận hành sẽ khiến dầu thủy lực bị gò gỉ làm
mất áp suất dầu ảnh hưởng đến tính năng nâng hạ.
Kiểm tra và bảo dưỡng bơm thủy lực: Kiểm tra và bảo dưỡng bơm thủy lực để đảm
bảo hoạt động ổn định. Kiểm tra bạc đạn, vòng bi và các phụ kiện khác, và thay thế nếu
cần. Huấn luyện và giám sát nhân viên sử dụng hệ thống: Đảm bảo rằng nhân viên có
hiểu biết và kỹ năng sử dụng hệ thống thủy lực một cách đúng cách. Cung cấp huấn luyện
cho các quy trình an toàn và giám sát sử dụng để tránh hậu quả không mong muốn. Nhớ
rằng, việc bảo dưỡng và bảo trì hệ thống thủy lực nên được thực hiện theo hướng dẫn của
nhà sản xuất hoặc với sự hỗ trợ của chuyên gia kỹ thuật để đảm bảo an toàn và hiệu suất
tối ưu cho hệ thống
5.2 Bảo dưỡng và kiểm tra
Khi sử dụng thường ngày tài xế cần phải kiểm tra sơ bộ các hệ thống còn làm việc tốt
hay không như thăm dầu động cơ, kiểm tra lốp xe nâng, kiểm tra các hệ thống thủy lực…

Hình 5.1: Kiểm tra lượng dầu của động cơ


+ Kiểm tra dầu và giữa mực dầu đúng theo nhà sản xuất không châm quá nhiều hoặc quá
ít .
+ Nổ máy 5-10 phút để kiểm tra sự rò rỉ dầu
+ Sau đó kiểm tra lại mực dầu. Châm dầu thêm nếu cần.

Hình 5.2: Thay dầu động cơ định kì


+ Dầu của đông cơ cần phải được thay mới sau 500 giờ hoặc sau 3 tháng sử dụng để động
cơ hoạt động bền bỉ, hiệu suất làm việc cao

Hình 5.3 Kiểm tra và vệ sinh lọc gió


+ Lọc gió ngoài nên được thay thế sau 6 tháng hoạt động hoặc 3 lần làm sạch
+ Kiểm tra xung quanh lọc gió có bị rách lưới lọc hay không nếu bị rách thì nên thay mới

Hình 5.4 Kiểm tra khớp trên trụ


+ Kiểm tra các khớp nụ xem có hoạt động êm dịu hay không, nếu bị khô rỉ sét thì phải tra
mở bò vào các khớp để tránh hư hỏng
Hình 5.5: Kiểm tra hành trình của xylanh nghiêng
+ Đảm bảo chắc chắn tầm vươn của xylanh nghiêng và thu lại là phải bằng nhau. Nếu có
bị lệch 1 trong 2 xylanh nghiêng thì cần phải hiệu chỉnh lại tránh làm hỏng xylanh.

Hình 5.6: Kiểm tra Trụ xích nâng-Kiểm tra bôi trơn
+ Cho xe vận hành nâng hạ, nghe xem có tiếng động là từ các mắt xích hay không, kiểm
tra xem có mắt xích nào bị quá mòn hay không nếu bị mòn cần phải thay thế.
+ Kiểm tra sự bôi trơn của mắt xích nếu bị khô dầu cần phải bôi mở dầu vào để các mắt
xích hoạt động êm dịu, tăng được tuổi thọ.
Hình 5.7: Kiểm tra lực xiết trên các bu-lông
+ Kiểm tra các bu lông của bánh xe có bị lõng hay không nếu bị lõng cần phải dùng cần
siết lực, siết lại các bu lông theo thông số nhà sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like