You are on page 1of 9

NƯỚC ANOLYTE

1. LỊCH SỬ
 Khái niệm “nước điện phân” bắt nguồn từ Nga, được dùng trong khử trùng nước và các dụng cụ y tế.
 Những năm 1980: EW được sử dụng tại Nhật Bản trong khử trùng dụng cụ y tế trong bệnh viện, nông
nghiệp, làm chất phụ gia thực phẩm
 2017: FDA công nhận EW được sử dụng trong làm sạch bề mặt thực phẩm.
 2020: Trung Quốc xuất bản các tiêu chuẩn về EW, có thể dùng cho da người, tay và niêm mạc.
2. KHÁI NIỆM
Nước Anolyte là sản phẩm sinh ra tại anode trong quá trình điện phân dung dịch NaCl loãng (nồng độ 3% –
5%).

3. THÀNH PHẦN
 Thành phần chính là HClO (còn được gọi là acid hypocloro là axit có tính oxi hóa mạnh).
Chức năng:
HOCl có khả năng khử khuẩn mạnh, là một trong các chất khử khuẩn an toàn và ít ảnh hưởng môi trường
theo WHO.
Theo báo cáo của viện Công nghệ và Đánh giá Quốc gia Nhật Bản (NITE).
Nước Anolyte có hàm lượng Chlorine hữu hiệu từ 35 đến 54 ppm (pH 2,4 - 5,9) làm giảm hơn 99,9% virus
Sars-Cov2 trong thời gian phản ứng từ 20 giây đến 5 phút (nghiên cứu đánh giá tại NIID). Nồng độ từ 19 đến
26 ppm (pH 2,4-4,2) cho thấy mức giảm ít hơn 99,9%
 Một số chất oxi hóa mạnh phụ thuộc vào công nghệ điện phân như là OCl -, Cl2O, Cl2, Cl-, O2, H2O2,
O3, H2, OH-.
4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ
 Nguyên tắc: EW được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl trong buồng điện phân có màng
ngăn.

Trang 1
Hình. Cơ chế quá trình hình thành nước điện phân
Nguồn: D. Hricová, R. Stephan and C. Zweifel. “Electrolyzed water and its application in the food industry.”
Journal of food protection, Vol 71, No. 9, 2008, Pages 1934-1947 .
 Các phản ứng xảy ra:
Anode (+) Cathode (-)

2NaCl → Cl2↑ + 2e- + 2Na+ 2H2O+ 2e- → H2 + 2OH-


2H2O → 4H+ + O2↑ + 4e- NaCl + OH- → NaOH +Cl-
Cl2+ H2O → HCl + HClO
 Hai loại nước điện phân được tạo ra đồng thời ở 2 điện cực
 Tại anode:
 Nước điện phân tính acid (AEW)
 pH từ 2 đến 3
 Thế oxy hóa-khử (ORP) > 1.100 mV
 Hàm lượng clo hoạt tính (ACC) từ 10 đến 90 ppm
 Tại cathode:
 Nước điện phân có tính base (BEW)
 pH từ 10 đến 13 .
 ORP từ −800 đến −900 Mv
 Nếu không có sự ngăn cách hoàn toàn, một phần sản phẩm khí Cl 2 bên cực dương (anode) tiếp xúc với
dung dịch NaOH bên cực âm (cathode) sinh ra một lượng NaClO với gốc axit ClO - (nước điện phân trung
tính NEW) có tính oxy hóa mạnh, hiệu quả trong việc sát khuẩn. Phương trình phản ứng:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
 Sơ đồ hệ thống sản xuất nước điện phân

Trang 2
Hình. Sơ đồ hệ thống sản xuất nước điện phân
Nguồn: Yan, Pianpian, Eric Banan-Mwine Daliri, and Deog-Hwan Oh."New clinical applications of
electrolyzed water: areview."Microorganisms 9.1(2021):136.
Nước máy qua bơm được bơm vào hệ thống làm mềm nước → nước đã làm mềm được bơm 1 phần vào bể
nước muối (NaCl) → đồng thời cùng phần còn lại đi vào bình điện phân.
5. CƠ CHẾ SÁT KHUẨN
Nước anolyte có khả năng kháng lại hoạt động của nhiều loài vi sinh vật.
Cơ chế kháng khuẩn của nước anolyte chưa được chứng minh đầy đủ, sau đây là một số cơ chế được tìm ra:

Mô hình biểu diễn cơ chế diệt khuẩn của nước Anolyte


Nguồn: Yan P, Daliri EB, Oh DH. New Clinical Applications of Electrolyzed Water: A Review.
Microorganisms. 2021 Jan 8;9(1):136
HOCl xuyên qua lớp màng lipid kép theo cơ chế khuếch tán thụ động (kích thước phân tử nhỏ và phân tử
trung hòa điện) → gây biến tính và đông tụ protein.
HOCl phá hủy thành tế bào vi khuẩn, xuyên qua màng → gây kết tụ các thể vùi tế bào (các kho dự trữ chất
dinh dưỡng).
Giảm hoạt động của TCC dehydrogenase → tăng tính thấm của màng tế bào → gây rò rỉ K+, protein, DNA.
6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN CỦA NƯỚC ANOLYTE
pH
HClO là một acid yếu pKa = 7,46, hoạt động mạnh nhất ở pH = 5,0 – 6,5
Trang 3
 pH < 4: có khả năng hình thành Cl2 thoát ra, làm giảm hàm lượng clo hoạt tính, giảm khả năng kháng
khuẩn.
 pH > 7,5: HOCl phân hủy thành ion H+ và ClO-. ClO- tích điện âm, màng tế bào vi khuẩn tích điện
âm → ClO- khó xâm nhập qua màng tế bào hơn HOCl.
Hàm lượng clo hoạt tính (ACC)
Liên quan đến nồng độ các chất có chứa clo trong nước anolyte (Cl2, OCl-, HOCl).

Hình. Ảnh hưởng của FAC đến hoạt tính kháng khuẩn của nước điện phân
Nguồn: Yohei Takeda, Hiroshi Uchiumi, Sachiko Matsuda, Haruko Ogawa. Acidic electrolyzed water
potently inactivates SARS-CoV2 depending on the amount of free available chlorine contacting with the
virus.
Thế oxi hóa – khử (ORP)
 Thế oxi hóa – khử cao trong nước anolyte do gốc hydroxy tự do, hình thành do liên kết không bền
giữa nhóm hidroxy và clo trong HOCl.
 Thế oxi hóa – khử cao phá hủy màng tế bào, làm gián đoạn các quá trình chuyển hóa bên trong tế
bào.
7. BẰNG CHỨNG KHẢ NĂNG DIỆT KHUẨN, DIỆT VIRUS CỦA NƯỚC ĐIỆN PHÂN
7.1.

Hình:…
Trang 4
Nguồn:…
7.2. Nghiên cứu cơ chế kháng khuẩn của nước điện phân trên Pseudomonas aeruginosa và Escherichia
coli bằng phân tích SDS-PAGE.

Hình: Kết quả SDS-PAGE từ vi khuẩn được xử lý và không được xử lý bằng nước anolyte
Nguồn: T.E. Cloete, M.S. Thantsha, M.R. Maluleke and R. Kirkpatrick. The antimicrobial mechanism of
electrochemically activated water against Pseudomonas aeruginosa and Escherichia coli as determined by
SDS-PAGE analysis. Journal of Applied Microbiology 107 (2009) 379–384
Làn 1 và 4 lần lượt là các tế bào P.aeruginosa và E.coli chưa được xử lí.
Làn 2 và 5 lần lượt là protein của P.aeruginosa và E.coli được xử lí với nước anolyte pha loãng 10 lần.
Làn 3 và 6 lần lượt là protein của P.aeruginosa và E.coli được xử lí với nước anolyte pha loãng 100 lần.
Nhận xét kết quả: (không ghi vào slide)
Đối với P.aeruginosa, có sự khác nhau về số lượng và cường độ xuất hiện của dãy protein giữa mẫu không
được xử lý và mẫu được xử lý. Ở độ pha loãng 10 lần chỉ thu được 1 dãy protein; ở độ pha loãng 100 lần, thu
được 3 dãy protein với cường độ yếu.
SDS-PAGE (điện di poliacrylamide với SDS) là một kĩ thuật được dùng nhằm mục đích phân tích các
protein dựa trên khối lượng phân tử và tốc độ di chuyển khác nhau của chúng qua gel poliacrylamide, dưới
tác động của điện trường một chiều.
Đối với E.coli, kết quả thí nghiệm thu được tương tự, tuy nhiên ở độ pha loãng 100 lần xuất hiện nhiều dãy
protein hơn.
Kết luận:

Trang 5
Nước anolyte có khả năng tiêu diệt P.aeruginosa và E.coli; độ pha loãng 10 lần cho khả năng diệt khuẩn tốt
hơn.
Anolyte diệt khuẩn bằng cách phá hủy hoàn toàn các protein hoặc bằng cách gây ra stress oxy hóa dẫn
đến phân mảnh protein.

Nguồn: Internet
7.3. Khả năng kháng virus SARS-CoV2

Hình. Đánh giá hoạt động kháng virus SARS-CoV2 nuôi cấy trên 1% huyết thanh bò (1% FBS containing
SARS-CoV2) được trộn với nước cất hai lần (DDW) và nước điện phân acid. Thời gian 1 phút.
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7359810/
Nhận xét đồ thị: (không ghi vào slide)
Có sự khác nhau về khả năng kháng virus khi thay đổi tỉ lệ virus : dung dịch thử nghiệm ( 1:1; 1:5; 1:9).
Nồng độ virus giảm khi tỉ lệ nước điện phân acid tăng lên. Ở tỉ lệ 1:9, lượng virus còn lại nằm dưới giới hạn
nhận biết (>99,99% bị bất hoạt).
Kết luận: nước điện phân có khả năng diệt virus.
8. ỨNG DỤNG EW TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Trang 6
Chăm sóc vết thương

Hình. Mô tả cơ chế tác động của nước điện phân trên vết thương
Nguồn: Yan P, Daliri EB, Oh DH. New Clinical Applications of Electrolyzed Water: A Review.
Microorganisms. 2021 Jan 8;9(1):136
Nước rửa tay (chèn hình)
Vệ sinh răng miệng (chèn hình)
Khử khuẩn môi trường y tế (chèn hình)
9. TRẢ LỜI CÂU HỎI BÁO TUỔI TRẺ
 HOCl – thành phần khử khuẩn chính của nước điện phân đã được Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
(EPA) công nhận là chất khử khuẩn thích hợp để diệt virus SARS-CoV2.

Trang 7
Nguồn: https://www.epa.gov/coronavirus/about-list-n-disinfectants-coronavirus-covid-19-0
 Có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra tính an toàn và không độc hại của nước Anolyte
Trên chuột: chuột được sử dụng Anolyte như nước uống hàng ngày trong 8 tuần, không cho thấy phát hiện
bất thường nào.
Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21109231/
Trên tế bào người:
Độc tính tế bào nhưng ở mức độ thấp hơn so với các chất diệt khuẩn thông thường.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12806927/
Độc tính tế bào in vitro không phải lúc nào cũng dẫn ra độc tính khi sử dụng in vivo.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10644415/
⇒ Mặc dù đã có các bằng chứng khoa học về khả năng diệt virus SARS-CoV2 và tính an toàn của nước
Anolyte nhưng chưa có nghiên cứu lâm sàng nào về việc uống nước Anolyte sẽ chữa được COVID-19 như
rao bán trên mạng.
⇒ Đồng ý rằng nước Annolyte có khả năng diệt khuẩn, khử trùng cao nhưng đồng thời nó còn sinh ra những
gốc tự do cao, gây oxy hoá (đặc trưng của vấn đề lão hoá), từ đó gây các bệnh người già sớm hơn dự kiến.
Không có bằng chứng khoa học xác thực về việc sử dụng nước Annolyte trị Covid trên cơ thể người, điều mà
ngay cả kháng sinh cũng có thể không làm được (kháng sinh chỉ có thể giúp chống lại nguy cơ nhiễm trùng
khi mắc bệnh). Tuy nhiên, trong đại dịch Covid 19 hiện nay, chúng ta có thể sử dụng nước Annolyte như
chất diệt khuẩn không khí, nhất là ở những nơi bùng phát ổ dịch lớn. Thỉnh thoảng sẽ có những nhân viên
công tác y tế đến để phun khử khuẩn cả khu phố. Thậm chí khi phun khử khuẩn, nhân viên y tế chỉ phun
ngoài đường và chúng ta cũng buộc ở trong nhà đóng kín cửa.

Trang 8
Trang 9

You might also like