You are on page 1of 5

CÔNG CUỘC TÁI THIẾT

I. Bối cảnh quá trình Tái thiết nước Mỹ (1863-1877)


1. Tình hình quốc tế và khu vực
2. Sự khác biệt giữa hai miền Nam – Bắc
3. Nội chiến (1861-1865) và những yêu cầu đặt ra cho quá trình Tái thiết
II. Quá trình tiến hành công cuộc Tái thiết (1863-1877)
1. Tái thiết dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln (1863-1865)
2. Tái thiết dưới thời Tổng thống Andrew Johnson (1865-1867)
3. Tái thiết dưới sự chỉ đạo của Quốc hội cấp tiến (1867-1876)
4. Thỏa ước 1877 và kết thúc quá trình Tái thiết (1876-1877)
III. Kết quả, đặc điểm và tác động của quá trình Tái thiết (1863-1877)
1. Kết quả
2. Hạn chế
3. Đặc điểm
4. Tác động
II. Quá trình tiến hành công cuộc Tái thiết (1863-1877)
Thời điểm Tái thiết thường được xác định từ năm 1865 - sau khi Nội chiến kết thúc
cho đến năm 1877 - khi quân đội miền Bắc rút khỏi miền Nam. Tuy nhiên trên thực tế,
quá trình Tái thiết không phải chờ đến khi chiến tranh kết thúc mà đã được thực hiện
ngay trong thời kỳ Nội chiến. Hiện nay, các học giả nhất trí rằng quá trình Tái thiết
được bắt đầu từ năm 1863 với sự kiện Lincoln ra Tuyên bố giải phóng nô lệ.
1. Tái thiết dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln (1863-1865)
* Tuyên bố giải phóng nô lệ (1863)
- 1/1/1863, Lincoln đưa ra bản “Tuyên bố giải phóng nô lệ” chính thức với nội dung
“từ hôm nay trở đi tất cả những người bị bắt làm nô lệ sẽ được tự do và mãi mãi tự
do”. Tuyên bố giải phóng nô lệ chính thức hoàn toàn khác các chính sách trước đây ở
chỗ: đây là sự giải phóng ngay lập tức chứ không phải là sự giải phóng dần dần; sự
giải phóng này không có bồi thường và hoàn toàn không nhắc đến kế hoạch thuộc địa
hóa.
- Việc Lincoln đưa ra Tuyên ngôn giải phóng nô lệ đã làm biến đổi hoàn toàn chẳng
những tính chất cuộc Nội chiến mà cả những vấn đề Tái thiết.
+ Chuyển từ chính sách ban đầu chỉ nhằm “bảo toàn Liên bang” tới chỗ coi việc
“chấm dứt chế độ nô lệ là mục tiêu của chiến tranh”. Việc kết thúc chế độ nô lệ là
một phần trong quá trình tái thống nhất lại đất nước.
+ Bản chất của giai đoạn Tái thiết sẽ là việc miền Nam tái định hình lại cấu trúc
và các thể chế chính trị, kinh tế, xã hội để thích nghi với việc chấm dứt chế độ nô
lệ; đồng thời dẫn đến tái cấu trúc nền chính trị và kinh tế của cả quốc gia
* Tuyên bố Ân xá và Tái thiết (Kế hoạch 10%)
- 8/12/1863, Lincoln ký bản “Tuyên bố ân xá và Tái thiết” hay còn có tên gọi khác là
“Kế hoạch 10%” nhằm quyết định số phận giới lãnh đạo phe ly khai cũng như tương
lai miền Nam.
- Tuyên bố Ân xá và Tái thiết hiện thực hóa điều kiện kiện đầu tiên để 11 bang quay
trở lại Liên bang là phải xóa bỏ chế độ nô lệ; xác lập những nhiệm vụ tiếp theo của
cuộc Tái thiết là phải xây dựng các thiết chế chính trị xã hội mới ở miền Nam phù hợp
với tình hình mới.
- Bản “Tuyên bố ân xá và Tái thiết” quy định: ở bất kỳ bang nào, chỉ cần 10%
những người đi bầu vào năm 1860 thành lập được chính quyền mới trung thành với
Hiến pháp Mỹ, công nhận sự phục tùng các luật của Quốc hội và những tuyên bố của
Tổng thống thì sẽ được công nhận là chính quyền hợp pháp của bang. Sau đó được
hưởng đầy đủ các quyền của một tiểu bang theo quy định của Hiến pháp.
- Kế hoạch 10% quy định: “sau khi đã tuyên thệ, tất cả các quyền của người miền
Nam sẽ được khôi phục, trong đó, quyền quan trọng nhất là quyền liên quan đến tài
sản (trừ nô lệ) sẽ được phục hồi”. Đây là cách để giữ gìn tài sản của những người da
trắng miền Nam, đặc biệt là đất đai hoặc tài sản có thể đã bị quân đội tịch thu trong
thời chiến.
Đây là quá trình tự Tái thiết của các bang, có rất ít sự tham gia của chính quyền
Trung ương. Các tiểu bang miền Nam sẽ quay trở lại Liên bang với đầy đủ các
quyền chính trị trước kia với cách thức tổ chức kinh tế, xã hội được giữ nguyên
vẹn (trừ chế độ nô lệ).
2. Tái thiết dưới thời Tổng thống Andrew Johnson (1865-1867)
* Kế hoạch “Phục hồi”
- Khi “Kế hoạch 10%” còn đang được thực hiện dang dở thì Lincoln bị ám sát. Ngày
15/4/1865 Andrew Johnson tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Cách tiếp cận của
Johnson đối với quá trình Tái thiết có nhiều điểm tương đồng với Lincoln.
- Các tiểu bang chưa bao giờ tách khỏi Liên bang, cũng như các tổ chức chính trị
không đánh mất quyền lợi của mình. Họ vẫn có đầy đủ các quyền như trước đây.
Công việc duy nhất của Tái thiết là nhận các tiểu bang miền Nam trở lại chính phủ.
- Để thực hiện quá trình “xây dựng lại” miền Nam, ông chủ trương thiết lập các chính
quyền lâm thời. Chính phủ lâm thời viết lại Hiến pháp bang với các nội dung: (1) phê
chuẩn sửa đổi bãi bỏ chế độ nô lệ (2) thoái thác các khoản nợ của Liên minh và (3) từ
bỏ các sắc lệnh ly khai. Khi đã tuân thủ những điều kiện này, các bang sẽ được tái sáp
nhập vào Liên bang, sau đó tái bầu cử và thiết lập chính phủ mới.
3. Tái thiết dưới sự chỉ đạo của Quốc hội cấp tiến (1867-1876)
- Tháng 3/1867, Quốc hội đưa ra “Đạo luật Tái thiết”, đây là phần toàn diện nhất của
pháp chế Tái thiết. Các cơ quan lập pháp đã phản ánh những thay đổi mang tính cách
mạng. Lần đầu tiên, người da đen và người da trắng đứng cùng nhau trong đời sống
chính trị.
- Một nhiệm vụ cấp bách của chính quyền Tái thiết là thực hiện phát triển kinh tế. Sự
ủng hộ chính sách tái thiết của Đảng Cộng hòa trong xây dựng cơ sở vật chất phục vụ
cho phục hồi kinh tế miền Nam được thể hiện qua việc các tiểu bang tích cực đóng
góp để thành lập công ty đường sắt hoặc cho cho phép phát hành trái phiếu dựa trên số
km đường ray đã lắp đặt. Các chính sách này tác động trực tiếp, tạo tiền đề cho sự
phát triển kinh tế những năm sau Nội chiến.
III. Đặc điểm của quá trình Tái thiết (1863-1877)
- Công cuộc Tái thiết không đợi đến khi Nội chiến kết thúc mới bắt đầu mà đã được
tiến hành ngay khi cuộc chiến còn đang ở giai đoạn quyết liệt do những đòi hỏi bức
thiết của tình hình chính trị - xã hội Mỹ lúc bấy giờ. Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng
hòa, đặc biệt là phái Cấp tiến trong đảng, quá trình Tái thiết (1863-1877) đã trở thành
“cuộc đấu tranh cách mạng không ngừng” đưa đến những chuyển biến quan trọng ở
miền Nam và cả đất nước.
- Tính chất cách mạng của thời kỳ này được thể hiện ở chỗ:
+ Về mặt chính trị, quá trình Tái thiết là nỗ lực triệt phá cơ sở kinh tế và uy thế
của chủ nô miền Nam, lật đổ vai trò thống trị của họ, đưa đến xác lập sự thắng
thế hoàn toàn của giai cấp tư sản công thương nghiệp miền Bắc. Đồng thời, quá
trình này còn đánh dấu ưu thế vượt trội của Đảng Cộng hòa, thay thế đảng Dân
chủ; các chính trị gia miền Đông thay thế miền Nam trong việc quyết định đời
sống chính trị quốc gia.
+ Về mặt kinh tế, khi chế độ nô lệ - một phương thức sản xuất gây trở ngại cho sự
phát triển xã hội bị chính thức xóa bỏ sau Tu chính án 13 cho thấy phát triển công
thương nghiệp tư bản chủ nghĩa sẽ là con đường phát triển tất yếu cho miền Bắc,
miền Nam, đồng thời chấm dứt cuộc tranh cãi về tương lai phát triển của miền
Tây - vùng đất mới được khai phá.
+ Về mặt xã hội, quá trình Tái thiết đã tấn công vào tình trạng bất bình đẳng
chủng tộc đã tồn tại dai dẳng ở nước Mỹ suốt từ thời lập quốc. Lần đầu tiên trong
lịch sử Hoa Kỳ, những người đàn ông da đen được tham gia bầu cử và nắm giữ
các vị trí quyền lực trong hệ thống chính trị.

Ông là thành viên Đảng Dân chủ nhưng đồng ứng cử với Lincoln với tư cách đại
diện Đảng Liên minh Dân tộc. Ông ủng hộ việc sát nhập các tiểu bang đã ly khai trước
cuộc nội chiến vào lại Liên minh nhưng lại không có biện pháp hay điều luật nào bảo
vệ cho nô lệ. Điều này gây ra sự bất hòa với Quốc hội Hoa Kỳ, cơ quan nhà nước lúc
bấy giờ được kiểm soát bởi Đảng Cộng hòa. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Đảng
Cộng hòa đã đấu tranh vì quyền lợi của người da đen từ rất lâu, các chính sách Tái
thiết dựa trên nguyên tắc chứ không vì lợi ích chính trị hay lợi ích cá nhân. Điều này
nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong Đảng.
Các chủ đồn điền cho rằng sự thịnh vượng của một khu vực là nhờ vào sử dụng
lao động như một chế độ nô lệ. Các chính quyền được lập bởi Tổng thống Johnson
năm 1865 đã tạo ra các luật lao động, các hình phạt đối với việc vi phạm hợp đồng và
những biện pháp khác được gọi chung là “Bộ luật về người da đen” (Black Codes). Bộ
luật này tạo ra buộc người da đen được trả tự do phải quay lại làm việc trong đồn điền.
Chế độ lĩnh canh chiếm vị trí chi phối tại miền Nam. Do chủ đồn điền không có
khả năng vay vốn để khắc phục những tàn phá của chiến tranh và do người da đen
bám víu những mảnh đất họ chiếm được, những đồn điền rộng lớn chia thành các
mảnh nhỏ và người da đen giành được quyền sở hữu trên những mảnh đất đó để bắt
đầu canh tác theo hướng tự cung tự cấp. Cơ hội kinh tế bị hạn chế bởi người da trắng
kiểm soát tín dụng và bởi tính thất thường của thị trường thế giới khi giá cả hàng hóa
nông nghiệp đang ở thời kỳ suy giảm.
Những thay đổi sau Nội chiến được phản ánh trong tầng lớp tiểu điền chủ da
trắng. Bị chiến tranh đẩy vào tình cảnh đói nghèo cùng với mùa màng thất bát liên tiếp
diễn ra trong những năm Tái thiết đầu tiên, các điền chủ nhỏ đã bấu víu vào nông
trang. Nhưng do phải vay tiền để bắt đầu lại công việc trồng trọt, nhiều người lâm vào
nợ nần và buộc từ bỏ việc trồng trọt tự cung tự cấp.
Sự biến đổi kinh tế thời kỳ sau chiến tranh ở miền Nam đã tác động đến diễn
biến chính trị thời kỳ Tái thiết. Đối với người da đen, thời kỳ Tái thiết là thời kỳ đầu
tiên họ có được tiếng nói trong các vấn đề chung và thậm chí cũng là lần đầu tiên
chính phủ miền Nam phục vụ lợi ích của họ.
Gánh nặng này đặt lên các toà án liên bang.
Cuối thời kỳ này, liên bang được bảo toàn, cơ cấu xã hội gồm chủ nô, nô lệ, tiểu
điền chủ tự cung tự cấp chuyển thành chủ đất, thương nhân và lĩnh canh. Các học giả
vẫn chưa đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của thất bại trong thời kỳ Tái thiết. Thất bại
là một tai họa với người da đen nhưng nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc chính
trị, tạo ra một miền Nam dân chủ vững chắc với những đại biểu ngày càng liên kết với
những người bảo thủ miền Bắc.
Các nghiên cứu gần đây chắc chắn không thể được xem là những đánh giá cuối
cùng về chế độ nô lệ, cuộc Nội chiến hay thời kỳ Tái thiết vì thời đại đó đã đặt ra
những câu hỏi mang tính quyết định đối với sự tồn tại về mặt quốc gia: mối quan hệ
giữa giới chức địa phương và quốc gia, định nghĩa về quyền công dân, ý nghĩa của
quyền bình đẳng và tự do. Khi nào những vấn đề này vẫn còn mang tính cốt lõi với
người dân thì giới học giả sẽ không ngừng nghiên cứu thêm.
Các học giả vẫn chưa đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của thất bại trong thời kỳ
Tái thiết. Thất bại là một tai họa với người da đen nhưng nó còn ảnh hưởng đến toàn
bộ cấu trúc chính trị, tạo ra một miền Nam dân chủ vững chắc với những đại biểu
ngày càng liên kết với những người bảo thủ miền Bắc.

You might also like