You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

––––––©––––––

CHỦ ĐỀ 1

QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG TRONG TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG

Giáng viên: T.S Nguyễn Dương Chân

Nhóm 1

Lớp: 21DTT2

TP. HCM, ngày 29, tháng 3, năm 2024.

1
DANH SÁCH NHÓM 1

STT HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG


Phân chia nội dung
1 Quách Thị Kim Ngân D21VH115 Tổng hợp nội dung
(Nhóm trưởng) Chỉnh sửa nội dung
Hoàn chỉnh file Word

2 Trương Quỳnh Giao D21VH112 Truyền thông quảng bá, xây dựng
thương hiệu

3 Nguyễn Thị Lan Phương D21VH099 Điểm giống và khác nhau giữa Truyền
thông quảng bá và xây dựng thương
hiệu

4 Cao Văn Nguyên D21VH081 Nội dung khái niệm

5 Nguyễn Thị Tuyết Trinh D21VH109 Mục đích và đối tượng

6 Trương Minh Ngọc Châu D21VH110 Truyền thông nội bộ

7 Nguyễn Lê Quốc Anh D21VH130 Mục đích và đối tượng

8 Trần Minh Vương D21VH106 Vai trò của QTTTTTC&DN

9 Lê Gia Bảo D21VH218 Hoàn chỉnh PPT

1
MỤC LỤC

1.Khái niệm.....................................................................................................................3

1.1 Các khái niệm liên quan về Tổ chức và Doanh nghiệp....................................3

1.2 Những quan điểm khác nhau về khái niệm Quản trị truyền thông (trình bày
theo trật tự tuyến tính)................................................................................................4

1.3 Xây dựng khái niệm Quản trị truyền thông trong tổ chức và doanh nghiệp.5

(QTTTTTC & DN) theo cách hiểu của mình..........................................................5

2. Mục đích và đối tượng................................................................................................5

3. Các hình thức..............................................................................................................8

3.1 Truyền thông nội bộ.............................................................................................8

3.2 Truyền thông quảng bá, xây dựng thương hiệu..............................................10


Về Tương tác và hỗ trợ:........................................................................................12
Về Quy trình và kết quả:.......................................................................................13
Về Phản hồi và điều chỉnh:...................................................................................13
Bản chất của Truyền thông quảng bá:..................................................................14
Mục tiêu của Truyền thông quảng bá:..................................................................15
Bản chất của Xây dựng thương hiệu:....................................................................15
Mục tiêu của Xây dựng thương hiệu:....................................................................15

3.3 Điểm giống và khác nhau giữa truyền thông nội bộ và truyền thông quán bá,
xây dựng thương hiệu..............................................................................................16

4. Vai trò của Quản trị truyền thông trong tổ chức và doanh nghiệp đối với khách
hàng/công chúng và đối với tổ chức doanh nghiệp....................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................20

2
NỘI DUNG

1.Khái niệm
1.1 Các khái niệm liên quan về Tổ chức và Doanh nghiệp
Khái niệm 1/

Tổ chức là các hoạt động cần thiết để xác định cơ cấu, bộ máy của hệ thống, xác
định những công việc phù hợp với từng nhóm, từng bộ phận và giao phó các bộ phận cho
các nhà quản trị hay người chỉ huy với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để
thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc tổ chức này gọi là tổ chức bộ máy (Tổ chức. (2024).

Khái niệm 2/

Triết học định nghĩa “Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không
thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ
chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”. Tổ chức là thuộc tính của sự vật, nói
cách khác sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định.

Khái niệm 3/

Theo Chester I. Barnard, thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực
của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Như vậy theo lý
thuyết quản trị công, để hình thành tổ chức phải có từ hai người trở lên (điều kiện về chủ
thể) và các hoạt động của họ được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Quản trị công
nhấn mạnh đến hai yếu tố là chủ thể và nguyên tắc hoạt động của tổ chức (sự kết hợp có
ý thức của các chủ thể) khi nhận thức về khái niệm tổ chức.

Ta có thể tập hợp các khái niệm trên để đưa ra một định nghĩa về tổ chức là tập
hợp của con người trong xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu
xác định; được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với
quy định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác định và
hành động để đạt đến mục tiêu chung.

- Các khái niệm liên quan về Doanh nghiệp


3
Khái niệm 1/

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh.

Khái niệm 2/

Doanh nghiệp là "tổ chức kinh tế vị lợi, hoạt động theo một hình thức pháp lý
nhất định, có mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận từ việc sản xuất và kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ"

1.2 Những quan điểm khác nhau về khái niệm Quản trị truyền thông (trình bày theo
trật tự tuyến tính).
Các khái niệm liên quan

 Quản: đưa đối tượng vào khuôn mẫu ( bao gồm nhận thức và hành vi) đã đặt mục
đích đã định trước
 Trị: dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu để đặt được mục
đích

Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau
trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.(theo Harold Koontz và Cyril
O'Donnell)

Hoặc là tiến trình thực hiện các hoạt động đảm bảo sự hoàn thành công việ thông qua
những nổ lực của con người ( tập hợp các khái niệm lại)

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm…
chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, thay đổi nhận thức, thái độ tiến tới điều chỉnh hành vi phù hợp với nhu cầu phát
triển của cá nhân/ nhóm/ cộng đồng/ xã hội

Quản trị truyền thông là ngành nghề có chức năng quản trị nhằm thiết lập, duy trì
truyền thông hai chiều, đi tìm sự hiểu biết, tạo sự hợp tác giữa một tổ chức và công
4
chúng. Quản trị truyền thông bao gồm quản lý những vấn đề hay sự kiện cần phải nắm và
có trách nhiệm thông tin cho công chúng.

1.3 Xây dựng khái niệm Quản trị truyền thông trong tổ chức và doanh nghiệp
(QTTTTTC & DN) theo cách hiểu của mình.
Quản trị truyền thông trong tổ chức doanh nghiêp là việc lập kế hoạch, thực hiện,
giám sát và kiểm soát tất cả các kênh và thông điệp truyền thông trong một tổ chức hoặc
doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh để chia sẻ thông tin
một cách kịp thời, chính xác và nhất quán với tất cả các bên liên quan bên trong và bên
ngoài. Quản lý truyền thông tốt đảm bảo rằng các bên liên quan của dự án được tham gia,
được cung cấp thông tin và phù hợp với mục đích và mục đích của dự án. Ngoài ra, nó
giúp xác định và giảm thiểu rủi ro, giải quyết xung đột và xây dựng niềm tin giữa các
thành viên trong nhóm và các bên liên quan.

2. Mục đích và đối tượng

Mục đích: là đưa sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng của doanh nghiệp, tổ chức đến với
khách hàng một cách hiệu quả nhất, giúp tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu
và tạo sự tín nhiệm của khách hàng.

Việc Quản trị truyền thông trong tổ chức và doanh nghiệp giúp:

1. Đảm bảo hình ảnh, thông tin của doanh nghiệp luôn được phổ biến để khiến cảng
nhiều người biết đến doanh nghiệp.
—> Bằng cách đảm bảo rằng các thông điệp và hoạt động quảng bá được thực hiện một
cách chính xác và đáng tin cậy, doanh nghiệp có thể tạo ra một dấu ấn tích cực trong tâm
trí của khách hàng và công chúng. Việc xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy là cơ sở để
tạo dựng sự tin tưởng.
2. Cung cấp các thông điệp đến với công chúng giúp công chúng hiểu về doanh nghiệp
của mình.

5
—> Bằng cách tập trung vào việc chia sẻ các thông điệp giá trị và ý nghĩa đối với khách
hàng và cộng đồng, doanh nghiệp không chỉ xây dựng được một mối quan hệ chặt chẽ
hơn với công chúng mà còn tạo ra sự kết nối tinh tế và sâu sắc hơn.
3. Truyền thông giúp thiết lập thương hiệu một cách dễ dàng hơn.
—> có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược quảng bá và tiếp thị độc đáo, từ việc
thiết kế logo, slogan đến việc phát triển nội dung và chiến lược truyền thông. Những nỗ
lực này giúp tạo ra một dấu ấn riêng biệt và nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.
4. Dễ dàng quảng bá các sản phẩm, dịch vụ.
5. Tạo sự tin tưởng và thị hiếu của công chúng bằng cách tạo dấu ấn trong quá trình triển
khai các hoạt động quảng bá, tiếp thị, truyền tải, chia sẻ các thông điệp giá trị... Hỗ trợ
doanh thu của tổ chức, doanh nghiệp phát triển tốt.
—> Quản trị truyền thông giúp xây dựng niềm tin và uy tín của doanh nghiệp thông qua
việc truyền tải các thông điệp giá trị và tạo dấu ấn trong tâm trí công chúng.
6. Thu hút thêm các nhân tài khác về doanh nghiệp và giữ chân các nhân tài ở lại với
doanh nghiệp lâu dài.
7. Giúp đội ngũ tổ chức, doanh nghiệp của mình trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt
công chúng.
—> Quản trị truyền thông giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt công
chúng thông qua việc thực hiện các chiến lược truyền thông có hiệu quả.
8. Xác lập giá trị dài hạn cho tổ chức, doanh nghiệp
—> Bằng cách xây dựng một hình ảnh và thương hiệu mạnh mẽ, quản trị truyền thông
giúp doanh nghiệp xác lập giá trị dài hạn trong tâm trí của khách hàng và cộng đồng.
9. Truyền thông tốt giúp thu hút thêm nhiều khách hàng, đối tác, nhà đầu tư cho tổ chức,
doanh nghiệp của mình bởi công chúng thưởng có xu hướng hợp tác với các tổ chức,
doanh nghiệp có chiến lược lâu dài.

6
Đối tượng

Truyền thông nội bộ

 Xác định phạm vi đối tượng:

- Tất cả nhân viên trong công ty

- Một bộ phận nhân viên cụ thể, chẳng hạn như nhân viên mới, nhân viên cấp cao, nhân
viên bán hàng, nhân viên Marketing,...

- Một nhóm đối tượng cụ thể, chẳng hạn như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư,...

 Phân tích đặc điểm của đối tượng:

- Vị trí, chức vụ

- Độ tuổi, giới tính

- Kinh nghiệm, trình độ

- Sở thích, thói quen

- Mức độ quan tâm đến các thông tin truyền thông

 Xác định nhu cầu thông tin của đối tượng: Đây là cơ sở để lựa chọn nội dung
truyền thông phù hợp.

Lý giải: Vì nội bộ có nghĩa là những bộ phận bên trong doanh nghiệp cần truyền đạt
những thông điệp về tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp nhằm giúp nhân viên hiểu rõ
hơn về định hướng phát triển của công ty. Đồng thời, khi truyền thông nội bộ hướng đến
các đối tượng này sẽ góp phần làm nên văn hóa doanh nghiệp, bằng cách chia sẻ thông
tin, quan điểm, môi trường làm việc tích cực giữa các thành viên trong tổ chức.

7
Ví dụ: Đối với nhân viên mới, họ sẽ quan tâm đến các thông tin về văn hóa doanh
nghiệp, quy định nội bộ, cơ hội phát triển,... Đối với nhân viên cấp cao, họ sẽ quan tâm
đến các thông tin về chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính,...

Bước xác định đối tượng truyền thông nội bộ là bước quan trọng, quyết định hiệu
quả của các hoạt động truyền thông nội bộ sau này. Doanh nghiệp cần dành thời gian và
công sức để thực hiện bước này một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.

Truyền thông doanh nghiệp

- Người quyết định – Decision Maker

Đây là cá nhân hoặc nhóm người có quyền lực và trách nhiệm cuối cùng trong
việc đưa ra quyết định mua hàng. Người quyết định thường là người có vị trí quản lý cao
trong công ty. Ví dụ: CEO, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, trưởng phòng thu
mua…

- Người ảnh hưởng – Influencer

Là cá nhân hoặc bộ phận trong tổ chức có khả năng ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng. Ví dụ: trưởng phòng HR, trưởng phòng IT…

- Người dùng – User

Người sử dụng là những cá nhân hoặc nhóm người trực tiếp sử dụng sản phẩm
hoặc dịch vụ. Ví dụ: nhân viên sản xuất, nhân viên Marketing, nhân viên bán hàng…

- Nhà cung ứng sản phẩm/dịch vụ - Supplier

Nhà cung ứng dịch vụ hoặc sản phẩm là đối tác kinh doanh của công ty khách
hàng, họ có thể tư vấn, góp ý khi công ty khách hàng chọn mua sản phẩm/dịch vụ nào đó
liên quan đến họ. Ví dụ: nhà cung ứng nguyên liệu…

- Nhóm tư vấn – Consultant Group

8
Nhóm tư vấn có thể cung cấp thông tin, phân tích và khuyến nghị công ty khách
hàng trong việc chọn lựa sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ: công ty tư vấn…

Lý giải: Vì đối tượng này giúp tạo độ nhận diện về thương hiệu đến khách hàng, cung cấp
những thông tin sản phẩm và dịch vụ giúp hiểu rõ hơn về sản phẩm và làm như thế nào
để đáp ứng nhu cầu của họ. Truyền thông những chiến dịch thông qua các phương tiện
truyền thông thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

3. Các hình thức


3.1 Truyền thông nội bộ
+ Các khái niệm về truyền thông nội bộ
Khái niệm 1/
Truyền thông nội bộ là quá trình truyền tải thông tin, tin tức và các thông điệp
giữa các thành viên trong một tổ chức, tổ chức nhỏ hơn hoặc một nhóm cụ thể. Nó tập
trung vào việc giao tiếp và chia sẻ thông tin trong phạm vi nội bộ của tổ chức đó, nhằm
xây dựng mối quan hệ, tăng cường hiểu biết và đồng nhất thông tin giữa các thành viên.
Truyền thông nội bộ có thể bao gồm các hoạt động như họp, cuộc trò chuyện,
email, tin nhắn trong tổ chức, cung cấp thông tin về chính sách và quy trình, thông báo về
các sự kiện và hoạt động nội bộ, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức, và xây
dựng một môi trường làm việc hiệu quả và hợp tác.

Khái niệm 2/
Truyền thông nội bộ là hoạt động truyền đạt thông tin giữa các cá nhân, các phòng
ban, các cấp trong một tổ chức, doanh nghiệp. Có thể hiểu truyền thông nội bộ là những
bước xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng công ty.
Nếu nói doanh nghiệp là một cơ thể, thì truyền thông nội bộ chính là mạch máu,
đưa các thông điệp, nội dung cần thiết đến nhân viên vào đúng thời điểm. Truyền thông
nội bộ giúp nhân viên được kết nối và cập nhật thông tin, đồng thời tạo ra sự hiểu biết
chung về mục tiêu, giá trị và nguyên tắc của công ty.

9
+ Cách hiểu của bản thân:

Truyền thông nội bộ là quá trình truyền tải thông tin, tin tức và các thông điệp giữa
các thành viên trong một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Nhằm:

1. Xây dựng mối quan hệ, tăng cường hiểu biết đồng nhất giữa các thành viên
trong cùng 1 tổ chức

Truyền thông nội bộ sẽ tạo ra các kênh giao tiếp cởi mở và tương tác hai chiều giữa
các thành viên. Suy nghĩ và ý tưởng của nhân viên có cơ hội được chia sẻ, thấu hiểu. Qua
đó, họ cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe, đồng thời doanh nghiệp có thể thu thập
thông tin phản hồi quý giá từ nhân viên. Khi truyền thông nội bộ được thực hiện hiệu
quả, có thể được tạo ra môi trường làm việc chất lượng, nâng cao hiệu quả công việc.
Điều này có thể dẫn đến sự gắn bó cao hơn của nhân viên, hiệu suất làm việc cao hơn và
sự hài lòng với công việc cũng cao hơn.
2. Tạo ra môi trường làm việc minh bạch và tin cậy

Truyền thông nội bộ sẽ giúp các thành viên hiểu rõ hơn về công ty, như các dự án,
mục tiêu, kế hoạch,...sẽ tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng
3. Củng cố tầm nhìn, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là 1 yếu tố quan trọng trong việc vận hành, vì thế, các thành
viên trong công ty cần được biết, hiểu rõ tầm nhìn, chiến lược, văn hoá trông qua cách
truyền tải của chủ doanh nghiệp bằng cách chia sẻ những thông tin, tin tức. Từ đó, tạo ra
một môi trường làm việc năng suất và tích cực
4. Thu hút nhân tài, giúp các thành viên trong công ty hứng thú, tạo ra môi
trường làm việc giá trị.

Giao tiếp nội bộ hiệu quả có thể giúp công ty có được tình yêu và sự tận tâm cao hơn
từ nhân viên đối với công ty, đồng thời truyền cảm hứng cho họ nhiệt tình và chủ động
đóng góp cho công ty.. Một người lãnh đạo thông thái là người có thể biến các thành viên
trong tổ chức trở thành nhà vô địch PR, giúp họ thể hiện niềm tự hào và hứng thú trong
công việc. Bằng cách này, các nhân tài có thể được ưu tiên và môi trường làm việc thoải
10
mái và cảm giác được trân trọng có thể được tạo ra, ngay cả khi có các công ty khác cung
cấp mức lương cao hơn.
+ Bản chất, mục tiêu của truyền thông nội bộ

Bản chất của truyền thông nội bộ là truyền tải thông tin và tin tức giữa các thành viên
trong một tổ chức, tổ chức nhỏ hơn hoặc một nhóm cụ thể. Nó là một quá trình giao tiếp
nội bộ, tập trung vào việc chia sẻ thông tin, ý kiến, kiến thức và thông điệp liên quan đến
công việc, chính sách, mục tiêu và hoạt động nội bộ của tổ chức.

Mục tiêu chính của truyền thông nội bộ bao gồm:

1. Xây dựng mối quan hệ và tương tác


2. Đồng nhất thông tin
3. Tăng cường hiệu suất và hiệu quả
4. Xây dựng văn hóa tổ chức

3.2 Truyền thông quảng bá, xây dựng thương hiệu


+ Những cách hiểu khác nhau về khái niệm thương hiệu.

Khái niệm 1/ Philip Kotler

Kotler định nghĩa thương hiệu là "tên, thu nhập, thiết kế hoặc biểu tượng đặc trưng
mà được cung cấp bởi một nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp để phân biệt sản phẩm hoặc
dịch vụ của họ với các sản phẩm hoặc dịch vụ khác."

Khái niệm 2/ Jennifer Aaker

Aaker tập trung vào việc hiểu và xác định thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng.
Cô đưa ra khái niệm về "định vị thương hiệu" (brand positioning) và lập kế hoạch xây
dựng thương hiệu dựa vào các yếu tố về tâm trí, hình ảnh và giá trị của thương hiệu.

Khái niệm 3/ Al Ries và Jack Trout

11
Ries và Trout phát triển lý thuyết "vị thế trong tâm trí khách hàng" (positioning) và
coi thương hiệu là cách thức để một công ty hoặc sản phẩm "được gắn kết" với một vị trí
cụ thể và khác biệt trong tâm trí của người tiêu dùng so với đối thủ.

+ Những cách hiểu khác nhau về khái niệm truyền thông quảng bá, xây dựng
thương hiệu. Đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm này và phân tích.

Khái niệm truyền thông quảng bá, xây dựng thương hiệu

1. Truyền thông quảng bá là quá trình sử dụng các phương tiện truyền thông và công cụ
quảng cáo để chuyển tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu một cách hiệu
quả đến khách hàng tiềm năng. Quá trình này bao gồm sự tích hợp giữa việc lựa chọn các
kênh truyền thông phù hợp, tạo ra và phân phối nội dung quảng cáo hấp dẫn, và định vị
đúng đối tượng mục tiêu. Mục tiêu của truyền thông quảng bá là tạo ra nhận thức, tạo ra
nhu cầu và thúc đẩy hành động tiêu dùng, từ đó góp phần vào mục tiêu tiếp thị tổng thể
của doanh nghiệp.

2. Truyền thông quảng bá (hay còn gọi là truyền thông tiếp thị) là quá trình sử dụng các
kênh truyền thông để truyền tải thông điệp quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương
hiệu của một tổ chức đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Mục tiêu chính của truyền
thông quảng cáo là tạo ra sự nhận thức, quan tâm và thúc đẩy hành động tiêu dùng từ phía
khách hàng. Quá trình này có thể sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật khác nhau, bao gồm
quảng cáo truyền thống (như truyền hình, radio, báo chí), quảng cáo trực tuyến (như
quảng cáo trên mạng, email marketing), và các phương tiện truyền thông xã hội.

3. Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo dựng, phát triển và quản lý một thương hiệu để
tạo ra giá trị và ảnh hưởng tích cực đối với khách hàng và thị trường. Mục tiêu của xây
dựng thương hiệu là tạo ra một hình ảnh độc đáo, nhận diện được của thương hiệu trong
tâm trí của khách hàng, từ đó tạo ra lòng trung thành, tăng doanh số bán hàng và tạo ra lợi
thế cạnh tranh. Quá trình này không chỉ bao gồm việc thiết kế logo và biểu trưng, mà còn
liên quan đến việc xây dựng một cái nhìn, giá trị, và kinh nghiệm tổng thể mà thương
hiệu mang lại cho khách hàng. Điều này có thể bao gồm các hoạt động như nghiên cứu
12
thị trường, phát triển chiến lược thương hiệu, quảng cáo và tiếp thị, chăm sóc khách hàng,
và quản lý dư luận.

Phân tích truyền thông quảng bá và xây dựng thương hiệu là rất quan trọng để hiểu
cách hai lĩnh vực này tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển và duy trì sức
mạnh của một doanh nghiệp.

Về Tương tác và hỗ trợ:

 Truyền thông quảng bá: Là cách để đưa thông điệp quảng cáo đến đối tượng khách
hàng tiềm năng và hiện tại, tạo ra sự nhận thức và quan tâm đối với sản phẩm, dịch vụ
hoặc thương hiệu của doanh nghiệp.
 Xây dựng thương hiệu: Tạo ra một hình ảnh, giá trị và nhận diện độc đáo cho thương
hiệu, từ đó tạo ra lòng trung thành, tăng nhận thức thương hiệu và tạo ra một lợi thế cạnh
tranh.

Trong quá trình này, truyền thông quảng bá hỗ trợ xây dựng thương hiệu bằng cách tạo ra
nhận thức về thương hiệu thông qua các chiến lược quảng cáo và tiếp thị, trong khi xây
dựng thương hiệu cung cấp một khung nhìn chiến lược và hướng dẫn cho việc phát triển
thông điệp quảng cáo

Về Quy trình và kết quả:

 Truyền thông quảng bá: Thường là một phần của quy trình tiếp thị, nó đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo ra nhận thức và khích lệ hành động mua hàng từ khách hàng.
 Xây dựng thương hiệu: Là quá trình dài hạn và liên tục, liên quan đến việc phát triển
một hình ảnh thương hiệu độc đáo và ý nghĩa, từ đó tạo ra một cảm giác trung thành và
lòng tin từ khách hàng.

Trong quá trình này, truyền thông quảng bá thường tập trung vào việc tạo ra hiệu suất
ngắn hạn, trong khi xây dựng thương hiệu hướng tới mục tiêu lâu dài của việc tạo ra một
thương hiệu mạnh mẽ và ổn định.
13
Về Phản hồi và điều chỉnh:

 Truyền thông quảng bá: Thường được đo lường bằng các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, tỷ
lệ nhấp chuột, hoặc số lượng khách hàng mới.
 Xây dựng thương hiệu: Thường được đo lường bằng các chỉ số như nhận thức thương
hiệu, lòng trung thành của khách hàng và giá trị thương hiệu.

Trong quá trình này, phản hồi từ truyền thông quảng bá có thể được sử dụng để điều
chỉnh và cải thiện các chiến lược tiếp thị, trong khi phản hồi từ xây dựng thương hiệu có
thể được sử dụng để cải thiện và điều chỉnh hình ảnh và giá trị của thương hiệu trong tâm
trí của khách hàng.

=>Truyền thông quảng bá và xây dựng thương hiệu là hai khía cạnh không thể tách rời
trong việc phát triển và quản lý một thương hiệu thành công. Sự tương tác và hỗ trợ giữa
hai lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một hình ảnh và giá trị đồng
nhất và hiệu quả cho thương hiệu.

+ Bản chất, mục tiêu của truyền thông quảng bá, xây dựng thương hiệu.

Bản chất của Truyền thông quảng bá:

1. Thông tin và Tương tác: Truyền thông quảng bá là quá trình truyền đạt thông điệp quảng
cáo và tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và hiện tại thông qua nhiều kênh khác nhau
như quảng cáo truyền thống, truyền thông xã hội, truyền thông trực tuyến, và nhiều hình
thức khác.
2. Tạo hình ảnh và ý thức: Truyền thông quảng bá giúp tạo ra hình ảnh và ý thức về sản
phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một tổ chức trong tâm trí của người tiêu dùng.
3. Tạo ra sự quan tâm và động viên mua sắm: Mục tiêu cuối cùng của truyền thông quảng
bá là tạo ra sự quan tâm từ phía khách hàng và thúc đẩy họ tiến hành mua sắm hoặc tiêu
dùng sản phẩm/dịch vụ.

14
Mục tiêu của Truyền thông quảng bá:

1. Nâng cao nhận thức về thương hiệu: Mục tiêu cơ bản của truyền thông quảng bá là nâng
cao sự nhận thức về thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu đại diện.
2. Tăng doanh số bán hàng: Truyền thông quảng bá thường được sử dụng để tăng doanh số
bán hàng bằng cách tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ mua sản phẩm/dịch vụ.
3. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Qua truyền thông quảng bá, doanh nghiệp cũng
có thể xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng thông qua việc tương tác, đáp
ứng nhu cầu của họ và cung cấp thông tin hữu ích.

Bản chất của Xây dựng thương hiệu:

1. Tạo dựng giá trị và niềm tin: Xây dựng thương hiệu không chỉ là việc tạo ra logo và
biểu trưng, mà còn là quá trình xây dựng giá trị và niềm tin từ phía khách hàng.
2. Tạo ra sự phân biệt: Thương hiệu nổi tiếng thường được biết đến với các đặc điểm và
giá trị riêng biệt, điều này giúp họ phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh.
3. Tạo ra một kỷ nguyên trải nghiệm: Thương hiệu không chỉ là về sản phẩm hoặc dịch
vụ, mà còn là về trải nghiệm mà khách hàng có khi tương tác với thương hiệu đó.

Mục tiêu của Xây dựng thương hiệu:

1. Xây dựng niềm tin và trung thành: Mục tiêu chính của xây dựng thương hiệu là tạo ra
niềm tin và trung thành từ phía khách hàng, khiến họ luôn chọn lựa và ủng hộ thương
hiệu trong thời gian dài.
2. Tạo ra giá trị kéo dài: Xây dựng thương hiệu cũng nhắm đến việc tạo ra giá trị kéo dài
thông qua việc tạo ra một cộng đồng người ủng hộ và tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mở
rộng.
3. Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Một thương hiệu mạnh mẽ thường có lợi thế cạnh tranh trong
ngành của mình, do đó mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng thương hiệu là tạo ra một
lợi thế cạnh tranh bền vững.

15
3.3 Điểm giống và khác nhau giữa truyền thông nội bộ và truyền thông quán bá, xây
dựng thương hiệu:

So sánh Tiêu chí Truyền thông nội bộ Truyền thông quảng bá, xây dựng
thương hiệu

Giống  Đều có mục tiêu chung là tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng, đồng nghiệp và cộng đồng.
 Đều có kế hoạch cụ thể và mục tiêu lâu dài: Bất kì hoạt động truyền thông
nào cũng đều có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và có mục tiêu dài hạn để có thể theo
dõi, duy trì và thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra và có cơ sở để đánh giá về
thực trạng của kế hoạch.
 Cả hai loại truyền thông đều cần được thiết kế và triển khai một cách kỹ
lưỡng để hiệu quả: Kế hoạch truyền thông phải được xây dựng dựa trên các
kết quả, dữ liệu thống kê, các nghiên cứu thực nghiệm thực tế.
 Thông điệp phải mang tính xác thực: Cả 2 loại truyền thông đều luôn cần đề
cao tính chân thực của thông tin, thông điệp để khi thực hiện một chiến dịch
truyền thông thì nhân viên cũng như chính khách hàng của doanh nghiệp đó có
sự tin tưởng đối với những sản phẩm hay những thông tin mà họ đưa ra.

16
Khác Kênh  Truyền thông nội bộ sử  Sử dụng các phương tiện
truyền dụng các phương tiện là truyền thông và công cụ quảng
thông email, website, mạng thông cáo, bao gồm các loại báo chí
tin nội bộ, thông báo, bảng in ấn và báo điện tử, bảng hiệu,
tin,… Chủ yếu hướng đến brochure, catalog, các kênh
đại bộ phận nhân viên của truyền hình…
Doanh nghiệp. Các  Truyền thông đại chúng có sức
gameshow, bài phát biểu ảnh hưởng và lan tỏa thông tin
trước tập thể, trưng cầu ý mạnh mẽ tới mọi công chúng,
kiến, trao đổi, cuộc họp thậm chí tác động trực tiếp tới
cũng là những kênh truyền ý kiến và cảm tình của công
thông thông dụng nội bộ chúng.
Doanh nghiệp.

Đối  Truyền thông nội bộ hướng  Truyền thông quảng bá, xây
tượng đến truyền tải thông điệp dựng thương hiệu hướng đến
hướng đến với các nhân viên của các khách hàng trung thành,
đến Doanh nghiệp. tiềm năng, đối thủ, giới báo
 Đây là một sự tương tác 4 chí,…. .
chiều bao gồm: cán bộ lãnh  Đây là một tương tác 3 chiều:
đạo – nhân viên, nhân viên- Doanh nghiệp- công chúng,
cán bộ lãnh đạo, nhân viên công chúng-Doanh nghiệp,
– nhân viên, nhân viên – công chúng- công chúng.
Doanh nghiệp.

Mục  Truyền thông nội bộ nhắm  Truyền thông quảng bá, xây
tiêu đến việc xây dựng mối dựng thương hiệu nhằm đến
quan hệ, tương tác, có sự mục tiêu tạo ra nhận thức, nhu
17
đồng nhất thông tin bên cầu, sự ấn tượng và thúc đẩy
trong doanh nghiệp giúp hành động tiêu dùng nhằm tạo
tăng cường hiệu suất làm ra giá trị cho thương hiệu từ
việc và tạo lòng tin bên phía khách hàng và cộng đồng.
trong tổ chức, doanh
nghiệp

Tóm lại, cả hai loại truyền thông đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và
phát triển tổ chức, tuy nhiên có sự khác biệt về mục tiêu, đối tượng và hình thức sử dụng.

4. Vai trò của Quản trị truyền thông trong tổ chức và doanh nghiệp đối với khách
hàng/công chúng và đối với tổ chức doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp sử dụng các chiến dịch truyền thông để quảng bá sản phẩm, tạo khả
năng tiếp cận đến với khách hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ thúc đẩy được khả năng
quyết định sử dụng sản phẩm của khách hàng.
- Quản trị truyền thông trong tổ chức và doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp
doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách hiệu quả, hỗ trợ xây dựng hình ảnh,
uy tín, thương hiệu, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đồng thời tương tác với đối tác và
khách hàng để đạt được mục đích kinh doanh.
- Nhìn chung, truyền thông trong tổ chức và doanh nghiệp có những vai trò phổ biến
sau:
1. Xây dựng thương hiệu: Từ các chiến dịch truyền thông mà doanh nghiệp xây dựng
và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả đạt được mục tiêu kinh doanh.
2. Tăng sự nhận diện: Các chiến dịch truyền thông giúp doanh nghiệp tiếp cận khách
hàng hiệu quả và tăng sự nhận thức về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Tăng tương tác và giao tiếp với khách hàng: Doanh nghiệp và khách hàng có thể
tương tác với nhau qua các kênh truyền thông hiện đại. Thu thập phản hồi và đánh
giá hiệu quả truyền thông và điều chỉnh chiến lược nếu cần.

18
4. Nâng cao uy tín, danh tiếng: Từ những chiến dịch truyền thông và sự tương tác
tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng, có thể nâng cao uy tín và hình ảnh
thương hiệu.
5. Cơ hội tiếp cận khách hàng mới: Khi xây dựng các chiến dịch truyền thông phù
hợp theo từng kênh, tệp khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ được mở
rộng.
6. Cung cấp thông điệp đến với công chúng để công chúng, hỗ trợ doanh thu của tố
chức và doanh nghiệp phát triển tốt.
7. Thu hút thêm các nhân tài khác về doanh nghiệp và giữ chân các nhân tài ở lại với
doanh nghiệp lâu dài.
8. Giúp đội ngũ tổ chức, doanh nghiệp của mình trở nên chuyên nghiệp hơn trong
mắt công chúng.
9. Xác lập giá trị dài hạn cho tổ chức, doanh nghiệp.
10. Truyền thông tốt giúp thu hút thêm nhiều khách hàng, đối tác, nhà đầu tư cho
doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19
1. Nguyễn Ánh Tuyết, Quản trị truyền thông là gì? Ngành nghề cho thế hệ mới “tỏa
nắng”, ngày truy cập 27-3-2023, https://timviec365.vn/blog/quan-tri-truyen-thong-la-gi-
new6553.html#12-vai-trograve-cua-truyen-thocircng-voi-doanh-nghiepnbsp

2. Banhran, Ngành quản trị truyền thông là gì? Tổng quan và xu hướng năm 2022, ngày
truy cập 27-3-2024, https://banhran.vn/quan-tri-truyen-thong/

3. Kompa, Quản trị truyền thông là gì? “Nằm lòng” tips quản trị truyền thông hiệu quả
cho Doanh nghiệp, ngày truy cập 28-3-2024,https://kompa.ai/nam-long-tips-quan-tri-
truyen-thong-hieu-qua-cho-doanh-nghiep/#h3_1

4. TS. Tạ Ngọc Hải, Khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản của tổ chức từ giác độ
khoa học tổ chức nhà nước, ngày truy cập 27-3-2024, https://tcnn.vn/news/detail/5297/

5. Mạnh Hùng, Doanh nghiệp là gì? Quy trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, ngày
truy cập 28-3-2024, https://s.net.vn/86rw

6. Swinburne Việt Nam, Ngành quản trị truyền thông là gì? Tổng quan và xu hướng năm
2022, ngày truy cập 28-4-2024, https://s.net.vn/35fM

7. Studocu, Quản trị truyền thông trong tổ chức, ngày truy cập 28-4-2024,
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-van-hoa-thanh-pho-ho-chi-minh/
du-lich/quan-tri-truyen-thong-trong-to-chuc/27445443

20

You might also like