You are on page 1of 15

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA

MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

I - CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM


CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Chủ đề I: Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học
2. Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen
Chủ đề II: Các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học
1. C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển Chủ nghĩa xã hội khoa học
2. V.I.Lênin phát triển vận dụng và phát triển Chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới
3. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau khi V.I.
Lênin qua đời đến nay.
Chủ đề III: Đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội
khoa học - tự nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học
2. Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học
3. Ý nghĩa nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học.
CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Chủ đề I: Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin về giai cấp công nhân và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
3. Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Chủ đề II: Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân hiện nay
1. Giai cấp công nhân hiện nay
2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay
Chủ đề III: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam – tự nghiên cứu
1. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam hiện nay

1
CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI
Chủ đề I: Chủ nghĩa xã hội
1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
2. Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội
3. Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
Chủ đề II: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chủ đề III: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - tự nghiên cứu
1. Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa
2. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA
Chủ đề I: Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa
1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ
2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Chủ đề II: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
2. Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Chủ đề III: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam - tự nghiên cứu
1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 5: CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG
LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chủ đề I: Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội

2
2. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
3. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chủ đề II: Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
CHƯƠNG 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chủ đề I: Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc
2. Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc
3. Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
Chủ đề II: Tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
2. Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Chủ đề III: Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam - tự nghiên cứu
1. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
2. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 7: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI
Chủ đề I: Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình
1. Khái niệm gia đình
2.Vị trí của gia đình trong xã hội
3. Chức năng cơ bản của gia đình.
Chủ đề II: Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - tự
nghiên cứu
1. Cơ sở kinh tế - xã hội
2. Cơ sở chính trị - xã hội
3. Cơ sở văn hóa
4. Chế độ hôn nhân tiến bộ.
Chủ đề III: Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3
1. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
3. Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình
4. Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
II - CÁCH THỨC ÔN TẬP
Hết mỗi một chủ đề, người học làm bài tập tự đánh giá. Bài tập dạng câu hỏi trắc
nghiệm 5 câu và câu hỏi tự luận 1 câu.
Hết mỗi chương, người học làm bài tập tự đánh giá. Bài tập dạng câu hỏi trắc nghiệm
10 câu.
III - HƯỚNG DẪN ÔN THI CUỐI KỲ
Hình thức thi cuối kỳ: trắc nghiệm, 40 câu, thời gian 60 phút, được sử dụng tài liệu.
Nội dung: thi cuối kỳ, người học làm bài thi, kiểm tra mức độ hiểu, biết những kiến
thức đã học của học phần. Người học cần dành thời gian đọc giáo trình, nghiên cứu nội
dung các chương của học phần kết hợp với tham gia trao đổi trên diễn đàn để hiễu rõ hơn
nội dung học phần.
IV - ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
1. Ma trận đề thi kết thúc môn học
Cấp độ
Nội
dung Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cộng
(CĐR, nội dung,
chương…)
CLO1.2
Chương 1 CLO1.1
CLO1.3
Số câu 3 2 Số câu: 5
Số điểm 0.75 0.5 1.25 điểm = 12.5%
CLO1.2
Chương 2 CLO1.1
CLO1.3
Số câu 4 2 Số câu: 6
Số điểm 1.0 0.5 1.5 điểm = 15%
CLO1.2
Chương 3 CLO1.1
CLO1.3
Số câu 4 2 Số câu: 6
Số điểm 1.0 0.5 1.5 điểm = 15%
CLO1.2
Chương 4 CLO1.1
CLO1.3
Số câu 4 2 Số câu: 6
Số điểm 1.0 0.5 1.5 điểm = 15%
Chương 5 CLO1.1 CLO1.2

4
CLO1.3
Số câu 3 2 Số câu: 5
Số điểm 0.75 0.5 1.25 điểm = 12.5%
CLO1.2
Chương 6 CLO1.1
CLO1.3
Số câu 4 2 Cộng số câu: 6
Số điểm 1.0 0.5 1.5 điểm = 15%
CLO1.2
Chương 7 CLO1.1
CLO1.3
Số câu 4 2 Số câu: 6
Số điểm 1.0 0.5 1.5 điểm = 15%
Số câu: 26 Số câu: 14
Tổng số câu Tổng số câu: 40
Số điểm: 6.5 Số điểm: 3.5
Tổng số điểm Tổng số điểm: 10
65% 35%
2. Đề thi mẫu, đáp án
Câu 1 Tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến thế giới quan, lập trường của
Ph.Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập trường dân chủ
cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa?
A. Phê phán sự phê phán có tính chất phê phán
B. Tình cảnh nước Anh
C. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu
D. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
ANSWER: B
Câu 2 Mác và Ăngghen đã “luận chứng và khẳng định về phương diện chính trị -
xã hội sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu
của chủ nghĩa xã hội” trong phát kiến nào?
A. Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
B. Học thuyết giá trị thặng dư
C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
ANSWER: A
Câu 3 Tác phẩm nào của Mác và Ăngghen đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa cộng
sản?
A. Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
C. Hệ tư tưởng Đức
D. Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước

5
ANSWER: B
Câu 4 Anh/chị hãy cho biết phương pháp đặc trưng và đặc biệt quan trọng đối với
Chủ nghĩa xã hội khoa học?
A. Phương pháp so sánh
B. Phương pháp lịch sử
C. Phương pháp phân tích
D. Phương pháp kết hợp lịch sử và logic
ANSWER: D
Câu 5 Để rút ra những vấn đề lý luận có tính quy luật của công cuộc xây dựng
CNXH ở mỗi quốc gia cũng như hệ thống XHCN, CNXHKH cần thiết sử dụng
phương pháp nào?
A. Phương pháp tổng kết thực tiễn
B. Phương pháp phân tích tổng hợp
C. Phương pháp thống kê so sánh
D. Phương pháp điều tra xã hội
ANSWER: A
Câu 6 Giai cấp công nhân được các nhà kinh điển xác định trên hai phương diện
cơ bản nào?
A. Kinh tế - xã hội và chính trị - tư tưởng
B. Kinh tế - xã hội và văn hóa - tư tưởng
C. Kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội
D. Kinh tế - chính trị và văn hóa - xã hội
ANSWER: C
Câu 7 Theo nhận định của Mác và Ăngghen, giai cấp công nhân Anh là đứa con
của nền sản xuất nào?
A. Nghề thủ công
B. Công nghiệp hiện đại
C. Công trường thủ công
D. Sản xuất nông nghiệp
ANSWER: B
Câu 8 Ngày nay, sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự phát triển của kinh tế
tri thức, giai cấp công nhân có xu hướng như thế nào?

6
A. Tăng thu nhập
B. Bị mất việc làm
C. Trí tuệ hóa
D. Bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
ANSWER: C
Câu 9 Nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử của mình?
A. Đảng Cộng sản
B. Sự phát triển về số lượng của giai cấp công nhân
C. Sự phát triển về chất lượng của giai cấp công nhân
D. Sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động khác
ANSWER: A
Câu 10 Đối với các nước XHCN ngày nay, nơi Đảng Cộng sản cầm quyền, nội
dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân về chính trị - xã hội là gì?
A. Cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập giữa các bộ phận
công nhân rất khác nhau trên phạm vi toàn cầu cũng như trong mỗi quốc gia
B. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng trong sạch vững
mạnh
C. Giáo dục nhận thức và củng cố niềm tin khoa học đối với lý tưởng, mục
tiêu của CNXH cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
D. Lãnh đạo sự nghiệp đổi mới; công nghiệp hóa hiện đại hóa; xây dựng
Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, đưa đất nước phát triển nhanh và bền
vững
ANSWER: D
Câu 11 Điền vào chỗ trống. “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi
người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của ....”
A. đội ngũ trí thức
B. người chủ Doanh Nghiệp
C. người sử dụng lao động
D. tổ chức Công Đoàn

7
ANSWER: C
Câu 12 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ănghen xây dựng,
V.I.Lênin bổ sung, phát triển và hiện thực hóa trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở đâu?
A. Cách Mạng ở Đức
B. Cách Mạng ở Pháp
C. Cách mạng ở Anh
D. Cách mạng ở Nga
ANSWER: D
Câu 13 Đặc trưng nào sau đây thể hiện sự khác biệt về chất giữa hình thái kinh tế
- xã hội cộng sản chủ nghĩa so với các hình thái kinh tế - xã hội ra đời trước?
A. CNXH có nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân,
đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động
B. CNXH do nhân dân lao động làm chủ
C. CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
D. CNXH Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải
phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện
ANSWER: D
Câu 14 Đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển đi lên chủ nghĩa
cộng sản sẽ trải qua thời kỳ quá độ nào?
A. Quá độ gián tiếp
B. Quá độ hạn chế
C. Quá độ trực tiếp
D. Quá độ mở rộng
ANSWER: C
Câu 15 Trong thời kỳ quá độ lên CNXH tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, có
những thành phần kinh tế đối lập nhau, đây là đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH
trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Văn hóa

8
D. Xã hội
ANSWER: A
Câu 16 Một trong những đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt
Nam là gì?
A. Bỏ qua chế độ phong kiến
B. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
C. Bỏ qua cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa
D. Bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản độc quyền
ANSWER: B
Câu 17 Đặc trưng bao quát nhất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam được Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011) khẳng định là:
A. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
B. Do nhân dân làm chủ
C. Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
D. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
ANSWER: A
Câu 18 Trên phương diện nào dân chủ là một nguyên tắc - nguyên tắc dân chủ?
A. Tổ chức và quản lý xã hội
B. Quyền lực
C. Nguyên tắc tổ chức xã hội
D. Chế độ xã hội
ANSWER: A
Câu 19 Trong chế độ cộng sản nguyên thủy xuất hiện hình thức manh nha của dân
chủ với đặc trưng là gì?
A. Dân tham gia bầu ra nhà nước
B. Nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua đại hội nhân dân
C. Tuân theo ý chí của giai cấp thống trị là bổn phận của nhân dân
D. Giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ
ANSWER: B
Câu 20 Nền dân chủ nào đạt được những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng,
dân chủ?

9
A. Nền dân chủ cộng sản nguyên thủy
B. Nền dân chủ chủ nô
C. Nền dân chủ phong kiến
D. Nền dân chủ tư sản
ANSWER: D
Câu 21 Dân chủ XHCN có vai trò như thế nào đối với nhà nước XHCN?
A. Kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn sự tha hóa quyền lực nhà
nước
B. Là phương tiện để giám sát, phản biện xã hội
C. Là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ
D. Là cách thức để nhà nước lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo cả hệ thống chính
trị
ANSWER: A
Câu 22 Nội dung chủ yếu và mục tiêu cuối cùng của nhà nước XHCN là gì?
A. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công CNXH
B. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân
C. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
D. Thực hiện đổi mới và phát triển bền vững
ANSWER: A
Câu 23 Quyền lực của nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam được tổ chức như
thế nào?
A. Thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp trong thực thi quyền lực nhà nước
B. Quyền lực nhà nước tập trung thuộc về nhân dân lao động
C. Có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp trong việc thực thi quyền lực nhà nước
D. Tam quyền phân lập, quyền lực đối trọng quyền lực
ANSWER: A
Câu 24 Điền vào chỗ trống. “Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ cấu xã
hội giai cấp có vị trí quan trọng, tuy nhiên nếu xem nhẹ các cơ cấu xã hội khác
sẽ dẫn đến đến tùy tiện, muốn xóa bỏ nhanh chóng các giai cấp, tầng lớp xã hội
một cách giản đơn theo ý muốn ….”

10
A. khách quan
B. chủ quan
C. tất yếu
D. phổ biến
ANSWER: B
Câu 25 Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, ngoài giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân, tầng lớp tri thức, giai cấp tư sản, đã xuất hiện sự tồn tại và
phát triển của các tầng lớp xã hội nào?
A. Tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, tầng lớp những người giàu có và trung
lưu
B. Tầng lớp doanh nhân, giai cấp địa chủ phong kiến, người giàu
C. Tầng lớp doanh nhân, giai cấp chủ nô, người giàu, người tu hành
D. Tầng lớp doanh nhân, người giàu, người hoạt động xã hội, nông dân
ANSWER: A
Câu 26 Điền vào chỗ trống. “Xét ở góc độ chính trị, quy luật mang tính phổ biến
cho các cuộc đấu tranh của các giai cấp đứng ở vị trí trung tâm đều phải tìm cách
…… với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội có những lợi ích phù hợp với
mình để tập hợp lực lượng”
A. tập hợp
B. đoàn kết
C. liên minh
D. tham gia
ANSWER: C
Câu 27 Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giai cấp nào có
xu hướng giảm dần về số lượng và tỷ lệ trong cơ cấu xã hội - giai cấp; có một
bộ phận chuyển sang lao động trong các khu công nghiệp hoặc dịch vụ có tính
chất công nghiệp và trở thành công nhân?
A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân
C. Tiểu thương, tiểu chủ
D. Tầng lớp trí thức
ANSWER: A

11
Câu 28 Nội dung chính trị của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với khối liên minh và đối với toàn xã hội
B. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng
thời tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại
C. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt
các chính sách an sinh xã hội
D. Chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
ANSWER: A
Câu 29 Trong phạm vi quốc gia, ngày nay xu hướng thứ nhất của sự phát triển quan
hệ dân tộc được thể hiện như thế nào?
A. Giải phóng dân tộc nhằm chống lại chủ nghĩa đế quốc và chính sách
thực dân đô hộ
B. Xuất hiện những động lực thúc đẩy các dân tộc trong cộng đồng quốc
gia xích lại gần nhau
C. Nỗ lực để đi tới sự tự do, bình đẳng và phồn vinh của dân tộc mình
D. Các dân tộc xích lại gần nhau, hợp tác với nhau để hình thành liên minh
dân tộc phạm vi dân tộc và toàn cấu
ANSWER: C
Câu 30 Theo cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin, quyền thiêng liêng
của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao
hay thấp là:
A. Các dân tộc có quyền tự quyết
B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
C. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
D. Các dân tộc phân chia dân cư theo lãnh thổ
ANSWER: B
Câu 31 Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội,
phản ánh hư ảo hiện thực khách quan. Thông qua sự phản ánh đó các lực lượng
tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí, quan điểm này là:
A. Nguồn gốc của tôn giáo

12
B. Bản chất của tôn giáo
C. Tính chất của tôn giáo
D. Khái niệm tôn giáo
ANSWER: B
Câu 32 Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, về phương diện thế giới
quan, các tôn giáo mang thế giới quan
A. duy tâm
B. duy vật
C. duy vật biện chứng
D. duy vật siêu hình
ANSWER: A
Câu 33 Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi
A. niềm tin tôn giáo
B. tôn giáo ngoại sinh
C. tôn giáo nội sinh
D. tín ngưỡng truyền thống
ANSWER: D
Câu 34 Anh/chị hãy cho biết truyền thống quý báu của các dân tộc Việt Nam, là
một trong những nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của dân tộc
trong các giai đoạn lịch sử?
A. Cần cù
B. Khoan dung
C. Đoàn kết
D. Sáng tạo
ANSWER: C
Câu 35 Trong gia đình, mối quan hệ nào là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh
mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau?
A. Quan hệ huyết thống
B. Quan hệ cha mẹ nuôi
C. Quan hệ hôn nhân
D. Quan hệ nuôi dưỡng
ANSWER: A

13
Câu 36 Điền vào chỗ trống. “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt
thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là ......”
A. con cái
B. vợ chồng
C. gia đình
D. cha mẹ
ANSWER: C
Câu 37 Hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ tất yếu dẫn đến
A. hôn nhân ép buộc
B. hôn nhân giải phóng
C. hôn nhân tự nguyện
D. hôn nhân lạc hậu
ANSWER: C
Câu 38 Anh/chị hãy cho biết đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không
có được?
A. Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản
xuất
B. Tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã
hội
C. Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu tiêu
dùng
D. Gia đình là đơn vị tiêu dùng của xã hội

ANSWER: B
Câu 39 Quy mô gia đình ở Việt Nam hiện nay tồn tại xu hướng nào?
A. Ngại lập gia đình
B. Quy mô ngày càng lớn, gia đình nhiều thành viên
C. Gia tăng thành viên, gia đình có nhiều thế hệ
D. Quy mô thu nhỏ, số thành viên ít đi
ANSWER: D
Câu 40 Anh/chị hãy cho biết thông điệp mới trong kế hoạch hoá gia đình ở Việt
Nam hiện nay?
A. Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con
B. Mỗi cặp vợ chồng nên có từ 1 đến 2 con
C. Mỗi cặp vợ chồng nên đẻ 1 con

14
D. Mỗi cặp vợ chồng có thể sinh số lượng con cái tuỳ ý
ANSWER: A

15

You might also like