You are on page 1of 4

Chọn 1 doanh nghiệp tài chính/ngân hàng thương mại (thông qua internet, sàn

chứng khoán, website doanh nghiệp, hay DN mà em quen biết và có thể lấy được
thông tin cơ bản hay dữ liệu cơ bản) và phân tích sự ảnh hưởng của chức năng tổ
chức đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Gợi ý một số giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức cho doanh nghiệp này.

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, không ai có thể phủ nhận được vai trò của quản trị trong
hầu hết các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Đối với bất kỳ một tổ chức, một
đơn vị, doanh nghiệp hay cao hơn nữa là một quốc gia, một cộng đồng, vai trò của
quản trị càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với doanh nghiệp thì quản trị
còn được coi là yếu tố đánh giá sự thành công. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho
công ty nâng cao khả năng tiếp cận vốn và hoạt động hiệu quả hơn, Quản trị nguồn
lực trong tổ chức tốt cũng chính là đưa tổ chức phát triển theo hướng bền vững và
chính đó là nền tảng để thúc đẩy phát triển. Theo đó, các môi quan hệ trong quản trị
tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích hơn cho các thành viên khác
trong công ty.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì vấn để quản trị và mối quan hệ
giữa các cấp với nhau một các có hiệu quả nhất để có thể đem lại chất lượng cao là
mối quan tâm hàng đầu của nhà nước, xã hội. Con người là tài sản quan trọng nhất mà
mỗi tổ chức cần phải có, vì vậy sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào các quản trị
con người cũng như sự phối hợp nhịp nhàng phù hợp giữa các cấp quản trị với nhau
nhằm đạt được mục tiêu chung cho tổ chức. Nhận thấy rằng môi quan hệ giữa các cấp
quản trị với nhau đóng vai trò quan trọng trong sự điều tiết cũng như phối hợp thúc
đẩy công việc, việc hợp tác tốt giữa các cấp quân trị với nhau sẽ giúp doanh nghiệp
phát triển một cách vững chắc và theo kịp sự thay đổi của thị trường. Vì vậy nhóm đã
lựa chọn để tài “Mối quan hệ giữa các cấp quản trị".

A.Nội dung
1. Tổ chức
Tổ chức được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Khoa học quản lý nghiên cứu tổ chức
với tư cách là hệ thống con người – xã hội với những quá trình, hiện tượng và hoạt
động của con người.

Khi được hiểu như một thực thể hay như một đơn vị xã hội thì còn có nhiều quan
niệm khác nhau về tổ chức.

Theo cách hiểu thông thường nhất: Tổ chức là một đơn vị xã hội bao gồm những
thành viên cùng gia nhập vào đơn vị xã hội đó để hoàn thành mục tiêu chung và mục
tiêu cá nhân.

Các nhà xã hội học cho rằng: tổ chức là một cấu trúc xã hội đặc biệt của nhóm thứ
cấp (primary group), được tạo nên bởi những hành động mang tính khuôn mẫu của
các thành viên và các nhóm tồn tại trong nó nhằm đạt những mục tiêu nhất định.
Một số lớn các nhà tư tưởng về tổ chức coi tổ chức như là một tập hợp các mối quan
hệ của con người trong mọi hoạt động của nhóm.

Theo C.I Barnard, tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay
nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức nhằm hoàn thành mục tiêu
chung.

Hay nói một cách đơn giản, tổ chức là sự liên kết của nhiều người theo một cách thức
nhất định và có cùng mục đích chung.

1. Chức năng tổ chức


a) Khái niệm
Chức năng tổ chức: Trong tiếng Anh là Organizational functions - Là chức năng
thứ 2 của quy trình quản lý, đó là nhà quản lý thực hiện việc sắp xếp và phân bổ
nguồn lực con người nhằm thực hiện các kế hoạch của tổ chức. Chức năng tổ
chức là việc thực hiện phân công lao động một cách khoa học nhằm tăng năng
suất lao động, tăng hiệu quả công việc. Chức năng tổ chức được thực hiện bởi tất
cả các nhà quản lý (cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở, nhà quản lý SX, nhà quản lý tài
chính,...)

Bản chất
- Với cách hiểu trên, chức năng tổ chức thường được biểu hiện là cơ cấu tổ chức quản
trị.

- Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và
có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp nhằm bảo
đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định.

b)Mục tiêu của chức năng tổ chức

- Nhằm thiết lập ra một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá
nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của
tổ chức.

- Nhằm thiết lập ra một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá
nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của
tổ chức.

c)Vai trò
- Thiếu một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho công
tác quản trị.
- Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử dụng con người với tính
chất là con người phát triển toàn diện.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập
sáng tạo của nhà quản trị.

Vì vậy chức năng tổ chức là cốt lõi của quy trình quản trị.

d)Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị


Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc thống nhất chỉ huy

Mỗi người thừa hành chỉ có một người cấp trên và chỉ báo cáo, nhận lệnh của người
đó mà thôi.

- Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu

Bộ máy tổ chức chỉ được xây dựng khi chúng ta có mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức
đó.

- Nguyên tắc hiệu quả

Bộ máy của tổ chức phải có kết quả hoạt động cao nhất với chi phí thấp nhất.

- Nguyên tắc cân đối

Các bộ phận xây dựng phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm; đồng thời phải
cân đối khối lượng công việc giữa các bộ phận.

- Nguyên tắc linh hoạt

Tổ chức phải thích nghi, đáp ứng được với những biến động của môi trường bên
ngoài.

e)Ảnh hưởng của chức năng tổ chức đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp

Nếu như tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch được thể hiện ở việc xác định mục
tiêu và phương án hành động thì chức năng tổ chức thể hiện tầm quan trọng của nó ở
việc biến những mục tiêu thành hiện thực. Sẽ không sai khi nói rằng chức năng tổ
chức là nhân tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp nói riêng cũng như mọi
tổ chức nói chung. Tất cả các quyết định quản lý, kế hoạch, hoạt động lãnh đạo và
kiểm tra sẽ không trở thành hiện thực nếu không biết tổ chức thực hiện một cách khoa
học. Thực hiện tốt chức năng tổ chức trong việc xây dựng bộ máy sẽ đảm bảo được nề
nếp, nhịp nhàng trong phối hợp giữa các bộ phận, đảm bảo tính kỷ luật và phát huy
được sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong doanh nghiệp, tổ chức. Ngược
lại, khi bộ máy tổ chức không được thiết kế phù hợp có thể làm cho các hoạt động của
tổ chức kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn

Như vậy, ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng không hề nhỏ của chức năng tổ chức đối
với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

You might also like