You are on page 1of 2

Skip to main content

THỨ TƯ 3/4/2024 12:32ENGLISH

123

CỔNG TTĐT BỘ TÀI CHÍNH

TRANG CHỦ

Chi tiết tin

Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường xã hội chủ nghĩa qua 90 năm ra
đời và phát triển 01/02/2020 09:52:00

Cỡ chữ:

A-

A+

Đọc báo

Tương phản:

Giảm

Tăng

Ngay từ khi ra đời (2/1930), Đảng ta đã xác định rõ ràng và dứt khoát con đường phát triển của cách
mạng Việt Nam, là con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn có ý
nghĩa rất quan trọng, từ việc đưa ra quan niệm, phương châm, phương pháp, đến việc chuẩn bị những
điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH)... Vận dụng sáng tạo những tư tưởng của Người, qua hơn
30 năm đổi mới, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
ngày càng sáng tỏ hơn. Hiện nay, công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi Đảng ta phải tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh để hiện thực hóa con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Bai 2.jpg

Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là bộ phận quan trọng trong học thuyết khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, là lý tưởng, mục tiêu của cách mạng vô sản. Lý luận khoa học và lý tưởng cao cả đó được
hiện thực hóa từ cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là kết quả của sự chuẩn bị các điều kiện cần
thiết, sự phát triển của phong trào cách mạng, sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng
của Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên được hội nghị thành lập Đảng (2/1930) thông qua đã nêu rõ mục tiêu chiến
lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “để đi tới xã hội cộng
sản”(1). Luận cương chính trị tháng 10/1930 nhấn mạnh con đường phát triển của cách mạng Việt Nam
“bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”(2). Sự lựa chọn con đường
XHCN đã rõ ràng và dứt khoát ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Việt Nam đã trải qua chế độ quân chủ phong kiến hàng nghìn năm và từ cuối thế kỷ XIX là thuộc địa của
đế quốc Pháp. Khát vọng độc lập, tự do và dân chủ là lớn lao và bức thiết. Mục tiêu cách mạng mà Đảng
đề ra trước hết là giành lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân. Cách mạng Tháng Tám năm
1945 do Đảng Cộng sản và lãnh tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo đã xóa bỏ chế độ thuộc địa, chấm dứt chế độ
phong kiến, mở ra thời đại mới của dân tộc Việt Nam, thời đại dân tộc độc lập, nhân dân được làm chủ
xã hội và cuộc sống, xây dựng xã hội tốt đẹp vì ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC.

Sau Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, nhiệm vụ giải phóng dân tộc vẫn là
vấn đề sống còn và vì vậy mục tiêu tiến lên CNXH vẫn chưa thể đặt ra trực tiếp, mà phải vừa kháng chiến
vừa kiến quốc. Trong nhiệm vụ kiến quốc, Đảng và Chính phủ chú trọng phát triển chế độ dân chủ nhân
dân tạo những tiền đề, mầm mống tiến tới CNXH khi kháng chiến thắng lợi. Năm 1946, trong chuyến
thăm chính thức nước Pháp, khi trả lời các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ quan điểm: “Tất cả
mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác...
Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều
được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa có đủ”(3).

Những điều kiện cần thiết chưa có đủ đòi hỏi trên con đường phát triển theo định hướng XHCN, Đảng và
chính quyền cách mạng phải cùng với toàn dân chủ động tạo dựng những điều kiện: phát triển kỹ nghệ
tức lực lượng sản xuất hiện đại để phát triển công nghiệp, nông nghiệp ở trình độ cao, đặc biệt là nhân
tố con người, phải nâng cao dân trí, xây dựng con người phát triển toàn diện có trí tuệ và năng lực tự
giác xây dựng một xã hội mới. Quan điểm của Hồ Chí Minh thật sự là sự khởi đầu nhận thức về xây dựng
CNXH xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.

You might also like