You are on page 1of 108

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
DỤC 2018
(BỘ SÁCH CÁNH DIỀU)

GVHD: PGS.TS Bùi Mạnh Hùng


Nhóm thực hiện: Nhóm 9

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
NHÓM 9

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ hoàn


hoàn thành
1 Hứa Thị Phương Mai 46.01.601.073 Viết phần 3.1; 4.2. 100
Tổng hợp word
2 Trần Bảo Ngọc 46.01.601.083 Viết 3.2.2, 4.3 100
3 Nguyễn Thị Kim Thoa 46.01.601.127 Viết 1.1 100
PPT
4 Nguyễn Thị Hồng 46.01.601.070 Viết 2.1.1, 4.3. 100
Luyến
5 Nguyễn Ngọc Ly Ly 46.01.601.071 Viết 2.1.1, 4.4 100
6 Trịnh Võ Khánh 46.01.601.092 Viết 2.1.1, 4.4 100
Nguyên
7 Nguyễn Quang Đức 46.01.601.029 Viết Mở đầu 100
Viết 2.1.2, 4.3
8 Bùi Khánh Hương 46.01.601.036 Khảo sát 100
Giang Viết mục 3.2.1
9 Nguyễn Thu Phương 46.01.601.114 Viết mục 2.1.2, 4.1 100
10 Nguyễn Tuấn Anh 46.01.601.008 Khảo sát 3.2.1 100
Viết 1.2, 4.1
Kết luận
11 Phan Hiển Minh Đức 46.01.601.027 Khảo sát 3.2.1 100
Viết 1.2, 4.1
QUY ƯỚC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa


THPT Trung học phổ thông
HS Học sinh
GV Giáo viên
CTPT Chương trình phổ thông
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1

Chương 1: Quan điểm dạy học tiếng Việt theo chương trình phổ thông 2018............................4

1.1 Cơ sở lí thuyết dạy học tiếng Việt theo chương trình phổ thông 2018..................................4

1.2 Những đổi mới về quan điểm dạy học Tiếng Việt theo chương trình phổ thông 2018.........7

1.2.1 So sánh chương trình 2006 và 2018....................................................................................7

1.2.2 Một số điểm đổi mới...........................................................................................................8

Chương 2: Nguyên tắc biên soạn, cấu trúc dạy học Tiếng Việt theo Chương trình 2018 (Bộ sách
Cánh Diều).................................................................................................................................19

2.1 Đối với THCS.......................................................................................................................19

2.2 Đối với THPT.......................................................................................................................26

Chương 3: Cách thức triển khai dạy học Tiếng Việt theo Chương trình 2018 (bộ sách Cánh Diều)
....................................................................................................................................................

33 3.1 Triển khai phần Kiến thức tiếng

Việt................................................................................... 33

3.1.1 Vị trí...................................................................................................................................33

3.1.2 Đặc điểm............................................................................................................................34

3.2 Triển khai phần Thực hành Tiếng Việt................................................................................39

3.2.1 Kết nối với văn bản đọc.....................................................................................................39

3.2.2 Chú trọng kĩ năng viết.......................................................................................................45

Chương 4: Đề xuất một số bài tập..............................................................................................49

4.1 Đề xuất việc triển khai một vấn đề trong Chuyên đề: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã
hội hiện đại.................................................................................................................................49

4.1.1 Cơ sở..................................................................................................................................49

4.2 Đề xuất 2: Bài tập kết hợp ngữ cảnh giao tiếp.....................................................................52
4.2.1 Cơ sở đề xuất.....................................................................................................................52
4.2.2 Cách triển khai...................................................................................................................52

4.3 Đề xuất 3..............................................................................................................................53

4.3.1 Cơ sở đề xuất.....................................................................................................................53

4.3.2 Đề xuất dạng bài tập..........................................................................................................53

4.4 Đề xuất 4..............................................................................................................................56

4.4.1 Cơ sở đề xuất.....................................................................................................................57

4.4.2 Cách thức triển khai...........................................................................................................58

KẾT LUẬN................................................................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................62

PHỤ LỤC...................................................................................................................................63
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, Việt Nam tiến hành đổi mới hệ thống và chương trình giáo
dục, tập trung thể hiện rõ thông qua những bộ sách giáo khoa mới. Chương trình giáo dục mới
(2018) chuyển hướng từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực của người học.
Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá cũng tập trung vào việc học sinh có thể làm được gì với
những kiến thức đã học. Cùng nhịp chuyển đổi đó, môn Ngữ văn cũng hướng đến mục tiêu
chung của chương trình Giáo dục 2018, đặc biệt là giúp học sinh phát triển hai năng lực đặc
thù của bộ môn là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Môn Ngữ văn giờ đây là “môn học
mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018: 3).

Chương trình Giáo dục môn Ngữ văn lấy việc dạy học và rèn luyện các kĩ năng đọc,
viết, nói - nghe làm trục chính xuyên suốt ba cấp học, kiến thức nền tảng Tiếng Việt và văn
học là hai nội dung được dạy song hành và có sự tích hợp trong xuyên suốt chương trình. Đặc
biệt, nội dung về kiến thức Tiếng Việt luôn được quan tâm và chú ý. Vì vậy vấn đề dạy học
Tiếng Việt theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 là một vấn đề mới mẻ
cần được đào sâu, nghiên cứu trong tình hình mới.

Xuất phát từ lí do đó, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Dạy học Tiếng Việt
theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 (trường hợp bộ Cánh Diều)” để
nghiên cứu, tìm hiểu với mong muốn đưa đến những kết quả ý nghĩa về việc biên soạn cũng
như định hướng dạy và học theo tinh thần mới được thể hiện trong bộ sách.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bộ sách Ngữ văn Cánh Diều ở hai cấp học Trung
học Cơ sở và Trung học Phổ thông. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tìm hiểu cả hai bộ sách
Ngữ văn còn lại là Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Trong việc nghiên cứu về phần
Tiếng Việt của bộ sách Cánh Diều và đặt trong thế đối sánh giữa những bộ sách, nhóm chúng
tôi hướng đến mục tiêu xác định nguyên tắc biên soạn, cấu trúc dạy học Tiếng Việt theo
Chương trình 2018. Đề từ cơ sở đó, nhóm nghiên cứu có thể xem xét cách thức triển khai dạy
học cũng như đề xuất một số dạng bài tập để hỗ trợ dạy học Tiếng Việt.

1
2.2. Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu phần dạy học Tiếng Việt theo Chương trình Giáo dục Phổ thông
2018 trong trường hợp bộ sách Ngữ văn Cánh Diều. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn xem xét
đến hai bộ sách Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo để làm rõ cho trường hợp bộ sách Cánh
Diều.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành đề tài này, nhóm chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp so sánh – đối chiếu: Việc xem xét đến nội dung dạy học Tiếng Việt trong
các bộ sách ở thế đối sánh sẽ hỗ trợ nhóm chúng tôi trong việc nhìn ra điểm tương đồng và
khác biệt trong cách biên soạn, từ đó phát hiện ra mục tiêu cũng như định hướng dạy học được
đề ra trong bộ sách Cánh Diều.

Phương pháp thu thập số liệu: Với việc tìm kiếm, thu thập, tổng hợp và sử dụng các
thông tin, dữ liệu từ những nguồn khác nhau, nhóm chúng tôi có thể xây dựng cơ sở lý luận và
chứng minh cho các luận điểm được đặt ra trong văn bản.

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Từ những dữ liệu đã thu thập được từ các bộ sách,
nhóm chúng tôi tiến hành phân tích các biểu hiện của việc biên soạn, thiết kế nội dung Tiếng
Việt trong bộ sách, từ đó đi đến những kết luận về việc dạy học Tiếng Việt theo Chương trình
2018 được đề ra trong bộ Cánh Diều.

4. Đóng góp của tiểu luận

4.1. Về mặt lí luận

Từ việc nghiên cứu việc dạy học Tiếng Việt trong Chương trình Giáo dục Phổ thông
2018, đề tài đã khảo sát và lý giải những vấn đề xoay quanh việc xây dựng chương trình, cũng
như định hướng dạy và học trong bộ sách giáo khoa trong Ngữ văn Cánh Diều.

Bài nghiên cứu thể hiện quan điểm, đánh giá về việc xây dựng bộ sách theo định hướng
của Chương trình tổng thể 2018 trong việc dạy học nội dung Tiếng Việt. Qua đó làm rõ dụng ý
cũng như mục tiêu của nhà biên soạn được đề ra trong bộ sách Cánh Diều.

4.2. Về mặt thực tiễn

2
Tiểu luận cung cấp nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm, nghiên cứu về việc
dạy học Tiếng Việt theo chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Đồng thời bài viết cũng đưa
một số góc nhìn về các vấn đề, quan điểm trong cách biên soạn nội dung kiến thức, bài tập cho
phần Tiếng Việt trong bộ sách Cánh Diều. Trên cơ sở đó, đề tài cũng đóng góp thêm một số
dạng, hình thức bài tập hỗ trợ việc giảng dạy phần Tiếng Việt, cũng như góp phẩn bổ sung
thêm một số kết quả nghiên cứu cho lĩnh vực nghiên cứu phương pháp dạy học môn Ngữ Văn
theo chương trình 2018.

3
Chương 1

Quan điểm dạy học tiếng Việt theo chương trình phổ thông 2018

1.1 Cơ sở lí thuyết dạy học tiếng Việt theo chương trình phổ thông 2018
Dạy học tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề được quan tâm đối với nhiều nước trên thế giới. Đối
với dạy tiếng mẹ đẻ, nhiều nhà nghiên cứu chủ trương dùng thuật ngữ “thụ đắc” (acquisition)
thay vì “học” (study). Và không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam việc dạy học tiếng mẹ đẻ
cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Đối với dạy học tiếng mẹ đẻ trong nhà trường không
nhiều thì ít đều chịu ảnh hưởng của một lý thuyết ngôn ngữ học nào đó. Như chúng ta đều biết
thì ngôn ngữ học hiện đại chịu ảnh hưởng của ba trường phái ngôn ngữ học lớn: Ngôn ngữ học
cấu trúc, Ngôn ngữ học tạo sinh, và Ngôn ngữ học chức năng. Cả ba trường phái này đều có
dấu ấn sâu đậm đối với lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ. Ở Việt Nam (và nhiều nước khác trên thế
giới) trong nhiều thập kỷ qua việc nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm cấu trúc luận có ảnh
hưởng sâu rộng trong ngôn ngữ học hiện đại và cũng chi phối đến cách dạy học ngôn ngữ
trong nhà trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh giáo dục ngôn ngữ hiện nay, ảnh hưởng của ngôn
ngữ học chức năng trong nhà trường ngày càng đáng kể. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra
những phân tích và tranh luận cho hai hướng tiếp cận này.

Thứ nhất, đối với cách tiếp cận của Ngôn ngữ học cấu trúc ((Structural Linguistics). Cách
dạy học ngôn ngữ được xây dựng theo tinh thần của F. de Saussure và các nhà cấu trúc luận
với quan niệm dạy học ngôn ngữ như một hệ thống cấu trúc. Đây là cách dạy đã xuất hiện từ
sớm và có ảnh hưởng đáng kể đến việc giáo dục ngôn ngữ trên thế giới, không nhiều thì ít.

Thứ hai là cách tiếp cận của Ngôn ngữ học chức năng. Tiên phong trong cách tiếp cận này
có thể kể đến Halliday – một trong những tên tuổi lớn trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu
giáo dục ngôn ngữ. Halliday và nhiều nhà nghiên cứu có cùng quan điểm khác đã xây dựng
hướng tiếp cận mới để có thể phù hợp hơn với bối cảnh giáo dục ngôn ngữ hiện nay.

Các nhà chức năng luận (Derewianka & Jones 2012) phân biệt rạch ròi cách tiếp cận theo
hướng chức năng với cách tiếp cận truyền thống mà chủ yếu là cấu trúc luận:

4
Ngôn ngữ học cấu trúc Ngôn ngữ học chức năng

Miêu tả các lớp ngữ pháp như giới từ, Gắn các hình thức ngôn ngữ với chức năng của chúng.
đại từ, trạng từ, liên từ,…
VD: Trạng từ dùng để cung cấp thông tin về hành động, đánh giá hành
vi, nhấn mạnh mức độ của tính chất được miêu tả,…

Giới hạn ở cấp độ câu và dưới câu Chú ý đến toàn VB cho đến từ và dưới từ và cả mỗi tác động qua lại
giữa các cấp độ

Tập trung miêu tả ngôn ngữ viết Miêu tả ngôn ngữ viết khác ngôn ngữ nói như thế nào và phân tích các
VB hình ảnh và đa phương thức

Coi ngôn ngữ như một bộ các nguyên Coi ngôn ngữ như một nguồn phương tiện và cố gắng mở rộng khả
tắc phải tuân thủ năng tạo nghĩa hiệu quả hơn

Chú trọng đến tính đúng ngữ pháp Ngoài cấu trúc còn chú ý đến các chức năng của ngôn ngữ

Không gắn ngôn ngữ với ngữ cảnh Gắn ngôn ngữ với ngữ cảnh

Tập trung vào việc đan nhận các thành Gắn hiểu biết của HS về ngôn ngữ với những loại ý nghĩa phải biểu
phần câu đạt

Ít chú ý đến sự phát triển ngôn ngữ Miêu tả sự phát triển ngôn ngữ từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi trưởng
thành
của HS qua quá trình học tập

Theo bài viết Ngôn ngữ học chức năng hệ thống: Ứng dụng xây dựng chương trình Ngữ
văn (Kinh nghiệm của Australia và những gợi ý cho Việt Nam) của nhà nghiên cứu Bùi Mạnh
Hùng đã nhận định rõ: Điểm lại cách tiếp cận của ngôn ngữ học chức năng trong sự phân biệt
với ngôn ngữ học truyền thống, đặt trong bối cảnh dạy học ngôn ngữ nói riêng và ngữ văn nói
chung trên thế giới đang đổi mới theo định hướng phát triển năng lực, có thể giúp chúng ta
thấy rõ việc ngôn ngữ học chức năng đi vào nhà trường phổ thông là một điều rất tự nhiên. Tuy
nhiều nước không hề tuyên bố xây dựng chương trình Ngữ văn theo cách tiếp cận chức năng,
nhưng nếu khảo sát kỹ thì có thể thấy dấu ấn chức năng đã có mặt trong chương trình Ngữ văn
(theo định hướng phát triển năng lực) của Mỹ (nhất là Common Core State Standards), Anh,
Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore,... Như vậy có thể thấy, tồn tại hai cách tiếp cận
ngôn ngữ khác

5
6
nhau tuy nhiên cùng với sự thay đổi của bối cảnh xã hội thì hướng tiếp cận Ngôn ngữ học chức
năng trở nên phổ biến hơn cả.

Việc giáo dục ngôn ngữ nói chung hay dạy học tiếng mẹ đẻ là một trong những vấn đề quan
trọng đối với nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, việc dạy học tiếng
Việt trong nhà trường chủ yếu được thực hiện thông qua môn Ngữ văn. Đây là môn học được
xem là môn học công cụ có vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực của con người
đặc biệt là 2 năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Cùng với sự đổi mới
trong chương trình 2018 thì việc dạy học tiếng Việt cũng thay đổi theo hướng phát triển năng
lực người học. Cơ sở cho việc thay đổi này chính là sự tiếp thu và tiếp cận Ngôn ngữ học chức
năng mà cụ thể là ngôn ngữ học chức năng hệ thống (Systemic Functional Linguistics, viết tắt
là SFL). Theo nhà nghiên cứu Bùi Mạnh Hùng trong bài viết Ngôn ngữ học chức năng hệ
thống: Ứng dụng xây dựng chương trình Ngữ văn (Kinh nghiệm của Australia và những gợi ý
cho Việt Nam) thì ngôn ngữ học chức năng hệ thống còn bắc cầu nối giữa ngôn ngữ học với
văn học, mở rộng khả năng ứng dụng ngôn ngữ học để nghiên cứu và giảng dạy văn học. Nếu
như ngôn ngữ học cấu trúc và ngôn ngữ học tạo sinh giới hạn đối tượng nghiên cứu ở cấp độ
âm vị, hình vị, từ, câu thì ngôn ngữ học chức năng hệ thống lấy văn bản/diễn ngôn, trong đó có
văn bản/diễn ngôn văn học, làm đối tượng nghiên cứu chính. Và trong sự đối sánh giữa cách
tiếp cận truyền thống theo Ngôn ngữ học cấu trúc và cách tiếp cận Ngôn ngữ học chức năng thì
chương trình 2018 đã đi theo hướng lý thuyết của Ngôn ngữ học chức năng để xây dựng
chương trình và biên soạn sách giáo khoa.

Ngoài ra chương trình Ngữ văn 2018 còn lấy Lí thuyết kiến tạo (Constructivism Theory)
trong giáo dục học làm nền tảng. Tinh thần của Lí thuyết kiến tạo trong dạy học tiếng Việt
chính là: “Gắn việc dạy học các kiến thức về tiếng Việt với ngữ cảnh giao tiếp, nhất là gắn với
những VB HS được đọc và viết và những tình huống HS được thực hành nói và nghe. Tuy vậy
bài học phải khơi gợi được, hiển ngôn hóa được những tri thức mặc ẩn về tiếng Việt, dùng nó
như công cụ giúp cho HS phát triển tốt năng lực giao tiếp ở tất cả các kĩ năng”.

Có thể thấy, thông qua nhiều lý thuyết tiếp cận vấn đề giáo dục ngôn ngữ nói chung và việc
dạy học tiếng Việt nói riêng đã mở ra nhiều hướng giáo dục khác nhau. Trong quá trình đổi
mới căn bản và toàn diện theo chương trình Ngữ văn 2018, dạy học tiếng Việt đặt ra hai yêu
cầu: một là, kế thừa một số ưu điểm trong cách tiếp cận Ngôn ngữ học cấu trúc truyền thống và
điều chỉnh để vận dụng và phát huy có hiệu quả; hai là tiếp thu và đổi mới theo hướng tiếp cận

7
Ngôn

8
ngữ học chức năng và lí thuyết kiến tạo Việc kết hợp có nguyên tắc và chọn lọc các hướng tiếp
cận sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học tiếng Việt trong nhà trường.

1.2 Những đổi mới về quan điểm dạy học Tiếng Việt theo chương trình phổ thông 2018

1.2.1 So sánh chương trình 2006 và 2018


1.2.1.1 Mục tiêu

Chương trình 2006 Chương trình 2018

Mục “Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ Không nhằm cung cấp kiến thức hàn lâm (tri
tiêu bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ [...] - thức là công cụ để phục vụ cho việc học kĩ
trọng tâm là tiếng Việt” (Bộ giáo dục và đào tạo, năng)
2006: 3)
Kiến thức không phải là mục tiêu cuối cùng,
mà kiến thức là chất liệu, là đầu vào cho việc
đảm bảo đầu ra về mục tiêu năng lực và phẩm
chất.

Phục vụ cho việc dạy đọc; viết; nói và nghe

1.2.1.2 Nội dung dạy học- Phương pháp dạy học

Chương trình 2006 Chương trình 2018

Nội dung dạy -Được thiết kế thành bài học riêng, độc -Được phân bố, lồng ghép, tích hợp trong khi dạy
học lập với Văn học, Làm văn các kĩ năng Đ-V-N N

Phương pháp -Truyền thụ kiến thức một chiều. -Tổ chức cho HS khám phá, vận dụng kiến thức
dạy học Tiếng Việt vào thực hành giao tiếp.
-GV đóng vai trò trung tâm.

1.2.1.3 Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu

Chương trình 2006 Chương trình 2018

9
Tiêu chí lựa Lấy từ trong VB đã học và bên ngoài. Tuy nhiên, chưa Chủ yếu được lấy từ trong
chọn ngữ có sự liên kết chặt chẽ trong việc lựa chọn ngữ liệu. Có VB của bài học.
liệu những ngữ liệu nằm ở lớp khác mà HS chưa được học.

Ví dụ: Trong SGK Ngữ văn 9 (Chương trình 2006), bài “Liên kết câu và liên kết đoạn văn
(Luyện tập)”, câu 1d) sử dụng ngữ liệu được trích từ văn bản “Chí Phèo” vốn nằm trong SGK
Ngữ văn 11 (Chương trình 2006), cụ thể:

“1.Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau đây:

[...]

d) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.

(Nam Cao, Chí Phèo)”

(Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên), 2021: 50)

1.2.1.4 Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Chương trình 2006 Chương trình 2018

Phương pháp kiểm Có riêng một bài kiểm tra Lồng ghép kiểm tra phần tiếng
tra, đánh giá về kiến thức tiếng Việt Việt với các kĩ năng Đ-V-N-N

1.2.2 Một số điểm đổi mới

* Một số đơn vị kiến thức tiếng Việt trong chương trình 2018 ít được chú ý ở sách giáo
khoa 2006

Chương trình 2018 kế thừa hệ thống kiến thức cơ bản về tiếng Việt của Chương trình
2006. Tuy nhiên, Chương trình 2018 có sự lựa chọn và tổ chức lại các đơn vị kiến thức ấy
theo yêu cầu mới về năng lực của HS.

1
1
Để có cái nhìn tổng quan về một số khác biệt nhất định về đơn vị kiến thức tiếng Việt
trong Chương trình 2018 so với Chương trình 2006, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống
kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được đưa vào giảng dạy trong Chương trình 2006, và có
được bảng thống kê sau:

Lớp Đơn vị kiến thức tiếng Việt

Phong cách ngôn ngữ Hoạt động Một số

giao tiếp kiến thức khác

10 -Ngôn ngữ dạng nói và dạng -Đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn -Lịch sử tiếng Việt
viết ngữ.
-Yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
-Phong cách ngôn ngữ sinh -Các chức năng của ngôn ngữ trong
-Từ Hán Việt.
hoạt giao tiếp.

-Phong cách ngôn ngữ nghệ -Các nhân tố tham gia giao tiếp.
thuật

11 -Phong cách ngôn ngữ chính Ngữ cảnh -Nghĩa của câu
luận.
-Đặc điểm loại hình tiếng Việt
-Phong cách ngôn ngữ báo
-Từ Hán Việt
chí
-Từ ngôn ngữ chung đến lời nói
cá nhân

12 -Phong cách ngôn ngữ khoa -Các nhân vật giao tiếp -Thi luật
học
-Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
-Phong cách ngôn ngữ hành Việt
chính

(Bảng thống kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt trong cấp THPT - Chương trình 2006)

Thông qua bảng thống kê trên, có thể thấy trong Chương trình giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn (2006) ở cấp THPT, các đơn vị kiến thức tiếng Việt được chia thành ba mạch:
Phong cách ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp, một số kiến thức khác. Trong khi đó, những đơn vị
kiến thức khác cũng thuộc mạch hoạt động giao tiếp như cách trích dẫn, ghi cước chú và

1
trình bày

1
tài liệu tham khảo, một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm
và tác dụng; hay mạch kiến thức sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể là phương tiện
giao tiếp phi ngôn ngữ lại ít được chú ý, nghĩa là không có trong chương trình, nhưng có xuất
hiện trong SGK nâng cao. Và với Chương trình 2018, các đơn vị kiến thức tiếng Việt đó đã
được chú ý và triển khai đồng bộ với tất cả đối tượng HS (không phân biệt có chọn học
chuyên đề hay không). Bảng bên dưới là một số ví dụ sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này.

CT 2006 CT 2018

Đơn vị kiến thức trong SGK Ngữ văn 12 (nâng cao) Đơn vị kiến thức trong yêu cầu cần đạt (sẽ được
triển khai đồng bộ trong SGK Ngữ văn)

Cách trích dẫn được nhắc đến trong “Hình thức trình bày bài Cách trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo
văn”

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (tranh ảnh, biểu bảng,...) Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
được nhắc đến trong “Xây dựng đề cương diễn thuyết”

Không được đề cập Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn
ngữ thông thường đặc điểm và tác dụng

(Bảng thể hiện một số đơn vị kiến thức ít được nhắc đến trong CT 2006)

Riêng đối với đơn vị kiến thức một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông
thường: đặc điểm và tác dụng, chúng ta có thể thấy Chương trình 2006 không đề cập đến đơn
vị kiến thức này. Tuy nhiên, không phải vì thế mà đơn vị kiến thức này trở nên quá xa lạ, mới
mẻ đối với GV và HS. Thực chất nó chỉ là cách diễn đạt mới của Chương trình 2018, cụ thể
nó chính là cách diễn đạt sáng tạo của các tác giả (nhà thơ, nhà văn) để có thể tạo ra hiệu quả
tu từ cho văn bản.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong SGK 2006 một số đơn vị kiến thức
không được triển khai theo hướng cung cấp tri thức cho học sinh mà chỉ lồng ghép vào vào bài
tập thực hành. Trong khi đó, Chương trình và SGK 2018 chú ý đơn vị kiến thức đó hơn biểu
hiện qua việc cung cấp tri thức công cụ kết hợp với bài tập thực hành. Đơn cử:

1
Đơn vị kiến thức: Biện pháp tu từ đối và biện pháp tu từ lặp cấu trúc

2006 2018

Không cung cấp tri thức tiếng Việt. HS tiếp xúc Vừa cung cấp tri thức tiếng Việt, vừa cho HS
đơn vị kiến thức đó thông qua bài tập thực hành làm bài tập thực hành.

Minh chứng: Minh chứng:

+Tên bài học: THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: +Bài 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU
PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI (Lớp 10):
(SGK Ngữ văn 11, Cánh Diều, tập 1)

+Tên bài học THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU


TỪ CÚ PHÁP (Lớp 12):

+Bài 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ (SGK Ngữ


văn 11, Cánh Diều, tập 1):

1
(Bảng đối sánh việc dạy phép lặp cấu trúc và phép đối trong CT 2006 và CT 2018)

* Sự đổi mới trong việc triển khai chuyên đề học tập ngôn ngữ

Bên cạnh việc triển khai các bài học trong SGK bám sát với yêu cầu cần đạt mà mỗi HS
đều bắt buộc phải hình thành, Chương trình 2018 có sự đổi mới khác biệt so với 2006 ở việc
triển khai chuyên đề học tập. Xét chuyên đề học tập tiếng Việt, ta có thể thấy ở Chương trình
2018 có sự sáng tạo và khơi gợi được niềm hứng thú cho HS.

Trong 9 chuyên đề học tập môn Ngữ văn được triển khai ở cấp THPT, chỉ có một
chuyên đề ngôn ngữ. Đó là chuyên đề: “Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại”.
Mặc dù là chuyên đề xuất hiện duy nhất liên quan đến ngôn ngữ, tuy nhiên, tên chuyên đề phần
nào tạo được sự hứng thú cho HS, đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân của HS, giúp HS cảm
nhận kiến thức tiếng Việt không tách rời thực tiễn mà nó bắt nguồn từ trong thực tiễn đời sống.
Hơn nữa, dù là một chuyên đề duy nhất nhưng qua quan sát ba bộ sách, chúng ta có thể thấy
cách thức triển khai cấu trúc bài học có tính thực tiễn cao.

1
Sau khi học chuyên đề này, HS có thể có thêm nhiều điều bổ ích và vận dụng vào cuộc
sống thực tiễn giao tiếp:

Thứ nhất, HS có thêm những tri thức, kĩ năng để nhận biết và đánh giá về bản chất xã
hội của ngôn ngữ, các yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội đương đại, đồng thời
biết vận dụng các yếu tố đó trong giao tiếp phù hợp, hiệu quả hơn.

Thứ hai, HS biết trân trọng và bảo vệ tiếng Việt, biết giữ gìn các giá trị văn hóa của dân
tộc.

Thứ ba, HS ý thức được việc học ngôn ngữ không chỉ tìm tòi và hiểu biết về cách phát
âm, từ vựng, ngữ pháp mà còn cần phải tiếp thu và am hiểu về nền văn hóa của dân tộc đã sản
sinh ra ngôn ngữ ấy.

Thứ tư, nguyên tắc giao tiếp: Về nội dung, phần tiếng Việt trong SGK Cánh Diều đưa
học sinh vào nhiều tình huống giao tiếp khác nhau để trau dồi khả năng sử dụng tiếng Việt. Về
phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành qua các bài tập có tình huống cụ thể, có
những tình huống phù hợp với giao tiếp tự nhiên.

Từ mục tiêu và YCCĐ của chương trình, mỗi bài học trong SGK Ngữ văn ở cấp THCS
được phân chia thành 12 tiết. Trong đó, phân bố thời lượng của dạy học tiếng Việt là 1-2 tiết
được lồng ghép trong phần đọc hiểu (6-7 tiết) (Xem phụ lục số 1). Một điều đặc biệt trong việc
biên soạn cấu trúc của SGK Ngữ văn bộ Cánh Diều so với hai bộ sách hiện hành đó là sách
không có sự tích hợp các văn bản đọc theo chủ điểm và thể loại. Nếu như bộ sách Chân trời
sáng tạo và bộ Kết nối tri thức với cuộc sống sắp xếp các bài học gồm các văn bản có cùng
chủ điểm và thể loại nhằm giúp HS phát triển phẩm chất, hình thành kĩ năng đọc theo thể loại
đồng thời HS có thể liên hệ, so sánh với các văn bản cùng chủ điểm thì bộ sách Cánh Diều chỉ
chú ý vào việc biên soạn các bài học theo từng thể loại. Điều này dẫn đến hệ quả là phần thực
hành tiếng Việt trong hai bộ sách Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống có các
bài tập không chỉ liên hệ chặt chẽ với ngữ liệu đọc mà các ví dụ, bài tập được đưa ra còn có sự
liên hệ mật thiết với chủ điểm của bài học lớn khiến cho bài học chặt chẽ, và kết nối với nhau
hơn.

Ở bộ Cánh Diều, mạch kiến thức tiếng Việt ở cấp trung học cơ sở bao gồm những hiểu
biết sơ giản về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển ngôn ngữ và các biến thể
ngôn ngữ như từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội; ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu, biểu

1
đồ, sơ đồ), từ đó học sinh có khả năng hiểu các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng

1
trong giao tiếp (Xem phụ lục số 2 và số 3). Từ số tiết được phân bố cho các kĩ năng Đọc, Viết,
Nói và Nghe cùng mạch kiến thức tiếng Việt cụ thể, các nội dung chính của phần thực hành
tiếng Việt được triển khai theo từng lớp theo mức độ từ thấp đến cao:

Ở chương trình lớp 6, phần Thực hành tiếng Việt được triển khai dựa trên các văn bản
đọc hiểu. Các văn bản này tiêu biểu cho việc sử dụng tiếng Việt, từ đó HS được học hỏi những
kiến thức cơ bản về tiếng Việt và cách diễn đạt tiếng Việt. Vì thế, phần Thực hành tiếng Việt
được thể hiện cụ thể thông qua các dạng bài tập cơ bản ở mức độ nhận biết các đơn vị ngôn
ngữ và vận dụng kiến thức tiếng Việt ở mức cơ bản và chung nhất. Tuy nhiên, sẽ có một vài
trường hợp các kiến thức đã được học ở bài trước sẽ được thực hành rèn luyện thêm ở bài sau
trước khi thực hành kiến thức mới. Ví dụ: ở bài Biện pháp tu từ ẩn dụ (bài 2), trước khi thực
hành bài tập Ẩn dụ (được dạy ở bài 2), học sinh được ôn tập Từ láy (đã được học ở bài 1). Ở
bài Mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (bài 6), tức bài đầu tiên của học kì 2, những kiến thức tiếng
Việt ở học kì 1 như từ láy, thành ngữ được nhắc lại nhằm rèn luyện thêm cho HS. Việc ôn tập
này giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức đã học trước khi vào thực hành bài mới, góp
phần phát triển năng lực của HS lớp 6.

1
Ở chương trình lớp 7, phần Thực hành tiếng Việt bắt đầu được phân chia thành các nội
dung lớn bao gồm từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Mỗi nội
dung lớn tiếp tục được phân chia thành từng nội dung cụ thể với mức độ cao hơn nhưng vẫn
phù hợp với trình độ kiến thức của HS lớp 7.

Ở chương trình lớp 8, phần Thực hành tiếng Việt tiếp tục được phân chia thành 4 nội
dung lớn xuyên suốt chương trình, mỗi nội dung lớn phân chia thành các nội dung cụ thể khác
nhau. Tuy nhiên, nội dung cụ thể của cấp lớp này không chỉ tăng dần về độ khó mà còn mở
rộng phạm vi kiến thức, giúp HS lĩnh hội một cách toàn vẹn kiến thức tiếng Việt mà vẫn phù
hợp với trình độ của HS.

Tóm lại, kiến thức tiếng Việt mang tính tiếp nối, được mở rộng về độ khó và phạm vi
theo từng cấp lớp, đảm bảo rằng các em đã nắm kĩ và hiểu rõ kiến thức của cấp lớp thấp hơn,
sau đó mới tăng dần về độ khó. Điều này đáp ứng được những yêu cầu mà chương trình đề ra,
đồng thời đảm bảo được quá trình tiếp thu và sự phát triển của HS.

Ở phần YCCĐ của mỗi bài học, SGK sẽ đưa ra các YCCĐ cụ thể về phần tiếng Việt
(các yêu cầu này được quy định cho mỗi cấp lớp trong Chương trình Ngữ văn 2018). Tiếp theo
đó, đến với phần Kiến thức Ngữ văn, SGK sẽ cung cấp cho HS các đơn vị kiến thức tiếng
Việt có
2
liên quan đến bài học một cách ngắn gọn, phù hợp với từng cấp lớp.

2
Như vậy, khi triển khai dạy học, GV cần bám sát vào Kiến thức Ngữ văn đã được cung
cấp để triển khai kế hoạch dạy học phù hợp. Việc xây dựng phần Kiến thức Ngữ văn một cách
ngắn gọn, súc tích như trên vừa thể hiện rõ quan điểm của việc dạy học tiếng Việt hiện nay, đó
là không tập trung dạy nhiều về kiến thức mà chú trọng xem kiến thức là nền tảng để giúp HS
vận dụng trong các kĩ năng đọc, viết và trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời giúp HS dễ dàng
nắm bắt và thu nhận tri thức một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc triển khai nội dung kiến thức ở
đầu bài học và xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ về sau yêu cầu GV cần chú ý diễn giải thêm về
từng trường hợp cụ thể của từng loại bài tập ứng với Kiến thức Ngữ văn để HS hiểu và vận
dụng thực hành một cách hiệu quả.

Theo định hướng chung của Chương trình Ngữ văn 2018, phần Thực hành tiếng Việt
được tích hợp trong phần dạy Đọc và được triển khai cho HS nhằm cung cấp cho các em công
cụ khai thác ngữ liệu trong việc đọc hiểu bài đọc một cách tối ưu. Vì thế, phần Thực hành tiếng
Việt sẽ được đặt ngay sau các bài đọc hiểu. Tuy nhiên, khi so sánh ba bộ sách ta vẫn nhận thấy
giữa ba bộ có sự khác nhau trong trình tự sắp xếp phần Thực hành tiếng Việt, cụ thể: Đối với
bộ Cánh Diều, phần Thực hành tiếng Việt được thiết kế học ngay sau phần Đọc hiểu văn bản
(tức sau 2 bài đọc hiểu), trước phần Thực hành đọc hiểu để vận dụng khi đọc văn bản và thực
hành đọc hiểu; Bộ Chân trời sáng tạo sắp xếp phần Thực hành tiếng Việt sau 3 bài đọc hiểu
(Văn bản 1, Văn bản 2 và bài Đọc kết nối chủ điểm), trước phần Đọc mở rộng theo thể loại;
Khác biệt nhất là bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, phần Thực hành tiếng Việt trong sách
được tách thành hai phần, đặt sau hai văn bản đọc hiểu. Như vậy, việc thiết kế kết cấu nội dung
bài học của bộ Cánh Diều có phần giống với bộ Chân trời sáng tạo, đó là phần Thực hành
tiếng Việt được bố trí liền mạch, liên tục sau khi kết thúc các bài đọc hiểu. Việc sắp xếp không
ngắt quãng như vậy giúp hình thành ở HS kĩ năng xâu chuỗi các bài đọc, liên hệ các ngữ liệu
khác nhau trong cùng một nội dung lí thuyết. Điều này cũng giúp GV dễ dàng tổ chức trình tự
bài học của mình, thuận tiện trong việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học.

Như đã trình bày phía trước, do định hướng thực hành nên nội dung các bài tiếng Việt ở
bộ sách Cánh Diều được hình thành thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Các bài tập là sự cụ
thể hóa của lý thuyết với ba dạng: Nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt; Phân tích tác
dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt; Tạo lập đơn vị tiếng Việt.

Phần Thực hành tiếng Việt lớp 6 được thể hiện cụ thể thông qua các dạng bài tập sau:

2
Thứ nhất, bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ. Chẳng hạn: nhận biết
các từ đơn, từ phức…; các kiểu câu; các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ…

Thứ hai, bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và
nghe (chiếm số lượng lớn). Trong đó có bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt phục vụ hoạt
động tiếp nhận văn bản (tập trung vào kĩ năng đọc hiểu văn bản). Ví dụ: phân tích tác dụng của
các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong văn bản. Và bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt
phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (tập trung vào kĩ năng viết, nói và nghe). Ví dụ: vận dụng
kiến thức về mở rộng các thành phần chính của câu, kiến thức về văn bản và đoạn văn để thể
hiện được đầy đủ, sinh động thực tế khách quan và suy nghĩ, tình cảm, thái độ của các em
trong bài viết

Ở lớp 7, phần Thực hành tiếng Việt được hình thành từ các kiến thức được nêu ra ở 4
nội dung lớn, thông qua các văn bản đọc hiểu và các loại bài tập sau:

Thứ nhất, bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt. Ví dụ: bài tập nhận biết
các biện pháp tu từ nói quá nói giảm - nói tránh...

Thứ hai, bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt. Ví dụ: bài
tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm - nói tránh trong tác phẩm văn
học và đời sống…

Thứ ba, bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt. Ví dụ: bài tập viết đoạn văn có sử dụng các
biện pháp tu từ nói quá, nói giảm - nói tránh...

Ở chương trình lớp 8, toàn bộ các kiến thức đã được nêu ra ở 4 nội dung lớn và hình
thành thành các loại bài tập như sau:

Thứ nhất, bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài tập nhận biết
các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định…

Thứ hai, bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài
tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ trong tác phẩm văn học và
đời sống.

Thứ ba, bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt, ví dụ: viết các đoạn văn diễn dịch. quy nạp,
song song, phối hợp.

2
Có thể thấy, các nội dung chính được triển khai từ ban đầu, từ đó cụ thể hóa hệ thống
kiến thức thành từng dạng bài tập phù hợp với từng cấp lớp. Mạch kiến thức và các dạng bài
tập như vậy góp phần giúp HS nắm vững kiến thức theo từng cấp lớp, đồng thời hệ thống hóa
được kiến thức trong khuôn khổ các cấp lớp THCS. Các dạng bài tập cũng được thiết kế từ
nhận biết đến phân tích và cuối cùng là vận dụng vào việc tạo lập văn bản. Vì tri thức tiếng
Việt ở phần Kiến thức khá ngắn gọn và tinh giản cho nên hệ thống bài tập trong bộ sách Cánh
Diều nhìn chung cũng khá đơn giản. Sách Cánh Diều nhìn chung có số lượng bài tập và lệnh
đề bài ít nhất trong ba bộ sách. Trong ba bộ sách Ngữ văn hiện hành, SGK Cánh Diều nhìn
chung có số lượng bài tập và lệnh đề bài hạn chế nhất. Bên cạnh đó, các YCCĐ triển khai
trong bộ sách này cũng ở mức vận dụng thấp nhất. Từ hệ thống YCCĐ đó, hệ thống bài tập mà
bộ sách này xây dựng cũng có phần nhẹ hơn về độ khó nhưng không mang tính thực tiễn cao,
các câu hỏi ôn tập trong phần Tự đánh giá đều ở hình thức trắc nghiệm. Việc này góp phần
giảm nhẹ áp lực cho GV trong quá trình dạy học, nhờ đó GV có nhiều thời gian để hướng dẫn
HS vận dụng tri thức tiếng Việt trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Tuy nhiên, việc
kiến thức có phần nhẹ hơn so với các bộ sách khác sẽ phần nào gây độ chênh lệch cho HS. Các
em vẫn được thu nhận đầy đủ các tri thức nền tảng về tiếng Việt và được thực hiện các bài tập
có liên quan, nhưng HS sẽ không có cơ hội được thực hiện các bài tập vận dụng ở mức độ cao
hơn.

Tóm lại, SGK Cánh Diều ở cấp THCS được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình giáo
dục phổ thông 2018, phần Thực hành tiếng Việt cũng được triển khai cụ thể dựa trên quan
điểm đó. Chính vì vậy, cuốn sách không chỉ đáp ứng được một cách cơ bản những nguyên tắc
mà Chương trình GDPT tổng thể nêu ra, từ đó đáp ứng được các yêu cầu phát triển về năng lực
và kĩ năng cho HS mà việc hệ thống hóa các dạng bài tập tiếng Việt cũng mang lại nhiều lợi
ích cho việc dạy và học. Tuy nhiên, việc triển khai một cách tinh giản khiến nội dung có phần
khô khan, khó thu hút sự quan tâm của HS và gây ra độ lệch ở các em. Điều này yêu cầu GV
cần có một kế hoạch dạy học cụ thể, vừa bám sát vào các nội dung kiến thức mà sách đã cung
cấp, vừa triển khai đa dạng các hình thức học tập, cách diễn đạt thú vị để thu hút sự chú ý của
HS mà vẫn đảm bảo được các kiến thức và nguyên tắc mà bộ sách đã đề ra.

2
Chương 2

Nguyên tắc biên soạn, cấu trúc dạy học Tiếng Việt theo Chương trình 2018

(Bộ sách Cánh Diều)

2.1 Đối với THCS


Nguyên tắc biên soạn đối với SGK Ngữ văn ở cấp THCS cũng phải đáp ứng được đầy
đủ các nguyên tắc biên soạn chung đã được đề ra trong chương trình GDPT tổng thể, đó là:

Thứ nhất, nguyên tắc tích hợp: Các kiến thức phổ thông cơ bản về tiếng Việt được hình
thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản.

Thứ hai, tăng cường yêu cầu thực hành: Các nội dung tiếng Việt không biên soạn thành
một bài học lý thuyết riêng mà chỉ được xây dựng gói gọn trong phần Kiến thức Ngữ văn; chủ
yếu tập trung yêu cầu HS làm bài tập thực hành. Tuy nhiên, điểm khác biệt của SGK theo
chương trình Ngữ văn 2018, cụ thể là sách Cánh Diều không phải là ở chỗ cắt giảm kiến thức
về tiếng Việt mà là ở chỗ thay đổi căn bản “hàm lượng” (mức độ nông/sâu của kiến thức) và
“phương thức cài đặt” (cách thức đưa vào bài học).

Thứ ba, biên soạn theo hướng mở: Như đã nói trên, nội dung tiếng Việt được xây dựng
gói gọn trong phần Kiến thức Ngữ văn; do đó, tùy vào ý đồ sư phạm, GV có thể triển khai linh
hoạt dạy học kiến thức tiếng Việt trước hoặc cho HS thực hành trước.

Thứ tư, nguyên tắc giao tiếp: Về nội dung, phần tiếng Việt trong SGK Cánh Diều đưa
học sinh vào nhiều tình huống giao tiếp khác nhau để trau dồi khả năng sử dụng tiếng Việt. Về
phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành qua các bài tập có tình huống cụ thể, có
những tình huống phù hợp với giao tiếp tự nhiên.

Từ mục tiêu và YCCĐ của chương trình, mỗi bài học trong SGK Ngữ văn ở cấp THCS
được phân chia thành 12 tiết. Trong đó, phân bố thời lượng của dạy học tiếng Việt là 1-2 tiết
được lồng ghép trong phần đọc hiểu (6-7 tiết) (Xem phụ lục số 2). Một điều đặc biệt trong việc
biên soạn cấu trúc của SGK Ngữ văn bộ Cánh Diều so với hai bộ sách hiện hành đó là sách
không có sự tích hợp các văn bản đọc theo chủ điểm và thể loại. Nếu như bộ sách Chân trời
sáng tạo và bộ Kết nối tri thức với cuộc sống sắp xếp các bài học gồm các văn bản có cùng chủ
điểm và thể loại nhằm giúp HS phát triển phẩm chất, hình thành kĩ năng đọc theo thể loại đồng
thời HS có thể liên hệ, so sánh với các văn bản cùng chủ điểm thì bộ sách Cánh Diều chỉ chú ý
2
vào việc biên soạn các bài học theo từng thể loại. Điều này dẫn đến hệ quả là phần thực hành
tiếng Việt trong hai bộ sách Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống có các bài tập
không chỉ liên hệ chặt chẽ với ngữ liệu đọc mà các ví dụ, bài tập được đưa ra còn có sự liên hệ
mật thiết với chủ điểm của bài học lớn khiến cho bài học chặt chẽ, và kết nối với nhau hơn.

Ở bộ Cánh Diều, mạch kiến thức tiếng Việt ở cấp trung học cơ sở bao gồm những hiểu
biết sơ giản về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển ngôn ngữ như từ ngữ địa
phương, biệt ngữ xã hội; ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ), từ đó học
sinh có khả năng hiểu các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp (Xem
phụ lục số 3 và số 4).

Từ số tiết được phân bố cho các kĩ năng Đọc, Viết, Nói và Nghe cùng mạch kiến thức
tiếng Việt cụ thể, các nội dung chính của phần thực hành tiếng Việt được triển khai theo từng
lớp theo mức độ từ thấp đến cao:

Ở chương trình lớp 6, phần Thực hành tiếng Việt được triển khai dựa trên các văn bản
đọc hiểu. Các văn bản này tiêu biểu cho việc sử dụng tiếng Việt, từ đó HS được học hỏi những
kiến thức cơ bản về tiếng Việt và cách diễn đạt tiếng Việt. Vì thế, phần Thực hành tiếng Việt
được thể hiện cụ thể thông qua các dạng bài tập cơ bản ở mức độ nhận biết các đơn vị ngôn
ngữ và vận dụng kiến thức tiếng Việt ở mức cơ bản và chung nhất. Tuy nhiên, sẽ có một vài
trường hợp các kiến thức đã được học ở bài trước sẽ được thực hành rèn luyện thêm ở bài sau
trước khi thực hành kiến thức mới. Ví dụ: ở bài Biện pháp tu từ ẩn dụ (bài 2), trước khi thực
hành bài tập Ẩn dụ (được dạy ở bài 2), học sinh được ôn tập Từ láy (đã được học ở bài 1). Ở
bài Mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (bài 6), tức bài đầu tiên của học kì 2, những kiến thức tiếng
Việt ở học kì 1 như từ láy, thành ngữ được nhắc lại nhằm rèn luyện thêm cho HS. Việc ôn tập
này giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức đã học trước khi vào thực hành bài mới, góp
phần phát triển năng lực của HS lớp 6.

2
2
Ở chương trình lớp 7, phần Thực hành tiếng Việt bắt đầu được phân chia thành các nội
dung lớn bao gồm từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Mỗi nội
dung lớn tiếp tục được phân chia thành từng nội dung cụ thể với mức độ cao hơn nhưng vẫn
phù hợp với trình độ kiến thức của HS lớp 7.

Ở chương trình lớp 8, phần Thực hành tiếng Việt tiếp tục được phân chia thành 4 nội
dung lớn xuyên suốt chương trình, mỗi nội dung lớn phân chia thành các nội dung cụ thể khác
nhau. Tuy nhiên, nội dung cụ thể của cấp lớp này không chỉ tăng dần về độ khó mà còn mở
rộng phạm vi kiến thức, giúp HS lĩnh hội một cách toàn vẹn kiến thức tiếng Việt mà vẫn phù
hợp với trình độ của HS.

Tóm lại, kiến thức tiếng Việt mang tính tiếp nối, được mở rộng về độ khó và phạm vi
theo từng cấp lớp, đảm bảo rằng các em đã nắm kĩ và hiểu rõ kiến thức của cấp lớp thấp hơn,
sau đó mới tăng dần về độ khó. Điều này đáp ứng được những yêu cầu mà chương trình đề ra,
đồng thời đảm bảo được quá trình tiếp thu và sự phát triển của HS.

Ở phần YCCĐ của mỗi bài học, SGK sẽ đưa ra các YCCĐ cụ thể về phần tiếng Việt
(các yêu cầu này được quy định cho mỗi cấp lớp trong Chương trình Ngữ văn 2018). Tiếp theo
đó, đến với phần Kiến thức Ngữ văn, SGK sẽ cung cấp cho HS các đơn vị kiến thức tiếng Việt
có liên quan đến bài học một cách ngắn gọn, phù hợp với từng cấp lớp. Theo nhận xét và đánh
giá của nhóm nghiên cứu, phần kiến thức tiếng Việt trong bộ Cánh Diều so với hai bộ sách còn
lại là cực kì đơn giản. Ở phần này, SGK chỉ đưa ra một cách sơ lược các khái niệm, kiến thức
và các ví dụ ngắn gọn cho HS. Chẳng hạn ở bài 3 (lớp 7), SGK có YCCĐ về việc “Nhận biết
và vận dụng được số từ, phó từ vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả” (trang 58) thì ở
phần Kiến thức ngữ văn, tri thức về số từ và phó từ được đưa ra hết sức ngắn gọn như sau:

2
Như vậy, khi triển khai dạy học, GV cần bám sát vào Kiến thức Ngữ văn đã được cung
cấp để triển khai kế hoạch dạy học phù hợp. Việc xây dựng phần Kiến thức Ngữ văn một cách
ngắn gọn, súc tích như trên vừa thể hiện rõ quan điểm của việc dạy học tiếng Việt hiện nay, đó
là không tập trung dạy nhiều về kiến thức mà chú trọng xem kiến thức là nền tảng để giúp HS
vận dụng trong các kĩ năng đọc, viết và trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời giúp HS dễ dàng
nắm bắt và thu nhận tri thức một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc triển khai nội dung kiến thức ở
đầu bài học và xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ về sau yêu cầu GV cần chú ý diễn giải thêm về
từng trường hợp cụ thể của từng loại bài tập ứng với Kiến thức Ngữ văn để HS hiểu và vận
dụng thực hành một cách hiệu quả.

Theo định hướng chung của Chương trình Ngữ văn 2018, phần Thực hành tiếng Việt
được tích hợp trong phần dạy Đọc và được triển khai cho HS nhằm cung cấp cho các em công
cụ khai thác ngữ liệu trong việc đọc hiểu bài đọc một cách tối ưu. Vì thế, phần Thực hành tiếng
Việt sẽ được đặt ngay sau các bài đọc hiểu. Tuy nhiên, khi so sánh ba bộ sách ta vẫn nhận thấy
giữa ba bộ có sự khác nhau trong trình tự sắp xếp phần Thực hành tiếng Việt, cụ thể: Đối với
bộ Cánh Diều, phần Thực hành tiếng Việt được thiết kế học ngay sau phần Đọc hiểu văn bản
(tức sau 2 bài đọc hiểu), trước phần Thực hành đọc hiểu để vận dụng khi đọc văn bản và thực
hành đọc hiểu; Bộ Chân trời sáng tạo sắp xếp phần Thực hành tiếng Việt sau 3 bài đọc hiểu
(Văn bản 1, Văn bản 2 và bài Đọc kết nối chủ điểm), trước phần Đọc mở rộng theo thể loại;
Khác biệt nhất là bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, phần Thực hành tiếng Việt trong sách
được tách thành hai phần, đặt sau hai văn bản đọc hiểu. Như vậy, việc thiết kế kết cấu nội dung
bài học của bộ Cánh Diều có phần giống với bộ Chân trời sáng tạo, đó là phần Thực hành

2
tiếng Việt

3
được bố trí liền mạch, liên tục sau khi kết thúc các bài đọc hiểu. Việc sắp xếp không ngắt
quãng như vậy giúp hình thành ở HS kĩ năng xâu chuỗi các bài đọc, liên hệ các ngữ liệu khác
nhau trong cùng một nội dung lí thuyết. Điều này cũng giúp GV dễ dàng tổ chức trình tự bài
học của mình, thuận tiện trong việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học.

Như đã trình bày phía trước, do định hướng thực hành nên nội dung các bài tiếng Việt ở
bộ sách Cánh Diều được hình thành thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Các bài tập là sự cụ
thể hóa của lý thuyết với ba dạng: Nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt; Phân tích tác
dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt; Tạo lập đơn vị tiếng Việt.

Phần Thực hành tiếng Việt lớp 6 được thể hiện cụ thể thông qua các dạng bài tập sau:

Thứ nhất, bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ. Chẳng hạn: nhận biết
các từ đơn, từ phức…; các kiểu câu; các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ…

Thứ hai, bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và
nghe (chiếm số lượng lớn). Trong đó có bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt phục vụ hoạt
động tiếp nhận văn bản (tập trung vào kĩ năng đọc hiểu văn bản). Ví dụ: phân tích tác dụng của
các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong văn bản. Và bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt
phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (tập trung vào kĩ năng viết, nói và nghe). Ví dụ: vận dụng
kiến thức về mở rộng các thành phần chính của câu, kiến thức về văn bản và đoạn văn để thể
hiện được đầy đủ, sinh động thực tế khách quan và suy nghĩ, tình cảm, thái độ của các em
trong bài viết

Ở lớp 7, phần Thực hành tiếng Việt được hình thành từ các kiến thức được nêu ra ở 4
nội dung lớn, thông qua các văn bản đọc hiểu và các loại bài tập sau:

Thứ nhất, bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt. Ví dụ: bài tập nhận biết
các biện pháp tu từ nói quá nói giảm - nói tránh...

Thứ hai, bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt. Ví dụ: bài
tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm - nói tránh trong tác phẩm văn
học và đời sống…

Thứ ba, bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt. Ví dụ: bài tập viết đoạn văn có sử dụng các
biện pháp tu từ nói quá, nói giảm - nói tránh...

Ở chương trình lớp 8, toàn bộ các kiến thức đã được nêu ra ở 4 nội dung lớn và hình
3
thành thành các loại bài tập như sau:

3
Thứ nhất, bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài tập nhận biết
các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu khẳng định và câu phủ định…

Thứ hai, bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài
tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ trong tác phẩm văn học và
đời sống.

Thứ ba, bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt, ví dụ: viết các đoạn văn diễn dịch. quy nạp,
song song, phối hợp.

Có thể thấy, các nội dung chính được triển khai từ ban đầu, từ đó cụ thể hóa hệ thống
kiến thức thành từng dạng bài tập phù hợp với từng cấp lớp. Mạch kiến thức và các dạng bài
tập như vậy góp phần giúp HS nắm vững kiến thức theo từng cấp lớp, đồng thời hệ thống hóa
được kiến thức trong khuôn khổ các cấp lớp THCS. Các dạng bài tập cũng được thiết kế từ
nhận biết đến phân tích và cuối cùng là vận dụng vào việc tạo lập văn bản. Vì tri thức tiếng
Việt ở phần Kiến thức khá ngắn gọn và tinh giản cho nên hệ thống bài tập trong bộ sách Cánh
Diều nhìn chung cũng khá đơn giản. Sách Cánh Diều nhìn chung có số lượng bài tập và lệnh
đề bài ít nhất trong ba bộ sách. Trong ba bộ sách Ngữ văn hiện hành, SGK Cánh Diều nhìn
chung có số lượng bài tập và lệnh đề bài hạn chế nhất. Bên cạnh đó, các YCCĐ triển khai
trong bộ sách này cũng ở mức vận dụng thấp nhất. Từ hệ thống YCCĐ đó, hệ thống bài tập mà
bộ sách này xây dựng cũng có phần nhẹ hơn về độ khó nhưng không mang tính thực tiễn cao,
các câu hỏi ôn tập trong phần Tự đánh giá đều ở hình thức trắc nghiệm. Việc này góp phần
giảm nhẹ áp lực cho GV trong quá trình dạy học, nhờ đó GV có nhiều thời gian để hướng dẫn
HS vận dụng tri thức tiếng Việt trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Tuy nhiên, việc
kiến thức có phần nhẹ hơn so với các bộ sách khác sẽ phần nào gây độ chênh lệch cho HS. Các
em vẫn được thu nhận đầy đủ các tri thức nền tảng về tiếng Việt và được thực hiện các bài tập
có liên quan, nhưng HS sẽ không có cơ hội được thực hiện các bài tập vận dụng ở mức độ cao
hơn.

Tóm lại, SGK Cánh Diều ở cấp THCS được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình giáo
dục phổ thông 2018, phần Thực hành tiếng Việt cũng được triển khai cụ thể dựa trên quan
điểm đó. Chính vì vậy, cuốn sách không chỉ đáp ứng được một cách cơ bản những nguyên tắc
mà Chương trình GDPT tổng thể nêu ra, từ đó đáp ứng được các yêu cầu phát triển về năng lực
và kĩ năng cho HS mà việc hệ thống hóa các dạng bài tập tiếng Việt cũng mang lại nhiều lợi
ích cho việc dạy và học. Tuy nhiên, việc triển khai một cách tinh giản khiến nội dung có phần
3
khô
khan, khó thu hút sự quan tâm của HS và gây ra độ lệch ở các em. Điều này yêu cầu GV cần có

3
một kế hoạch dạy học cụ thể, vừa bám sát vào các nội dung kiến thức mà sách đã cung cấp,
vừa triển khai đa dạng các hình thức học tập, cách diễn đạt thú vị để thu hút sự chú ý của HS
mà vẫn đảm bảo được các kiến thức và nguyên tắc mà bộ sách đã đề ra.

2.2 Đối với THPT


Thông qua bảng thống kê đơn vị kiến thức dạy học Tiếng Việt trong cuốn sách Ngữ văn
lớp 10, 11 bộ Cánh Diều và dựa vào cơ sở lý thuyết về mục tiêu ngữ pháp nhà trường, ngôn
ngữ học chức năng và ngôn ngữ học cấu trúc và Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ
văn 2018. Chúng tôi đưa ra một số nhận định về nguyên tắc biên soạn phần dạy học Tiếng Việt
trong bộ sách Cánh Diều ở cấp Trung học phổ thông như sau:

Sách được biên soạn dựa vào quan điểm của ngôn ngữ học chức năng, áp dụng nguyên
tắc dạy học ngôn ngữ dựa vào ngữ cảnh. Đa số các bài học đáp ứng mục tiêu ngữ pháp nhà
trường: “cung cấp các kiến thức ngữ pháp đơn giản, xây dựng hệ thống các bài tập, giúp người
đọc thụ đắc ngôn ngữ và thực hành để sử dụng ngôn ngữ ngày càng thành thạo” (Bùi Mạnh
Hùng), thể hiện rõ qua ba phương diện: cấu trúc bài học, nội dung giáo dục và ngữ liệu thực
hành tiếng Việt.

Từ những nội dung về kiến thức tiếng Việt trong Chương trình môn Ngữ văn 2018,
người biên soạn sách đã thiết kế phần dạy học tiếng Việt tương ứng, mỗi bài học được cấu trúc
thành hai phần: kiến thức Ngữ văn và hệ thống bài tập rèn luyện tiếng Việt. Trong đó:

Nội dung lý thuyết thường nêu khái niệm và ví dụ đơn vị hoặc hiện tượng cần quan tâm
trong tiếng Việt, trường hợp cần thiết thì nên thêm các loại đơn vị, hiện tượng và tác dụng hoặc
ảnh hưởng của chúng. Các kiến thức tiếng Việt đều rất cơ bản, thiết thực, dễ hiểu, dễ vận dụng
vào các hoạt động đọc hiểu, viết và nói – nghe ở mỗi bài học.

Dưới đây là bảng thống kê nội dung giáo dục kiến thức tiếng Việt ở lớp 10 và lớp 11.
Những đơn vị kiến thức tiếng Việt đảm bảo về mạch kiến thức được đề cập trong Chương trình
Ngữ văn 2018: từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và sự phát triển của ngôn ngữ.

3
Mạch Đơn vị kiến thức lớp 10 Đơn vị kiến thức lớp 11

kiến thức

Từ vựng 1. Lỗi dùng từ và cách sửa 1. Cách giải thích nghĩa của từ

2. Lỗi về trật tự từ và cách sửa

Ngữ pháp 3. Lỗi về mạch lạc, liên kết 2. Lỗi về thành phần câu và cách sửa
trong đoạn văn
3. Cách trình bày tài liệu tham khảo trong
một tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu

Hoạt động giao tiếp 4. Biện pháp tu từ chêm xen, 4. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, đối: đặc điểm
liệt kệ: đặc điểm và tác dụng và tác dụng

5. Kiểu văn bản và thể loại 5. Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc
ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác
dụng
Sự phát triển của ngôn ngữ 6. Phương tiện giao tiếp phi 6. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và
và các biến thể ngôn ngữ ngôn ngữ. ngôn ngữ viết

7. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình


ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ…

Tuy nhiên khi đối sánh với nội dung giáo dục ở cấp THPT của bộ Chân trời sáng tạo và
bộ Kết nối tri thức, nhận ra bộ sách Cánh Diều có điểm riêng biệt về nội dung giáo dục kiến
thức tiếng Việt như sau:

Thông qua bảng thống kê ở phụ lục 1.3, nhận thấy rằng bộ sách Cánh Diều lớp 10 tập 1
bài 2 (trang 41) có yêu cầu cần đạt “Thực hành phân tích giá trị của một số biện pháp tu từ đã
được học”. Trong phần Kiến thức Ngữ văn có triển khai nội dung “ôn tập các biện pháp tu từ”
nhằm ôn tập lại các biện pháp tu từ đã được học ở cấp lớp dưới. Tiếp theo ở bộ sách Cánh Diều
lớp 11 cũng có yêu cầu cần đạt “Nhận diện, phân tích được tác dụng một số biện pháp tu từ”
nhằm củng cố lại các biện pháp tu từ đã được học. Điều này ở hai bộ sách còn lại không có.

Các bài tập rèn luyện vừa củng cố kiến thức lý thuyết vừa học vừa tạo điều kiện để học
sinh vận dụng vào đọc hiểu văn bản, trước hết là những văn bản đọc hiểu trong mỗi bài học.
Các bài tập này được biên soạn theo ba yêu cầu sau:

Thứ nhất, nhận biết các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã học ở phần kiến thức lý thuyết.
3
3
Thứ hai, phân tích, lý giải đặc điểm hoặc vai trò, tác dụng của các đơn vị, hiện tượng
tiếng Việt đã được học.

Thứ ba, vận dụng kiến thức về các đơn vị, hiện tượng đã được học vào việc đọc hiểu và
tạo lập văn bản, sửa một số lỗi ngữ pháp thường gặp.

Bài tập rèn luyện phần lớn gắn với ngữ liệu dạy học (đa số là trích từ văn bản đọc) hoặc
ngữ liệu có liên quan đến văn bản đọc, điểm đặc biệt ở bộ sách Cánh Diều là bộ sách nhấn
mạnh tính tích hợp các kĩ năng cho HS, khi mà hệ thống bài tập thực hành tiếng Việt thường
xuyên có phần vận dụng kiến thức tiếng Việt vào phần Viết. Còn ở bộ sách Chân trời sáng tạo
và Kết nối tri thức, bài Thực hành Tiếng Việt tích hợp vào kĩ năng viết không nhiều bằng bộ
sách Cánh Diều khi ở cấp THPT, điều này xuất phát từ việc có một số nội dung kiến thức tiếng
Việt được thêm vào so với Chương trình tổng thể 2018 (xem bảng thống kê ở phụ lục 6). Dưới
đây là một ví dụ minh họa cho nguyên tắc biên soạn này:

Ở sách Ngữ văn 10 tập 1 bộ Cánh Diều, bài 1 “Thơ và truyện”; phần dạy đọc có văn
bản Lời tiễn dặn (tr. 15); trong hệ thống bài tập Thực hành tiếng Việt, có bài tập lấy ngữ liệu từ
văn bản dạy đọc trên và một bài tập gắn với kĩ năng viết:

1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân
gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy.

a. Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng

Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại

Chim nhạn dưới thấp bay quanh ngủ anh quay đi, anh quay đi

b. Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng

Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!

c. Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.

3. Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc
trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc.

(Sách giáo khoa lớp 10 bộ Cánh Diều, tập 1, trang 24-25)

3
Về nguyên tắc chọn ngữ liệu để thiết kế bài tập thực hành tiếng Việt, đa số các bài tập
có ngữ liệu được lấy từ các văn bản đọc trong cùng một bài học. Tuy nhiên vẫn có bài tập lấy
ngữ liệu trong các văn bản đọc ở các bài học trước hoặc do người biên soạn tự thiết kế nhưng
có sự liên kết với chủ đề bài học. Một ví dụ minh họa trong bài 3 lớp 10 như sau:

 Tên bài: Kịch bản chèo và tuồng


 Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và sửa được các lỗi lặp từ, dùng từ không đúng quy tắc ngữ
pháp, không hợp phong cách ngôn ngữ
 Ngữ liệu dạy đọc: Xúy Vân giả dại, mắc mưu thị Hiền (trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến),
Thị Mầu lên chùa (trích chèo Quan Âm Thị Kính).
 Thực hành tiếng Việt:

1. Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau:

a. Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.

b. Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất
cao quý và tốt đẹp của nhân văn

c. Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

d. Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu
chuyện đều có những số phận riêng.

2. Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các
câu sau và sửa lại cho đúng:

a. Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tác phẩm tuyệt tác.

b. Mắc mưu Thị Hến, con đường hoạn lộ làm quan của Huyện Trìa thế là chấm hết.

c. Bạn ấy đại diện thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.

d. Đó là bức tối hậu thư cuối cùng mà cảnh sát đã đưa cho nhóm tội phạm đang lẩn trốn.

4. Tìm 5 từ Hán Việt chỉ người và 5 từ thuần Việt đồng nghĩa trong văn bản Thị Mầu lên chùa.
Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt trong các
trường hợp đó.

(Cánh Diều lớp 10, tập 1, trang 82)

3
Chúng tôi nhận thấy trong bài học tiếng Việt trên, không phải tất cả bài tập đều lấy ngữ
liệu trong các văn bản đọc (bài 1, bài 2), có những ngữ liệu chỉ có chung chủ đề với bài học
Kịch bản chèo và tuồng (câu 1d, 2a,2b), còn lại được tác giả biên soạn nhưng vẫn phù hợp để
hình thành yêu cầu cần đạt “nhận biết và sửa được các lỗi lặp từ, dùng từ không đúng quy
tắc ngữ pháp, không hợp phong cách ngôn ngữ”.

Nhìn chung, ngữ liệu dạy học tiếng Việt trong bộ sách giáo khoa THPT Cánh Diều đáp
ứng phần lớn quan điểm xây dựng chương trình: “Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về
tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản;
phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe” (Chương trình giáo
dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, trang 4). Việc có một số bài tập không lấy trực tiếp ngữ liệu
trong văn bản đọc cùng bài do một số nguyên nhân như: văn bản dạy đọc không phù hợp, do
đặc thù của kiến thức tiếng Việt; chẳng hạn như ví dụ bên trên thì người biên soạn tự thiết kế
ngữ liệu thực hành. Tuy nhiên các ngữ liệu tự thiết kế đều gắn với một ngữ cảnh giao tiếp,
nhằm phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, quan điểm của ngôn ngữ học chức năng, áp
dụng nguyên tắc dạy học ngôn ngữ dựa vào ngữ cảnh.

Tuy nhiên giữa hai cuốn sách lớp 10 và lớp 11 vẫn có những điểm đáng lưu ý trong
cách biên soạn.

 Đánh giá riêng từng lớp:

Lớp 10

Ở lớp 10, phần dạy học tiếng Việt có một số đặc điểm nằm ngoài nguyên tắc chung như
sau. Một số nội dung dạy học tiếng Việt mặc dù yêu cầu cần đạt nằm ở bài học sau nhưng
những bài học trước đó có xuất hiện bài tập liên quan đến yêu cầu cần đạt. Dưới đây là một ví
dụ minh họa:

Tên bài Đơn vị kiến thức Bài tập thực hành


học

Bài 1. Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và sửa được lỗi 4.Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phân
Thần dùng từ về hình thức ngữ âm, chính tả và ngữ tích một nhân vật thần thoại mà em yêu thích,
thoại và nghĩa; có thói quen cân nhắc trong việc sử trong đoạn văn có sử dụng một trong các
sử thi dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác, đạt hiệu quả biện pháp tu từ đã học ở Trung học cơ sở
giao tiếp.

4
Bài 2. -Yêu cần cần đạt: Thực hành phân tích giá trị 4.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng)
Thơ tự do của một số biện pháp tu từ đã được học. bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ đất nước
(Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn có sử
-Phần kiến thức Ngữ văn: có phần Ôn tập các dụng biện pháp tu từ so sánh.
biện pháp tu từ.

Hai bài tập ở bài 1 và bài 2 trên đều nằm trong kĩ năng Viết, có yêu cầu cần đạt liên
quan đến kiến thức về biện pháp tu từ có sự tăng dần về mức độ. Tuy nhiên phải đến bài 2
phần kiến thức Ngữ văn mới có mục Ôn tập các biện pháp tu từ, điều này làm mất đi tính liên
kết chặt chẽ giữa phần kiến thức Ngữ văn và bài tập thực hành tiếng Việt.

Tiếp theo, trong sách Ngữ văn 10 có hệ thống bài tập kết nối kiến thức tiếng Việt với kĩ
năng Viết có điểm riêng so với hai bộ Sách giáo khoa Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo.

Nội dung kiến Cánh Diều Chân trời sáng tạo Kết nối tri thức
thức tiếng Việt

Lỗi về trật tự 4.Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 3.Phát hiện lỗi dùng từ và
từ và cách sửa dòng) với câu chủ đề: “Câu chuyện về trật tự từ (nếu có) trong
cuộc đời và số phận con người trong đoạn văn đã viết theo yêu
truyện ngắn Người ở bến sông Châu là cầu của phần Kết nối đọc
câu chuyện buồn và đẹp”. Giải thích – viết
cách sắp xếp trật tự ở một câu trong
đoạn văn mà em đã viết
Biện pháp tu từ
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 Viết một đoạn văn (khoảng Viết 3 câu có sử dụng
chêm xen
dòng) có sử dụng biện pháp chêm xen, 150 đến 200 chữ) trong đó có biện pháp chêm xen, nội
sau đó, nhận xét về tác dụng tu từ của sử dụng biện pháp liệt kê và dung có liên quan đến các
chúng. chêm xen về một trong hai nội truyện đạ đọc trong bài.
dung dưới đây: (tập 2, tr.59)

a. Kể lại ấn tượng của bạn về


một vùng đất mà bạn đã đi qua

b. Nêu cảm nghĩ về một nhân


vật đã để lại cho bạn ấn tượng
rõ rệt khi đọc hai văn bản Đất
rừng phương Nam (Đoàn
Giỏi) và Giang (Bảo Ninh)

Từ đó có thể thấy, một số bài tập kết nối kĩ năng Viết của hai nội dung kiến thức tiếng
Việt trên trong bộ sách giáo khoa Cánh Diều có phần khác biệt so với hai bộ sách còn lại;
ngoài yêu cầu phát hiện, có sử dụng kiến thức tiếng Việt thì còn yêu cầu học sinh tự giải thích

4
và nhận

4
xét phần vận dụng của mình. Điều này góp phần giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trò của kiến
thức tiếng Việt trong ngữ cảnh.

Lớp 11

Nhìn chung, đơn vị kiến thức tiếng Việt được phân bố trong bộ sách Cánh Diều là đầy
đủ so với nội dung đơn vị kiến thức tiếng Việt mà chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ
Văn 2018 đề ra. Tuy nhiên có một số điểm đặc biệt:

Đầu tiên, trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đưa ra kiến thức
cần đạt là “Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu”
nhưng những nhà biên soạn bộ sách Cánh Diều đã điều chỉnh thành “trình bày được tài liệu
tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu” để phù hợp với thực tế, bởi vốn dĩ, ở bậc Trung
học phổ thông, học sinh vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và làm việc với kiểu loại văn bản
này, vì vậy nếu đưa yêu cầu biết trình bày tài liệu tham khảo trong một tiểu luận vào sẽ gây
khó khăn cho người học, đồng thời cũng gây khó khăn trong việc biên soạn tri thức và hệ
thống bài tập rèn luyện phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của học sinh.

Thứ hai, ở bài 6 của bộ sách Cánh Diều, các nhà biên soạn đã đưa vào một yêu câu cần
đạt là “Nhận diện, phân tích được tác dụng một số biện pháp tu từ”. Với mục tiêu là củng cố
lại kiến thức về những biện pháp tu từ mới được học là: phép lặp cấu trúc và phép đối và
những phép tu từ đã học trước đó như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa (quan hệ liên tưởng)
và điệp ngữ, đảo ngữ, chêm xem, nói quá, nói giảm – nói tránh (quan hệ kết hợp). Việc ôn tập
này giúp học sinh củng cố, hệ thống kiến thức đã học, vừa rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, tạo lập
văn bản.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, về sự phân bố đơn vị kiến thức của từng bài ở bộ
Chân trời sáng tạo và bộ Kết nối tri thức có sự khác biệt so với sự phân bố kiến thức của bộ
sách Cánh Diều. Nhìn chung thì cả ba bộ sách đều có đầy đủ các kiến thức tiếng Việt như yêu
cầu của lớp 11 mà chương trình Ngữ Văn 2018 yêu cầu nhưng mỗi bộ sách lại có cách triển
khai kiến thức ấy khác nhau tùy theo ý đồ cũng như hệ thống kiến thức, bài tập được thiết kế
bên trong. Vì vậy những yêu cầu cần đạt của phần tiếng Việt ở từng bộ sách có khi riêng lẻ, có
khi lại được kết hợp và cũng có thể được lặp lại qua các bài: Phụ lục (1.3)

4
Chương 3

Cách thức triển khai dạy học Tiếng Việt theo Chương trình 2018 (Bộ sách Cánh Diều)

3.1 Triển khai phần Kiến thức tiếng Việt

3.1.1 Vị trí
Đối với kiến thức tiếng Việt của bộ sách Cánh Diều được trình bày ở vị trí đầu mỗi bài
học. Đây là điểm tương đồng ở cả ba bộ sách, phần kiến thức tiếng Việt được trình bày một
cách ngắn gọn, khái quát, là một bộ phận thuộc tri thức Ngữ văn. Bộ sách Cánh Diều không
chia phần Kiến thức Ngữ văn/ Tri thức Ngữ văn thành hai phần là Tri thức đọc hiểu và Tri
thức tiếng Việt như trong bộ sách Chân trời sáng tạo. Cả hai bộ sách Cánh Diều và Kết nối tri
thức với cuộc sống lựa chọn trình bày Tri thức về Tiếng Việt như một thành tố của Kiến
thức/Tri thức Ngữ văn, không có sự phân chia, tách biệt giữa các phần. Dù có sự phân chia,
khác biệt về cách phân chia và gọi tên, nhưng cả ba bộ sách đều hướng đến mục tiêu chung là
cung cấp khái niệm công cụ giúp học sinh tìm hiểu bài học.

Ngay ở phần đầu những kiến thức khái quát về tiếng Việt được trình bày cho học sinh
bao gồm hai phần khái niệm và ví dụ. Ở bộ sách này, không tách rời phần khái niệm công vụ
và ví dụ minh họa cho kiến thức cần dạy. Điều này có sự tương đồng đối với bộ sách Chân trời
sáng tạo, cả hai bộ sách đều đặt khái niệm công cụ và ví dụ minh họa ngay phần Kiến thức/ Tri
thức Ngữ văn ở đầu mỗi bài học. Khác biệt với hai bộ sách này, Kết nối tri thức và cuộc sống
có trình bày thêm kiến thức tiếng Việt và ví dụ minh họa ở phần Thực hành tiếng Việt.

Như vậy, có thể kết luận đối với bộ sách Cánh Diều tri thức về tiếng Việt được dạy cho
học sinh trình bày ở phần đầu mỗi bài học, trình bày chung với Tri thức Ngữ văn, không có sự
tách biệt rạch ròi Tri thức đọc hiểu và Tri thức tiếng Việt. Thứ hai, bộ sách Cánh Diều chỉ trình
bày kiến thức tiếng Việt, khái niệm công cụ và ví dụ minh họa cho phần kiến thức đó một lần
duy nhất ngay ở phần đầu trong Kiến thức Ngữ văn. Kiến thức này không được trình bày lại
lần nào trong suốt bài học.

Từ đó, chúng tôi xin đưa ra một số đánh giá về cách sắp xếp vị trí tri thức tiếng Việt
trong bộ sách Cánh Diều. Trước hết, việc cung cấp tri thức cho học sinh ngay ở phần đầu mỗi
bài học chung với Tri thức Ngữ văn sẽ thuận lợi cho học sinh trong việc ôn tập kiến thức. Học
sinh sẽ không mất thời gian kiểm tra lại kiến thức cần học trong bài học ở những trang khác

4
nhau. Học

4
sinh có thể dễ dàng tóm lược nội dung cần học trong mỗi chủ đề ngay từ đầu, có định hướng
cho việc học tập trong mỗi bài học. Thứ hai, việc kết hợp cung cấp kiến thức tiếng Việt kết hợp
với ví dụ ngay trong phần Kiến thức Ngữ văn giúp học sinh có thể ôn tập dễ dàng, có ví dụ
trực quan làm sâu sắc hơn kiến thức vừa tiếp thu.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy vấn đề khi triển khai tri thức Tiếng Việt ngay ở
phần đầu nội dung mỗi bài học như vậy. Với những bài học chỉ dạy một đơn vị kiến thức tiếng
Việt, học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, không quá tải trong việc tiếp nhận. Tuy nhiên với một số
bài học dạy nhiều đơn vị kiến thức như trong bài 3 về Kí, chương trình lớp 6 tập 1, các em
được dạy ba đơn vị kiến thức về từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn. Đối với cả ba đơn vị kiến
thức như vậy, phần tri thức tiếng Việt được trình bày khá dài, như vậy đôi khi sẽ gây quá tải
cho các em khi tiếp thu tri thức. Đặc biệt đối với học sinh lớp 6, khi trình bày khá dài, học sinh
sẽ khó tập trung và đọc hiểu toàn bộ những kiến thức được trình bày.

Thứ hai, kiến thức chỉ được trình bày một lần duy nhất ngay phần mở đầu của mỗi bài
học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ôn tập. Thế nhưng, đối với riêng mỗi bài học khi
học sinh bắt đầu phần Thực hành tiếng Việt, các em cần liên tục kiểm tra lại kiến thức ở đầu
mỗi bài học.

3.1.2 Đặc điểm


Thứ nhất, các đơn vị kiến thức tiếng Việt được trình bày ở ba bộ sách đa số có sự tương
đồng, đáp ứng đúng YCCD của chương trình GDPT 2018. Kiến thức về tiếng Việt ở ba bộ
sách có sự thống nhất cơ bản về khái niệm công cụ, tuy nhiên các kiến thức về đặc điểm nhận
biết, phân loại, cấu trúc chưa có sự thống nhất...Ở một số đơn vị bài học, tri thức tiếng Việt của
sách Cánh Diều có phần chi tiết, cụ thể hơn; một số đơn vị bài học lại đơn giản, nhẹ nhàng
hơn. Đơn cử với kiến thức về từ đơn và từ phức, đối với ba bộ sách Cánh Diều, Kết nối tri thức
và Chân trời sáng tạo có cách trình bày khác nhau trong nội dung kiến thức.

Ở bộ sách Chân trời sáng tạo đã trình bày về khái niệm của từ đơn, từ phức, cách thức
tạo thành từ phức và lưu ý về nghĩa của từ ghép và từ láy.

4
(Chân trời sáng tạo, lớp 6, tập 1, trang 18)

Ở bộ sách Kết nối, tri thức tiếng Việt ở đầu mỗi bài học được trình bày ngắn gọn, cô đúc,
chủ yếu trình bày khái niệm từ đơn, từ phức và quy tắc cấu tạo của từ ghép, từ láy.

(Kết nối tri thức với cuộc sống, lớp 6, tập 1, trang 12)

(Kết nối tri thức với cuộc sống, lớp 6, tập 1, trang 21)
4
Đối với bộ sách Cánh Diều, nội dung kiến thức bao gồm khái niệm của từ đơn, từ
phức; quy tắc cấu tạo từ láy, từ ghép; lưu ý về nghĩa của các tiếng trong từ láy, phân biệt từ láy
và từ ghép có sự trùng lặp ngẫu nhiên.

(Cánh Diều, lớp 6, tập 1, trang

15) Như vậy có thể thấy ở bộ sách Cánh Diều chú trọng đến việc giúp học sinh nhận

biết,
phân biệt và biết cách sử dụng của từ đơn, từ phức (từ láy và từ ghép) và nội dung phân biệt
các đơn vị kiến thức được chú trọng hơn so với hai bộ sách còn lại. Chính vì vậy trong bộ sách
đề cập, cho ví dụ minh họa cụ thể để học sinh nhận biết được sự khác biệt của từ láy và từ
ghép ngẫu nhiên.

Thứ hai, kiến thức tiếng Việt được trình bày ở đầu mỗi bài học có kết hợp với ví dụ
minh họa cụ thể. Đây là điểm chung ở cả ba bộ sách trong CTPT 2018, tuy nhiên cách trình
bày và lựa chọn ví dụ minh họa ở các bộ sách có sự khác biệt. Về cách trình bày, bộ sách Cánh
Diều và Chân trời sáng tạo đều lựa chọn trình bày kiến thức tiếng Việt kết hợp với ví dụ minh
họa ngay trong phần Kiến thức Ngữ văn ở đầu mỗi bài học. Bộ sách Kết nối tri thức lựa chọn
trình bày kiến thức tiếng Việt ở đầu mỗi bài học và ví dụ minh họa ở phần Thực hành tiếng
Việt. Ví dụ minh họa ở ba bộ sách được triển khai ở cấp độ từ, cụm từ, câu, đoạn văn. Và ở các
bộ sách ví dụ minh họa có thể được trình bày ở cấp độ khác biệt. Cụ thể trong trường hợp dạy
4
về số từ và

4
phó từ ở lớp 7, ví dụ minh họa của các sách đưa ra có sự khác biệt. Đối với sách Chân trời
sáng tạo, ví dụ về phó từ “những” được đặt trong ngữ cảnh câu: “Vào những ngày ấy, nhà ông
tưng bừng và chật ních người” trích dẫn từ tác phẩm Phía Tây Trường Sơn của Vũ Hùng.

(Chân trời sáng tạo, lớp 7, tập 1, tr.12)

Cùng giảng dạy về kiến thức phó từ, đối với sách Kết nối tri thức với cuộc sống, ví dụ
minh họa cũng được đặt trong ngữ cảnh câu. Để học sinh nhận biết được cách thức sử dụng
phó từ “những”, tác giả bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đặt phó từ “những” trong ngữ
cảnh câu: “Những bức tranh ấy đẹp lắm”.

5
(Kết nối tri thức với cuộc sống, lớp 7, tập 2, tr.72)

Đối với sách Cánh Diều, ví dụ minh họa chỉ dừng ở cấp độ từ vựng, học sinh nhận biết
được cách sử dụng phó từ thông qua ví dụ được sách giáo khoa cung cấp là “những ai”. Kiến
thức về phó từ trong bộ sách Cánh Diều chú trọng cung cấp kiến thức về ý nghĩa mà phó từ bổ
sung. Chính vì vậy trong ví dụ minh họa đã liệt kê hàng loạt những ý nghĩa mà phó từ thường
bổ sung và ví dụ cho từng trường hợp cụ thể. Hai bộ sách Chân trời sáng tạo và Kết nối tri
thức với cuộc sống cũng đề cập đến ý nghĩa phó từ có thể bổ sung nhưng không chú trọng,
nhấn mạnh như trong sách Cánh Diều. Bằng chứng là với hai bộ sách còn lại, tác giả có liệt kê
một số ý nghĩa của phó từ nhưng không đưa ra ví dụ cụ thể cho từng trường hợp. Đối với bộ
sách Cánh Diều, tác giả biên soạn đưa ra mười ý nghĩa mà phó từ có thể bổ sung gồm: số ít
hoặc số nhiều, câu khiến, thời gian, mức độ, sự tiếp diễn, sự diễn ra đồng thời, sự khẳng định,
phủ định, tính thường xuyên, liên tục hay gián đoạn, bất ngờ, sự hoàn thành, kết quả, sự lặp
lại... Trong mỗi trường hợp có đi kèm với có ví dụ minh họa rõ ràng, chi tiết.

5
(Cánh Diều, lớp 7, tập 1, tr.59)

Ngoài ra, đối với bộ sách Cánh Diều, ví dụ minh họa dành cho THCS được xây dựng ở
cả ba cấp độ cụm từ, câu, đoạn văn. Đến với chương trình THPT, các ví dụ minh họa chủ yếu
được xây dựng ở cấp độ câu, đoạn văn, không còn ví dụ minh họa ở cấp độ từ vựng. Các ví dụ
minh họa ở các cấp độ khác nhau tùy vào nội dung kiến thức được giảng dạy. (Xem thêm phụ
lục 6)

Dù có sự khác biệt về cấp độ nhưng các tác giả sách giáo khoa đều chú ý kết hợp ví dụ
minh họa kết hợp với cung cấp kiến thức. Điều này phù hợp với định hướng dạy học phát triển
năng lực ở học sinh. Kiến thức tiếng Việt không chú trọng lí thuyết mà còn chú ý đến thực
hành, phân tích ví dụ cụ thể để học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức.

3.2 Triển khai phần Thực hành Tiếng Việt

3.2.1 Kết nối với văn bản đọc


Dạy học tiếng Việt theo chương trình 2018 sử dụng ngữ liệu theo nguyên tắc tích hợp:
Các kiến thức phổ thông cơ bản về tiếng Việt được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận
và tạo lập văn bản. Do đó, các bài tập thực hành tiếng Việt luôn ưu tiên sử dụng các ngữ liệu
đã được học/đọc trong bài hoặc bài tập trước đó. HS được học đọc đa dạng các thể loại như:

Ở cấp THCS, các em được học truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng,
truyện ngụ ngôn, truyện lịch sử và tiểu thuyết, ký, tùy bút, tản văn, truyện kí, truyện cười, văn
bản thông tin, văn bản nghị luận. Thơ có thơ bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, thơ Đường
5
luật. Kịch có hài kịch. Còn ở cấp THPT các em được học tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ tự do,
truyện thơ, văn bản nghị luận, văn bản thông tin, kịch bản chèo và tuồng và bi kịch.

Do vậy, ưu điểm của sách khi dạy phần Thực hành tiếng Việt khi lựa chọn ngữ liệu tích
hợp, giúp ngữ liệu đa dạng về thể loại. Theo nguyên tắc tích hợp, chúng tôi xin đưa ưu tiên lựa
chọn ngữ liệu như sau:

Ưu tiên 1 Ngữ liệu đọc dạy trước bài thực hành

Ưu tiên 2 Ngữ liệu đọc dạy sau bài thực hành

Ưu tiên 3 Ngữ liệu ngoài SGK

Tuy nhiên, theo khảo sát của nhóm, các ngữ liệu thuộc nhóm ưu tiên 1 chiếm tỉ lệ còn
thấp so với ngữ liệu thuộc 2 nhóm còn lại.

Ở cấp THCS, thứ tự các kỹ năng được sắp xếp như sau: Đọc - Thực hành Tiếng Việt -
Thực hành đọc hiểu - Tự đánh giá

So với cách sắp xếp của chương trình THPT, cách sắp xếp này không tập trung được
nhiều ngữ liệu đọc trước phần thực hành Tiếng Việt. Dẫn đến có những trường hợp, SGK đã
sử dụng các ngữ liệu thuộc phần Thực hành đọc hiểu, xếp sau Thực hành tiếng Việt làm ngữ
liệu minh họa.

Như trong SGK lớp 7, yêu cầu cần đạt thực hành tiếng Việt của bài 1 là Nhận biết được
từ ngữ địa phương và những nét đặc sắc của ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học,
SGK đã chọn 2 ngữ liệu Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi, Dọc đường xứ nghệ
của Sơn Tùng, đây đều là ngữ liệu đọc của bài 1. Nhưng vì thứ tự phần Thực hành đọc hiểu
xếp sau nên đoạn trích Dọc đường xứ nghệ sau phần Thực hành tiếng Việt, nếu GV không linh
hoạt thay đổi thứ tự sẽ không đáp ứng được yêu cầu cần đạt trong các văn bản đã học của
chương trình. Tương tự, trong bài 3, với yêu cầu cần đạt Nhận biết và vận dụng được số từ,
phó từ vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả SGK đã sử dụng 11 ngữ liệu trích dẫn từ văn
bản đọc nhưng có 1 ngữ liệu trích từ Nhật trình Sol 6 của En-đi Uya, thuộc phần Thực hành
đọc hiểu, xếp sau Thực hành tiếng Việt. Tuy nhiên đối với những trường hợp nêu trên, chúng
tôi vẫn xếp các ngữ liệu này

5
thuộc nhóm ngữ liệu đã đọc trước bài thực hành, vì GV có thể linh hoạt thay đổi thứ tự để
thuận tiện hơn cho HS thực hành.

Còn với các trường hợp ngữ liệu dạy đọc ở sách tập sau được dùng minh họa cho bài
tập thực hành tiếng Việt trong tập trước thì chúng tôi xếp vào nhóm ngữ liệu chưa được
học/đọc trước phần thực hành, ví dụ: Lớp 6, bài 4 tập 1, kiến thức Mở rộng vị ngữ dùng ngữ
liệu Dế Mèn phiêu lưu ký tập 2; Lớp 7, bài 4 tập 1, kiến thức Mở rộng các thành phần câu bằng
cụm chủ vị dùng ngữ liệu Ếch ngồi đáy giếng tập 2 và Tắt đèn của Ngô Tất Tố tập 1 lớp 8...

Ngoài ra, có một trường hợp, SGK lớp 6 tập 2 sử dụng toàn bộ ngữ liệu từ phần đọc
nhưng bài tập không đáp ứng yêu cầu cần đạt:

YCCĐ: Nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép, sử dụng được dấu này khi viết; biết
lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu

Bài tập trong SGK chỉ có các yêu cầu:

(Cánh Diều, lớp 6, tập 2, tr. 97, 98)

5
Bài tập chỉ yêu cầu “Tìm từ ngữ chuyên dùng”, “tìm trạng ngữ của câu mở đầu”,... và
không có yêu cầu HS chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép hay yêu cầu HS viết đoạn văn có sử
dụng dấu ngoặc kép. Do đó, dù sử dụng các ngữ liệu trích từ văn bản đã học nhưng bài tập
không đáp ứng YCCĐ.

Lớp Ngữ liệu thuộc VB Ngữ liệu thuộc VB Ngữ liệu thuộc VB Ngữ liệu Tổng số
Văn học đã học thông tin đã học nghị luận đã học chưa học ngữ liệu

6 34 9 5 25 73

46.58% 12.33% 6.85% 34.24% 100%

7 36 5 6 17 64

56.25% 7.81% 9.38% 25.56% 100%

8 57 13 6 31 107

53.27% 12.15% 5.61% 28.97% 100%

THCS 127 27 17 73 244

52.05% 11.06% 6.97% 29.92% 100%

(Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ tương ứng các loại văn bản dùng làm ngữ liệu trong phần
Thực hành tiếng Việt ở SGK lớp 6,7,8)

5
Theo thống kê của chúng tôi, ngữ liệu thuộc văn bản văn học đã học chiếm hơn 50%
tổng ngữ liệu dùng để dạy thực hành tiếng Việt ở tất cả các lớp, gấp khoảng 5 lần ngữ liệu
thuộc văn bản thông tin đã học và gấp gần 10 lần ngữ liệu thuộc văn bản nghị luận đã học.
Điều này có thể vì văn bản văn học chiếm số lượng lớn trong hệ thống ngữ liệu học. Ngoài ra,
các văn bản văn học cũng đáp ứng được yêu cầu về giá trị tư tưởng, mang tính trực quan, gần
với ngữ liệu đời sống nên được ưu tiên lựa chọn.

Ở cấp THPT, các kỹ năng được sắp xếp theo thứ tự như sau: Đọc - Thực hành đọc hiểu
- Thực hành Tiếng Việt - Viết - Nói và nghe - Tự đánh giá

Với thứ tự này, phần Thực hành tiếng Việt được sắp xếp sau phần Đọc. Phần đọc chia
làm 2 phần là Đọc và Thực hành đọc hiểu, có thể có từ 3-4 văn bản tùy từng bài học. Số lượng
ngữ liệu đọc như thế được xem là tương đối phong phú để phục vụ cho Thực hành Tiếng Việt.
Thế nhưng, so với cấp THCS, tỉ lệ ngữ liệu chưa học ở cấp THPT lại chiếm hơn 50% số ngữ
liệu dùng dạy thực hành tiếng Việt. Chúng tôi thực hiện bảng thống kê về số lượng và tỉ lệ của
các loại ngữ liệu như sau:

Lớp Ngữ liệu thuộc VB Ngữ liệu thuộc VB Ngữ liệu thuộc VB Ngữ liệu chưa Tổng số
Văn học đã học thông tin đã học nghị luận đã học học trước ngữ liệu

5
10 15 2 11 46 74

20.28% 2.70% 14.86% 62.16% 100%

11 28 1 0 44 73

38.36% 1.37% 0% 60.27% 100%

THPT 43 3 11 90 147

29.25% 2.05% 7.48% 61.22% 100%

(Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ tương ứng các loại văn bản dùng làm ngữ liệu trong phần
Thực hành tiếng Việt ở SGK lớp 10, 11)

Đối với lớp 10, văn bản văn học đã học chiếm tỉ lệ 20.28% ngữ liệu dùng cho phần thực
hành Tiếng Việt, gấp 10 lần tỉ lệ của văn bản thông tin và cao hơn 5.42% so với văn bản nghị
luận. Tuy nhiên, chiếm trọng yếu trong hệ thống ngữ liệu bài tập thực hành tiếng Việt vẫn là
các ngữ liệu chưa được học trước đó. Tỉ lệ này cũng không thay đổi trong SGK lớp 11. Trong
bộ SGK lớp 11, ngữ liệu văn bản văn học được tăng lên khá nhiều, gần gấp đôi so với lớp 10,
còn tỉ lệ văn bản nghị luận đã học lại giảm xuống đáng kể. Như vậy, phần Thực hành tiếng
Việt trong bộ sách Cánh Diều cho chương trình THPT chưa kết nối chặt chẽ với các ngữ liệu
đọc đã học

5
trước.

5
Đặc biệt trong SGK lớp 11, bài 4 và bài 9 thực hành kiến thức lỗi về thành phần câu và
cách sửa, SGK hoàn toàn sử dụng các ngữ liệu chưa được học, phần nhiều trong đó lại là ngữ
liệu ngoài SGK.

(Cánh Diều, lớp 11, tập 1, tr.116)

Xuất phát từ yêu cầu cần đạt Nhận biết, phân tích và sửa được các lỗi về thành phần
câu; từ đó, có ý thức viết câu đúng ngữ pháp, SGK chủ yếu thiết kế các bài tập tìm, phân tích
và sửa lỗi sai cho HS. Trong khi đó, các ngữ liệu được dùng trong phần dạy đọc là những văn
bản đã qua chọn lọc, có cách sử dụng tiếng Việt tương đối chuẩn mực, trong sáng nên không
thể dùng ngữ liệu đọc để minh họa cho lỗi về thành phần câu.

Như vậy, về ngữ liệu kết nối với văn bản đọc, SGK cần chọn lọc hơn để phù hợp với
nguyên tắc biên soạn tích hợp.

3.2.2 Chú trọng kĩ năng viết


Dạy học tiếng Việt theo mục tiêu phát triển năng lực không còn trang bị lý thuyết suông
mà tập trung hướng dẫn HS thực hành bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết thông qua các bài tập
thực hành tiếng Việt. Cụ thể, các bài tập thực hành gắn với kĩ năng viết giúp cho HS biết vận
dụng những kiến thức tiếng Việt và kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã học vào những hoạt động
viết, nói, từ đó các em có thể vận dụng vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày.

Hệ thống bài tập tiếng Việt trong SGK được tổ chức theo tiến trình phát triển của HS từ
nhận biết đến vận dụng. Phần tri thức Ngữ văn bước đầu cho các em tri thức hiển ngôn về
tiếng Việt, tiếp đến HS thực hiện thực hành một số bài tập nhằm giải thích các hiện tượng ngôn

5
ngữ,

6
phát triển hơn là HS biết viết một đoạn văn. Cũng từ việc viết đoạn, HS bước đầu được trau
dồi kĩ năng sử dụng ngôn ngữ với kĩ năng viết và cuối cùng HS biết viết một bài văn hoàn
chỉnh.

Trước hết, trong hệ thống bài tập trong SGK, thông thường bài tập cuối cùng là dạng
bài tập viết đoạn có vận dụng một đơn vị kiến thức tiếng Việt. Đây là một dạng bài tập tổng
hợp, cần tổ hợp cả kiến thức tiếng Việt lẫn kiến thức, kĩ năng thuộc mảng Văn học, Tập làm
văn. Thông qua dạng bài tập này, HS có thể vận dụng được các tri thức tiếng Việt vào việc tạo
lập văn bản, cụ thể ở đây là đoạn văn, đồng thời, HS có cơ hội trau dồi kĩ năng viết để có thể
vận dụng nó vào phần Viết. Như vậy, có thể thấy, việc dạy học tiếng Việt không chỉ cung cấp
cho HS những lý thuyết suông, những bài tập nhận diện mà nó còn định hướng cho HS biết
cách vận dụng, trau dồi dần dần các kĩ năng.

Dẫn chứng:

YCCĐ: Phân tích được sự khác nhau về nghĩa của một số cách sắp xếp trật tự từ
trong câu; từ đó, nhận diện, phân tích và sửa được các lỗi về trật tự từ trong bài viết, bài
nói.

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) với câu chủ đề: Mùa thu trong thơ Nguyễn
Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời
cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn mà em đã viết.

(Cánh Diều lớp 10 tập 1, tr.51).

SGK Cánh Diều xây dựng bài tập dựa trên nội dung về phần Kiến thức tiếng Việt “Lỗi
về trật tự từ và cách sửa” (CT Ngữ văn 2018: 59).

Phân tích

YCCĐ được triển khai gắn với kĩ năng tạo lập văn bản “nhận diện, phân tích vừa sửa
được các lỗi về trật từ trong bài viết, bài nói”. Điều đó, cho thấy được SGK Cánh Diều chú
trọng tích hợp các kĩ năng, đáp ứng chương trình Ngữ văn 2018. Đồng thời, xuất phát từ nội
dung dạy học trong chương trình, SGK Cánh Diều đã xây dựng yêu cầu cần đạt cụ thể, chi tiết,
từ việc thực hành tiếng Việt thông qua bài tập nhỏ cho đến vận dụng kiến thức tiếng Việt đó để
nhận diện, phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong bài viết, bài nói. Trong hệ thống bài tập thực
hành, có dạng bài tập viết ngắn, dạng bài này giúp cho HS rèn luyện kĩ năng viết đoạn cho HS,

6
đồng thời củng cố chủ điểm mà các em vừa học là “thơ Đường luật”, vừa giúp các em tự nhận
diện và phân tích cách sắp xếp trật tự từ của mình. Tuy nhiên, đối với bài tập này, HS không
chỉ viết

6
đoạn văn mà còn phải thực hiện một yêu cầu kèm theo là giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở
một câu trong đoạn văn của mình => Việc thực hành tiếng Việt được lồng ghép linh hoạt, phù
hợp; giúp cho các em vừa rèn luyện kĩ năng viết đoạn vừa giải thích được hiện tượng ngôn ngữ
đó.

Như vậy, có thể nhận thấy, dạy học tiếng Việt còn được lồng ghép linh hoạt với dạy học
kĩ năng viết, thông qua yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết, HS cũng đồng thời đáp ứng được yêu
cầu cần đạt về tiếng Việt.

Dẫn chứng: Bài 7 - Tùy bút, tản văn, truyện kí (Cánh Diều, tập 2, trang 53)

YCCĐ về tiếng Việt “Biết cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản; trình bày được
tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu”

YCCĐ về Viết “Viết và trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự
nhiên xã hội”

Theo chương trình Ngữ văn 2018 (trang 65-70)

Kiến thức tiếng Việt: “Cách giải thích nghĩa của từ” + “Cách trình bày tài liệu tham
khảo trong một tiểu luận hay báo cáo nghiên cứu”

YCCĐ về Viết “Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội;
biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh
mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp”

Phân tích:

Dựa trên YCCĐ, bộ sách Cánh Diều đã gộp hai kiến thức tiếng Việt “cách giải thích
nghĩa của từ” và “Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một tiểu luận hay báo cáo
nghiên cứu” vào một bài học, đồng thời kiến thức đó cũng được vận dụng vào trong dạy “Viết
và trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên xã hội”.

Sau khi HS được tìm hiểu về nghĩa của từ, cách trình bày tài liệu tham khảo, HS sẽ biết
và đúc kết một số lưu ý khi viết một bài báo cáo nghiên cứu hay tiểu luận:

 Biết cách lập danh mục tài liệu tham khảo, trích dẫn đúng quy cách.
 Dùng từ ngữ chính xác, viết đúng chính tả, ngữ pháp…

Thông qua viết, GV cũng đánh giá được mức độ đạt được của HS về phần tiếng Việt đã
6
được dạy. Như vậy, với cách lồng ghép này, ta có thấy được sự kết nối chặt chẽ giữa phần
tiếng

6
Việt với phần Viết. Bộ sách Cánh Diều đã đáp ứng được các yêu cầu cần đạt của chương trình
2018.

Kết luận, bộ sách Cánh Diều đã hiện thực hóa nội dung tiếng Việt theo quan điểm của
chương trình Ngữ văn 2018 thông qua việc kết hợp dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe.
Phần tiếng Việt không chỉ đơn giản tách riêng biệt thành 2 phần là tri thức Ngữ văn và Thực
hành tiếng Việt mà việc dạy tiếng Việt còn được tiếp tục vận dụng, củng cố ở phần Viết, Nói
và Nghe.

6
Chương 4

Đề xuất một số bài tập

4.1 Đề xuất việc triển khai một vấn đề trong Chuyên đề: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời
sống xã hội hiện đại

4.1.1 Cơ sở
Đây là chuyên đề ngôn ngữ duy nhất trong 9 chuyên đề ở cấp THPT. Chuyên đề này
một mặt giúp HS hiểu được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, là một bộ phận cấu thành của
văn hoá; nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong xã hội hiện đại. Điều
quan trọng là HS biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp. Mặt
khác, chuyên đề này giúp các em kết nối với các kiến thức bậc Đại học, làm quen với việc
nghiên cứu một vấn đề khoa học xã hội, làm hành trang để các em có thể bước tiếp vào Đại
học (với các chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ, văn học)

Cấu trúc Chuyên đề học tập có hai phần lí thuyết và thực hành. Trong đó, thực hành là
chính mà cụ thể là thực hành phân tích, đánh giá một số hiện tượng trong tiếng Việt hiện đại và
việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Vì thế, việc đề xuất một số gợi ý để HS thực hành là
điều cần thiết.

Sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ Cánh Diều chỉ mới đưa ra đề tài, chưa có
những định hướng, gợi ý chi tiết, cụ thể. Nhằm giúp HS định hướng được cách thức viết báo
cáo nghiên cứu về một vấn đề trong chuyên đề “Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội
hiện đại”, chúng tôi đề xuất một số gợi ý để phục vụ cho GV và HS trong việc triển khai bài
báo cáo.

4.1.2 Cách thức triển khai


Bài tập số 3a, đề tài Viết báo cáo nghiên cứu về đề tài: Từ mới của tuổi teen trên mạng xã hội:
tình hình sử dụng, các phương thức cấu tạo, tác động tích cực và tiêu cực (Lã Nhâm Thìn - Đỗ
Ngọc Thống (đồng Tổng Chủ biên), 2023: 53)

Một số gợi ý định hướng để triển khai các yêu cầu của bài báo cáo nghiên cứu:

Tình hình sử dụng:

GV hướng dẫn HS xác định phạm vi nghiên cứu: một trong những trang mạng xã hội sau:

6
facebook, tiktok, youtube

6
...

GV yêu cầu HS xác định các từ ngữ phổ biến trong giới trẻ (được một nhóm người tuổi teen sử
dụng và có sự lặp đi lặp lại thường xuyên trong nhóm người này)

GV hướng dẫn HS lập bảng khảo sát, thống kê các từ mới của tuổi teen xuất hiện trên phạm vi
nghiên cứu vừa xác định.

STT Từ Nghĩa của từ Phạm vi xuất hiện


mới mới
Facebook Tiktok Youtube

1 keo -đẹp X X

-gắn bó

2 vi diệu tuyệt vời X X X

(Bảng thống kê các từ mới của tuổi teen trên mạng xã hội)

GV yêu cầu HS đánh giá tình hình sử dụng: gợi ý: phổ biến, cập nhật theo thời đại...

Các phương thức cấu tạo

GV đưa ra bảng gợi về các phương thức cấu tạo từ mới như dưới đây:

Phương thức cấu tạo Trường hợp

Viết/ nói lệch chuẩn ngữ âm “khum”, “hăm” (không); “kẽm” (cảm); “quý dị” (quý vị); “khoải”
(khỏi)

Viết/ nói lệch chuẩn chính tả “wa” (qua); “bit” (biết); “iu” (yêu); dzăn (văn); “tym” (tim)

6
Viết/ nói tắt “ko” (không); “gato” (ghen ăn tức ở); “ttt” (tương tác tốt)

“G9” (goodnite)

Kết hợp biến âm và và nói lái “chanh sả” (sang chảnh); “cưng vô lây” (cây vô lưng)

Chuyển nghĩa những tiếng hoặc từ “keo” (đẹp); “trà xanh”, “matcha” (người thứ ba); “ngữ văn” (văn
sẵn để tạo từ mới minh); “lịch sử” (lịch sự); “thả tim/ tym” (yêu thích)

Vay mượn tiếng nước ngoài check in; up story, stt; follow

…. ….

* Tác động tích cực, tiêu cực

3.1. Tích cực

GV đưa ra một số câu hỏi định hướng, gợi ý:

Theo em, việc giới trẻ tạo ra và sử dụng phổ biến các từ mới có tạo hiệu quả giao tiếp trên mạng
xã hội hay không? Vì sao?

Theo em, việc giới trẻ tạo ra và sử dụng phổ biến các từ mới trên mạng xã hội có đóng góp gì
vào vốn từ vựng của cộng đồng, dân tộc? Vì sao?

3.2. Tiêu cực

GV đưa ra một số câu hỏi định hướng, gợi ý:

Theo em, việc lạm dụng các từ mới trên mạng xã hội có tác động tiêu cực đến hiệu quả giao
tiếp hay không? (Với thầy cô, gia đình...) Vì sao?

Nếu cho rằng việc lạm dụng có tác động tiêu cực, em hãy nêu một số giải pháp để hạn chế việc
lạm dụng các từ mới trên mạng xã hội trong giao tiếp.

Theo em, nếu quá lạm dụng các từ mới của tuổi teen và không giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt thì điều gì sẽ xảy ra?

6
4.2 Đề xuất 2: Bài tập kết hợp ngữ cảnh giao tiếp
Ngữ văn- Lớp 6

Yêu cầu cần đạt: Nhận biết đặc điểm, chức năng của trạng ngữ; vận dụng được những hiểu biết
về trạng ngữ vào đọc, viết, nói, nghe.

4.2.1 Cơ sở đề xuất
Thứ nhất, dựa vào yêu cầu cần đạt nhấn mạnh vận dụng những hiểu biết về trạng ngữ
vào kĩ năng đọc, viết, nói nghe. Việc dạy học trạng ngữ gắn liền với thực hành, chú trọng vào
việc vận dụng những hiểu biết vào sử dụng trong thực tiễn.

Thứ hai, một trong những mục tiêu quan trọng của môn Ngữ văn đối với chương trình
2018 là phát triển khả năng ngôn ngữ của học sinh. Thế nên bài tập cho phép học sinh sử dụng
trạng ngữ trong tình huống thực tế, kết hợp với những kiến thức đã học để tạo thành một đoạn
hội thoại hoàn chỉnh.

Thứ ba, bài học phát huy được tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Học sinh tự do
lựa chọn nội dung giao tiếp và vận dụng trạng ngữ vào hoàn cảnh giao tiếp học sinh lựa chọn.
Như vậy, bài tập sẽ gây được sự hứng thú của học sinh, các em được lựa chọn nội dung yêu
thích để thực hiện hội thoại.

4.2.2 Cách triển khai


Các bước thực hiện

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh thực hiện một tình huống giao tiếp với chủ đề giao
GV đặt ra. Trong tình huống giao tiếp có sử dụng trạng ngữ.

Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện tình huống giao tiếp theo yêu cầu của GV.

Báo cáo, thảo luận: 3 nhóm đôi HS trình bày tình huống giao tiếp trước lớp.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét nội dung tình huống giao tiếp và trạng ngữ HS sử dụng.

Ví dụ minh họa:

Bài tập: Học sinh lựa chọn một trong những tình huống giao tiếp về chủ đề trường học hoặc
gia đình và tạo một đoạn hội thoại có ít nhất 3 lượt thoại. Trong đoạn hội thoại, học sinh sử
dụng ít nhất hai câu có trạng ngữ.

7
Sản phẩm dự kiến: Học sinh lựa chọn chủ đề trường học và bàn luận về nội dung cách sắp xếp
các thiết bị học tập trong lớp.

A: Cậu có thấy hôm nay lớp mình có gì khác không?

B: Lớp mình vừa có thước mới trên bàn giáo viên đúng không?

A: Đúng rồi. Hôm trước, cái thước nhựa đã bị gãy nên cô đã đổi thước mới.

B: Thích nhỉ, vậy là chúng mình đã có thước để kẻ những hình vẽ trong tiết Toán.

4.3 Đề xuất 3
Ngữ văn - Lớp 8 - Cánh Diều

Yêu cầu cần đạt: Hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ, tục ngữ, các yếu tố Hán Việt trong văn
bản

4.3.1 Cơ sở đề xuất
Các yếu tố Hán Việt có tích chất năng tạo - tạo lập từ mới và đặc biệt trong tiếng Việt
có một số lượng đáng kể những thành ngữ, tục ngữ gốc Hán. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất
dạng bài tập mở rộng để giúp các em hiểu được nghĩa của các yếu tố Hán Việt có trong văn
bản và những yếu tố Hán Việt liên quan. Từ đó giúp HS mở rộng vốn hiểu biết cũng như tích
lũy vốn từ về được tạo ra từ các yếu tố Hán Việt.

Kế đến, chúng tôi nhận thấy hệ thống bài tập trong SGK chưa có bài tập đặt ra tri thức
trong một tình huống xã hội cụ thể, điều này hạn chế đi cách hiểu của HS về tác dụng cũng
như cách dùng các thành ngữ, tục ngữ. Trong khi đó, yêu cầu về thành từ, tục ngữ và yếu tố
Hán Việt đã được dạy từ trước đó. Vì vậy chúng tôi đề xuất dạng bài tập vận dụng, đặt HS vào
tình huống giao tiếp, xã hội cụ thể để giải quyết vấn đề ghi nhận tri thức cụ thể về nghĩa cũng
như tác dụng và cách dùng các thành ngữ, tục ngữ.

4.3.2 Đề xuất dạng bài tập


Bài 1: Bài tập mở rộng
a, Tìm từ ghép Hán Việt được tạo ra từ các yếu tố sau và giải thích nghĩa của các từ đó.
Trung, Sĩ, Sử, Thư
Sản phẩm dự kiến:
Trung: trung thành, trung nghĩa, trung quân

7
Trung thành: tận tâm, hết lòng vì việc gì hoặc vì ai đó
Trung nghĩa: một lòng vì việc nghĩa
Trung quân: trung thành với vua
Sĩ: sĩ quan, sĩ khí, sĩ sơn
Sĩ quan: cán bộ, lực lượng trong quân đội
Sĩ khí: tinh thần, lòng hăng hái của quân lính
Sĩ sơn: núi phú sĩ
Sử: lịch sử, sử ký, ngự sử
Lịch sử: những việc diễn ra trong quá khứ
Sử kí: ghi chép lại những câu chuyện lịch sử
Ngự sử: quan trông coi và ghi chép sử sách
Thư: kinh thư, thư viện, thư ký
Kinh thư: một bộ phận trong Ngũ Thư của Trung Quốc
Thư viện: nơi lưu giữ sách
Thư ký: người hỗ trợ quản lý, điều hành
b, Tìm các thành ngữ, tục ngữ có nghĩa giống hoặc gần giống với các thành ngữ, tục
ngữ dưới đây và giải thích nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ đó.
Bách niên giai lão
Danh chính ngôn thuận
Sản phẩm dự kiến:
Bách niên giai lão:
Bách niên hảo hợp (hoặc Bách niên hảo hiệp): trăm năm sống với nhau hòa hợp, tốt
đẹp.
Danh chính ngôn thuận:
Quang minh chính đại: rõ ràng, minh bạch không có chút gì mờ ám.
Bài 2: Bài tập gắn với tình huống thực tế
Xác định và giải thích nghĩa của thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong tình huống. Từ
đó nhận xét cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tình huống dưới đây.

Tình huống 1: Tại hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30-10-1958, Hồ Chí Minh đã nhận xét rằng
“Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng, quần
chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người
sáng tác nữa... Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần
7
chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không trường giang đại hải, dây cà ra dây
muống...”.

Sản phẩm dự kiến:


Hai thành ngữ được sử dụng trong tình huống a là “trường giang đại hải” và “dây cà ra dây
muống”.

Thành ngữ “Trường giang đại hải”: trường giang nghĩa là sông dài, đại hải nghĩa là biển lớn.
Ý của thành ngữ này muốn nói đến lối viết văn dài dòng, lôi thôi.

Tục ngữ “Dây cà ra dây muống”: hai loại cây thân bò trên đất sống leo bán hết cây này đến
cây khác thường bám víu lấy nhau. Ý câu tục ngữ muốn nói đến cách nói, cách viết dài dòng,
lan man, không có trọng tâm, việc nọ xọ sang việc kia, vấn đề này dẫn đến vấn đề khác.

Như vậy, thành ngữ và tục ngữ mà Bác sử dụng trong tình huống giao tiếp trên có ý nghĩa gần
giống nhau, để từ đó Bác muốn nhấn mạnh giá trị của các sáng tác dân gian. Tuy các sáng tác
được thể hiện qua hình thức ngắn gọn nhưng nó lại ẩn chứa những ý nghĩa thông điệp lớn lao.
Đồng thời, Bác đã sử dụng chính những thành ngữ, tục ngữ trong bài nói của mình giúp cho lời
truyền tải của Bác ngắn gọn, dễ hiểu, tác động trực tiếp đến người nghe.

Tình huống 2: Chứng kiến hình ảnh chiếc xe tải gặp nạn, hàng nghìn thùng bia đổ ào xuống
đường. Người dân cuống cuồng đổ xô ra lượm lặt mà mặc kệ sự gào khóc, van xin của người
tài xế. Đã có hàng loạt bình luận thể hiện sự tức giận trên những trang báo khác nhau về vụ
việc “hôi bia” tại Biên Hòa – Đồng Nai như sau:

“Cướp của người bị nạn về làm giàu ư? Sao họ có thể nuốt trôi mồ hôi nước mắt của người
khác? Tại sao xã hội ngày càng nhiều những kẻ siêng ăn nhác làm như thế này?”

“Thừa nước đục thả câu, đúng là ăn cướp giữa ban ngày là có thật. Tôi không thể tài nào
tưởng tượng nổi người Việt Nam với truyền thống lá lành đùm lá rách lại có thể làm những
hành động như vậy. Thật đáng nhục nhã!”

“Tai nạn xảy ra, không giúp đỡ đã thấy hổ thẹn với lương tâm, huống chi lại lao vào cướp
bóc. Vừa thương người tài xế phải chịu tai bay vạ gió, vừa thấy xấu hổ cho tinh thần đùm bọc
của người Việt Nam.”

Sản phẩm dự kiến:


Các thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong tình huống trên là:

7
– Thành ngữ: tai bay vạ gió

– Tục ngữ: Thừa nước đục thả câu, lá lành đùm lá rách

Giải thích nghĩa:

- Thành ngữ Tai bay vạ gió: Tai họa tự nhiên ập đến bất ngờ, đến nhanh như gió khiến
người ta không kịp ứng biến, xoay xở. Ý của câu thành ngữ được sử dụng ở tình huống trên là
người tài xế vô tình gặp phải tai họa không lường trước, vừa bị lật xe đổ hết hàng hóa mà vừa
bị người khác hôi đồ.

- Tục ngữ Thừa nước đục thả câu: Thời điểm nước trong các ao hồ đục, nước sẽ chứa nhiều
sinh vật hay các loại thức ăn mà cá rất thích. Nhân cơ hội đó con người mà buông câu nhất
định sẽ bắt được nhiều cá. Về mặt hàm ý sâu xa, “nước đục” chỉ một trạng thái bất ổn, lộn xộn.
Chính vì vậy thành ngữ “Thừa nước đục thả câu” chỉ hành động trục lợi khi người khác đang
gặp khó khăn, hiểm họa bất ngờ. Ở tình huống trên người dân đã nhân “cơ hội” người tài xế bị
gặp nạn, chiếc xe bị lật, hàng ngàn thùng bia bị đổ ra đường mà lao vào hôi của.

- Tục ngữ Lá lành đùm lá rách: "lá lành” là người có cuộc sống giàu có, thuận lợi và yên
ổn, còn "lá rách” là người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khăn. Câu tục ngữ muốn
nhủ khuyên con người nên biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau khi gặp khó khăn, gian khổ. Tuy
nhiên, ở tình huống trên người bình luận tỏ ý thất vọng vì người dân thấy nạn đã không cứu mà
còn lao vào cướp bóc khiến người tài xế phải khổ sở, điều này đi ngược lại với truyền thống lá
lành đùm lá rách của người Việt Nam.

4.4 Đề xuất 4
Căn cứ vào một số dạng bài tập cơ bản trong SGK, kết hợp với một số cơ sở, nguyên tắc
thiết lập bài tập theo Chương trình Ngữ văn 2018, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số dạng
bài tập đề xuất hướng đến việc phát triển tư duy đồng thời tích cực hóa hoạt động của HS trong
các giờ học thực hành tiếng Việt. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra một dạng bài tập có thể đáp ứng
được các mục đích trên đó là dạng bài tập tạo tình huống có vấn đề về tiếng Việt. Ở dạng bài
tập này, HS được đưa vào các tình huống có vấn đề (tình huống gây ra sự mâu thuẫn trong
nhận thức của các em) nhằm giúp các em so sánh, phân biệt các hiện tượng ngôn ngữ, từ đó
giúp HS khái quát hóa kiến thực một cách tốt hơn.

7
4.4.1 Cơ sở đề xuất
Dạng bài tập tạo tình huống có vấn đề thể hiện một số ưu điểm như sau:

Thứ nhất, việc tạo ra tình huống có vấn đề là một trong những cách kích thích HS tư
duy, tìm hiểu tri thức. Như những công trình đã được nghiên cứu từ trước, tư duy của con
người chỉ nảy sinh khi gặp các tình huống có vấn đề. Chính vì thế việc tạo nên các tình huống
gây ra sự mâu thuẫn trong nhận thức của các em chính là cách phát huy tính tích cực, chủ động
của HS đồng thời tạo nhu cầu nhận thức cho HS. Các hoạt động học tập của HS sẽ được thúc
đẩy tích cực hơn khi HS gặp phải những khó khăn, trở ngại cần giải quyết. Qua việc giải quyết
các tình huống có vấn đề, HS không chỉ rút ra được những tri thức về kiến thức mà còn học
được cách giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo, bên cạnh đó các kĩ năng quan sát,
phân tích của HS cũng được phát triển.

Thứ hai, tình huống có vấn đề ở đây ưu tiên việc giúp các em so sánh giữa các hiện
tượng ngôn ngữ để phân biệt giữa hiện tượng ngôn ngữ này với hiện tượng ngôn ngữ khác,
khái niệm ngôn ngữ này với khái niệm ngôn ngữ khác. So sánh được xem là một trong những
thủ pháp được sử dụng phổ biến nhất và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc dạy học tiếng
Việt. Từ việc phân tích, đối chiếu HS sẽ dễ dàng rút ra những đặc điểm, bản chất chung, giúp
cho việc sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của HS diễn ra dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó. việc tạo dựng dạng bài tập này vào dạy học tiếng Việt trong bộ SGK
Cánh Diều cũng đáp ứng được một số cơ sở, nguyên tắc sau:

Đáp ứng quan điểm dạy học tiếng Việt của chương trình Ngữ văn 2018: Chương trình
Ngữ văn 2018 được xây dựng dựa trên nhiều nguyên tắc, quan điểm nhưng chung quy lại đều
nhằm hướng đến phát triển năng lực cho HS. Chính vì vậy, hệ thống bài tập tiếng Việt được đề
xuất cần đáp ứng được các quan điểm trên, chú trọng xem kiến thức là nền tảng để giúp HS
vận dụng trong các kĩ năng đọc, viết và trong cuộc sống hàng ngày.

Gắn với hoạt động giao tiếp của HS: Thông qua các hoạt động giao tiếp, HS có cơ hội
tiếp cận giữa lí thuyết đến thực hành, giữa hệ thống ngôn ngữ và các hoạt động viết và hoạt
động nói, từ đó phát triển các năng lực, phẩm chất, kĩ năng cần thiết.

Đảm bảo sự tích hợp kiến thức: Hệ thống bài tập tiếng Việt trước hết phải được xây
dựng dựa trên YCCĐ mà Chương trình 2018 đưa ra và được triển khai ở mỗi bài học. Bên
cạnh đó,

7
bài tập phải có mối liên hệ tích hợp giữa kiến thức tiếng Việt và các kiến thức, kĩ năng khác
như đọc, viết, nói và nghe, trong môn Ngữ văn hoặc các bộ môn khác.

Đảm bảo tính thống nhất giữa li thuyết và thực hành: Các khái niệm, đặc trưng của các
hiện tượng ngôn ngữ sẽ là nền tảng để để HS vận dụng vào không chỉ để giải quyết các bài tập
mà còn vận dụng vào các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe và trong cuộc sống. Từ đó đảm bảo sự
phát triển toàn diện, vững chắc về các năng lực và phẩm chất của HS.

Như vậy, việc vận dụng dạng bài tập này bên cạnh hệ thống bài tập tiếng Việt trong
SGK với mục đích rèn luyện tư duy, thúc đẩy tính tích cực cho HS là hoàn toàn có cơ sở.
Chẳng hạn như trong dạy học tiếng Việt, khi đến tri thức về từ đơn GV có thể tạo tình huống
để các em so sánh, phân biệt với một số từ phức có thể hiểu nhầm thành từ đơn, hay khi đến
phần tri thức về từ láy các em cũng cần thực hiện các bài tập nhằm so sánh từ láy với từ
ghép…

4.4.2 Cách thức triển khai


Với dạng bài tập này, nhóm nghiên cứu xin đưa ra việc áp dụng vào một bài học cụ thể,
đó là bài 8 (Nghị luận xã hội) - bộ Cánh Diều, lớp 7, tập 2 với YCCĐ về tri thức tiếng Việt
như sau: “Vận dụng kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản vào đọc hiểu, viết, nói và nghe
có hiệu quả” (trang 36).

Ở phần kiến thức tiếng Việt, SGK đã trình bày về cách tạo liên kết cho văn bản bằng
các biện pháp như biện pháp lặp (hay ta quen gọi là phép lặp), và biện pháp thế (ta cũng
thường quen gọi là phép thế) và chỉ ra một số ví dụ gắn với văn bản đọc. Bước tới phần Thực
hành tiếng Việt, SGK chỉ có 1 bài tập giúp các em luyện tập về phần liên kết văn bản (bài tập
2) và phần vận dụng biện pháp liên kết vào tạo lập văn bản. Với số lượng kiến thức và bài tập
hạn chế như vậy, HS vẫn chưa thể nắm rõ được kiến thức về biện pháp liên kế, cụ thể là biện
pháp lặp. Bên cạnh đó, phép lặp rất dễ bị nhầm lẫn với lỗi lặp từ. Vì thế, nhóm nghiên cứu đề
xuất dạng bài tập tạo tình huống có vấn đề, cụ thể ở đây là việc đưa ra ngữ liệu và yêu cầu các
em so sánh, rút ra nhận xét giữa biện phép lặp và lỗi lặp từ.

Ví dụ minh họa: Nằm trong Hoạt động Luyện tập và vận dụng

Nhiệm vụ 1. Nhận diện đặc điểm và chức năng của phép lặp từ ngữ

a. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong văn bản.

7
b. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của nhóm đôi HS về vấn đề được đặt ra.

7
c. Tổ chức hoạt động:

● Giao nhiệm học tập: HS đọc ví dụ do GV cung cấp và thực hiện nhiệm vụ: “Em hãy xác
định đâu là lỗi lặp từ, đâu là biện pháp lặp trong hai đoạn văn sau và cho biết vì sao em xác
định như vậy?”

Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm.

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8)

Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa.
Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng...

Bộ câu hỏi gợi mở: Khơi gợi kiến thức mặc ẩn của HS

1. Dựa vào 2 ví dụ đã cho, em hãy phân tích và nhận xét về từng trường hợp lặp từ ngữ trong
từng đoạn trên.

2. Điểm giống nhau giữa lỗi lặp từ và biện pháp lặp là gì?

3. Điểm khác nhau giữa lỗi lặp từ và biện pháp lặp là gì?

● Thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhóm đôi HS thực hiện bài tập.

● Báo cáo, thảo luận:

- 1-2 nhóm đôi HS trình bày câu trả lời trước lớp.

- Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

● Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, góp ý cho câu trả lời của HS.

- HS chỉnh sửa, rút kinh nghiệm và củng cố kiến thức về phép lặp từ ngữ.

Dự kiến sản phẩm:

Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm.

=> Biện pháp lặp

7
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài
hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa
hồng...

=> Lỗi lặp từ

Dấu hiệu nhận biết:

- Biện pháp lặp: các từ lặp này thường tạo sự liên kết câu trước và câu sau trong văn bản. Có
thể sử dụng lặp lại một cụm từ, lặp một phần từ hay lặp lại cú pháp.

- Lỗi lặp từ: trường hợp một từ, một cụm từ được dùng nhiều lần trong một câu, một đoạn
khiến cho đoạn văn đó trở nên lủng củng, rườm rà.

Từ đó, GV lưu ý, nhấn mạnh cho HS về đặc điểm của biện pháp lặp để HS sử dụng một cách
đúng đắn, tránh rơi vào trường hợp lỗi lặp từ trong khi tạo lập văn bản.

GV dựa vào bảng kiểm để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS.

7
KẾT LUẬN
Tóm lại, thông qua việc sơ lược và phân tích cơ sở lý thuyết quan điểm dạy học và một
số điểm đổi mới dạy học tiếng Việt của chương trình 2018, chúng tôi đã khái quát một cách
tổng quan nhất về những điểm kế thừa và phát triển giữa chương trình 2006 và 2018 đối với
dạy học tiếng Việt.

Từ cơ sở lý thuyết về quan điểm dạy học và phân tích một số điểm đổi mới dạy học
tiếng Việt của chương trình 2018, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích nguyên tắc biên
soạn phần tiếng Việt - trường hợp bộ sách Cánh Diều. Qua quá trình khảo sát và phân tích,
chúng tôi nhận thấy bộ sách Cánh Diều cũng giống như hai bộ sách Chân trời sáng tạo và Kết
nối tri thức với cuộc sống đã đáp ứng những nguyên tắc cốt lõi theo quan điểm dạy học tiếng
Việt của chương trình 2018. Bộ sách có những điểm sáng trong việc thiết kế bài học, bám sát
nguyên tắc biên soạn phần dạy học tiếng Việt của chương trình, hệ thống kiến thức tiếng Việt
được triển khai bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình 2018. Cấu trúc xây dựng bài học
tiếng Việt rõ ràng, logic có sự lồng ghép với hệ thống bài tập đa dạng, giúp học sinh phát triển
được năng lực ngôn ngữ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của bộ sách, chúng tôi cũng đã
chỉ ra những điểm hạn chế của bộ sách.

Ngoài ra, để đóng góp vào sự đổi mới dạy học tiếng Việt 2018, nhóm chúng tôi đã đưa
ra những ý tưởng về các cách thức xây dựng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học và kiểm
tra đánh giá. Hệ thống bài tập mà chúng tôi đưa ra có cơ sở, tường minh về các bước triển khai
nhằm hướng đến phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Mạnh Hùng. Bài giảng Giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường.
2. Bùi Mạnh Hùng (2015). Ngôn ngữ học chức năng hệ thống: Ứng dụng xây dựng
chương trình Ngữ văn (Kinh nghiệm của Australia và những gợi ý cho Việt Nam). Tạp
chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP HCM.
3. Bùi Mạnh Hùng (2011). Ngôn ngữ học chức năng hệ thống: Ứng dụng biên soạn sách
giáo khoa Ngữ văn tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP HCM.
4. Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 6 tập 1, bộ sách Cánh Diều
5. Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 6 tập 2, bộ sách Cánh Diều
6. Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 7 tập 1, bộ sách Cánh Diều
7. Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 7 tập 2, bộ sách Cánh Diều
8. Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 8 tập 1, bộ sách Cánh Diều
9. Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 8 tập 2, bộ sách Cánh Diều
10. Lã Nhâm Thìn - Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 10 tập 1, bộ sách Cánh Diều.
11. Lã Nhâm Thìn - Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 10 tập 2, bộ sách Cánh Diều.
12. Lã Nhâm Thìn - Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 11 tập 1, bộ sách Cánh Diều.
13. Lã Nhâm Thìn - Đỗ Ngọc Thống (2023). Ngữ văn 11 tập 2, bộ sách Cánh Diều.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội
15. Lã Nhâm Thìn - Đỗ Ngọc Thống (đồng tổng chủ biên). (2023). Sách chuyên đề học tập
Ngữ văn 11 (bộ Cánh Diều). Huế: NXB Đại học Huế.

8
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1
BẢNG THỐNG KÊ YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ TIẾNG

VIỆT LỚP 10

(1.1)

STT Tên bài học Đơn vị kiến thức


1 Thần thoại và sử Nhận biết và sửa được lỗi dùng từ về hình thức ngữ âm, chính tả và ngữ nghĩa;
thi có thói quen cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác, đạt hiệu
quả giao tiếp.

2 Thơ tự do Thực hành phân tích giá trị của một số biện pháp tu từ đã được học

3 Kịch bản chèo và Nhận biết và sửa lỗi lặp từ, dùng từ không đúng quy tắc ngữ pháp, không hợp
tuồng phong cách ngôn ngữ

4 Văn bản thông tin Nhận biết và sử dụng được cách trích dẫn, chú thích trong văn bản; phân tích
được vai trò của một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu,
biểu đồ, sơ đồ,… trong văn bản

Ôn tập và tự đánh
giá cuối học kì 1

5 - Nhận biết được đặc điểm, tác dụng và biết sử dụng biện pháp tu từ chêm xem
(mở ngoặc đơn, dấu phẩy, dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn)

6 Thơ đường luật Phân tích sự khác nhau về nghĩa của một số cách sắp xếp trật tự từ trong câu; từ
đó nhận diện, phân tich và sửa được các lỗi về trật tự từ trong bài viết, bài nói

7 Văn nghị luận Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, tính liên kết của đoạn văn và văn bản
và từ đó, nhận biết và sửa lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn

8
8 Thơ văn Nguyễn Thực hành phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trog văn bản
Trãi

BẢNG THỐNG KÊ YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ TIẾNG

VIỆT LỚP 11

(1.2)

STT Chủ đề, Nội dung thực hành tiếng Việt


Thể loại
Bài 1 Thơ và truyện Nhận biết, phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong
thơ viết và tiếng Việt.

Bài 2 Thơ văn Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp đối.
Nguyễn Du

Bài 3 Truyện Nhận diện và phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
(về tình huống giao tiếp, các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ và phi ngôn ngữ); từ đó,
có ý thức nói và viết phù hợp.

Bài 4 Văn bản thông Nhận biết, phân tích và sửa được các lỗi về thành phần câu; từ đó, có ý thức viết câu
tin đúng ngữ pháp.

Bài 5 Truyện ngắn Nhận diện và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc
ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết, từ đó, có ý thức và bước đầu biết vận
dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.

Bài 6 Thơ Nhận diện, phân tích được tác dụng một số biện pháp tu từ.

Bài 7 Tùy bút, tản Biết cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản; trình bày được tài liệu tham khảo
văn, truyện kí trong một báo cáo nghiên cứu.

Bài 8 Bi kịch Nhận diện và phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết trong
các văn bản kịch, truyện và nghị luận.

Bài 9 Văn bản nghị Nhận biết, phân tích và sửa được các lỗi về thành phần câu, từ đó, có ý thức viết câu
luận đúng ngữ pháp.

8
BẢNG THỐNG KÊ YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRONG BA BỘ SÁCH Ở LỚP 10,11

– Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh Diều –

(1.3)

LỚP 10

Tri thức tiếng Việt


Bài
Bộ sách Chân trời Bộ sách Kết nối tri thức Bộ Cánh Diều
học
sáng tạo với cuộc sống
Lỗi về mạch lạc, liên kết Sử dụng từ Hán Việt Lỗi dùng từ và cách sửa
trong đoạn văn: dấu hiệu
Bài 1
nhận biết và cách chỉnh
sửa
Cách đánh dấu phần bị Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và Ôn tập biện pháp tu từ
tỉnh lược trong văn bản, cách sửa
Bài 2
cách chú thích trích dẫn

ghi cước chú
Lỗi về mạch lạc và liên kết Sửa lỗi dùng từ (tiếp theo)
trong đoạn văn, văn bản: dấu (Sử dụng từ Hán Việt)
Bài 3 Lỗi dùng từ và cách sửa
hiệu nhận biết và cách chỉnh
sửa
Sử dụng trích dẫn, cước chú và Cách trích dẫn, chú thíchvà
Phương tiện giao tiếp phi
Bài 4 cách đánh dấu phần bị tỉnh lược các phương tiện giao tiếp
ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu
trong văn bản phi ngôn ngữ
Phương tiện giao tiếp phi Không có Biện pháp tu từ chêm xen
Bài 5
ngôn ngữ: biểu đồ, sơ đồ
Lỗi về trật tự từ và cách Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo)
Bài 6 Lỗi về trật tự từ và cách sửa
sửa
Biện pháp chêm xen,biện pháp Lỗi về mạch lạc, liên kết
Lỗi dùng từ (Hán Việt) và
Bài 7 liệt kê: đặc điểm và tác dụng trong văn bản: dấu hiệu
cách sửa
nhận biết và cách chỉnh sửa
Biện pháp tu từ chêm xen, Sử dụng phương tiện phi ngôn Biện pháp tu từ liệt kê
Bài 8 liệt kê: đặc điểm và tác ngữ
dụng

8
Lỗi về mạch lạc, liên kết Sử dụng phương tiện phi ngôn Không có
trong văn bản: dấu hiệu ngữ (tiếp theo)
Bài 9
nhận biết và cách chỉnh
sửa

LỚP 11

Bài TRI THỨC TIẾNG VIỆT


học
Bộ sách Chân trời sáng Bộ sách Kết nối tri thức Bộ Cánh Diều
tạo với cuộc sống

Bài Giải thích nghĩa của từ. Nhận biết được các đặc điểm Nhận biết, phân tích được đặc điểm,
1 cơ bản của ngôn ngữ viết và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu
ngôn ngữ nói để có hướng trúc trong viết và tiếng Việt.
vận dụng phù hợp, hiệu quả.

Bài Nhận biết, đánh giá được Nhận biết được đặc điểm và Nhận biết và phân tích được đặc điểm,
2 cách giải thích nghĩa của từ tác dụng của một số hiện tác dụng của biện pháp đối.
trong các trường hợp cụ thể. tượng phá vỡ những nguyên
tắc ngôn ngữ thông thường.

Bài Phân tích được đặc điểm cơ Nhận biết được các đặc điểm Nhận diện và phân tích được những
3 bản của ngôn ngữ nói. cơ bản của ngôn ngữ viết và đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn
ngôn ngữ nói để có hướng ngữ viết (về tình huống giao tiếp, các
vận dụng phù hợp, hiệu quả. phương tiện biểu đạt ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ); từ đó, có ý thức nói và viết
phù hợp.

Bài Phân tích và đánh giá được Nắm bắt được các kiểu lỗi về Nhận biết, phân tích và sửa được các
4 tác dụng của các yếu tố hình thành phần câu, biết cách sửa lỗi về thành phần câu; từ đó, có ý thức
thức (bao gồm phương tiện lỗi và vận dụng vào việc sử viết câu đúng ngữ pháp.
phi ngôn ngữ) trong việc làm dụng tiếng Việt của bản thân.
tăng hiệu quả biểu đạt của
văn bản thông tin.

biết sử dụng các thao tác cơ


bản của việc nghiên cứu; biết
trích dẫn, cước chú, lập danh
mục tài liệu tham khảo và sử
dụng các phương tiện hỗ trợ
phù hợp.

8
Bài Phân tích được những đặc biết sử dụng các thao tác cơ Nhận diện và phân tích được tác dụng
5 điểm cơ bản của ngôn ngữ bản của việc nghiên cứu; biết của một số hiện tượng phá vỡ những
viết. trích dẫn, cước chú, lập danh quy tắc ngôn ngữ thông thường trong
mục tài liệu tham khảo và sử khi nói và viết, từ đó, có ý thức và
dụng các phương tiện hỗ trợ bước đầu biết vận dụng quy tắc ngôn
phù hợp. ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.

Bài Nhận biết và phân tích được Hiểu được đặc điểm và tác Nhận diện, phân tích được tác dụng
6 đặc điểm, tác dụng của một dụng của biện pháp tu từ lặp một số biện pháp tu từ.
số hiện tượng phá vỡ những cấu trúc và biện pháp tu từ
quy tắc ngôn ngữ thông đối trong sáng tác văn học.
thường.

Bài Nhận biết được đặc điểm và Hiểu được hiện tượng phá vỡ Biết cách giải thích nghĩa của từ
7 tác dụng của biện pháp đối. quy tắc ngôn ngữ thông trong văn bản; trình bày được tài liệu
thường, vận dụng vào việc tham khảo trong một báo cáo nghiên
tìm hiểu ngôn ngữ trong văn cứu.
bản nghệ thuật.

Bài Nhận biết và phân tích được Phân tích và đánh giá được Nhận diện và phân tích được những
8 đặc điểm và tác dụng của tác dụng của các yếu tố hình đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ
biện pháp tu từ lặp cấu trúc. thức (bao gồm phương tiện viết trong các văn bản kịch, truyện và
phi ngôn ngữ) trong việc làm nghị luận.
tăng hiệu quả biểu đạt của
văn bản thông tin.

Bài Nhận biết và sửa được một số Biết được một số cách giải Nhận biết, phân tích và sửa được các
9 kiểu lỗi về thành phần câu. thích nghĩa của từ, qua đó, lỗi về thành phần câu, từ đó, có ý thức
chủ động bồi đắp vốn từ và viết câu đúng ngữ pháp.
sử dụng từ ngữ chính xác, có
hiệu quả.

8
PHỤ LỤC SỐ

2 LỚP 6

(14 tiết thực hành tiếng Việt)


TẬP 1 : 7 tiết thực hành tiếng Việt
Bài 1: Truyện (Truyền thuyết và cổ tích) Thực hành tiếng Việt (1 tiết) : Từ đơn, từ phức (Từ
ghép và từ láy)

Bài 2: Thơ (Thơ lục bát) Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Biện pháp tu từ ẩn dụ

Bài 3: Kí (Hồi kí hoặc du kí) Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Từ đồng âm, từ đa
nghĩa, từ mượn.

Bài 4: Văn bản nghị luận (Nghị luận văn học) Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Thành ngữ, dấu chấm
phẩy

Bài 5: Văn bản thông tin (Triển khai theo trật tự thời Thực hành Tiếng Việt (2 tiết): Mở rộng vị ngữ bằng
gian, thuật lại một sự kiện lịch sử) cụm từ.

TẬP 2: 7 tiết thực hành Tiếng Việt

Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, truyện của Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Mở rộng chủ ngữ bằng cụm
Pu – skin và An – đéc – xen) từ

Bài 7: Thơ (Thơ tự do) Thực hành tiếng Việt: (2 tiết) Biện pháp tu từ hoán dụ

Bài 8: Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) Thực hành tiếng Việt (1 tiết): văn bản và đoạn văn, từ Hán
Việt

Bài 9: Truyện (Truyện ngắn hiện đại) Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Trạng ngữ

Bài 10: Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc
theo nguyên nhân – kết quả) câu; dấu ngoặc kép

LỚP 7
TẬP 1:
Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Từ ngữ địa phương, ngôn
ngữ các vùng miền

Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Các biện pháp tu từ

Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Số từ và phó từ

Bài 4: Nghị luận văn học Thực hành tiếng Việt (tích hợp): Mở rộng thành phần
chính của câu bằng cụm chủ vị.

Bài 5: Văn bản thông tin (Giới thiệu quy tắc, Thực hành Tiếng Việt (2 tiết): Mở rộng trạng ngữ
luật lệ của một hoạt động hay trò chơi)

TẬP 2:

8
Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm - nói
tránh, tục ngữ, thành ngữ

Bài 7: Thơ Thực hành tiếng Việt (2 tiết):


 Dấu chấm lưng
 Các biện pháp tu từ
 Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Bài 8: Nghị luận xã hội Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Liên kết và mạch lạc của văn bản

Bài 9: Tùy bút và tản văn Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Từ Hán Việt

Bài 10: Văn bản thông tin (Triển Thực hành Tiếng Việt (1 tiết):
khai ý tưởng và thông tin)  Thuật ngữ
 Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

LỚP 8

Bài 1: Truyện ngắn Thực hành tiếng Việt (1 tiết) : Trợ từ và thán từ

Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Sắc thái nghĩa của từ
chữ

Bài 3: Văn bản thông tin Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Các đoạn văn quy nạp, diễn dịch, song song, phối
hợp

Bài 4: Hài kịch và truyện Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
cười

Bài 5: Nghị luận xã hội Thực hành Tiếng Việt (1 tiết): Ôn tập về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ

TẬP 2:

Bài 6: Truyện Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt
ngữ xã hội

Bài 7: Thơ Đường luật Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng
thanh

Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Câu khẳng định và câu phủ định
thuyết

Bài 9: Nghị luận văn học Thực hành tiếng Việt (1 tiết): Thành phần biệt lập trong câu

Bài 10: Văn bản thông tin Thực hành tiếng Việt (2 tiết): Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

PHỤ LỤC SỐ 3

RÈN LUYỆN TIẾNG VIỆT


LỚP 6

8
Các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa là những văn bản tiêu biểu về việc sử dụng
tiếng Việt. Từ các văn bản này, các em học hỏi những kiến thức cơ bản về tiếng Việt và cách
diễn đạt bằng tiếng Việt. Mặt khác, sách cũng giúp các em thực hành, vận dụng những kiến
thức và kĩ năng đó vào các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, trước hết là để hiểu văn bản trong
sách giáo khoa và các văn bản khác trong đời sống.

LỚP 7

Thực hành tiếng Việt gồm 4 nội dung lớn sau đây:

Nội dung lớn Nội dung cụ thể


1. Từ vựng Thành ngữ và tục ngữ; Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt;
Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

2. Ngữ pháp Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong
câu; Công dụng của dấu chấm lửng

3. Hoạt động giao tiếp Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm - nói tránh; Liên kết và mạch lạc của
văn bản; Kiểu văn bản và thể loại

4. Sự phát triển của ngôn ngữ Ngôn ngữ của các vùng miền; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

LỚP 8
Thực hành tiếng Việt gồm 4 nội dung lớn sau đây:

Nội dung lớn Nội dung cụ thể


1. Từ ngữ  Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ tương đối thông dụng.
 Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ.
 Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng.
 Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng.

2. Ngữ pháp  Trợ từ và thán từ: đặc điểm và chức năng.


 Thành phần biệt lập trong câu đặc điểm và chức năng.
 Đặc điểm và chức năng của câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm;
câu khẳng định và câu phủ định.

3. Hoạt động giao tiếp  Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ: đặc điểm và tác dụng giao
tiếp
 Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu.

8
 Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và
chức năng,
 Kiểu văn bản và thể loại.

4. Sự phát triển của  Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương; chức năng và giá trị.
ngôn ngữ  Biệt ngữ xã hội chức năng và giá trị.
 Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ....

PHỤ LỤC SỐ 4

MẠCH KIẾN THỨC

Mạch kiến Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8


thức

Từ vựng Bài 1: Từ đơn, từ phức (từ ghép Bài 6: Thành ngữ, tục ngữ Bài 2: Sắc thái nghĩa của từ
và từ láy)
Bài 7: Ngữ cảnh và nghĩa Bài 5: Ôn tập thành ngữ, tục
Bài 3: Từ đồng âm, từ đa nghĩa của từ trong ngữ cảnh ngữ, từ Hán Việt

Bài 4: Thành ngữ Bài 9: Từ Hán Việt Bài 7: Đảo ngữ, câu hỏi tu
từ, từ tượng hình, từ tượng
Bài 8: Từ Hán Việt Bài 10: Thuật ngữ
thanh

Ngữ pháp Bài 4: Dấu chấm phẩy Bài 3: Số từ và phó từ Bài 1: Trợ từ và thán từ

Bài 5: Mở rộng vị ngữ bằng cụm Bài 4: Mở rộng thành phần Bài 8: Câu khẳng định và
từ. chính của câu bằng cụm câu phủ định
chủ vị.
Bài 6: Mở rộng chủ ngữ bằng Bài 9: Thành phần biệt lập
cụm từ Bài 5: Mở rộng trạng ngữ trong câu

Bài 9: Trạng ngữ Bài 7: Dấu chấm lửng. Bài 10: Câu hỏi, câu khiến,
câu cảm, câu kể
Bài 10: Dấu ngoặc kép

9
Hoạt động Bài 2: Biện pháp tu từ ẩn dụ Bài 2: Các biện pháp tu từ Bài 3: Các đoạn văn quy
giao tiếp nạp, diễn dịch, song song,
Bài 7: Biện pháp tu từ hoán dụ Bài 6: Biện pháp tu từ nói
phối hợp
quá, nói giảm - nói tránh.
Bài 8: Văn bản và đoạn văn
Bài 4: Nghĩa tường minh và
Bài 8: Liên kết và mạch lạc
nghĩa hàm ẩn
của văn bản

Sự phát Bài 3: Từ mượn Bài 1: Từ ngữ địa phương, Bài 3: Phương tiện giao tiếp
triển của ngôn ngữ các vùng miền phi ngôn ngữ
ngôn ngữ
và các Bài 10: Phương tiện giao Bài 6: Từ ngữ toàn dân, từ
biến thể
tiếp phi ngôn ngữ ngữ địa phương và biệt ngữ
ngôn ngữ
xã hội

PHỤ LỤC SỐ 5

THỐNG KÊ NGỮ LIỆU

Lớp Bài: Đơn vị kiến thức Số ngữ liệu Số ngữ liệu Số ngữ liệu Số ngữ Tổng
tiếng Việt thuộc VB thuộc VB thuộc VB liệu số ngữ
Văn học đã thông tin đã nghị luận đã chưa liệu
học học học học

6 Bài 1: Truyện 4 0 0 1 5

Từ đơn, từ phức

Bài 2: Thơ 4 0 0 2 6

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Bài 3: Ký 9 0 0 8 17

Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ


mượn

Bài 4: Văn bản nghị luận 1 0 1 5 7

Thành ngữ

9
9
Dấu chấm phẩy

Bài 5: Văn bản thông tin 2 6 0 2 10

Các thành phần chính của


câu: mở rộng thành phần
chính của câu bằng cụm từ

Mở rộng vị ngữ

5
Bài 6: Truyện 5 0 0 0

Mở rộng chủ ngữ

5
Bài 7: Thơ 4 0 0 1

Biện pháp tu từ hoán dụ

Bài 8: Văn bản nghị luận 0 0 4 3 7

Văn bản và đoạn văn, từ Hán


Việt

8
Bài 9: Truyện ngắn 5 0 0 3

Trạng ngữ

3
Bài 10: Văn bản thông tin 0 3 0 0

Dấu ngoặc kép

Lựa chọn từ ngữ và một số


cấu trúc câu phù hợp với
việc thể hiện nghĩa của văn
bản

7
7 Bài 1: Tiểu thuyết và 7 0 0 0
truyện ngắn

Từ ngữ địa phương, ngôn


ngữ vùng miền trong các
văn bản đã học

4
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm 4 0 0 0
chữ

9
Tác dụng của 1 số bptt trong
thơ

11
Bài 3: Truyện khoa học 11 0 0 0
viễn tưởng

Số từ, phó từ

8
Bài 4: Nghị luận văn học 2 0 2 4

Mở rộng thành phần chính


của câu bằng cụm CV

8
Bài 5: Văn bản thông tin 3 4 0 1

Mở rộng trạng ngữ

6
Bài 6: Truyện ngụ ngôn và 1 0 0 5
tục ngữ

Nói quá, nói giảm - nói


tránh

7
Bài 7 Thơ 4 0 0 3

Biện pháp tu từ, dấu chấm


lửng, ngữ cảnh và nghĩa của
từ trong ngữ cảnh

4
Bài 8: Nghị luận xã hội 0 0 4 0

Liên kết và mạch lạc trong


văn bản

4
Bài 9: Tùy bút và tản văn 4 0 0 0

Một số từ Hán Việt thông


dụng

5
Bài 10: Văn bản thông tin 0 1 0 4

Thuật ngữ

18
8 Bài 1: Truyện ngắn 12 0 0 6

9
Trợ từ, thán từ

3
Bài 2: Thơ sáu chữ, bảy chữ 3 0 0 0

Sắc thái nghĩa của từ

9
Bài 3: Văn bản thông tin 0 9 0 0

Các đoạn văn diễn dịch, quy


nạp, song song, phối hợp

4
Bài 4: Hài kịch và truyện 3 0 0 1
cười

Nghĩa tường minh và nghĩa


hàm ẩn

10
Bài 5: Nghị luận xã hội 0 0 2 8

Thành ngữ, tục ngữ và yếu


tố Hán Việt

9
Bài 6: Truyện 5 0 0 4

Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa


phương, biệt ngữ xã hội
trong đời sống và tác phẩm
văn học

13
Bài 7: Thơ Đường luật 9 0 0 4

Phép tu từ đảo ngữ, câu hỏi


tu từ, từ tượng hình, tượng
thanh

9
Bài 8: Truyện lịch sử và tiểu 6 0 0 3
thuyết

Câu khẳng định và câu phủ


định

12
Bài 9: Nghị luận văn học 4 1 4 3

Thành phần biệt lập

20
Bài 10: Văn bản thông tin 15 3 0 2

9
Câu khiến, câu cảm, câu kể,
thành phần biệt lập

8
10 Bài 1: Thần thoại và sử thi 2 0 0 6

Lỗi dùng từ về hình thức


ngữ âm, chính tả và ngữ
nghĩa

13
Bài 2: Thơ đường luật 2 0 0 11

Sửa lỗi về trật tự từ

13
Bài 3: Kịch bản chèo và 1 0 0 12
tuồng

Sửa lỗi dùng từ

Bài 4: Văn bản thông tin 1 2 0 2 5

Cách trích dẫn chú thích


trong văn bản

Phương tiện giao tiếp phi


ngôn ngữ

9
Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi 0 0 6 3

Biện pháp tu từ liệt kê

7
Bài 6: Tiểu thuyết và truyện 1 1 5
ngắn

Biện pháp tu từ chêm xen

11
Bài 7: Thơ tự do 8 0 0 3

Biện pháp tu từ

Bài 8: Văn bản nghị luận 0 0 4 4 8

Sửa lỗi về đoạn văn và văn


bản

7
11 Bài 1: Thơ và truyện thơ 4 0 0 3

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

9
9
7
Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du 3 1 0 3

Biện pháp đối

7
Bài 3: Truyện 3 0 0 4

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ


viết

10
Bài 4: Văn bản thông tin 0 0 0 10

Lỗi về thành phần câu và


cách sửa

14
Bài 5: truyện ngắn 6 0 0 8

Hiện tượng phá vỡ những


quy tắc ngôn ngữ thông
thường

4
Bài 6: Thơ 4 0 0 0

Biện pháp tu từ

7
Bài 7: Tùy bút, tản văn, 6 0 0 1
truyện kí

Cách giải thích nghĩa của từ

4
Bài 8: Bi kịch 2 0 0 2

Ngôn ngữ nói, ngôn ngữ


viết trong văn bản kịch,
truyện và nghị luận

Bài 9: Văn bản nghị luận 0 0 0 13 13

Lỗi về thành phần câu và


cách sửa

PHỤ LỤC 6

9
BẢNG THỐNG KÊ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA TIẾNG VIỆT CÓ TÍCH HỢP
VÀO PHẦN VIẾT Ở LỚP 10 QUA BA BỘ SÁCH

STT TRI THỨC TIẾNG VIỆT CÁNH DIỀU CHÂN TRỜI KẾT NỐI TRI
SÁNG TẠO THỨC
1 Lỗi dùng từ và cách sửa X X X
2 Ôn tập biện pháp tu từ X
3 Sử dụng từ Hán Việt X X
4 Cách trích dẫn, chú thích X X
5 Các phương tiện giao tiếp phi X X X
ngôn ngữ
6 Biện pháp tu từ chêm xen X X X
7 Lỗi về trật tự từ và cách sửa X X
8 Lỗi về mạch lạc, liên kết trong X X X
văn bản: dấu hiệu nhận biết và
cách chỉnh sửa
9 Biện pháp tu từ liệt kê X X X
Tỷ lệ: 100% 66,7% 77,7%

BẢNG THỐNG KÊ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA TIẾNG VIỆT CÓ TÍCH HỢP
VÀO PHẦN VIẾT Ở LỚP 11 QUA BA BỘ SÁCH

STT TRI THỨC TIẾNG VIỆT CÁNH DIỀU CHÂN TRỜI KẾT NỐI TRI
SÁNG TẠO THỨC
1 Biện pháp tu từ lặp cấu trúc X X
2 Biện pháp tu từ đối. X X
3 Phương tiện giao tiếp phi ngôn X
ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,
sơ đồ…
4 Lỗi về thành phần câu và cách X X
sửa
5 Một số hiện tượng phá vỡ
những quy tắc ngôn ngữ thông
thường
6 Một số biện pháp tu từ.

9
7 Cách giải thích nghĩa của từ X
8 Cách trình bày tài liệu tham X
khảo trong một tiểu luận hay
báo cáo nghiên cứu
9 Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ X X X
nói và ngôn ngữ viết
Tỷ lệ: 50% 50% 23%

PHỤ LỤC 6
KHẢO SÁT CẤP ĐỘ VÍ DỤ MINH HỌA Ở PHẦN KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
Lớp 6

STT Đơn vị kiến thức Không có ví dụ Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa


minh họa cấp độ cụm từ cấp độ câu, đoạn
văn
1 Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) x
2 Biện pháp tu từ ẩn dụ x
3 Từ đa nghĩa, từ đồng âm x
4 Từ mượn x
5 Thành ngữ x
6 Dấu chấm phẩy x
7 Mở rộng vị ngữ x
8 Mở rộng chủ ngữ x
9 Biện pháp hoán dụ x
10 Từ Hán Việt x
11 Trạng ngữ x
12 Dấu ngoặc kép x
13 Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu x

Lớp 7

STT Đơn vị kiến thức Không có ví Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa


dụ minh họa cấp độ cụm từ cấp độ câu, đoạn
văn
1 Ngôn ngữ các vùng miền x

1
2 Số từ và phó từ x
3 Mở rộng thành phần chính của câu bằng x
cụm chủ vị
4 Mở rộng trạng ngữ x
5 Tục ngữ, thành ngữ x
6 Nói quá x
7 Nói giảm nói tránh x
8 Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh x
9 Dấu chấm lửng x
10 Liên kết và mạch lạc trong văn bản x
11 Thuật ngữ x

Lớp 8

STT Đơn vị kiến thức Không có ví Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa


dụ minh họa cấp độ cụm từ cấp độ câu, đoạn
văn
1 Trợ từ và thán từ x
2 Sắc thái nghĩa của từ ngữ x
3 Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn x
4 Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và x
biệt ngữ xã hội
5 Đảo ngữ, câu hỏi tu từ x
6 Từ tượng thanh, tượng hình x
7 Câu khẳng định, câu phủ định x
8 Thành phần biệt lập trong câu x
9 Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể x

Lớp 10

STT Đơn vị kiến thức Không có ví Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa


dụ minh họa cấp độ cụm từ cấp độ câu, đoạn
văn
1 Sửa lỗi dùng từ x
2 Sửa lỗi về trật tự từ x
3 Sửa lỗi dùng từ (tiếp) x

1
4 Biện pháp liệt kê x
5 Biện pháp tu từ chêm xen x
6 Ôn tập các biện pháp tu từ x
7 Sửa lỗi về đoạn văn và văn bản x

Lớp 11

STT Đơn vị kiến thức Không có ví Ví dụ minh họa Ví dụ minh họa


dụ minh họa cấp độ cụm từ cấp độ câu, đoạn
văn
1 Biện pháp lặp cấu trúc x
2 Biện pháp tu từ đối x
3 Lỗi về thành phần câu và cách sửa x
4 Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ x
thông thường
5 Cách giải thích nghĩa của từ x
6 Lỗi về thành phần câu và cách sửa (tiếp x
theo)

You might also like