You are on page 1of 24

Tạo dựng sự thống

nhất trong làm việc


nhóm

1
Biểu tượng
Một số biểu tượng được sử dụng xuyên suốt các mô-đun để mọi người dễ nhận ra các
nhiệm vụ khác nhau trong mỗi buổi học và đối với mỗi hoạt động.

Đọc to
Một thành viên trong nhóm nên đọc to cho những người còn lại
trong nhóm nghe.

Liên kết kiến thức


Kiến thức và kỹ năng được liên kết với các tài liệu học tập và những
hỗ trợ khác của BCC CTNM.

Phân bổ thời gian


Cho biết thời gian dành cho mỗi buổi học và mỗi hoạt động.

Dụng cụ cần thiết


Cho biết cần phải có những dụng cụ nào để hoàn thành buổi học.

Bắt đầu hướng dẫn từng bước


Cho biết điểm bắt đầu của hướng dẫn từng bước cho một hoạt
động.

Hãy suy nghĩ


Đề cập một số thông tin bổ sung để học viên suy nghĩ.

2
Đo lường hiệu quả hoạt động
Thường xuyên đánh giá chất lượng môi trường làm việc là một khía cạnh quan trọng để
vận hành tổ chức một cách hiệu quả. Các mục dưới đây giúp bạn hiểu (các) chỉ số nào có
thể được sử dụng để đo lường và đánh giá chất lượng môi trường làm việc trong tổ chức
liên quan đến chủ đề của mô-đun BCC CTNM này.
Sử dụng các mục này để thực hiện khảo sát nhân viên trước khóa đào tạo, và định kỳ sau
khi đào tạo (chẳng hạn như 6 tháng hoặc 12 tháng một lần):
- Nhân viên xác nhận rằng họ biết cách lập kế hoạch thương lượng và đạt được thỏa
thuận tốt hơn.
- Nhân viên xác nhận rằng họ cảm thấy tự tin khi sử dụng các kỹ thuật thương lượng
tại nơi làm việc.
- Nhân viên cho biết họ đã chuẩn bị tốt hơn để tìm ra giải pháp đôi bên cùng có lợi tại
nơi làm việc.
- Nhân viên cho biết họ cảm thấy nhóm/tổ chức khuyến khích họ đưa ra các giải pháp
đôi bên cùng có lợi.

Phần 1

Nghiên cứu tình huống


điển hình

Phần này nhằm chuẩn bị cho việc thảo luận với các thành viên
khác trong nhóm trong suốt mô-đun học tập và hiểu được lợi
ích của việc lắng nghe các quan điểm khác nhau.

Nhận diện vấn đề, trình bày và thảo luận các quan điểm khác
nhau, đánh giá ý kiến và tìm ra các giải pháp khả thi.

3
Phần 1
Tổng quan
Mỗi nghiên cứu tình huống điển hình đưa ra một tình huống
thực tế để người học suy nghĩ và thảo luận với các thành viên
khác trong nhóm. Bằng cách thảo luận về tình huống này, học
Một thành viên
đọc to toàn bộ viên học hỏi từ những ý tưởng và quan điểm của các học viên
nội dung phần khác, đồng thời xây dựng sự hiểu biết về chủ đề của mô-đun
này cho những
người còn lại này trong môi trường làm việc.
trong nhóm nghe

20 phút

Một thành viên


trong nhóm đọc to
tình huống điển
hình
Tài liệu đào
tạo, bút, bút
dạ to và giấy
khổ lớn

Cả nhóm thảo luận


về tình huống điển
hình

Mọi người hiểu sâu


hơn về chủ đề này

4
Các hoạt động
Tình huống điển hình
Hoạt động

1a
Phần dưới đây trình bày một tình huống có thể xảy ra trên thực tế.

Hướng dẫn:

1) Cả nhóm lắng nghe một thành viên đọc tình huống điển hình dưới
10 phút
đây trong quá trình theo dõi nội dung mô-đun học tập này.

Hằng đã làm việc với vai trò chuyền trưởng tại một tổ chức dệt
may trong 4 năm qua. Cô đang lãnh đạo một nhóm gồm 10 công
nhân. Tổ chức hoạt động rất không tốt. Trong năm vừa qua, tổ
chức liên tục bị giảm đơn hàng, trong khi các tổ chức khác lại
phát triển vượt bậc.
Hai ngày trước, trong cuộc họp với ban quản lý tổ chức, Hằng
được thông báo rằng tổ chức có kế hoạch giới thiệu triển khai một
số thiết bị sản xuất mới, hiện đại. Với hệ thống máy móc này, tổ
chức sẽ sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả hơn, đạt được năng
suất nguyên vật liệu cao hơn và có thể là lợi nhuận cao hơn nữa.
Ban lãnh đạo hy vọng rằng với việc áp dụng kỹ thuật này, họ có
thể giảm giá thành và bắt đầu nhận được nhiều đơn hàng hơn.
Kỹ thuật mới sẽ được triển khai trong hai tuần tới.
Sau cuộc họp, Hằng thông báo cho nhóm của mình về quyết định
này. Công nhân hoàn toàn không hưởng ứng: Họ không biết các
kỹ thuật mới cần thiết để sử dụng máy móc và trước tiên sẽ phải
học cách làm quen trong khi vẫn phải tiếp tục xử lý khối lượng
sản xuất như cũ. Các công nhân đề nghị Hằng lùi việc đưa máy
móc mới vào sản xuất.
Tuy nhiên, Hằng và ban lãnh đạo tổ chức quyết định phản đối
quyết định lùi thời hạn này. Tổ chức cần tiến hành thay đổi này
càng sớm càng tốt để có thể tồn tại và tăng đơn hàng.

2) Làm việc theo nhóm để phân tích câu chuyện của Hằng và công
nhân của cô được mô tả trong tình huống điển hình. Thảo luận để
trả lời các câu hỏi ở trang sau.

5
Bảng 1. Câu hỏi về tình huống của Hằng

1. Công nhân mong muốn điều gì ở Hằng?

2. Tại sao Hằng và ban lãnh đạo lại từ chối đề nghị của họ?

3. Công nhân có thể làm gì để thương lượng về việc đưa máy móc mới vào sử dụng?

4. Công nhân và Hằng có thể làm gì để tìm ra giải pháp?

6
Trang này được cố ý để trống và có thể
dùng để ghi chú.

7
Hoạt động Phần kết của tình huống điển hình

1b Trong hoạt động này, bạn sẽ tìm hiểu phần kết của câu chuyện trong
tình huống điển hình.

Hướng dẫn:
5 phút
1) Trong nhóm của bạn, vui lòng đọc phần kết của tình huống điển
hình.
Tổ chức muốn sử dụng máy móc mới để nâng cao chất lượng
sản xuất và tăng lượng đơn hàng. Sau khi Hằng nói với các công
nhân, họ không hưởng ứng giải pháp này.
Hằng quyết định nói chuyện với các công nhân về những chiếc
máy mới và lý do tại sao họ lại phản đối như vậy. Nhóm của cô lo
lắng rằng họ sẽ phải học cách vận hành các máy móc mới trong
khi vẫn phải sản xuất cùng một số lượng sản phẩm may mặc.
Hằng hiểu được nỗi lo lắng của họ. Cô có ý tưởng đào tạo công
nhân về kỹ thuật sản xuất mới và muốn đề xuất ý tưởng này với
ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo sẵn sàng lắng nghe đề xuất của
Hằng, họ cùng thảo luận kế hoạch triển khai chương trình đào
tạo.
Công nhân yên tâm khi biết rằng họ sẽ được đào tạo về kỹ thuật
mới và giờ đây họ cảm thấy bớt lo lắng hơn khi thực hiện các đơn
hàng mới.

2) Thảo luận các câu hỏi sau:


 Tình huống điển hình đã kết thúc như thế nào?
 Hằng đã làm gì để hiểu được quan điểm của những công
nhân?
 Tổ chức đã giúp đỡ công nhân của mình như thế nào?

8
Phần 2

Tìm hiểu về chủ đề


Mục tiêu

Tìm hiểu thương lượng là gì và tìm hiểu các ví dụ cũng


như chiến lược để thương lượng hiệu quả cũng như lợi
ích liên quan.

Tìm hiểu cách thương lượng giúp đi đến giải pháp có lợi
cho tất cả các bên liên quan.

Học cách xác định các ưu tiên của bạn cũng như mục tiêu
và lợi ích của người khác trước khi tham gia thương
lượng.

Đưa ra các phương án giải quyết nhằm xây dựng đạt được
thỏa thuận.

9
Phần 2

Tổng quan

Thương lượng (negotiation) là phương thức giao tiếp phổ biến


trong làm việc nhóm, bao gồm thảo luận giữa hai hoặc nhiều
bên để đạt được thỏa thuận có lợi cho tất cả mọi người. Hầu hết
Một thành viên
đọc to toàn bộ
mọi người đều đang thương lượng hàng ngày mà không nhận
nội dung phần ra điều đó. Ví dụ: thương lượng trong bán hàng, thủ tục tố tụng
này cho những
người còn lại pháp lý, hôn nhân, nuôi dạy con cái, tình bạn, v.v.
trong nhóm
nghe Bạn có thể làm theo các bước sau để chuẩn bị cho bất kỳ tình
huống thương lượng nào:

Xác định mục tiêu và


mối quan tâm
phút

Xác định các ưu tiên


của bạn

Tài liệu đào


tạo, bút và
Đưa ra các phương
bút dạ to án giải quyết

Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu thêm về khái niệm thương
lượng là gì và tại sao đó là một kỹ năng hữu ích cho mọi người
và thực hiện ba bước nêu trên.

10
Các hoạt động
Thương lượng trong cuộc sống hàng ngày
Hoạt động

2a
Trong hoạt động này, bạn sẽ thảo luận về một tình huống đã thương
lượng trong những trải nghiệm làm việc nhóm trước đây của mình.

Hướng dẫn:
20 phút 1) Đọc to các câu hỏi và ví dụ trong Bảng 2 ở trang sau. Sau đó,
mỗi cá nhân hãy suy nghĩ về các bước từ 1 đến 4.

(sau khi chia sẻ lần lượt, hãy chọn 1 ví dụ tiêu biểu và tổng hợp
bên dưới)

2) Thảo luận theo nhóm từ bước 5 đến bước 7. Sau đó tổng hợp
các từ khoá (keywords) chính theo từng bước từ tập thể nhóm
vào bài làm.

11
Bảng 2. Mỗi học viên hãy xem xét các bước 1 – 4
Bước Thí dụ:

Bước 1:
Tôi đã thương lượng với quản lý vì tôi muốn nghỉ làm hai
Nghĩ về một tình ngày. Các bên liên quan đến tình huống này là: (1) tôi, (2)
huống mà bạn đã tiến bố mẹ tôi và (3) quản lý của tôi.
hành thương lượng.
Các bên liên quan là ai Tôi muốn nghỉ làm hai ngày để về thăm bố mẹ. Bố mẹ tôi
và mối quan tâm của muốn gặp tôi vì đã lâu tôi không về. Quản lý của tôi không
mọi người là gì? muốn để tôi đi vì tổ chức phải sản xuất những đơn hàng
quan trọng.

Bước 2:
Tôi đã cố gắng hiểu hoàn cảnh của quản lý phải khó khăn
Bạn đã làm gì để đạt như thế nào khi cho tôi nghỉ hai ngày trong thời gian sản
được thỏa thuận với xuất cao điểm.
các bên khác?

Bước 3:
Kết quả ra sao? Mọi Quản lý của tôi đồng ý cho tôi đi nghỉ sau khi đơn hàng
người có hài lòng về được sản xuất.
kết quả không?

Bước 4:
Lẽ ra tôi nên bắt đầu bằng cách giải thích lý do tại sao tôi
Có điều gì mà bạn muốn về thăm bố mẹ và chuyến thăm này không cấp bách
muốn thay đổi trong lắm, hoàn toàn có thể lùi lại ít lâu. Lúc đầu, quản lý của tôi
cuộc thương lượng nghĩ rằng tôi muốn nghỉ phép càng sớm càng tốt.
của mình không?

Làm việc theo nhóm để xem xét và thảo luận các bước sau:

Bước 5: Thảo luận với cả nhóm các câu trả lời của cá nhân bạn ở Bước 1-4.

Bước 6: Điều duy nhất bạn học được từ việc lắng nghe trải nghiệm của những người
khác trong nhóm ở Bước 5 là gì? Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược
thương lượng của bạn trong tương lai?

Bước 7: Mọi người thương lượng có khác nhau không? Ví dụ, có sự khác biệt nào
trong cách thương lượng của nam và nữ không?

12
13
Xác định mục tiêu và mối quan tâm
Hoạt động

2b
Trước khi bắt đầu thương lượng, bạn cần làm rõ mong muốn của bạn
và các bên khác. Trong hoạt động này, bạn sẽ thực hành xác định mục
tiêu và ưu tiên của mỗi người.

Hướng dẫn:
15 phút

1) Yêu cầu một học viên đọc to tình huống dưới đây:
Jack và Viruss mỗi người đang giám sát ba dây chuyền may tại
Quality Apparel. Thứ Hai tuần trước, Jack đã xin nghỉ 2 tiếng vì lý
do cá nhân và nhờ Viruss hỗ trợ bằng cách giám sát dây chuyền
giúp cô.
Khi Jack quay lại tổ chức, cô thấy Viruss đang tranh cãi với một
số công nhân may về việc kiểm tra chất lượng cuối dây chuyền.
Jack hỏi Viruss về cuộc tranh luận và Viruss giải thích rằng Giám
đốc Chất lượng đã phàn nàn về chất lượng đường may ở mép
túi. Viruss tìm thấy một số sản phẩm bị lỗi từ dây chuyền của
Jack. Nếu đội của Jack phải chịu trách nhiệm thì họ sẽ bị trừ tiền
cho những sản phẩm bị lỗi.
Jack không thể chắc chắn về ý kiến của Viruss vì những sản
phẩm sai sót có thể do nhóm của Viruss sản xuất. Jack muốn bảo
vệ nhóm của mình nhưng cần đảm bảo chất lượng hàng may
mặc phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng đã xác định để có thể
giao hàng. Đồng thời, cô không muốn tranh cãi với Viruss vì
muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp.

2) Làm việc theo nhóm và thảo luận về mục tiêu và mối quan tâm
của Jack, Viruss và Giám đốc Kiểm soát chất lượng. Viết ra câu
trả lời của bạn.

3) Cùng với cả nhóm xem qua Bảng 3 và thảo luận tại sao việc thiết
lập mối quan hệ tốt lại quan trọng để thương lượng hiệu quả.
Trong bảng, đánh dấu những lý do tốt là “Có” và những lý do
không tốt là “Không”.

14
Có/
Bảng 3. Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng rất quan trọng
khôn
bởi vì
g

1. Các bên khác có thể bị lừa khi họ tin tưởng bạn.

2. Việc thương lượng trong tương lai sẽ dễ dàng hơn.

3. Những người liên quan sẽ ít có khả năng cho rằng mục tiêu/mối quan
tâm của họ quan trọng hơn của người khác.

4. Tất cả những người liên quan sẽ sẵn sàng thỏa hiệp để duy trì mối
quan hệ hơn.

5. Tất cả những người liên quan sẽ sẵn sàng thấu hiểu nhau hơn.

6. Có thể nhận được nhiều lợi ích hơn từ các bên khác nếu họ tôn trọng
bạn.

15
Hoạt động Xác định các ưu tiên

2c Trong một cuộc thuơng lượng, bạn thường nghĩ đến nhiều mục tiêu
hoặc mối quan tâm. Vì vậy, điều quan trọng là phải quyết định xem bạn
muốn ưu tiên những mục tiêu hoặc mối quan tâm nào.

7 phút Hướng dẫn:

1) Trở lại với tình huống của Jack và Viruss. Thảo luận trong nhóm
về mục tiêu và mối quan tâm trong Bảng 4 dưới đây.

2) Bước tiếp theo là Jack và Viruss cần quyết định mục tiêu quan
trọng nhất đối với mỗi người. Trong nhóm, hãy xác định những
mục tiêu và ưu tiên nào mà Viruss và Jack nên đưa ra và viết ra
câu trả lời của bạn.

Bảng 4. Mục tiêu và mối quan tâm của Jack & Viruss
Mục tiêu và mối quan tâm của Mục tiêu và mối quan tâm của
Jack Viruss
1. Jack muốn bảo vệ nhóm công nhân 1. Viruss muốn nhóm của Jack chịu
của mình. trách nhiệm và chịu chi phí cho
2. Jack cần đảm bảo rằng nhóm của những sản phẩm bị lỗi.
cô không tạo ra các mép túi bị lỗi. 2. Viruss muốn đảm bảo rằng không
3. Jack muốn chứng minh rằng nhóm có mép túi nào bị lỗi.
của mình không phải chịu trách 3. Viruss muốn chứng minh rằng nhóm
nhiệm đối với những sản phẩm bị của mình không phải chịu trách
lỗi. nhiệm đối với những rìa túi bị lỗi.
4. Jack muốn duy trì mối quan hệ tốt 4. Viruss muốn duy trì mối quan hệ tốt
với Viruss. với Jack.

Hoạt động Đưa ra các phương án giải quyết

2d Bước cuối cùng để chuẩn bị cho một cuộc thương lượng là đưa ra một
số giải pháp đôi bên cùng có lợi và mọi người đều hài lòng.

7 phút
16
Hướng dẫn:

1) Thảo luận theo nhóm và đưa ra ít nhất 3 phương án mà Jack có


thể đề xuất với Viruss và Giám đốc Kiểm soát chất lượng để đôi
bên cùng có lợi. Viết ra tất cả các lựa chọn bạn có thể nghĩ ra.

Ví dụ: Nói với Viruss rằng cô không thể chứng minh được nhóm
nào đã sản xuất ra những sản phẩm may lỗi; đề nghị chia sẻ
trách nhiệm và chi phí với nhóm của cô vì không ai xác định
được bên nào sản xuất ra sản phẩm lỗi.

2) Cả nhóm hãy thảo luận đâu là lựa chọn tốt nhất cho Jack và tại
sao.

17
18
Phần 3

Kế hoạch hành động


của bạn
Tổng kết và ôn lại những kiến thức mới đã học.

Xác định cách thức để vận dụng kiến thức mới sao cho
đem lại lợi ích cho tổ chức của bạn.

19
Phần 3
Tóm lược
Trong mô-đun này, bạn đã học được kiến thức về cách đạt được
các giải pháp đôi bên cùng có lợi thông qua thương lượng.

Một thành viên


đọc to toàn bộ
nội dung phần
này cho những Xác định mục tiêu và
người còn lại
trong nhóm mối quan tâm
nghe

Xác định các ưu tiên


của bạn

20 phút
Đưa ra các phương
án giải quyết

Tài liệu đào


tạo, bút và
bút dạ to Trong hoạt động này, bạn sẽ suy nghĩ cách vận dụng kiến thức
mới bằng cách xây dựng kế hoạch hành động của riêng bạn.

20
Các hoạt động
Danh sách kiểm tra theo thực hành tốt nhất
Hoạt động

3a
Trong hoạt động này, tập thể nhóm hãy xem xét những thực hành tốt
nhất để chuẩn bị cho việc thương lượng và đưa ra giải pháp đôi bên
cùng có lợi.

Hướng dẫn:
5 phút

1) Cùng nhau xem danh sách các thực hành tốt nhất trong Bảng 5 và
đánh dấu ✔ vào cột bên phải nếu bạn đang sử dụng các phương
pháp này trong tổ chức. Nếu tất cả thành viên nhóm đều ĐỒNG Ý,
hãy tick vào ô tương ứng.

Bảng 5. Thực hành tốt nhất về tạo dựng sự thống nhất

Những thực hành tốt nhất để chuẩn bị thương lượng ✔

1. Xác định mục tiêu và lợi ích của tất cả các bên sẽ tham gia thương lượng.

2. Xác định các ưu tiên và mục tiêu của bạn trước khi bắt đầu thương lượng.

3. Đưa ra các giải pháp đôi bên cùng có lợi mà mọi người đều có thể hài lòng.

Thực hành tốt nhất trong quá trình thương lượng ✔

1. Xây dựng lòng tin với mọi người tham gia thương lượng bằng cách giữ lời
hứa, hành động có thiện chí và không nói dối.

2. Xây dựng sự tôn trọng bằng cách tìm hiểu các giải pháp “đôi bên cùng có
lợi”, có nguyên tắc và dựa trên thực tế.

3. Đặt câu hỏi và lắng nghe các bên khác tham gia thương lượng để hiểu rõ
hơn về lợi ích và lập trường của họ.

21
22
Kế hoạch hành động của cá nhân
Hoạt động

3b Mỗi sinh viên cần thực hiện phần nội dung này
tại nhà, vẽ tay Bảng 6 vào giấy và thực hiện
theo hướng dẫn bên dưới đây theo nhận định
chủ quan của mình.
Trong hoạt động này, bạn sẽ suy nghĩ cách thức vận dụng kiến thức
30 phút
mới để thực hiện kỹ thuật tạo dựng sự thống nhất trong tổ chức bằng
cách xây dựng kế hoạch hành động của riêng bạn.

Hướng dẫn:

Từng học viên hãy hoàn thành bảng ở trang tiếp theo bằng cách
liệt kê tối đa 5 điều mà bạn đã học được ngày hôm nay, thời điểm
bạn sẽ áp dụng những kiến thức đó trong HOẠT ĐỘNG NHÓM
DỰ ÁN CỦA MÔN HỌC NÀY và kết quả dự kiến là gì.

 Những kiến thức bạn học được ngày hôm nay có ý nghĩa gì
đối với nhóm của bạn?
 Bạn sẽ thực hiện những hành động gì khác trong nhóm của
mình?
 Bạn sẽ đề xuất những hành động và thay đổi nào cho
nhóm?

23
Bảng 6. Vận dụng kỹ năng mới
Kiến thức tôi đã học Thời điểm tôi sẽ áp
Kết quả dự kiến
được dụng kiến thức này
Ví dụ của Hằng: Tôi đã học được Ví dụ của Hằng: Khi đề xuất thay Ví dụ của Hằng: Như vậy, tôi vẫn
cách cân nhắc lợi ích của đối đổi với công nhân, tôi sẽ xem xét có thể triển khai những thay đổi
phương trước khi thương lượng. quan điểm và lợi ích của họ. trong tổ chức và công nhân cũng
cảm thấy rằng lợi ích của họ được
quan tâm.

Nhóm hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình Việc làm


Bền vững ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình
Dương

Tòa nhà Liên Hợp Quốc, Tầng 10


Đại lộ Rajdamnern Nok,
Bangkok 10200, Thái Lan
Điện thoại: 662 288 1234 Fax. 662 288 3058
E-mail: BANGKOK@ilo.org

You might also like