You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN SINH HỌC 10

A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điền vào chỗ trống: “Thông tin giữa các tb là … từ tb này sang tb khác thông qua
phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định”.
A. sự truyền tín hiệu. B. sự truyền kháng thể.
C. sự truyền dữ liệu. D. sự truyền hormone.
Câu 2: Điền vào chỗ trống: “Thông tin giữa các tb là sự truyền tín hiệu
từ tb này sang tb khác thông qua … để tạo ra các đáp ứng nhất định”.
A. kênh nối giữa các tb. B. phân tử tín hiệu.
C. các tb máu. D. dòng máu tuần hoàn.
Câu 3: Điền vào chỗ trống: “Thông tin giữa các tb là sự truyền tín hiệu
từ tb này sang tb khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra …”.
A. các xung điện dẫn truyền. B. các đáp ứng cảm giác.
C. các đáp ứng nhất định. D. các xung động tb.
Câu 4: Đâu không phải là kiểu truyền thông tin giữa các tb ở gần?
A. Tiếp xúc trực tiếp. B. Qua mối nối giữa các tb.
C. Truyền tin cục bộ. D. Vận chuyển thông tin nhờ hệ tuần hoàn.
Câu 5: Đâu là kiểu truyền thông tin giữa các tb ở xa?
A. Tiếp xúc trực tiếp. B. Qua mối nối giữa các tb.
C. Truyền tin cục bộ. D. Vận chuyển thông tin nhờ hệ tuần hoàn.
Câu 6: Xác định kiểu truyền thông tin giữa các tb trong
trường hợp sau đây: “Các yếu tố sinh trưởng được tiết ra
kích thích sự sinh trưởng của các tb liền kề”?
A. Tiếp xúc trực tiếp. B. Qua mối nối giữa các tb.
C. Truyền tin cục bộ. D. Vận chuyển thông tin nhờ
hệ tuần hoàn.

Câu 7: Xác định kiểu truyền thông tin giữa các tb trong
trường hợp sau đây: “Các phân tử hoà tan trong bào tương
được vận chuyển qua cầu sinh chất giữa hai tb thực vật”.
A. Tiếp xúc trực tiếp. B. Qua mối nối giữa các tb.
C. Truyền tin cục bộ. D. Vận chuyển thông tin
nhờ hệ tuần hoàn.

Câu 8: Xác định kiểu truyền thông tin giữa


các tb trong trường hợp sau đây: “Tiếp xúc
giữa kháng nguyên và kháng thể”.
A. Tiếp xúc trực tiếp.
B. Qua mối nối giữa các tb C. Truyền tin cục
bộ.
D. Vận chuyển thông tin nhờ hệ tuần hoàn.

Câu 9: Xác định kiểu truyền thông tin giữa các tb trong
trường hợp sau đây: “Tuyến yên sản xuất hormone sinh
trưởng, hormone này đến kích thích sự phân chia và kéo dài
tb xương, giúp phát triển xương”.
A. Tiếp xúc trực tiếp.
B. Qua mối nối giữa các tb.
C. Truyền tin cục bộ.
D. Vận chuyển thông tin nhờ hệ tuần hoàn.
Câu 10: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của sự truyền thông tin giữa các tb?
A. Điều hoà, phối hợp các hoạt động giữa các tb.
B. Giúp các tb đáp ứng lại các kích thích từ môi trường.
C. Giúp các tb chết có lập trình và kiểm soát phân chia tb mới phù hợp.
D. Chứng tỏ mọi tb đều độc lập về mặt nhận thức thông tin.
Câu 11: Khi nhận được tín hiệu từ tb khác, đâu không phải là một đáp ứng đúng của tb
đích?
A. Phân chia. B. Biệt hoá.
C. Chết có chương trình. D. Phân chia không kiểm soát.
Câu 12: Hormone nào sau đây làm giảm lượng đường huyết?
A. Inulin. B. Insulin.
C. Glucagon. D. Stomatostatin.
Câu 13: Hormone nào sau đây của tuyến tuỵ làm tăng lượng đường huyết?
A. Glucagon. B. Glucose. C. Galactose. D. Glycerol.
Câu 14: Tuyến tuỵ tiết ra glucagon để gửi tín hiệu báo động đường huyết hạ thấp đến cơ
quan nào, để cơ quan đó làm tăng lại lượng đường huyết?
A. Não. B. Gan. C. Thận. D. Cơ.

Câu 19: Quá trình truyền thông tin giữa các tb gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 20: Giai đoạn (1) trong quá trình truyền thông tin giữa các tb là gì?
A. Giai đoạn đáp ứng. B. Giai đoạn khởi đầu.
C. Giai đoạn tiếp nhận. D. Giai đoạn truyền tin.
Câu 21: Giai đoạn (2) trong quá trình truyền thông tin giữa các tb là gì?
A. Giai đoạn đáp ứng. B. Giai đoạn khởi đầu.
C. Giai đoạn xử lý. D. Giai đoạn truyền tin.
Câu 22: Giai đoạn (3) trong quá trình truyền thông tin giữa các tb là gì?
A. Giai đoạn đáp ứng. B. Giai đoạn khởi đầu.
C. Giai đoạn phân chia. D. Giai đoạn truyền tin.
Câu 23: Đâu không phải là một trong ba giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các
tb?
A. Giai đoạn đáp ứng. B. Giai đoạn tiếp nhận. C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai
đoạn truyền tin.
Câu 24: Mô tả sau đây phù hợp với giai đoạn nào của quá trình truyền thông tin giữa các
tb: “Là giai đoạn tb đích phát hiện ra phân tử tín hiệu từ bên ngoài tb”?
A. Giai đoạn đáp ứng. B. Giai đoạn tiếp nhận.
C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn truyền tin.
Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào
B. Chu kì tế bào gồm kỳ trung gian và pha M
C. Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST
D. Chu kì tb của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau
Câu 2: Chu kì tb bao gồm các pha theo trình tự là:
A. G1, G2, S, pha M
B. G1, S, G2, pha M.
C. S, G1, G2, pha M.
D. G2, G1, S, pha M
Câu 3: Trong 1 chu kì tế bào, kỳ trung gian được chia làm:
A. 1 pha B. 3 pha C. 2 pha D. 4 pha
Câu 4: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu
kì tb là:
A. G1, S, G2 B. G2, G2, S
C. S, G2, G1 D. S, G1, G2
Câu 5: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là:
A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối.
Câu 6: Trong chu kì tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với
nhau là:
A. Phân chia nhân và phân chia tế bào chất B. Nhân đôi và phân chia NST
C. Nguyên phân và giảm phân D. Nhân đôi NST và tổng hợp các chất
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?
A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.
B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.
C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.
D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.
Câu 8: Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có đặc điểm như thế nào?
A. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền giống nhau.
B. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có vật chất di truyền khác nhau.
C. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào phức tạp hơn.
D. Các tế bào mới được tạo ra sau chu kì tế bào có cấu trúc tế bào đơn giản hơn.
Câu 9: Đối với sinh vật đa bào sinh sản hữu tính, chu kì tế bào không vai trò nào sau đây?
A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể.
C. Tạo ra các tế bào mới giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.
D. Tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào già hay bị tổn thương.
Câu 10: Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?
A. Pha M.
B. Pha G1.
C. Pha S.
D. Pha G2.
Câu 11: Cho các pha sau:
(1) Pha S.
(2) Pha M.
(3) Pha G1.
(4) Pha G2.
Trình tự các pha diễn ra trong kì trung gian của tế bào sinh vật nhân thực là
A. (1) → (3) → (4).
B. (2) → (3) → (4).
C. (3) → (4) → (2).
D. (3) → (1) → (4).
Câu 12: Sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể diễn ra ở
A. pha G2.
B. pha S.
C. pha G2.
D. pha M.
Câu 13: Trình tự các kì diễn ra trong pha phân chia tế bào (pha M) của chu kì tế bào là
A. kì sau → kì đầu → kì giữa → kì cuối.
B. kì giữa → kì đầu → kì sau → kì cuối.
C. kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.
D. kì đầu → kì sau → kì giữa → kì cuối.
Câu 14: Vai trò của quá trình phân chia nhân trong pha M là
A. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.
B. phân chia nhiễm sắc thể của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con.
C. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần giống nhau cho 2 tế bào con.
D. phân chia tế bào chất của tế bào mẹ thành 2 phần khác nhau cho 2 tế bào con.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(1) Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai
tế bào con.
(2) Chu kì tế bào của sinh vật nhân thực dài hơn và phức tạp hơn so với chu kì tế bào của
sinh vật nhân sơ.
(3) Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là giống nhau giữa các loại tế bào
của cùng một cơ thể.
(4) Trong chu kì tế bào, vật chất di truyền được nhân đôi sau đó được phân chia đồng đều
cho các tế bào con.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về chu kì tế bào là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Số điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào của sinh vật nhân thực là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là
A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào.
B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào.
C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào.
D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào.
Câu 14: Hoạt động nào sau đây không thể diễn ra nếu điểm kiểm soát G1 phát hiện các sai
hỏng?
A. Chu kì tế bào bị dừng lại.
B. Tế bào tiến vào pha S.
C. Tế bào tiến vào pha G0.
D. Tế bào tiến thẳng vào pha M.
Câu 15: Ung thư là
A. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào nhưng không có
khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
B. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào nhưng không có khả
năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
C. một nhóm bệnh liên quan đến sự giảm sinh sản bất thường của tế bào với khả năng di
căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
D. một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và
xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Câu 16: Khối u lành tính khác với khối ác tính ở điểm là
A. có khả năng tăng sinh không giới hạn.
B. chỉ định vị ở một vị trí nhất định trong cơ thể.
C. có khả năng tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến vị trí mới.
D. có cơ chế kiểm soát chu kì tế bào không hoạt động hoặc hoạt động bất thường.
Câu 17: Các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam gồm
A. ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.
B. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng.
C. ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư hậu môn.
D. ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến nước bọt, ung thư phổi.
Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây không được sử dụng để giải thích cho hiện tượng tỉ lệ
người mắc bệnh ung thư ngày càng gia tăng?
A. Tuổi thọ của con người ngày càng được gia tăng.
B. Ô nhiễm môi trường sống ngày càng nặng nề.
C. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh.
D. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ngày càng phổ biến.
Câu 19: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để chữa trị ung thư?
A. Phẫu thuật cắt bỏ khối u.
B. Chiếu xạ hoặc dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào khối u.
C. Sử dụng liệu pháp miễn dịch tăng cường khả năng đề kháng.
D. Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tế bào khối u.
Câu 20: Cho các biện pháp sau:
(1) Không hút thuốc lá
(2) Tập thể dục thường xuyên
(3) Hạn chế ăn thức ăn nhanh
(4) Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
(5) Khám sàng lọc định kì
Số biện pháp có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
BÀI 19: QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO
Câu 1: Trong cơ thể đa bào nhân thực, quá trình nguyên phân không diễn ra ở loại tế bào
nào sau đây?
A. Tế bào hợp tử.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh dục chín.
D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 2: Quá trình nguyên phân gồm
A. 3 kì.
B. 4 kì.
C. 5 kì.
D. 6 kì.
Câu 3: Tại sao có thể quan sát hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể rõ nhất ở kì giữa của
quá trình nguyên phân?
A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.
B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.
C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi xong.
D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li xong.
Câu 4: Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về
2 cực của tế bào ở
A. kì đầu.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì cuối.
Câu 5: Trong quá trình nguyên phân, NST tồn tại ở trạng thái kép ở những kì nào sau
đây?
A. kì đầu và kì giữa.
B. kì giữa và kì sau.
C. kì sau và kì cuối.
D. kì đầu và kì cuối.
Câu 6: Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là
do
A. tế bào động vật có kích thước nhỏ.
B. tế bào động vật có nhiều lysosome.
C. tế bào thực vật có thành cellulose.
D. tế bào thực vật có không bào lớn.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phân chia nhân và phân chia tế bào
chất trong nguyên phân?
A. Nhân và tế bào chất đều được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
B. Nhân và tế bào chất đều không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
C. Nhân được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất không được
phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
D. Nhân không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất được
phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
Câu 8: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau
đây?
A. Tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.
B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
Câu 9: Hiện tượng các nhiễm sắc thể dãn xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau
đây?
A. Tạo thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể.
B. Tạothuận lợi cho sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
Câu 10: Nguyên phân không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp cơ thể đa bào lớn lên.
B. Giúp thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận.
C. Giúp gia tăng số lượng cá thể của quần thể đơn bào.
D. Giúp tạo ra sự đa dạng di truyền của các loài sinh sản hữu tính.
Câu 11: Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào sinh dục sơ khai.
C. Tế bào sinh dục chín.
D. Tế bào giao tử.
Câu 12: Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân:
(1) Giảm phân có 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
(2) Giảm phân có 2 lần phân chia nhiễm sắc thể.
(3) Giảm phân I là giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng nhiễm sắc thể ở các
tế bào con.
(4) Giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế
bào mẹ.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân:
(1) Ở kì giữa I và kì giữa II, NST đều xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
(2) Ở kì đầu II có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương
đồng.
(3) Nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào diễn ra ở
kì sau I.
(4) Sau khi kết thúc giảm phân I, nhiễm sắc thể nhân đôi trong kì trung gian trước khi
bước vào giảm phân II.
Số phát biểu đúng là
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 14: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là
A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C. có sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
D. có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
Câu 15: Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào ở
A. kì giữa I và kì sau I.
B. kì giữa II và kì sau II.
C. kì giữa I và kì giữa II.
D. kì đầu I và kì giữa II.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình nguyên
phân?
A. Có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng.
B. Có sự co xoắn và dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
C. Có sự phân li của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.
D. Có sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 17: Cho các vai trò sau:
(1) Tạo nên sự đa dạng di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
(2) Kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST đặc trưng ở các loài sinh sản hữu tính.
(3) Giúp các cơ quan sinh trưởng và phát triển.
(4) Giúp cơ thể tăng kích thước và khối lượng.
Số vai trò của giảm phân là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Cho các yếu tố sau:
(1) Sóng điện thoại di động.
(2) Chất dioxin.
(3) Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm.
(4) Bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân tạo giao tử ở nam giới là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19: Ở lúa nước 2n = 24, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên
phân là
A. 72.
B. 12.
C. 24.
D. 48.
Câu 20: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I. Số chromatid đếm
được trong trường hợp này là
A. 40.
B. 80.
C. 120.
D. 160.
BÀI 21: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Câu 1: Công nghệ tế bào là
A. quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi
trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
B. quy trình chuyển gen từ tế bào của loài này sang tế bào của loài khác nhằm tạo ra giống
mới có năng suất cao, chất lượng tốt.
C. quy trình tạo ra giống mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất bằng cách gây đột biến các
giống sẵn có.
D. quy trình tạo ra thế hệ con có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu vượt trội hơn hẳn
thế hệ bố mẹ.
Câu 2: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây?
A. Tính đặc thù của các tế bào.
B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử.
C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực.
D. Tính toàn năng của các tế bào.
Câu 3: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?
A. Biệt hóa và phản biệt hóa.
B. Nguyên phân liên tục.
C. Duy trì sự sống vĩnh viễn.
D. Giảm phân liên tục.
Câu 4: Nhân tố nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều khiển sự biệt hóa bằng
thành phần môi trường?
A. Hàm lượng nitrogen.
B. Hormone sinh trưởng.
C. Enzyme chuyển hóa.
D. Hàm lượng carbohydrate.
Câu 5: Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc
tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Dung hợp tế bào trần.
B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy mô tế bào.
D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 6: Cho các phát biểu sau đây:
(1) Các cây con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(2) Các cây con được tạo ra có vật chất di truyền trong nhân giống cây mẹ.
(3) Các cây con được tạo ra có năng suất và chất lượng cao vượt trội so với cây mẹ.
(4) Các cây con được tạo ra luôn có năng suất và chất lượng giống nhau.
Số phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Cho các bước thực hiện sau đây:
(1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo.
(2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm.
(3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non.
(4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.
Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (3) → (1) → (4) → (2).
C. (3) → (1) → (2) → (4).
D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 8: So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
có ưu điểm nào sau đây?
A. Tiến hành dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhân giống.
B. Tiến hành trong môi trường tự nhiên, không tốn công sức.
C. Tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.
D. Tạo ra cây giống thích nghi với nhiều điều kiện môi trường.
Câu 10: Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây?
A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi.
B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi.
C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi.
D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần.
Câu 11: Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính không có đặc điểm
nào sau đây?
A. Có tuổi thọ ngắn hơn các cá thể cùng loài được sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
B. Được sinh ra từ tế bào soma, không cần có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
C. Mang các đặc điểm di truyền giống hệt cá thể cừu mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
D. Có giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung của con cừu cái như các cá thể cùng loài.
Câu 12: Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây?
A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người.
C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa.
Câu 13: Cấy truyền phôi ở động vật là
A. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào cùng một loại
môi trường nhân tạo để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
B. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của
các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene giống nhau.
C. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào các loại môi
trường nhân tạo khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.
D. kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của
các con cái khác nhau để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gene khác nhau.
Câu 14: Cho các đặc điểm sau:
(1) Có kiểu gene đồng nhất
(2) Có kiểu hình hoàn toàn giống nhau
(3) Không thể giao phối với nhau
(4) Có kiểu gene thuần chủng
Các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi có các đặc điểm là
A. (1), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (2), (4).
D. (1), (2), (3).
Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc?
A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh.
B. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn.
C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng.
D. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học.
BÀI 22: KHÁI QUÁT VỀ VI SINH VẬT
Câu 1: Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?
A. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.
C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
D. Giúp vi sinh vật có khả năngdi chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.
Câu 2: Vi sinh vật nào sau đây có cấu tạo nhân sơ?
A. Vi khuẩn.
B. Vi nấm.
C. Vi tảo.
D. Động vật nguyên sinh.
Câu 3: Cho các kiểu dinh dưỡng sau:
(1) Quang tự dưỡng
(2) Hóa tự dưỡng
(3) Quang dị dưỡng
(4) Hóa dị dưỡng
Trong các kiểu dinh dưỡng trên, số kiểu dinh dưỡng có ở vi sinh vật là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
B. tự dưỡng và dị dưỡng.
C. quang dưỡng và hóa dưỡng.
D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.
Câu 4: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa tự dưỡng.
D. hóa dị dưỡng.
Câu 5: Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa tự dưỡng.
D. hóa dị dưỡng.
Câu 6: Một loài vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO 2, giàu
một số chất vô cơ khác.Loài sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa dị dưỡng.
D. hóa tự dưỡng.
Câu 7: Cho các phương pháp sau đây:
(1) Phương pháp định danh vi khuẩn
(2) Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi
(3) Phương pháp phân lập vi sinh vật
(4) Phương pháp nuôi cấy
Trong các phương pháp trên, số phương pháp được sử dụng để nghiên cứu vi sinh vật là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng
phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
B. Phương pháp nuôi cấy.
C. Phương pháp phân lập vi sinh vật.
D. Phương pháp định danh vi khuẩn.
Câu 9: Để theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử cần
sử dụng kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật nào sau đây?
A. Kĩ thuật cố định.
B. Kĩ thuật nhuộm màu.
C. Kĩ thuật siêu li tâm.
D. Kĩ thuật đồng vị phóng xạ.
Câu 10: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước
khi quan sát?
A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.
B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.
C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.
D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Chu kì tế bao gồm những giai đoạn nào?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc kiểm soát chu kì tế bào.
Câu 3: Hãy cho biết các yếu tô có nguy cơ cao gây ung thư và cách phòng tránh bệnh ung
thư.
Câu 4: Trong thực tế, đã có những thành tựu công nghệ tế bào động vật nào được đưa vào
ứng dụng và sản xuất?
Câu 5: Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển, là tên gọi chung
cho hiện tượng bùng phát tảo biển nở hoa, do một số loại tảo làm xuất hiện màu đỏ hoặc
nâu. Vậy thủy triều đỏ có phải do vi sinh vật gây ra?

You might also like