You are on page 1of 103

BỘ CÂU HỎI ÔN THI ĐẠI LÝ BẢO HIỂM PNT CƠ BẢN

KIẾN THỨC CHUNG VỀ BẢO HIỂM

Câu hỏi 4: Tiêu chí nào sau đây là tiêu chí đánh giá rủi ro:

Câu trả lời:


A. .Mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro.
B. Mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro.
C. Nguy cơ rủi ro và kiểm soát rủi ro.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 5: Rủi ro thuần túy là rủi ro có hậu quả:

Câu trả lời:


A. Liên quan đến khả năng đầu cơ.
B. Liên quan đến khả năng tổn thất.
C. Liên quan đến khả năng đầu cơ và khả năng tổn thất.
D. Không phương án nào đúng.

Câu hỏi 6: Tiêu chí nào sau đây không phải là tiêu chí đánh giá rủi ro:

Câu trả lời:


A. Mức độ rủi ro.
B. Nguy cơ rủi ro.
C. Tần suất xuất hiện rủi ro.

Câu hỏi 7: Rủi ro được coi là rủi ro có thể được bảo hiểm khi đáp ứng các điều kiện sau:

Câu trả lời:


A. Tổn thất phải ngẫu nhiên, bất ngờ.
B. Phải đo được, định lượng được về tài chính.
C. Phải có số đông.
D. Không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội.
E. A, B, C, D đúng.

Câu hỏi 8: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về rủi ro loại trừ:

Câu trả lời:


A. Là rủi ro không thể được bảo hiểm.
B. Là rủi ro có thể được bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.

Câu hỏi 9: Quy luật số đông được hiểu là (chọn phương án đúng nhất):

Câu trả lời:


A. Số lượng đủ lớn các đối tượng được bảo hiểm nhằm bù đắp cho số ít đối tượng đó bị tổn thất
trong thời hạn bảo hiểm.
B. Các đối tượng bảo hiểm phải đồng nhất.
C. Các đối tượng bảo hiểm phải độc lập với nhau.
D. A, C đúng.
E. A, B, C đúng

Câu hỏi 10: Thời điểm nào là thời điểm xác định giá trị bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Khi gửi giấy yêu cầu bảo hiểm.
B. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Khi tiến hành khắc phục tổn thất
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 11: Chọn phương án đúng nhất về giá trị bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Giá trị bảo hiểm là giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp
đồng bảo hiểm.
B. Giá trị bảo hiểm là giá trị còn lại của tài sản được bảo hiểm theo giá trị sổ sách.
C. A, B đúng.

Câu hỏi 12: Giá trị thay thế mới của một hạng mục là chi phí thay thế hạng mục mới cùng
tính năng, chủng loại và công suất, bao gồm:

Câu trả lời:


A. Giá trị thay thế mới của hạng mục đó
B. Cước phí vận chuyển (nếu có)
C. Thuế, lệ phí hải quan và các loại thuế khác (nếu có) và chi phí lắp đặt
D. A, B, C đúng.
Câu hỏi 13: Giá trị thực tế của các công trình kiến trúc và máy móc, thiết bị để tham gia
bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Giá trị theo sổ sách kế toán.
B. Giá trị nếu được thay thế mới hay mua mới ban đầu trừ đi phần giảm giá trị do hao mòn,
xuống cấp theo thời gian và mức độ sử dụng, khai thác.
C. Giá trị nếu được thay thế mới hay mua mới ở hiện tại trừ đi phần giảm giá trị do hao
mòn, xuống cấp theo thời gian và mức độ sử dụng, khai thác.
D. A, C đúng.

Câu hỏi 14: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm tài sản, trừ trường hợp có
thoả thuận khác, số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được
bảo hiểm được xác định trên cơ sở:

Câu trả lời:


A. Giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ
thiệt hại thực tế
B. Giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm
C. Thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và người thứ ba gây thiệt hại
D. Nguyên giá của tài sản

Câu hỏi 15: Khi bảo hiểm tài sản dưới giá trị, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm thì số tiền bồi
thường tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể chi trả là:

Câu trả lời:


A. Giá trị sổ sách.
B. Giá trị nguyên giá của tài sản sau khi trừ khấu hao.
C. Số tiền bảo hiểm của tài sản đó ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm.
D. Giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Câu hỏi 16: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản
dưới giá trị được giao kết thì:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ tương ứng với số
tiền bảo hiểm và giá trị sổ sách của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hoặc thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ tương ứng
với số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hoặc
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ tương ứng với giá
trị bảo hiểm và giá trị sổ sách của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hoặc thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 17: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm
giao kết hợp đồng
B. Hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm
tại thời điểm giao kết hợp đồng.
C. Hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị trên sổ sách của tài sản được bảo hiểm tại
thời điểm xảy ra tổn thất
D. Hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị ước tính của tài sản được bảo hiểm tại
thời điểm xảy ra tổn thất

Câu hỏi 18: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây SAI về bảo hiểm tài
sản trên giá trị:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị
trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
B. Trong trường hợp giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị do lỗi cố ý của bên
mua bảo hiểm, nếu chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho
bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị
trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng sau khi trừ các chi phí
hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
C. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên
mua bảo hiểm không được cố ý giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
D. A, C đúng

Câu hỏi 19: Khi bảo hiểm tài sản trên giá trị, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp
bảo hiểm tính toán bồi thường theo:

Câu trả lời:


A. Giá trị sổ sách.
B. Giá trị nguyên giá của tài sản sau khi trừ khấu hao.
C. Số tiền bảo hiểm của tài sản đó ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
D. Giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra thiệt hại.

Câu hỏi 20: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phương án nào sau đây đúng về hợp đồng
bảo hiểm tài sản dưới giá trị:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bồi thường thấp hơn giá
thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
B. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn
giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
C. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị
sổ sách của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
D. B, C đúng

Câu hỏi 21: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, chi nhánh doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
B. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, chi nhánh doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, hợp tác xã bảo hiểm
C. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, hợp tác
xã bảo hiểm

Câu hỏi 22: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây là đúng:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy
định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo
hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
B. Hoạt động đại lý bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản
phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, và các công
việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên
mua bảo hiểm.
C. A, B sai.

Câu hỏi 23: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo
hiểm bao gồm:
Câu trả lời:
A. Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm
B. Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
C. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 24: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên nhận phí bảo hiểm để bồi thường, trả
tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
B. Đại lý bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 25: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về các hình thức cung
cấp sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Trực tiếp
B. Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm
C. Thông qua giao dịch điện tử
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 26: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về hành vi bị
nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo
hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm.
B. Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm.
C. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia
bảo hiểm.
D. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Câu hỏi27: Phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
tham gia bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
B. Bảo hiểm xã hội.
C. Bảo hiểm y tế.
D. Bảo hiểm tiền gửi.

Câu hỏi28: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng:

Câu trả lời:


A. Luật kinh doanh bảo hiểm không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh
doanh.
B. Các bên tham gia bảo hiểm không được thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế trong mọi trường
hợp.
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 29: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Tổng số tiền do thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu
hạn và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần
và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm.
C. A, B đúng

Câu hỏi 30: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm không bao
gồm đối tượng nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Hợp tác xã bảo hiểm
B. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô
C. Doanh nghiệp bảo hiểm
D. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

Câu hỏi 31: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng nhất:

Câu trả lời:


A. Tổ chức hoạt động ở trong nước của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
B. Tổ chức hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt
Nam gồm: Trụ sở chính và chi nhánh trực thuộc.
C. A, B đúng.
Câu hỏi 32: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm được chia thành:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
B. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
C. Bảo hiểm ngắn hạn, bảo hiểm dài hạn.
D. Bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm.

Câu hỏi 33: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng nhất về đối
tượng được phép kinh doanh bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.

Câu hỏi 34: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không được phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
và ngược lại.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo
hiểm sức khỏe, trừ các sản phẩm có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho
rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

Câu hỏi 35: Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không được phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và
ngược lại.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm
sức khỏe.
C. A, B đúng.

Câu hỏi 36: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về sản phẩm bảo hiểm
mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép triển khai:

Câu trả lời:


A. Sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
B. Sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
C. Mọi sản phẩm bảo hiểm sức khỏe.
D. A, B đúng.

Câu hỏi 37: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện hoạt
động nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái
bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
B. Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam.
C. Kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
D. Nghiên cứu thị trường tại Việt Nam

Câu hỏi 38: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không được lựa chọn và giao
kết hợp đồng đại lý bảo hiểm với đối tượng nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm
B. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
C. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật
D. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam

Câu hỏi 39: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nước
ngoài không được phép thành lập tại Việt Nam:

Câu trả lời:


A. Công ty TNHH bảo hiểm.
B. Công ty cổ phần bảo hiểm.
C. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài.
D. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Câu hỏi 40: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối tượng nào dưới đây KHÔNG được thực
hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam:

Câu trả lời:


A. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
B. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
C. A, B đúng
TÁI BẢO HIỂM
Câu hỏi 41: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng về kinh doanh
tái bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, trên cơ sở bên mua bảo hiểm
đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm.
B. Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí tái bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
C. A, B đúng

Câu hỏi 42: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhận
một khoản phí tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho
các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Kinh doanh bảo hiểm
B. Kinh doanh tái bảo hiểm
C. Nhượng tái bảo hiểm

Câu hỏi 43: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây sai:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định
của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng
tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
B. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi
sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh
lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở
bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM


Câu hỏi 44: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
B. Bên mua bảo hiểm và đại lý bảo hiểm
C. Người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
D. Người được bảo hiểm và đại lý bảo hiểm

Câu hỏi 45: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây sai:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo
đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền
bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
B. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm sức
khỏe; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
C. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác
nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm.
D. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được thỏa thuận giao kết một hoặc kết hợp
nhiều loại hợp đồng bảo hiểm

Câu hỏi 46: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây đúng:

Câu trả lời:


A. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm: hợp đồng bảo hiểm ngắn hạn, hợp đồng bảo hiểm dài
hạn.
B. Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và đại lý bảo hiểm.
C. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác
nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.

Câu hỏi 47: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều
khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích
theo hướng có lợi cho:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.
Câu hỏi48: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản
không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo
hướng có lợi cho đối tượng nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm.
C. Bên thứ ba.
D. Tùy từng trường hợp.

Câu hỏi 49: Phát biểu sau là đúng hay sai:"Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp
hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều
khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm".

Câu trả lời:


A. Đúng
B. Sai

Câu hỏi 50: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe; Hợp đồng bảo hiểm phi nhân
thọ.
B. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe; Hợp đồng bảo hiểm tài
sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
C. Hợp đồng bảo hiểm chính; Hợp đồng bảo hiểm bổ trợ.

Câu hỏi 51: Chọn phương án đúng nhất về loại hợp đồng bảo hiểm quy định tại Luật kinh
doanh bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
B. Hợp đồng bảo hiểm tài sản.
C. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 52: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
Câu trả lời:
A. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
B. Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
C. Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 53: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về hợp đồng bảo
hiểm:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những
vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo
hiểm.
B. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm; đối
với những vấn đề mà Luật kinh doanh bảo hiểm không quy định thì áp dụng theo quy định của
Bộ luật hàng hải.
C. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Luật Kinh doanh bảo
hiểm thì áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật liên quan.
D. A, C đúng
E. B, C đúng.

Câu hỏi 54: Chọn phương án đúng nhất về đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ, theo đó mỗi bên trong hợp đồng đều có nghĩa vụ
đối với nhau.
B. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng theo mẫu do doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra.
C. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo
đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền
bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
D. A, C đúng.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 55: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nội dung nào dưới đây không bắt buộc phải
có trong hợp đồng bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm
hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
B. Đối tượng bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách
nhiệm bảo hiểm.
C. Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; Phương thức bồi thường, trả tiền bảo
hiểm; Phương thức giải quyết tranh chấp.
D. Thu nhập của bên mua bảo hiểm.

Câu hỏi 56: Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, bên mua
bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm.
B. Người có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm.
C. Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe
cho mình.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 57: Luật kinh doanh bảo hiểm phân loại hợp đồng bảo hiểm theo tiêu chí nào:

Câu trả lời:


A. Đối tượng bảo hiểm.
B. Số tiền bảo hiểm.
C. Giá trị bảo hiểm.
D. Thời hạn bảo hiểm.

Câu hỏi 58: Luật kinh doanh bảo hiểm phân loại hợp đồng bảo hiểm theo:

Câu trả lời:


A. Hình thức bảo hiểm.
B. Đối tượng bảo hiểm.
C. Số tiền bảo hiểm.
D. Thời hạn bảo hiểm.

Câu hỏi 59: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đáp án nào đúng khi điền vào chỗ
____________ trong câu dưới đây: "Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho
___________"

Câu trả lời:


A. Đối tượng bảo hiểm.
B. Người được bảo hiểm.
C. Đại lý bảo hiểm.
Câu hỏi 60: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
B. Sức khỏe, tuổi thọ, tính mạng con người.
C. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 61: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp người được bảo hiểm không thực
hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền:

Câu trả lời:


A. Tăng phí bảo hiểm ngay tại thời điểm phát hiện thấy người được bảo hiểm không thực hiện
các biện pháp đảm bảo an toàn.
B. Đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm ngay tại thời điểm phát hiện thấy người được bảo
hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.
C. Ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn
cho đối tượng bảo hiểm.

Câu hỏi 62: Trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an
toàn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm ngay tại thời điểm phát hiện thấy tăng
nguy cơ rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm.
B. Tăng phí bảo hiểm ngay tại thời điểm phát hiện thấy tăng nguy cơ rủi ro đối với đối tượng bảo
hiểm.
C. Ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó. Nếu hết thời
hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp
bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo
hiểm.
D. A, B đúng.

Câu hỏi 63: Phát biểu "Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt do bên mua bảo hiểm không có
quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm" là:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 64: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong quá trình thực hiện hợp đồng, hợp
đồng bảo hiểm vô hiệu do bên mua bảo hiểm không còn "Quyền lợi có thể được bảo hiểm"
là:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 65: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu: "Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do
bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp
đồng" là:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 66: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về trường hợp hợp đồng
bảo hiểm vô hiệu:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng
bảo hiểm.
B. Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
D. Đại lý bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm đã thu của bên mua bảo hiểm cho doanh
nghiệp bảo hiểm.

Câu hỏi 67: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp
nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không biết sự kiện bảo hiểm đã
xảy ra.
B. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm không có đối tượng bảo hiểm.
C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được
bảo hiểm.
D. B, C đúng.
E. A, B, C đúng.
Câu hỏi 68: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về trường hợp hợp
đồng bảo hiểm vô hiệu:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo.
B. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không biết sự kiện bảo hiểm đã
xảy ra.
C. Đại lý bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm đã thu của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo
hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 69: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm có hành vi lừa
dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm (trừ trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ
cung cấp thông tin) thì:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu
phí đến thời điểm phát hiện ra hành vi lừa dối của bên mua bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi70: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo
thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
D. B, C đúng.

Câu hỏi 71: Chọn phương án đúng về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo
thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 72: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, trong
trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm
không đóng đủ phí bảo hiểm sau thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận
trong hợp đồng bảo hiểm thì:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền
khấu trừ phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng bảo hiểm
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 73: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo quy định
của pháp luật.
B. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn
thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
C. Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo
hiểm theo quy định của pháp luật.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 74: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm (đồng thời phải thông báo ngay bằng văn
bản cho bên mua bảo hiểm) trong trường hợp nào dưới đây:

Câu trả lời:


A. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo
hiểm nhưng bên mua bảo hiểm không chấp nhận.
B. Bên mua bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm
trong thời hạn mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ấn định để bên mua bảo hiểm thực hiện các biện
pháp đó
C. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí
D. Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại
Luật Kinh doanh bảo hiểm

Câu hỏi 75: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý
không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao
kết hợp đồng bảo hiểm thì:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm không phải
bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do cung cấp thông tin sai sự thật.
B. Bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm phải
bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do cung cấp thông tin sai sự thật
C. Bên mua bảo hiểm không có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm phải
bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do cung cấp thông tin sai sự thật
D. Bên mua bảo hiểm không có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm
không phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do cung cấp thông tin sai sự thật

Câu hỏi 76: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp
đồng và được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng trong trường hợp nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin nhằm giao kết hợp
đồng bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.

Câu hỏi 77: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ
phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí, bên mua bảo
hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng bảo hiểm. Quy định này được áp dụng đối với:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
B. Hợp đồng bảo hiểm tài sản.
C. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm).
D. A,B đúng

Câu hỏi 78: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng về việc chuyển
giao hợp đồng bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm không có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho bất kỳ người nào.

Câu hỏi 79: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm (trừ
trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm) chỉ có hiệu lực khi:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản
B. Được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
đồng ý bằng văn bản
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 80: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về chuyển giao
hợp đồng bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
B. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của
người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
C. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế
thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 81: Chọn phương án đúng nhất về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
B. Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế
thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
C. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển giao
hợp đồng bảo hiểm và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp
việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.
D. B, C đúng.
Câu hỏi 82: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trừ trường hợp việc chuyển giao hợp đồng
bảo hiểm được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm thì việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho bên nhận chuyển giao và không cần
phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm
B. Bên mua bảo hiểm chủ động chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho bên nhận chuyển giao sau
khi có thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển giao mà không cần có
sự chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm
C. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý
bằng văn bản về việc chuyển giao đó
D. A, B, C sai

Câu hỏi 83: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm tài sản có thể chuyển
giao được không?

Câu trả lời:


A. Có
B. Không
C. Có, với điều kiện bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo
hiểm đồng ý bằng văn bản, trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán
quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Câu hỏi 84: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ
có hiệu lực khi:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển
nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó.
B. Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển
nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó trừ
trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
C. Việc chuyển nhượng hợp đồng được tự động thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B đúng
E. A, C đúng

Câu hỏi 85: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây sai:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng
bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật.
B. Bên mua bảo hiểm không có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
C. Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng
bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu.
D. Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.

Câu hỏi 86: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng về các trường
hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động
B. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 87: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo
hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các đối tượng nào dưới đây của toàn bộ danh mục
hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao:

Câu trả lời:


A. Tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ.
B. Quỹ dự trữ bắt buộc
C. A, B đúng.

Câu hỏi 88: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng nhất về điều kiện
của doanh nghiệp bảo hiểm được nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhận chuyển giao
B. Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
C. Bảo đảm điều kiện triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sau khi nhận chuyển giao.
D. A, B, C đúng.

THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG, TRẢ TIỀN BH

Câu hỏi 89: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả
tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là:
Câu trả lời:
A. 03 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm
B. 06 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm
C. 09 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm
D. 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm

Câu hỏi 90: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi
thường bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. 01 năm kể từ ngày người được bảo hiểm thông báo cho DNBH về việc xảy ra sự kiện bảo
hiểm.
C. A, B đúng.

Câu hỏi 91: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với các hợp đồng bảo hiểm (trừ bảo hiểm
trách nhiệm), trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và người được
bảo hiểm hoặc người thụ hưởng không chứng minh được rằng không biết thời điểm xảy ra
sự kiện bảo hiểm, thì thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo hợp
đồng bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. 03 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm (trừ sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan)
B. 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm (trừ sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan)
C. 06 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm (trừ sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan)
D. 09 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm (trừ sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan)

Câu hỏi 92: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả
tiền bảo hiểm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. 6 tháng (thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời
hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm).
B. 1 năm (thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào
thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm).
C. 2 năm (thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời
hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm).
D. 3 năm (thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời
hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm).

Câu hỏi 93: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng chứng minh được rằng không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời
hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. 02 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
C. 01 năm tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện
bảo hiểm đó.
D. 02 năm tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện bảo
hiểm đó.

Câu hỏi 94: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên
mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm thì thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường theo hợp đồng bảo
hiểm là:

Câu trả lời:


A. 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. 1 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp.
C. 1 năm kể từ ngày người thứ ba yêu cầu.
D. 2 năm kể từ ngày người thứ ba yêu cầu.

Câu hỏi 95: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả
tiền bảo hiểm (trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn).
C. A, B đúng.

Câu hỏi 96: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn
bồi thường, trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi
thường, trả tiền bảo hiểm:
Câu trả lời:
A. 15 ngày.
B. 30 ngày
C. 45 ngày
D. 60 ngày

Câu hỏi 97: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hạn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
cho bên mua bảo hiểm kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường,
trả tiền bảo hiểm (trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn bồi thường, trả tiền bảo
hiểm) là:

Câu trả lời:


A. 15 ngày
B. 30 ngày
C. 45 ngày
D. 60 ngày

Câu hỏi 98: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm, thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. 21 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường.
B. 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường.
C. 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường.
D. 1 năm kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường.

Câu hỏi 99: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp không có thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm về thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi
thường, trả tiền bảo hiểm trong thời hạn:

Câu trả lời:


A. 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo
hiểm.
B. 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
C. 45 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
D. 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

Câu hỏi 100: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Giấy yêu cầu bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax.
B. Giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do
pháp luật quy định.

NGƯỜI ĐƯỢC BH; NGƯỜI THỤ HƯỞNG; BÊN MUA BẢO HIỂM
Câu hỏi 101: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân
sự, sức khỏe, tính mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo
hiểm được gọi là:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm
B. Bên mua bảo hiểm
C. Đại lý bảo hiểm
D. Người thụ hưởng

Câu hỏi 102: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây đúng:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính
mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
B. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà đại lý bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo
quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. A, B đúng

Câu hỏi 103: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng là:

Câu trả lời:


A. Tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận
tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích
kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 104: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm
hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm
B. Người thụ hưởng
C. Người bảo hiểm
D. Người tham gia bảo hiểm

Câu hỏi 105: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối tượng nào sau đây chỉ định người thụ
hưởng để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm
B. Người được bảo hiểm
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 106: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng,
nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
B. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ
định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định để nhận tiền
bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm và đóng phí bảo hiểm.

Câu hỏi 107: Đáp án nào dưới đây sai:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm và đóng phí bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
C. Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm không thể là người thụ hưởng.
D. Người được bảo hiểm là cá nhân có tuổi thọ, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo
hiểm.

Câu hỏi 108: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về người thụ hưởng:

Câu trả lời:


A. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo
hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định để nhận tiền
bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B đúng.

Câu hỏi 109: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây đúng nhất:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm và đóng phí bảo hiểm
B. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm
chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
C. A, B đúng

Câu hỏi 110: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm và đóng phí bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng
bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm là cá nhân được người thụ hưởng chỉ định để đóng phí bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Câu hỏi 111: Bên mua bảo hiểm có thể là:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm.
B. Người thụ hưởng.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.

Câu hỏi 112: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh
nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm được thực hiện bởi:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm.
B. Môi giới bảo hiểm.
C. Đại lý bảo hiểm.
D. B, C đúng.

Câu hỏi 113: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây sai:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm và đóng phí bảo hiểm.
B. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ
định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm không thể là người thụ hưởng.
D. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng,
nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

Câu hỏi 114: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí
bảo hiểm.
B. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với đại lý bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
C. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với môi giới bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
D. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với nhà tái bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.

Câu hỏi 115: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo
hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm được gọi là:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm.
C. Đại lý bảo hiểm.
D. Người thụ hưởng.

Câu hỏi 116: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây đúng:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm và đóng phí bảo hiểm.
B. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo
hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
C. Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm không thể là người thụ hưởng.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 117: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu
bảo hiểm chỉ được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt
Nam.
B. Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại
doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam
C. Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham gia bảo
hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam
(trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới)
D. A, B, C sai

SỰ KIỆN BẢO HIỂM; PHÍ BẢO HIỂM


Câu hỏi 118: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đáp án nào dưới đây đúng nhất khi điền
vào chỗ ____ trong câu sau: "Sự kiện bảo hiểm là ____ do các bên thỏa thuận hoặc pháp
luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền
bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Câu trả lời:


A. Sự kiện
B. Sự kiện khách quan
C. Sự kiện chủ quan
D. Sự kiện khách quan hoặc chủ quan

Câu hỏi 119: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về sự kiện bảo
hiểm:

Câu trả lời:


A. Là sự kiện chủ quan do các bên thỏa thuận mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
B. Là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện
đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Là sự kiện khách quan do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
D. Là sự kiện chủ quan do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

Câu hỏi 120: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về sự kiện bảo
hiểm:

Câu trả lời:


A. Là sự kiện chủ quan do các bên thỏa thuận mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo
hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Là sự kiện do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi
thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. B, C đúng.

Câu hỏi 121: Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong
trường hợp:

Câu trả lời:


A. Sự kiện bảo hiểm xảy ra không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm.
B. Sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm.
D. A, B đúng.

Câu hỏi 122: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây đúng:

Câu trả lời:


A. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm
theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
B. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm và đóng phí bảo hiểm
C. A,B đúng

Câu hỏi 123: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phí bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại cho người được bảo hiểm khi rủi ro không
xảy ra.
B. Khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại cho người được bảo hiểm khi tổn thất thấp
hơn thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
C. Khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định
của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Câu hỏi 124: Khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Số tiền bảo hiểm.
B. Phí bảo hiểm.
C. Giá trị bảo hiểm.
D. Số tiền bồi thường.

Câu hỏi 125:Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng
cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Số tiền bảo hiểm
B. Phí bảo hiểm
C. Giá trị bảo hiểm
D. Số tiền bồi thường

Câu hỏi 126: Bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận thanh toán phí bảo hiểm cho doanh
nghiệp bảo hiểm theo quy định và phương thức sau:

Câu trả lời:


A. Thanh toán một lần.
B. Thanh toán làm nhiều kỳ.
C. Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không được vượt quá thời hạn bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 127: Chọn phương án đúng nhất về xây dựng và ban hành quy tắc, điều khoản và
biểu phí bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Bộ Tài chính ban hành quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối
thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.
B. Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo
hiểm phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm trước
khi triển khai.
C. Ngoài loại hình bảo hiểm bắt buộc, đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân
thọ, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 128: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở
để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận tại hợp
đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm
B. Không có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm
C. Có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và không cần thông báo ngay
bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.

Câu hỏi 129: Trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí và bên
mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả
quyền lợi bảo hiểm. Phát biểu trên là:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 130: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở
để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận tại hợp
đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của
hợp đồng bảo hiểm
B. Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp
đồng bảo hiểm
C. Không có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm kéo dài thời hạn bảo hiểm.
D. Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm rút ngắn thời hạn bảo hiểm

PHẠM VI BẢO HIỂM; LOẠI TRỪ BH


Câu hỏi 131: Chọn phương án đúng nhất về phạm vi bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro, tổn thất mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách
nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh mà doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
C. Phạm vi bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản bảo hiểm quy định trong Quy
tắc bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
D. A, C đúng.
E. B, C đúng.

Câu hỏi 132: Chọn phương án sai về phạm vi bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, tổn thất phát sinh mà theo thỏa
thuận doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh mà theo thỏa
thuận doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
C. Phạm vi bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản quy định trong Quy tắc bảo
hiểm và các điều khoản sửa đổi bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
D. A, C đúng.
E. B, C đúng.

Câu hỏi 133: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, ngoài số tiền bồi thường đối với tổn thất
thuộc trách nhiệm bảo hiểm, những chi phí cần thiết, hợp lý theo thỏa thuận tại hợp đồng
bảo hiểm để thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất trong bảo hiểm tài sản có thuộc
phạm vi bảo hiểm không?

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.
C. Có, với điều kiện các biện pháp để hạn chế tổn thất được thực hiện theo hướng dẫn của
doanh nghiệp bảo hiểm.

Câu hỏi 134: Chọn phương án đúng nhất về mức trách nhiệm bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Mức trách nhiệm bảo hiểm là trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với người thứ ba.
B. Mức trách nhiệm bảo hiểm là một khoản tiền giới hạn trách nhiệm cho mỗi sự cố hoặc cho cả
thời hạn bảo hiểm.
C. Mức trách nhiệm bảo hiểm là mức trách nhiệm của doanh nghiêp bảo hiểm đối với người thứ
ba về người và tài sản trong mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm.
D. Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho
người được bảo hiểm trong một sự kiện bảo hiểm hoặc trong cả thời hạn bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Câu hỏi 135: Chọn phương án đúng nhất: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với điều
khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải:

Câu trả lời:


A. Quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về điều khoản loại trừ bảo hiểm khi giao kết
hợp đồng bảo hiểm.
C. Có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm giải thích
đầy đủ và hiểu rõ về điều khoản loại trừ bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 136: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không được áp
dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo trong trường hợp
nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm trong mọi trường hợp.
B. Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm do có sự kiện bất khả kháng
C. Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm do có sự kiện trở ngại khách quan.
D. B, C đúng

Câu hỏi 137: Chọn phương án đúng nhất về loại trừ bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Loại trừ bảo hiểm là loại trừ các rủi ro, tổn thất mà doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách
nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. Loại trừ bảo hiểm là loại trừ các rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh mà doanh nghiệp bảo
hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
C. Loại trừ bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản loại trừ bảo hiểm quy định
trong Quy tắc bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo
hiểm.
D. A, C đúng.
E. B, C đúng.
Câu hỏi 138: Chọn phương án đúng về cách thức quy định về loại trừ bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Loại trừ bảo hiểm được tự động thực hiện theo tập quán quốc tế.
B. Loại trừ bảo hiểm được áp dụng theo quy tắc, điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam ban hành.
C. Loại trừ bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản quy định trong Quy tắc
bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 139: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm có lý do
chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện
bảo hiểm, có áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không:

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.

Câu hỏi 140: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng về điều khoản
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường,
trả tiền bảo hiểm.
B. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không
phải trả tiền cho người thứ 3 khi người được bảo hiểm gây thiệt hại cho người thứ 3.
C. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định theo thông lệ quốc tế, không cần có
trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B đúng.

SỐ TIỀN BẢO HIỂM; MỨC MIỄN THƯỜNG; MỨC KHẤU TRỪ


Câu hỏi 141: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm tài sản, đáp án nào đúng
khi điền vào chỗ ___ dưới đây: "________là số tiền mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho tài sản và thiệt hại trên cơ
sở yêu cầu của bên mua bảo hiểm".

Câu trả lời:


A. Phí bảo hiểm
B. Số tiền bồi thường
C. Số tiền bảo hiểm
D. Giá trị bảo hiểm

Câu hỏi 142: Chọn phương án đúng nhất: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, số tiền bảo
hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là:

Câu trả lời:


A. Số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm khi kết thúc hợp đồng
bảo hiểm.
B. Số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm trong một sự kiện bảo
hiểm hoặc trong cả thời hạn bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
C. Số tiền mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm để bảo hiểm cho tài sản và thiệt hại trên cơ sở yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 143: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, số tiền mà bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho tài sản và thiệt hại
trên cơ sở yêu cầu của bên mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật được gọi là:

Câu trả lời:


A. Phí bảo hiểm
B. Số tiền bảo hiểm
C. Giá trị bảo hiểm
D. Số tiền bồi thường

Câu hỏi 144: Mức miễn thường là phần tổn thất và/hoặc chi phí do sự kiện bảo hiểm gây ra
mà người được bảo hiểm phải tự chịu. Mức miễn thường được áp dụng cho (chọn phương
án đúng nhất):

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm tài sản.
B. Bảo hiểm nhân thọ.
C. Bảo hiểm y tế.
D. A, C đúng.

Câu hỏi 145: Hãy chọn phương án sai:

Câu trả lời:


A. Mức miễn thường không khấu trừ có nghĩa là nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức miễn thường
thì bồi thường toàn bộ giá trị tổn thất.
B. Mức miễn thường không khấu trừ có nghĩa là nếu giá trị tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường
thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường.
C. Mức miễn thường có khấu trừ có nghĩa là nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức miễn thường
thì bồi thường toàn bộ giá trị tổn thất.
D. Mức miễn thường có khấu trừ có nghĩa là nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì số
tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất trừ đi mức miễn thường.

Câu hỏi 146: Trong bảo hiểm tài sản, trường hợp áp dụng mức miễn thường có khấu trừ,
nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức khấu trừ thì:

Câu trả lời:


A. Số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất.
B. Số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất trừ đi mức miễn thường.

Câu hỏi 147: Trong bảo hiểm tài sản, trường hợp áp dụng mức miễn thường không khấu
trừ, nếu giá trị tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường thì:

Câu trả lời:


A. Số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất.
B. Số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất trừ đi mức miễn thường.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường.

Câu hỏi 148: Mức khấu trừ là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải tự chịu và được
khấu trừ từ số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm. Mức
khấu trừ thường áp dụng cho (chọn phương án đúng nhất):

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm tài sản.
B. Bảo hiểm nhân thọ.
C. Bảo hiểm chi phí y tế.
D. A, C đúng.

ĐỒNG BẢO HIỂM; BẢO HIỂM TRÙNG; GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT

Câu hỏi 149: Chọn phương án đúng nhất về đồng bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm và thể hiện trên
một hợp đồng bảo hiểm.
B. Một doanh nghiệp bảo hiểm đứng tên trên hợp đồng bảo hiểm, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm
này ký hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
C. Các doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng phí bảo hiểm và có trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ
tham gia đồng bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, C đúng.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 150: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phương án đúng nhất cho trường hợp đồng
bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm phải có thông tin nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Tên doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu
B. Tỷ lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm
C. Tỷ lệ phân chia trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm
D. A, B đúng
E. A, B, C đúng

Câu hỏi 151: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về bảo hiểm trùng:

Câu trả lời:


A. Đối tượng được bảo hiểm được bảo vệ bằng ít nhất hai hợp đồng bảo hiểm.
B. Các hợp đồng bảo hiểm phải có cùng phạm vi, thời hạn và sự kiện bảo hiểm.
C. Tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao
kết hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 152: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm trùng trong bảo hiểm
tài sản là trường hợp có từ hai hợp đồng bảo hiểm trở lên mà tổng số tiền bảo hiểm vượt
quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để
bảo hiểm cho:

Câu trả lời:


A. Cùng phạm vi, đối tượng bảo hiểm
B. Cùng thời hạn bảo hiểm
C. Cùng sự kiện bảo hiểm
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 153: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo
hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì:
Câu trả lời:
A. Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ giữa số
tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên
mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt
quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
B. Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền
bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm
đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm có thể lớn hơn giá trị thiệt hại
thực tế của tài sản.
C. Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả theo tỷ lệ
bằng nhau trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.
Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của
tài sản.
D. Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được chi trả theo thiệt hại thực tế đã thoả
thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.

Câu hỏi 154: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo
hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì:

Câu trả lời:


A. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại
thực tế của tài sản.
B. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thị trường của tài
sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị sổ sách của tài sản
tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B đúng

Câu hỏi 155: Chọn phương án đúng nhất về bảo hiểm trùng:

Câu trả lời:


A. Đối tượng bảo hiểm được bảo vệ bằng ít nhất hai hợp đồng bảo hiểm.
B. Rủi ro gây ra tổn thất thuộc rủi ro được bảo hiểm của một trong số các hợp đồng bảo hiểm
cho đối tượng bảo hiểm đó.
C. Các hợp đồng bảo hiểm phải có cùng phạm vi, đối tượng, thời hạn và sự kiện bảo hiểm.
D. A, B đúng.
E. A, C đúng.

Câu hỏi 156: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, câu trả lời nào sau đây là đúng nhất về hợp
đồng bảo hiểm trùng?
Câu trả lời:
A. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với
hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm
B. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết nhiều hợp đồng bảo hiểm
với một doanh nghiệp bảo hiểm để bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm
C. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp có từ hai hợp đồng bảo hiểm trở lên để bảo
hiểm cho cùng phạm vi, đối tượng, thời hạn và sự kiện bảo hiểm mà tổng số tiền bảo hiểm
vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo
hiểm.
D. A, B, C sai

Câu hỏi 157: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng điền vào chỗ ______
trong câu sau: "Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp có từ hai hợp đồng bảo hiểm trở
lên để bảo hiểm cho cùng phạm vi, _______, thời hạn và sự kiện bảo hiểm mà tổng số tiền
bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp
đồng bảo hiểm".

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm
B. Đối tượng
C. Người được bảo hiểm
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 158: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng nhất về giám
định tổn thất bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Là hoạt động xác định hiện trạng, tính chất, nguyên nhân, mức độ rủi ro, mức độ tổn thất, tính
toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
B. Là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ
trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
C. Là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, phân loại tổn thất, mức độ tổn thất, tính toán
phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
D. Là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách
nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ và chi trả
quyền lợi bảo hiểm nhân thọ.

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM


Câu hỏi 159: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng nhất về nguyên
tắc trung thực tuyệt đối:

Câu trả lời:


A. Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm.
B. Chỉ áp dụng cho bên mua bảo hiểm.
C. Là nghĩa vụ chung của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.

Câu hỏi 160: Người có quyền sử dụng đối với tài sản thuê, mượn và phải chịu rủi ro về tài
sản đó thì có "Quyền lợi có thể được bảo hiểm" đối với tài sản đó trong thời gian thuê,
mượn:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 161: Người có quyền đối với tài sản thuê, mượn và phải chịu rủi ro về tài sản đó thì
có "Quyền lợi có thể được bảo hiểm" đối với tài sản đó trong thời gian thuê, mượn:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 162: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, người có quyền chiếm hữu đối với tài sản
thì có "Quyền lợi có thể được bảo hiểm" đối với tài sản đó:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 163: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về "Nguyên tắc
thế quyền":

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu
người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường
bảo hiểm.
B. Nguyên tắc thế quyền không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo
hiểm sức khỏe.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.

Câu hỏi 164: Nguyên tắc thế quyền không được áp dụng đối với loại hợp đồng bảo hiểm
nào dưới đây:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm hàng hải.
B. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản.
C. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
D. Bảo hiểm nhân thọ.

Câu hỏi 165: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nguyên tắc thế quyền không được áp dụng
trong loại hợp đồng bảo hiểm nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm tài sản.
B. Bảo hiểm thiệt hại.
C. Bảo hiểm trách nhiệm.
D. Bảo hiểm nhân thọ.

Câu hỏi 166: Nguyên tắc thế quyền được hiểu thế nào là đúng nhất:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu
người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường
bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền truy đòi người thứ ba gây thiệt hại trong phạm vi số tiền đã
bồi thường cho người được bảo hiểm.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.

Câu hỏi 167: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm
và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận hình thức bồi thường nào dưới đây:

Câu trả lời:


A. Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
B. Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác
C. Trả tiền bồi thường
D. A, B, C đúng
Câu hỏi 168: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về "Nguyên tắc
bồi thường":

Câu trả lời:


A. Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế
trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được có thể lớn hơn thiệt hại thực tế trong
sự kiện bảo hiểm.
C. Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được tùy thuộc vào thỏa thuận giữa doanh
nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
D. B, C đúng.

Câu hỏi 169: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng điền vào chỗ
________ của câu sau: "Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm __________
giá trị thiệt hại thực tế của tài sản".

Câu trả lời:


A. Luôn đúng bằng
B. Luôn ít hơn
C. Không vượt quá
D. Có thể vượt quá

Câu hỏi 170: Chọn phương án đúng nhất về "Nguyên tắc đóng góp bồi thường":

Câu trả lời:


A. Khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có
nghĩa vụ đóng góp bồi thường căn cứ theo tỷ lệ phần trách nhiệm bảo hiểm đã nhận bảo hiểm.
B. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá thiệt hại thực tế của người được bảo hiểm trong sự
kiện bảo hiểm.
C. Nguyên tắc này không áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 171: Nguyên tắc đóng góp bồi thường có liên quan trực tiếp nhất đến nguyên tắc
nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Nguyên tắc thế quyền.
B. Nguyên tắc bồi thường.
C. Nguyên tắc nguyên nhân trực tiếp.
D. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Câu hỏi 172: Nguyên tắc khoán được áp dụng cho:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm nhân thọ.
B. Bảo hiểm tài sản.
C. Bảo hiểm trách nhiệm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 173: Chọn phương án đúng nhất về việc xác định số tiền mà doanh nghiệp bảo
hiểm phải chi trả theo "Nguyên tắc khoán" khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Số tiền đã được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
B. Số tiền thiệt hại thực tế.
C. Số tiền chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và thiệt hại thực tế.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 174: Chọn phương án đúng nhất về "Nguyên tắc nguyên nhân trực tiếp":

Câu trả lời:


A. Tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm phải phát sinh trực tiếp bởi một rủi ro được bảo hiểm.
B. Nguyên nhân trực tiếp không nhất thiết phải là nguyên nhân ban đầu hay nguyên nhân gần
nhất gây ra tổn thất.
C. Nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân chi phối và có tác động gây ra tổn thất.
D. A, B, C đúng.

BẢO HIỂM SỨC KHỎE


BẢO HIỂM TAI NẠN
Câu hỏi 175: Trong sản phẩm bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm tai nạn, tai nạn
được hiểu là:

Câu trả lời:


A. Tai nạn do một sự kiện bất ngờ, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, từ bên ngoài
tác động lên thân thể người được bảo hiểm, là nguyên nhân trực tiếp khiến cho người được
bảo hiểm bị chết hoặc thương tật thân thể.
B. Tai nạn do một sự kiện bất ngờ, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác
động lên thân thể người được bảo hiểm, là nguyên nhân gián tiếp khiến cho người được bảo
hiểm bị chết hoặc thương tật thân thể.
C. Tai nạn do một sự kiện bất ngờ, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác
động lên thân thể người được bảo hiểm, là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho người
được bảo hiểm bị chết hoặc thương tật thân thể.

Câu hỏi 176: Người được bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi tử
vong do tai nạn. Chọn phương án đúng nhất về cách thức doanh nghiệp bảo hiểm giải
quyết trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong do tai nạn:

Câu trả lời:


A. Chi trả 100% số tiền bảo hiểm.
B. Chi trả theo nguyên tắc bồi thường.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền đã trả cho
người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong do lỗi của người thứ ba.
D. A, C đúng
E. B, C đúng.

Câu hỏi 177: Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm tai nạn,
người được bảo hiểm có thể được nhận quyền lợi bảo hiểm nào sau đây?

Câu trả lời:


A. Tử vong, thương tật do tai nạn.
B. Chi phí y tế điều trị tai nạn.
C. Chi phí y tế điều trị ốm đau, bệnh tật.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 178:Phát biểu sau đây là đúng hay sai: Trong bảo hiểm sức khỏe, không áp dụng
thời gian chờ đối với trường hợp điều trị do tai nạn?

Câu trả lời:


A. Đúng
B. Sai

Câu hỏi 179: Trong bảo hiểm sức khỏe, thời gian chờ không áp dụng cho trường hợp điều
trị nào sau đây?

Câu trả lời:


A. Điều trị do tai nạn.
B. Điều trị các bệnh mãn tính.
C. Điều trị viêm đường hô hấp.
D. Điều trị ốm đau.

Câu hỏi 180: Khi tham gia bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm thương tật do tai nạn,
trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật bộ phận do tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ chi trả số tiền nào sau đây?

Câu trả lời:


A. 100% số tiền bảo hiểm.
B. Số tiền chi trả tính theo bảng tỷ lệ bồi thường thương tật.
C. Số tiền chi phí xét nghiệm do người được bảo hiểm yêu cầu.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 181: Khi tham gia sản phẩm bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm tai nạn,
trường hợp người được bảo hiểm bị tai nạn sẽ không được chi trả khoản chi phí nào sau
đây:

Câu trả lời:


A. Chi phí nằm viện do tai nạn.
B. Chi phí di chuyển bằng xe cứu thương.
C. Chi phí cho các xét nghiệm, kiểm tra chẩn đoán.
D. Chi phí phát sinh do tai nạn xảy ra trước thời điểm mua bảo hiểm.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 182: Trong thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo
hiểm tai nạn, người được bảo hiểm không may bị tai nạn dẫn đến thương tật khi tham gia
hoạt động nhảy dù. Trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho người được bảo
hiểm số tiền nào sau đây?

Câu trả lời:


A. Số tiền bảo hiểm theo tỷ lệ thương tật do tai nạn.
B. Chi phí y tế điều trị tai nạn.
C. Không chi trả.

Câu hỏi 183: Đối với bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm tai nạn, doanh nghiệp bảo
hiểm không chi trả bảo hiểm cho trường hợp nào sau đây?

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm cố ý gây tai nạn.
B. Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng trực tiếp do sử dụng rượu bia, ma túy và các chất kích
thích tương tự.
C. Người được bảo hiểm điều khiển phương tiện tham gia giao thông vượt quá tốc độ quy định.
D. Người được bảo hiểm tham gia chống các hành động phạm pháp.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 184: Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm tai nạn,
người được bảo hiểm không được nhận quyền lợi bảo hiểm nào sau đây?

Câu trả lời:


A. Trợ cấp lương, thu nhập do ốm đau, bệnh tật.
B. Chi phí y tế điều trị tai nạn.
C. Thương tật tạm thời do tai nạn.
D. B, C đúng.

Câu hỏi 185: Người được bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo
hiểm tai nạn. Trong thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm bị tai nạn khi tham gia các
cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự. Trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm có chi trả bảo
hiểm cho người được bảo hiểm không?

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.

Câu hỏi 186: Ông A là người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi
bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn, khi tham gia giao thông do hành vi cố ý
vi phạm của ông B, ông A bị tai nạn dẫn đến thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Trong trường
hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giải quyết như thế nào? (Ông B không phải là người
thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nói trên).

Câu trả lời:


A. Không chi trả.
B. Chi trả 100% số tiền bảo hiểm.
C. Chi trả 100% số tiền bảo hiểm và yêu cầu ông B bồi hoàn.

Câu hỏi 187: Khi tham gia bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm thương tật toàn bộ
vĩnh viễn do tai nạn, trường hợp người được bảo hiểm bị mất hai bàn tay do tai nạn, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả số tiền nào sau đây:

Câu trả lời:


A. 200% số tiền bảo hiểm.
B. 100% số tiền bảo hiểm.
C. 50% số tiền bảo hiểm.
D. 20% số tiền bảo hiểm.

Câu hỏi 188: Khi tham gia bảo hiểm sức khỏe với quyền lợi bảo hiểm thương tật toàn bộ
vĩnh viễn do tai nạn, trường hợp người được bảo hiểm bị mù hoàn toàn hai mắt do tai nạn,
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm nào sau đây?

Câu trả lời:


A. 200% số tiền bảo hiểm.
B. 100% số tiền bảo hiểm.
C. 50% số tiền bảo hiểm.
D. 20% số tiền bảo hiểm.

Câu hỏi 189: Người được bảo hiểm tham gia 02 hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người tại
hai doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau và không may bị tai nạn dẫn đến tử vong. Quyền lợi
bảo hiểm mà người thụ hưởng nhận được trong trường hợp này là:

Câu trả lời:


A. Số tiền bảo hiểm cao nhất trong hai hợp đồng bảo hiểm.
B. Tổng số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận tại hai hợp đồng bảo hiểm.
C. Số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm được giao kết đầu tiên.

BẢO HIỂM CHI PHÍ Y TẾ


Câu hỏi 190: Trong bảo hiểm sức khỏe, chi phí y tế điều trị tai nạn của người được bảo
hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả theo nguyên tắc nào?

Câu trả lời:


A. Nguyên tắc khoán.
B. Nguyên tắc bồi thường.
C. A, B đúng.

Câu hỏi 191: Khi tham gia bảo hiểm chi phí y tế cơ bản, người được bảo hiểm có thể được
nhận quyền lợi điều trị nội trú nào sau đây?

Câu trả lời:


A. Chi phí giường bệnh.
B. Chi phí xét nghiệm, thuốc điều trị trong thời gian điều trị nội trú.
C. Chi phí nha khoa.
D. A, B, C đúng.
E. A, B đúng.

Câu hỏi 192: Khi tham gia bảo hiểm chi phí y tế, người được bảo hiểm có thể được nhận
quyền lợi điều trị ngoại trú nào sau đây?

Câu trả lời:


A. Tiền thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
B. Chi phí điều trị theo yêu cầu của người được bảo hiểm.
C. Tiền mua các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 193: Chọn phương án đúng nhất: Trong bảo hiểm sức khỏe, đối với quyền lợi bảo
hiểm chi phí y tế, doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả:

Câu trả lời:


A. Số tiền không vượt quá chi phí y tế thực tế mà người được bảo hiểm đã trả khi khám,
chữa bệnh trong phạm vi số tiền bảo hiểm.
B. Số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
C. Số tiền có thể vượt quá chi phí y tế thực tế mà người được bảo hiểm đã trả khi khám chữa
bệnh nhưng vẫn trong phạm vi số tiền bảo hiểm.

Câu hỏi 194: Ông A tham gia 02 hợp đồng bảo hiểm chi phí y tế tại 02 doanh nghiệp bảo
hiểm X và Y, giới hạn chi trả chi phí y tế tại mỗi hợp đồng bảo hiểm là 10 triệu đồng/lần
nằm viện. Trong thời hạn bảo hiểm, ông A nằm viện điều trị, chi phí cho đợt nằm viện này
là 6 triệu đồng. Số tiền mà ông A sẽ được các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho đợt nằm
viện điều trị này là:

Câu trả lời:


A. 6 triệu đồng.
B. 10 triệu đồng.
C. 12 triệu đồng.

BẢO HIỂM SỨC KHỎE


Câu hỏi 195: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
là:
Câu trả lời:
A. Sức khoẻ con người.
B. Tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.
C. Sức khỏe và tai nạn con người.
D. Tính mạng và trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm.

Câu hỏi 196: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm
cho trường hợp:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định.
B. Người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định.
C. Người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chết vào bất kỳ thời điểm
nào trong suốt cuộc đời của người đó.
D. Người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.

Câu hỏi 197: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, trường
hợp người được bảo hiểm bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp
của người thứ ba gây ra thì:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm và được quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp
bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường và yêu cầu người thứ ba bồi thường trực
tiếp cho người được bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà
doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng.

Câu hỏi 198: Khi tham gia bảo hiểm sức khỏe, trường hợp người được bảo hiểm bị ốm đau,
bệnh tật thì có thể được nhận quyền lợi bảo hiểm nào sau đây?

Câu trả lời:


A. Quyền lợi bảo hiểm cho các chi phí y tế điều trị nội trú do ốm đau, bệnh tật.
B. Quyền lợi bảo hiểm cho các chi phí điều trị ngoại trú do ốm đau, bệnh tật.
C. Chi phí điều trị không theo chỉ định của bác sỹ.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.
Câu hỏi 199: Chi phí nào sau đây được coi là chi phí y tế hợp lý, hợp lệ có thể được các
doanh nghiệp bảo hiểm chi trả trong bảo hiểm sức khỏe?

Câu trả lời:


A. Chi phí mua các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
B. Chi phí phẫu thuật thẩm mĩ.
C. Chi phí phẫu thuật nội trú do ốm đau, bệnh tật.

Câu hỏi 200: Trong bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm có chi trả chi phí điều trị
trước và sau khi nhập viện do ốm đau, bệnh tật theo chỉ định của bác sỹ không?

Câu trả lời:


A. Có
B. Không.

Câu hỏi 201: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm sức
khỏe cho những người nào sau đây (Chọn phương án đúng nhất):

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe
cho mình
B. Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua
bảo hiểm
C. Người có quyền lợi về tài chính với bên mua bảo hiểm
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 202: Chọn phương án đúng nhất về các điểm loại trừ thông thường trong một sản
phẩm chăm sóc sức khỏe:

Câu trả lời:


A. Hỗ trợ sinh sản.
B. Rối loạn tâm lý, trầm cảm.
C. Tiêm phòng, tiêm chủng.
D. A, B, C đúng.

BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ: BH XE CƠ GIỚI; BH BẮT BUỘC; BH


TÀI SẢN; BH TRÁCH NHIỆM; BH THIỆT HẠI
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
Câu hỏi 203: Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới là: Thiệt hại
ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là:

Câu trả lời:


A. Bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ sẽ phải bồi thường cho bên kia.
B. Hành vi gây hại không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bất kỳ hợp
đồng nào.

Câu hỏi 204: Chọn phương án đúng nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng:

Câu trả lời:


A. Được xác định trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự hình thành theo thỏa thuận giữa các bên trong
một hợp đồng.
B. Là trách nhiệm phát sinh trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự do Bộ luật dân sự quy định cho các
chủ thể.
C. Hành vi gây hại không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bất kỳ hợp đồng nào.
Việc xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở quy định chung của Bộ luật dân sự.
D. A, C đúng.
E. B, C đúng.

Câu hỏi 205: Xe ô tô tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất (không tham gia điều khoản thay
thế mới). Chọn phương án đúng nhất trong trường hợp xe bị tổn thất bộ phận thì chi phí
khắc phục được hiểu là:

Câu trả lời:


A. Chi phí sửa chữa, thay thế (đã trừ khấu hao).
B. Chi phí sửa chữa, thay thế và chi phí hợp lý khác như: bảo vệ hiện trường, cứu hộ. di chuyển
tài sản…
C. Chi phí sửa chữa, thay thế (đã trừ khấu hao) và chi phí hợp lý khác như: bảo vệ hiện
trường, cứu hộ. di chuyển tài sản…

Câu hỏi 206: Theo đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm những trường hợp thiệt hại,
chi phí nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Đâm va, lật đổ, chìm, rơi toàn bộ xe.
B. Mất toàn bộ xe do trộm, cướp.
C. Chi phí cứu hộ và vận chuyển xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 207: Trong thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới,
trường hợp xe bị nổ lốp gây ra tai nạn dẫn đến tổn thất toàn bộ xe, doanh nghiệp bảo hiểm
chi trả bồi thường như thế nào:

Câu trả lời:


A. Bồi thường toàn bộ thiệt hại.
B. Bồi thường toàn bộ thiệt hại nhưng trừ chiếc lốp bị nổ.
C. Bồi thường toàn bộ thiệt hại nhưng trừ toàn bộ lốp của xe bị tai nạn.
D. A, B, C sai.

Câu hỏi 208: Theo đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô, phát biểu nào sau đây là đúng
nhất:

Câu trả lời:


A. Chủ xe ô tô có thể thỏa thuận tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm cho xe ô tô bằng
hoặc thấp hơn giá trị thị trường của xe ô tô.
B. Chủ xe ô tô chỉ có thể tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm cho xe ô tô bằng giá trị thị
trường của xe ô tô.
C. Chủ xe ô tô có thể tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm cho xe ô tô cao hơn giá trị thị
trường của xe ô tô.

Câu hỏi 209: Theo đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới (không có Điều khoản sửa đổi
bổ sung), doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại vật
chất xe cơ giới do tai nạn bất ngờ, không lường trước nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe (có kết luận của cơ quan Công an).
B. Mất cắp bộ phận xe.
C. Đá văng trên đường làm vỡ kính xe
D. A, C đúng.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 210: Trong thời hạn bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô,
trường hợp xe bị tai nạn dẫn đến thiệt hại và lốp xe bị nổ, xe bị tổn thất toàn bộ, doanh
nghiệp bảo hiểm chi trả bồi thường như thế nào:

Câu trả lời:


A. Bồi thường toàn bộ thiệt hại bao gồm cả chiếc lốp bị nổ.
B. Bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ chiếc lốp bị nổ.

Câu hỏi 211: Theo đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô (có kèm theo điều khoản sửa đổi
bổ sung "Bảo hiểm thiệt hại động cơ do hiện tượng thủy kích"), doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
bồi thường cho các chi phí nào sau đây?

Câu trả lời:


A. Các chi phí sửa chữa, khắc phục những thiệt hại của động cơ do xe đi vào vùng ngập
nước và/hoặc nước lọt vào động cơ gây hiện tượng thủy kích.
B. Chi phí khắc phục tổn thất xảy ra cho động cơ xe ô tô khi lái xe cố tình khởi động lại động cơ
đã ngưng hoạt động sau khi xe được bảo hiểm bị ngập nước gây ra hiện tượng thủy kích.
C. A, B đúng.

Câu hỏi 212: Theo đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, chủ xe tham gia bảo hiểm
dưới giá trị. Trường hợp xe bị tổn thất toàn bộ, khoản tiền thu được từ việc thanh lý xác xe
có được phân bổ cho doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm theo tỷ lệ tham gia
bảo hiểm dưới giá trị không?

Câu trả lời:


A. Có
B. Không.

Câu hỏi 213: Trong bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô, những tài liệu nào sau đây được sử
dụng để làm căn cứ xác định giá trị xe nhằm xác định số tiền bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Hóa đơn mua bán xe.
B. Hóa đơn thuế trước bạ.
C. Bảng giá xe để tính thuế của cơ quan thuế.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 214: Trong khi lưu thông, xe A đâm xe B làm xe B mất kiểm soát và va chạm với
người đi đường gây tai nạn. Nguyên nhân gây tai nạn cho người đi đường do xe A là
nguyên nhân trực tiếp. Kết luận này là:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 215: Bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên
xe/vụ tổn thất được hiểu là:

Câu trả lời:


A. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường không được vượt quá mức trách nhiệm bảo
hiểm/vụ tổn thất
B. Không giới hạn số lượng các vụ tổn thất trong suốt thời hạn bảo hiểm.
C. Trường hợp trong thời hạn bảo hiểm xảy ra nhiều vụ tổn thất, tổng số tiền bồi thường hàng
hóa bị tổn thất trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá tổng mức trách nhiệm bảo hiểm.
D. A, B đúng.

Câu hỏi 216: Mức trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
hàng hóa trên xe là:

Câu trả lời:


A. Mức trách nhiệm bảo hiểm/vụ tổn thất.
B. Mức trách nhiệm bảo hiểm/mỗi và mọi vụ tổn thất.
C. Không có phương án nào đúng.

Câu hỏi 217: Chọn phương án đúng về số tiền bồi thường trong đơn bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa trên xe:

Câu trả lời:


A. Số tiền bồi thường có thể vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm/vụ tổn thất.
B. Số tiền bồi thường không được vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm/vụ tổn thất.
C. Số tiền bồi thường không được vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm/Mỗi và mọi vụ tổn thất.
D. A, B, C sai.

Câu hỏi 218: Tổng số tiền bồi thường hàng hóa khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa trên xe và chi phí (chi phí ngăn ngừa tổn thất, chi phí
bảo quản, xếp dỡ, lưu kho…) có thể vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm/vụ tổn thất
(thuộc phạm vi bảo hiểm). Phát biểu trên là:

Câu trả lời:


A. Đúng
B. Sai
Câu hỏi 219: Theo đơn Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa
vận chuyển trên xe, doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường cho tổn thất của hàng hóa trên
xe bị mốc trong quá trình vận chuyển không:

Câu trả lời:


A. Có
B. Không

Câu hỏi 219: Theo đơn Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa
trên xe: Trong quá trình vận chuyển, do chủ xe cơ giới (lái xe) che chắn không cẩn thận
nên khi mưa đã làm hàng bị tổn thất. Trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có bồi
thường cho người được bảo hiểm không?

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.

Câu hỏi 220: Theo đơn Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá
vận chuyển trên xe (không kèm điều khoản sửa đổi bổ sung), doanh nghiệp bảo hiểm
không bồi thường cho người được bảo hiểm đối với hàng hóa bị tổn thất trong trường hợp
nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Hàng hóa bị tổn thất trong quá trình xếp dỡ.
B. Hàng hóa bị hư hỏng do bao bì đóng gói.
C. Hàng hóa bị tổn thất do va chạm vào nhau trong quá trình vận chuyển.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 221: Trong đơn Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa
vận chuyển trên xe, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với:

Câu trả lời:


A. Hành lý, hàng hóa trên xe du lịch.
B. Hành lý, hàng hóa trên xe khách.
C. Hàng hóa trong quá trình vận chuyển trên xe cơ giới (được phép kinh doanh vận tải
hàng hóa) theo hợp đồng vận chuyển giữa chủ xe và chủ hàng.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 222: Theo đơn Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa
trên xe: Trường hợp xe cơ giới bị tai nạn dẫn đến hàng hóa vận chuyển trên xe bị tổn thất,
doanh nghiệp bảo hiểm có bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí xếp dỡ, bảo quản
hàng hóa bị tổn thất không:

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.

Câu hỏi 223: Phát biểu sau là đúng hay sai: "Trong quá trình vận chuyển súc vật sống nếu
bị ốm, chết do dịch bệnh thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho chủ hàng":

Câu trả lời:


A. Đúng
B. Sai

Câu hỏi 224: Theo đơn Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa
trên xe: Trường hợp xe cơ giới chở hàng hóa và bị mất cắp toàn bộ (cả xe và hàng), doanh
nghiệp bảo hiểm có bồi thường cho người được bảo hiểm không?

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.

Câu hỏi 225: Trường hợp nào sau đây thuộc trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với hàng hóa trên xe:

Câu trả lời:


A. Nước mưa chảy qua lỗ thủng bạt che làm hàng hóa bị tổn thất
B. Xe bị nổ lốp gây tai nạn làm hàng hóa trên xe bị tổn thất
C. Hàng hóa bị tổn thất do mốc trong quá trình vận chuyển.
D. Hàng bị tổn thất do va đập vào nhau trong quá trình vận chuyển.

Câu hỏi 226: Theo đơn Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hóa
trên xe: Trong quá trình vận chuyển, do xếp hàng không đúng quy cách nên hàng va đập
vào nhau và bị tổn thất. Trường hợp này có thuộc phạm vi bảo hiểm không:

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.
Câu hỏi 227: Cả xe A và xe B đều tham gia bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên
xe theo hai hợp đồng bảo hiểm khác nhau tại doanh nghiệp bảo hiểm X. Chủ xe A đã điều
khiển xe B gây tai nạn và bị thương tật. Trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm X sẽ trả
tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm như thế nào:

Câu trả lời:


A. Không trả tiền bảo hiểm.
B. Trả tiền theo số tiền bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm của xe A.
C. Trả tiền theo số tiền bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm của xe B.
D. Trả tiền theo hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm thỏa thuận lớn nhất.

Câu hỏi 228: Theo đơn bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm cho người ngồi trên xe thiệt hại về thân thể, tính mạng do:

Câu trả lời:


A. Tai nạn xảy ra đối với người ngồi trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
B. Tai nạn xảy ra đối với người đang lên xuống xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
C. Tai nạn xảy ra đối với người ngồi trên xe khi xe không tham gia giao thông.
D. A, B đúng

BẢO HIỂM BẮT BUỘC


Câu hỏi 229: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm
nhằm mục đích:

Câu trả lời:


A. Bảo vệ lợi ích của người tham gia bảo hiểm.
B. Bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
C. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 230: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do cơ quan nào
ban hành quy định về điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu?

Câu trả lời:


A. Chính phủ
B. Bộ Công thương
C. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
D. Bộ Tài chính
Câu hỏi 231:Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc:

Câu trả lời:


A. Là sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo
hiểm
B. Là sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, số tiền bảo hiểm tối thiểu
C. Là sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định chi tiết về mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
tối thiểu
D. Là sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí
bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu

Câu hỏi 232: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai về bảo hiểm bắt
buộc:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi
trường và an toàn xã hội.
B. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối
thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc
C. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
tối đa đối với bảo hiểm bắt buộc

Câu hỏi 233: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng về bảo hiểm
bắt buộc:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi
tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
B. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt
buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển
khai.
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 234: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm nào sau đây là bảo hiểm
bắt buộc:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách.
B. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
C. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 235: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm nào sau đây không phải
nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm cháy, nổ
B. Bảo hiểm Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
C. Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
D. Bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp môi giới bảo hiểm

Câu hỏi 236: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm nào sau đây không phải
là bảo hiểm bắt buộc:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
B. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp.
C. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
D. Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Câu hỏi 237: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc không bao gồm:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
B. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
C. Bảo hiểm khám chữa bệnh bắt buộc

Câu hỏi 238: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc không bao gồm:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm bắt buộc thất nghiệp
B. Bảo hiểm bắt buộc thiệt hại vật chất xe ô tô.
C. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 239: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm bắt buộc tai nạn người ngồi trên xe cơ giới
B. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
C. Bảo hiểm bắt buộc thiệt hại vật chất xe cơ giới.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 240: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm bắt buộc không bao gồm:

Câu trả lời:


A. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
B. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
C. Bảo hiểm sức khỏe bắt buộc
D. bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

BẢO HIỂM TÀI SẢN – KỸ THUẬT


BẢO HIỂM TÀI SẢN-XÂY DỰNG LẮP ĐẶT; MỌI RỦI RO TÀI SẢN

Câu hỏi 241: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, một trong các đối tượng bảo hiểm của hợp
đồng bảo hiểm tài sản là:

Câu trả lời:


A. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm
B. Quyền tài sản
C. Thiệt hại do gián đoạn kinh doanh
D. B, C đúng

Câu hỏi 242: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm
tài sản là:

Câu trả lời:


A. Tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự
B. Bất kỳ lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật mà
người được bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất.
C. A, B đúng
Câu hỏi 243: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng nhất về đối
tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản :

Câu trả lời:


A. Đối tượng bảo hiểm là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự
B. Đối tượng bảo hiểm là tài sản bao gồm bất động sản và động sản
C. Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm.

Câu hỏi 244: Đối tượng bảo hiểm tài sản là:

Câu trả lời:


A. Tòa nhà, đồ vật cố định và trang trí trong tòa nhà.
B. Máy móc thiết bị.
C. Nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của người
được bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 245: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Trong bảo hiểm tài sản, đáp án nào đúng
khi điền vào chỗ ___ dưới đây: "Trường hợp xảy ra tổn thất, __________ không được từ
bỏ tài sản được bảo hiểm và phải áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép
để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tổn thất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc
các bên có thỏa thuận khác".

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm
B. Người thu hưởng
C. Người được bảo hiểm
D. Người gây ra tổn thất

Câu hỏi 246: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, cơ sở để xác định số tiền bồi
thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất, mức độ thiệt hại
thực tế.
B. Giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và mức độ thiệt hại
thực tế
C. Giá trị sổ sách của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và cức độ thiệt hại
thực tế
D. Giá trị thỏa thuận
Câu hỏi 247: Trong bảo hiểm tài sản, thông thường, giới hạn phụ của các điều khoản sửa
đổi bổ sung không vượt quá 10% số tiền bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 248: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu
cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.
B. Đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm ngay tại thời điểm phát hiện thấy người được bảo
hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm
C. Tăng phí bảo hiểm ngay thời điểm phát hiện thấy người được bảo hiểm không thực hiện các
biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 249: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm tài sản, trường hợp người
được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm thì
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho
đối tượng bảo hiểm
B. Nếu hết thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn mà các
biện pháp đó vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm
C. Nếu hết thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn mà
các biện pháp đó vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 250: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm tài sản, chi phí để xác định
mức độ thiệt hại do đối tượng nào sau đây chi trả:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm
B. Bên mua bảo hiểm
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 251: "Trong bảo hiểm tài sản, đơn vị rủi ro (ngôi nhà) được coi là cách biệt về mặt
không gian nếu giữa các ngôi nhà đảm bảo tối thiểu một khoảng cách nào đó". Phát biểu
trên là:

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 252: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm tài sản, trường hợp người
được bảo hiểm từ chối chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.
B. Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
C. Trực tiếp yêu cầu người thứ ba bồi thường
D. A, C đúng.

Câu hỏi 253: Theo Quy tắc bảo hiểm ‘Mọi rủi ro tài sản" của Hiệp hội bảo hiểm Vương
quốc Anh (ABI), chi phí khắc phục thiệt hại gây ra do hệ thống cung cấp nước, điện, khí
đốt hoặc nhiên liệu bị gián đoạn hoặc hệ thống thoát thải nối với khu vực được bảo hiểm bị
hư hỏng có thuộc trách nhiệm bảo hiểm không:

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.
C. Không, trừ khi thiệt hại xảy ra tiếp theo do một nguyên nhân khác không bị loại trừ
trong Quy tắc bảo hiểm này gây ra.

Câu hỏi 254: Thiết bị điện tử, máy tính, thiết bị xử lý dữ liệu bị thiệt hại do hỏa hoạn gây
ra bởi các máy móc thiết bị khác có được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm "Mọi rủi ro tài
sản" của Hiệp hội bảo hiểm Vương quốc Anh (ABI) không:

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.

Câu hỏi 255: Kính lắp cố định có được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm "Mọi rủi ro tài
sản" của Hiệp hội bảo hiểm Vương quốc Anh (ABI) không:

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.
C. Không, trừ trường hợp được bảo hiểm theo Điều khoản bảo hiểm bổ sung riêng cho
kính lắp cố định.

Câu hỏi 256: Đối tượng có thể được bảo hiểm theo Phần I- Phần tổn thất vật chất của Đơn
bảo hiểm xây dựng/lắp đặt (CAR/EAR) của nhà tái bảo hiểm Munich Re, là:

Câu trả lời:


A. Công trình xây dựng, lắp đặt
B. Tài sản trên và xung quanh công trường thuộc quyền sở hữu, chăm sóc của người được bảo
hiểm.
C. Trách nhiệm đối với người thứ ba về người và tài sản.
D. B, C đúng
E. A, B, C đúng.

Câu hỏi 257: Thông thường, giới hạn mức trách nhiệm bảo hiểm đối với bên thứ ba về
người và tài sản theo Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng/lắp đặt (CAR/EAR) của nhà tái
bảo hiểm Munich Re được các nhà nhận tái bảo hiểm trên thế giới chấp nhận là:

Câu trả lời:


A. Không có giới hạn
B. Không vượt quá 50% số tiền bảo hiểm của Phần I- Tổn thất vật chất
C. Không vượt quá 75% số tiền bảo hiểm của Phần I- Tổn thất vật chất
D. Không vượt quá 90% số tiền bảo hiểm của Phần I- Tổn thất vật chất

Câu hỏi 258: Chọn phương án đúng nhất: Cơ sở giải quyết bồi thường đối với Phần II-
Trách nhiệm đối với bên thứ ba trong Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt
(CAR/EAR) của nhà tái bảo hiểm Munich Re là:

Câu trả lời:


A. Thiệt hại về người và tài sản đối với bên thứ ba là hậu quả của hành vi bất cẩn/ sai sót mà
người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật
B. Phải có thiệt hại về tài sản và/hoặc người.
C. Tổng số tiền bồi thường đối với Phần II có thể vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo Phần
I (Phần tổn thất vật chất)
D. A, B đúng

Câu hỏi 259: Chọn phương án sai về bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba theo Đơn
bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng/lắp đặt (CAR/EAR) của nhà tái bảo hiểm Munich Re:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm trong thời gian xây dựng – lắp đặt, không chịu
trách nhiệm trong thời gian bảo hành
B. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm từ khi khởi công công trình cho đến khi công
trình bàn giao hay đưa vào sử dụng cộng thêm thời gian bảo hành trong mọi trường hợp.
C. Thiệt hại đối với người và tài sản của bên thứ ba do người được bảo hiểm gây ra

Câu hỏi 260: Theo quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng/lắp đặt (CAR/EAR) của nhà tái
bảo hiểm Munich Re (không có thỏa thuận đặc biệt theo điều khoản bổ sung): Trong khi
thi công công trình, khu nhà dân bên cạnh bất ngờ sụp đổ do rung lắc trong quá trình thi
công của bộ phận chống đỡ công trình. Tổn thất khu nhà dân có thuộc trách nhiệm bảo
hiểm không?

Câu trả lời:


A. Có
B. Không

Câu hỏi 261: Trong đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng/lắp đặt (CAR/EAR) của nhà tái bảo
hiểm Munich Re, không có điều khoản sửa đổi, bổ sung, tổn thất gây ra đối với bên thứ ba
trong thời gian bảo hành có thuộc trách nhiệm bảo hiểm không:

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.

Câu hỏi 262: Máy móc, thiết bị chủ thầu được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây
dựng (CAR) của nhà tái bảo hiểm Munich Re. Phương án nào sau đây là đúng nhất về tổn
thất được bảo hiểm?

Câu trả lời:


A. Tổn thất xảy ra khi vận chuyển máy móc thiết bị chủ thầu trên công lộ.
B. Tổn thất đối với máy móc, thiết bị chủ thầu trên tất cả các công trình.
C. Tổn thất khi máy móc thiết bị chủ thầu đã được di chuyển ra khỏi công trường để tập kết vào
kho bãi của chủ thầu.
D. Tổn thất do máy móc, thiết bị được bảo hiểm đang thi công trên công trường gây ra cho
bên thứ ba.

Câu hỏi 263: Theo đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng (CAR) của nhà tái bảo hiểm Munich
Re, thời hạn bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Từ khi bắt đầu công việc xây dựng tại công trường và kết thúc đối với bất cứ phần công việc
được bảo hiểm nào khi nó được bàn giao cho chủ đầu tư hoặc được đưa vào sử dụng.
B. Sau khi các hạng mục được nêu trong HĐBH được dỡ xuống công trường và kết thúc đối với
bất cứ phần công việc được bảo hiểm nào khi nó được bàn giao cho chủ đầu tư hoặc được đưa
vào sử dụng
C. Ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm không muộn hơn ngày quy định trong hợp đồng bảo hiểm
(trừ khi được gia hạn tiếp nếu doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý trước bằng văn bản)
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 264: Trong đơn bảo hiểm xây dựng, lắp đặt của nhà tái bảo hiểm Munich Re, xác
định giá trị thực tế tài sản:

Câu trả lời:


A. Giá trị thực tế = Giá mới của tài sản (cùng tính năng, chủng loại và công suất) tại thời
điểm xác định giá trị - {(Tỷ lệ khấu hao x Giá mới của tài sản (cùng tính năng, chủng loại
và công suất) tại thời điểm xác định giá trị}.
B. Giá trị thực tế = Giá mới của tài sản cùng tính năng, chủng loại và công suất tại thời điểm xác
định giá trị - (Tỷ lệ khấu hao x Nguyên giá của tài sản).

Câu hỏi 265: Phát biểu sau đây đúng hay sai: "Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng/lắp
đặt (CAR/EAR) của nhà tái bảo hiểm Munich Re: Khi quy định về thời hạn bảo hiểm cần
phải tách riêng thời gian xây dựng/lắp đặt và thời gian bảo hành":

Câu trả lời:


A. Đúng.
B. Sai.

Câu hỏi 266: Dự án X được thi công bởi 2 Nhà thầu A và B; dự án được bảo hiểm theo quy
tắc bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng CAR của nhà tái bảo hiểm Munich Re (kèm Điều khoản
SĐBS 002 – Trách nhiệm chéo) gồm: Phần I – Tổn thất vật chất: Giá trị công trình; xe cẩu
nhà thầu A Phần II – Trách nhiệm đối với bên thứ ba Trong quá trình thi công, xe cẩu của
nhà thầu A bất ngờ bị đổ và đồng thời, gây tổn thất cho máy xúc nhà thầu B, nhà dân cạnh
công trường và khách tham quan công trình. Những tổn thất nào sau đây không thuộc
trách nhiệm bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Tổn thất hư hỏng xe cẩu của nhà thầu A
B. Tổn thất hư hỏng máy xúc của nhà thầu B
C. Thiệt hại của nhà dân cạnh công trường
D. Thiệt hại khách tham quan công trình

Câu hỏi 267: Chọn phương án đúng: Cây cầu A tham gia Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây
dựng CAR của nhà tái bảo hiểm Munich Re (Đơn không kèm điều kiện sửa đổi bổ sung).
Do lỗi thiết kế, trụ cầu bị đổ, dẫn đến gầm cây cầu A cũng bị tổn thất. Hạng mục nào
không thuộc phạm vi bảo hiểm của Đơn CAR:

Câu trả lời:


A. Trụ cầu
B. Gầm cầu
C. A, B đúng

Câu hỏi 268: Theo Đơn bảo hiểm "Mọi rủi ro tài sản" của Hiệp hội bảo hiểm Vương quốc
Anh (ABI), tài sản nào sau đây được bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Đập.
B. Công trình đã bàn giao và đưa vào sử dụng.
C. Máy móc thiết bị đang lắp đặt.
D. Cây trồng đang phát triển, súc vật sống.

Câu hỏi 269: Tài sản nào sau đây được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm "Mọi rủi ro tài sản"
của Hiệp hội bảo hiểm Vương quốc Anh (ABI):

Câu trả lời:


A. Hệ thống thoát nước của bể bơi.
B. Giếng.
C. Cây cảnh.
D. Nhà xưởng, máy móc, thiết bị.

Câu hỏi 270: Chọn phương án đúng: Công trình A tham gia Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây
dựng CAR của nhà tái bảo hiểm Munich Re. Do bão, công trình bị thiệt hại và chậm bàn
giao theo tiến độ hợp đồng. Tiền phạt do chậm bàn giao có thuộc phạm vi bảo hiểm của
Đơn CAR không?
Câu trả lời:
A. Có
B. Không

Câu hỏi 271: Những rủi ro nào sau đây không thuộc phạm vi bảo hiểm của Đơn bảo hiểm
mọi rủi ro xây dựng CAR của nhà tái bảo hiểm Munich Re?

Câu trả lời:


A. Hao mòn tự nhiên, ăn mòn, oxy hóa, xuống cấp do ít sử dụng và do tác động của môi
trường khí quyển;
B. Mất mát hay hư hại đối với với các hồ sơ, bản vẽ, sổ sách, hóa đơn
C. Tổn thất chỉ được phát hiện vào thời điểm kiểm kê
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 272: Phát biểu nào về thời hạn bảo hiểm lắp đặt (EAR) của nhà tái bảo hiểm
Munich Re sau đây là đúng nhất?

Câu trả lời:


A. Từ khi bắt đầu công việc lắp đặt tại công trường hoặc sau khi các hạng mục được nêu trong
HĐBH được dỡ xuống công trường và tiếp tục cho đến ngay sau khi bàn giao hoặc ngay sau khi
hoạt động chạy thử không tải hoặc có tải đầu tiên kết thúc, áp dụng với thời điểm nào xảy ra
trước, nhưng thời gian chạy thử không vượt quá 4 tuần (trừ khi có thỏa thuận khác)
B. Từ khi bắt đầu công việc lắp đặt hoặc sau khi các hạng mục được bảo hiểm được dỡ xuống
công trường cho đến khi bàn giao và đưa vào sử dụng
C. Nếu phần hạng mục nào của máy móc/ thiết bị đã được chạy thử và/ hoặc được đưa vào hoạt
động hay bàn giao thì bảo hiểm cũng kết thúc đối với những phần hạng mục cụ thể đó, nhưng
không muộn hơn ngày kết thúc được ghi trong HĐBH (trừ khi được gia hạn tiếp nếu công ty bảo
hiểm đồng ý trước bằng văn bản)
D. A, C đúng
E. B, C đúng

Câu hỏi 273: Tại thời điểm tổn thất, nếu số tiền bảo hiểm của máy móc thiết bị chủ thầu
(CPM) theo quy tắc bảo hiểm của nhà tái bảo hiểm Munich Re nhỏ hơn giá trị thay thế mới
thì phương án bồi thường nào sau đây đúng (Giả sử máy móc thiết bị hư hỏng và không có
giá trị thu hồi):

Câu trả lời:


A. Số tiền bồi thường = Chi phí khắc phục - Khấu hao tài sản.
B. Số tiền bồi thường = {Chi phí khắc phục x (Số tiền bảo hiểm/Giá trị thay thế mới của tài
sản được bảo hiểm) - Mức miễn thường có khấu trừ}

Câu hỏi 274: Đối tượng bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu (CPM) theo quy tắc của nhà
tái bảo hiểm Munich Re gồm:

Câu trả lời:


A. Máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm, phục vụ cho việc thi công,
xây dựng, lắp đặt các công trình xây dựng
B. Máy móc, thiết bị thuê, mượn thuộc quyền quản lý của người được bảo hiểm, phục vụ cho
việc thi công, xây dựng, lắp đặt các công trình xây dựng
C. A, B đúng.

Câu hỏi 275: Chọn phương án sai về phạm vi bảo hiểm của quy tắc bảo hiểm đổ vỡ máy
móc "Sự cố hư hỏng máy móc" của nhà tái bảo hiểm Munich Re:

Câu trả lời:


A. Thiệt hại do khuyết tật về đúc/nguyên vật liệu.
B. Thiệt hại do lỗi thiết kế.
C. Thiệt hại do đoản mạch, quá điện áp.
D. Thiệt hại do hỏa hoạn, sét đánh trực tiếp vào máy móc.

Câu hỏi 276: Chọn phương án sai về phạm vi bảo hiểm của quy tắc bảo hiểm đổ vỡ máy
móc "Sự cố hư hỏng máy móc (Machinery Breakdown)":

Câu trả lời:


A. Thiệt hại do nổ vật lý.
B. Thiệt hại do nổ hóa học.
C. Thiệt hại do tác động của lực ly tâm.
D. Thiệt hại do hỏng hóc, trục trặc về cơ điện.

BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT


Câu hỏi 277: Theo đơn bảo hiểm "Hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt" của Hiệp hội bảo hiểm
Vương quốc Anh (ABI), áp dụng từ rủi ro A đến J, tài sản bị thiệt hại do nguyên nhân nào
sau đây không bị loại trừ bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Thiệt hại đối với máy móc thiết bị do cháy phát sinh từ sự cố máy móc thiết bị khác bị
hồ quang điện.
B. Thiệt hại đối với máy móc thiết bị do đoản mạch.
C. Thiệt hại phát sinh từ hậu quả gây ra bởi nhiễm phóng xạ.
D. Thiệt hại do nước chảy ra từ hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.

Câu hỏi 278: Theo đơn bảo hiểm "Hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt" của Hiệp hội bảo hiểm
Vương quốc Anh (ABI), nếu tham gia bảo hiểm rủi ro A, H thì nguyên nhân gây ra tổn thất
nào sau đây thuộc phạm vi bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Tổn thất do nước tràn từ các bể chứa nước.
B. Tổn thất do nước từ đường ống dẫn nước.
C. Tổn thất do nước mưa ngấm qua tường nhà làm hàng hóa trong kho bị hư hỏng.
D. Tổn thất do nước tràn từ các hồ chứa nước.

Câu hỏi 279: Theo đơn bảo hiểm "Hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt" của Hiệp hội bảo hiểm
Vương quốc Anh (ABI), nếu tham gia bảo hiểm rủi ro A, G thì tài sản nào sau đây được
bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Công trình đang thi công, cải tạo nhưng tất cả các cửa ra vào, cửa sổ và các ô mở khác
đã được hoàn thành để chống giông, bão.
B. Các trang thiết bị lắp đặt phía ngoài.
C. Biển quảng cáo, hàng rào.
D. Tài sản di động để ngoài trời.

Câu hỏi 280: Theo đơn bảo hiểm "Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt" của Hiệp hội bảo hiểm
Vương quốc Anh (ABI), rủi ro nào sau đây không thuộc phạm vi bảo hiểm của Nhóm rủi
ro H - "Giông, bão, lụt":

Câu trả lời:


A. Nước mưa hắt vào nhà qua cửa sổ không đóng.
B. Các công trình đang xây dựng cải tạo, có các ô mở đã được hoàn tất để bảo vệ, chống lại
giông bão.
C. Nước biển tràn vào nhà do bão.
D. Nước mưa tràn vào nhà thông qua các chỗ hở trên phần kết cấu của tòa nhà mà những chỗ hở
này được tạo ra bởi tác động trực tiếp của giông, bão.

Câu hỏi 281: Những rủi ro nào thuộc phạm vi bảo hiểm của quy tắc bảo hiểm các công
trình dân dụng đã hoàn thành (CECR) ?

Câu trả lời:


A. Hỏa hoạn, sét đánh trực tiếp, nổ.
B. Bão với sức gió lớn hơn cấp 8.
C. Lũ, lụt; lún; lở đất, lở đá…
D. A, B, C đúng.

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM


Câu hỏi 282: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm trách nhiệm, trách nhiệm
của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh khi:

Câu trả lời:


A. Ngay khi người được bảo hiểm gây ra thiệt hại cho người thứ ba.
B. Người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường do có hành vi gây thiệt hại cho
người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 283: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong bảo hiểm trách nhiệm, theo yêu cầu
của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm
B. Người thứ ba bị thiệt hại
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 284: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm,
trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi
trả cho người được bảo hiểm các khoản tiền nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường
cho người thứ ba.
B. Các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và
lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của
doanh nghiệp bảo hiểm.
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 285: Đối tượng nào sau đây không phải là người được bảo hiểm trong bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp tái bảo hiểm.
B. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
C. Bác sỹ, y tá, hộ lý.

Câu hỏi 286: Yếu tố nào dưới đây không liên quan đến việc tính phí bảo hiểm của sản
phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:

Câu trả lời:


A. Thu nhập hàng năm của người được bảo hiểm.
B. Vị trí đặt văn phòng/ nơi làm việc của người được bảo hiểm.
C. Số lượng chuyên viên tham gia công việc tư vấn/ dịch vụ của người được bảo hiểm.
D. Lĩnh vực và phạm vi công việc của người được bảo hiểm.

Câu hỏi 287: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm là:

Câu trả lời:


A. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định
của pháp luật.
B. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm theo quy định của
pháp luật.
C. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của
pháp luật.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 288: Theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm được cấp trên cơ sở khiếu nại được lập,
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho những sự kiện bảo hiểm xảy ra vào thời điểm
nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Sự kiện bảo hiểm xảy ra trước ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm (nhưng
trong thời gian hiệu lực của hồi tố) và khiếu nại của bên thứ ba được lập trong thời hạn
của hợp đồng bảo hiểm
B. Sự kiện bảo hiểm xảy ra trước ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, được phát hiện
trong thời hạn của hợp đồng bảo hiểm.
C. Sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm và khiếu nại của bên thứ ba có thể
được lập sau khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
D. Sự kiện bảo hiểm xảy ra trước ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, được phát hiện
trong thời hạn bảo hiểm và khiếu nại của bên thứ ba được lập sau thời hạn của hợp đồng bảo
hiểm.

Câu hỏi 289: Theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm trên cơ sở tổn thất phát sinh, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho những sự kiện bảo hiểm nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Sự kiện bảo hiểm xảy ra trước ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm và khiếu nại của
bên thứ ba được lập trong thời hạn của hợp đồng bảo hiểm.
B. Sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm và khiếu nại của bên thứ ba
có thể được lập sau thời hạn bảo hiểm.
C. Sự kiện bảo hiểm xảy ra trước ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, được phát hiện
trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm và khiếu nại của bên thứ ba được lập trong thời hạn của hợp
đồng bảo hiểm.

Câu hỏi 290: Theo pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây
đúng nhất về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm:

Câu trả lời:


A. Trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người
được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách
nhiệm bồi thường cho người thứ ba.
B. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm các chi phí liên quan đến việc giải
quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba.
C. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo
hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.
E. A, C đúng.

Câu hỏi 291: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không loại trừ tổn thất của
người thứ ba do người được bảo hiểm gây ra khi:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm không đáp ứng về mặt thời gian công việc chuyên môn.
B. Người được bảo hiểm vi phạm bản quyền thương hiệu khi thực hiện công việc chuyên môn.
C. Người được bảo hiểm tư vấn/cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bên thứ ba.
D. Bất khả kháng.

Câu hỏi 292: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không loại trừ:

Câu trả lời:


A. Khiếu nại đã được biết trước hoặc tình huống phát sinh khiếu nại đã được biết trước khi đơn
bảo hiểm có hiệu lực.
B. Hành vi bất cẩn của người được bảo hiểm khi thực hiện công việc chuyên môn cho bên
thứ ba.
C. Hành vi cố ý, lỗi cố ý của người được bảo hiểm khi thực hiện công việc chuyên môn cho bên
thứ ba.
D. Hành vi lừa đảo, hối lộ, không trung thực của người được bảo hiểm khi thực hiện công việc
chuyên môn cho bên thứ ba.

Câu hỏi 293: Bên thứ ba trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
là:

Câu trả lời:


A. Người được bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm.
D. Nhà dân cạnh công trình xây dựng được bảo hiểm

Câu hỏi 294: Trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kỹ sư, tư vấn xây dựng, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường:

Câu trả lời:


A. Tổn thất về tài sản và thương tật của người thứ ba ngoài phạm vi công trình do bị tai nạn bất
ngờ trong khi thi công công trình.
B. Tai nạn lao động của người lao động do bất cẩn trong khi thi công trên công trường.
C. Thiệt hại về tài sản của công trình do lỗi thiết kế của người được bảo hiểm.
D. Tổn thất tài sản do nguyên vật liệu kém chất lượng và tay nghề kém

Câu hỏi 295: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm,
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phát sinh khi:

Câu trả lời:


A. Người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường do có hành vi gây thiệt hại cho người
thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.
B. Người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường do có hành vi gây thiệt hại cho người
thứ ba
C. Doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường do có hành vi gây thiệt hại
cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.
D. A,B,C đúng
Câu hỏi 296: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong bảo hiểm trách nhiệm, doanh nghiệp
bảo hiểm không phải trả cho người được bảo hiểm khoản tiền nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường
cho người thứ ba
B. Chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba
C. Lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn
của doanh nghiệp bảo hiểm
D. Khoản thiệt hại do bên thứ ba gây ra cho bên mua bảo hiểm

Câu hỏi 297: Trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày, bệnh nhân X đang nằm nội trú
trong bệnh viện A đã bị thêm chấn thương gãy chân do chiếc giường bệnh lâu ngày bị mục
và sập/ gãy. Giả sử bệnh viện A mua đủ các loại bảo hiểm trách nhiệm. Việc xem xét bồi
thường thương tật phát sinh (gãy chân) của bệnh nhân nói trên do lỗi của bệnh viện gây ra
sẽ được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm nào:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng.
B. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
C. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề y (Medical Malpractice).
D. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm kỹ sư tư vấn thiết kế.

Câu hỏi 298: Nhà máy sản xuất ổ cắm điện và biến áp gia đình mua bảo hiểm trách nhiệm
công cộng và bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. Khách hàng A đến thăm phòng triển lãm
sản phẩm tại nhà máy. Trong quá trình xem hàng và thao tác trên sản phẩm, khách hàng
bị điện giật do sản phẩm bị rò điện. Trách nhiệm pháp lý phát sinh của nhà máy sản xuất
đối với khách hàng thuộc:

Câu trả lời:


A. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng.
B. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
C. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
D. Không thuộc hợp đồng bảo hiểm nào.

Câu hỏi 299: Theo sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kỹ sư tư vấn thiết kế xây
dựng, người được bảo hiểm có thể vừa là người tư vấn thiết kế vừa là người xây/lắp không:
Câu trả lời:
A. Có.
B. Không.

Câu hỏi 300: Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn, khi tổn
thất phát sinh do lỗi thiết kế, lỗi thi công được phát hiện sau thời điểm kết thúc thời hạn
bảo hiểm thì tổn thất đó có thuộc trách nhiệm bảo hiểm không:

Câu trả lời:


A. Có.
B. Không.

Câu hỏi 301: Chi phí/các khoản tiền nào sau đây không được doanh nghiệp bảo hiểm chi
trả theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kỹ sư, tư vấn, thiết kế:

Câu trả lời:


A. Chi phí dọn dẹp hiện trường của tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của người được bảo hiểm.
B. Án phí hoặc chi phí trọng tài để giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba của
người được bảo hiểm.
C. Tiền phạt vi phạm hành chính của tòa án đối với người được bảo hiểm.
D. B, C đúng.

Câu hỏi 302: Chọn phương án đúng nhất: Thuật ngữ "Sản Phẩm" trong bảo hiểm trách
nhiệm sản phẩm được hiểu là:

Câu trả lời:


A. Hàng hóa (bao gồm thùng/hộp chứa hàng, bao bì, hướng dẫn sử dụng) đã được bán, cung cấp
hoặc sửa chữa, thay thế, bảo hành bởi người được bảo hiểm.
B. Hàng hóa đã rời khỏi sự kiểm soát của người được bảo hiểm.
C. Hàng hóa trong phạm vi nhà xưởng của người được bảo hiểm.
D. A, B đúng.
E. A, C đúng.

Câu hỏi 303: Trường hợp nào sau đây thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm sản phẩm tiêu chuẩn:

Câu trả lời:


A. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm về việc đảm bảo sản phẩm hoạt động tốt và
không gây thiệt hại cho người sử dụng.
B. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với việc thu hồi sản phẩm bị lỗi mà người
được bảo hiểm cung cấp.
C. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với ô nhiễm môi trường do sản phẩm mà
người được bảo hiểm cung cấp bị lỗi gây ra.
D. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với thương tật thân thể và thiệt hại
tài sản bất ngờ phát sinh với người sử dụng sản phẩm do lỗi của sản phẩm mà người được
bảo hiểm cung cấp gây ra.

Câu hỏi 304: Công ty sản xuất thức ăn gia súc tham gia bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.
Trong thời hạn bảo hiểm có 4 vụ khiếu nại của khách hàng đối với người được bảo hiểm.
Khiếu nại nào sau đây có thể được doanh nghiệp bảo hiểm xem xét bồi thường theo hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm:

Câu trả lời:


A. Gia súc không chịu ăn thức ăn của công ty sản xuất.
B. Gia súc không tăng cân như thông báo của công ty sản xuất.
C. Hàm lượng protein trong bao thức ăn thấp hơn rất nhiều so với công thức được ghi trên bao
bì, tuy nhiên không gây bệnh tật cho gia súc.
D. Gia súc bị chết do trong bao thức ăn có sót lại một số mảnh phôi kim loại bén rơi ra từ
máy trộn thức ăn của công ty sản xuất.

BẢO HIỂM THIỆT HẠI

Câu hỏi 305: Chọn phương án sai về đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại:

Câu trả lời:


A. Bất kỳ lợi ích kinh tế mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất.
B. Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất.
C. Nghĩa vụ theo pháp luật mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất.
D. Trách nhiệm dân sự mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra tổn thất.

Câu hỏi 306: Theo quy tắc bảo hiểm "Gián đoạn kinh doanh" của Hiệp hội bảo hiểm
Vương quốc Anh (ABI), "Chi phí hoạt động gia tăng" trong hạng mục bảo hiểm tổn thất
lợi nhuận gộp là:

Câu trả lời:


A. Các chi phí phát sinh thêm được bảo hiểm theo một hạn mức riêng.
B. Các chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa hay hạn chế việc giảm doanh thu mà nếu
không có các chi phí này thì sự sụt giảm doanh thu có thể đã xảy ra trong thời hạn bồi thường do
hậu quả của thiệt hại.
C. Các chi phí này không vượt quá số tiền được tính toán bằng cách nhân tỷ lệ lợi nhuận gộp với
số sụt giảm doanh thu đã ngăn chặn được.
D. A, C đúng.
E. B, C đúng.

Câu hỏi 307: "Mức giảm doanh thu do hậu quả của thiệt hại gây ra" theo quy tắc bảo hiểm
Gián đoạn kinh doanh của Hiệp hội bảo hiểm Vương quốc Anh (ABI) được hiểu thế nào là
đúng:

Câu trả lời:


A. Mức giảm doanh thu do hậu quả của thiệt hại gây ra = Doanh thu tiêu chuẩn – Doanh thu thực
tế thực hiện tính đến thời điểm tổn thất.
B. Mức giảm doanh thu do hậu quả của thiệt hại gây ra = Doanh thu tiêu chuẩn – Doanh
thu thực tế thực hiện trong thời hạn bồi thường.
C. Mức giảm doanh thu do hậu quả của thiệt hại gây ra = Doanh thu kế hoạch năm tài chính –
Doanh thu thực tế thực hiện tính đến thời điểm tổn thất.

Câu hỏi 308: Theo quy tắc bảo hiểm "Gián đoạn kinh doanh" của Hiệp hội bảo hiểm
Vương quốc Anh (ABI), "Doanh thu tiêu chuẩn" là:

Câu trả lời:


A. Doanh thu của năm trước liền kề với năm bảo hiểm.
B. Doanh thu của 12 tháng ngay trước ngày xảy ra thiệt hại.
C. Doanh thu của giai đoạn tương ứng với thời hạn bồi thường trong 12 tháng ngay trước thời
điểm xảy ra thiệt hại.
D. Doanh thu của giai đoạn tương ứng với thời hạn bồi thường trong 12 tháng ngay trước
thời điểm xảy ra thiệt hại và được điều chỉnh để phản ánh những xu hướng, thay đổi trong
hoạt động kinh doanh trước hoặc sau khi xảy ra thiệt hại, hoặc ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh nếu không xảy ra thiệt hại.

Câu hỏi 309: Cách xác định lợi nhuận gộp theo Đơn bảo hiểm "Gián đoạn kinh doanh" của
Hiệp hội bảo hiểm Vương quốc Anh (ABI) nào sau đây không đúng:

Câu trả lời:


A. Lợi nhuận gộp là lợi nhuận ròng trước thuế cộng chi phí cố định.
B. Lợi nhuận gộp là lợi nhuận kinh doanh thuần sau thuế và chi phí cố định.
C. Lợi nhuận gộp được xác định bằng doanh thu trừ đi chi phí biến đổi và các chi phí cố định mà
người được bảo hiểm tự bảo hiểm.
D. Lợi nhuận gộp = (Doanh thu + Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ + Giá trị sản phẩm dở dang cuối
kỳ) – (Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Các khoản chi phí hoạt
động không được bảo hiểm).
Câu hỏi 310: Điều kiện để một tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường theo quy tắc bảo
hiểm "Gián đoạn kinh doanh" của Hiệp hội bảo hiểm Vương quốc Anh (ABI) là:

Câu trả lời:


A. Có thiệt hại xảy ra tại địa điểm bảo hiểm và trong thời hạn bảo hiểm đối với tài sản được bảo
hiểm dẫn đến tổn thất về kinh doanh cho người được bảo hiểm.
B. Tại thời điểm xảy ra tổn thất phải tồn tại một hợp đồng bảo hiểm tài sản đang có hiệu lực để
bảo hiểm cho tài sản của người được bảo hiểm và việc bồi thường đã được doanh nghiệp bảo
hiểm thực hiện hoặc trách nhiệm bồi thường đã được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận theo hợp
đồng bảo hiểm tài sản đó.
C. A, B đúng.

Câu hỏi 311: Thời hạn bồi thường theo Quy tắc bảo hiểm "Gián đoạn kinh doanh" của
Hiệp hội bảo hiểm Vương quốc Anh (ABI) là:

Câu trả lời:


A. 12 tháng trùng với thời hạn bảo hiểm.
B. 12 tháng theo thỏa thuận sau thời hạn bảo hiểm.
C. Là thời hạn bắt đầu kể từ thời điểm phát sinh thiệt hại trong thời hạn bảo hiểm và kéo dài cho
đến hết thời hạn bồi thường tối đa đã thỏa thuận.
D. Được bắt đầu từ khi thiệt hại vật chất xảy ra trong thời hạn bảo hiểm gây ra việc gián
đoạn kinh doanh và có thể kéo dài vượt quá thời hạn bảo hiểm tùy thuộc vào thời gian hồi
phục hoạt động kinh doanh nhưng không vượt quá thời hạn bồi thường tối đa.

Câu hỏi 312: Theo Quy tắc bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh của Hiệp hội bảo hiểm Vương
quốc Anh (ABI), các hạng mục nào sau đây có thể được bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Lợi nhuận ròng trước thuế.
B. Chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
C. Chi phí thuê văn phòng, điện, nước vẫn phát sinh sau khi xảy ra thiệt hại để duy trì hoạt động
sản xuất kinh doanh.
D. A, B đúng.
E. A, C đúng.

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM


Câu hỏi 313: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm là:

Câu trả lời:


A. Người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện tất cả các công việc liên quan đến
nghiệp vụ bảo hiểm.
B. Tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo
hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
C. Tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để
thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 314: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng nhất về điều
kiện đối với cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Thường trú tại Việt Nam; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm
phù hợp theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
B. Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp theo
quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
C. Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có
chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh
bảo hiểm
D. Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có bằng
đại học hoặc trên đại học; có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp theo quy định của pháp luật về
hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Câu hỏi 315: Chọn phương án đúng nhất về hoạt động đại lý bảo hiểm theo Luật Kinh
doanh bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Tư vấn sản phẩm bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu
thập hồ sơ để phục vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
B. Tư vấn sản phẩm bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo
hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu thập hồ sơ để phục
vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
C. Tư vấn sản phẩm bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo
hiểm; thu phí bảo hiểm; thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
D. Tư vấn sản phẩm bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo hiểm; thu
xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải quyết bồi thường, trả
tiền bảo hiểm.

Câu hỏi 316: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hoạt động đại lý bảo hiểm bao gồm hoạt
động nào sau đây:
Câu trả lời:
A. Tư vấn sản phẩm bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo
hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu thập hồ sơ để phục
vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
B. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm, giám định bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm.
C. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm, giải quyết bồi thường bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 317: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp
bảo hiểm ủy quyền thực hiện hoạt động nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản bảo hiểm cho phù hợp với tình hình thực tế của bên mua
bảo hiểm
B. Giảm phí bảo hiểm để khuyến khích bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm.
C. Giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm.
D. Giám định tổn thất.

Câu hỏi 318: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm được thực hiện các hoạt
động nào sau đây theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Tư vấn sản phẩm bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo
hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
B. Thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm ký kết hợp đồng với bên mua bảo hiểm.
C. A, B đúng.

Câu hỏi 319: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối tượng nào sau đây được ủy quyền cho
đại lý bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện các hoạt động đại lý bảo
hiểm:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
B. Doanh nghiệp bảo hiểm
C. Bên mua bảo hiểm
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 320: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hoạt động đại lý bảo hiểm là:
Câu trả lời:
A. Một hoặc một số hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm: tư vấn
sản phẩm bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo hiểm; thu xếp
việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải
quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
B. Một hoặc một số hoạt động theo ủy quyền của bên mua bảo hiểm, bao gồm: tư vấn sản phẩm
bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp
đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền
bảo hiểm.
C. A, B đúng

Câu hỏi 321: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây sai:

Câu trả lời:


A. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người
được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi
thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi
sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Hoạt động đại lý bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về
sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, và các
công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu
cầu của bên mua bảo hiểm.

Câu hỏi 322: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng đại lý bảo hiểm không bắt buộc
phải có nội dung nào dưới đây:

Câu trả lời:


A. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
B. Ký quỹ, tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm
C. Hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác (nếu
có); Thời hạn hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp
D. Phương thức giải quyết tranh chấp

Câu hỏi 323: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây sai khi nói về hoạt
động mà đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện:
Câu trả lời:
A. Giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm.
B. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Thu phí bảo hiểm.
D. Thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm

Câu hỏi 324: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phương án nào không phải là điều kiện
hoạt động của tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
B. Có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định
của pháp luật
C. Ký quỹ và thế chấp tài sản của đại lý bảo hiểm
D. Nhân sự của tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng quy định pháp luật

Câu hỏi 325: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không được ký kết
hợp đồng đại lý bảo hiểm với những đối tượng sau:

Câu trả lời:


A. Tổ chức, cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
B. Cá nhân đang chấp hành hình phạt tù
C. Tổ chức đang bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, đang bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc
đang bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 326: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng nhất:

Câu trả lời:


A. Tổ chức có quyền đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho mọi doanh nghiệp bảo hiểm
B. Cá nhân có quyền đồng thời làm đại lý cho mọi doanh nghiệp bảo hiểm
C. Cá nhân không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác
hoạt động trong cùng loại hình bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm mà cá nhân đó đang
làm đại lý
D. A, B đúng

Câu hỏi 327: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không được doanh nghiệp
bảo hiểm uỷ quyền tiến hành hoạt động nào dưới đây:
Câu trả lời:
A. Giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm.
B. Thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
C. Đánh giá rủi ro bảo hiểm.
D. Thu phí bảo hiểm.

Câu hỏi 206:Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không được ủy
quyền cho đại lý bảo hiểm thực hiện hoạt động nào dưới đây:

Câu trả lời:


A. Giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm.
B. Thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Thu phí bảo hiểm.
D. Thu xếp tái bảo hiểm.
Câu hỏi 328: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không được thực hiện hành
vi nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên
hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác.
B. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn
hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
C. Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 329: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không được tranh giành
khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách
hàng của:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác.
B. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô khác.
C. Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 330: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai:

Câu trả lời:


A. Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm; cung cấp các
thông tin về sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo
hiểm
B. Đại lý bảo hiểm có quyền khuyến mại khách hàng dưới hình thức như giảm phí bảo
hiểm, hoàn phí bảo hiểm
C. Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ tham dự các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức do doanh nghiệp
bảo hiểm tổ chức
D. Đại lý bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải
quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm

Câu hỏi 331: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không được thực hiện các
hành vi nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,
điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo
hiểm.
B. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
C. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên
hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 332: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây không đúng:

Câu trả lời:


A. Tổ chức không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu
không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà tổ chức đó đang làm đại lý.
B. Đại lý bảo hiểm có quyền hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác từ hoạt động
đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
C. Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ tham dự các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức do doanh nghiệp
bảo hiểm tổ chức.
D. Đại lý bảo hiểm có thể xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực
dưới mọi hình thức.

Câu hỏi 333: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là sai:

Câu trả lời:


A. Đại lý bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
B. Đại lý bảo hiểm không được tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo,
mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác.
C. Đại lý bảo hiểm có thể sử dụng hoa hồng bảo hiểm để giảm phí cho khách hàng
D. Đại lý bảo hiểm không được xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực
dưới mọi hình thức.
Câu hỏi 334: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai khi nói về nguyên
tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm, nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm chỉ
được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với những sản phẩm bảo hiểm đã được đào tạo.
B. Tổ chức không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu
không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà tổ chức đó đang làm đại lý.
C. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhưng không hoạt động đại lý bảo hiểm trong
thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới trước khi hoạt
động đại lý.
D. Đại lý bảo hiểm có thể sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản bảo hiểm cho phù hợp với
tình hình thực tế của khách hàng.

Câu hỏi 335: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hoa hồng đại lý bảo hiểm được trả cho đối
tượng nào dưới đây:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm.
B. Người thụ hưởng.
C. Đại lý bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 336: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm được hưởng hoa hồng bảo hiểm
B. Đại lý bảo hiểm được hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo
hiểm
C. Môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ
tài chính
D. B, C đúng
Câu hỏi 337: Chọn phương án sai:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
B. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
C. Người thụ hưởng được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm.
D. Đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm và được
hưởng hoa hồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.

Câu hỏi 338: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng:

Câu trả lời:


A. Hoa hồng đại lý bảo hiểm được thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm. Mức hoa hồng đại lý
bảo hiểm tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
B. Hoa hồng đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả có thể thấp hơn mức tối đa do Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định.
C. Ngoài mức hoa hồng đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm có
thể trả thêm hoa hồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo
hiểm.
D. A, B đúng.

Câu hỏi 339: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nội dung chủ yếu đào tạo chứng chỉ đại lý
bảo hiểm bao gồm:
Câu trả lời:
A. Kiến thức chung về bảo hiểm; Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
B. Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp đại lý bảo hiểm; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
bảo hiểm, đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm
C. Kỹ năng và thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
D. A, B, C đúng
Câu hỏi 340: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý bảo
hiểm nhưng không hoạt động đại lý bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liên tục, nếu muốn
tiếp tục hoạt động đại lý bảo hiểm thì:

Câu trả lời:


A. Không phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới
B. Phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới
C. Không phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới, tuy nhiên phải được doanh
nghiệp bảo hiểm đào tạo lại kiến thức về bảo hiểm

Câu hỏi 341: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý bảo
hiểm nhưng không hoạt động đại lý bảo hiểm trong thời hạn bao lâu phải thực hiện việc thi
chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới trước khi hoạt động đại lý?

Câu trả lời:


A. 6 tháng
B. 1 năm
C. 2 năm
D. 3 năm

Câu hỏi 342: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ quan, tổ chức nào sau đây có trách
nhiệm giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B. Bộ Công Thương
C. Bộ Tài chính
D. Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DNBH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ BH

Câu hỏi 343: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong hoạt động đại lý bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Tuyển dụng đại lý bảo hiểm và giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm, quyết định mức chi
trả hoa hồng đại lý bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không vượt quá mức tối đa
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
B. Không phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý thu xếp, giao kết trong trường
hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người được bảo hiểm.
C. Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm trong mọi trường hợp
D. Tuyển dụng đại lý bảo hiểm và giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm, chủ động quyết định mức
chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Câu hỏi 344: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền nào
trong hoạt động đại lý bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Quyết định mức chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không vượt
quá mức tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
B. Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm nếu có thỏa thuận trong
hợp đồng đại lý bảo hiểm
C. Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 345: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyết định mức chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm
B. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyết định mức chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng,
hỗ trợ đại lý bảo hiểm và quyền lợi khác trong hợp đồng đại lý bảo hiểm không vượt quá
mức tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
C. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyết định mức chi trả thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm
D. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyết định mức chi trả quyền lợi khác trong hợp đồng đại lý
bảo hiểm

Câu hỏi 346: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm
B. Chấp thuận mà không cần văn bản khi đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp mình đồng thời làm
đại lý cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác
C. Yêu cầu đại lý bảo hiểm phải có Hợp đồng bảo hiểm trước khi được trở thành đại lý chính
thức của doanh nghiệp bảo hiểm
D. A, B đúng

Câu hỏi 347: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

Câu trả lời:


A. Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm
B. Yêu cầu đại lý bảo hiểm phải có tài sản thế chấp
C. Chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do
đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết
D. A, C đúng

Câu hỏi 348: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm
hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo
hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết không?

Câu trả lời:


A. Có
B. Không

Câu hỏi 349: Chọn phương án đúng điền vào chỗ _______: "Theo Luật Kinh doanh bảo
hiểm, trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì _______ phải chịu trách nhiệm thực
hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao
kết".

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm
B. Đại lý bảo hiểm
C. Người mua bảo hiểm

Câu hỏi 350: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm
hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo
hiểm thì:

Câu trả lời:


A. Đại lý bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho bên mua bảo hiểm
B. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết
C. Đại lý bảo hiểm không chịu bất cứ trách nhiệm nào vì hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa
doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
D. B, C đúng

Câu hỏi 351: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ nào sau
đây trong hoạt động đại lý bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm, đánh giá chất lượng tư vấn, giới
thiệu sản phẩm bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo
hiểm
B. Trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách
nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm
thu xếp giao kết
C. A, B đúng

Câu hỏi 352: Theo pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đối tượng nào có nghĩa vụ
thanh toán hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm:
Câu trả lời:
A. Doanh nghiệp bảo hiểm
B. Bên mua bảo hiểm
C. A, B đúng
Câu hỏi 353: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

Câu trả lời:


A. Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã giao kết
B. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động đại lý bảo
hiểm
C. Báo cáo về việc đào tạo và sử dụng đại lý bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
D. A, B, C đúng

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐẠI LÝ BH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ


Câu hỏi 354: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Lựa chọn và giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo quy
định của pháp luật
B. Thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm
C. Giảm phí bảo hiểm cho các khách hàng thân thiết.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 355: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Được hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm
B. Tư vấn cho khách hàng huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực để ký hợp đồng bảo hiểm
mới
C. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
D. Mua chuộc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác

Câu hỏi 356: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
B. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các thông tin liên quan
đến hợp đồng bảo hiểm
C. Tiết lộ thông tin liên quan đến bên mua bảo hiểm cho bên thứ ba
D. Hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm

Câu hỏi 357: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có các quyền nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Lựa chọn và giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo
quy định của pháp luật.
B. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận
trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
C. Sửa đổi, bổ sung điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm theo ý kiến của bên mua bảo hiểm
D. A, B đúng

Câu hỏi 358: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng:

Câu trả lời:


A. Đại lý bảo hiểm có thể sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản bảo hiểm cho phù hợp với tình
hình thực tế của khách hàng.
B. Đại lý bảo hiểm có quyền lựa chọn và giao kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức
tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật.
C. Hoa hồng đại lý bảo hiểm được chi trả cho bên mua bảo hiểm và đại lý bảo hiểm
D. Hoa hồng đại lý bảo hiểm được chi trả cho bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm

Câu hỏi 359: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có thể lựa chọn và ký kết
hợp đồng đại lý bảo hiểm với:

Câu trả lời:


A. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định của pháp luật
B. Văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
C. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
D. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài

Câu hỏi 360: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng nhất:

Câu trả lời:


A. Đại lý bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài
sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm
B. Đại lý bảo hiểm là tổ chức có thể đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm
khác mà không cần sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp mà tổ chức đó đang làm đại lý
C. Đại lý bảo hiểm có thể chủ động giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc cung cấp các
quyền lợi nằm ngoài hợp đồng bảo hiểm để khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm
D. A, C đúng.

Câu hỏi 361: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phương án nào sau đây đúng:

Câu trả lời:


A. Đại lý bảo hiểm được hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý
bảo hiểm
B. Đại lý bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản
thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm
C. Đại lý bảo hiểm là người đại diện cho bên mua bảo hiểm
D. A, B đúng

Câu hỏi 362: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nội dung nào sau đây không thuộc quyền
của đại lý bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Thay mặt bên mua bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm
B. Được cung cấp thông tin và điều kiện cần thiết để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm
C. Hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác từ
hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm
D. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận
trong hợp đồng đại lý bảo hiểm

Câu hỏi 363: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không có quyền và nghĩa vụ
nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp
đồng đại lý bảo hiểm
B. Thực hiện cam kết trong hợp đồng bảo hiểm được ký giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm.
C. Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm; cung cấp các thông tin về sản phẩm bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm.
D. Thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Câu hỏi 364: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây không thuộc về
quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm:
Câu trả lời:
A. Đại lý bảo hiểm có quyền được hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo
hiểm và các quyền lợi khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý
bảo hiểm
B. Đại lý bảo hiểm có thể chủ động giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm để khuyến khích
khách hàng mua bảo hiểm
C. Đại lý bảo hiểm có quyền được cung cấp thông tin và điều kiện cần thiết để thực hiện hợp
đồng đại lý bảo hiểm
D. Đại lý bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm

Câu hỏi 365: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là sai về nghĩa vụ của
đại lý bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm
B. Cung cấp thông tin về sản phẩm bảo hiểm một cách đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm
C. Tự kê khai thông tin cho bên mua bảo hiểm mà không cần có sự đồng ý của bên mua
bảo hiểm
D. A, B đúng

Câu hỏi 366: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ nào sau
đây:

Câu trả lời:


A. Chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm
B. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
C. Chi trả hoa hồng đại lý bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm
D. A, B đúng

Câu hỏi 367:Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm
B. Giữ bí mật thông tin khách hàng
C. Có thể đem phí bảo hiểm đi đầu tư và trả một phần lãi cho doanh nghiệp bảo hiểm.
D. A, B đúng

Câu hỏi 368:Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm; cung cấp các thông tin về sản phẩm bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm.
B. Thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
C. Chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 369:Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Hưởng hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm
B. Cung cấp thông tin khách hàng cho bên thứ ba mà không cần sự chấp thuận của khách hàng
C. Không được tự ý kê khai thông tin cho bên mua bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên
mua bảo hiểm
D. A, B, C sai

Câu hỏi 370: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng:

Câu trả lời:


A. Đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm
B. Đại lý bảo hiểm được tự ý kê khai thông tin thay cho bên mua bảo hiểm
C. Đại lý bảo hiểm không có nghĩa vụ ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm
nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
D. A, B, C đúng

Câu hỏi 371: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Cung cấp các thông tin về sản phẩm bảo hiểm và giải thích rõ ràng, đầy đủ về quyền lợi bảo
hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
B. Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được
cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp
theo quy định của pháp luật
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu hỏi 372: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không có các nghĩa vụ nào
sau đây:

Câu trả lời:


A. Thực hiện cam kết trong hợp đồng bảo hiểm được ký giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm
B. Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu có thỏa thuận trong hợp đồng
đại lý bảo hiểm
C. Chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm
D. Tham dự các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức do doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức

Câu hỏi 373: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không có các nghĩa vụ nào
sau đây:

Câu trả lời:


A. Thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
B. Quyết định chi trả quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm
C. Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu có thỏa thuận trong hợp đồng
đại lý bảo hiểm
D. Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm; cung cấp các thông tin về sản phẩm bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DNBH ĐỐI VỚI BÊN MUA BẢO HIỂM

Câu hỏi 374: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
B. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc
giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
C. Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp
D. A, B đúng.

Câu hỏi 375: Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây:

Câu trả lời:


A. Bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm
để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
B. Bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được
bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
C. A, B đúng.
D. A, B sai.

Câu hỏi 376: Chọn phương án đúng về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
Câu trả lời:
A. Có quyền thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm.
B. Có trách nhiệm điền thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm.
C. Trực tiếp chi trả hoa hồng bảo hiểm cho người được bảo hiểm.
D. Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm theo quy định
tại Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Câu hỏi377:Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ:

Câu trả lời:


A. Có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin liên quan đến
việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
B. Có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Có nghĩa vụ giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều
khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 378: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về quyền của doanh
nghiệp bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết
và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
D. Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo
hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Câu hỏi 379: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai về quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định
của pháp luật.
B. Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người
được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc
nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra
C. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo
quy định của pháp luật.
D. Lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Câu hỏi 380: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai về quyền và nghĩa
vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp
không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp loại
trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
C. Doanh nghiệp bảo hiểm không được áp dụng loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc
chậm thông báo trong mọi trường hợp
D. A, B đúng.

Câu hỏi 381: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

Câu trả lời:


A. Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
B. Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
C. Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 382: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:

Câu trả lời:


A. Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
B. Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
C. A, B đúng.

Câu hỏi 383: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về nghĩa vụ của
doanh nghiệp bảo hiểm :

Câu trả lời:


A. Giải thích cho bên mua bảo hiểm về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên
mua bảo hiểm.
B. Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến giao kết hợp đồng
C. Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về
những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
D. A, B đúng.
E. A,C đúng.

Câu hỏi 384: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về nghĩa vụ của doanh
nghiệp bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được
bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
B. Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết
hợp đồng bảo hiểm.
C. Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của
bên mua bảo hiểm.
D. Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA BẢO HIỂM


Câu hỏi 385: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến
rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích
các điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
B. Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin
sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
C. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 386: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền:

Câu trả lời:


A. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
B. Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
C. Từ chối cung cấp thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
D. A, B đúng.
Câu hỏi 387: Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ:

Câu trả lời:


A. Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm liên
quan đến hợp đồng bảo hiểm.
B. Có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm
theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
C. Có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 338: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ:

Câu trả lời:


A. Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro trong quá
trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
B. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan.
C. Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
D. A, B đúng.

Câu hỏi 389: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về quyền của bên mua
bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm.
B. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy
chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.
C. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định
của pháp luật.
D. Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu
cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.

Câu hỏi 390:Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:

Câu trả lời:


A. Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi
ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm.
B. Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm.
C. Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.
D. A, B, C đúng.

Câu hỏi 391: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có nghĩa vụ:

Câu trả lời:


A. Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
B. Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu
của doanh nghiệp bảo hiểm.
C. Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi
ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện
hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
D. Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc đánh giá rủi ro được bảo hiểm.

Câu hỏi 392: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về nghĩa vụ của bên
mua bảo hiểm:

Câu trả lời:


A. Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.
B. Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu
của doanh nghiệp bảo hiểm.
C. Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh
nghiệp bảo hiểm.
D. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm có đủ năng lực tài chính để chi trả quyền lợi bảo hiểm

You might also like