You are on page 1of 2

Hoạt động học tập-hướng nghiệp và sự hình thành các đặc điểm tâm lý của thanh niên học

sinh.
- Đối với nhận thức:
+ hoạt động học tập hướng nghiệp quyết định sự hình thành và phát triển khả năng
nhận thức của các em.
Vd: các em học sinh cuối cấp thường được nhà trường tổ chức các hoạt động tư vấn
hướng nghiệp để giúp các em giải đáp thắc mắc và nhận thức được mình nên học ngành
gì, khối gì hay nghề nghiệp sau này của các em.
- Ưu điểm: là điều kiện thuận lợi cho học sinh vừa có đủ kiến thức khi trưởng thành vừa
chủ động lựa chọn nội dung học tập theo xu hướng của bản thân để chuẩn bị cho bậc
học tiếp theo.
- Hệ thống tri thức trong chương trình THPT có tính khái quát thực tiễn hệ thống đi sâu
vào bản chất đòi hỏi các em phải có những kỹ năng và phương pháp học tập khác với khi
học trung học cơ sở.
Vd: đến với cấp 3 học sinh sẽ được phân luồng vào các khối học khác nhau để tiếp tục
học tập theo các chương trình khác nhaudo đó học sinh phải đào sâu vào bản chất kiến
thức của từng môn và không học qua loa như cấp 2 nữa học sinh phải biết lập luận sáng
tạo năng động độc lập biết hợp tác và biết liên hệ vào thực tiễn.
 Hoạt động học tập hướng nghiệp giúp thanh niên học sinh phát triển những khả
năng nhận thức.
- Đối với tình cảm:
- Hoạt động học tập của thanh niên định hướng học sinh hướng đến việc chuẩn bị hành
trang cho các em để tham gia cuộc sống hoặc tiếp tục học nghề.
- Một bộ phận thanh niên học sinh cố gắng hết sức để vô được các trường cao đẳng hay
đại học khi đó các em sẽ bắt đầu tìm hiểu việc chọn nghề và chọn trường tình cảm của
các em sẽ có sự phân hoá như là đề cao các môn mình cần và coi thường các môn mình
cho là thứ yếu.
- Vd:như các em học sinh học khối toán lí hoá thì trong những tiết học đó sẽ rất chú tâm
ghi chép cẩn thận những trong các tiết văn sử địa thì các em dường như là không quan
tâm vì biết thì trung học phổ thông sẽ không thi những môn đó nên các em sẽ lơ là
không ghi chép bài thậm chí là mang các môn khtn vào các tiết đó để học.
- Một số khác sẽ ít nỗ lực học tập hơn vì dự định sau khi tốt nghiệp sẽ đi làm hoặc phụ
giúp cha mẹ.
- Việc hình thành thái độ đối với các môn học phụ thuộc vào sự chi phối của năng lực và
sở thích của các em đối với môn học và phong cách năng lực của giáo viên.
- Vd: giáo viên dạy môn Toán dạy rất dễ hiểu,vui vẻ hoạt bát, ân cần chỉ dạy học sinh làm
cho học sinh có sự yêu thích giáo viên từ đó cũng yêu thích môn Toán.
- Hoạt động học tập- hướng nghiệp chi phối sự hình thành tình cảm của thanh niên học
sinh đối với người thân bạn bè.
- Những thành viên trong gia đình ủng hộ mục đích học tập của các em thường dễ được
các em yêu quý và tin tưởng.
Vd: gia đình tôn trọng quyết định học tập của các em sẽ giúp các em có thêm năng lượng cố
gắng học hơn.
- những giáo viên dạy các môn liên quan đến nghề nghiệp các em lựa chọn dễ chiếm được
tình cảm hơn các giáo viên khác.
Vd: giáo viên dạy môn Toán sẽ dễ chiếm được tình cảm của các em ưu thích môn Toán hơn
các em ghét môn Toán.
- Những học sinh cùng mục đích học tập và định hướng nghề nghiệp sẽ dễ kết thấn với
nhau.
Vd: các em yêu thích ngành bác sĩ thì sẽ có nhiều điểm chung với nhau về mặt học tập hay
tính cách thì sẽ dễ làm quen và nói chuyện với nhau hơn.
 Hoạt động học tập- hướng nghiệp đã làm cho tình cảm của thanh niên học sinh có sự
phân hoá mạnh về các môn học và có ý thức hơn so với thiếu niên.
- Đối với nhân cách:
- Dưới tác động của học tập- hướng nghiệp cùng với những khả năng mới trong nhân
thức và những tính chất mới trong tình cảm thì một số nhân cách của học sinh được
hình thành.
- Hoạt động học tập ở cấp 2 làm cho thanh niên học sinh có cơ hội nhận biết thấu hiểu
bản thân nhiều hơn và biết so sánh các phẩm chất bản thân với yêu cầu cuộc sống xã hội
và yêu cầu nghề nghiệp.
- Vd:Sự phát triển của các em học sinh cấp 2 đã có sự thanh đổi lớn so với học sinh cấp 1
do đó học sinh sẽ có thấu hiểu về bản thân mình hơn biết mình thích gì, nhậ ra những gì
mình có và còn thiếu sẽ cố gắng đạt được những mục đích của bản thân biết xây dựng kế
hoạch cho cuộc đời mình.
- Càng về cuối lứa tuổi thì nhu cầu tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp sau khi tốt nghiệp càng
trở nên cấp thiết với thanh niên học sinh.
 Hoạt động học tập-hướng nghiệp cung cấp cho các em kiến thức để lựa chọn công
việc, xây dựng mục tiêu nghề nghiệp,một quan điểm sống và một lý tưởng sống.
- Kết luận sư phạm:
- đối với gia đình, giáo viên, nhà trường:
+ giáo viên phải phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động hướng nghiệp thường xuyên
để giúp các em nhận thức được khả năng của bản thân mình.
+ gia đình và giáo viên cần phải lắng nghe tôn trọng ý kiến cá nhân của con em mình để chúng
có thể phát triển nhận thức đúng đắn được về tương lai sau này của mình.
+ Giáo viên phải giúp đỡ đóng góp ý kiến sửa sai cho học sinh để học sinh có thể định hướng
đúng được năng lực và sở thích của mình
+ Nhà trường nên tạo môi trường học tập năng động để học sinh có thể phát huy được sự sáng
tạo, tự do phát triển.
- đối với xã hội:
+ Đảng và Nhà nước nên cónhiều chủ trương, chính sách, đặt ra những định hướng quan trọng
về mặt quan điểm, mục tiêu và giải pháp đối với nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp.
+ chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể giúp các địa phương, nhà trường phổ thông
các cấp có cơ sở để triển khai hoạt động hướng nghiệp.
+ tạo điều kiện cơ sở vật chất giúp tất cả các em học sinh cả nước đều được tham gia các hoạt
động phát triển nhận thức bản thâ

You might also like