You are on page 1of 27

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT

TRIỂN NHÂN CÁCH


Nhìn một cách khái quát, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, nhân cách
của bất kỳ ai cũng được hình thành phát triển dưới sự tác động của các yếu tố:
(1) Di truyền bẩm sinh; (2) Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; (3) Các
yếu tố văn hoá, xã hội, lịch sử; (4) Giáo dục và tự giáo dục; (5) Tính tích cực
hoạt động và giao tiếp của cá nhân.
Sau đây chúng ta sẽ bàn sâu hơn tới một số vấn đề vừa gợi ra ở trêtrên.
1. Các yếu tố di truyền bẩm sinh

- Yếu tố di truyền bẩm sinh là nói tới đặc điểm nổi bật trong cấu tạo sinh học của cơ
thể sinh giới (trong đó có cấu tạo cơ thể của con người). Đó là sự truyền lại của thế hệ
trước cho thế hệ sau những đặc điểm, thuộc tính giống như mình do một hay nhiều gen
bằng con đường sinh học trực tiếp( các yếu tố sinh học đó được hình thành trong quá
trình bào thai). Nhờ đó, sự trường tồn của loài được đảm bảo.
+ Từ xa xưa các cụ đã có câu “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”,

VD + HÌNH ẢNH MINH HỌA: bố mẹ da đen -> con đen

bố mẹ hát hay -> con hát hay


VD: trẻ sơ sinh khi đói thì sẽ khóc đòi bú.
– Các thuộc tính sinh học được di truyền ở cá nhân
+ Cấu tạo giải phẫu sinh lí cơ thể
+ Các đặc điểm cơ thể : màu da .màu tóc , màu mắt… vóc dáng , các đặc điểm của
hệ thần kinh.
+ Các gia đoạn trưởng thành của cơ thể
+ Cơ chế sinh lí của cơ thể
+ Các tư chất của loài người : dáng đi thẳng đứng , cấu tạo bàn tay có khả năng
lao động,….
S. Fre, ud khẳng định rằng, trong ba thành phần cấu thành nhân cách (“cái Nó”, “cái
Tôi”, và “cái Siêu tôi”), tuy “cái Tôi” và “cái Siêu tôi” được hình thành từ kinh nghiệm cá
nhân (mỗi người học được từ thời kỳ ấu thơ, từ sự tương tác với bố mẹ và người trực
tiếp chăm sóc), song chúng cũng không thoát khỏi sự “kiềm toả” của “cái Nó” – phần có
quyền lực mạnh nhất, quyết định nhất của nhân cách – thì lại được di truyền dựa trên
cơ sở cấu trúc sinh học. Như vậy Freud đã tuyệt đối hoá vai trò của di truyền (bản
năng, vô thức) trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy không cực
đoan như Freud, song, các nhà tâm lý học nhân văn (Maslow, Allport, Rogers...) cũng
thừa nhận vai trò có ý nghĩa quyết định hàng đầu của yếu tố di truyền đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách con người
Theo “chủ nghĩa sinh vật học xã hội” dựa trên quan niệm của chủ nghĩa tự
nhiên khi cho rằng “tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có, không
thể bị thay đổi do các điều kiện xã hội”, theo họ “sự phát triển của bộ não, sự
chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục
con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền.”
Macxit cho rằng, trong con người, yếu tố sinh học và xã hội không đối lập mà
thống nhất nhau. Điều này đã được khoa học ngày nay chứng minh là đúng.
- Di truyền sinh học trước hết đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại và phát
triển, ngày càng hoàn thiện về cơ cấu vật chất của cơ thể giúp cho con người có
thể thích được với những biến đổi của điều kiện sống.

- Di truyền tạo ra sức sống tự nhiên cho con người thể hiện dưới dạng tư chất, nó
tạo ra khả năng cho con người hoạt động có kết quả trong những lĩnh vực nhất
định.
VD: Những trẻ em có thính giác tốt sẽ thuận lợi hơn khi hoạt động trong lĩnh vực âm
nhạc, trẻ có khả năng ghi nhớ lô- gic sẽ thuận lợi hơn khi học toán và các môn khoa

2
học tự nhiên , trẻ ngay từ nhỏ đã thích màu sắc , thích cảm thụ cái đẹp sẽ thuận lợi hơn
trong lĩnh vực hội họa.
VD: Chúng ta có thể thấy trong thực tế, có nhiều ví dụ về yếu tố di truyền ảnh hưởng
đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Chẳng hạn như, thiên tài âm nhạc
Mozart, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình tràn đầy chất âm nhạc. Cùng với sự
chăm lo dạy dỗ của người cha mà khi lên 3 tuổi, Mozart đã nghe được nhạc, và khi lên
4 ông đã đánh được đàn dương cầm và organ, bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím khi 5
tuổi, viết bản nhạc hòa tấu lúc 8 tuổi. Chính kích thích từ người cha và chị gái cùng
niềm say mệ hứng thú với âm nhạc từ thuở nhỏ đã tạo nên một thiên tài âm nhạc như
Mozart. Qua đây, ta càng có thể khẳng định ảnh hưởng của di truyền bẩm sinh trong
việc hình thành và phát triển nhân cách.

- Thực tế đã chứng minh rằng, những khiếm khuyết về mặt cơ thể, về gen…
đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển con người, tới thế giới quan,
định hướng giá trị... của họ
Ví dụ như: Những trẻ em bị khiếm khuyết hay dị tật thường sống khép kín, ngại
tiếp xúc và dễ bị xúc động hơn những trẻ có thể chất phát triển bình thường.
- Di truyền tạo ra sự khác biệt ở mỗi cá thể người, trước hết ở các loại hình khí chất,
các kiểu hoạt động thần kinh, sau cùng với các yếu tố khác tạo nên những đặc điểm
riêng không chỉ về mặt sinh học mà cả về tính cách, năng lực của mỗi cá nhân
* Tuy nhiên : di truyền học sẽ không quyết định sự tiến bộ của con người vì khả năng tư
chất vốn có ( yếu tố bẩm sinh – di truyền ) có trở thành hiện thực hay không còn phụ
thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, điều kiện sống của từng cá nhân và những tác động
của giáo dục.
VD: Những đứa trẻ do bố mẹ có tư chất tốt sinh ra nhưng không được sống trong điều
kiện tốt, không được tiếp nhận nền giáo dục tốt của gia đình và nhà trường thì cũng
không phát huy được lợi thế của yếu tố di truyền
- Yếu tố bẩm sinh – di truyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn trong việc hình
thành và phát triển nhân cách.
VD:
KẾT LUẬN: Yếu tố bẩm sinh di truyền tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển

3
nhân cách. Bẩm sinh di truyền không quyết định chiều hướng phát triển nhân cách.
1. Môi trường sống

Nếu khi nói tới yếu tố bẩm sinh, di truyền là nói tới yếu tố bên trong,
cấu tạo sinh học của cơ thể, thì yếu tố môi trường được hiểu là toàn bộ những
gì tồn tại, bao quanh bên ngoài cơ thể con người, như là một hoàn cảnh phát
triển, một tập hợp những điều kiện tồn tại một cách khách quan đối với con
Người. Trong đó có sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhìn chung các nhà nghiên
cứu đều thừa nhận ảnh hưởng to lớn của môi trường tới nhân cách. Tuy nhiên, cơ chế
của sự ảnh hưởng này (ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển tâm lý, nhân cách
con người) diễn ra như thế nào thì lại được các nhà nghiên cứu khác nhau hiểu một
cách rất khác nhau.
- Chẳng hạn, Watson và Skinner (chủ nghĩa hành vi cổ điển) cho rằng,
môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách con
người một cách trực tiếp theo công thức S – R (kích thích S đến từ môi trường
tác động và cơ thể con người, làm nảy sinh phản ứng tâm lý R).
HÌNH ẢNH MINH HỌA
Kích thích ----> Phản ứng

-> Cách hiểu này là sự vận dụng một cách máy móc quan niệm về môi trường đã hình
thành trong sinh vật học ( xem sự phát triển tâm lý, nhân cách con người về bản chất
không có gì khác biệt so với quá trình hình thành, phát triển hành vi loài vật trong quá
trình tiến hoá từ loài này sang loài khác).

- Trong khi đó các nhà hành vi mới (Bandura, Rotter...) lại cho rằng, môi trường
ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển tâm lý nhân cách con người không diễn

4
ra một cách trực tiếp theo công thức S – R. Công thức này chỉ giải thích được
bản chất hành vi của con vật không thể giải thích đầy đủ hành vi phức tạp của
con người. Vậy là, trong hệ thống của Bandura hành vi cuả con người không
được tạo thành một cách trực tiếp từ hai yếu tố S – R như quan niệm của
Skinner, mà là kết quả của sự tác động tương hỗ của 3 yếu tố: (1) Yếu tố kích
thích đến từ môi trường (S); (2) Yếu tố nhận thức của cá nhân (O) - Hệ thống
bản thân nội tại và (3) phản ứng (R) của cơ thể sau khi cá nhân dựa vào nhận
thức của mình (O) phân tích kỹ những kích thích (S) đến từ môi trường.
HÌNH ẢNH MINH HỌA

Kích thích ----> ----> Phản ứng


(S) (O) (R)
+ Về sau, ngoài yếu tố nhận thức, các nhà hành vi mới còn đưa thêm nhiều thành phần
trung gian khác như ý thức, động cơ, nhu cầu, hứng thú... vào công thức S – R (nếu ký
hiệu nhận thức là O1, ý thức là O2, động cơ là O3... thì công thức S – R được thay thế
bằng công thức S – O1 – O2 – O3... On – R) để mô tả và phân tích cơ chế ảnh hưởng
của môi trường đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của con người.
HÌNH ẢNH MINH HỌA
- C. Rogers (một đại diện nổi tiếng của Tâm lý học nhân văn), bên cạnh việc đề
cao vai trò có ý nghĩa quyết định của yếu tố di truyền, vẫn khẳng định rằng:
quá trình tiến tới sự phát triển đầy đủ của con người không mang tính tự động,
mà còn tuỳ thuộc vào sự tương tác của chủ thế với môi trường trên cơ sở nhận
thức của nó về môi trường. Do trình độ phát triển nhận thức của mỗi người rất
khác nhau (ngay ở một người vào thời điểm khác nhau trình độ phát triển
nhận thức của họ cũng không cố định) nên nhận thức của họ về môi trường
cũng rất khác nhau, do đó, ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển tâm lý,nhân
cách của từng người là không như nhau. Vì thế, tuy cùng sống trong một
tập hợp những điều kiện tồn tại một cách khách quan bao quanh mình như
một hoàn cảnh phát triển (môi trường), song, như vừa trình bày trên, mỗi
người hầu như lại có “môi trường riêng” mang tính cá biệt, đặc thù ảnh hưởng
mạnh đến sự phát triển tâm lý, nhân cách của mình (tuỳ thuộc vào trình độ

5
phát triển nhận thức của cá nhân). Rogers lập luận rằng, từ nhỏ tới khi trưởng
thành, khuynh hướng hiện thực hóa làm cho chúng ta lớn lên và phát triển, trải
nghiệm của chúng ta không ngừng được mở rộng làm cho kinh nghiệm (nhận
thức) của chúng ta không ngừng được tích luỹ và trở thành nền móng duy
nhất cho những đánh giá và hành vi của chúng ta. Từ lập luận đó, Rogers viết:
“Với tôi kinh nghiệm (nhận thức) chính là quyền lực tối cao. Sự định chuẩn
của căn cứ là kinh nghiệm của riêng tôi” (C. Rogers 1961). Tóm lại, tương tự
như cách tiếp cận của các nhà hành vi mới, C. Rogers nhấn mạnh môi trường
không ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách con
người, mà gián tiếp thông qua nhận thức của con người đối với bản thân môi
=> Những điều vừa trình bày trên cho thấy, qua công trình nghiên cứu của nhiều
thế hệ các nhà khoa học khác nhau, câu hỏi về cơ chế ảnh hưởng của môi
trường đến sự hình thành phát triển nhân cách con người, đã dần dần được
làm sáng tỏ: đó không phải là cơ chế trực tiếp (đây là cơ chế đặc trưng cho sự
phát triển tâm lý con vật), mà là cơ chế gián tiếp (cơ chế này mới đặc trưng
cho sự hình thành phát triển tâm lý, nhân cách con người).

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN


- Bao gồm toàn bộ những gì không phải là con người và do con người tạo ra,
cũng như cộng đồng xã hội người.
- Có liên quan đến con người như một chủ thể và tác động đến cuộc sống, đến
tâm-sinh lí, nhân cách của con người.
- Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả những gì có trong thiên nhiên, những gì trực
tiếp gần gũi với con người: đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu tạo điều kiện
rèn luyện, hình thành những phẩm chất nhân cách của cá nhân.
VD + HÌNH ẢNH MINH HỌA:
- thiên nhiên Việt Nam ảnh hưởng đến con người việt nam nói chung là có:
+ Tính sông nước:
+ tính thiết thực:
+ tính năng động:
+ Tính trọng nghĩa:

6
-> Hoàn cảnh tự nhiên có ảnh hưởng nhưng không giữ vai trò quan trọng và quyết định
trong sự phát triển tâm lý nhân cách.

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI


- Trong ѕự hình thành ᴠà phát triển nhân cách, môi trường хã hội có tầm quan
trọng đặc biệt ᴠì nếu không có хã hội loài người thì những tư chất có tính người
cũng không thể phát triển được. Môi trường xã hội do con người tạo nên
- Môi trường xã hội chính là mối quan hệ giữa người với người. Ở đó, các yếu tố,
các khía cạnh xã hội được điều chỉnh, tác động và mang tính chi phối con người.
Chính các mối quan hệ con người xác lập với nhau tạo ra điều kiện để xã hội
phát triển. Đó là các luật lệ, cam kết, thể chế, ước định,… ở các cấp khác nhau
- Môi trường gồm có:
+ Mội trường lớn : được đắc trưng bởi tính chất của Nhà nước , chế độ chính trị,
chế độ kinh tế , hệ thống các quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất, quan hệ xã
hội… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
+ Môi trường nhỏ : là một bộ phận của môi trường lớn trực tiếp bao quanh trẻ
VD: gia đình , nha trường , bạn bè… có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
nhân cách.

–> Trong ѕự hình thành ᴠà phát triển nhân cách, môi trường хã hội có tầm quan
trọng đặc biệt ᴠì nếu không có хã hội loài người thì những tư chất có tính người
cũng không thể phát triển được
– Sự hình thành ᴠà phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi
trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện
ᴠà điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnh
được các kinh nghiệm để hình thành ᴠà phát triển nhân cách của mình.
VD: Chẳng hạn nếu những nếu những đứa trẻ sơ sinh bị lạc và sinh sống trong
các bầy đàn động vật , thì những tư chất có tính người sẽ không phát triển
được, vì không được sống trong xã hội loài

7
Lý thuyết về “Tình huống xã hội của sự phát triển” của Vưgôtxky chỉ ra rằng: Môi
trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con người không
phải chủ yếu tuỳ thuộc vào chính bản thân môi trường như nó đang tồn tại một cách
trực quan, mà chủ yếu tuỳ thuộc vào “Tình huống xã hội của sự phát triển” được hình
thành trên cơ sởhoạt động của cá nhân trong môi trường đó. Như vậy, theo quy luật
của nó, sự vận động và phát triển của xã hội tạo ra môi trường cho sự hình thành và
phát triển nhân cách con người; mỗi cá nhân, thông qua hoạt động của mình trong các
mối quan hệ xã hội, tạo dựng được “Tình huống xã hội của sự phát triển” riêng cho
từng giai đoạn lứa tuổi – cái quy định những hình thức và con đường mà cá nhân có
được các thuộc tính nhân cách mới, con đường mà qua đó cái xã hội trở thành cái cá
nhân, làm cho nhân cách mỗi người không bao giờ là một sản phẩm đã hoàn thành mà
là một quá trình diễn tiến trong suốt cuộc đời họ. Từ cách lập luận trên, cũng có thể
hiểu “Tình huống xã hội của sự phát triển” do cá nhân tạo dựng được thông qua hoạt
động của mình trong các mối quan hệ xã hội là “môi trường riêng” của cá nhân ở đầu
mỗi giai đoạn lứa tuổi, bắt nguồn từ môi trường chung, tồn tại trong môi trường chung
của cả cộng đồng xã hội theo quy luật: trong cái chung có cái riêng, cái riêng tồn
tại trong cái chung.
có thể nói “ Không gian quan hệ” của mỗi cá nhân là rất đặc biệt và vô cùng năng động
(B. Ph. Lômôp, 2000, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, NXB
ĐHQGHN). Chính điều đó giải thích tính độc đáo, độc nhất vô nhị của nhân cách mỗi
người, đồng thời qua đó cũng khẳng định rằng, nhân cách được quy định bởi các mối
quan hệ xã hội, nhưng không phải là bản sao mù quáng của các quan hệ xã hội, bị các
quan hệ xã hội chi phối như bù nhìn. Trái lại, trong khi tham gia tích cực vào các dạng
quan hệ xã hội, ở những mức độ khác nhau, mỗi cá nhân đều có những đóng góp cụ
thể vào sự phát triển xã hội. Mối quan hệ “cá nhân (với tư cách là một nhân cách) – xã
hội” do đó, là mối quan hệ sinh thành lẫn nhau. Cá nhân (với tư cách là một nhân cách)
là một bộ phận không thể thiếu của chính bản thân quá trình phát triển xã hội và ngược
lại. Theo các tiếp cận này, cá nhân và xã hội có mối quan hệ máu thịt với nhau, không
đối lập nhau như là hai lực tác động trái chiều nhau (cái “bị kích thích nằm ở một phía,
và “tác nhân kích thích” nằm ở phía đối lập). Xã hội không chỉ là “môi trường” nào đó ở
bên ngoài có ảnh hưởng tới sự phát triển cá nhân (không chỉ là những điều kiện kìm

8
hãm, hoặc thúc đẩy tốc độ hình thành, phát triển nhân cách...) mà là yếu tố quy định
quá trình hình thành, phát triển nhân cách từ bên trong hoạt động và giao lưu của cá
nhân một cách hợp quy luật. Chính các quan hệ xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa
học, nghệ thuật...) mà cá nhân gia nhập vào bằng hoạt động và giao lưu của mình là
nguồn gốc làm nảy sinh ở nó những động cơ, hoài bão, thói quen, nhu cầu, hứng thú
và các thuộc tính khác của nhân cách.
VD + HÌNH ẢNH MINH HỌA
Ví dụ: Một đứa trẻ sống ở Mỹ - đất nước phát triển, đa sắc tộc, đa văn hóa sẽ khác
một đứa trẻ sống ở Việt Nam – đất nước đang phát triển với nền văn hóa phương
Đông đậm nét. Đứa trẻ sống ở Mỹ sẽ có lối sống phóng khoáng hơn, tự do hơn và
cũng có thể năng động hơn, đứa trẻ sống ở Việt Nam sẽ có lối sống khuôn phép,
kín đáo hơn.
- Môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội đề ra các chuẩn mực, các quy tắc, các
yêu cầu cho các cá nhân. Các cá nhân phải biết tiếp nhận và hình thành những
phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của môi trường để thích ứng với nó.
VD: chuẩn mực về đạo đức, hành vi
- Xã hội Tác động tới con người với tư cách là chủ thế phản ánh, sự tác động này
để lại các dấu vết trên vỏ não, đặc biệt là các giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội
sẽ tác động đến đứa trẻ thông qua các hoạt động khác nhau sẽ có thể lưu giữ,
củng cố và có thể trở thành các thuộc tính tâm lý của cá nhân. Lênnin đã nói rất
hình ảnh rằng: cùng với dòng sữa mẹ, đứa trẻ hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã
hội mà nó là thành viên
VD : Chúng ta là người dân VN, sẽ bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực trong xã hội VN
Như: việc lễ nghĩa trước khi ăn phải mời, không được mang thai trước khi cưới...
nhưng trong thời đại hiên nay có nhiều luồng văn hóa mới du nhập vào nước ta và
được tiếp thu một cách chọn lọc … nhiều chuẩn mực đang dần thay đổi để phù hợp với
cuộc sống, thời đại mới.
- Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua các
mối quan hệ xã hội đa dạng như : quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình , quan hệ
sản xuất, qua hệ chính trị , quan hệ đạo đức… Nhờ các mối quan hệ này mà môi
trường và con người tác động qua lại với nhau , giúp mỗi người chiếm lĩnh
những kinh nghiệm xã hội , những giá trị nhân văn , đạo đức văn hóa và trên cơ
sở đó nhân cách hình thành và phát triển.
VD: Trong sinh hoạt tập thể đoàn , đội , trẻ em chọn lọc những gì phù hợp với sở
trường , xu hướng, năng lực của mình để hoạt động và chịu những tác động có
ý thức và không có ý thức từ bên ngoài mà lơn lên. Hoặc các nhóm bạn bè tự

9
phát cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em. Vì thế ông bà ta đã dăn dặn “ Chọn
bạn mà chơi"
- Sự tác động cuẩ môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách là vô
cùng mạnh mẽ, phức tạp và tùy theo mỗi chủ thể, mỗi giai đoạn. Nhưng không
phải con người hoàn toàn tiếp nhận tất cả các tác động của môi trường một cách
cơ học, máy móc. Thông thường, sự tác động của môi trường đến cá nhân
mạnh mẽ nhất khi cá nhân chưa có ý thức hoặc ý thức chưa phát triển hoàn
toàn, vì thế mà gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Khi cá nhân ý thức được về
các giá trị thì sự tiếp thu này sẽ có chọn lọc. Khi ý thực đã phát triển, có khả
năng phân tích và lựa chọn, nên con người sẽ tiếp thu chọn lọc các tác động của
môi trường, vì vậy không phải lúc nào con người cũng thụ động trước hoàn
cảnh. Nói cách khác, ở một thời điểm nào đó việc tiếp nhận các tác động của
môi trường còn tùy thuộc vào quan điểm, niềm tin, nhu cầu, các thuộc tính của
cá nhân. Vì thế có trường hợp “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
VD: Chúng ta hay nói đến mặt trái của nền kinh tế thị trường mặc dù kinh tế thị trường
tạo ra sự phát triển mạnh mẽ cho nên kinh tế đất nước, thu hẹp khoảng cách thế giới ,
làm cho mỗi cá nhân năng động, tích cực hơn… nhưng nó cũng tạo ra tâm lý sùng bái
đồng tiền, đặt lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân lên trên hết , ít quan tâm đến cộng đồng ,
tập thể , xã hội, phân biệt giàu nghèo

- Môi trường tác động đến con người nhưng con người cũng có thể tác động trở
lại và cải tạo môi trường. Mác nói: hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng
mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh. Vì vậy, con người bằng tính tích cực của
mình cần phải cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu và lợi ích của mình. Những gì tốt
đẹp thì giữ lại, những gì còn chưa phù hợp thì điều chỉnh cho phù hợp, những gì
lạc hậu thì kiên quyết loại bỏ. Cải tạo cái xấu, tạo dựng cái tốt đẹp hơn cho xã
hội chính là tạo ra môi trường GD tốt cho con người
VD
- Môi trường quan tâm đến việc khai thác và sử dụng hợp lí có hiệu quả những
khả năng hiện có và khả năng của con người, nhằm không ngừng thúc đẩy bản
thân phát triển thao định hướng xác định.
VD: Thông qua các cuộc thi được tổ chức trêu truyền hình đã kích thích tạo điều
kiện và khai thác được tiềm năng của thế hệ trẻ , giúp họ phát triển.
KẾT LUẬN: Từ sự phân tích ở trên có thể khẳng định môi trường là điều kiện cần thiết
đối với sự phát triển nhân cách của con người . Trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách cần đánh giá đúng mức vai trò của môi trường, không nên hạ thấp hoặc
tuyệt đối hóa vai trò của nó. Nhà giáo dục cần quan tâm cải tạo môi trường để tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.

10
3. Các yếu tố Văn hóa, Lịch sử
Ở mục trên chúng ta vừa phân tích vai trò quan trọng và cơ chế ảnh hưởng của môi
trường (nói chung) đến sự hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách con người. Theo đó,
sự hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách con người diễn ra trong quá trình tác động
qua lại giữa con người với môi trường sống của họ thông qua hoạt động tích cực của
con người, làm cho sự tác động của môi trường đến sự hình thành, phát triển tâm lý,
nhân cách không diễn ra một cách trực tiếp mà là gián tiếp. Trong mục này sẽ đi sâu
phân tích cụ thể hơn ảnh hưởng của từng yếu tố chứa đựng trong môi trường (nói
chung) đến sự hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách con người theo quan điểm: Con
người phải được hiểu là một tồn tại lịch sử, xã hội và văn hoá, chứ không phải là một
“cái túi” đựng đầy phản xạ như chủ nghĩa hành vi cổ điển quan niệm.
ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA ( MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA) ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.

- Cho đến nay người ta có thể chỉ ra hàng trăm định nghĩa khác nhau về khái niệm
Văn hoá. Tuy nhiên, trong các định nghĩa khác nhau đó, người ta vẫn tìm thấy ý
tưởng chung cho văn hoá là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, được các thế hệ con người thừa kế, tiếp nhận
và tiếp tục không ngừng sáng tạo thêm, đối lập với những cái có sẵn trong
tựnhiên

VD + HÌNH ẢNH MINH HỌA


- Những công trình nghiên cứu về Nhân chủng học, Khảo cổ học, Dân tộc học...
chỉ ra rằng, nhờ sáng tạo ra những dấu hiệu, ký hiệu (những yếu tố văn hoá)
thay thế cho những sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên (chẳng hạn một nét vẽ
ngoằn ngoèo thay thế cho đoạn đường hiểm trở khó đi, một nút thắt trên một sợi
dây thay thế cho một ngày chồng đi săn bắn xa nhà...) và sử dụng chúng như
một kích thích (thay thế cho kích thích tự nhiên là bản thân sự vật, hiện tượng) tổ
chức hành vi của mình (qua đó làm chủ hành vi của mình) làm cho sự phát triển
tâm lý của người mông muội dần dần thoát khỏi cơ chế trực tiếp (đặc trưng cho
sự phát triển tâm lý con vật) sang cơ chế gián tiếp (đặc trưng cho sự phát triển
tâm lý con người). Nói cách khác, nhờ sáng tạo ra và sử dụng những giá trị văn
hoá vào tổ chức hoạt động của mình mà người mông muội đã thoát khỏi tình
trạng con vật và trở thành người hiện đại. Với nghĩa đó, nhờ sáng tạo ra văn hoá
mà con người đã sáng tạo ra chính bản thân mình.
VD+HÌNH ẢNH MINH HỌA

11
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, các thế hệ sau luôn kế thừa,
tiếp thu, vận dụng những thành tựu văn hoá do các thế hệ trước để lại; trên cơ
sở đó không ngừng sáng tạo thêm những giá trị văn hoá mới ở trình độ phát
triển cao hơn, đưa xã hội loài người lên những nấc thang phát triển mới ngày
một cao hơn. Con đường phát triển của lịch sử xã hội loài người nói chung và
tâm lý con người nói riêng, do đó, là con đường phát triển văn hoá. Có lẽ cũng
với lý lẽ này mà khi “Luận bàn về văn minh” (luận bàn về văn hoá) S. Freud
viết: “Nền văn minh (văn hoá) nhân loại, ý tôi muốn chỉ tất cả những mặt đời
sống của loài người được nâng lên cao hơn trạng thái động vật, khác với đời
sống cầm thú..., được thể hiện trên hai mặt. Một mặt gồm toàn bộ tri thức và
năng lực mà loài người có được và dùng để chi phối lực lượng tự nhiên làm ra
của cải nhằm thoả mãn nhu cầu của mình; mặt khác gồm các quy tắc, điều lệ,
thể chế cần thiết dùng để điều tiết quan hệ giữa người và người, nhất là điều
tiết sự phân phối của cải. Hai mặt này của nền văn minh không cô lập với
nhau” (S. Freud, 2005, Luận bàn về văn minh, NXB Văn hoá Thông tin, tr.11).
VD+HÌNH ẢNH MINH HỌA
Từ góc độ tâm lý học, L. X. Vưgôtxky nhiều lần nhấn mạnh văn hoá là
một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất tạo ra con người và sự phát triển
tâm lý ở trình độ cao (các chức năng tâm lý cấp cao chỉ có ở người). Theo ông
văn hoá sáng tạo ra các hình thái đặc biệt của hành vi; Văn hoá thay đổi loại
hình hoạt động của các chức năng tâm lý; văn hoá kiến tạo nên các tầng mới
trong hệ thống luôn phát triển của hành vi con người. Trong quá trình phát
triển lịch sử, con người xã hội thay đổi phương thức và phương pháp hành vi
của mình, chuyển hoá các tố chất và các chức năng thiên nhiên, tạo lập các
dạng thức mới – văn hóa đặc thù của hành vi. Đây chính là hình thức thích
nghi mới (khác về chất với thích nghi kiểu con vật) – cơ chế cân bằng chủ yếu
của cơ thể với môi trường.
VD + HÌNH ẢNH MINH HỌA

12
Về phương diện phát sinh cá thể, trong những tháng đầu đời, đứa trẻ ở
vào “thời kỳ tiền sử” của sự phát triển những chức năng tâm lý cấp cao chỉ có
ở người (hay “thời kỳ tiền sử” của sự phát triển văn hoá). Ở thời điểm này,
muốn hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách người, đứa trẻ phải được
người lớn (cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc) nuôi bằng những chất dinh
dưỡng và tổ chức cho nó từng bước sử dụng được bát đũa, thìa dĩa, chén
cốc..., tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ) với tư cách là những yếu tố văn hoá do xã hội
loài người sáng tạo ra. Dẫn ra sự kiện này chúng tôi muôn lưu ý bạn đọc một
vấn đề lý luận tâm lý học hết sức quan trọng sau đây: Kể từ thời điểm đứa trẻ
ra đời, sự phát triển cơ thể bằng xương bằng thịt (tuyến phát triển sinh học) và
sự phát triển tâm lý người của nó (tuyến phát triển văn hoá) diễn ra không
tách khỏi nhau mà quyện chặt lấy nhau dưới sự tổ chức, điều khiển của người
lớn thông qua việc sử dụng những thành tựu văn hoá do loài người sáng tạo
ra. Ở đây, trong quá trình phát triển của đứa trẻ, quá trình phát triển văn hoá
quyện chặt, thống nhất với các quá trình cở thể chín muồi. Hai bình diện phát
triển (tự nhiên và văn hoá) nhập vào nhau, xâm nhập qua lại với nhau, và thực
chất tạo nên một sự hình thành thống nhất xã hội – sinh vật của nhân cách con
người. Sự phát triển sinh vật (cơ thể) xảy ra trong môi trường văn hoá, bị môi
trường văn hoá quy định. Mặt khác, sự phát triển văn hoá diễn ra đồng thời và
quyện với sự chín muồi cơ thể - kẻ mang sự phát triển văn hoá.
VD + HÌNH ẢNH MINH HỌA
Những điều trình bày trên giúp chúng ta khẳng định rằng, văn hoá là một trong những
yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hình thành và phát triển con người nói chung và
tâm lý, nhân cách con người nói riêng. Văn hoá làm cho đứa trẻ từ thực thể phi xã hội
đến thực thể xã hội, từ đứa trẻ dường như bất lực đến cá nhân từ hành động và điều
chỉnh bản thân, từ người phản ứng đến chủ động thích ứng và góp phần cải tạo hiện
thực nhờ tích cực tiếp thu những giá trị văn hoá do các thế hệ trước truyền lại và không
ngừng tiếp tục sáng tạo thêm những giá trị văn hoá mới. Có thể nói con đường phát
triển tâm lý, nhân cách con người của mỗi cá nhân là con đường phát triển văn hoá của
bản thân mỗi cá nhân đó. Giáo dục văn hoá cho thế hệ trẻ, do đó, trở nên một nhiệm vụ
vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc .

13
ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ LỊCH SỬ (MÔI TRƯỜNG LỊCH SỬ) ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
Như đã phân tích ở các mục trên, tâm lý, nhân cách con người (nói chung
là những chức năng tâm lý cấp cao chỉ có ở người) không phải là sản phẩm trực
tiếp của tiến hoá sinh vật, mà là sản phẩm phát triển lịch sử hành vi sáng tạo ra
các dấu hiệu, ký hiệu, và vận dụng chúng vào việc tổ chức hành động của mình,
nhờ đó con người làm chủ hành vi của mình. Các chức năng tâm lý cấp cao chỉ
có ở người, do đó, là cấu tạo tâm lý mới, không có sẵn từ đầu, mà là kết quả của
quá trình phát triển lịch sử loài người nói chung, cũng như quá trình lịch sử phát
sinh cá thể nói riêng, diễn ra trong quá trình cá nhân lĩnh hội các thành tựu của sự
phát triển văn hoá như ngôn ngữ, văn tự, tính toán...
Tóm lại, về phương diện phát sinh loài, sự phát triển những chức năng
tâm lý chỉ có ở người (những CNTLCC) là một bộ phận không thể tách rời của
quá trình chung phát triển lịch sử loài người.
VD
- Còn về phương diện phát sinh cá thể, sự phát triển tâm lý, nhân cách của cá nhân
bao giờ cũng gắn liền với những diễn biến lịch sử cuộc đời của cá nhân đó (từ khi sinh
ra đến khi từ biệt cõi đời) diễn ra trong quá trình lịch sử phát triển xã hội nói chung mà
trong đó cá nhân là một thành viên tích cực tiếp thu, vận dụng và sáng tạo thêm những
giá trị văn hoá mới góp phần thúc đẩy lịch sử phát triển không ngừng của nền văn minh
(văn hoá) xã hội đương thời.
VD + HÌNH ẢNH MINH HỌA
Từ lý lẽ này, lúc đương thời, L. X. Vưgôtxky đã phấn đấu không mệt mỏi để
xây dựng một nền tâm lý học mới (so với nền tâm lý học của thế giới ở đầu thế
kỷ XX) mà ông gọi là “Tâm lý học lịch sử người”. Để thực hiện nhiệm vụ này,
ông đã đề xuất phương pháp tiếp cận lịch sử trong việc nghiên cứu bản chất
tâm lý con người. Bản chất của phương pháp tiếp cận lịch sử là vận dụng nội
dung phạm trù phát triển của CNDVBC vào nghiên cứu thế giới tinh thần của
con người; nghiên cứu các chức năng tâm lý trong sự vận động, tức là trong
hình thành, biến đổi, tác động qua lại với nhau và chuyển hoá từ chức năng này

14
sang chức năng khác. Nguyên tắc lịch sử trong nghiên cứu tâm lý học thể hiện
ở chỗ phải phát hiện ra và lý giải được nguồn gốc của các hình thái cấp cao,
nguồn gốc và sự vận động phát triển của các chức năng tâm lý cấp cao.
Từ những vấn đề lý luận vừa trình bày trên, chúng ta hiểu môi trường
lịch sử của sự phát triển tâm lý, nhân cách của cá nhân là trình độ phát triển về
mọi mặt (kinh tế, chính trị, khoa học, nghệ thuật...) của giai đoạn phát triển lịch
sử xã hội của một quốc gia dân tộc mà trong đó cá nhân được sinh ra và lớn
lên; những sự kiện lịch sử, những biến đổi xã hội (trong đó phải kể đến cả
những sự kiện, những biến động diễn ra trong cuộc đời riêng của mỗi người)
mà cá nhân đã và đang trải nghiệm như một nhân chứng lịch sử. Thông qua
hoạt động và giao lưu của mình trong những sự kiện lịch sử, những biến đổi xã
hội mình đã và đang trải qua, cá nhân tiếp thu được (và biến thành của riêng
mình) những tri thức, những thành tựu văn hoá tương ứng với từng sự kiện lịch
sử và biến đổi xã hội đó, làm cho nhân cách của cá nhân luôn vận động, thay
đổi và phát triển (có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực so với những chuẩn
mực tiến bộ của sự phát triển xã hội). Chẳng hạn, thế hệ những con người sinh
ra và lớn lên từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 tới nay là nhân chứng của không
ít những sự kiện lịch sử, những thay đổi lớn lao của đất nước. Ở những mức độ
tích cực khác nhau họ tham gia vào phong trào Cách mạng sôi sục năm 1945;
dấn thân vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đầy hy sinh gian
khổ; “đối tượng thụ hương” của thời kỳ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp;
chủ nhân của thời kỳ đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế... Trải
nghiệm những sự kiện lịch sử, những biến đổi to lớn nói trên của đất nước
thông qua hoạt động của riêng mình mỗi người trong số họ tích luỹ được một
vốn sống không giống nhau, làm cho nhân cách của mỗi người có trình độ phát
triển khác nhau (theo hướng tích cực hoặc suy thoái).
Từ những điều trình bày trên giúp ta hiểu được sự phát triển tâm lý,
nhân cách của một người không một giây phút có thể tách khỏi cuộc sống
thực của người đó; sẽ không thể hiểu nổi bản chất tâm lý, nhân cách con
người ngoài sự tác động qua lại một cách biện chứng giữa con người với môi

15
trường văn hoá, lịch sử và xã hội. Nói cách khác, sự phát triển tâm lý, nhân
cách của cá nhân cắm sâu một cách chắc chắn vào sự phất triển văn hoá, xã
hội và lịch sử (nói chung và khái quát là sự phát triển xã hội).
4. Giáo dục và tự giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Theo nghĩa rộng, giáo dục bao gồm tổng thể những việc làm có mục tiêu,
chương trình, kế hoạch, phương pháp tiến hành được vạch ra từ trước mà thế
hệ trước thực hiện nhằm truyền lại cho các thế hệ sau những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo và thái độ mà loài người đã tích luỹ được trong tiến trình lịch sử, nhằm
phát triển toàn diện nhân cách, năng lực sáng tạo của họ góp phần tích cực
vào sự phát triển xã hội. hội. Nếu trong khi thế hệ trước hành động tích cực nhằm
truyền lại tri thức cho thế hệ sau, nhưng, thế hệ sau thờ ơ, không có hành động
tiếp nhận tích cực (nói cách khác, thế hệ trước tích cực tiến hành công việc
giáo dục, nhưng, thế hệ sau không tiến hành công việc tự giáo dục một cách
tương ứng, nghĩa là có “kẻ tung” nhưng không có “người hứng”) thì hiệu quả
giáo dục sẽ rất thấp (nếu không muốn nói là sẽ bằng không). Vì lẽ đó, giáo
dục và tự giáo dục có quan hệ máu thịt với nhau, không thể tách rời nhau.
Giáo dục diễn ra trong sự vận hành của tự giáo dục. Tự giáo dục diễn ra trong
sự điều khiển, tổ chức của giáo dục, đưa lại những thông tin, phản hồi giúp
cho giáo dục ngày càng thu được hiệu quả cao. Nhờ đó,-> xã hội không ngừng
vận động, phát triển lên những bậc thang ngày càng cao hơn.
Bằng con đường di truyền sinh học, từ những đặc điểm ghi trong cấu
tạo cơ thể mình thế hệ trước truyền lại trong cơ thể của thế hệ sau những đặc
điểm về cấu tạo sinh học giống mình, giúp thế hệ sau thích ứng ngay được với
môi trường sống không thay đổi. Kinh nghiệm, tri thức, những thành tựu văn
hoá mà loài người tích luỹ được bên ngoài cơ thể mình trong tiến trình lịch sử
(trong những kho tàng văn hoá) lại không thể di truyền cho thế hệ sau bằng
con đường sinh học, mà phải bằng con đường “di truyền xã hội”. Hay nói
cách khác là bằng con đường giáo dục (và tự giáo dục) mà nội hàm cuả nó
chúng ta vừa làm sáng tỏ ở phần trên. Giáo dục (với các hình thức gia đình,
nhà trường, xã hội) và tự giáo dục là con đường duy nhất thông qua đó mỗi cá

16
nhân, tiếp thu và biến những tri thức, những giá trị văn hoá mà loài người đã
phát hiện ra, tích luỹ được, thành tài sản riêng dưới hình thức những phẩm
chất và năng lực trong cấu trúc nhân cách của mình, trên cơ sở đó đóng góp
vào sự phát triển xã hội. Giáo dục và tự giáo dục là công cụ phương tiện
không thể thiếu để phát triển toàn diện con người theo yêu cầu phát triển của
xã hội. Hơn nữa bằng những phương pháp khoa học đặc thù của mình, ngày
nay giáo dục ngày càng có khả năng can thiệp có hiệu quả hơn vào những
trường hợp đặc biệt do cấu tạo cơ thể của đứa trẻ có những khuyết tật, hoặc do
những sai lầm trong quá trình giáo dục mà dẫn đến hiện tượng trẻ phát triển
nhân cách theo hướng lệch chuẩn, đêm lại cho chúng cuộc sống có ích cho
bản thân và cho xã hội.
VD + HÌNH ẢNH MINH HỌA
Từ những phân tích trên cho thấy, giáo dục (và tự giáo dục) là yếu tố có
ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Tuy nhiên, cần tránh tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách con người. Tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục là
một sai lầm cả về lý luận và thực tiễn. Song, không vì thế mà không thấy hết
tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách con người, nhất là vào những thời kỳ phát triển có tính bước ngoặt của
đất nước như hiện nay.

3.1. Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển
nhân cách của cá nhân:

– Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học
và từng hoạt động giáo dục cụ thể

– Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương
pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội
dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.

17
Theo đó, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước,

nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu giáo dục phổ thông, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực,

phù hợp với nội dung giáo dục từng cấp, lớp được xem như một điều kiện có tính tiên quyết, nhằm quán triệt

quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu

trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học".

– Tổ chức các hoạt động, giao lưu


VD: trong hoạt động dạy và học luôn diễn ra sự điều chỉnh của thầy cô giúp cho mỗi
học sinh hiểu đúng bản chất của phạm trù, khái niệm, học thuyết, định nghĩa... dưới sự
điều chỉnh của thầy cô học sinh tự điều chỉnh sự nhận thức của bản thân nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ học tập

Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi
cho quá trình phát triển nhân cách:
*Đối với văn hóa, lịch sử
- Ở trên chúng ta nói tới ảnh hưởng to lớn của yếu tố văn hoá, xã hội, lịch
sử tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Cần hiểu rằng sự ảnh hưởng đó
diễn ra trước hết thông qua hệ thống nhà trường (và giáo dục nói chung) với
tư cách là một sản phẩm văn hoá do loài người sáng tạo ra. Phải làm sao cho
nhà trường xứng đáng là nơi đại diện cho văn hoá lịch sử , phát huy đầy đủ sức mạnh
của mình nhờ dạy học và tiếp biến văn hoá lịch sử, truyền lại cho thế hệ sau một hành
trang những cơ sở văn hoá lịch sử cơ bản, làm cho những con người được nhà trường
đào tạo ra có khả năng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thiếu văn hoá hoặc xa rời quá khứ, cội nguồn
của mình, con người được nhà trường đào tạo ra có thể thông minh, nhưng dễ
trở nên một nhân cách xa rời xã hội, thờ ơ và vô cảm với những người khác và
vận mệnh của Tổ quốc, thậm chí tàn bạo, dã man. Vì vậy, học sinh phải được
giáo dục và phấn đấu trở thành chủ thể văn hoá. Khi nhà trường không làm
được việc này, chỉ chú ý đến mặt trí lực mà coi nhẹ những biện pháp nhằm

18
hiện thực hoá “bản chất văn hoá” ở thế hệ trẻ thì thất bại sẽ là điều không thể
tránh khỏi.
VD :

* Đối với di truyền

– Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong
chương trình gène được phát triển.

VD: Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay và thanh quản … nhưng
nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng
công cụ hay phát triển ngôn ngữ…

– Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.

VD: môn giáo dục thể chất luôn bắt buộc trong trường, cùng với sự đầu tư về cơ sở vật
chất để học sinh có thể phát triển, nâng cao thể chất

– Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng
khiếu thành năng lực cụ thể.

VD: Với những học sinh có năng khiếu học toán, nghệ thuật... giáo dục phát triển sớm
để bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lời cho các tư chất thômg minh và năng khiếu ở học
sinh phát triển

– Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn
của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi chức năng hoặc hướng
dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ). Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường nhận thức

19
trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn
xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.

VD: Bằng phương pháp giáo dục đặc biệt dành cho những người tàn tật. Giáo dục giúp
họ phục hồi chức năng học văn hóa, học nghề hòa nhập với xã hội.

* Đối với môi trường

– Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo
vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi
trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.

VD: Giáo dục tổ chức cho con người được giáo dục tham gia vào các hoạt động chống
ô nhiễm môi trường, lao động trồng cây xanh, tuyên truyền giáo dục phát luật nâng cao
hiều biết pháp luật. Giúp môi trường tự nhiên cải thiện, phát triển.

– Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế – xã
hội, chức năng chính trị – xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục.
VD: Ngày nay trong quá trình đổi mới đất nước theo hướng CNH, HĐH, mở
cửa và hội nhập quốc tế, hơn lúc nào hết, giáo dục có vai trò cực kỳ quan
trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực cho
quá trình này. Vào thời điểm nhạy cảm này nếu thất bại trong giáo dục sẽ để
lại hậu quả khôn lường cho sự phát triển bền vững của đất nước; từ đó nguy
cơ phụ thuộc vào nước ngoài là khó tránh khỏi.

20
– Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà
trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác
động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay công tác
giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình đẳng, ấm
no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với học sinh, cộng đồng
dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.

VD

* Đối với hoạt động cá nhân

– Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát
huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa
tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, …); xây dựng những
động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn
cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân. Đặc
biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò,
giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt
động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.

VD

– Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể
của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu
của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng
tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc
thậm chí không thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn
bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con
người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của

21
xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là
những người thực sự có giáo dục.”

VD

Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đem lại
cho con người như trường hợp của thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy không còn đôi tay nhưng
vẫn trở thành giáo viên, hay như nghệ sỹ ghi ta tài năng Văn Vượng bị mù từ bé nhưng
nhờ có phương pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng ấm nhạc… Đây là cơ sở
để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi … Ngoài ra giáo dục còn
giúp các e có tư chất tốt phát triển : như các trường năng khiếu, trường đào tạo chất
lượng cao…

Môi trường xã hội ngoài những ảnh hưởng tích cực, còn gây ra những tiêu cực. Giáo
dục có khả năng giúp học sinh phòng ngừa, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, động
viên được tính tự giác rèn luyện học tập của học sinh.

VD:

- Giáo dục có khả năng mang lại cho cá nhân những tiến bộ mà các nhân tố khác
không thể có được.

VD: Nhờ có giáo dục mà mỗi cá nhân biết đọc, biết viết, biết tính toán, nâng cao trình
độ học vấn, có kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp

- Giáo dục ngoài bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của con người, còn có thể
uốn nắn, những phẩm chất tâm lý xấu, những hành vi lệch chuẩn làm cho nó
phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội

VD: Với những người chưa thành niên vi phạm pháp luận thì đưa họ vào trường giáo
dưỡng để rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái
hội nhập vào đời sống xã hội

22
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ
ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó mà thôi.

VD: mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đây
chính là tính chất tiên tiến của giáo dục.

KẾT LUẬN: Giáo dục có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách

5. Tính tích cực hoạt động và giao tiếp của cá nhân ảnh hưởng và phát
triển nhân cách
Một lần nữa ở đây cần nhắc lại rằng, các mối quan hệ qua lại giữa con
người với môi trường văn hoá, xã hội, lịch sử và giáo dục không thể diễn ra
ngoài hoạt động của con người trong đó con người là chủ thể. Trong tâm lý
học, nói đến tính chủ thể là nói tới tính tích cực, chủ động, năng động và sáng
tạo của con người trong khi tổ chức hành động nhằm hiện thực hoá những
mục đích do mình đặt ra từ trước dưới hình thức biểu tượng ở trong đầu. Tính
chủ thể càng cao thì sự nỗ lực ý chí được huy động càng lớn, mọi khó khăn,
cản trở sẽ được vượt qua, làm cho hành động đạt được mục đích cuối cùng mà
chủ thể mong đợi. Ngược lại, tính chủ thể thấy kém sẽ làm cho hành động
không đạt được mục đích cuối cũng như kỳ vọng của chủ thể, thậm chí thất
bại hoàn toàn. Vì vậy, mối quan hệ qua lại của cá nhân với môi trường văn
hoá, xã hội, lịch sử và giáo dục diễn ra như thế nào; ảnh hưởng của nó đến sự
hình thành, phát triển nhân cách ra sao (tích cực hay tiêu cực) chủ yếu tuỳ
thuộc vào trình độ phát triển của tính chủ thể trong hoạt động và giao lưu của
con người trong các mối quan hệ đó.
Nói một cách khác, tính chủ thể trong hoạt động và giao lưu của cá
nhân trong các mối quan hệ với môi trường văn hoá, xã hội, lịch sử và giáo
dục giữ vai trò trực tiếp quyết định sự ảnh hưởng của nó đến hình thành và
phát triển nhân cách của cá nhân. Khơi dậy và phát huy triệt để tính tích cực,

23
chủ động, năng động và sáng tạo của con người, do đó, trở thành nhiệm vụ
quan trọng số một của giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
 Vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
 1. Khái niệm. Theo tâm lý học: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong
thế giới. Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới
khách quan và với chính bản thân mình, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới
(khách thể), cả về phía con người (chủ thể).
 2. Vai trò của hoạt động. Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát
triển tâm lý và nhân cách cá nhân thông qua hai quá trình:
 2.1. Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình
tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình
tạo ra sản phẩm, hay còn được gọi là quá trình xuất tâm.
 Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến
thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Trong khi
thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc,
rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụ thuộc vào tâm
lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
 2.2. Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri
thức, đúc rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn được gọi
là quá trình nhập tâm.
 Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều kinh
nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt.
Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải
tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình trước mọi người,…
 3. Kết luận - Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá
nhân.
 - Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động chủ
đạo của từng thời kỳ.
 Ví dụ: • Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ
bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung.Giai
đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập.
 - Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác. -
Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
 Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
 1. Khái ni II. ệm. Theo tâm lý học: Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối
quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
 2. Vai trò của giao tiếp.
 2.1. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.
 - Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì
con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.
 - Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng
người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.

24
 - Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm,
vốn sống, kinh nghiệm...của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng
kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
 - Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với
nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.
 Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông,
không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có
những hành động,cách cư xử giống như tập tính của chó sói.
 2.2. Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.
 - Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thõa mãn những nhu cầu
của bản thân.
 - Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con
người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người
 - Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có
một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
 - Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy
định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ
thể, khoa học... không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo
đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi
người thì mới thành đạt trong cuộc sống.
 - Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau.
Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con
người là tiếng nói và ngôn ngữ.
 - Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng
giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn
những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
 - Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng
nhau.
 Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi
người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ,chăm sóc và được vui chơi,…
 2.3. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền
văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
 - Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù
hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực.
 - Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến
những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát
triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.
 - Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì
một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
 - Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội
tiến bộ, con người tiến bộ.

25
 - Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì
để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập
về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
 - Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng , tình
cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết
cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.
 Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực,
phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện
mình là người có văn hóa, đạo đức.
 2.4. Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
 - Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở
nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác
để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự
điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích
ứng lẫn nhau.
 - Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
 - Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự
giác.
 - Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.
 - Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những
diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.
 - Khi một cá nhân đã tự ý thức được thì khi ra xã hội họ thường nhìn nhận và so sánh
mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nổ
lực và phấn đấu, phát huy nhũng mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.
 - Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội
chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay
không.
 - Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và
hành động của nuôi bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con
vật mà đã nuôi bản thân con người đó.
 Ví dụ: • Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm
những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn
cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham gia các tệ
nạn xã hội, chỉ được phép tuyên truyền mọi người về tác hại của chúng đối với bản
thân, gia đình và xã hội.
• Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch
sự, không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã khuất và gia
đình họ.
3. Kết luận - Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân
cách cá nhân.
- Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp. “ Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự
phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”.

26
27

You might also like