You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK ĐỀ THI THỬ LẦN I

TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ VIỆT NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12
Thời gian làm bài : 50 phút
(Đề thi có 06 trang) (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 781

Kì thi.....................................................
Bài thi.....................................Ngày thi...../..../20......
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Câu 1. Bọ ngựa có hình thức hô hấp nào?


A. hô hấp bằng mang. B. Hô hấp bằng phổi.
C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 2. Một nghiên cứu được thực hiện để xác định khả năng quang hợp của một loài dương xỉ (Loài DX,
sống dưới tán rừng) và một loài cây bụi (Loài B, sống ngoài sáng) ở các cường độ ánh sáng (PAR) khác
nhau. Kết quả nghiên cứu được biểu diễn bằng đồ thị như hình bên.
Từ kết quả nghiên cứu, có bao nhiêu khẳng định sau đúng?
(1)Ở điều kiện ánh sáng yếu (dưới 200 đơn vị) loài DX quang
hợp tốt hơn loài B.
(2)Để đạt tốc độ quang hợp là cực đại, loài B cần cường độ
ánh sáng cao khoảng gấp 9 – 10 lần loài DX.
(3)Loài DX nhiều khả năng là thực vật ưa bóng, còn loài B là
thực vật ưa sáng.
(4)Nếu quần xã chứa 2 loài này diễn thế theo hướng tăng dần
sự có mặt của các loài cây gỗ, loài B sẽ chiếm ưu thế hơn so
với loài DX.
A. 4 B. 1. C. 2. D. 3.
1/6 - Mã đề 781
Câu 3. Cho sơ đồ phả hệ sau

Biết rằng hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên không cùng nằm trong một nhóm gen liên kết: bệnh hói
đầu do alen trội H nằm trên NST thường qui định, kiểu gen dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam, không
hói đầu ở người nữ và quần thể này ở trạng thái cân bằng với tỉ lệ người bị hói đầu là 20%. Xác suất để cặp
vợ chồng số 10 - 11 sinh ra một đứa con gái bình thường, không hói đầu, không mang alen gây bệnh là bao
nhiêu? A. 21/110 B. 3/110 C. 8/112 D. 1/340
Câu 4. Nai và bò rừng là hai loài ăn cỏ sống trong cùng một khu vực.Hình dưới mô tả những thay đổi về số
lượng cá thể trong quần thể của hai loài này trước và sau khi những con chó sói (loài ăn thịt)du nhập vào môi
trường sống của chúng.

Dựa trên các thông tin có trong đồ thị kể trên,trong số các phát biểu sau đây,phát biểu nào không chính xác?
A. Sau khi xuất hiện chó sói,lượng nai suy giảm làm giảm áp lực cạnh tranh lên quần thể bò rừng và làm
quần thể loại này tăng kích thước
B. Sự xuất hiện của chó sói có ảnh hưởng rõ rệt đến sự biến động kích thước quần thể nai
C. Trong giai đoạn không có chó sói,nai và bò rừng có mối quan hệ hỗ trợ nên số lượng cùng gia tăng
D. Khi không có sinh vật ăn thịt,tiềm năng sinh học của quần thể nại lớn hơn của bò nên kích thước quần
thể nai luôn cao hơn bò.
Câu 5. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp 2 cặp gen?
A. DDEE. B. DdEe. C. Ddee. D. DdEE.
Câu 6. Bản chất của mã di truyền là
A. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
B. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 7. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanin. Mạch 1 của gen
có số nucleotit loại adenine chiếm 30%, số nucleotit loại guanine chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số
ncleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là
A. A=450, T=150, G=150, X=750 B. A=450, T=150, G=750, X=150
C. A=750, T=150, G=150, X=150 D. A=150, T=450, G=750, X=150
Câu 8. Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc,
cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:
A. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. B. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa.
C. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa. D. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa.
Câu 9. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép
lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
A. 3/ 256. B. 81/256. C. 27/256. D. 1/16
Câu 10. Khi khảo sát một quần thể cá tại ba thời điểm,thu được tỉ lệ các nhóm tuổi như bảng bên.Có bao
nhiêu kết luận sau đây là đúng?

2/6 - Mã đề 781
Thời điểm I II III
Nhóm tuổi
Trước sinh sản 55% 42% 20%
Đang sinh sản 30% 43% 45%
Sau sinh sản 15% 15% 35%
(1).Tại thời điểm I quần thể có tháp tuổi dạng phát triển.
(2)Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải.
(3)Tại thời điểm I quần thể có thể bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh bắt
(4)Tại thời điểm III quần thể có nguy cơ suy giảm số lượng trong tương lai.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 11. Chuồn chuồn, ve sầu... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa
đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây?
A. Theo chu kỳ ngày đêm. B. Không theo chu kỳ.
C. Theo chu kỳ tháng. D. Theo chu kỳ mùa.
Câu 12. Ở một loài động vật có vú, tính trạng màu lông do tương tác giữa hai cặp gen A, a và B, b; tính
trạng chiều dài đuôi do cặp gen D, d quy định. Cặp A, a nằm trên NST thường, cặp B, b và D, d nằm trên
NST giới tính X và không có alen tương ứng trên Y. ơ thế hệ P, cho con đực lông đen, đuôi ngắn giao phối
với con cái lông đen, đuôi ngắn, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 37,5% con cái lông đen, đuôi ngắn : 12,5% con
cái lông vàng, đuôi ngắn : 3,75% con đực lông đen, đuôi ngắn : 16,25% con đực lông vàng, đuôi ngắn : 5%
con đực lông trắng, đuôi ngắn : 15% con đực lông đen, đuôi dài : 8,75% con đực lông vàng, đuôi dài : 1,25%
con đực lông trắng, đuôi dài. Có bao nhiêu phát biểu sau không đúng?
(1)Kiểu gen của P:
(2)Trong số các cá thể cái ở F1, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 2,5%.
(3)Tần số hoán vị gen là 30%.
(4)Nếu cho con cái ở P lai phân tích, thu được đời con (Fa), tỉ lệ KH con đực có lông vàng, đuôi ngắn là
22,5%.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 13. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu
trúc thay đổi
B. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau
C. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
Câu 14. Nhân tố sinh thái quan trọng thường xuyên làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh
thái là:
A. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người. B. Hoạt động mạnh mẽ của loài đặc trưng.
C. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. D. Sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, cháy rừng.
Câu 15. Hiện tượng minh họa cho quan hệ hỗ trợ cùng loài là
A. Tranh giành lãnh thổ hay đối tượng sinh sản B. Kí sinh cùng loài khi thức ăn khan hiếm
C. Ong, kiến, mối sống theo tập tính xã hội D. Cá ở nước ăn trứng đồng loại
Câu 16. Trường hợp nào sau đây đời con luôn có số loại kiểu gen bằng số loại kiểu hình?
A. Trội không hoàn toàn. B. Trội hoàn toàn.
C. Tương tác bổ sung. D. Tương tác cộng gộp.
Câu 17. Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong
A. tế bào chất của tế bào vi khuẩn. B. nhân tế bào tế bào vi khuẩn.
C. ti thể, lục lạp. D. nhân tế bào các loài sinh vật.
Câu 18. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen
B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ (P) lai với
nhau thu được F1 gồm 756 cây thân cao, hoa đỏ và 252 cây thân cao, hoa trắng. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên
thu được F2 có xuất hiện cây thân thấp, hoa trắng. Theo lí thuyết, ở F2 cây thân cao, hoa trắng có thể chiếm tỉ
lệ bao nhiêu trường hợp sau đây ? (1)1/4. (2)15/64. (3)1/8. (4)3/16.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi

3/6 - Mã đề 781
thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
A. Sâu ăn lá ngô. B. Cây ngô. C. Diều hâu. D. Rắn hổ mang.
Câu 20. Điều không đúng về thường biến là
A. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
B. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
C. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
D. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.
Câu 21. Một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen trước và sau một thời gian bị tác động bởi chọn lọc như sau:
Tần số kiểu gen AA Aa aa

Trước chọn lọc 0,36 0,48 0,16


Sau một thời gian bị tác động
0,36 0,6 0,04
chọn lọc
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(1)Trước khi chọn lọc, quần thể có tần số allen A = 0,4.
(2)Tần số allen A tăng lên sau khi khi bị tác động chọn lọc.
(3)Trong quần thể này chọn lọc tác động làm suy giảm các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.
(4)Khi quân thể bị giảm kích thước quá mức, nếu có các yếu tố ngẫu nhiên tác động mạnh sẽ làm giảm hoặc
biến mất một số alen dẫn đến làm nghèo nàn vốn gen của quần thể.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 22. Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do:
A. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân ly.
B. Sự tạo thành và thụ tinh giữa 2 giao tử 2n từ cơ thể lưỡng bội.
C. Sự thụ tinh của 2 giao tử 2n thuộc cá thể khác nhau.
D. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân ly.
Câu 23. Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai,
bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?
A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân
B. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.
C. Nhiệt độ thấp enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được
mêlanin làm lông đen.
D. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả
năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
Ab aB

Câu 24. Theo lý thuyết, phép lai P: Ab aB thu được đời F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 10

Câu 25. Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:

A. AA = aa = ; Aa = . B. AA = aa = ; Aa = .

C. AA = Aa = ; aa = . D. AA = Aa = ; aa = .
Câu 26. Để tạo ra động vật chuyển gen người ta đã tiến hành
A. Đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều
kiện cho gen đó được biểu hiện.
B. Đưa gen cần chuyền vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo đều kiện cho gen đó biểu hiện.
C. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân
non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.
D. Đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm(tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được
biểu hiện.

4/6 - Mã đề 781
Câu 27. Xét 1 đoạn nằm giữa vùng mã hóa của gen cấu trúc (A) ở vi khuẩn; đoạn này mang thông tin quy
định 5 amino acid và có trình tự như sau:
Mạch 1: 5' … ATG GTT GXX GGA TTA GGA XGG TGA GXX XAT … 3'.
Mạch 2: 3' … TAX XAA XGG XXT AAT XXT GXX AXT XGG GTA … 5'.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mạch 2 là mạch làm khuôn để tổng hợp mARN.
(2) Giả sử gen A bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotide ở đoạn nói trên làm hình thành alen a quy định tổng
hợp protein có chức năng khác với protein do gen A quy định thì cơ thể mang alen a có thể biểu hiện thành
thể đột biến.
(3) Nếu gen A bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotide dẫn tới đoạn gen nói trên mã hóa nhiều hơn 5 amino acid
thì đây có thể là đột biến thay thế cặp T - A bằng cặp X - G.
(4) Nếu gen A bị đột biến thêm 1 cặp G – X vào giữa đoạn nói trên và tạo thành alen a thì chuỗi polypeptide
do alen a mã hóa có thể sẽ có cấu trúc và chức năng bị thay đổi so với chuỗi polypeptide do gen A mã hóa.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacôit của lục lạp.
B. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước.
C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng quang năng thành hóa năng.
D. Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH.
Câu 29. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, hai cặp gen này nằm trên 1 NST liên kết
hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cây thân cao, hoa trắng chiếm 25%?
AB aB Ab aB Ab AB Ab aB
   
A. ab ab B. aB ab C. ab aB D. ab aB
Câu 30. Sơ đồ dưới đây thể hiện mô hình tương tác giữa các quần thể của một hệ sinh thái. Các chữ in hoa
kí hiệu cho các quần thể. Mũi tên hai đầu ( ) cho biết có sự tương tác trực tiếp giữa hai quần thể. Các
tương tác có thể có lợi (+), có hại (-) hoặc không lợi, không hại (0) đối với mỗi quần thể, được chỉ ra ở cuối
các mũi tên. Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?

(1) Khi quần thể A giảm kích thước thì kích thước quần thể B tăng, không dự đoán được sự thay đổi kích
thước của quần thể E.
(2) Khi quần thể D tăng kích thước thì chắc chắn kích thước quần thể G tăng và kích thước quần thể A giảm.
(3) Khi quần thể D tăng kích thước thì kích thước quần thể G và F đều có thể giảm.
(4) Có thể có 3 kiểu quan hệ đối kháng và 1 kiểu quan hệ hỗ trợ giữa các quần thể.
A. 3 B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 31. Ở 1 trang trại, các nhà khoa học có các giống ngô với các kiểu gen sau. Cho biết :
Gen A quy định hạt tròn, a hạt nhỏ,B quy định hạt đầy, b hạt lép, D quy định khả năng chống sâu bệnh, d
không có khả năng chống chịu sâu bệnh. Các alen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Trong số
các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
Giống số 1 2 3 4
Kiểu gen AABbDd AAbbDD aaBBdd Aabbdd
(1)Để tạo ưu thế lai cao nhất và sử dụng ở F2 nhà chọn giống cho lai giữa giống 2 và 3 với nhau.
(2)Trong số các giống trên giống 2 và giống 3 là giống có đặc tính di truyền ổn định nhất.
(3)Giả sử tính trạng hạt tròn, đầy và khả năng chống chịu sâu bệnh là tính trạng tốt các nhà chọn giống có
thể tiến hành nuôi cấy hạt phấn của giống I.
(4) Sau khi tạo ưu thế lai giữa giống 2 và giống 3 các nhà khoa học có thể nhân giống nhanh và tránh hiện
tượng thoái hóa giống ở F1 bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

5/6 - Mã đề 781
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 32. Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới:
A. Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể cao. B. Có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể cao.
C. Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể thấp. D. Có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể thấp.
Câu 33. Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
A. 3, 1, 2 B. 2, 3, 1 C. 2, 1, 3 D. 1, 2, 3
Câu 34. Chỉ số nào sau đây phản ánh mật độ của quần thể?
A. Tỉ lệ các nhóm tuổi. B. Tổng số cá thể/diện tích môi trường.
C. Lượng cá thể được sinh ra. D. Tỉ lệ đực/cái.
Câu 35. Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần
thể là:
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Di nhập gen.
C. Đột biến gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 36. Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 35 cá thể. Nếu không xảy ra di cư, nhập cư thì
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1)Một quần thể của loài này có 120 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 90 cá thể bị chết. Một thời
gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.
(2)Một quần thể của loài này chỉ có 25 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì quần thể sẽ tăng
trưởng và mật độ cá thể sẽ tăng lên.
(3)Một quần thể của loài này có 55 cá thể. Nếu môi trường được bổ sung thêm nguồn sống thì sẽ tăng kích
thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.
(4)Một quần thể của loài này có 200 cá thể. Nếu xuất hiện các loài ăn thịt sử dụng các cá thể của quần thể
làm thức ăn thì thường sẽ làm tuyệt diệt quần thể.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 37. Trong các quá trình sau đây ở tế bào nhân thực, quá trình nào chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Nhân đôi ADN. B. Dịch mã tổng hợp protein.
C. Phiên mã tổng hợp mARN. D. Phiên mã tổng hợp tARN.
Câu 38. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, Dd và EE nằm trên 4 cặp NST,
trong đó alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định nhiều
cành trội hoàn toàn so với alen b quy định ít cành, alen D quy định quả to trội hoàn toàn so với d quy định
quả nhỏ, E quy định là màu xanh. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài
đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Biết khi trong kiểu gen có 1 alen trội đều cho kiểu
hình giống với kiểu gen có nhiều alen trội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 27 kiểu gen.
(2) Có 24 kiểu gen quy định kiểu hình cây thân thấp, nhiều cành, quả to, lá xanh.
(3) Loại kiểu hình có 4 tính trạng trội do 52 kiểu gen quy định.
(4) Có tối đa 162 kiểu gen về cả 4 tính trạng trên.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 39. Hệ sinh thái nào sau đây có sức sản xuất thấp nhất:
A. Hệ Cửa sông. B. Rừng lá kim phương Bắc.
C. Đồng cỏ nhiệt đới. D. Vùng nước khơi đại dương.
Câu 40. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, đột biến xảy ra tại vị trí nào sau
đây của operon làm quá trình phiên mã của các gen cấu trúc Z, Y,A có thể diễn ra ngay cả khi môi trường
không có lactôzơ?
A. Gen cấu trúc Y. B. Gen cấu trúc A. C. Vùng vận hành. D. Vùng khởi động.

------ HẾT ------

6/6 - Mã đề 781

You might also like