You are on page 1of 3

TÂM LÝ HỌC

2.1.1: DI TRUYỀN VÀ TÂM LÍ


CÁC QUAN ĐIỂM THEO SINH VẬT HỌC HIỆN ĐẠI

1. Di truyền:
- Là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo hai yếu tố:
+ Sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ
trước.
+ Năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.
- Mối quan hệ giữa tính kế thừa xã hội và di truyền sinh học trong lịch sử phát
triển con người là một trong những vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu sự tác
động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội.
- Đời sống xã hội của con người chỉ tham gia vào quá trình duy trì và phát triển các
đặc điểm tộc loại và bản tính sinh học đặc thù của con người mà ngay từ khi con
người mới xuất hiện các đặc trưng ấy đã là vốn có của con người.
- Sự di truyền các đặc trưng sinh học của con người luôn được quá trình tiến hóa
của loài người và lịch sử sau đó của xã hội loài người duy trì và phát triển. Đó là cơ
sở cần thiết cho sự phát triển lịch sử của xã hội, giống như sự kế thừa nội dung hoạt
động xã hội mang tính đối tượng hóa của con người.
- Cơ chế di truyền các đặc trưng sinh học của con người chỉ mã hóa năng lực
hoạt động xã hội của con người, chứ không phải là bản thân đời sống xã hội của con
người, không phải là nội dung của lối sống xã hội của nó. Chỉ với ý nghĩa đó, mới có
thể xem xét sự phát triển của con người như là quá trình tích cực hóa bản tính sinh
học của nó trong đời sống xã hội.

2. Đặc điểm giải phẫu sinh lí của cá thể:


- Bao gồm: những yếu tố do di truyền tạo nên và cả những yếu tố riêng tư tạo ra
trong đời sống cá thể của sinh vật, những yếu tố như thế của con người có ngay từ
trong bào thai.
- Trong đời sống, chúng ta dễ dàng nhận thấy người châu Âu da trắng, mắt xanh,
người châu Phi da đen, tóc xoăn, người châu Á thường da vàng, mắt nâu – đen thì
con cái của họ khi mới sinh ra giống bố mẹ. Đây là sự truyền lại từ cha mẹ đến
con cái những đặc trưng sinh học nhất định của nòi giống, được ghi lại trong
chương trình gen độc đáo bởi hệ thống gen goi là di truyền. Gen là vật mang mã di
truyền những đặc điểm sinh học của giống loài trong quá trình tồn tại và phát triển
theo con đường tiến hóa tự nhiên. Như vậy, di truyền là sự tái tạo ở trẻ những
thuộc tính sinh học nhất định ghi lại trong cấu trúc gen. Di truyền những đặc
trưng sinh học của cha mẹ truyền lại cho con cái không phải chỉ biểu hiện một cách
hiện hữu khi đứa bé đó mới sinh ra mà có thể có những mầm mống, tư chất sau một
thời gian mới bộc lộ thành dấu hiệu của một số năng khiếu như: hôi họa, thơ ca,
toán học…hoặc thiểu năng trong một số lĩnh vực của cuộc sống.
- Có thể nói ngày từ xưa, cha ông ta đã nhìn ra vai trò của yếu tố bẩm sinh – di truyền
trong sự phát triển nhân cách của con người. Ngày nay, điều đó đã được khoa học
chứng minh. Vào thời cận đại, Mác đã nói “Con người là một thực thể sinh học –
xã hội”, về sự tồn tại, con người bỏ xa thế giới động vật trong sự tiến hóa nhưng
như vậy không có nghĩa là con người đã lột bỏ hết cái gọi là tự nhiên – sinh học. Khi
nói đến mặt sinh học, nó vẫn luôn tồn tại hiện hữu trong mỗi cá nhân giống như cơ
thể con người là một thực thể sinh học, có cấu tạo và hoạt động theo những quy luật
để nó có thể thống nhất và hòa nhập với tự nhiên các thực thể khác, con người chỉ
bị nhịp sống xã hội làm quên đi cái tự nhiên – sinh học trong con người.

3. Tư chất:
- Là một tổ hợp bao gồm cả những đặc điểm giải phẫu vừa là những đặc điểm chức
năng tâm - sinh lí mà cá thể đã đạt trong một giai đoạn phát triển nhất định dưới ảnh
hưởng của môi trường sống và hoạt động: đó là các đặc điểm của giác quan, của hệ
thần kinh tạo nên tiền đề vật chất cho việc phát triển năng lực của con người.
- vd: Tính cách một người hình thành bởi những yếu tố:
+ Yếu tố thứ nhất: Quá trình nuôi dưỡng. Quá trình nuôi dưỡng tính cách có thể
hình thành sớm. Ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi trưởng
thành, quá trình này vẫn chưa dừng lại. Rõ ràng, nếu một đứa trẻ sinh ra
trong một gia đình với đầy đủ tình thương yêu, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ sẽ
là nền tảng để hình thành nên tính cách tốt. Ngược lại, nếu gia đình thiếu tình
yêu thương, quan tâm, chăm sóc sẽ khiến tính cách của trẻ có thể phát triển
theo chiều hướng thiếu tích cực.
+ Yếu tố thứ hai: Môi trường. Môi trường học tập là môi trường giúp con người
hình thành tính cách và trí tuệ. Môi trường gia đình là nơi tính cách bắt đầu
được hình thành. Nếu gia đình ngập tràn yêu thương, hạnh phúc sẽ tạo nên
một con người có tính cách lành mạnh. Còn môi trường tâm lý được xem là
nơi nuôi dưỡng tinh thần, hình thành cảm xúc. Nếu môi trường tâm lý tốt, sẽ
hình thành nên những tính cách tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu một
người được nuôi dưỡng trong môi trường sinh hoạt ô nhiễm, nhiều chất độc
hại sẽ phát triển tư duy và tính cách chậm hơn những người sống trong môi
trường lành mạnh, sạch sẽ.
+ Yếu tố thứ ba: Di truyền. Theo một nghiên cứu tại Đại học George
Washington, tính cách của một đứa trẻ được hình thành dựa trên tính cách
của cha mẹ. Nếu cha mẹ có tính khí nóng nảy thất thường, con cái sẽ bị ảnh
hưởng khi dễ nổi cơn nóng giận. Ngược lại nếu cha mẹ khiêm tốn, lễ phép thì
con lễ phép, sâu sắc.

You might also like