You are on page 1of 14

CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN LUẬT THƯƠNG

MẠI QUỐC TẾ
Luật thương mại quốc tế (Trường Đại học Tài chính - Marketing)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)
CÁC CÂU NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
NHÓM 1
1. Mọi sự bảo hộ của nhà nước đối với một loại sản phẩm được sản xuất
trong nước đề bị coi là vi phạm chế độ NT (Chế độ đãi ngộ quốc gia)
SAI. Vì nếu nằm trong các trường hợp ngoài lệ của chế độ đãi ngộ quốc gia dưới
đây thì không được coi là bị vi phạm:
• Hàng hóa mua sắm phục vụ nhu cầu của Chính phủ;
• Hàng hóa thuộc diện được miễn trừ;
• Sử dụng các sản phẩm nội địa thay thế nhập khẩu trong thời hạn cho phép.
• Các ngoại lệ khác được quy định trong các hiệp định khác nhau như phân
biệt đối xử trong cấp hạn ngạch dệt may trong Hiệp định Dệt may…
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán trong đó các
bên chủ thể có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau là thành
viên của Điều ước quốc tế
SAI. Vì tùy vào các nguồn luật khác nhau mà hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
sẽ được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
• Theo Công ước La Haye (1964) và được ghi nhận trong Pháp lệnh trọng tài
Thương mại (2003), thì được coi là yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một
trong các nhân tố:
• Các bên chủ thể có trụ sở Thương mại tại các quốc gia khác nhau;
• Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới;
• Căn cứ để xác lập hợp đồng phát sinh ở nước ngoài.
• Theo Công ước viên (1980), yếu tố nước ngoài được xác định theo trụ sở
Thương mại của các bên chủ thể. Theo đó, được coi là yếu tố nước ngoài khi
các bên chủ thể hợp đồng có trụ sở Thương mại ở các quốc gia khác nhau.
• Theo Luật Thương mại (1977), hợp đồng mua bán với thương nhân nước
ngoài là khái niệm dùng để chỉ hợp đồng mua bán quốc tế. Nghĩa là, yếu tố
nước ngoài được xác định khi một bên chủ thể mang quốc tịch nước ngoài.
• Theo Luật Thương mại (2005), mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện
dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập
và chuyển khẩu (Khoản 1 Điều 27).
Do đó, theo mỗi nguồn luật khác nhau sẽ có những quy định về yếu tố nước ngoài
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khác nhau và các quy định trong văn
bản pháp luật đó chưa thống nhất với nhau.
3. Người vận tải phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất hàng hóa
trong quá trình xếp hàng lên tàu và dỡ hàng xuống tàu
SAI. Vì người vận tải không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm với những tổn thất của
hàng hóa nếu như:

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


• Trong trường hợp người vận tải chứng minh mình không có lỗi hoặc đã áp
dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa thiệt hại xảy ra. (Theo
Quy tắc Harmburg 1978)
• Và trong những trường hợp miễn trừ trách nhiệm của người vận tải theo
Điều 4 Công ước Brussels năm 1924 (Quy tắc Hague)
4. Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết theo các
điều kiện Incoterms không quy định nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa
thì nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa do người mua và người bán thỏa
thuận
SAI. Mặc dù, trong 11 điều kiện Incoterms thì có một số điều kiện có quy định về
vấn đề mua bảo hiểm, còn đa số các điều kiện khác thì không quy định về nghĩa vụ
mua bảo hiểm trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm hàng hóa
không phải do người mua và người bán thỏa thuận mà nó phụ thuộc vào thời điểm
chuyển giao rủi ro. Ai nhận rủi ro thì để hạn chế được rủi ro của mình thì người đó
sẽ tự mua bảo hiểm. Tuy nhiên lưu ý là sự thỏa thuận của các bên không được làm
sai lệch bản chất của Incoterms. Tức là theo nguyên tắc chung bên mua bảo hiểm
chính là bên phải gánh chịu rủi ro trong quá trình vận tải theo các điều kiện
Incoterms quy định.
Ví dụ 2: Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết theo điều kiện
giao hàng EXW Incoterms 2020, thời điểm chuyển giao rủi ro cho bên mua kể từ
khi người bán giao hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người
bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (như xưởng, nhà máy, kho hàng,…) và kể từ
thời điểm đó trở đi đã chuyển giao rủi ro cho người mua. Để hạn chế rủi ro thì bên
phía người mua sẽ tự mua bảo hiểm. Do đó, việc mua bảo hiểm này là do bên phía
người mua thỏa thuận với công ty bảo hiểm chứ không phải là thỏa thuận giữa
người mua và người bán hàng hóa.
Ví dụ: Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết theo điều kiện
giao hàng FAS Incoterms 2020, thời điểm chuyển giao rủi ro cho bên người mua
kể từ khi người bán giao hàng và hàng hóa được đặt dọc mạn tàu do người mua chỉ
định (ví dụ đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan) tại cảng xếp hàng chỉ định và kể từ
thời điểm đó trở đi rủi ro đã được chuyển giao cho người mua. Để hạn chế rủi ro
thì bên phía người mua sẽ tự mua bảo hiểm. Do đó, việc mua bảo hiểm này là do
bên phía người mua thỏa thuận với công ty bảo hiểm chứ không phải là thỏa thuận
giữa người mua và người bán hàng hóa.
5. Gần đây, Mỹ có chính sách áp dụng thuế cao đối với một số hàng hóa
nhập khẩu từ các nước: Trung Quốc, EU,…là vi phạm nguyên tắc thiết
lập một chế độ Thương mại không phân biệt đối xử của WTO.
ĐÚNG. Vì trong trường hợp này, Mỹ đã vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc và đãi
ngộ quốc gia. Tuy nhiên, cũng phải loại trừ các trường hợp như rơi vào một trong

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


những trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, còn lại
thì coi đó là vi phạm hai nguyên tắc này.
Bên cạnh đó, còn bởi vì việc xác định bán phá giá sẽ phải dựa vào các căn cứ sau
đây (Dựa vào khoản 1, điều 6, Hiệp định GATT 1994 và khoản 5, điều 3, hiệp định
ADA cho trường hợp này)
+ Biên độ phá giá >= 2%
+ Giá bán < 2%
+ Khối lượng nhập khẩu >= 3%
Trong khi đó, Hoa Kỳ áp dụng phương pháp quy về 0 để tính biên độ phá giá nên
sẽ gây bất lợi cho các quốc gia xuất khẩu.
NHÓM 2
1. Mọi sự ưu đãi trong TMQT của 1 quốc gia dành riêng cho một, một số
quốc gia khác đều bị coi là vi phạm chế độ tối huệ quốc (MFN).
SAI. Vì Mục đích của chế độ tối huệ quốc (MFN) là tạo cơ hội ngang nhau trong
thương mại, xóa bỏ mọi kỳ thị, phân biệt đối xử với các lý do khác nhau trong hoạt
động thương mại quốc tế, đồng thời củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác thương
mại giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc MFN có những trường hợp
ngoại lệ sau đây:
• Quốc gia được hưởng ưu đãi là thành viên của khu vực mậu dịch tự do (Free
Trade Area), hoặc liên minh thuế quan (Custom Union).
Ví dụ: Khu vực mậu dịch tự do: khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),
khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); Liên minh thuế quan: diễn đàn
hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Thị trường Châu Âu
(ECM),…
• Ưu đãi mà các quốc gia khác được hưởng là ưu đãi trong hoạt động mua bán
qua biên giới. Theo đó, các nước có biên giới liền kề có quyền dành cho
nhau những ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa hàng hóa qua biên
giới, mà các quốc gia khác không có quyền đòi hỏi.
• Không được hưởng ưu đãi vì lý do phòng ngừa chung. Theo đó, các nước có
quyền cấm nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm từ một nước, hoặc đến một nước
vì lý do bảo vệ sức khỏe con người, cây trồng, động vật, hoặc an ninh quốc
giá (điều 20 và 21 của GATT 1994).
• Chế độ có đi – có lại và chế độ báo phục quốc.
Do đó, nếu thuộc một trong những trường hợp ngoại lệ trên cho dù có sự ưu đãi
trong Thương mại quốc tế của một quốc gia dành riêng cho một, một số quốc gia
khác thì không bị coi là vi phạm chế độ tối huệ quốc (MFN)
Ví dụ: Thái Lan và Việt Nam cùng nằm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) do đó có quyền dành cho nhau những ưu đãi như bãi miễn thuế quan và
phi thuế quan để tạo điều kiện tự do hóa buôn bán một hoặc một số mặt hàng nào

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


đó. Và quyền lợi này không dành cho những nước không phải là thành viên trong
khu vực (ví dụ như Ấn Độ).
2. Nguyên tắc áp dụng Incoterms là các bên có thể thống nhất áp dụng đầy
đủ, hoặc một phần các nghĩa vụ theo quy định của điều kiện Incoterms.
ĐÚNG. Các bên có thể thỏa thuận áp đặt thêm hoặc bớt một phần nghĩa vụ và
trách nhiệm trong từng điều khoản Incoterms. Tuy nhiên điều này đi kèm với các
rủi ro đó là Incoterms không có hướng dẫn cụ thể trong các trường hợp này. Vì vậy
trong mọi trường hợp thêm bớt thì đều cần thoả thuận rõ trong hợp đồng. Thêm
vào đó theo nguyên tắc chung, việc thêm bớt các thoả thuận Incoterms không
được làm thay đổi bản chất của điều khoản Incoterms mà các bên đã thoả thuận
áp dụng. Nghĩa là các bên có thể thống nhất áp dụng đầy đủ, hoặc một phần các
nghĩa vụ theo quy định của điều kiện Incoterms.
Ví dụ 1: EXW: Giao hàng tại xưởng có nghĩa là hàng hóa được giao cho người
mua khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của
người bán hoặc tại một địa điểm được chỉ định (ví dụ nhà máy hoặc nhà kho,
xưởng, v.v…). Địa điểm được chỉ định này không nhất thiết phải là một cơ sở của
người bán. Khi giao hàng, người bán không có nghĩa vụ phải xếp hàng lên phương
tiện vận tải do người mua chỉ định tới lấy hàng, không phải làm thủ tục hải quan
xuất khẩu.
Ví dụ 2: FOB: Giao hàng lên tàu có nghĩa là người bán giao hàng lên con tàu do
người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua lại hàng hóa đã được giao
như vậy. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa
được xếp lên tàu, và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi. Ví dụ
3: CFR: Tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc
mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển
giao khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí và
cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định.
Ví dụ 4: CIF: Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí có nghĩa là người bán phải giao
hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng
hàng hóa chuyển giao khi hàng được giao lên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và
trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đến quy định. Người
bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của người
mua nếu mất mát hư hỏng hàng hóa.
3. Người vận tải thoát khỏi trách nhiệm đối với những hàng hóa bị tổn
thất trong quá trình vận tải biển nếu hàng hóa đã được mua bảo hiểm.
SAI. Vì quan hệ bảo hiểm là quan hệ giữa người mua bảo hiểm với các doanh
nghiệp bảo hiểm, do vậy bên vận chuyển sẽ không loại trừ trách nhiệm đối với
những hàng hóa bị tổn thất trong quá trình vận tải biển nếu hàng hóa đã được mua
bảo hiểm mà nó chỉ loại trừ trong trường hợp họ được miễn trách nhiệm theo Điều
4 Công ước Brussels 1924 và trong trường hợp họ chứng minh được mình không

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


có lỗi hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa thiệt hại (Theo
quy tắc Harmburg 1978) hoặc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì áp
dụng sự thỏa thuận đó.. Còn lại về mặt nguyên tắc thì họ vẫn không được loại trừ
trách nhiệm trong trường hợp mua bảo hiểm.
4. Chính phủ Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm
tôm và cá da trơn của Việt Nam trong những năm qua là vi phạm
nguyên tắc TMQT.
ĐÚNG. Vì việc xác định bán phá giá sẽ phải dựa vào các căn cứ sau đây (Dựa vào
khoản 1, điều 6, Hiệp định GATT 1994 và khoản 5, điều 3, hiệp định ADA cho
trường hợp này)
+ Biên độ phá giá >= 2%
+ Giá bán < 2%
+ Khối lượng nhập khẩu >= 3%
Trong khi đó, Hoa Kỳ áp dụng phương pháp quy về 0 để tính phá giá nên sẽ gây
bất lợi cho Việt Nam và đã bị khiếu kiện nhiều lần theo cơ chế tranh chấp giải
quyết WTO.
5. Chính phủ các quốc gia phát triển sử dụng hàng rào kỹ thuật (tiêu
chuẩn chất lượng; vệ sinh, an toàn thực phẩm;…) là vi phạm nguyên
tắc TMQT.
SAI. Vì Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) cho
phép các nước xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng song cũng như quy định
các tiêu chuẩn này phải có căn cứ khoa học. Các quy định về vệ sinh dịch tễ chỉ có
thể được áp dụng trong chừng mực cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con người và
các loài động thực vật. Chúng cũng không được gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện
hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có điều kiện giống hệt nhau hoặc tương tự như
nhau.
Các thành viên WTO được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn, định hướng hoặc
khuyến nghị quốc tế sẵn có. Tuy vậy, các nước vẫn có thể thông qua những biện
pháp sử dụng những tiêu chuẩn cao hơn nếu họ có cơ sở khoa học. Họ có thể xây
dựng những tiêu chuẩn khắt khe hơn dựa trên việc đánh giá hợp lý các rủi ro, với
điều kiện phương pháp tiến hành phải chặt chẽ và không tùy tiện. Trong chừng
mực nào đó, các nước này có thể áp dụng nguyên tắc “phòng ngừa”, cách tiếp cận
theo kiểu “an toàn là trên hết” trong trường hợp chưa có căn cứ khoa học chắc
chắn. Khoản 7 điều 5 Hiệp định SPS cho phép các nước đưa ra các biện pháp
“phòng ngừa” tạm thời.
- Hiệp định TBT (Hiệp định những rào cản kỹ thuật đối với thương mại) thừa
nhận quyền của các nước được đưa ra những chuẩn mực mà họ cho là thích
hợp để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người và động vật, để bảo tồn
các loài thực vật, bảo vệ môi trường hay các quyền lợi khác của người tiêu

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


dùng, v.v. Các nước thành viên của Hiệp định này không bị cấm thông qua
các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực này.
NHÓM 3
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ áp dụng Công ước Viên 1980 khi các
bên mua bán có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau là thành
viên của Công ước.
SAI. Vì Khi nói đến hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ áp dụng Công ước Viên khi
các bên mua bán là thành viên của Công ước thôi là không đúng. Vì trong trường
hợp này khả năng áp dụng như thế nào là do sự thỏa thuận của hai bên, và Công
ước Viên áp dụng trong trường hợp khi các quốc gia phải có trụ sở TM khác nhau
đều là thành viên của Công ước. Tuy nhiên còn phải căn cứ thêm vào điểm b,
khoản 1, Điều 1 của CISG 1980: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Khi
theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên
Công ước này.”. Vì vậy, khi các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp
dụng luật của một Quốc gia là thành viên của Công ước thì lúc này sẽ áp dụng Luật
quốc gia mà không áp dụng Công ước Viên trong trường hợp đó.
2. Nguyên tắc áp dụng Incoterms là các bên phải áp dụng đầy đủ các
nghĩa vụ theo điều kiện Incoterms mà các bên đã lựa chọn áp dụng.
SAI. Bởi vì về mặt nguyên tắc chung, các bên có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế
tăng hoặc giảm nhưng không làm thay thế hay ảnh hưởng đến các điều kiện giao
hàng Incoterms.
3. Người vận tải không phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư
hỏng hàng hóa trong vận tải biển.
SAI. Bởi vì theo các công ước khác nhau thì có những quy định khác nhau. Và
nhìn chung trách nhiệm này vẫn thuộc về phía bên vận tải, trừ các trường hợp miễn
trách nhiệm theo điều 4 Công ước Brussels năm 1924: - Do tàu ko đủ khả năng đi
biển trừ khi tình trạng đó do sự thiếu mẫn cần thích đáng của người vận tải. - Sự hư
hỏng mất mát của hàng hóa do các nguyên nhân sau: hành vi, sơ suất hay khuyết
điểm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hoặc người làm công của người vận tải
trong việc điều khiển hay quản trị tàu (Navigation and Management of Ship); cháy,
trừ khi do lỗi cố ý của người vận tải; những rủi ro, nguy hiểm hoặc tai nạn bất ngờ
trên biển, thiên tai, hành động chiến tranh, hành động cướp phá, thù địch; hành
động bắt giữ tịch thu của các nhà cầm quyền hay tòa án; hạn chế vi kiểm dịch: nếu
phát hiện thấy có vi trùng truyền nhiễm, dịch bệnh mà tàu bị chính quyền cảng bắt
phải ra ngoài khơi để loại trừ và thời gian chờ đợi làm tăng chi phí liên quan đến
miễn dịch, hành vi hay thiếu sót của chủ hàng, đại lý, hoặc đại diện của chủ hàng;
đình công, bãi công, cấm xưởng hay cản trở lao động bộ phận hoặc toàn bộ không
kể vì lý do gì; bạo động và nổi loạn; cửu hay mưu toan cửu sinh mạng hay tài sản
trên biển; hao hụt thể tích hay trọng lượng hay bất kỳ mất mát, hư hỏng nào khác

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


xảy ra do nội tỳ (Inherant Vice) hay bản chất hay khuyết tật của hàng hóa (Nature
of goods); bao bì không đầy đủ, thiếu sót hay sự không chính xác về ký, mã hiệu;
những ẩn tỷ (Latent Defect) của tàu không phát hiện được mặc dù đã có sự cần
mẫn thích đáng; mọi nguyên nhân khác không phải do lỗi lầm thực sự hay cố ý của
người vận tải, đại lý, người làm công cho người vận tải, trừ khi họ không chứng
minh được.
Theo quy tắc Hague và quy tắc Hague-Visby: Người vận tải có các trách nhiệm
sau: cung cấp con tàu có đủ khả năng đi biển, tiến hành việc bốc xếp, di chuyển,
bảo quản hàng hóa một cách cẩn thận và thích hợp, cung cấp vận đơn đường biển.
Trách nhiệm này phát sinh từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tại càng đi đến khi
hàng hóa được đỡ khỏi tàu tại cảng đến. Trong trường hợp hàng hóa bị tổn thất
trong quá trình vận tải mà giá trị hàng hóa không được kê khai trên vận đơn hay
chứng từ vận tải, người vận tải có trách nhiệm bồi thường theo quy định và trách
nhiệm chứng minh lỗi thuộc về chủ hàng.
Theo Quy tắc Harmburg 1978: Trách nhiệm của người vận tải được xác định
theo nguyên tắc “lỗi suy đoán " , theo đó người vận tải có lỗi nếu có mất mát, hư
hỏng hàng hóa hoặc giao hàng chậm , trừ khi họ chứng minh mình không có lỗi
hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết , hợp lý để ngăn ngừa thiệt hại xảy ra.
4. Các biện pháp chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ được các quốc gia nhập
khẩu áp dụng đều vi phạm các nguyên tắc chung của WTO về tự do hóa
thương mại.
SAI. Các biện pháp trên khi áp dụng đều có những tác động ngăn cản thương mại
quốc tế ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự tồn tại của các biện pháp này là cần
thiết và không đi ngược lại với các nguyên tắc cơ bản của WTO bởi vì:
Quyền tự do trong thương mại của các quốc gia chắc chắn cần phải được giới hạn
trong phạm vi không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể
khác. Vì vậy, việc tự do thương mại của các chủ thể không được làm ảnh hưởng
đến quyền được phát triển trong môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch của
chủ thể khác. Các biện pháp phá giá, trợ cấp, tự vệ trong nhiều trường hợp là công
cụ cho các quốc gia bóp méo trong thương mại quốc tế gây ảnh hưởng đến môi
trường cạnh tranh. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp trên là cần thiết. - Việc áp
dụng các biện pháp trên phải tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt và thủ tục chặt
chẽ để hạn chế các quốc gia lạm dụng các công cụ này.
5. Trách nhiệm xếp, dỡ (xếp hàng lên tàu và dỡ hàng xuống tàu) thuộc về
ai được xác định theo điều kiện Incoterms mà các bên thỏa thuận trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
SAI. Vì
• Nguyên tắc chung là trách nhiệm thuộc về bên vận tải (loại trừ những trường
hợp miễn trách nhiệm của người vận tải theo điều 4 của Công ước Brussels

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


năm 1924 và loại trừ họ chứng minh mình không có lỗi hoặc đã áp dụng các
biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa thiệt hại xảy ra).
• Và theo quy tắc Hague và quy tắc Hague-Visby: Người vận tải có các
trách nhiệm sau: cung cấp con tàu có đủ khả năng đi biển, tiến hành việc bốc
xếp, di chuyển, bảo quản hàng hóa một cách cẩn thận và thích hợp, cung cấp
vận đơn đường biển. Trách nhiệm này phát sinh từ khi hàng hóa được xếp
lên tàu tại càng đi đến khi hàng hóa được đỡ khỏi tàu tại cảng đến.
NHÓM 4
1. Thứ tự ưu tiên áp dụng các nguồn Luật thương mại quốc tế là: Điều
ước quốc tế; Luật quốc gia ; Tập quán thương mại quốc tế
SAI. Vì - Mỗi loại nguồn lực đều có những giá trị khác nhau tùy thuộc vào từng
quan hệ mà thứ tự ưu tiên khác nhau. Ví dụ: Công ước Viên sẽ áp dụng cho các
hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở Thương mại tại các quốc gia
khác nhau và khi các quốc gia này đều là thành viên của Công ước Viên. Vì vậy,
sự thỏa thuận áp dụng của mỗi quốc gia trong trường hợp này là không có giá trị.
2. Điều ước quốc tế chỉ trở thành nguồn của Luật TMQT khi các bên chủ
thể mang quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở các nước là thành viên của điều
ước.
SAI. Vì trong quan hệ thương mại quốc tế, các điều ước quốc tế được áp dụng trên
nguyên tắc: trong trường hợp các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế
không mang quốc tịch hoặc không có nơi cư trú ở các nước thành viên của một
điều ước quốc tế về thương mại thì các quy định trong điều ước này vẫn điều chỉnh
quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng các điều khoản của
điều ước quốc tế đó.
3. Nguyên tắc áp dụng Incoterms là các bên phải áp dụng đầy đủ các
nghĩa vụ theo điều kiện Incoterms mà các bên đã lựa chọn áp dụng.
SAI. Vì các bên có thể áp dụng đầy đủ hoặc 1 phần các nghĩa vụ, có thể tăng, giảm
hay bổ sung thay thế nhưng không làm thay đổi bản chất của Incoterms.
4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán trong đó các
bên chủ thể có trụ sở TM tại các QG khác nhau.
SAI. Vì tùy thuộc vào văn bản pháp luật/nguồn luật khác nhau mà khái niệm hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế được định nghĩa khác nhau:
Theo Công ước La Haye (1964) và được ghi nhận trong Pháp lệnh trọng tài TM
(2003), thì được coi là có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các nhân tố:
• Các bên chủ thể có trụ sở TM tại các quốc gia khác nhau; - Hàng hóa được
dịch chuyển qua biên giới;
• Căn cứ để xác lập hợp đồng phát sinh ở nước ngoài. Theo Công ước Viên
(1980), yếu tố nước ngoài được xác định theo trụ sở TM của các bên chủ
thể. Theo đó, được coi là có yếu tố nước ngoài khi các bên chủ thể hợp đồng
có trụ sở TM ở các quốc gia khác nhau.Theo Luật Thương mại (1997), hợp

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


đồng mua bán với thương nhân nước ngoài là khái dùng để chỉ hợp đồng
mua bán quốc tế. Nghĩa là, yếu tố nước ngoài được xác định khi một bên
chủ thể mang quốc tịch nước ngoài. Theo Luật Thương mại (2005), mua
bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu (khoản 1, Điều
27).
5. Hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ áp dụng Công ước Viên 1980 khi các
bên mua bán có trụ sở thương mại ở các QG khác nhau là thành viên
của Công ước.
SAI. Vì Hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ áp dụng Công ước Viên thôi là không
đúng. Vì trong trường hợp này khả năng áp dụng như thế nào là do sự thỏa thuận
của hai bên, và Công ước Viên chỉ áp dụng trong trường hợp khi các quốc gia phải
có trụ sở TM khác nhau đều là thành viên của Công ước. Tuy nhiên bên cạnh đó
còn phải căn cứ vào điểm b, khoản 1, Điều 1 của CISG 1980, khi các quy tắc của
tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một Quốc gia là thành viên
của Công ước thì lúc này sẽ áp dụng Luật quốc gia mà không áp dụng Công ước
Viên trong trường hợp đó.
6. Trách nhiệm xếp, dỡ (xếp hàng lên tàu và dỡ hàng xuống tàu) thuộc về
ai được xác định theo điều kiện Incoterms mà các bên thỏa thuận trong
hợp đồng mua bán.
SAI. Vì Theo công ước Brussels 1924 “ Người chuyên chở phải tiến hành 1 cách
thích hợp, cẩn thận việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc
và dở những hàng hóa được chuyên chở” nghĩa là nghĩa vụ của người chuyên chở
trong việc chăm sóc hàng hóa bao gồm nhiều khía cạnh từ việc bảo quản hàng hóa
khi được xếp xuống tàu và được tiến hành ở các giai đoạn chuyên chở hàng hóa.
Trong quá trình chuyên chở người chuyên chở phải bảo quản trông nom hàng hóa
một cách cẩn thận. Khoản 2 điều 3 của Công ước viên 1980 trên còn đề cập mọi
khía cạnh của sắp xếp hàng hóa bao gồm cả thời điểm bốc và dỡ hàng. Quy định
này đòi hỏi người giao hàng, người nhận hàng có cách thức thích hợp trong việc
bốc hàng, xếp hàng và dỡ hàng. Nếu hàng hóa bị hư hỏng do việc xếp hàng không
đúng kỹ thuật gây ra do các hầm hàng không đúng vệ sinh, không thích hợp cho
việc vận chuyển loại hàng có liên quan thì người chuyên chở phải bồi thường cho
chủ hàng.
NHÓM 5
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có
yếu tố nước ngoài. Trong đó, yếu tố nước ngoài được quy định trong các
văn bản pháp luật là chưa thống nhất với nhau.
ĐÚNG. Vì

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMB HH QT) là hợp đồng mua bán có
yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cách hiểu thống nhất về yếu tố
nước ngoài:
Theo CISG La Haye (1964) và được ghi nhận trong Pháp lệnh trọng tài thương
mại (2003), thì được coi là yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các nhân tố:
• Các bên chủ thể có trụ sở TM tại các quốc gia khác nhau.
• Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới
• Căn cứ để xác lập hợp đồng phát sinh ở nước ngoài.
Theo CISG (1980), yếu tố nước ngoài được xác định theo trụ sở TM của các bên
chủ thể. Theo đó được coi là yếu tố nước ngoài khi các bên chủ thể trong hợp đồng
có trụ sở TM ở các quốc gia khác nhau.
Theo Luật TM (1997), HĐMB với thương nhân nước ngoài là khái niệm dùng để
chỉ HĐMB HH QT. Nghĩa là, yếu tố nước ngoài được xác định khi một bên chủ
thể mang quốc tịch nước ngoài.
Theo K1, Đ27 Luật TM (2005), MB HH QT được thực hiện dưới các hình thức
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, xuất khẩu, nhập khẩu tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu là hình thức mua bán quốc
tế.
ĐÚNG. Vì Theo K1, Đ27 Luật TM (2005), MB HH QT được thực hiện dưới các
hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển
khẩu.
3. Nguyên tắc áp dụng Incoterms là nhất thiết phải áp dụng đầy đủ các
nghĩa vụ theo điều kiện Incoterms mà các bên đã lựa chọn áp dụng.
SAI. Vì Các bên có thể áp dụng đầy đủ hoặc 1 phần các nghĩa vụ, có thể tăng hoặc
giảm, có quyền được thay thế, sửa đổi, bổ sung nhưng không làm thay đổi bản chất
của hợp đồng.
4. Theo CISG (1980), chào hàng là 1 lời đề nghị ký kết hợp đồng được gửi
cho 1, hoặc 1 số bên xác định.
ĐÚNG. Vì Theo Đ14 CISG (1980), một đề nghị về việc giao kết hợp đồng được
gửi đến 1 hay nhiều người xác định sẽ cấu thành một chào hàng nếu nó đủ rõ ràng
và thể hiện ý định chịu sự ràng buộc của bên chào hàng trong trường hợp được
chấp nhận.
5. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm HĐMB HH QT được quy định
trong Luật TM Việt Nam (2005) và trong CISG (1980) là giống nhau.
SAI. Vì
Trong Luật TM Việt Nam (2005) quy định 7 chế tài trong thương mại (gọi là trách
nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại), gồm:
• Buộc thực hiện hợp đồng;
• Phạt phạm vi;

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


• Bồi thường thiệt hại;
• Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
• Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
• Hủy bỏ hợp đồng;
• Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận.
Còn trong CISG (1980) quy định 3 hình thức trách nhiệm khi xảy ra vi phạm hợp
đồng, gồm:
• Tiếp tục thực hiện hợp đồng;
• Bồi thường thiệt hại;
• Tuyên bố hủy hợp đồng.
Do đó, Các hình thức trách nhiệm do vi phạm HĐMB HH QT được quy định trong
Luật TM Việt Nam (2005) và trong CISG (1980) là khác nhau
6. Chính phủ các quốc gia phát triển sử dụng hàng rào kỹ thuật (tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,…) là vi phạm nguyên tắc
thương mại quốc tế.
SAI. Vì
• Hiệp định TBT (Hiệp định những rào cản kỹ thuật đối với thương mại) thừa
nhận quyền của các nước được đưa ra những chuẩn mực mà họ cho là thích
hợp để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người và động vật, để bảo tồn
các loài thực vật, bảo vệ môi trường hay các quyền lợi khác của người tiêu
dùng, v.v. Các nước thành viên của Hiệp định này không bị cấm thông qua
các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực này.
• Hiệp định SPS (Hiệp định các biện pháp kiểm dịch động thực vật) cho phép
các nước xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng song những tiêu chuẩn
này phải có căn cứ khoa học. Trong chừng mực nào đó, các nước này có thể
áp dụng “nguyên tắc phòng ngừa”, cách tiếp cận theo kiểu “an toàn là trên
hết” trong trường hợp không có căn cứ khoa học chắc chắn. K7, Đ5 Hiệp
định SPS cho phép các nước đưa ra các biện pháp “phòng ngừa” tạm thời.
NHÓM 6
1. Pháp luật quốc gia chỉ trở thành nguồn của luật thương mại quốc tế khi
không có điều ước quốc tế điều chỉnh; hoặc có nhưng không quy định
hoặc quy định không đầy đủ.
SAI. Vì vẫn còn những trường hợp áp dụng pháp luật quốc gia. Trường hợp 1, khi
các bên trong TMQT thoả thuận áp dụng luật quốc gia. Trường hợp 2, trường hợp
các bên không thoả thuận chọn pháp luật áp dụng nhưng các nguồn luật liên quan
có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật nào đó, thì pháp luật
được dẫn chiếu đến sẽ được đem đi áp dụng để điều chỉnh quan hệ thương mại
quốc tế.
• Các hệ luật sau sẽ được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến + Luật quốc tịch
của các bên chủ thể

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


+ Luật nơi cư trú của các bên chủ thể
+ Luật nơi có vật
+ Luật nơi ký kết hợp đồng
+ Luật nơi thực hiện hợp đồng.
2. Hợp đồng mua bán hàng hoá chỉ áp dụng Công ước viên 1980 khi các
bên mua bán có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau là thành
viên của Công ước.
SAI. Vì khi không phải là nước thành viên của Công ước viên 1980 vẫn có thể áp
dụng Công ước viên 1980 nếu 2 bên có sự thoả thuận áp dụng. Ngoài ra căn cứ vào
điểm b điều 1 khoản 1 CISG (1980) thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không
chỉ CISG khi các bên mua bán có trụ sở Thương mại tại các quốc gia khác nhau là
thành viên của CISG MÀ CÒN áp dụng trong trường hợp khi các quy tắc tư pháp
quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của 1 QG thành viên của công ước này.
3. Theo công ước viên 1980 hợp đồng có hiệu lực tại nơi và thời điểm chấp
nhận chào hàng vô điều kiện các nội dung của chào hàng được gửi đi.
SAI. Bởi vì nó còn phụ thuộc vào hình thức ký hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp.
Theo điều 23 Công ước viên 1980, thông thường nếu hợp đồng được ký kết trực
tiếp thì thời điểm hợp đồng được ký kết là thời điểm các bên cùng ký kết vào hợp
đồng; nếu hợp đồng được ký kết gián tiếp thì thời điểm nhận chào hàng vô điều
kiện có hiệu lực (theo Khoản 2 Điều 18 Công ước Viên 1980.
4. Người vận tải thoát khỏi trách nhiệm bồi thường đối với những hàng
hoá bị mất mát, hư hỏng xảy ra trong quá trình vận tải biển nếu chúng
được chủ hàng mua bảo hiểm.
SAI. Vì quan hệ bảo hiểm là quan hệ giữa người mua bảo hiểm với các doanh
nghiệp bảo hiểm, do vậy bên vận chuyển sẽ không loại trừ trách nhiệm đối với
những hàng hóa bị tổn thất trong quá trình vận tải biển nếu hàng hóa đã được mua
bảo hiểm mà nó chỉ loại trừ trong trường hợp họ được miễn trách nhiệm theo Điều
4 Công ước Brussels 1924 và trong trường hợp họ chứng minh được mình không
có lỗi hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn ngừa thiệt hại (Theo
quy tắc Harmburg 1978) hoặc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì áp
dụng sự thỏa thuận đó.. Còn lại về mặt nguyên tắc thì họ vẫn không được loại trừ
trách nhiệm trong trường hợp mua bảo hiểm.
5. Chính phủ Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm đông
lạnh được nhập khẩu từ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là vi phạm
quy định luật của luật thương mại quốc tế.
ĐÚNG. Vì việc xác định bán phá giá sẽ phải dựa vào các căn cứ sau đây (Dựa vào
khoản 1, điều 6, Hiệp định GATT 1994 và khoản 5, điều 3, hiệp định ADA cho
trường hợp này)
+ Biên độ phá giá >= 2%
+ Giá bán < 2%

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)


+ Khối lượng nhập khẩu >= 3% Trong khi đó, Hoa Kỳ áp dụng phương pháp
quy về 0 để tính biên độ phá giá nên sẽ gây bất lợi cho Việt Nam và đã bị
khiếu kiện nhiều lần theo cơ chế tranh chấp giải quyết WTO.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/luat-
thuong-mai-quoc-te/cac-cau-nhan-dinh-tmqt-ban-cua-thay/67219980?
origin=course-trending-3

Downloaded by Linh My (mylinh161103@gmail.com)

You might also like