You are on page 1of 8

NƯỚC ANOLYTE

I. Chất sát khuẩn:


1. Định nghĩa:
- Sát khuẩn là loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ nhưng không
diệt bào tử vi khuẩn
2. Phân loại Spaulding:
- Bảng phân loại Spaulding sử dụng để phân loại mức độ cần làm sạch, khử khuẩn và tiệt
khuẩn cho dụng cụ đã sử dụng cho bệnh nhân.
- Theo Spaulding, thiết bị y tế và dụng cụ phẫu thuật được phân loại theo mức độ tiếp xúc
với mô cơ thể và nguy cơ gây nhiễm trùng khi sử dụng chúng, bao gồm: Không thiết yếu,
bán thiết yếu và thiết yếu

Loại dụng cụ Mức độ tiếp xúc Ví dụ Mức độ xử lý


Dụng cụ Tiếp xúc với da lành Ống nghe, máy đo huyết Làm sạch rồi khử
không thiết áp, bề mặt máy móc, băng khuẩn mức độ thấp
yếu ca, nạn... đến trung bình
Dụng cụ bán Tiếp xúc với niêm mạc Dụng cụ hô hấp, ống nội Khử khuẩn mức độ
thiết yếu hay da không lành lặn soi mềm, ống nội khí cao
quản, bộ phận hô hấp
trong gây mê…
Dụng cụ thiết Tiếp xúc với mô bình Dụng cụ phẫu thuật, kính Tiệt khuẩn
yếu thường vô trùng hay hệ nội soi ổ bụng hay khớp,
thống mạch máu hoặc thiết bị chịu nhiệt và đèn
những cơ quan có dòng nội soi cần tiệt khuẩn…
máu đi qua.

3. Các mức độ khử khuẩn:


- Mỗi loại vi sinh vật nhạy với các mức độ khử tiệt khuẩn khác nhau. Phân loại nhóm vi
sinh vật theo thứ tự từ nhạy cảm thấp đến cao đối với các mức độ khử khuẩn

Khử khuẩn mức độ thấp:


 Tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường, vài virus và nấm
 Không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn (vi khuẩn lao)
Khử khuẩn mức độ trung bình:
 Khử được M. tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm
 Không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn
Khử khuẩn mức độ cao:
 Tiêu diệt toàn bộ VSV và một số bào tử vi khuẩn
 Đối với bào tử vi khuẩn phải đi kèm với các điều kiện (nhiệt độ, áp suất, thời gian và
độ ẩm)
II. Hóa chất khử khuẩn nhóm Halogen:
1. Đặc điểm:
- Tác nhân kháng virus và vi khuẩn hữu hiệu.
- Tính oxy hoá mạnh và tổn thương màng tế bào, nhiễm sắc thể (clo hoá các base
nucleotid) và enzym.
- Hợp chất clo và iod được sử dụng nhiều nhất.
- Chất khử khuẩn ở mức độ trung bình.

2. Cơ Chế:
a. Clo:
- Cơ Chế chưa rõ, có thể:
+ HOCl giải phóng oxy mới sinh ra để oxy hóa các thành phần chủ yếu của
nguyên sinh chất.
2HOCl => H2O + Cl2 +O
+ Cl kết hợp với protein của màng tế bào để tạo phức hợp N-Cl làm gián đoạn
chuyển hóa màng tế bào.
+ Oxy hóa nhóm - γH của một số enzym làm bất hoạt không hồi phục.
- Tác dụng ở pH trung tính hoặc acid nhẹ (tối ưu là 5) ở nồng độ 0,25 ppm (phần triệu) Clo
có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều chủng, trừ vi khuẩn lao có sức đề kháng mạnh hơn.
b. Iod:
- Làm tủa protein và oxy hóa các enzym chủ yếu theo nhiều cơ chế:
+ Phản ứng với các nhóm NH, SH, phenol, các carbon của các acid béo không bão
hòa, làm ngăn cản tạo màng vi khuẩn.
- Iod có tác dụng diệt khuẩn nhanh trên nhiều vi khuẩn, virus và nấm bệnh.

III. Nước Anolyte:


1. Tổng quan:
- Dung dịch hoạt hóa điện hóa, không màu, có mùi clo nhẹ.
- Thường dùng để diệt khuẩn, sát khuẩn.

- Tính ổn định rất kém, dung dịch sát khuẩn anolyte không bền, dễ mất đi khả năng diệt
khuẩn theo thời gian nếu không được cung cấp H+, HOCl và Cl2 bằng điện phân muối
nước liên tục
+ Do HClO → Cl- khi đó anolyte sẽ đơn thuần là nước muối loãng → không nên
trữ sản phầm lâu dài.
- Việc dễ phân hủy của nước Anolyte khiến cho chất này ít gây ô nhiễm với môi
trường hơn do sau khi sử dụng thì nó không còn hoạt tính.

2. Thành Phần:
- Tùy hệ thống điện phân cũng như quy trình sản xuất sẽ có nhiều loại ion khác nhau.
- Trong đó sẽ có những loại thành phần chính HOCl và thành phần khác như ClO-, Cl2,
Cl-, Na+...
Lưu ý khi sử dụng: tránh dùng chung với các sản phẩm có tính acid, do có thể thải ra khí
Clo gây độc.

*Cơ chế tác động:


- Các gốc tự do và các nguyên tử đơn được tạo ra sẽ tiêu diệt các vi sinh vật bằng cách:
+ Tương tác với các polymer sinh học và các chất hữu cơ tương tự như trong
đại thực bào.
+ Mất ổn định và nâng cao điện tích của nước, tạo ra một môi trường trong đó
vi khuẩn không thể tồn tại.

3. Điều Chế:
- Nước diệt khuẩn anolyte được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch nước muối
loãng NaCl, sử dụng hệ thống buồng điện phân có màng ngăn. Nước diệt khuẩn
anolyte thu được ở cực dương (anode).

- Phương trình phản ứng:


+ Cực âm (Cathode): 2H20 + 2e  H2 + 2OH-
+ Cực dương (Anode): 2H204H+ + O2- + 4e
2Cl-  Cl2 + 2e
- Dung dịch được hoạt hóa tại vùng anode đặc trưng bởi hoạt tính thiếu điện tử,
thể hiện tính chất oxy hóa.
- Nếu không có sự ngăn cách hoàn toàn, một phần sản phẩm khí Cl2 bên anode
tiếp xúc với dung dịch NaOH bên cathode  NaClO với gốc acid ClO- (nước
điện phân trung tính NEW) có tính oxy hóa mạnh, hiệu quả trong việc sát khuẩn.
- Có thể thấy thành phần nước Anolyte tương tự như nước Javel, nhưng hai nước này
có những điểm khác nhau cơ bản:
+ Anolyte được điều chế bằng điện phân dung dịch muối NaCl có màng ngăn
và được tạo ra từ anode.
+ Điện phân không có màng ngăn thì Cl2 sẽ phản ứng với OH- và Na+ tạo ra
ClO- và Cl- tạo ra nước Javel.
+ Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tính sát khuẩn và oxy hóa của nước anolyte
mạnh hơn nước Javel từ 80-100 lần.
+ Mức độ gây kích ứng da, kích ứng màng, gây độc tính cấp thấp hơn nhiều
lần NaClO.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng diệt khuẩn của nước Anolyte:
a. pH:
- HClO là một acid yếu pKa = 7,46, hoạt động mạnh nhất ở pH = 5,0 – 6,5.
 pH < 4: có khả năng hình thành Cl2 thoát ra, làm giảm hàm lượng clo hoạt tính,
giảm khả năng kháng khuẩn.
 pH > 7,5: HOCl phân hủy thành ion H+ và ClO-. ClO- tích điện âm, màng tế bào
vi khuẩn tích điện âm → ClO- khó xâm nhập qua màng tế bào hơn HOCl.
b. Clor hoạt tính:
- Liên quan đến nồng độ các chất có chứa clo trong nước anolyte.
c. Khả năng oxy hóa – ORP (Oxidation reduction potential)
- Thế oxi hóa – khử cao trong nước anolyte do gốc hydroxy tự do, hình thành do liên kết
không bền giữa nhóm hydroxy và clo trong HOCl.
- Thế oxi hóa – khử cao phá hủy màng tế bào, làm gián đoạn các quá trình chuyển hóa
bên trong tế bào.

5. Anolyte trong diệt khuẩn và diệt viruss:


a. Trong diệt vi khuẩn:
b. Trong diệt viruss:

Hiệu quả của nước oxy hóa điện phân để vô hoạt E.Coli O157:H7, Samonella enteritidis và
Listeria monocytogenes

• Nhận xét thấy: Tại thời điểm 0, cả mẫu xử lý và mẫu đối chứng của cả ba mầm bệnh đều có số lượng vi
khuẩn trung bình xấp xỉ là 8,0 log CFU/ml. Sau 5 phút tiếp xúc ở 4°C, số lượng vi khuẩn E. coli O157:H7
trong các mẫu xử lý đã giảm xuống dưới 1,0 log CFU/ml (chỉ được phát hiện bằng cách làm giàu trong
TSB trong 24 giờ), trong khi quần thể S. enteritidis và L. monocytogenes lớn hơn một chút so với 1,0 log
CFU/ml. Tất cả ba mầm bệnh đều giảm đến mức không thể phát hiện được (được xác định bằng cả quy
trình đổ đĩa và làm giàu) sau 10 phút tiếp xúc với nước EO ở 4°C.

• Kết luận: Kết quả cho thấy nước EO có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt vi khuẩn E. coli O157:H7, S.
enteritidis và L. monocytogenes , cho thấy ứng dụng tiềm năng của nó trong việc khử nhiễm thực phẩm
và bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.

Hiệu quả nước máy điện phân có tác dụng diệt vi khuẩn miệng trên in vivo và in vitro

- Nước máy điện phân (nước Puri) được cho tiếp xúc với năm loại vi khuẩn gây bệnh nha chu
chính/ bàn chải đánh răng bị nhiễm các vi khuẩn này trong 30 giây.
- Ngoài ra, nước Puri được sử dụng làm nước súc miệng trong 30 giây ở 16 đối tượng và tác dụng
kháng khuẩn đối với vi khuẩn nước bọt đã được đánh giá.
- Làm giảm đáng kể sự phát triển của Streptococci đột biến trên môi trường thạch mitisSavrius-
Bacitracin.
 Chứng minh rằng nước máy điện phân có hiệu quả như nước súc miệng và khử trùng bàn chải
đánh răng.
b. Tác dụng diệt virus

Hình. Đánh giá hoạt động kháng virus SARS-CoV2 nuôi cấy
trên 1% huyết thanh bò (1% FBS containing SARS-CoV2)
được trộn với nước cất hai lần (DDW) và nước điện phân
acid. Thời gian 1 phút.

● Có sự khác nhau về khả năng kháng virus khi thay đổi tỉ lệ virus : dung dịch thử nghiệm (1:1;
1:5; 1:9). Nồng độ virus giảm khi tỉ lệ nước điện phân acid tăng lên. Ở tỉ lệ 1 : 9, lượng virus còn
lại nằm dưới giới hạn nhận biết (>99,99% bị bất hoạt).
● Kết luận : nước điện phân có khả năng diệt virus.

6. Ứng dụng:
- Chăm sóc vết thương.
* Giải thích hình ảnh:
+ HOCl xuyên qua lớp màng lipid kép theo cơ chế khuếch tán thụ động (kích thước phân tử nhỏ
và phân tử trung hòa điện) → gây biến tính và đông tụ protein.
+ HOCl phá hủy thành tế bào vi khuẩn, xuyên qua màng → gây kết tụ các thể vùi tế bào (các kho
dự trữ chất dinh dưỡng).
+ Giảm hoạt động của TCC dehydrogenase → tăng tính thấm của màng tế bào → gây rò rỉ K+,
protein, DNA.

- Nước súc miệng.


- Nước rửa tay.
- Khử khuẩn môi trường.

IV. Tổng kết:


- Trả lời câu hỏi của Báo Tuổi trẻ: Có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra tính an toàn và không độc
hại của nước Anolyte:
+ Trên chuột: chuột được sử dụng Anolyte như nước uống hằng ngày trong 8 tuần, không cho thấy
phát hiện nào.
+ Trên tế bào người: Độc tính tế bào nhưng ở mức độ thấp hơn so với các chất diệt khuẩn thông
thường.
+ HOCl – thành phần khử khuẩn chính của nước điện phân đã được EPA công nhận là chất khử
khuận thích hợp để diệt virus SARS – CoV2.
⇒ Mặc dù đã có các bằng chứng khoa học về khả năng diệt virus SARS-CoV2 và tính an toàn
của nước Anolyte nhưng chưa có nghiên cứu lâm sàng nào về việc uống nước Anolyte sẽ chữa
được COVID-19 như rao bán trên mạng.
⇒ Đồng ý rằng nước Annolyte có khả năng diệt khuẩn, khử trùng cao nhưng đồng thời nó còn
sinh ra những gốc tự do cao, gây oxy hoá (đặc trưng của vấn đề lão hoá), từ đó gây các bệnh
người già sớm hơn dự kiến. Không có bằng chứng khoa học xác thực về việc sử dụng nước
Annolyte trị Covid trên cơ thể người, điều mà ngay cả kháng sinh cũng có thể không làm được
(kháng sinh chỉ có thể giúp chống lại nguy cơ nhiễm trùng khi mắc bệnh).

You might also like