You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
----------------***-----------------

BÀI THẢO LUẬN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THƯƠNG MẠI
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Thủy
Nhóm thực hiện: Nhóm 03
Đặng Đình Đông Lê Xuân Hạ
Nguyễn Hoàng Giang Lương Đức Hiển
Phạm Minh Giang Nguyễn Ngọc Hiển
Trần Thị Hà Giang Đỗ Trung Hiếu
Hoàng Long Giáp Nguyễn Đức Hiếu
Lớp học phần: 232_SCRE0111_10

HÀ NỘI - 2024
MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................I

DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................IV

DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................................IV

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.........................................................................................................1

1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................1

1.3. Tổng quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài..................................................2

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới................................................................2

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................3

1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu.....................................................................3

1.4. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................4

1.5. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................5

1.6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................6

1.6.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................6

1.6.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................6

1.7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6

1.8. Ý nghĩa của nghiên cứu (Mục đích của nghiên cứu)........................................7

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................7

2.1. Các khái niệm liên quan...................................................................................7

2.1.1. Khái niệm về chuyên ngành..................................................................7

2.1.2. Khái niệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên
ngành...............................................................................................................7

2.2 Cơ sở lý thuyết..................................................................................................7

2.2.1 Lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB - Theory of Planned Behavior)....7

2.2.2 Thuyết tự quyết của Deci và Ryan (self-determination theory).............8

I
2.2.3 Thuyết hai nhân tố của Herzberg (Herzberg’s Motivation-Hygiene
Model – Two Factor Theory of Motivation).................................................10

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................11

3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu..................................................................11

3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu.........................................11

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu.......................................................................11

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................11

3.2.3. Xây dựng thang đo nghiên cứu...........................................................11

3.3. Công cụ, quy trình phân tích và xử lí dữ liệu.................................................11

3.3.1: Phương pháp phân tích........................................................................11

3.3.2: Quy trình phân tích..............................................................................11

3.3.3. Công cụ...............................................................................................11

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................11

4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng.......................................................11

4.2. Phân tích thống kê mô tả................................................................................12

4.2.1: Thống kê mô tả mẫu............................................................................12

4.2.2. Thống kê mô tả thang do.....................................................................12

4.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha.........................................................................12

4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................................12

4.5. Phân tích tương quan pearson........................................................................12

4.6 Phân tích hồi quy đa biến................................................................................12

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................12

5.1: Kết luận..........................................................................................................12

5.2: Kiến nghị, đề xuất giải pháp:.........................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................13

PHỤ LỤC......................................................................................................................14

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn...................................................................................14

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát......................................................................................16


II
III
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC VIẾT TẮT

IV
V
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước,
đó là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế nhanh
chóng và bền vững. Nó mang lại cho con người những kiến thức hữu ích, giảm thiểu tỷ
lệ thất nghiệp và đồng thời tăng cường thu nhập cho lao động. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy rằng hệ thống giáo dục trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu
sót không tìm ra hướng giải quyết. Chương trình học tại các trường Cao đẳng và Đại
học đôi khi quá nặng nề đối với sinh viên, một số môn học không phù hợp với nội
dung chương trình, và một số ngành đào tạo không đảm bảo rằng sinh viên sẽ có nghề
nghiệp sau khi tốt nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường mà không
biết mình sẽ làm gì, và một số ngành nghề đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của xã
hội. Một trong những vấn đề chính là thiếu sự liên kết giữa giáo dục và thực tế. Kết
quả là có sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường lao động, khi mà có người học
không có nghề nghiệp trong khi có các ngành nghề khác đang thiếu nhân sự. Điều này
phần lớn là do hướng nghiệp và lựa chọn ngành nghề của sinh viên không được thông
tin rộng rãi và thiếu tính ứng dụng. Điều cần được tập trung giải quyết là làm thế nào
để đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp với nhu cầu và khả năng của sinh viên, cũng
như đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội về lao động chất lượng.

Nhận thức sâu rộng về thách thức đó, chúng tôi, đội ngũ sinh viên năm thứ hai tại Đại
học Thương mại, đã quyết định tập trung nghiên cứu về đề tài "Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương
mại." .Ý tưởng nghiên cứu này là điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại Trường ĐH Thương Mại.
Nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên,
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về tiêu chí và yếu tố quyết định trong việc chọn
chuyên ngành học.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: là khám phá, xác định, và đánh giá tác động của các yếu tố
then chốt đối với quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương
mại. Dựa trên những kết quả thu được từ nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề xuất các giải
1
pháp và khuyến nghị có thể hỗ trợ sinh viên cũng như nhà trường. Điều này nhằm mục
đích cải thiện hiệu suất quyết định nghề nghiệp và tăng cường trải nghiệm học tập của
sinh viên.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định rõ vấn đề nghiên cứu là xác định những yếu tố gì đóng vai trò
trong quyết định của sinh viên Đại học Thương Mại khi chọn chuyên ngành.
- Phát triển một mô hình nghiên cứu linh hoạt nhất để phản ánh chính xác sự
ảnh hưởng của các yếu tố này đối với quyết định của sinh viên.
- Tập trung vào việc khám phá và đi sâu vào những yếu tố nào đang có tác
động đáng kể đối với lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Dựa trên kết quả của nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu thực tiễn, bài
nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng cơ sở để đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hỗ
trợ sinh viên trong quá trình học tập
- Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ đưa ra những lời khuyên giúp cải thiện công
tác tư vấn tuyển sinh của trường, hướng tới mục tiêu làm cho quá trình này trở nên
hiệu quả hơn trong tương lai.

1.3. Tổng quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.

- Jeri Mullins Begss, John H.Bantham, Steven Taylor (2009), “Distinguishing the
factors influencing college students' choice of major” cho rằng: Nếu sinh viên chọn
ngành học dựa trên thông tin không chính xác, lợi ích của sự lựa chọn sẽ mất đi. Mặc
dù thông tin trên Internet nhiều, nhưng vẫn còn nghi vấn về sự quan tâm, tin tưởng, và
khả năng lựa chọn sử dụng thông tin của sinh viên để ra trong quyết định về tương lai.
- “Introduction to Theory and Research”, Reading, MA: Addison - Wesley. Hossler,
D.and Gallagher, K., 1987, Studying college choice: “A three-phase model and
implicationsfor policy makers College and University”, Vol. 2 207-21. Mô hình của
Hossler và Gallagher (1987) tập trung vào quá trình lựa chọn trường của học sinh và
bao gồm ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn khuynh hướng, giai đoạn tìm kiếm và giai
đoạn chọn. Mô hình này xem xét ảnh hưởng đến ý định chọn trường thông qua ba
nhóm yếu tố chính: yếu tố cơ bản của học sinh (như khả năng cá nhân), yếu tố gia đình
(như thu nhập gia đình), và yếu tố giáo dục và định hướng từ gia đình. Trong mô hình

2
này, "quá trình xử lý thông tin" không chỉ là một khía cạnh tự nhiên của quyết định
chọn trường, mà còn phản ánh tính cách và thái độ của học sinh. Đồng thời, nó được
hình thành dựa trên nền tảng lâu dài do gia đình và xã hội cùng tạo dựng.

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước.

- Mai Thị Việt Thắng (2008) thảo luận về các lý thuyết về tư vấn hướng nghiệp trong
bài viết "Các lý thuyết về tư vấn hướng nghiệp," được xuất bản trên Tạp chí Tâm lý
học, Số 7, trang 112. Thắng nhấn mạnh lại quan điểm của Holland rằng hầu hết môi
trường làm việc phù hợp với các loại nhân cách đã được liệt kê. Con người thường tìm
kiếm môi trường làm việc nơi họ có thể thể hiện các đặc điểm nhân cách và tránh xa
những môi trường không phù hợp với đặc điểm của họ.
- TS. Nguyễn Thị Nhân Hòa, ThS. Đỗ Thị Hồng Liên, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
(2021) “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỌC
CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI” thấy sự khác
biệt quan trọng giữa các nhóm học sinh theo ngành học và nghề nghiệp của người mẹ
trong việc đánh giá ý kiến người xung quanh và các đặc điểm nghề nghiệp. So sánh giá
trị trung bình lựa chọn của sinh viên cũng chỉ ra rằng, các yếu tố như đánh giá về đặc
điểm nghề nghiệp trong tương lai và sự phù hợp của chuyên ngành với năng lực, sở
thích cá nhân đều đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn ngành học. Những
kết quả này có tầm quan trọng đặc biệt khi đánh giá vai trò của từng yếu tố trong quyết
định lựa chọn ngành học của sinh viên Khoa Quốc tế và giáo dục đại học nói chung.

1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu.

Từ các tài liệu nhóm tổng hợp được cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định
lựa chọn ngành học của sinh viên. Các yếu tố khác nhau đều có mức độ ảnh hưởng
nhất định đến ý định lựa chọn của sinh viên. Một số yếu tố chiếm ưu thế có thể kể đến
như: sự hấp dẫn của ngành học và các cơ học việc làm trong tương lai, hay do sở thích
của sinh viên, thậm chí là sự định hướng của gia đình, bạn bè, thầy cô của sinh viên
…. Thực tế có thể thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về việc lựa chọn ngành học của sinh
viên nhưng các nghiên cứu này hầu hết được thực hiện ở nước ngoài hay những trường
Đại học khác trên cả nước với điều kiện khác rất nhiều so với Trường Đại học Thương
mại.

3
Ví dụ như: Jeri Mullins Begss, John H.Bantham, Steven Taylor (2009),
“Distinguishing the factors influencing college students' choice of major” đưa ra khá
đầy đủ về các nhân tố nhưng chưa đánh giá đầy đủ khả năng nhận thức và điểm mạnh
của sinh viên theo yêu cầu của chuyên ngành. Cũng chưa xác định được cách giải
quyết vấn đề này.
+ TS. Nguyễn Thị Nhân Hòa, ThS. Đỗ Thị Hồng Liên, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh,
”CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỌC CỦA
SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC”. Nhóm nghiên cứu cho thấy các yếu tố
như sở thích, sự phù hợp với năng lực bản thân, cơ hội việc làm và thu nhập cao sau
khi tốt nghiệp có sự ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyên ngành của sinh viên của khoa
quốc tế đại học quốc gia nói riêng và sinh viên trên trường đại học khác nói chung .

+ Hay nghiên cứu của Changhui Kang, 2004. “University Prestige and Choice of
Major Field: Evidence from South Korea”. Nghiên cứu cho thấy uy tín của một trường
đại học có tác động đáng kể đến việc họ lựa chọn ngành học chính ở trường đại học.
Đồng thời cho rằng việc có việc làm ở các công ty lớn là quan trọng hơn chứ không
phải là vấn đề thu thập.

Qua quá trình tham khảo và tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã có sự tiếp thu và kế thừa
yếu tố về: Sự hấp dẫn về ngành học và sở thích, năng lực của sinh viên. Và nhóm thấy
rằng một số bài nghiên cứu trước đó có đề cập đến chưa có sự tìm sâu về yếu tố: Sự
ảnh hưởng từ trải nghiệm học tập từ quá khứ.
Vì thế, bài nghiên cứu sẽ đi vào kiểm chứng 5 yếu tố chính tác động đến sự lựa chọn
ngành học của sinh viên Trường đại học Thương mại, bao gồm:
• Sự hấp dẫn của ngành học (nhận thức về ngành học)
• Sở thích và Năng lực sinh viên ( tập trung sâu vào cá nhân sinh viên)
• Sự định hướng của thầy cô, gia đình, bạn bè ( kế thừa từ các nguyên cứu trước)
• Cơ hội tương lai ( Việc làm, tiền lương. Cơ hội đào tạo liên thông)
• Sự ảnh hưởng từ trải nghiệm học tập từ quá khứ ( yếu tố mới)

1.4.Câu hỏi nghiên cứu.

Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề trên, bài nghiện cứu khoa học được thiết
kế để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây.
- Về câu hỏi nghiên cứu tổng quát.
4
+ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên Trường
Đại Học Thương Mại?
+ Và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên như thế nào với vấn đề?
- Câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
+ Sự hấp dẫn của các ngành học có phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành đó
của sinh viên hay không?
+ Sở thích cá nhân và năng lực của sinh viên có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành
của sinh viên không?
+ Cơ hội việc làm tương lai, cũng như thị trường lao động có ảnh hưởng đến quyết
định chọn ngành của sinh viên không?
+ Liệu có sự ảnh hưởng từ sự định hướng của thầy cô, gia đình, bạn bè đến quyết định
chọn ngành của sinh viên không?

1.5. Giả thuyết nghiên cứu.

*Giả thuyết nghiên cứu:

-Sự hấp dẫn của chuyên ngành có tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của
sinh viên.

-Sở thích cá nhân có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên.

-Cơ hội việc làm có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên .

-Đối tượng tham chiếu có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên.

-Cơ hội đào tạo liên thông có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên

-Tố chất có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên

-Xung đột dự kiến có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên .

5
Mô hình nghiên cứu lý thuyết

1.6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

1.6.1. Đối tượng nghiên cứu.

Xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên
trường Đại học Thương Mại

1.6.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Không gian: Tập trung thu thập ý kiến của sinh viên tại trường Đại học Thương Mại

- Thời gian: 02/2024 – 03/2024

1.7. Phương pháp nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Phương pháp thu thập dữ liệu:


+ Nghiên cứu khám phá dữ liệu thứ cấp từ cơ sở lý thuyết
+ Khảo sát 250 sinh viên từ năm 1 đến năm 4 của trường Đại học Thương Mại
Phương pháp phân tích số liệu:

6
+ Phương pháp nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn các biến đo lường, phương
pháp thống kê, phương pháp hồi quy đối với từng nhóm chỉ tiêu thu được từ
cuộc khảo sát, phần mềm SPSS được dùng để xử lý số liệu.

1.8. Ý nghĩa của nghiên cứu (Mục đích của nghiên cứu).

- Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn chuyên ngành của
sinh viên trường đại học thương mại.Từ đó giúp nhà Trường hiểu rõ hơn về những yếu
tố mà sinh viên xem xét khi lựa chọn chuyên ngành, từ đó giúp các nhà giáo dục và
quản lý trường học đưa ra các quyết định hợp lý hơn.
* Cải thiện chất lượng giáo dục: Khi biết được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên, các trường đại học có thể tập trung
cải thiện những yếu tố đó, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
* Phát triển chương trình học: Các trường đại học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu
để phát triển hoặc điều chỉnh các chương trình học, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và
mong đợi của sinh viên.
* Định hướng cho các nghiên cứu sau này: Nghiên cứu này cũng có thể làm cơ sở cho
các nghiên cứu sau này về vấn đề lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trong các
trường đại học khác.

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Các khái niệm liên quan

2.1.1. Khái niệm về chuyên ngành

2.1.2. Khái niệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên
ngành

2.2 Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB - Theory of Planned Behavior)

Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen
được phát triển và cải tiến từ Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned
Action – TRA) của Ajzen & Fishbein năm 1975. TPB được xem là một trong những lý
thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội để dự đoán hành vi con

7
người (Phạm T.T Uyên, Phan Hoàng Long, 2020). Trong nghiên cứu này, mô hình lý
thuyết hành vi có hoạch định (TPB – Theory of Planned Behavior) của Icek Ajzen
(1991) được vận dụng để lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên
ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại. TPB được áp dụng khá phổ biến
trong các nghiên cứu về tâm lý và hành vi con người. Lý thuyết này cho rằng, mỗi
chúng ta đều có ba niềm tin để thực hiện một hành vi có chủ đích, bao gồm:
 Thái độ của cá nhân đối với hành vi: Đây được hiểu là mức độ đánh giá tích cực
hay tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi. Thái độ thường
được hình thành bởi niềm tin của cá nhân về hệ quả của việc thực hiện một hành vi
cũng như kết quả của hành vi đó.
 Niềm tin theo chuẩn mực chung và quy chuẩn chủ quan: Điều này phản ánh sự ảnh
hưởng yếu tố xã hội đến niềm tin của một cá nhân về một hành vi nào đó. Theo lý
thuyết chiều văn hóa của Hofstede, nền văn hóa Việt Nam được coi là nền văn hóa
tập thể, khác với nền văn hóa tôn trọng chủ nghĩa của các nước phương Tây. Tác
giả Vũ Huy Thông (2010) cũng đưa đến kết luận, tâm lý của người Việt dễ bị ảnh
hưởng bởi “hiệu ứng bầy đàn”, tức là họ chưa tìm hiểu thông tin dầy đủ và chính
xác thì đã vội vàng hành động.
 Khả năng kiểm soát hành vi:

Mô hình thuyết hành vi dự định TPB

2.2.2 Thuyết tự quyết của Deci và Ryan (self-determination theory)

Thuyết tự quyết (Self-Determination Theory) của Deci và Ryan năm 1985 là


một thuyết dựa trên thực nghiệm về hành vi của con người và phát triển nhân cách.
Quyền tự quyết đề cập đến khả năng của một người trong việc lựa chọn và quản lý
cuộc sống của chính họ (Jansen in de Wal, van den Beemt, Martens, & den Brok,
2020). Tự quyết định có nghĩa là một người cảm thấy kiểm soát nhiều hơn, trái ngược
với việc không tự quyết định, điều này có thể khiến họ cảm thấy cuộc sống của mình
8
bị người khác kiểm soát (Vallerand, 2000). Thuyết tự quyết tập trung phân tích chủ
yếu ở cấp độ tâm lý và phân biệt các loại động cơ được thay đổi liên tục từ kiểm soát
đến tự trị. Lý thuyết tự quyết xác định các nguồn nội tại và bên ngoài tác động đến
động lực lựa chọn hành vi (Deci và Ryan, 1985, 2000). Động lực nội tại (xuất phát từ
thái độ, suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân thực hiện hành vi) đề cập đến hành động được
thực hiện bởi vì nó vốn dĩ thú vị hoặc thú vị trong khi động lực bên ngoài đề cập đến
hoạt động được thực hiện bởi vì nó dẫn đến một kết quả có thể phân tách (tách rời).
Theo học thuyết này, mọi người cần phải có 3 yếu tố sau đây để có động lực nội tại:
 Quyền tự chủ: Mọi người cần cảm thấy kiểm soát được hành vi và mục tiêu của
chính mình. Cảm giác có thể thực hiện hành động trực tiếp dẫn đến thay đổi thực
sự đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người cảm thấy tự quyết định.
 Năng lực: Mọi người cần phải thông thạo các nhiệm vụ và học các kỹ năng khác
nhau. Khi mọi người cảm thấy rằng họ có các kỹ năng cần thiết để thành công, họ
có nhiều khả năng thực hiện các hành động giúp họ đạt được mục tiêu của mình.
Deci phát hiện ra rằng việc cho mọi người phản hồi tích cực bất ngờ về một nhiệm
vụ làm tăng động lực nội tại của họ để thực hiện nó, nghĩa là điều này là do phản
hồi tích cực đáp ứng nhu cầu về năng lực của mọi người.
 Kết nối hoặc liên quan: Mọi người cần trải nghiệm cảm giác thân thuộc và gắn bó
với người khác.

Lý thuyết tự chủ của Deci và Ryan (1985)

Cũng theo thuyết tự quyết, động lực bên ngoài có thể thay đổi tùy theo mức độ
mà các động lực này được điều chỉnh bên trong hoặc bên ngoài (Deci & Ryan, 1985).
Các động lực bên ngoài thường bao gồm các hình phạt và có liên quan đến việc tuân
thủ trong khi các động lực bên trong có liên quan đến việc tự chứng thực các mục tiêu
cá nhân và do đó được quy định độc lập hơn (Deci & Ryan, 1985). Lý thuyết tự quyết
định thúc đẩy bốn loại động lực khác nhau, từ bên ngoài đến nhận thức bên trong của
họ: quy định bên ngoài; đáp ứng nhu cầu bên ngoài hoặc được sử dụng để có được
phần thưởng bên ngoài; quy định hướng nội, thông qua đó mọi người thực hiện các
9
hành động do áp lực tránh cảm giác tội lỗi hoặc lo lắng; nhận thức của cá nhân trong
việc xác định tầm quan trọng cá nhân của một hành vi (Deci & Ryan, 1985).
Động cơ nội tại và động cơ bên ngoài không loại trừ lẫn nhau, mà chúng tương
hỗ lẫn nhau. Động cơ tự quyết có vai trò rất quan trọng đối với kết quả hành động.
Theo Vansteenkiste và cộng sự (2005, xem trong Bùi Thị Thúy Hằng, 2007), những
người có động cơ tự quyết thường có phương pháp hành động hiệu quả và kết quả tốt
đẹp.

2.2.3 Thuyết hai nhân tố của Herzberg (Herzberg’s Motivation-Hygiene Model –


Two Factor Theory of Motivation)

Frederick Herzberg đã phát triển mô hình thuyết hai nhân tố vào năm 1959.
Ông đã phỏng vấn 200 kỹ sư và kế toán làm việc tại 11 công ty khác nhau ở
Pittsburgh. Sau nghiên cứu, Herzberg đã phát hiện ra có 2 nhân tố mà một tổ chức có
thể điều chỉnh để duy trì, phát triển động lực của nhân viên đó là các nhân tố duy trì và
các nhân tố động viên. Các nhân tố liên quan tới sự thỏa mãn đối với công việc - được
gọi là các nhân tố động viên – và các nhân tố này là khác biệt với các yếu tố liên quan
tới sự bất mãn – còn được gọi là các nhân tố duy trì. Đối với các nhân tố động viên nếu
được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn và từ đó sẽ động viên người lao động làm
việc tích cực và chăm chỉ hơn. Nhưng nếu không được giải quyết tốt thì tạo ra tình
trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc đã bất mãn. Trong khi đó đối với các nhân tố duy
trì, nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nhưng nếy giải quyết tốt thì tạo ra
tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã có tình trạng thỏa mãn. Theo lý thuyết,
nhân tố động viên là nhân tố thúc đẩy yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại liên quan đến môi trường
nghiên cứu như hệ thống cơ sở vật chất nghiên cứu, sự hỗ trợ của người hướng dẫn,
chính sách từ phía nhà trường, …
Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là xác định yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại. Từ tổng quan các lý

thuyết và nghiên cứu trước, nhóm đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm ? yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Trường đại học Thương
mại là:

10
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

3.1. Tiếp cận nghiên cứu.

Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Theo Daniel Muijs, (2004): Nghiên cứu
định lượng là phương pháp giải thích hiện tượng thông qua phân tích thống kê với dữ
liệu định lượng thu thập được. Các yếu tố đã được tổng hợp được nhóm nghiên cứu
rộng hơn trong khảo sát định lượng này. Nhóm sẽ đưa ra thống kê nhằm phản ánh số
lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình:
Xác định câu hỏi nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu. Nhóm nghiên
cứu sẽ không tham gia vào khảo sát nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.

3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu.

Nghiên cứu được thực hiện qua một bước duy nhất: Nghiên cứu định lượng. Nghiên
cứu định lượng nhằm xác định rằng: liệu các nhân tố được đề xuất trong mô hình có
phù hợp hay không một cách rộng rãi.
Phương pháp chọn mẫu:
Xác định phương pháp chọn mẫu định lượng:
Đối với đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Cụ
thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phương pháp quả bóng tuyết. Với mẫu
thuận tiện người nghiên cứu tiếp cận với đối tượng khảo sát dựa trên tính thuận lợi, ở
những nơi mà người nghiên cứu có khả năng tiếp cận được. Nhóm nghiên cứu chọn
đối tượng khảo sát là sinh viên Trường Đại học Thương mại. Tiến hành gửi bảng khảo
sát đến 250 sinh viên Trường Đại học Thương mại và thông qua họ gửi bảng khảo sát
đến các đối tượng tiếp theo (phương pháp quả bóng tuyết). Ưu điểm của phương pháp
này là tiếp xúc được đa dạng với sinh viên ở các khoa, ngành khác nhau.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:


 Với nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi tự quản
lý được xây dựng bằng phần mềm Google Form và gửi qua Email, Facebook, Zalo
của các mẫu khảo sát là 150 sinh viên Trường Đại học Thương mại. Dữ liệu sau
khi thu thập được làm sạch và đánh giá phân phối chuẩn sẽ được phân tích bằng
phần mềm SPSS để đánh giá chất lượng thang đo, sự phù hợp của mô hình và

11
kiểm định giả thiết mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô
hình nghiên cứu.
Xử lý dữ liệu:
Sử dụng phần mềm SPSS với công cụ phân tích thống kê mô tả
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích tương quan và phân tích hồi quy để nhập và phân tích dữ liệu đã thu được

3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu

3.3.2: Nghiên cứu định lượng

Thang đo sử dụng cho các biến quan sát nhóm có kế thừa ở một số nghiên cứu trước
và do nhóm tự đề xuất

Thang đo:

● Biến độc lập:

- CƠ HỘI VIỆC LÀM:

+ Môi trường việc làm ốn định

+ Thăng tiến cao trong công

+ Thu nhập cao

+ Được làm việc ở các công ty nước ngoài

- CÁ NHÂN ẢNH HƯỞNG:

+ Theo lời khuyên của thầy, cô giáo

+ Định hướng của gia đình, người thân

+ Ý kiến của bạn bè

- BẢN THÂN NGƯỜI HỌC :

+ Ngành học phù hợp với sở thích cá nhân

+ Ngành học phù hợp với năng lực bản thân

+ Ngành học phù hợp với tài chính gia đình

- ĐẶC ĐIỂM NGÀNH HỌC:

12
+ Là ngành tỉ lệ ra trường có việc làm cao

+ Là ngành có nhiều người thích và lựa chọn

+ Chương trình giảng dạy tốt, phù hợp

+ Là ngành đang thiếu nguồn nhân lực

- ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC:

+ Vị trí địa lí thuận tiện

+ Chất lượng giảng viên cao

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết bị hiện đại, phục vụ giảng dạy tốt

+ Là trường nổi tiếng, năm trong top cao

KHẢ NĂNG TRÚNG TUYỂN;

+ Tỉ lệ trúng tuyến cao

+ Điểm đầu vào phù hợp

+ Tỷ lệ chọi thấp

+ Số lượng tuyển sinh lớn

CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG :

+ Có thông tin ngành học qua báo chí, tờ rơi, TV, đài phát thanh

+ Có thông tin về ngành học qua internet, mạng xã hội...

+ Có thông tin từ giáo viên và có văn học tập

+ Có thông tin từ các buổi tư vän tuyên sinh và hướng nghiệp

· Biến phụ thuộc:

QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỌC:

+ Tôi thấy hài lòng với quyết định chọn ngành học của mình

+ Tôi sẽ quyết tâm học tập để tự tin khi di

+ Tôi sẵn sàng giới thiệu ngành học này với những người quan tâm đến nó

13
Phân tích thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả là kĩ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu định
lượng. Bất kì một nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành các phân tích này, ít nhất
là để thống kê về đối tượng điều tra.

Các phân tích chuyên sâu khác


Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha.
Các biến quan sát có tiêu chuẩn khi chọn thang đo đó là hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6
trở lên, nhỏ hơn 1 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalue để xác định số lượng các nhân tố. EFA
xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm
phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân
sai nhân tố từ ban đầu.
Phân tích hồi quy: Là phân tích để xác định quan hệ phụ thuộc của một biến (biến
phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (gọi là biến độc lập)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng

4.2. Phân tích thống kê mô tả

4.2.1: Thống kê mô tả mẫu.

4.2.2. Thống kê mô tả thang do

14
4.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha.

4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.5. Phân tích tương quan pearson.

4.6 Phân tích hồi quy đa biến.

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1: Kết luận

5.2: Kiến nghị, đề xuất giải pháp:

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồng Thị Bích, (2017), Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định
chọn
ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Andrew Worthington Helen Higgs, (2004), “Factors explaining the choice of an
economics major The role of student characteristics, personality and
perceptions of the profession”.
3. Jeri Mullins Begss, John H.Bantham, Steven Taylor (2009), “Distinguishing the
factors influencing college students' choice of major”.
4. Fortin, A., &Amernic, J. H, (1994), “A descriptive profile of intermediate
accounting students, Contemporary Accounting Research Special Education
Research Issue”.
5. Changhui Kang, 2004. "University Prestige and Choice of Major Field:
Evidence from South Korea," Econometric Society 2004 Far Eastern
Meetings 544, Econometric Society.

16
PHỤ LỤC

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát

PHIẾU KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI

Xin chào quý anh/chị


Chúng tôi là nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học thuộc khoa Hệ thống thông tin
kinh tế và TMĐT của Trường Đại học Thương Mại. Hiện tại chúng tôi đang thực hiện
khảo sát “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh
viên trường đại học thương mại”. Để góp phần vào sự thành công của đề tài nghiên
cứu, rất mong quý anh/chị dành một chút thời gian để chia sẻ quan điểm của mình
bằng cách thực hiện bài khảo sát dưới đây.
Chúng tôi cam đoan những thông tin anh/chị cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ
phục vụ riêng cho nghiên cứu này.
Mọi ý kiến đóng góp của anh/chị sẽ góp phần tạo nên thành công cho đề tài
nghiên cứu của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của quý anh/chị!

A. Câu hỏi mở đầu


1. ?
£ có
£ không
2. ?
£ Chắc chắn có
£ Có thể
£ Chắc chắn không

B. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên
trường đại học thương mại
17
Anh/chị lựa chọn mức độ theo thang đo Likert 5 điểm, đánh giá về ảnh hưởng của các
yếu tố sau tới ý như sau:
1 - Rất không đồng ý
2 - Không đồng ý
3 - Bình thường
4 - Đồng ý
5 - Rất đồng ý
Vui lòng đánh dấu ✓vào ô mà anh/chị chọn

1 2 3 4 5

1. ?

2. ?

3. ?

4. ?

1. ?

2. ?

3. ?

18
4. ?

1. ?

2. ?

3. ?

4. ?

1. ?

2. ?

3. ?

4. ?

1. ?

2. ?

3. ?

19
4. ?

C. Thông tin cá nhân


Cảm ơn anh/chị đã hoàn thành phiếu khảo sát, hãy cho chúng tôi biết 1 chút thông tin
về anh/chị nhé!
1. Giới tính
£ Nam
£ Nữ
2. Bạn đang là sinh viên năm mấy?
£ Năm nhất
£ năm hai
£ năm ba
£ năm tư
3. Kết quả học tập của học kỳ gần nhất
£ Dưới 4.0
£ Từ 4.0 đến 5.9
£ Từ 6.0 đến 7.4
£ Từ 7.5 đến 8.4
£ Trên 8.5
4. Ngành bạn đang theo học? …………………………………………………………

XIN CẢM ƠN SỰ ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CỦA ANH/CHỊ CHO NGHIÊN

CỨU NÀY.

CHÚC ANH/CHỊ MẠNH KHỎE VÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG!

20
21

You might also like