You are on page 1of 20

Lý luận văn học

1. Quan điểm/ quan niệm sáng tác


+ Là gì:
- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác.
- Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác.
- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm.
- Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ
thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được.
+ Vai trò:
- Chi phối toàn bộ quá trình sáng tác (lựa chọn đề tài, hình tượng, lựa chọn lối viết,
các hình thức nghệ thụât...)
- Phần nào thể hiện tầm tư tưởng của nhà văn.
+ Ví dụ: Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh: Văn học là vũ
khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ tiên phong trên
mặt trận văn hoá tư tưởng.
+ Ứng dụng:
Phân tích quan điểm sáng tác của một nhà văn (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh,
Nam Cao…).
2. Phong cách nghệ thuật
+ Là gì:
Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà văn
+ Đặc điểm:
- Thiên về hình thức nghệ thuật.
- Có sự thống nhất và vận động trong quá trình sáng tác của nhà văn.
+ Vai trò:
- Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí, tài năng của nghệ sĩ.
Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách.
- Thể hiện bản chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.
+ Ví dụ:
- Phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Thơ dù viết về đề nào cũng nồng nàn thao
thiết niềm giao cảm với đời. Tư tưởng nghệ thuật độc đáo này được chuyển hoá
vào hệ thống các phương tiện biểu hiện mới mẻ (bút pháp tương giao; ngôn ngữ rất
Tây, tinh tế; cách cấu tứ theo sự vận động của thời gian cùng giọng điệu thơ đa
dạng, phong phú đủ để tái hiện những cung bậc, những biến thái tinh vi nhất, chân
xác nhất của thế giới cũng như tình cảm con người).
- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc; đậm
tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà
tính dân tộc
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn
phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ bút tài hoa...=> “Ngông”.
+ Ứng dụng
Phân tích phong cách nghệ thuật của một tác giả (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh,
Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao, Xuân Diệu…)
3. Tình huống trong truyện ngắn
+ Là gì: : Tình huống truyện là một hoàn cảnh có vấn đề xuất hiện trong tác
phẩm. Trong hoàn cảnh đó, nhân vật sẽ có hành động bộc lộ rõ nét nhất, điển hình
nhất bản tính của mình. Nhờ đó, tính cách nhân vật sẽ thể hiện rõ, chủ đề tác
phẩm sẽ bộc lộ trọn vẹn.
Như vậy, tình huống truyện ở đây là phải đưa nhân vật vào những thử thách để bộc lộ rõ
phẩm chất đồng thời tạo ra kịch tính cho câu chuyện phát triển.
- Là lát cắt của đời sống mà qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất và
tư tưởng nhà văn thể hiện rõ nhất.
“Là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc ấy người thấy
được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)
- Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng
khả năng phản ánh lớn.
+ Vai trò:
- Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.
- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một
khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số
phận nhân vật…) => Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình
sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn => Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là
dấu hiệu của:
• Một tác phẩm có giá trị
• Một tác giả tài năng.
+ Ví dụ: tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ), tình huống cuộc gặp gỡ đầy éo
le, oái oăm giữa quản ngục và Huấn Cao (Chữ người tử tù), tình huống nhận thức
(Chiếc thuyền ngoài xa)…
+ Ứng dụng:
Phân tích tình huống truyện trong: Chiếc thuyền ngoài xa, Vợ nhặt, Chữ người tử
tù,…
4. Các giá trị văn học
+ Mô tả: có 3 giá trị cơ bản của văn học
- Giá trị nhận thức:
• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới
• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình.
- Giá trị giáo dục
• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống
• Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và
quan điểm sống đúng đắn.
• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh,
trong sáng.
- Giá trị thẩm mĩ:
• Nội dung:
Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời
Vẻ đẹp bản thân con người.
• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động,
giàu sức gợi.
- Mối quan hệ của 3 giá trị:
• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục.
• Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức
• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá
trị thẩm mĩ.
+ Ví dụ:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mở rộng phạm vi
nhận thức về một hiện thực bề bộn, phức tạp thời hậu chiến với những nghịch lí
đầy ngang trái, đồng thời khám phá vẻ đẹp bên trong người đàn bà tưởng như chỉ
biết cam chịu, khơi gợi ở bạn đọc một thái độ sống, một cách nhìn cuộc đời sâu
sắc, tỉnh táo hơn thông qua những hình ảnh có tính chất biểu tượng, qua lối kể
chuyện đa dạng.
+ Ứng dụng:
Đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học.
5. Nhà văn – văn bản – bạn đọc
+ Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý đồ nghệ
thuật, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản.
+ Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải
phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi.
+ Bạn đọc: ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã.
6. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ
+ Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)
Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm tự
sự: có diện mạo, tính cách, hành động cụ thể)
+ Phân loại:
- Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác phẩm:
• Cái tôi trữ tình: tác giả
• Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả hoá thân vào nhân vật khác trong tác
phẩm.
- Xét về vai trò:
• Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc)
• Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới của tâm trạng chủ thể trữ tình
+ Ví dụ:
- “Tảo giải” (Giải đi sớm) khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình Hồ Chí Minh -
chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình với vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ và vẻ đẹp tinh thần
chiến sĩ.
- “Sóng”: xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình “sóng” – nhân vật trữ tình nhập
vai, đối tượng trữ tình mang vẻ đẹp của khao khát tình yêu thuỷ chung, nồng nàn,
mãnh liệt.
+ Ứng dụng:
Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong một bài thơ.
7. Giá trị hiện thực
+ Là gì:
- Phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh.
- Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực. (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống: hiện
thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí…)
+ Biểu hiện:
Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên,
nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường đề cập 3 nét
chính:
- Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần
của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
- Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
- Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Cùng phản
ánh tình cảnh khốn quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, Ngô Tất
Tố miêu tả nỗi chật vật về vật chất của chị Dậu vì nạn sưu cao thuế nặng, một cổ
nhiều tròng, Nguyễn Công Hoan phơi bày chân thực sự cùng đường tuyệt lộ của
người nông dân (“Bước đường cùng”), Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu kín
nhất, tăm tối nhất – địa hạt tâm lí để lột trần bi kịch bị tha hoá, nỗi đau tinh thần
khắc khoải của những con người dưới đáy của xã hội – Chí Phèo.
+ Vai trò:
- Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn.
- Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị.
+ Ứng dụng:
- Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm. (Chí Phéo, Vợ chồng A Phủ, Vợ
nhặt…)
- Phân tích nhân vật làm rõ giá trị hiện thực mới mẻ và độc đáo trong một tác
phẩm. (nhân vật Chí Phèo, nhân vật Mị, nhân vật người phụ nữ vợ nhặt…)
8. Giá trị nhân đạo
+ Là gì:
- Hạt nhân: lòng yêu thương con người.
- Đối tượng: thường là nỗi khổ.
+ Biểu hiện: 3 khía cạnh cơ bản.
- Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
- Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
- Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh.
Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt.
Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc,
Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì vết;
Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn
người vợ nhặt, còn Tô Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái
vùng cao - Mị…
+ Vai trò:
- Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn
“Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki)
- Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học.
Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con người).
+ Ứng dụng:
- Phân tích giá trị nhân đạo trong một tác phẩm (Chuyện người con gái Nam
Xương, Truyện Kiều)
- Làm rõ giá trị nhân đạo độc đáo và mới mẻ của một tác phẩm qua việc phân tích
nhân vật (Phân tích nhân vật Tràng, phân tích nhân vật Mị, phân tích nhân vật Chí
Phèo…)
+ Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:
- Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm.
- Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá
trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách
quan thì nói tới gía trị nhân đạo tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông,
thương xót, đồng tình, ngợi ca…)
Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài NLVH?
Có thể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:

Yêu cầu đề Đề minh họa


Cấp độ 1 Phân tích các yếu tố cơ -Phân tích nhân vật Phương Định
bản trong một tác phẩm trong tác phẩm “Những ngôi sao xa
văn học. xôi”.
-Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
trong “Chuyện người con gái Nam
Xương”
-Phân tích giá trị nhân đạo trong đoạn
trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
-Phân tích chất thơ trong truyện ngắn
Phân tích các yếu tố
“Lặng lẽ Sa Pa”.
trong tác phẩm văn học
Cấp độ 2 -Phân tích tích khổ cuối bài thơ
để làm rõ một yêu cầu
“Đoàn thuyền đánh cá” để cho thấy
nào đó.
những chuyến biến trong sáng tác của
nhà thơ Huy Cận ở giai đoạn sau
CMT8 1945.
-Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố
Hữu: “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi
cuộc sống đã tràn đầy”.
Giải quyết một nhận
Cấp độ 3
định lí luận văn học.
-Tác phẩm nghệ thuật chân chính là
sự tôn vinh con người bằng cách hình
thức nghệ thuật độc đáo.
Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học.

Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh,
đối chiếu, nâng cao vấn đề. Ví dụ: Khi phân tích nhân vật ông Hai (trong truyện
ngắn Làng), ta có thể so sánh đối chiếu với hình tượng nhân vật người nông dân
trước CMT8 để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong truyền
thống về đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức lí luận văn học về trào lưu văn
học, về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta có thể lí
giải phần so sánh, đối chiếu, qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn.

Ở cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ đề
yêu cầu ta làm rõ. “Giá trị nhân đạo” , “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều là
những thuật ngữ lí luận văn học. Để giải quyết được các đề ở trên, ta phải nắm
được khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích
các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.
Ở cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết. Đây là
dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi. Từ phần này trở về sau, bài viết
sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức lí luận văn học trong các đề ở cấp độ 3
này. Bởi vì nếu ta thành thục các kĩ năng cần có để giải quyết các dạng đề ở cấp độ
này, ta sẽ dễ dàng vận dụng vào hai cấp độ trước.

Dàn ý thân bài


của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học?

Từ những kiến thức vừa nêu, dàn ý chung để giải quyết các bài giải quyết một vấn
đề LLVH như sau:

Thao tác Nội dung Mức độ tư duy


-Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình
ảnh khó hiểu trong nhận định. Biết
Giải thích
- Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề Hiểu
cần bàn ở đây là gì?
Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí
Vận dụng
Bàn luận giải vấn đề nghị luận. Trả lời cho câu hỏi “vì
Tổng hợp
sao?”
Chứng Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các
Phân tích
minh biểu hiện cua vấn đề nghị luận.
-Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị
Đánh giá
Đánh giá luận.
-Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có)
Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình
Liên hệ sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp Vận dụng
nhận.

“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản
thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki)
“Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp,
của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)
“Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên,
hiểu được con người nhiều hơn.” (M.L.Kalinine)
“Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ
cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà
văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của
mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi)

1. Mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống


Mở bài 1
Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ
khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là
một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu
chuyện của cuộc đời – câu chuyện được ngân vang trên ngọn đồi tuyết phủ trắng
trời, thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong làn sương giăng mờ ảo. Chính hiện
thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con
chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả. Chính vì vậy, …
đã khẳng định: …
Mở bài 2
“Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy
Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy
Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu”.
Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm
nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca thì văn học dùng ngôn ngữ
và hình ảnh để làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm
hứng vô tận sáng tạo nên văn chương, người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất
đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất phát thì mới mong tạo ra được thứ gì đó
để đời. Nói như …:
2. Chức năng giáo dục của văn học
Mở bài 1
Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió; như
ánh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh giá vĩnh cửu của mùa đông, văn học
sinh ra để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị đẩy vào
cùng đường, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nói như …:
Mở bài 2
Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên sông.
Nước chảy thuyền trôi … Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian
và ở một nơi xa nào đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập bến, mang theo
những khuôn hàng để trao tay đến độc giả những bài học, những cảm xúc và suy
nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường lênh đênh sóng nước. Một tác phẩm chân
chính phải có chức năng hàng đầu là giáo dục và hướng con người đến những giá
trị tốt đẹp của cuộc sống. Nói như …:
3. Giá trị thẩm mĩ của văn học
Mở bài 1
Ta say đắm trước áng mây hồng của buổi sớm mai bình minh hay áng mây buồn
khi chiều tàn khuất lối? Ta rung động trước đóa hoa đẹp lung linh dưới ánh mặt
trời hay những cánh đồng đã úa tàn không còn sinh khí? Cuộc đời là hành trình đi
tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại. Xuất phát từ đặc trưng của văn học, đã là
văn chương thì phải đẹp, đẹp là chức năng hàng đầu, cũng là đạo đức của văn
chương. Chính vì vậy, … đã khẳng định:
Mở bài 2
Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp trong
sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết
tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn
văn chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi và rạo rực, giai điệu
của văn chương bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Khi những cung bậc cảm
xúc ấy được cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du dương va chạm với tâm hồn
người đọc. Từ đó, văn chương sẽ giúp con người có những nhận thức mới mẻ và
cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp trong từng trang thơ. Nói
như …:
4. Tính sáng tạo của người nghệ sĩ
Mở bài 1
Ai đó đã nó rằng hoa hồng ở lại giữa đời nhờ hương thơm say đắm, không
nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan. Loài chim sơn ca ở lại
giữa đời bởi tiếng hót thiết tha vút lên giữa dàn đồng ca của núi rừng. Câu
chuyện ấy gợi nhắc chúng ta nỗi băn khoăn: Có phải điều còn lại với mỗi nhà
văn chính là giọng điệu riêng của mình? Mở bài 2
Có ai đó đã từng ví, mỗi nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng
đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim
cất lên một giọng hót riêng. Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học,
trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra một giọng hát, một hương thơm của
riêng mình. Nói như …:
Mở bài 3
Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một
chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp
dẫn? Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của
người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi
đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn. Văn học vốn dĩ nặng nợ
thế gian, cũng như nỗi niềm muôn đời của người nghệ sĩ đối với văn chương, để
rồi từ đó anh cất lên những vấn thơ, những câu chữ say đắm lòng người. Nói
như…:
---------------------------------------
1. Tác phẩm văn học
Theo định nghĩa tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ, đó là kết
quả của một quá trình sáng tạo, lao động trí óc miệt mài của tác giả. Một tác phẩm
văn học có thể là sản phẩm của một cá nhân hoặc một tập thể cùng nhau sáng tạo
ra. Những người sáng tác tác phẩm văn học sẽ được gọi là nhà văn.
Nội dung của các tác phẩm văn học thông thường sẽ mô phỏng về hiện thực cuộc
sống đời thường. Cũng có khi đó là sản phẩm của sự sáng tạo, trí tưởng tượng về
một thế giới không thực mà do chính tác giả muốn tạo nên. Những nhân vật trong
tác phẩm văn học có thể lấy cảm hứng từ nhân vật có thật, hoặc chỉ là nhân vật hư
cấu của tác giả.
Về mặt hình thức thì một tác phẩm văn học sẽ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau dưới
hình thức ngôn từ. Một văn bản được gọi là tác phẩm văn học có thể dưới dạng văn
xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, hay dưới dạng văn vần như thơ ca, …
2. Đặc trưng của tác phẩm văn học
- TPVH lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng
- TPVH lấy hình tượng làm mô hình để phản ánh cuộc sống
- TPVH là nơi để người nghệ sĩ gửi gắm tư tưởng…
3. Chức năng của tác phẩm văn học
a. Chức năng nhận thức
- Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội
và đời sống tâm hồn của con người. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con
người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Không phải
ngẫu nhiên đã có người cho rằng: “Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”.
Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng
bước vận động của xã hội. Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh
cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung
quanh” (d/c)
b. Chức năng thẩm mỹ: tức là chức năng về cái đẹp. Bản chất của con người là
yêu cái đẹp, thích mình đẹp và hướng về cái đẹp. Văn học cũng như những ngành
nghệ thuật khác, là một trong nhiều phương tiện hướng con người tới cái đẹp. Cái
đẹp làm thỏa mãn nhu cầu trái tim, nhu cầu tâm hồn của con người. Bản chất của
văn học là cái đẹp - cái đẹp của ngôn ngữ, của hình tượng, của hành động - cho nên
văn học đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. “Tác phẩm văn học chân chính
giúp cho con người phát triển những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, nâng cao năng
lực cảm nhận cái đẹp, nâng cao thị hiếu và lý tưởng thẩm mĩ, hiệu chỉnh những sai
lầm, uốn nắn những sự không lành mạnh hay thấp kém trong quá trình cảm thụ cái
đẹp. Văn học thực hiện chức năng này một cách vô tư, không áp đặt với người
đọc”.dễ thuộc, dễ nhớ. (d/c)
c. Chức năng giáo dục: là chức năng đem tới những bài học, những bổ ích của tác
phẩm văn học. Nói cách khác tác phẩm văn học sẽ dạy ta những bài học thiết thực
nào đấy bằng cách của nó. Có thể, qua một bài thơ, ta hiểu thế nào là tình yêu thiên
nhiên, qua một tiểu thuyết ta học cách làm người cho xứng đáng. Nhưng nói như
vậy là một cách nói tương đối và thoáng. Bởi vì tác phẩm không phải là những bài
học giáo dục. Tác phẩm văn học còn được gọi là sự tự giáo dục. Nói cách khác,
qua hình tượng nghệ thuật, mỗi một người đọc tự cảm nhận được điều bổ ích với
chính mình, không nhất thiết giống với người khác. Tính giáo dục của tác phẩm
văn học thông qua con đường của trái tim cho nên tác dụng của nó cực kì mãnh
liệt. Nó làm thay đổi tâm hồn, làm phong phú tình cảm, làm thay đổi những suy
nghĩ.
-> Thực ra thì rất khó có thể phân biệt ba chức năng ấy một cách dứt khoát và rõ
ràng như vậy bởi vì bản chất của nó là gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh
thể nghệ thuật. Nhưng ở một mức độ tương đối, để dễ dàng nhận thức, chúng ta
làm công việc tách rời đó. Dù khi tách rời, các chức năng ấy, trong một tác phẩm
cụ thể thì nó có môi liên hệ. Bởi vì nhận thức mà tác phẩm đem tới là cảm nhận vẻ
đẹp của hình tượng. Chính vì những chức năng hết sức tinh tế và ảnh hưởng sâu
sắc như vậy văn học luôn luôn cần thiết đối với con người trong quá trình phát
triển nhân cách và đối với xã hội trong quá trình hoàn thiện.
4. Vai trò của người sáng tác và người tiếp nhận
a. Người sáng tác
- Hiện thực là mảnh đất phù sa màu mỡ. Người nghệ sĩ cày xới trên mảnh đất phù
sa màu mỡ ấy vói những cảm quan tinh tế, những cảm nhận sâu sắc và tài năng
sáng tạo của mình mới tạo ra những sản phẩm có giá trị.
- Bản chất của người làm văn là quá trình lao động, sáng tạo không mệt mỏi.
Người nghệ sĩ pahir tìm tòi, sáng tạo, chắt lọc :phải nhìn thấy điều không ai thấy
trong nẻo khuất tâm hồn” để tạo nên những kiệt tác mới mẻ của riêng mình
b. Người tiếp nhận
- Là độc giả, là nguời khám phá những ẩn ý mà tác giả kín đáo gửi gắm sau lớp vỏ
ngôn từ, là người đồng sáng tạo cùng tác giả, là ngwuoif tạo nên sức sống, số phận
cho tác phẩm.
- Độc giả “là người mang hạt giống của tác giả gieo vào trong tác phẩm mà gieo ra
ngoài cuộc đời” -> Tác phẩm kết thúc chính là lúc một cuộc sống mới bắt đầu nảy
nở
5. Một số thuật ngữ
- Hình tượng nghệ thuật: là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện
thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tính quy luật của hiện thực qua hình
thức cá thể, độc đáo, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần
của người nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống.
- Tình huống truyện: là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó
là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch
lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật. Từ đó tạo nên một hoàn cảnh, tình
thế cho nhân vật, bắt buộc nhân vật phải có sự lựa chọn, thể hiện rõ tư tưởng, tâm
lý, hành động của nhân vật.
Tác phẩm có nhiều sự kiện nhưng không phải sự kiện nào cũng là tình huống
truyện
- Chi tiết nghệ thuật: là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa
lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự
truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người
đọc là nhờ chi tiết.
- Phong cách nghệ thuật: Là nét riêng có tính hệ thống trong sáng tác của một nhà
văn. Thiên về hình thức nghệ thuật. Có sự thống nhất và vận động trong quá trình
sáng tác của nhà văn. Là một trong những điều kiện quan trọng để đánh giá vị trí,
tài năng của nghệ sĩ. Một nhà văn lớn phải là nhà văn có phong cách. Thể hiện bản
chất của văn chương: hoạt động sáng tạo.
- Ước lệ , tượng trưng.
+ Ước lệ: H/ảnh có t/chất qui ước thg dùng trg văn thơ cổ: sen : mùa hạ; cây ngô
đồng, cúc: mùa thu...
+ Tượng trưng :Cách d/đạt cái trừu tượng bằng h/a cụ thể ,thg lấy từ cây cỏ, chim
muông.
VD: - Mai :Tượng trưng cho tâm hồn thanh cao
- Trúc: Sự ngay thẳng, cương trực của người qtử.
- Tùng: Bản lĩnh vững vàng, khí phách kiên cường.
- Hoa: Tượng trưng cho cái đẹp, của t/yêu.
+ Sự khác nhau giữa ước lệ và tượng trưng: Cả 2 đều là h/a ẩn dụ nhưng tượng
trưng mang tính chất hoàn chỉnh còn ước lệ phần nhiều chỉ là chi tiết của tưởng
trưng.
*Lưu ý: Khi ptích tính ước lệ , tượng trưng cần phải đặt nó vào trg văn cảnh thì
mới cảm nhận đc hết gtrị thẩm mĩ sâu sắc .
VD :"Thềm hoa........mấy hàng” ->Trg khổ đau ,tủi nhục nàng K vẫn đẹp.
- Điển tích,điển cố: Mượn tích xưa để d/tả ý ,cách dùng này có tdụng làm cho lời
văn trở nên hàm súc ,cô đọng.
VD: - Sân Lai ....gốc tử...
- Nương Tử nghĩa khác Tào Nga, hờn ko Tinh Vệ ...cỏ Ngu Mĩ.
- Giá trị hiện thực
- Giá trị nhân đạo
- NVTT, ĐTTT…
6. Một số nhận định tiêu biểu về lí luận
- “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản
thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki)
- “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp,
của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)
- “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn
lên, hiểu được con người nhiều hơn.” (M.L.Kalinine)
- “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ
cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà
văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của
mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi)
- “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li
hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà
chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho
lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)
- “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy”. (Sê khốp)
- “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. (Banlzac)
- “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. (CharlesDuBos)
- “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác;
cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp”. (Ai ma tôp)
- “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản
thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki)
- “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh
trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm
than. (Nam Cao)
- “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là
loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người .
(Nguyễn Văn Siêu)
-“Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp,
của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)
“Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư
tưởng.” (Biêlinxki)…….
7. Cách đưa lí luận vào trong bài viết
Ở mức độ một bài thi học sinh giỏi, bài văn nghị luận dạng vận dụng kiến thức lí
luận văn học đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức đến mức độ cao nhất trong thang
nêu trên, là mức độ đánh giá. Như vậy, việc lĩnh hội tri thức lí luận văn học cũng
cần phải được rèn luyện từng bước để đạt được cấp độ cao nhất.

Cấp độ lĩnh Cách thức hình thành


hội tri thức
Nhận biết - Đọc giáo trình, tài liệu, xác định các đơn vị kiến thức quan
trọng (gạch chân, tô sáng các ý).
- Ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nhất: những thuật ngữ
quan trọng, những luận điểm quan trọng. Sử dụng các kĩ thuật ghi
nhớ như sơ đồ hóa, khắc sâu từ khóa. Chẳng hạn: phải nắm các
khái niệm như nhà văn, tác phẩm văn học, giá trị nhận thức, giá
trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ, phong cách văn học, trào lưu văn
học, tiếp nhận văn học, thể loại thơ, tự sự, kịch…

Thông hiểu Tập diễn đạt lại nội dung thuật ngữ, nội dung các luận điểm lí
luận văn học bằng lời văn của chính mình.
Vận dụng Tập lí giải một số hiện tượng văn học thường gặp. Tập lí giải
một số luận điểm lí luận văn học. Thường xuyên đặt câu hỏi “Vì
sao?” và các câu hỏi giả định. Chẳng hạn như các câu hỏi:
- Vì sao văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống?
- Văn học có thể tồn tại không nếu không viết về con người?
- Ở văn học trung đại có hiện tượng văn-sử-triết bất phân,
nhưng đến văn học hiện đại thì người ta chia ba lĩnh vực ấy ra.
Vì sao có thể tách văn ra khỏi sử và triết ?
- Tại sao trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du
lại để Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau? Quy luật văn học
nào dẫn đến điều đó?
Phân tích Phân tích các biểu hiện của các vấn đề văn học trong những hiện
tượng văn học cụ thể như tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu
văn học, thời kì văn học…
Ví dụ như:
- Phân tích (chỉ ra biểu hiện) phong cách Nam Cao qua một số
tác phẩm truyện ngắn trước CMT8.
- Phân tích (chỉ ra biểu hiện) giá trị nhân đạo trong “Truyện
Kiều”.
Phân tích (chỉ ra biểu hiện) nét riêng của nhà thơ Chính Hữu
khi viết về đề tài người lính …
Tổng hợp Giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp. Ví dụ như:
- Nói về thơ ca, nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ ca là tiếng nói hồn
nhiên nhất của tâm hồn”, nhưng Nguyễn Công Trứ lại cho rằng:
“Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời ”. Phải chăng hai câu nói trên
là mâu thuẫn, hãy thử lí giải.
- Có người cho rằng: Văn chương phải giúp chúng ta hiểu thêm
về đời sống và hiểu chính mình . Từ các phương diện đặc trưng
văn học, chức năng văn học, quá trình sáng tác, quá trình tiếp
nhận, hãy lý giải ý kiến trên.
Đánh giá Liên tục đặt các câu hỏi tra vấn, phản biện:
- Có phải lúc nào cũng như vậy hay không?
- Nói như vậy đã thực sự chính xác hay chưa?
- Có ngoại lệ hay không?
- Vấn đề đã toàn vẹn hay chưa, có bổ sung gì không?

Trong định hướng giải quyết các đề thi, các bước luyện tập như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu lý thuyết, đọc sách, đọc giáo trình, nghe giáo viên giảng và hỏi.
- Bước 2: Giải quyết đề thi, nhận định đề và lập dàn ý.
- Bước 3: Tiến hành viết bài.
- Bước 4: Sửa lỗi và rút kinh nghiệm.
Bốn bước nêu trên sẽ được lặp đi lặp lại và mỗi lần làm lại thì ở mức độ cao hơn.
Đó là cách tốt nhất để củng cố và tiếp tục phát triển năng lực cho đến khi thuần
thục ở mức cao nhất.
3. Kiến thức lý luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học?
Có thể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:
Cấp độ Yêu cầu đề Đề minh họa
Cấp độ 1 Phân tích các yếu - Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm
tố cơ bản trong “Làng” của nhà văn Kim Lân.
một tác phẩm văn - Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong
học. “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh
Khuê.
Cấp độ 2 Phân tích các yếu - Phân tích giá trị nhân đạo trong “Chuyện người
tố trong tác phẩm con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
văn học để làm rõ - Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ
một yêu cầu nào Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
đó. - Phân tích tác phẩm “Bến quê” để cho thấy những
chuyển biến trong sáng tác của nhà văn Nguyễn
Minh Châu ở giai đoạn sau năm 1975.
Cấp độ 3 Giải quyết một - Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ
nhận định lí luận chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy
văn học. ”.
- Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn vinh
con người bằng cách hình thức nghệ thuật độc
đáo. Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học.
Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh,
đối chiếu, nâng cao vấn đề.
Ở cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ đề yêu
cầu ta làm rõ. “Giá trị nhân đạo”, “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều là
những thuật ngữ lí luận văn học. Để giải quyết được các đề ở trên, ta phải nắm
được khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích
các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.
Ở cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết. Đây là
dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi.
Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức lí luận
văn học trong các đề ở cấp độ 3 này. Bởi vì nếu ta thành thục các kĩ năng cần có để
giải quyết các dạng đề ở cấp độ này, ta sẽ dễ dàng vận dụng vào hai cấp độ trước.
4. Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học
Dàn ý chung phần thân bài như sau:
Thao tác Nội dung Mức độ tư duy
1.Giải thích - Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình Biết
ảnh khó hiểu trong nhận định. Hiểu
- Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần
bàn ở đây là gì?
2.Bàn luận Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải Vận dụng
vấn đề nghị luận. Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” Tổng hợp
3.Chứng minh Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các Phân tích
biểu hiện của vấn đề nghị luận.
4.Đánh giá - Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị Đánh giá
luận.
- Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có)
5.Liên hệ Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình Vận dụng
sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận
Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy đủ
các thao tác này để bài viết không bị mất điểm.
Gv lưu ý một số cách đưa lý luận vào bài làm.
- Đưa vào phần mở bài:
+ MB 1: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên
đầu”. Có những tác phẩm ra đời để rồi lãng quên ngay sau đó, nhưng có những
tác phẩm lại như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn chạm khắc trong tâm
khảm. Những tác phẩm ấy đã trờ thành “những bài ca đi cùng năm tháng” và để
lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên. Một trong số đó
phải kể tới “ Quê Hương” của Tế Hanh. Trong bài thơ có những vần thơ thật hay
và ý nghĩa.
+ MB 2: “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”.
(Voltaire) Thơ ca chỉ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp
đập thổn thức, đang ngân lên những điệu ngân của tâm hồn. Chính bởi vậy, mỗi
vần thơ dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc. Và có những
bài thơ đã ra đời cách chúng ta hàng chục năm nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá
trị. “ Nhớ rừng” của T.Lữ là một thi phẩm như vậy. Trong bài thơ có những vần
thơ ngân lên khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi.
+ MB 3: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng
thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con
người .(Nguyễn Văn Siêu). Văn chương muôn đời luôn phải phục vụ con người,
hướng con người tới những giá trị cao cả của cuộc sống. “CNCGNX” của Nguyễn
Dữ là một trong những tác phẩm xuất sắc của nền văn học nước nhà. Truyện ngắn
đã hướng con người, đặc biệt những con người phụ nữ bất hạnh tới ánh sáng của
ngày mai, giúp họ vững tin hơn giữa giông bão của cuộc đời. Trong truyện,
Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương - là một hình tượng nhân
vật điển hình của người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến đương thời.
- Đưa vào phần luận điểm:
+ Áp dụng khi phân tích ngôn từ: ngôn từ là tinh hoa quý nhất của người làm thơ.
Người làm thơ cũng như kẻ làm vườn vậy, phải chăm chút sao cho vườn hoa ngôn
ngữ của mình những bông hoa đẹp nhất. Thế mới có ý kiến : “Làm thơ là cân một
phần ngìn miligam quạng chữ”. Với ý niệm ấy chữ “…” xứng đáng là nhãn tự của
câu thơ.
+ Phân tích chi tiết nghệ thuật trong văn xuôi: Hội họa nhờ màu sắc, đường nét,
trong âm nhạc tiết tấu hình thành âm hưởng, trong sáng tạo văn chương thì những
chi tiết được xem alaf “hạt bụi vàng của tác phẩm (paulopxki). Nhờ các chi tiết ấy
mà hình tượng nhân vật hiện lên cụ thể, rõ nét như những người thật ngoài đời thật
từ ngoại hình, đến số phận, tính cách, tâm hồn. Chi tiết chiếc bóng trong
“CNCGNX” của Nguyễn Dữ chính là “bụi vàng” làm nên tên tuổi của nhà văn.
Nói như Hê - ghen: chi tiết như những con mắt….nhân vật”. Nhờ chi tiết chiếc
bóng….
- Đưa vào phần kết bài
+ X.Diệu quan niệm: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. VĐL
đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời
ông cũng khiến con tim người đọc tan chảy khi chứng kiến sự tàn lụi, mai một,
lãng quên của ông đồ, của một nền văn hóa bị chôn vùi. Quả thực văn học chân
chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, nên hình tượng ông đồ “Ông Đồ” ấm
ảnh người đọc hôm nay và mãi mãi về sau.”

You might also like