You are on page 1of 18

CHƯƠNG 1:

NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH

v1.0012108210
NỘI DUNG

Đối tượng nghiên cứu của môn học

Quản trị kinh doanh với tư cách một môn khoa học

Quản trị kinh doanh với tư cách một môn khoa học lý thuyết
và ứng dụng

Lịch sử phát triển môn học

v1.0012108210 2
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC

1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học

1.2. Kinh tế và các nguyên tắc kinh tế

v1.0012108210
1.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC

v1.0012108210
1.1.1. Kinh doanh

- Là việc sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho thị
trường nhằm mục đích kiếm lời
• Kinh doanh sản phẩm hoàn chỉnh /bán thành
phẩm
• Một/nhiều loại sản phẩm
- Người kinh doanh luôn phải trả lời 3 câu hỏi:
• Sản xuất cái gì?
• Sản xuất như thế nào?
• Sản xuất cho ai?
v1.0012108210
1.1.2. Doanh nghiệp

- Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một


cách có kế hoạch để sản xuất sản phẩm hoặc dịch
vụ cung cấp cho nền kinh tế
- Đặc trưng của xí nghiệp
• Không phụ thuộc vào cơ chế
• Phụ thuộc vào cơ chế
− Trong cơ chế KHH tập trung: XN được coi là một đơn
vị kinh tế trong nền KTQD

v1.0012108210
1.1.2. Doanh nghiệp

− Trong cơ chế thị trường: XN được coi là DN


“DN là là một XN hoạt động trong cơ chế thị trường”
− Là tổ chức thực hiện việc tạo ra, cung cấp sản phẩm,
dịch vụ trong nền kinh tế thị trường
• Doanh nghiệp kinh doanh: cung cấp dịch vụ, hàng
hóa thông thường
• Doanh nghiệp công ích: cung cấp hàng hóa công
cộng
→ Đối tượng nghiên cứu của môn học là nghiên cứu hoạt
động kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh
v1.0012108210
1.1.2. Doanh nghiệp

− Nền kinh tế thị trường


• Thị trường mang b/c là thị trường cạnh tranh
• Các QL thị trường HĐ
• Giá cả tuân theo qui luật cung cầu
− Ưu điểm: tạo ra mức cao nhất về quyền tự do của từng
cá nhân
• Sở hữu tư nhân, quyền cá nhân và quyền tự do ra
quyết định KD
− Nhược điểm: tính tự điều chỉnh (tập trung hóa với qui
mô lớn) → tự tiêu diệt → tính luật pháp của trật tự kinh
tế mất hiệu lực
v1.0012108210
1.2. KINH TẾ VÀ NGUYÊN TẮC KINH TẾ

- Hoạt động kinh tế là hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm/ dịch
vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của mình

- Đối tượng nghiên cứu của tất cả các môn khoa học kinh tế là nền kinh
tế, các hoạt động kinh tế, hoạt động tạo của cải vật chất của loài người

- Đáp ứng nhu cầu cao nhất trong điều kiện hạn hẹp của thế giới vật chất
được gọi là tính tối ưu

- Quy luật khan hiếm: sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng lên vô hạn của
con người và khả năng giới hạn của nguồn lực

- Tính giới hạn ít ỏi của cải vật chất → sử dụng hiệu quả → nguyên tắc
hợp lý
v1.0012108210
1.2. KINH TẾ VÀ NGUYÊN TẮC KINH TẾ

- Khái niệm về mặt số lượng: tối đa hóa sản lượng (nguyên tắc tối đa) và
tối thiểu hóa các yếu tố sản xuất (nguyên tắc tối thiểu).

- Khái niệm về mặt giá trị: tạo ra giá trị tối đa với một lượng chi phí bằng
tiền cho trước hoặc phải chi phí bằng tiền ít nhất để tạo ra lượng hàng
hóa xác định.

- Nguyên tắc kinh tế (nguyên tắc tiết kiệm):

• Đề cập đến việc đạt được sản lượng sản phẩm lớn nhất có thể với
một lượng hao phí xác định về các yếu tố sản xuất.

• Đòi hỏi phải hành động sao cho tạo ra giá trị tối đa với một lượng
chi phí bằng tiền cho trước hoặc ít nhất
v1.0012108210
2. QUẢN TRỊ KINH DOANH VỚI TƯ CÁCH MỘT MÔN KHOA HỌC

2.1. Thực chất và nhiệm vụ của môn khoa học quản trị kinh doanh

2.2. Vị trí của môn học quản trị kinh doanh trong hệ thống các môn khoa học xã hội

v1.0012108210
2.1. Thực chất và nhiệm vụ của môn khoa học
quản trị kinh doanh

- Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình
lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh
những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài
cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp
con người có khả năng tái tạo hiện thực.
- Nhiệm vụ:
• Nghiên cứu và phát hiện các quy luật vận động của
những hoạt động kinh doanh
• Nghiên cứu các tri thức cần thiết về quản trị những
hoạt động kinh doanh đó
v1.0012108210
2.2. Vị trí của môn học quản trị kinh doanh
trong hệ thống các môn khoa học xã hội

- Khoa học QTKD là một bộ phận của khoa học kinh


tế và nằm trong hệ thống các môn khoa học xã hội

- Không chỉ dựa trên các thành tựu tri thức mà môn
khoa học kinh tế học và các môn khoa học cơ sở
khác tạo ra

v1.0012108210
1.2.2. Vị trí của môn học quản trị kinh doanh
trong hệ thống các môn khoa học xã hội

- Là cầu nối giữa các kiến thức lý thuyết và các học


phần khoa học trang bị những kỹ năng cụ thể cho
sinh viên

- Trang bị những kiến thức “cụ thể” đủ mức cần thiết


làm cơ sở tiếp tục phát triển kiến thức và kỹ năng
chuyên sâu ở các môn khoa học cụ thể khác

v1.0012108210
3. QUẢN TRỊ KINH DOANH VỚI TƯ CÁCH MỘT MÔN KHOA HỌC MÔN KHOA
HỌC LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG

3.1. Phương pháp nghiên cứu của môn khoa học quản trị kinh doanh lý thuyết

3.2. Nguyên tắc lựa chọn của môn học quản trị kinh doanh ứng dụng

v1.0012108210
3.1. Phương pháp nghiên cứu của
môn khoa học quản trị kinh doanh
lý thuyết

Áp dụng phương pháp thực chứng:

- Mục đích: Giải thích một cách khách quan tính quy luật phổ
biến của các hiện tượng hay quá trình liên quan đến hoạt
động kinh doanh cũng như quản trị của các doanh nghiệp

- Yêu cầu: Phải có tư duy tiếp cận thực chứng, tiếp cận vấn
đề chỉ trên cơ sở giải thích được tính quy luật phổ biến của

v1.0012108210
1.3.2. Nguyên tắc lựa chọn
của môn học QTKD ứng dụng

- Môn học nghiên cứu các hoạt động rất cụ thể của con
người gắn với lĩnh vực kinh doanh.

- Khi nghiên cứu phải dựa trên các giả định: con người có
lý trí, biết nhận thức và hành động theo tính quy luật phổ
biến. Tuy nhiên, vẫn không thể bao hàm hết mọi hành vi,
hoạt động đa dạng của con người.

=> Phải kết hợp phương pháp thực chứng và phương


pháp chuẩn tắc

v1.0012108210
4. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN HỌC

4.1. Trước khi xuất hiện quản trị kinh doanh với tư cách môn khoa học độc lập

4.2. Quản trị kinh doanh phát triển với tư cách môn khoa học độc lập

v1.0012108210

You might also like