You are on page 1of 18

BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN & QUÁ TRÌNH NHÂN ĐỐI ADN

I. GEN: là 1đoạn phân tử ADN mang thông tin di truyền: mã hóa 1chuỗi pôlipeptit hay 1phân tử ARN
II. MÃ DI TRUYỀN
1. Khái niệm: Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (trong mạch gốc 3/5/) qui định trình tự sắp
xếp các axit amin trong prôtêin. Mã di truyền là mã bộ ba (3 Nu), có 64 mã bộ ba (43= 64).
Mã bộ 3 trên ADN gọi là triplet; mã bộ 3 trên mARN gọi là côdon; mã bộ 3 trên tARN gọi là anticôdon
2. Đặc điểm của mã di truyền:
- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.
- Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba cùng xác định 1 axit amin, trừ AUG & UGG
- Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả các loài đều dùng chung 1 bộ mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ
* Bộ ba khởi đầu AUG: mã hóa cho axit amin mở đầu là mêtiônin (ở sinh vật nhân chuẩn ) hoặc
là foocmin mêtiônin (sinh vật nhân sơ ).
* Bộ ba kết thúc UAA, UAG, UGA: không mã hóa cho axit amin nào (không tương ứng axit
amin) chỉ làm nhiệm vụ kết thúc.
III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN (Tái bản ADN hoặc tự sao ADN)
1. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
2. Ý nghĩa: - tạo ra 2 crômatit trong nhiễm sắc thể (NST) để chuẩn bị phân chia tế bào.
- đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào.
3. Cơ chế nhân đôi ADN: cơ chế nửa gián đoạn
4. Nguyên tắc nhân đôi ADN: diễn theo
- Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T (2liên kết hydrô), G liên kết với X (3liên kết hydrô) và ngược lại
- Nguyên tắc bán bảo tồn: mỗi ADN mới chứa 1 mạch của ADN ban đầu.
- Nguyên tắc từ 1 ADN ban đầu tạo 2 phân tử ADN con hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử
ADN mẹ
5. Các enzyme tham gia:

Enzyme

tháo xoắn tách mạch ADN polimeraza ARN polimeraza nối (ligaza)

Tháo xoắn Tách mạch Thực hiện nguyên tắc bổ sung Tạo đoạn mồi Nối đoạn okazaki

6. Qúa trình nhân đôi ADN gồm 3 bước:


Bước 1.Tháo xoắn phân tử ADN: Enzim tháo xoắn làm 2 mạch đơn ADN tách dần tạo chạc chữ Y
Bước 2.Tổng hợp các mạch ADN mới (lưu ý mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5/3/)
-Enzim ADNpôlimeraza sử dụng mạch khuôn 3/ 5/tổng hợp mạch mới liên tục (theo nguyên tắc bổ sung)
- Vì ADNpôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’ nên mạch khuôn 5’3’ được tổng hợp ngắt
quãng tạo các đoạn Okazaki, sau đó các đọan Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối (Enzim
ligaza) (lưu ý ADN tổng hợp đến đâu thì 2 mạch của ADN mới xoắn lại đến đó)
Bước 3. Hai phân tử ADN được tạo thành
Kết quả: 1 ADN nhân đôi 1 lần cho 2 ADN;
1 ADN nhân đôi x lần cho 2x ADN.

PHẦN LÍ THUYẾT TRẮC NGHIỆM:


1. Vai trò nào sau đây là của ADN?
A. Làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
C. Có codon mở đầu để riboxom nhận biết gắn vào.
D. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân đến tế bào chất.
2. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra khi nào?
A. Trước khi dịch mã. B. Khi tế bào đang phân chia.
C. Trước khi phiên mã. D. Trước khi tế bào phân chia.

3. Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra trong kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau.

4. Quá trình tự nhân đôi của ADN theo nguyên tắc gì?
A. Nửa gián đoạn. B. Liên tục. C. Bán bảo tồn. D. Mạch khuôn 3/ 5/.

5. Nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi của ADN là:
A. giữ lại 1 mạch của ADN ban đầu.
B. mạch mới được tổng hợp luôn theo chiều 3/5/.
C. một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn.
D. A liên kết T bằng 2 liên kết hydrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrô.
6. Nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi của ADN là
A. giữ lại 1 mạch của ADN ban đầu.
B. mạch mới được tổng hợp luôn theo chiều 3/5/.
C. một mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn.
D. A liên kết T bằng 2 liên kết hydrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrô.
7. Cơ chế nửa gián đoạn trong quá trình nhân đôi của ADN là
A. giữ lại 1 mạch của ADN ban đầu.
B. mạch mới được tổng hợp luôn theo chiều 3/5/.
C. 1 mạch được tổng hợp liên tục mạch còn lại tổng hợp gián đoạn.
D. A liên kết T bằng 2 liên kết hydrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrô.
8. Vai trò của enzyme ADN polimeraza trong quá trình tự sao là
A. tạo đoạn mồi. B. nối các đoạn okazaki.
C. tháo xoắn ADN. D. thực hiện nguyên tắc bổ sung.

9. Vai trò của enzyme ligaza trong quá trình tự sao là


A. tạo đoạn mồi. B. nối các đoạn okazaki.
C. tháo xoắn ADN. D. thực hiện nguyên tắc bổ sung.

10. Trong quá trình tự sao enzyme nối có vai trò


A. nối các đoạn okazaki. B. nối các nu của môi trường tạo mạch mới.

C. giúp ADN xoắn lại. D. nối 2 mạch đơn của ADN tạo ADN xoắn kép.

11. Trong quá trình tự nhân đôi, chiều tổng hợp mạch mới là
A. 3/ 5/. B. 5/ 3/. C. 5/ 5/. D. 3/ 3/.

12. Đoạn okazaki xuất hiện trong quá trình nào? (1) Tự sao; (2) Phiên mã (3) Dịch mã.
A. (1). B. (2). C. (1),(2). D. (1),(2),(3).

13. Đoạn okazaki xuất hiện khi các Nu môi trường liên kết với các Nu mạch nào của ADN?
A. 3/ 5/. B. 5/ 3/. C. 5/ 5/. D. 3/ 3/.

14. Trong quá trình tự sao mạch nào trên ADN làm khuôn mẫu tổng hợp mạch liên tục?
A. 3/ 5/. B. 5/ 3/. C. Mạch khuôn mẫu. D. Cả 2 mạch của ADN.

15. Trong quá trình tự sao chạc ba hình chữ Y được tạo ra khi
A. tổng hợp đoạn okazaki. B. hai mạch đơn đóng xoắn lại.
C. hai mạch đơn tách nhau ra. D. quá trình tổng hợp ADN kết thúc.
16. Thứ tự các bước trong quá trình nhân đôi của ADN là
(1) tổng hợp các mạch ADN mới.
(2) 2 phân tử ADN được tạo thành.
(3) tháo xoắn phân tử ADN.
A. 123. B. 321. C. 312. D. 231.

17. Khi nói về quá trình nhân đôi của ADN, những phát biểu nào sau đây chưa đúng?
(1)Quá trình nhân đôi của ADN, diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2)Quá trình nhân đôi ADN lúc nào cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3)Trên cả 2 mạch khuôn ADN polimeraza đều di chuyển theo chiều 5/  3/ để tổng hợp mạch mới theo
chiều 3/  5/.
(4)Trong mỗi phân tử ADN được hình thành thì có chứa một mạch mới được tổng hợp, mạch còn lại là
của ADN ban đầu.
A. (2),(4). B. (2),(3). C. (1),(3). D. (1),(4).

18. Khi nói về quá trình nhân đôi của ADN, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Enzim tháo xoắn làm 2 mạch đơn ADN tách nhau dần tạo chạc hình chữ Y.
(2) Enzim ADN-pôlimeraza sử dụng mạch khuôn 3/ 5/ tổng hợp mạch mới liên tục theo nguyên tắc bổ
sung.
(3) Mạch khuôn 5’3’ được tổng hợp ngắt quãng tạo các đoạn Okazaki .
(4) Hai phân tử ADN được tạo thành theo nguyên tắc bổ sung và bảo toàn.
A. (4). B. (1),(3). C. (2),(3). D. (1),(2),(3).

19. Quá trình tự sao là cơ sở cho quá trình


A. tạo ra 2 crômatit trong nhiễm sắc thể. B. tạo phân tử protein biểu hiện thành tính
trạng.
C. tạo mARN làm khuôn tổng hợp protein. D. tạo tARN vận chuyển axit amin tổng hợp
protein.
20. Ý nghĩa của quá trình tự sao là
A. đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào.
B. giúp gia tăng và tích lũy vật liệu di truyền trong tế bào.
C. giúp cho quá trình phiên mã và dịch mã tổng hợp protein.
D. giúp sự đổi mới vật chất di truyền tạo sự đa dạng của sinh vật.
21. Ở sinh vật nhân thực gen là gì
A. một đoạn ADN chứa thông tin di truyền mã hóa 1chuỗi pôlipeptit hay 1phân tử ARN.
B. một đoạn ADN qui định thông tin cấu trúc 1 loại prôtêin.
C. một phân tử ADN chứa thông tin di truyền mã hóa 1chuỗi pôlipeptit hay 1phân tử ARN.
D. một phân tử ADN qui định thông tin cấu trúc 1 loại prôtêin.
22. Mã di truyền là
A. mã bộ 1. B. mã bộ 2. C. mã bộ 3. D. mã bộ 4.

23. Mã di truyền mang tính thoái hoá nghĩa là


A. có một số mã bộ 3 không mã hoá axit amin.
B. một mã bộ 3 chỉ mã hoá 1 axit amin.
C. tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền.
D. nhiều bộ 3 khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin.
24. Mã di truyền mang tính phổ biến nghĩa là
A. có một số mã bộ 3 không mã hoá axit amin.
B. một mã bộ 3 chỉ mã hoá 1 axit amin.
C. tất cả các loại đều có chung 1 bộ mã di truyền.
D. nhiều bộ 3 khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin.
25. Mã di truyền mang tính đặc hiệu nghĩa là
A. có một số mã bộ 3 không mã hoá axit amin.
B. một mã bộ 3 chỉ mã hoá 1 axit amin.
C. tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền.
D. nhiều bộ 3 khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin.
26. Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo
A. từng bộ 3 nu. B. từng nu. C. nhiều nu. D. tùy từng loài sinh
vật.

27. Bộ 3 mở đầu trên mARN là


A. 5/UAA3/. B. 5/AUG3/. C. 5/UAG3/. D. 5/UGA3/.

28. Bộ 3 kết thúc trên mARN là


A. 5/UAA3/, 5/UAG3/, 5/UGA3/. B. 5/AUG3/, 5/UAG3/, 5/UGA3/.
C. 5/UAG3/, 5/AUG3/, 5/UUA3/. D. 5/UGA3/, 5/UAG3/, 5/UUA3/.

29. Bộ 3 mở đầu trên ADN là


A. 5/AUG3/. B. 3/TAX5/. C. 5/UAG3/. D. 3/AXT5/.

30. Bộ 3 kết thúc trên ADN là


A. 5/UAA3/, 5/UAG3/, 5/UGA3/. B. 3/ATT5/, 3/ATX5/, 3/AXT5/.
C. 3/ATX5/, 3/AXT5/, 3/AAT5/. D. 5/UGA3/, 5/UAG3/, 5/UUA3/.

31. Có bao nhiêu loại mã bộ 3?


A. 4. B. 16. C. 27. D. 64.
32. Với 2 loại nu A và U có thể tạo ra bao nhiêu loại mã bộ 3 có nghĩa? (tương ứng axit amin).
A. 7. B. 8. C. 16. D. 27.

33. Với 3 loại nu A, X và U có thể tạo ra bao nhiêu loại mã bộ 3 có nghĩa? (tương ứng axit
amin).
A. 23. B. 24. C. 26. D. 27.

34. Với 4 loại nu A, X, G và U có thể tạo ra bao nhiêu loại mã bộ 3 có nghĩa? (tương ứng axit
amin).
A. 27. B. 61. C. 63. D. 64.

35. Một phân tử mARN được phiên mã từ mạch gốc của một gen cấu trúc với 2 loại nu A và T
có thể tạo ra bao nhiêu loại mã bộ 3 có nghĩa? (tương ứng axit amin).
A. 7. B. 8. C. 16. D. 27.

36. Một phân tử mARN được phiên mã từ mạch gốc của một gen cấu trúc với 3 loại nu A, X và
T có thể tạo ra bao nhiêu loại mã bộ 3 có nghĩa? (tương ứng axit amin).
A. 23. B. 24. C. 26. D. 27.

37. Một phân tử mARN được phiên mã từ mạch gốc của một gen cấu trúc với 4 loại nu A, X, G
và T có thể tạo ra bao nhiêu loại mã bộ 3 có nghĩa? (tương ứng axit amin).
A. 27. B. 61. C. 63. D. 64.

38. Bộ ba côđon có ở phân tử


A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.

39. Bộ ba anticôđon có ở phân tử


A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.

40. Bộ ba triplet có ở phân tử


A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.

41. Ở sinh vật nhân sơ axít amin mở đầu là


A. Methionin. B. Foocmin methionin. C. Triptophan. D. Glutamic.

42. Ở sinh vật nhân thực axít amin mở đầu là


A. Methionin. B. Foocmin methionin. C. Triptophan. D. Glutamic.

43. Có bao nhiêu loại axít amin?


A. 4. B. 20. C. 64. D. 1014.

PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:


44. Một đoạn ADN xoắn kép có trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 là
5’ATTTGGGXXXGAGGX-3’. Đoạn ADN này có tổng số liên kết hidro là
A. 35. B. 40. C. 30. D. 20.

45. Một đoạn ADN xoắn kép có trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 là
5’ATTTGAAXXTGAGTT-3’. Đoạn ADN này có tổng số liên kết hidro là
A. 35. B. 40. C. 30. D. 20.

46. Một gen có khối lượng phân tử là 9x105 ĐVC. Tổng số nucleotit của gen là
A. 300. B. 1500. C. 3000. D. 30000.
47. Một gen dài 0.51 µm. Tổng số liên kết hóa trị giữa các nucleotit của gen là
A. 2999. B. 1499. C. 2998. D. 5988.

48. Gen có số nucleotit loại T bằng 13,7% tổng số nucleotit của gen. tỉ lệ % từng loại nucleotit
của gen là:
A. A=T=G=X=13,7%. B. A=T=13,7%; G=X=87,3%.
C. A=T=G=X=36,3%. D. A=T=13,7%; G=X=36,3%.

49. Một gen có A = 4G. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen là:
A. A=T=20%; G=X=80%. B. A=T=40%; G=X=10%.
C. A=T=10%; G=X=40%. D. A=T=37,5%; G=X=12,5%.

50. Một gen có 96 chu kì và tỉ lệ giữa nucleotit loại A= 1/3 G. Số lượng từng loại nucleotit của
gen là:
A. A=T=120; G=X=360. B. A=T=240; G=X=720.
C. A=T=720; G=X=240. D. A=T=360; G=X=120.

51. Một gen dài 0.51 µm. Có A=20%. Số nucleotit mỗi loại của gen là:
A. A=T=300; G=X=450. B. A=T=1200; G=X=1800.
C. A=T=600; G=X=900. D. A=T=2400; G=X=3600.

52. Một gen có số lượng nucleotit loại X=525 chiếm 35% tổng số nucleotit. Số liên kết hóa trị
giữa các nucleotit và số liên kết hydrô của gen lần lượt là:
A. 2998 và 2025. B. 1498 và 2025. C. 1499 và 2025. D. 1498 và
1500.
53. Một gen tự sao 3 lần số gen con tạo thành là
A. 2. B. 3. C. 6. D. 8.

54. Một gen tự sao x lần số gen con tạo thành là


A. 2x. B. 3x. C. 6x. D. 8x.

55. Quá trình tự sao của gen đã tạo ra các gen con có 64 mạch đơn. Số lần tự sao của gen là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.

56. Một phân tử ADN được cho vào môi trường đánh dấu chứa N15. Phân tử ADN này tự sao một
số lần liên tiếp trong các phân tử ADN được tổng hợp có tổng cộng 14 mạch polinucleotít
chứa N15. Số lần tự sao của phân tử ADN là 1x2x(2^k-1)=14
A. 3. B. 4. C. 7. D. 14.

57. Có 5 phân tử ADN được cho vào môi trường đánh dấu chứa N 15. Mỗi phân tử ADN tự sao
một số bằng nhau trong các phân tử ADN được tổng hợp có tổng cộng 70 mạch polinucleotít
chứa N15. Số lần tự sao của phân tử ADN là 8x2x(2^k-1)=70
A. 3. B. 4. C. 36. D. 70.

58. Có 8 phân tử ADN đều tự sao 4 lần đã tổng hợp được bao nhiêu mạch polinucleotít mới từ
môi trường nội bào?
A. 120. B. 240. C. 252. D. 254.
59. Một gen có số liên kết hóa trị giữa các nucleotit là 2998. Khi gen trên tự sao 5 lần. Tổng số
nucleotit tự do môi trường cung cấp là
A. 27000. B. 15000. C. 96000. D. 93000.

60. Một gen có số chu kì xoắn là 150. Có hiệu số giữa Nu loại G với loại khác là 20%. Khi gen
tự sao 3 lần số Nu loại X môi trường cung cấp là N=3000 A+G = 50% G-A=20%
A. 3600. B. 4200. C. 7350. D. 8400.

61. Một gen có số liên kết hóa trị giữa các nucleotit trên một mạch là 1499 và có 3900 liên kết
hydrô. Khi gen trên tự sao 4 lần. Số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp là:
A. Acc=Tcc=9600; Gcc=Xcc=14400. B. Acc=Tcc=4500; Gcc=Xcc=6750.
C. Acc=Tcc=9000; Gcc=Xcc=13500. D. Acc= Tcc=13500; Gcc=Xcc=9000.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Câu 21 2 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
2

Câu 41 4 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
2

Câu 61

PHẦN BÀI TẬP TỰ LUẬN:

1. Một gen có 1050 cặp nu &2550 liên kết hydrô. Trên mạch 1 có 20% T và 10% X.
a) Tính chiều dài, số chu kì xoắn, khối lượng phân tử?
b) Tính số Nu từng loại trên gen và trên mỗi mạch?
c) Nếu gen nhân đôi 3 lần tính số nu cung cấp từng loại?
2. Xét một gen có 1200 cặp nu và A chiếm 20% số nu của gen. Trên mạch 2 có A chiếm 120 và
X chiếm 20% số nu của mạch.
a) Tính chiều dài, số chu kì xoắn, khối lượng phân tử, số liên kết hoá trị giữa các Nu của gen?
b) Tính số Nu từng loại trên gen và trên mỗi mạch?
c) Nếu gen nhân đôi 3 lần tính số nu cung cấp từng loại?
3. Xét một gen có khối lượng phân tử là 72x10 4ĐVC và có hiệu số giữa Nu loại G với loại A là
10%. Trên mạch 1 có A=120, G=240.
a) Tính chiều dài, số chu kì xoắn, số liên kết hoá trị giữa đường & axít?
b) Tính số Nu từng loại trên gen và trên mỗi mạch?
c) Nếu gen tự sao 2lần tính số liên kết hydrô có trong các gen con?
4. Một gen có khối lượng phân tử 900.000 ĐVC. Trên mạch 1 của gen có A=3G, T=3X &
A=30%, X=15%số nucleotit của mạch.
a) Tính số nucleotit mỗi loại của gen và số nucleotit từng loại ở mỗi mạch của gen.
b) Tính chiều dài gen m, số liên kết hóa trị giữa đường và axít và số liên kết H2 của gen?
5. Một gen có số liên kết hóa trị giữa các nucleotit trong gen là 2998 và có tổng số nucleotit A và
1 loại khác bằng 40% của gen. trên mạch 1 có A= 150, mạch 2 có X=300.
a) Tính chiều dài gen, khối lượng phân tử, số chu kì xoắn của gen?
b) Tính số nucleotit từng loại của gen, trên mỗi mạch và số liên kết H2 giữa 2 mạch đơn gen?
c) Khi gen trên tự nhân đôi 4 lần tính số nucleotit từng loại trên các gen con?
6. Một gen có số liên kết H2 giữa 2 mạch đơn là 3600. Có hiệu số giữa 2 loại nucleotit bằng 10%
tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có A = 550, trên mạch 2 có T +G = 790.
a) Tính chiều dài gen, khối lượng phân tử, số chu kì xoắn?
b) Tính số nucleotit từng loại của gen và trên mỗi mạch đơn gen?
c) Nếu gen nhân đôi 3 lần. Tính số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân
đôi?
7. Một gen có tổng số liên kết H 2 là 3300 và có tích số % giữa hai loại nucleotit không cùng
nhóm bổ sung là 4%. Mạch 1 của gen có A = 540, G = 170.
a) Tính % và số lượng từng loại nucleotit của gen và trên mỗi mạch của gen?
b) Nếu gen nhân đôi 3 lần. Tính số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình này?
8. Một gen có chiều dài 0,408 m trên mạch 1 của gen có tỉ lệ: A: T: G: X lần lượt theo tỉ lệ
1:2:3:4.
a) Tính số liên kết hóa trị giữa các nucleotit trong gen?
b) Tính số nucleotit từng loại ở mỗi mạch của gen và số nucleotit từng loại của cả gen?
c) Gen nhân đôi một số lần được môi trường cung cấp 5400 nucleotit tự do loại A. Tính số gen
con mới hoàn toàn có 2 mạch được tạo thành từ các nucleotit tự do của môi trường?

Ghi nhớ

1) Đơn vị kích thước: 1mm = 103m = 106nm = 107Å.


∑ Nu
2) Chiều dài của 1 phân tử ADN (gen)  = 2 x 3,4Å.
∑ Nu
3) Số chu kì xoắn của gen: C = 20 .
4) Khối lượng phân tử của gen: M = Nu x 300 ĐVC.
5) Số liên kết hydrô: LKH= 2A+3G.
∑ Nu
6) Số liên kết hóa trị: *LKHT1m= 2 -1 *LKHT2m=Nu –2 *LKHTđường, axít=2(Nu –1).
7) Số nucleotit của ADN: A=T=A1+T1=A1+A2. G=X=G1+X1= G1+ G2.
A=T= A% x Nu. G=X= G% x Nu.
 % từng loại nucleotit của ADN: A%+G%= 50%.
A 1 %+ A 2 % T 1 %+T 2 % G 1 %+G 2 % X 1 % + X 2 %
= =
A% = T% = 2 2 . G% = X% = 2 2 .
x
8) Khi gen tự nhân đôi (tự sao) x lần => số gen con = 2 .
* Số nucleotit cung cấp khi gen nhân đôi x lần Nucc = (2x-1) Nu.
Acc= Tcc= (2x  1) A. Gcc= Xcc= (2 x  1)
G.
*Khi gen nhân đôi x lần: LKHphá vỡ = (2x  1) (2A + 3G).
LKH ở các gen con =2x (2A + 3G).
LKHT hình thành ở các gen con = (2x1) (Nu 2).
Bài 2: PHIÊN MÃ & DỊCH MÃ
I. PHIÊN MÃ (sao mã).
1. Khái niệm: là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn 3/ 5/ của ADN (chỉ có 1 mạch làm khuôn)
2. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:

Loại Cấu trúc Chức năng

ARN thông tin mạch thẳng đơn 5/3/ làm khuôn để tổng hợp prôtêin tại ribôxôm
(mARN , iARN) chứa các bộ ba côdon (truyền đạt thông tin di truyền từ nhân đến tế bào chất)

ARN vận chuyển mạch xoắn đơn 3/ 5/, + vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
(tARN, sARN) có 1 bộ ba đối mã đặc + “người phiên dịch”, dịch mã trên mARN thành trình tự các
hiệu (anticôđon) axit amin trên chuỗi pôlipeptit

ARN ribôxôm mạch xoắn đơn ARN ribôxôm (rARN) kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm
(rARN)

3. Cơ chế phiên mã: liên tục


4. Quá trình phiên mã:
* Khởi đầu: enzim ARN pôlimêraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có
chiều 3’  5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
* Kéo dài: ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc 3 /5/ trên gen để tổng hợp phân tử mARN theo
chiều 5’3’và theo nguyên tắc bổ sung (Agốc- U, Tgốc- A, Ggốc -X và Xgốc- G)
* Kết thúc:
- Khi enzim di chuyển tới cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã giải phóng phân tử mARN.
- Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
- Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp prôtêin.
Kết quả: 1 ADN phiên mã 1 lần cho 1 mARN; 1 ADN phiên mã k lần cho k mARN
II. DỊCH MÃ (giải mã)
1.Khái niệm: Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin.
2.Quá trình dịch mã: chia thành 2 giai đoạn:

a.Hoạt hóa axit amin: Dưới tác dụng của enzim, ATP, tARN gắn với axit aminphức hợp axit amin–
tARN
b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit
Mở đầu:
-Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (nằm gần côđôn mở đầu).
-Bộ ba đối mã trên tARN mang axít amin mở đầu bổ sung chính xác với côđon mở đầu trên mARN. -
Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
Kéo dài chuỗi pôlipeptit:
- tARN vận chuyển mang axit amin thứ nhất tới ribôxôm, anticodon của nó khớp bổ sung với codon
trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất.
- Ribôxôm di chuyển 1bộ 3 trên mARN, tARN để lại axit amin mở đầu rời khỏi ribôxôm.
- Tiếp theo tARN vận chuyển mang axit amin thứ 2 tới ribôxôm, anticodon của nó khớp bổ sung với
codon trên mARN. Enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa axit amin 1 và axit amin 2. Sư dịch chuyển của
ribôxôm lại tiếp tục theo từng bộ ba trên mARN.
Kết thúc:
- Quá trình dịch mã cứ tiếp diễn đến khi gặp codon kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
- Nhờ một loại enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu (Methiomin) tách khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp
 hình thành phân tử prôtêin hoàn chỉnh.
-Chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn, trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
* Trong quá trình dịch mã, trên mARN thường có 1 số ribôxôm (pôlixôm) tham gia tổng hợp giúp
tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
Kết quả: 1 ribosom trượt trên 1 mARN tạo 1 phân tử prôtein
n ribosom trượt trên k mARN tạo n. k phân tử prôtein

Tóm lại: Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:

(1) nhân đôi của ADN, (2) phiên mã, (3) dịch mã, (4) biểu hiện .

PHẦN LÍ THUYẾT TRẮC NGHIỆM:


1. Chức năng của tARN là :
A. tham gia cấu tạo ribôxôm. B. truyền đạt thông tin di truyền qua các thế
hệ.
C. vận chuyển axít amin và dịch mã di truyền. D. truyền đạt thông tin di truyền từ nhântế
bào chất.
2. Chức năng của rARN là:
A. tham gia cấu tạo ribôxôm. B. truyền đạt thông tin di truyền qua các thế
hệ.
C. vận chuyển axít amin và dịch mã di truyền. D. truyền đạt thông tin di truyền từ nhântế
bào chất.
3. Chức năng của mARN là :
A. tham gia cấu tạo ribôxôm. B. truyền đạt thông tin di truyền qua các thế
hệ.
C. vận chuyển axít amin & dịch mã di truyền. D. truyền đạt thông tin di truyền từ nhântế
bào chất.
4. Cấu trúc không gian của mARN là mạch
A. xoắn kép. B. thẳng đơn. C. thẳng kép. D. xoắn đơn chia 3 thùy.
5. Cấu trúc không gian của tARN là mạch
A. xoắn kép. B. thẳng đơn. C. thẳng kép. D. xoắn đơn chia 3 thùy.
6. Phiên mã là qúa trình
A. tự sao của ARN.
B. tổng hợp ARN mạch kép.
C. truyền thông tin di truyền từ ADN mạch kép sang ARN mạch đơn.
D. truyền thông tin di truyền từ ARN mạch kép sang ADN mạch đơn.
7. Quá trình phiên mã diễn ra ở đâu?
A. Nhân tế bào. B. Tế bào chất. C. Ribôxôm. D. Nhân tế bào và tế
bào chất.
8. Quá trình phiên mã diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Nhân tế bào. B. Tế bào chất. C. Ribôxôm. D. Nhân tế bào và tế
bào chất.
9. Loại ARN nào sau đây được tổng hợp dựa trên mạch khuôn mẫu ADN?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. mARN, tARN,
rARN.
10. ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN?
A. Từ đọan okazaki. B. Từ cả 2 mạch của ADN.
C.Từ mạch có đầu 5’. D. Từ mạch mang mã gốc.
11. Mạch gốc của gen phiên mã mARN có trình tự các Nu là …TAGXXAGT… Trình tự các nu trên
mARN được tổng hợp từ mạch gốc của gen trên là
A. …ATXGGTXA… B. …ATGXXAGT… C.… AUXGGTXA… D. …
AUXGGUXA…
12. Trong điều kiện nhân tạo, người ta đã tổng hợp được 1 đoạn phân tử ADN xoắn kép. Khi phiên mã
tạo mARN có 3 loại Nu A, U, X. Đoạn ADN này có các loại Nuclêôtit là
A. A, T, G. B. A, T, G, X. C. A, T, X. D. A, U, G.
13. Điều nào sau đây đúng về quá trình phiên mã?
A. Cả 2 mạch ADN đều làm khuôn tổng hợp ARN.
B. Phân tử mARN được tổng hợp theo hướng 3/  5/.
C. Chỉ một mạch của ADN 3/  5/ được dùng làm khuôn tổng hợp ARN.
D. Enzym ARN polimeraza bám vào ADN và di chuyển theo hướng 5/  3/.
14. Điều nào sau đây đúng về quá trình phiên mã?
(1) enzim ARN pôlimêraza bám vào vùng mã hóa làm gen tháo xoắn.
(2) Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
(3) Phân tử mARN được tổng hợp có chiều 3’5’.
(4) ARN pôlimeraza khi gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã giải phóng phân tử mARN.
A. (2),(3). B. (2),(4). C. (1),(3). D. (1),(2),(4).
15. Điều nào sau đây chưa đúng về quá trình phiên mã?
(1) enzim ARN pôlimêraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn.
(2) Mạch mã gốc tổng hợp mARN có chiều 3’  5’.
(3) ADN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc tổng hợp phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung
(4) Sau khi phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
A. (1),(2). B. (3),(4). C. (1),(3). D. (1),(3),(4).
16. Điều nào sau đây chưa đúng về quá trình phiên mã?
(1) Mạch mã gốc tổng hợp mARN có chiều 5’  3’.
(2) ARN pôlimeraza bám vào tại vị trí đặc hiệu trên mARN.
(3) ARN được tổng hợp theo cơ chế nửa gián đoạn.
(4) ARN pôlimeraza khi gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã giải phóng phân tử mARN.
A. (1),(3). B. (2),(4). C. (1),(2),(3). D. (2),(3),(4).
17. Loại ARN nào sau đây làm nhiệm vụ dịch mã di truyền?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. mARN và tARN.
18. Bộ ba nuclêôtít ở một đầu của phân tử tARN được gọi là
A. bộ 3 mã gốc. B. bộ 3 mã sao (côđon). C. bộ 3 mã hóa. D. bộ 3 đối mã
(anticôđon).
19. Quá trình dịch mã là quá trình
A. nhân đôi ADN. B. tổng hợp ARN. C. tổng hợp prôtein. D. tổng hợp nhiễm
sắc thể.
20. Thành phần nào không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. ribôxôm.
21. Các yếu tố nào tham gia quá trình hoạt hoá axit amin? (1) Axít amin, (2) ADN, (3) ATP, (4) rARN,
(5) tARN, (6) AMP.
A. (1), (3), (5). B. (1), (3), (5), (6). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (3), (4), (5).
22. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptít diễn ra ở bào quan nào?
A. Nhân. B. Lạp thể. C. Ribôzôm. D. Ty thể.
23. Quá trình dịch mã gồm các giai đoạn:
A. mở đầu và kết thúc. B. hoạt hoá axít amin, tổng hợp chuỗi polipeptít.

C. mở đầu, kéo dài và kết thúc. D. tổng hợp chuỗi polipeptít, mở đầu, kéo dài,
kết thúc.
24. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptít gồm các giai đoạn:
A. mở đầu và kết thúc. B. hoạt hoá axít amin, tổng hợp chuỗi polipeptít.

C. mở đầu, kéo dài và kết thúc. D. tổng hợp chuỗi polipeptít, mở đầu, kéo dài,
kết thúc.
25. Các tiểu phần của ribôxôm kết hợp với nhau tạo ribôxôm hoàn chỉnh khi
A. tARN mang axít amin đến mARN. B. hoàn tất quá trình phiên mã.
C. bắt đầu quá trình tổng hợp prôtein. D. các tiểu phần này di chuyển từ nhân ra tế bào
chất.
26. Mỗi bước trượt của ribôxôm trên mARN tương ứng với
A. 1nu. B. 3,4A0. C. 1 côdon. D. 2 mã bộ 3.
27. Số tiểu đơn vị của ribôzôm là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
28. Mã bộ 3 mở đầu trên mARN là
A. 5’UUA3/. B. 5’AUG3/. C. 5’UAG3/. D. 5’GAU3/.
29. Mã bộ 3 nào sau đây không phải là mã kết thúc trên mARN?
A. 5’UAA3/. B. 5’UAG3/. C. 5’UUA3/. D. 5’UGA3/.
30. Trong quá trình giải mã, khi riboxom tiến tới mã bộ 3 tiếp theo thì hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Chuỗi pôlipeptit mới được tổng hợp sẽ tách khỏi ribôxôm.
B. Chuỗi pôlipeptit hoàn thành cấu trúc không gian bậc 2 và 3.
C. Liên kết peptit giữa 2 axit amin trước và sau sẽ được hình thành.
D. tARN mang axit amin đến ribôxôm khớp với bộ ba mã sao qua bộ 3 đối mã.
31. Trong quá trình dịch mã có nhiều ribôxôm trượt qua cùng một lúc gọi là
A. polixôm. B. polinu. C. ARN ribôxôm. D. poliester .
32. Trong quá trình dịch mã có nhiều ribôxôm trượt qua cùng một lúc nhằm mục đích
A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtein. B. tăng cường kiểm soát quá trình tổng hợp
prôtein.
C. tăng hiệu suất tổng hợp mARN. D. tăng cường kiểm soát quá trình tổng hợp
mARN.
33. Sau khi tổng hợp xong chuỗi polipeltit enzyme đặc hiệu sẽ
A. làm tách axít mở đầu. B. cắt mARN thành các nu.
C. tách 2 tiểu phần của ribôxôm. D. tạo prôtein có cấu trúc bậc cao hơn.
34. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quá trình dịch mã của E. Coli?
A. Axit amin mở đầu là foocmin mehtionyl.
B. Ribôxôm bám trên đầu 5/ của mARN tại vị trí bất kì.
C. Chỉ có một ribôxôm tham gia dịch mã để tổng hợp prôtein.
D. Quá trình tổng hợp ribôxôm hoàn chỉnh diễn ra sau khi hoàn tất quá trình phiên mã.
35. Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân tế bào nhân thực.
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành 2 giai đoạn: hoạt hóa axit amin &tổng hợp chuỗi polipeptit.
(3) Trong quá trình dịch mã trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với codon 5/UUG3/ trên phân tử mARN.
A. (2),(3). B. (1),(4). C. (2),(4). D. (1),(3).
36. Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi của ADN và quá trình tổng hợp ARN là
A. độ chính xác cao. B. xảy ra suốt chiều dài của phân tử ADN
mẫu.
C. chỉ xảy ra ở sinh vật nhân thực. D. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ
sung.
37. Vật liệu di truyền được truyền qua các thế hệ nhờ quá trình
A. tự sao. B. phiên mã. C. dịch mã. D. tự sao, phiên mã,
dịch mã.
38. Thông tin di truyền biểu hiện thành tính trạng thông qua quá trình (1) tự sao; (2) phiên mã; (3) dịch
mã.
A. (3). B. (2),(3). C. (1),(3). D. (1),(2),(3).
39. Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền
A. ADN nhân đôi  2ADN, ADN phiên mã  mARN, mARN dịch mã  protein.
B. ARN nhân đôi 2ARN, ARN phiên mã ADN, ADN dịch mã protein.
C. ADN nhân đôi 2ADN, ADN phiên mã tARN, tARN dịch mã protein.
D. ADN nhân đôi 2ADN, ADN phiên mã mARN và tARN, mARN và tARN dịch mã
protein.
PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
40. Một gen thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần. Số phân tử mARN được tạo ra là:
A. 25. B. 5. C. 32. D. 10.
41. Có 8 gen đều tự nhân đôi 3 lần đã tổng hợp các gen con. Mỗi gen phiên mã 3 lần. Có bao nhiêu mạch
polinucleotít mới lấy từ môi trường nội bào?
A. 64. B. 72. C. 128. D. 192.
42. Một phân tử mARN có chiều dai 3386,4 A0, thì số mã bộ ba của phân tử mARN đó là:
A. 331. B. 332. C. 995. D. 996.
43. Một gen có 1200 cặp nucleotit. Tổng số nucleotit của mARN là:
A. 600. B. 1200. C. 2400. D. 4800.
44. Một phân tử mARN có 300 uraxin, chiếm 25% tổng số nuclêôtit. Gen tổng hợp ra phân tử mARN có
tổng số nuclêôtit là:
A. 1200. B. 2400. C. 3000. D. 750.
45. Một phân tử mARN có 240 uraxin, 10% adênin 40% guanin và 30% xitôzin. Số lượng từng loại
nuclêôtit môi trường cung cấp để tổng hợp năm phân tử mARN có cấu trúc trên là:
A. U= 1200; A= 600; G= 2400; X= 1800. B. U= 1200; A= 1200; G= 2400; X= 1800.

C. U= 7440; A= 3720; G= 14880; X= 11160. D. U= 3720; A= 7440; G= 11160; X=


14880.
46. Một gen có 450 adênin và 1050 guamin. Mạch gốc của gen có 300 timin và 600 xitôxin. Số lượng các
loại nuclêôtit A, U, G, X của phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên lần lượt là:
A. 300; 150; 600; 450. B. 150; 300; 450; 600. C. 150; 300; 600; 459. D. 300; 150; 450;
600.
47. Một gen có 3900 liên kết hydro, có A= 600. Gen trên phiên mã 3 lần số nuclêôtit môi trường cung
cấp là
A. 1500. B. 3000. C. 4500. D. 9000.
48. Một gen dài 2040A0. Khi gen trên phiên mã một lần đã có 350 nuclêôtit loại guamin và 150 nuclêôtit
loại xitôxin đến bổ sung với mạch gốc. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:
A. A=T=350; G=X=150. B. A=T=150; G=X=350.
C. A=T=500; G=X=100. D. A=T=100; G=X=500.
49. Một gen có tì lệ A/G = 2/3. Khi gen phiên mã hai lần môi trường tế bào đã cung cấp 450 uraxin và
750 adênin. Số liên kết hydrô của gen nói trên là
A. 4050. B. 3900. C. 2760. D. 2880.
50. Một gen có 1199 liên kết hóa trị giữa các nucleotit trên 1 mạch. Gen trên phiên mã 6 lần. Số nucleotit
tự do môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là
A. 3600. B. 7200. C. 14400. D. 37200.
51. Một gen phiên mã tạo một phân tử mARN. Trên mARN này có 6 ribôxôm trượt qua không lập lại. Số
phân tử prôtein được tổng hợp là
A. 1. B. 6. C. 12. D. 36.
52. Một gen phiên mã tạo 3 phân tử mARN. Trên mARN này có 6 ribôxôm trượt qua không lập lại. Số
phân tử prôtein được tổng hợp là
A. 3. B. 6. C. 9. D. 18.
53. Một gen nhân đôi 4 lần, mỗi gen con tạo ra đều phiên mã 3 lần và trên mỗi bản phiên mã đều có 6
ribôxôm trượt qua không lập lại. Số phân tử prôtein được tổng hợp là
A. 50. B. 72. C. 144. D. 288.
54. Một gen dài 0.408 µm. Gen này quy định tổng hợp một phân tử prôtein có số axit amin là
A. 398. B. 399. C. 397. D. 1198.
55. Một gen quy định tổng hợp một phân tử prôtein có 120 chu kì xoắn. Số axít amin cung cấp cho quá
trình tổng hợp prôtein trên là
A. 398. B. 399. C. 397. D. 498.
56. Một gen quy định tổng hợp một phân tử prôtein có 72 x 10 4 ĐVC. Số liên kết peptit có trong phân tử
protein trên là
A. 398. B. 399. C. 397. D. 498.
57. Cho biết cấu trúc 10 phân tử Protein gồm 4480aa. Khối lượng phân tử của gen là
A. 9 x 105ĐVC. B. 81 x 104ĐVC. C. 405 x 103ĐVC. D. 18 x 104ĐVC.
58. Một gen có số liên kết hóa trị giữa các nucleotit trên 2 mạch là 2398. Trong quá trình dịch mã, nếu
mỗi tARN chỉ mang 1 axit amin đến 1 lần. Số tARN tham gia dịch mã là
A. 398. B. 399. C. 397. D. 400.
59. Một phân tử mARN có chiều dài 4080 A O. Khi phân tử mARN dịch mã có 10 riboxom trượt qua 1
lần. Số axit amin môi trường cung cấp cho qúa trình dịch mã là
A. 399. B. 3990. C. 409. D. 2990.
60. Một phân tử mARN có tổng số 900 đơn phân khi dịch mã có 5 riboxom trượt qua 1 lần. Số lượt phân
tử tARN vận chuyển axit amin đến riboxom là
A. 1495. B. 4495. C. 1490. D. 895.
61. Một gen có số liên kết hoá trị giữa các nucleotit trên 2 mạch là 2998. Trong quá trình phiên mã &
dịch mã, môi trường cung cấp 3000 nucleotit, 9980axit amin. Số lượt ribôxôm tham gia giải mã là
A. 5. B. 10. C. 15. D. 20.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Câu 21 2 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
2

Câu 41 4 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
2

Câu 61

PHẦN BÀI TẬP TỰ LUẬN:


1. Một gen có  = 0,51m và 3900 liên kết H2. Khi mạch 1 gen trên sao mã tạo 1 phân tử
mARN có số nucleotit loại A= 2U, G= 3X.
a) Tính số nucleotit loại của gen và số nucleotit từng loại trên mỗi mạch của gen?
b) Nếu gen sao mã 5 lần. Tính số nucleotit tự do từng loại môi trường cung cấp?
2. Một gen chứa 3000 nucleotit. Mạch 1 của ADN này tổng hợp 1 phân tử mARN với tỉ lệ các
nucleotit như sau: A%= 20%; G%= 40%; X%= 30%.
a) Tính số lượng từng loại nucleotit của mARN?
b) Nếu gen sao mã 5 lần, số nucleotit tự do mỗi loại do môi trường cung cấp là bao nhiêu?
c) Tỉ lệ % và số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch và trên toàn gen?
3. Một gen có tổng số 2 loại Nu bằng 40%. Gen đó tái sinh 2 đợt tạo các gen con chứa 12000
Nu. Khi các gen con sinh ra đều sao mã 2 lần môi trường đã cung cấp 5816U và 3976G.
a) Số lượng từng loại nu của mỗi gen con bằng bao nhiêu?
b) Số lượng từng loại nu của 1 phân tử mARN?
c) Tính số nu từng loại của tARN tham gia giải mã, biết rằng mã kết thúc trên mARN là
UAA.
4. Một gen có 400X trên 1mạch. Số mạch đơn ban đầu chiếm 12,5% tổng số mạch đơn trong
gen đã được nhân đôi từ gen ban đầu. Trong quá trình nhân đôi môi trường cung cấp
21000Nu, trong đó có 4200T. Mỗi gen sao mã 1 lần. Môi trường đã cung cấp cho quá trình
sao mã và giải mã là 2000U và 19920 axit amin để cấu trúc nên các prôtein hoàn chỉnh
a) Tính chiều dài, khối lượng phân tử, chu kì xoắn của gen?
b) Số lượng từng loại Nu của mỗi mạch đơn trên gen?
c) Số lượt ribôxôm trượt trên 1 mARN là bao nhiêu?
5. Một gen có số liên kết hóa trị giữa đường và axít là 3598. Trên mỗi mạch đơn của gen có T=
G, trên mạch 2 có X bằng 175 nucleotit. Trong quá trình phiên mã môi trường đã cung cấp
1375U.
a) Tính số lượng nucleotit từng loại trên gen?
b) Tính số nucleotit cung cấp từng loại cho quá trình phiên mã?
6. Một phân tử prôtein hoàn chỉnh được tổng hợp đã sử dụng 499 lượt tARN. Các bộ 3 đối mã
trong các lượt tARN có 498U, 3 loại nucleotit còn lại đều có số lượng bằng nhau. Mã kết
thúc là UAG.
a) Khối lượng phân tử, số chu kì xoắn, số liên kết hóa trị giữa đường và axít?
b) Số lượng từng loại nucleotit trên 1 mARN?
c) Số liên kết hydrô bị phá vỡ khi gen tự nhân đôi 3 lần?
Ghi nhớ
1) Đơn vị: 1 nu = 3,4 Å. 1 nu = 300 ĐVC. 1 axit amin = 110 ĐVC.
2) ARN =  gen tương ứng.
3)  NuARN =  Nu1 mạch gen.
4) Số liên kết hóa trị liên kết các nu trên mARN = Nu – 1.
3) Khi sao mã 1 mạch gen làm gốc: A gốc = rU. X gốc = rG. T gốc = rA. G gốc = rX.
- Số nucleotit từng loại của gen dựa trên mARN: A=T= A 1+ A2 = rA + rU. G=X= G1+ G2 = rG
+ rX.
- 1 gen sao mã k lần tạo k phân tử mARN.
4) 1 phân tử ARNm có thể được nhiều Ribôxôm trượt qua:
- Mỗi Ribôxôm trượt hết 1 ARNm cho 1 phân tử Prôtein.
- Nếu n Ribôxôm trượt hết k phân tử mARN cho được (n,k) phân tử Prôtein.
Σ Nu
−1
5) Số aa môi trường cung cấp cho 1 Ribôxôm giải mã trên 1 mARN là : aacc = 6 .
Σ Nu
−1
- Số axít amin môi trường cung cấp cho n Ribôxôm giải mã trên k mARN: aacc = 6
n.k.
8) Số axít amin cấu thành 1 phân tử prôtein do 1 Ribôxôm tổng hợp trên 1 mARN: aa =
Σ Nu
−2
6 .
Σ Nu
−2
- Số axít amin cấu thành 1 phân tử P do n Ribôxôm tổng hợp trên k ARNm: aa= 6 n.k
9) Số liên kết peptit trong 1 phân tử Prôtein hoàn chỉnh
= số phân tử nước giải phóng trong 1 phân tử prôtein hoàn chỉnh
= số axit amin trong phân tử prôtein – 1.

You might also like