You are on page 1of 44

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁN CÔNG CÔNG NGHỆ

VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


KHOA CÔNG NGHỆ
__________

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP:


CÔNG TY CỔ PHẦN CX TECHNOLOGY
VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ QUỐC ANH


MÃ SỐ SINH VIÊN: 2110040029
LỚP: CNKT CƠ KHÍ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HỒ ĐỨC QUYẾT

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁN CÔNG CÔNG NGHỆ
VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
KHOA CÔNG NGHỆ
__________

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP:


CÔNG TY CỔ PHẦN CX TECHNOLOGY
VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ QUỐC ANH


MÃ SỐ SINH VIÊN: 2110040029
LỚP: CNKT CƠ KHÍ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HỒ ĐỨC QUYẾT

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được bài báo cáo Thực hành tốt nghiệp này, em xin chân thành
cảm ơn Công ty Cổ phần CX TECHNOLOGY (VN) đã tạo cơ hội cho em được tiếp
xúc với thực tế, học hỏi và bổ sung thêm nhiều kiến thức thực tiễn trong suốt thời gian
em thực tập tại quý Công ty.

Đồng thời em xin gửi lời cám ơn đến với Trường Cao đẳng Bán Công Công Nghệ và
Quản Trị Doanh Nghiệp đã tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào các khóa thực tập tại
doanh nghiệp nhằm trao dồi kĩ năng và kinh nghiệm làm việc cho sinh viên.

Bên cạnh đó em cũng xin cảm ơn các anh chị tại Công ty Cổ Phần CX
TECHNOLOGY (VN) và đặc biệt là anh Nguyễn Cao Quỳnh vì đã chào đón và hỗ trợ
tôi nhiệt trình trong quãng thời gian tôi làm việc tại công ty.

Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Hồ Đức Quyết đã hỗ trợ
em hoàn thành bài báo cáo này một cách trọn vẹn. Những lời khuyên và chia sẻ đến từ
thầy sẽ là hành trang to lớn cho bản thân em sau này.

Lần đầu tiên tiếp xúc với thực tiễn, vì thời gian còn hạn chế và kiến thức chưa
vững, bài báo cáo Thực tập tốt nghiệp còn nhiều sai sót. Rất mong được sự góp ý chân
thành từ quý Thầy cô và các Anh chị tại Công ty.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2023

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ............................................... 1
1.1 Thông tin chung của công ty .................................................................................. 1
1.2 Quá trình hình thành và phát triển ......................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa 5S trong công ty. .......................................................................................2
CHƯƠNG 2: CÔNG VIỆC THỰC TẾ KHI THỰC TẬP, CÁC BƯỚC THỰC
HIỆN, ẢNH CHỤP, QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN ............................... 10
2.1 Tuần 1: .................................................................................................................. 10
2.2 Tuần 2: .................................................................................................................. 11
2.3 Tuần 3: .................................................................................................................. 13
2.4 Tuần 4 ................................................................................................................... 16
2.5 Tuần 5 ................................................................................................................... 18
2.6 Tuần 6 ................................................................................................................... 21
2.7 Tuần 7 ................................................................................................................... 23
2.8 Tuần 8: .................................................................................................................. 25
2.9 Tuần 9 ................................................................................................................... 27
2.10 Tuần 10 ............................................................................................................... 29
2.11 Tuần 11: .............................................................................................................. 30
2.12 Tuần 12: .............................................................................................................. 32
CHƯƠNG 3 : SINH VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ ............................................................... 34
3.1 Thuận lợi, khó khăn. .............................................................................................34
3.2 Kiến nghị đề xuất với nhà trường, cơ sở thực tập. .............................................. 35
LỜI NÓI ĐẦU

Báo cáo thực tập tốt nghiệp này được viết nhằm mục đích tổng kết quá trình
thực tập của tôi tại Công ty cổ phần CX TECHNOLORY (VN) trong vòng 3
tháng. Tôi đã được phân công làm việc tại vị trí máy tiện đa năng CNC, một thiết bị
hiện đại và tiên tiến trong lĩnh vực gia công cơ khí.

Trong báo cáo, tôi sẽ trình bày về nội dung công việc, kết quả đạt được, những
khó khăn và thách thức gặp phải, cũng như những kinh nghiệm và bài học rút ra được
từ quá trình thực tập. Báo cáo cũng là cơ hội để sinh viên đánh giá chất lượng của
chương trình thực tập, đề xuất những cải tiến và góp ý cho Công ty cổ phần CX
TECHNOLORY (VN). Báo cáo được chia thành ba phần chính:

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập

Chương 2: Công việc thực tế khi thực tập, các bước thực hiện, ảnh chụp.

Chương 3: Sinh viên tự đánh giá

Em xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Đức Quyết đã hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình trong quá trình thực tập cũng như làm báo cáo thực tập tổng hợp. Qua bài viết này
em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Công Ty Cổ phần CX Technology
(VN) các anh, chị đã giúp đỡ hướng dẫn, cung cấp tài liệu để em hoàn thành bài báo
cáo này một cách tốt nhất.

Trân trọng cám ơn!


1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP


1.1 Thông tin chung của công ty

Hình 1. 1 Logo CX TECHOLOGY (VN)


Tên quốc tế: CX TECHNOLOGY (VN) CORPORATION

Tên viết tắt: CXT

Mã số thuế: 0300737556

Địa chỉ: Số Lô CT 10b-12-14-16-18-20-22-24a, Lô CT 24b-26-28, Lô


CT 30-32-34-36-38-40-42, Lô T.19b-21-23-25-27a, Lô T.27b-
29-31a và Lô T.15b-17-19a, Khu C, Khu Chế Xuất Tân Thuận,
Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam

Người đại diện: HSIAO, I- HUNG

Điện thoại: (84-8) 3770102526

Ngày hoạt động: 30/03/1996

Quản lý bởi: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Loại hình DN: Công ty Cổ phần ngoài nhà nước


2

1.2 Quá trình hình thành và phát triển


Công ty cổ phần CX Technology được niêm yết trên thị trường chứng
khoáng Đài Loan vào năm 1972, năm 1996 xây dựng nhà máy tại khu chế xuất
Tân Thuận thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ đó, công ty đã sản xuất các loại linh
kiện dập dùng cho xe hơi (ô tô), trong công nghiệp, máy may, thiết bị thủy lực,
linh kiện kim loại dùng trong kiến trúc, máy cuộn dây dùng trong dụng cụ câu cá,
linh kiện loa,...Khách hàng là những doanh nghiệp Nhật chiếm khoảng hơn
40%.Ngoài dây chuyền sản xuất từ công đoạn thiết kế và chế tạo khuôn mẫu đến
công đoạn dập nguội, xử lý nhiệt, gia công cắt gọt, xử lý bề mặt, quản lý chất
lượng ra. Công ty còn có thể sản xuất sản phẩm dập nguội từ các loại linh kiện xe
hơi (ô tô) đa phương tiện, dập phức hợp, dập hợp kim Nhôm, dập ép thép tấm
chính xác. Trong tương lai, công ty sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức định hướng
khách hàng cho toàn thể công nhân viên và đồng thời với năng lực kỹ thuật và
công nghệ chế tạo cao, trở thành nhà cung cấp chất lượng cao với giá thành hợp lý
và ngày giao đảm bảo.
1.3 Ý nghĩa 5S trong công ty.

Hình 1.2 5S là gì?


3

a) 5S là gì ?
5S là một phương pháp quản lý và sắp xếp nơi làm việc, xây dựng một môi trường
mà ở đó, sự tinh gọn, sạch sẽ, khoa học được đặt lên hàng đầu, thông qua các hoạt
động như giữ vệ sinh cho máy móc, thiết bị, sắp xếp mọi thứ một cách trật tự,...
Phương pháp này được phát triển từ Nhật Bản, là các từ viết tắt trong tiếng Nhật:
Seiri (整理 Sàng lọc), Seiton (整頓 Sắp xếp), Seiso (清掃 Sạch sẽ), Seiketsu (清
潔 Săn sóc), và Shitsuke (躾 Sẵn sàng).

Trong đó:

Seiri – Sàng lọc (整理): Chữ này có nghĩa là sắp xếp, tách rời hoặc lựa chọn. Quy
trình này bao gồm việc loại bỏ những vật dụng không cần thiết và sắp xếp lại
những vật dụng cần thiết tại vị trí dễ dàng nhìn thấy

Seiton – Sắp xếp (整頓): Chữ này có nghĩa là sắp xếp hoặc đặt vật dụng vào vị trí
đúng. Quy trình này bao gồm việc sắp xếp các vật dụng cần thiết theo trật tự, đặt
chúng vào những vị trí thuận tiện khi cần đến nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn

 Seiso – Sạch sẽ (清掃): Chữ này có nghĩa là làm sạch hoặc bảo dưỡng. Bao
gồm việc làm sạch, bảo dưỡng các vật dụng, thiết bị, máy móc, vị trí và
môi trường làm việc.
 Seiketsu – Săn sóc (清潔): Chữ này có nghĩa là tiêu chuẩn hóa hoặc đồng
nhất hóa. Bao gồm việc thường xuyên kiểm tra, săn sóc 3S ở trên nhằm
đảm bảo hiệu quả cũng như hoàn thiện quy trình 5S
 Shitsuke – Sẵn sàng (躾): Chữ này có nghĩa là duy trì hoặc giữ gìn. Duy trì
những việc đã làm, giữ gìn môi trường làm việc ngăn nắp, đảm bảo tuân
thủ các tiêu chuẩn và quy định đã đề ra.

Phương pháp này giúp tổ chức tối ưu hóa các quy trình sản xuất, tăng năng
suất lao động, giảm sự lãng phí, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng tính an toàn
cho nhân viên. Trong tiếng Anh, 5S được dịch ra thành: Sort - Set in order - Shine
- Standardize - Sustain.
4

b) Nguồn gốc ra đời của phương pháp 5S.


Phương pháp 5S được khởi nguồn từ Nhật Bản vào khoảng đầu/ giữa của
thế kỷ XX và đã được nhiều công ty trong nước hưởng ứng. Phương pháp này
được áp dụng lần đầu tiên bởi hãng xe Toyota, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo
của Toyota mong muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu sự lãng phí
tại các dây chuyền sản xuất.

Hệ thống sản xuất đặc biệt của Toyota là sự kết hợp của nhiều phương pháp
khác nhau, bao gồm sản xuất đúng lúc (JIT), Jidoka và các khái niệm liên quan
đến môi trường làm việc trực quan. Trong đó, 5S là một phương pháp tiêu biểu
được áp dụng để tạo ra một môi trường làm việc tinh tươm, có trật tự. Một môi
trường làm việc như vậy sẽ giúp tăng tính hiệu quả trong quy trình sản xuất, kinh
doanh, giảm thiểu lãng phí và tăng sự an toàn cho nhân viên.

Vì vậy, 5S được xem như một phần trụ cột của "Hệ thống sản xuất của
Toyota", được áp dụng thành công và lan rộng trên toàn cầu

c) Lợi ích của việc thực hiện 5S ?


Đối với doanh nghiệp
Tăng năng suất và hiệu quả: Môi trường làm việc gọn gàng, sạch sẽ, có tổ
chức giúp nhân viên dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các vật dụng, thiết bị, công cụ
cần thiết cho công việc, từ đó giảm thiểu thời gian tìm kiếm, tăng hiệu suất, hiệu
quả.

Giảm chi phí: Phương pháp 5S giúp giảm thiểu lãng phí, do đó giảm chi
phí sản xuất và vận hành của doanh nghiệp. Ví dụ như việc sắp xếp ngăn nắp các
vật dụng, thiết bị giúp chúng bền hơn, tránh tình trạng mất mát, hư hỏng và phải
thay thế.

Tăng tính cạnh tranh: Một môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, có tổ
chức giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, đối tác, nhà cung
cấp, từ đó tăng tính cạnh tranh và giữ chân khách hàng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ: Phương pháp 5S giúp tăng tính
chính xác, độ tin cậy và chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Đảm bảo an toàn: Môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, có tổ chức giúp
tăng sự an toàn cho nhân viên trong quá trình làm việc.
5

Đối với nhân viên


Tăng tính tự giác và trách nhiệm: Nhân viên phát triển thói quen sắp xếp,
đặt vật dụng vào vị trí đúng, làm sạch và bảo dưỡng môi trường làm việc giúp tạo
ra một môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, có tổ chức. Những thói quen này
giúp tăng tính tự giác, trách nhiệm của nhân viên đối với công việc của mình.

Tăng sự thoải mái và sáng tạo: Xây dựng một không gian làm việc thoải
mái, giúp tăng tính sáng tạo của mỗi nhân viên.

Đảm bảo an toàn: Môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, có tổ chức giúp
giảm nguy cơ tai nạn, đảm bảo an toàn cho nhân viên

d) Nội dung các tiêu chuẩn trong phương pháp 5S


Seiri – Sàng lọc
Với mục tiêu giữ lại những thứ cần thiết và loại bỏ những thứ không thể sử
dụng được nữa trong môi trường làm việc. Để thực hiện bước này, cần quan sát và
xác định những vật dụng không cần thiết trong khu vực làm việc. Những vật dụng
không cần thiết có thể được loại bỏ ngay bằng cách lưu kho, chuyển sang khu vực
khác hoặc tái chế, vứt bỏ.

Để hỗ trợ cho quá trình sàng lọc và giảm thời gian cần thiết, hãy trả lời cho
câu hỏi như:

 Vật dụng này được sử dụng để làm gì?


 Bao lâu sử dụng 1 lần? Có thường xuyên không?
 Ai là người sử dụng hoặc cần đến vật dụng này?
 Vật dụng này có cần thiết đặt ở đây không?

Nếu câu trả lời vẫn chưa đưa ra quyết định giữ lại hay loại bỏ, hãy tiến
hành gắn “red tagging” (thẻ đỏ) cho chúng. Vật dụng sẽ được gắn một tấm thẻ với
thông tin về vị trí, chức năng, ngày dán thẻ và người dùng. Sau khoảng 1-2 tháng,
ta sẽ quay lại kiểm tra vật dụng đã được dán thẻ. Nếu vẫn không cần dùng đến,
hãy tiến hành loại bỏ nó khỏi không gian làm việc.

Ví dụ: Sàng lọc, loại bỏ những thiết bị đã cũ, những vật liệu mòn gỉ không
thể sử dụng được nữa.
6

Seiton – Sắp xếp


Sau khi đã sàng lọc, loại bỏ những vật dụng không cần thiết, cần sắp xếp
những vật dụng còn lại một cách hợp lý để tăng hiệu quả và tiện lợi trong công
việc. Việc sắp xếp trong 5s cần được thực hiện theo một kế hoạch cụ thể, đảm bảo
tính tiện dụng, dễ dàng sử dụng và bảo trì, chẳng hạn là dựa vào không gian làm
việc, tần suất sử dụng hoặc thứ tự ưu tiên.

Nên thực hiện theo nguyên tắc: Vật dụng thường dùng sẽ được bố trí gần
với người sử dụng, những vật nặng sẽ để ở phía dưới, vật nhẹ sẽ đặt phía trên. Tuy
nhiên, cũng cần tùy chỉnh, đưa ra những phương án phù hợp với không gian và
công việc của mình.

Sau khi đã thống nhất cách sắp xếp, hãy lập một danh sách những vật dụng
sắp xếp và vẽ sơ đồ vị trí của chúng, ghi chú cụ thể về vị trí để trong trường hợp
quên hoặc có người mới vào thì vẫn có thể tìm được mọi thứ một cách nhanh
chóng.

Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như giỏ, kệ, tủ để giúp sắp xếp, lưu trữ
những vật dụng còn lại một cách tiện lợi và hiệu quả nhất. Sau khi hoàn thành
bước sắp xếp, ta cần đánh giá lại kết quả và tiến hành điều chỉnh nếu cần thiết để
đạt được kết quả tốt nhất.

Seiso – Sạch sẽ
Seiso là bước thứ 3 trong quy trình 5S, tập trung vào việc giữ gìn khu vực
làm việc không bị lộn xộn, bẩn thỉu bằng việc dọn dẹp và lau chùi thường xuyên.

Công việc này cần được thực hiện hàng ngày và thường xuyên để đảm bảo
môi trường làm việc luôn sạch sẽ, không gây ra bất kỳ sự cản trở nào cho nhân
viên trong quá trình làm việc. Ngoài vệ sinh, Seiso cũng có nghĩa là kiểm tra, bảo
trì các thiết bị, máy móc để sớm phát hiện những hư hỏng và kịp thời sửa chữa.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của Seiso là sự tự giác và trách nhiệm của
từng cá nhân trong việc duy trì môi trường làm việc sạch sẽ.

Seiketsu – Săn sóc


Theo thời gian, việc duy trì và thực hiện 3S ở trên có thể gặp phải nhiều
thách thức nếu không có sự duy trì, những lỗ hổng trong quy trình thực hiện có thể
khiến doanh nghiệp quay lại với tình trạng ban đầu.
7

Vì vậy, để đảm bảo việc duy trì hiệu quả, bài bản của các bước trên, cần đặt
ra các tiêu chuẩn đánh giá và đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để nhân viên có thể thực
hiện các quy trình một cách chính xác, đồng bộ.

Shitsuke – Sẵn sàng


Shitsuke - sẵn sàng trong 5s với mục tiêu là tạo ra thói quen và ý thức tự
giác cho nhân viên trong việc duy trì các quy trình 5S một cách đầy đủ, hiệu quả.
Điều này đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức sẽ luôn có tâm thế sẵn sàng chăm
sóc cho môi trường làm việc của mình mà không cần nhắc nhở từ cấp trên hay
người giám sát.

Việc áp dụng quy trình 5S trong doanh nghiêp dài hạn có thể giúp tạo ra
văn hóa và nề nếp cho tổ chức, giúp các nhân viên hiểu được tầm quan trọng của
việc duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng và an toàn. Nhân viên có thể
được đào tạo để hiểu và thực hiện các quy trình 5S, bao gồm cả việc duy trì, cải
tiến liên tục.

e) 5 Bước thực hiện phương pháp 5S


Bước 1: Xây dựng kế hoạch và lộ trình hành động
Trước khi triển khai chương trình 5S trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo, các
cấp quản lý cần tổ chức cuộc họp để thảo luận và xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm
đảm bảo áp dụng quy trình 5S được thực hiện hợp lý và hiệu quả. Điều này đặc
biệt quan trọng vì quy trình 5S ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.

Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin đầy đủ về tiêu chuẩn 5S trong sản
xuất, kinh doanh, định hướng, mục tiêu và nội dung của quy trình để nhân viên
các cấp nắm rõ. Điều này giúp tránh tình trạng mơ hồ trong nội bộ và đảm bảo sự
thống nhất trong việc thực hiện quy trình 5S.

Khảo sát thái độ, ý muốn, phản ứng của nhân viên đối với việc áp dụng tiêu chuẩn
5S cũng giúp doanh nghiệp đưa ra điều chỉnh phù hợp và đạt được sự thống nhất
trong tổ chức. Bởi áp dụng quy trình 5S ảnh hưởng đáng kể đến thói quen và cảm
nhận của nhân viên trong quá trình lao động.

Bước 2: Đào tạo, hướng dẫn thực hiện


Để đạt được hiệu quả trong việc thực hiện chương trình 5S, mỗi cá nhân
tham gia cần nắm được cách thực hiện 5S cùng ý nghĩa của quy trình này đối với
8

bản thân và tổ chức. Việc hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của việc thực hiện 5S giúp nhân
viên tìm thấy động lực, từ đó gia tăng tinh thần trách nhiệm.

Để tạo được sự đồng thuận trong việc thực hiện chương trình 5S, cần đặt ra
kết quả kỳ vọng khả thi và mục đích thực tiễn cuối cùng. Ngoài ra, việc tập trung
vào kết quả kỳ vọng cũng giúp mọi người cùng quyết tâm hướng đến mục tiêu
chung và tránh tình trạng hoang mang.

Cần nâng cao tinh thần cải tiến, cùng nhau tìm hiểu và giải quyết nguồn
gốc khi vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai quy trình 5S, cấp trên cũng
không nên đổ lỗi, sai khiến hay ra lệnh cho các nhân viên. Việc này giúp tạo ra
một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự chia sẻ và hỗ trợ giữa các
thành viên trong tổ chức, từ đó giúp tăng hiệu quả trong việc thực hiện chương
trình 5S.

Bước 3: Tiến hành thực hiện quy trình 5S


Sàng lọc (Seiri): Phân loại, loại bỏ các vật dụng không cần thiết, giữ lại và
lưu trữ các vật dụng cần thiết.

Sắp xếp (Seiton): Sắp xếp các vật dụng cần thiết theo công dụng, đặt ở vị
trí thuận tiện và có ghi chú rõ ràng.

Sạch sẽ (Seiso): Giữ vệ sinh cho không gian làm việc và các dụng cụ sử
dụng một cách tự giác, liên tục.

Săn sóc (Seiketsu): Đảm bảo các bước sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ được
thực hiện đúng cách, liên tục bởi tất cả mọi người trong tổ chức.

Sẵn sàng (Shitsuke): Tạo động lực cho tất cả các cá nhân trong tổ chức
hiểu rõ lợi ích, mục đích của việc áp dụng quy trình 5S, từ đó tự giác và sẵn sàng
thực hiện các bước 5S mọi lúc mọi nơi.

Bước 4: Đánh giá, cải tiến


Sau khi triển khai chương trình 5S, doanh nghiệp cần tiếp tục cải tiến quy
trình thông qua đánh giá kết quả đầu ra đạt được. Từ kết quả này, cần xác định,
phân tích những khía cạnh thực hiện tốt, lấy đó làm tiêu chuẩn cho những lần thực
hiện tiếp theo.
9

Bên cạnh đó, quá trình đánh giá và cải tiến không chỉ nên tập trung trong
nội bộ doanh nghiệp mà cũng nên quan sát, học hỏi những ưu điểm, thành tích bên
ngoài từ các doanh nghiệp đã, đang áp dụng chương trình 5S.

Bước 5: Duy trì thực hiện


Duy trì việc thực hành 5S là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan
trọng trong quy trình triển khai. Để biến việc thực hành 5S thành thói quen của
mỗi nhân viên và là một phần trong văn hóa doanh nghiệp, cần tuyên dương
những thành tích tốt đã đạt được và lấy đó làm động lực để duy trì việc thực hành.

Đối chiếu kết quả kỳ vọng với kết quả đạt được trong thực tế, đảm bảo các
bước thực hiện 5S được thực hành đúng, đủ. Nói cách khác, việc duy trì thực hành
5S cần được thực hiện một cách sẵn sàng và tự giác, trở thành một phần không thể
thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
10

CHƯƠNG 2: CÔNG VIỆC THỰC TẾ KHI THỰC TẬP, CÁC BƯỚC


THỰC HIỆN, ẢNH CHỤP, QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN
2.1Tuần 1:
2.1.1 Công việc được giao
Tiếp nhận công việc tại bộ phận CNC
Kiểm tra bảo dưỡng máy móc
Cấp hàng cho máy
2.1.2 Quá trình làm việc, các bước thực hiện, ảnh chụp:
Kiểm tra bảo dưỡng máy móc dựa theo hạng mục bảng kiểm tra mỗi ngày
để tiến hành kiểm tra bảo dưỡng.

Kiểm tra đầu kiện : Bắt đầu thao tác máy sản xuất, 3pcs đầu tiên tiến hành
kiểm tra đầu kiện hạng mục kiểm tra dựa theo kích thước được thể hiện trên bảng
vẽ, tiến hành kiểm tra và ghi vào bảng kiểm tra đầu kiện CNC

Hình 2.1 Bảng kiểm tra đầu kiện


11

2.2Tuần 2:
2.2.1 Công việc được giao ở bộ phận máy tiện đa năng CNC:
Tiến hành kiểm tra tình trạng dầu trong máy, khởi động máy bơm thủy lực,
vệ sinh chấu kẹp còn bazo.

Tiếp nhận sản phẩm đã gia công lần 1. Làm nguội sản phẩm ( làm sạch các
bavia góc cạnh để đạt yêu cầu ngoại quang và an toàn khi tao tác gá lắp ở công
đoạn sau nếu hết gia công thì an toàn trong quá trình đo.kiểm và vận chuyển)

Kiểm tra dung sai sảm phẩm

Taro lỗ ren đạt độ sâu yêu cầu. Hạn chế làm trầy xước cấn móp sản phẩm.
Nếu cấn móp thì sẽ không sữ dụng được trở thành hàng NG.

2.2.2 Quá trình làm việc, các bước thực hiện, ảnh chụp:
Quá trình làm việc của bộ phận máy tiện đa năng cnc bao gồm các bước
sau:
- Bước 1: Lập trình gia công trên máy tính, chọn các thông số như tốc độ,
độ sâu, góc cắt, vị trí dao, vật liệu phôi, v.v.

Hình 2. 2 Lập trình gia công trên máy tính


12

- Bước 2: Chuyển chương trình gia công sang máy tiện qua cổng kết nối,
thường là USB hoặc Ethernet.
- Bước 3: Gắn phôi vào chụp nhanh của máy tiện, căn chỉnh và kẹp chặt.
- Bước 4: Chọn dao cắt phù hợp với loại gia công và vật liệu phôi, gắn vào
khay dao của máy tiện.
- Bước 5: Khởi động máy tiện và bắt đầu quá trình gia công theo chương trình
đã lập trình. Theo dõi quá trình gia công qua màn hình hiển thị hoặc camera.
- Bước 6: Sau khi hoàn thành quá trình gia công, dừng máy tiện và tháo phôi ra
khỏi chụp nhanh. Kiểm tra kích thước và độ chính xác của sản phẩm bằng các
thiết bị đo lường.

Hình 2. 3 Kiểm tra kích thước


13

Hình 2. 4 Vệ sinh khung kẹp


- Bước 7: Làm sạch máy tiện và dao cắt, bảo dưỡng và bảo trì theo quy
định.

2.3 Tuần 3:
2.3.2 Công việc được giao:
Vận hành máy tiện CNC
Cấp phôi
Thử dưỡng
Kiểm tra kích thước chi tiết đã gia công.
2.3.3 Quy trình làm việc, các bước thực hiện, ảnh chụp:

- Cấp phôi: Đưa phôi vào kẹp trên máy tiện CNC, đảm bảo phôi được kẹp
chắc chắn và đúng vị trí.

- Thử dưỡng: Chạy chương trình thử dưỡng để kiểm tra đường dao, tốc độ,
lực cắt và các thông số khác của máy tiện CNC, đồng thời điều chỉnh nếu cần thiết.
14

Hình 2. 5 Thử dưỡng

- Vận hành máy tiện CNC: Bắt đầu quá trình gia công chi tiết trên máy tiện
CNC, theo dõi quá trình và can thiệp khi có sự cố xảy ra.

- Kiểm tra kích thước chi tiết đã gia công: Sau khi hoàn thành quá trình gia
công, lấy chi tiết ra khỏi máy tiện CNC và kiểm tra kích thước, hình dạng, độ
chính xác và chất lượng bề mặt của chi tiết, so sánh với bản vẽ kỹ thuật và yêu cầu
của khách hàng.

Hình 2. 6 Vận hành máy tiện CNC


15

2.4 Tuần 4
Tiếp tục làm nguội các sản phẩm sau gia công

Kiểm tra bảo dưỡng máy

Phát hiện dầu chảy ra ngoài thì báo cho các anh vận hành máy biết tìm
hướng giải quyết

Châm dầu thủy lực cho máy để hoạt động tối ưu êm ái và không bị hỏng
hóc bất ngờ. Gây thiệt hại to lớn cho công ty

Châm nước tưới nguội cho các máy phay CNC . Nước tưới nguội dùng để
làm mát các dao phay ngón, dao phay mặt, mũi khoan , mũi taro trên máy CNC

Bắt đầu học các bộ phận cơ bản của máy phay CNC

Tìm hiểm về các trục của máy phay CNC

Gồm 3 trục chính:

 Trục Z ( trục chạy dao và thay dao)


 Trục X ( trục chạy qua lại của bàn gá phôi)
 Trục Y ( trục chạy ra vào của bàn gá phôi)
Các nút chức năng trên màn hình điều khiển
16

Hình 2. 7 Các nút chức năng

Hình 2. 8 Màn hình hiển thị chương trình gia công và các thông số

Hình 2. 9 Bảng điều khiển


17

2.5 Tuần 5
2.5.1 Công việc được giao:
Tiến hành ghi đầu kiện vào đầu giờ, và bảng tự chủ cách mỗi tiếng.

Kiểm tra ngoại quang, kích thước của chi tiết.

Học thao tác vận hành máy tiện CNC.

Cấp phôi cho máy tự động.

Kiểm tra phôi

Dọn dẹp làm vệ sinh máy móc và nền xưởng sau khi vận hành kết thúc ngày làm việc.

2.5.2 Quy trình, các bước thực hiện, hình ảnh:


18

Hình 2. 10 Máy tiện đa năng OKUMA

Kiểm tra ngoại quang:

Các bước kiểm tra ngoại quang máy tiện đa năng CNC là những thao tác
cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả của máy. Sau đây là một số bước cơ
bản:

- Kiểm tra tình trạng của các bộ phận ngoại quang như đèn chiếu sáng, cửa
sổ quan sát, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống thoát khí, hệ thống
bảo vệ.
19

- Kiểm tra độ căng của dây điện, ống dẫn và các kết nối. Nếu có sự lỏng lẻo,
hỏng hóc hoặc rò rỉ, cần thay thế hoặc sửa chữa ngay lập tức.

- Kiểm tra độ sạch của máy và xử lý các vật liệu thừa hoặc bụi bẩn. Sử
dụng khăn lau, giẻ hoặc bàn chải để lau sạch các bộ phận ngoại quang. Không
sử dụng dung môi hoặc chất tẩy rửa có tính ăn mòn hoặc gây cháy nổ.

- Kiểm tra độ chính xác của các chỉ thị, công tắc, nút bấm và màn hình hiển
thị. Nếu có sai số hoặc không hoạt động, cần kiểm tra nguyên nhân và khắc
phục.

- Kiểm tra độ ổn định của máy và các bộ phận di chuyển. Nếu có rung, lắc
hoặc tiếng ồn bất thường, cần điều chỉnh hoặc bảo trì.

Cấp phôi cho máy:

Tiếp nhận phôi chưa gia công và sắp xếp


ngăn nắp trên bàn thao tác. Tránh để bửa bộn
ảnh hưởng tới quá trình thao tác và vận hành.

Làm nguội các góc cạnh của phôi để dễ


dàng gá lắp. Không bị cấn móp khi gia công.

Trước khi gá cần kiểm tra kĩ máy móc


xem hoạt động có ổn định hay không.

Kiểm tra êtô thủy lực xem vó sót lại


bavia hay không nếu có thì làm sạch để tránh
cấn móp hàng gây sai lệch khi gia công dẫn đến
hàng NG hư hỏng.NG

Gá đặt đúng góc gia công để trách sai


lệch sản phẩm
2.11 Máy cắp phôi tự động

Phôi chưa gia công : chuẩn bị phôi để gia công chi tiết

Sau khi gá lắp vận hành gia công chi tiết . Ta vệ sinh sản phẩm sạch sẽ.
Tiến hành đo kiểm xem đã đạt kích trước nằm trong dung sai cho phép hay không.
Đo kiểm đầy đủ sau đó ghi chép lại kích thước vào bảng quy trình sản xuất. Sau
20

đó bàn giao cho công đoạn tiếp theo để gia công chi tiết hoàn thành đơn hàngPhôi
sau khi gia công đầy đủ các công đoạn của máy phay CNC . Đo kiểm tra các kích
thước và bàn giao cho côngđoạn tiếp theo để hoàn thành đơn hàng.

Hình 2. 12 Phôi chưa gia công Hình 2.13 Phôi đã gia công

 Kiểm tra phôi


Các sản phẩm gia công CNC đều thuộc về sản phẩm ngoại quang, phải chú
ý ngoại quang của sản phẩm, không được có vết va đập, ba vớ, trầy xước và rỉ sét.
Chủng loại sau khi gia công phải đựng vào thùng màu xanh và sắp xếp ngay ngắn,
bên trong mỗi lớp cần được đặt một lớp lót và giữa để ngăn lớp trên và lớp dưới
tránh lúc vận chuyển bị va chạm dẫn đến sản phẩm bị lỗi.

Nếu hàng không đạt: Kiểm tra bằng mắt thường xem mỗi quang có đạt
không, nếu ngoại quang không đạt hoặc bị ba vớ trầy xước trọng lượng không đủ,
thiếu thịt, phải các ly riêng trùng công vào thùng phế.
21

Hình 2. 14 Thùng đựng phôi đạt chuẩn Hình 2. 15 Thùng phế

2.6 Tuần 6

2.6.1 Công việc được giao:


Kiểm tra ngoại quang, kích thước của chi tiết.

Ghi bảng tự chủ và đầu kiện

Kiểm tra dao trước khi khởi động máy

Vận hành máy tiện CNC.

Cấp phôi cho máy tự động.

Dọn dẹp làm vệ sinh máy móc và nền xưởng sau khi vận hành kết thúc
ngày làm việc.

2.6.2 Quá trình làm việc, các bước thực hiện, ảnh chụp:

Vận hành máy


Cấp phôi cho máy tự động:
Tương tự tuần 5
Dọn dẹp làm vệ sinh máy móc và nền xưởng sau khi vận hành kết thúc
ngày làm việc.
- Tắt nguồn điện và khí nén của máy tiện CNC.
22

- Dùng khăn giấy hoặc vải sạch lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ trên bề mặt máy,
đặc biệt là các bộ phận chuyển động như trục chính, trục X, Y, Z, đầu dao, khớp
nối, v.v.
- Dùng chổi hoặc máy hút bụi để quét sạch phoi phoi, mảnh kim loại và các
vật liệu thừa khác trên bàn máy và sàn nhà xưởng.
- Kiểm tra và bổ sung dung dịch làm mát nếu cần thiết.
- Kiểm tra và bảo trì các thiết bị an toàn như cảm biến, công tắc, đèn báo,
v.v.
- Sắp xếp và cất gọn các dụng cụ, linh kiện và nguyên liệu cần thiết cho lần
vận hành tiếp theo.

Hình 2. 17 Vận hành máy


23

2.7 Tuần 7

2.7.1 Công việc được giao:


Kiểm tra ngoại quang, kích thước của chi tiết.

Ghi bảng tự chủ và đầu kiện

Kiểm tra dao trước khi khởi động máy

Vận hành máy tiện CNC.

Cấp phôi cho máy tự động.

Dọn dẹp làm vệ sinh máy móc và nền xưởng sau khi vận hành kết thúc
ngày làm việc.

2.7.2 Quá trình làm việc, các bước thực hiện, ảnh chụp:

 Kiểm tra ngoại quang, kích thước của chi tiết:

Các bước kiểm tra ngoại quang máy tiện đa năng CNC là những thao tác
cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả của máy. Sau đây là một số bước cơ
bản:

- Kiểm tra tình trạng của các bộ phận ngoại quang như đèn chiếu sáng, cửa
sổ quan sát, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống thoát khí, hệ thống
bảo vệ, v.v.

- Kiểm tra độ căng của dây điện, ống dẫn và các kết nối. Nếu có sự lỏng lẻo,
hỏng hóc hoặc rò rỉ, cần thay thế hoặc sửa chữa ngay lập tức.

- Kiểm tra độ sạch của máy và xử lý các vật liệu thừa hoặc bụi bẩn. Sử
dụng khăn lau, giẻ hoặc bàn chải để lau sạch các bộ phận ngoại quang. Không
sử dụng dung môi hoặc chất tẩy rửa có tính ăn mòn hoặc gây cháy nổ.

- Kiểm tra độ chính xác của các chỉ thị, công tắc, nút bấm và màn hình hiển
thị. Nếu có sai số hoặc không hoạt động, cần kiểm tra nguyên nhân và khắc
phục.

- Kiểm tra độ ổn định của máy và các bộ phận di chuyển. Nếu có rung, lắc
hoặc tiếng ồn bất thường, cần điều chỉnh hoặc bảo trì.
24

 Ghi bảng tự chủ và điều kiện:


 Vận hành máy tiện CNC:

2. 18 Vận hành máy


Bật nguồn điện cho máy tiện và màn hình điều khiển.

- Chọn chương trình tiện đã lập trình sẵn hoặc nhập chương trình mới từ
bàn phím hoặc thiết bị lưu trữ.
- Lắp dao tiện vào khớp nối dao và căn chỉnh độ cao, góc và khoảng cách
của dao so với mặt phôi.
- Lắp phôi vào cặp kẹp hoặc đĩa quay và căn chỉnh vị trí của phôi sao cho
trục quay của phôi trùng với trục quay của máy.
- Chọn tốc độ quay, lượng tiến và chiều tiến của dao tiện theo yêu cầu của
chương trình và chất liệu phôi.
- Bật chế độ tự động và bắt đầu quá trình tiện bằng cách nhấn nút start.
- Theo dõi quá trình tiện qua màn hình điều khiển và kiểm tra kết quả sản
phẩm bằng thước cặp hoặc máy đo.
25

2. 19 Đồng hồ đo điện tử 2. 20 Bảng vẽ kỹ thuật

2.8 Tuần 8:

Công việc được giao:


 Kiểm tra ngoại quang, kích thước của chi tiết:

Các bước kiểm tra ngoại quang máy tiện đa năng CNC là những thao tác
cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả của máy. Sau đây là một số bước cơ
bản:

- Kiểm tra tình trạng của các bộ phận ngoại quang như đèn chiếu sáng, cửa
sổ quan sát, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống thoát khí, hệ thống
bảo vệ, v.v.

- Kiểm tra độ căng của dây điện, ống dẫn và các kết nối. Nếu có sự lỏng lẻo,
hỏng hóc hoặc rò rỉ, cần thay thế hoặc sửa chữa ngay lập tức.

- Kiểm tra độ sạch của máy và xử lý các vật liệu thừa hoặc bụi bẩn. Sử
dụng khăn lau, giẻ hoặc bàn chải để lau sạch các bộ phận ngoại quang. Không
sử dụng dung môi hoặc chất tẩy rửa có tính ăn mòn hoặc gây cháy nổ.
26

- Kiểm tra độ chính xác của các chỉ thị, công tắc, nút bấm và màn hình hiển
thị. Nếu có sai số hoặc không hoạt động, cần kiểm tra nguyên nhân và khắc
phục.

- Kiểm tra độ ổn định của máy và các bộ phận di chuyển. Nếu có rung, lắc
hoặc tiếng ồn bất thường, cần điều chỉnh hoặc bảo trì.

 Ghi bảng tự chủ và điều kiện:


 Vận hành máy tiện CNC:

2.21 Vận hành máy

Bật nguồn điện cho máy tiện và màn hình điều khiển.
27

- Chọn chương trình tiện đã lập trình sẵn hoặc nhập chương trình mới từ
bàn phím hoặc thiết bị lưu trữ.
- Lắp dao tiện vào khớp nối dao và căn chỉnh độ cao, góc và khoảng cách
của dao so với mặt phôi.
- Lắp phôi vào cặp kẹp hoặc đĩa quay và căn chỉnh vị trí của phôi sao cho
trục quay của phôi trùng với trục quay của máy.
- Chọn tốc độ quay, lượng tiến và chiều tiến của dao tiện theo yêu cầu của
chương trình và chất liệu phôi.
- Bật chế độ tự động và bắt đầu quá trình tiện bằng cách nhấn nút start.
- Theo dõi quá trình tiện qua màn hình điều khiển và kiểm tra kết quả sản
phẩm bằng thước cặp hoặc máy đo.

2.9 Tuần 9
 Kiểm tra ngoại quang, kích thước của chi tiết:

Các bước kiểm tra ngoại quang máy tiện đa năng CNC là những thao tác
cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả của máy. Sau đây là một số bước cơ
bản:

- Kiểm tra tình trạng của các bộ phận ngoại quang như đèn chiếu sáng, cửa
sổ quan sát, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống thoát khí, hệ thống
bảo vệ, v.v.

- Kiểm tra độ căng của dây điện, ống dẫn và các kết nối. Nếu có sự lỏng lẻo,
hỏng hóc hoặc rò rỉ, cần thay thế hoặc sửa chữa ngay lập tức.

- Kiểm tra độ sạch của máy và xử lý các vật liệu thừa hoặc bụi bẩn. Sử
dụng khăn lau, giẻ hoặc bàn chải để lau sạch các bộ phận ngoại quang. Không
sử dụng dung môi hoặc chất tẩy rửa có tính ăn mòn hoặc gây cháy nổ.

- Kiểm tra độ chính xác của các chỉ thị, công tắc, nút bấm và màn hình hiển
thị. Nếu có sai số hoặc không hoạt động, cần kiểm tra nguyên nhân và khắc phục.

- Kiểm tra độ ổn định của máy và các bộ phận di chuyển. Nếu có rung, lắc
hoặc tiếng ồn bất thường, cần điều chỉnh hoặc bảo trì.

 Ghi bảng tự chủ và đầu kiện.


 Vận hành máy tiện CNC,
28

2.22 Vận hành máy


29

2.10 Tuần 10

- Kiểm tra ngoại quang, kích thước của chi tiết.

- Ghi bảng tự chủ và đầu kiện

2.24 Bảng kiểm tra đầu kiện


30

- Kiểm tra dao trước khi khởi động máy

-Vận hành máy tiện CNC.

-Cấp phôi cho máy tự động.

2.25 Đo kích thước phôi


-Dọn dẹp làm vệ sinh máy móc và nền xưởng sau khi vận hành kết thúc
ngày làm việc.Các bước thực hiện tương tự các tuần trước đó nên tác giả không đề
cập gì thêm.

2.11 Tuần 11:

- Kiểm tra ngoại quang, kích thước của chi tiết.

- Ghi bảng tự chủ và đầu kiện

- Kiểm tra dao trước khi khởi động máy

-Vận hành máy tiện CNC.

-Cấp phôi cho máy tự động.


31

-Dọn dẹp làm vệ sinh máy móc và nền xưởng sau khi vận hành kết thúc
ngày làm việc.Các bước thực hiện tương tự các tuần trước đó nên tác giả không đề
cập gì thêm.

Hình 2.26 Dọn dẹp làm vệ sinh


32

2.12 Tuần 12:


- Kiểm tra ngoại quang, kích thước của chi tiết.

- Ghi bảng tự chủ và đầu kiện

- Kiểm tra dao trước khi khởi động máy

-Vận hành máy tiện CNC.

-Cấp phôi cho máy tự động.

-Dọn dẹp làm vệ sinh máy móc và nền xưởng sau khi vận hành kết thúc
ngày làm việc.

2.27 Ghi bản kiểm tra đầu kiện


33

2.28 Thay dao

Các bước thực hiện tương tự các tuần trước đó nên tác giả không đề cập gì thêm.
34

CHƯƠNG 3 : SINH VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

3.1Thuận lợi, khó khăn.


3.1.1 Thuận lợi:
Thực tập máy tiện đa năng CNC tại CX Tech là một cơ hội tốt để học hỏi
và nâng cao kỹ năng làm việc với các thiết bị công nghệ cao. Được học hỏi thêm
nhiều kiến thức mới liên quan đến ngành và ngoài ngành có thể áp dụng vào đời
sống hằng ngày, và công việc sau này. Được gặp gỡ, giao tiếp với nhiều người qua
các lĩnh vực có liên quan để học hỏi kinh nghiệm.Được hướng dẫn và làm nhiều
công việc để có thể lấy được nhiều kinh nghiệm. Và sau 3 tháng ược làm việc
trong một môi trường chuyên nghiệp, sạch sẽ và an toàn, với sự hướng dẫn của
các kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm bản thân tôi học được cách lập trình,
điều khiển và bảo trì máy tiện đa năng CNC, cũng như cách đọc bản vẽ kỹ thuật,
đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

3.1.2 Khó khăn:

Chưa kịp thích ứng với môi trường làm việc chuyên nghiệp nê không tránh
khỏi sai sót trong việc vận hành máy.

Đảm bảo cập nhật liên tục các kiến thức thức từ thực tiễn để có thể linh
hoạt trong quá trình làm việc.

Phải thích ứng với áp lực cao trong công việc, đáp ứng được yêu cầu về
thời gian, số lượng và chất lượng sản phẩm và sự giám sát nghiêm ngặt của người
hướng dẫn nhằm bảo đảm an toàn lao động.

3.1.3 Kết quả đạt được năng lực chuyên ngành.


3.1.3.1 Kỹ năng:
Làm quen với cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các chức năng của máy tiện
đa năng CNC.
Biết cách lập trình, thiết lập và điều khiển máy tiện đa năng CNC bằng
phần mềm hoặc bảng điều khiển.
Biết cách chọn, lắp đặt và điều chỉnh các dụng cụ cắt, kẹp chặt và định vị
chi tiết phôi.
Biết cách đo lường, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm gia công.
Biết cách xử lý các sự cố, hỏng hóc và bảo trì máy tiện đa năng CNC.
35

Những kỹ năng này giúp bản thân nâng cao khả năng sáng tạo, tự tin và
chuyên nghiệp trong công việc. Hơn nữa, những kỹ năng này cũng mở ra nhiều cơ
hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

3.1.1.2 Thái độ:


Tinh thần trách nhiệm với các công việc được giao, thái độ ham học hỏi,
sáng tạo và chủ động trong việc giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình
thực tập.

Khả năng bình tĩnh ứng phó với các sự cố xảu ra trong quá trình làm việc.

Thái độ tôn trọng, chịu khó, cẩn thận và hợp tác với các đồng nghiệp và
giáo viên hướng dẫn

3.2 Kiến nghị đề xuất với nhà trường, cơ sở thực tập.

3.2.1 Nhà trường:

Nhà trường nên tăng cường bổ sung thêm trang thiết bị, máy móc hiện đại và
những linh kiện thực hành nhiều hơn nữa.

Tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch thực
tập phù hợp với nhu cầu của cả hai bên.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc tại doah
nghiệp, bao gồm lập trình, thiết kế, quản lý dự án, giao tiếp, làm việc nhóm, v.v.

3.1.2 Cơ sở thực tập:

Công ty cần trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết, bổ xung thêm dụng cụ đo
dụng cụ tháo lắp gá đặt dao, đầu dao phay và chíp dao mới

Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với các dự án thực tế, tham gia vào các
hoạt động của công ty, nhận được sự hướng dẫn và đánh giá từ các nhân viên có
kinh nghiệm.

Đánh giá kết quả thực tập của sinh viên dựa trên các tiêu chí rõ ràng, công
bằng và khách quan.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

You might also like