You are on page 1of 12

Chương 4: Đường ống

Mô hình Boussinesq:
• Các đ.lượng tính toán trong dòng chảy rối là đ.lượng trung bình thời gian.
• Dòng chảy rối có độ nhớt:

Mô hình rối Prandtl (1925)

Hai chế độ chảy:


 >  -> chế độ chảy thành trơn thủy lực
   -> chế độ chảy thành nhám thủy lực
Đường đo áp và đường năng lượng
• Đường đo áp là đồ thị diễn biến của cột áp tĩnh H (H=z+p/γ) dọc theo
chiều dài dòng chảy
• Đường năng lượng là đồ thị diễn biến của năng lượng toàn phần E (

) dọc theo chiều dài dòng chảy


Chương 5-6: Kênh hở
1. Khái niệm chung:
Dòng chảy trong kênh hở là dòng chảy có mặt thoáng và không áp (áp suất tại
điểm cao nhất của mặt cắt ướt là áp suất khí trời).
+ Tính chất dòng chảy đều:
(i) Chiều sâu, diện tích ướt và biểu đồ phân bố vận tốc tại các mặt cắt dọc
theo dòng chảy không đổi.
(ii) Đường năng, mặt thoáng và đáy kênh song song với nhau.
+ Điều kiện xuất hiện dòng đều:
(i) Kênh lăng trụ (mặt cắt kênh ω(h) không đổi dọc theo dòng chảy
(ii) Độ nhám lòng kênh là hằng số dọc kênh (n=const)
(iii) Chiều dài kênh khá dài (L >>1), đủ để dòng chảy đạt đến sự cân bằng
giữa tổn thất năng lượng dọc dòng chảy và sự giảm thế năng do độ dốc kênh
tạo ra
(iv) Độ dốc kênh i > 0.
(v) Không có lưu lượng vào ra dọc dòng chảy (Q = const dọc theo chiều
dòng chảy)
2. Hệ số nhám:
Trong đường ống kín, hệ số nhám n phụ thuộc:
- Số Reynolds Re
- Độ nhám đường ống (e)
- Hình dạng mặt cắt ướt (D).
Trong thực tế vì dòng chảy trong kênh có số Reynolds rất lớn => nên thuộc khu
chảy rối thành nhám hoàn toàn => hệ số nhám chỉ phụ thuộc vào hình đạng và bề
mặt của kênh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám trong kênh:
Độ nhám bề mặt là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hệ số nhám. Vật liệu đáy
kênh mịn, nhỏ => n nhỏ & ít thay đổi khi mực nước thay đổi, và ngược lại.
- Lớp phủ thực vật (cỏ dại, cây nhỏ) có thể làm gia tăng hệ số nhám kênh
thiên nhiên.
- Hình dạng mặt cắt kênh ảnh hưởng đến giá trị hệ số nhám. Chẳng hạn đối
với kênh thiên nhiên, ở những nơi kênh bị bồi thành bậc => n gia tăng.
- Vật cản như cây gỗ làm gia tăng hệ số nhám n.
- Tuyến kênh uốn cong với bán kính cong nhỏ làm gia tăng hệ số nhám n.
- Sự bồi xói làm hệ số nhám thay đổi.
- Mực nước và lưu lượng ảnh hưởng đến độ sâu dòng chảy. Do đó có thể ảnh
hưởng đến hệ số nhám:
Kênh không bị bao phủ: n giảm khi mực nước hoặc lưu lượng tăng.
Kênh bị bao phủ bởi lớp thực vật ở mái dốc: n tăng khi mực nước
hoặc lưu lượng tăng.
Trường hợp mặt cắt kênh đơn giản
• Phương pháp SCS (Soil Conversation Service Method): ước lượng hệ số n
bằng cách chọn hệ số n cơ bản cho con kênh trong trường hợp tiêu chuẩn. Sau
đó tùy theo điều kiện thực tế mà hiệu chỉnh hệ số n bằng cách cộng hoặc nhân
với các số hiệu chỉnh
• Phương pháp dùng bảng: hệ số n cho những kênh thường gặp được xác định
theo kinh nghiệm hoặc thực nghiệm và lập thành bảng để tra cứu.
• Phương pháp dùng hình ảnh: người ta đo đạc và xác định hệ số n của những
con kênh thực tế. Sau đó chụp ảnh và sắp xếp thành từng loại. Khi tính toán dựa
vào các hình ảnh các kênh có sẵn để ước lượng hệ số nhám n.
• Phương pháp dùng biểu đồ lưu tốc:

• Phương pháp thực nghiệm:

Simons và Sentruk (1976):

Raudkivi (1976):

Meyer và Peter (1948)


3. Mặt cắt có lợi nhất về mặt thủy lực:
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng chảy:
- Diện tích ướt (A)
- Bán kính thủy lực (R).
- Độ dốc (i).
- Hệ số nhám của kênh (n).
+ Mặt cắt có lợi nhất về mặt thủy lực:
Định nghĩa: Mặt cắt lợi nhất về mặt thủy lực là mặt cắt mà với lưu lượng cho trước
vận tốc dòng chảy trong kênh đạt giá trị lớn nhất, diện tích mặt cắt ướt là nhỏ nhất.
Bài toán xác định mặt cắt lợi nhất về mặt thủy lực một cách tổng quát là rất khó và
không thực tế.
- Mặt cắt có một diện tích ướt nhất định nhưng cho lưu lượng lớn nhất =>
hình tròn là m/c có lợi nhất về thủy lực.
- Mặt cắt có lợi nhất về mặt thủy lực chưa hẳn là mặt cắt có lợi nhất về mặt
kinh tế. Tuy nhiên hai mặt cắt này là khá gần nhau.
+ Mặt cắt lợi nhất về mặt thủy lực đối với kênh hình thang:
Xét kênh hình thang có đáy b, chiều sâu h và mái dốc m. Với lưu lượng Q
cho trước tìm quan hệ giữa b, m và h sao cho đạt được mặt cắt có lợi nhất về mặt
thủy lực => mặt cắt ướt và chu vi ướt nhỏ nhất.
Điều kiện để cho mặt cắt hình thang có lợi nhất về mặt thủy lực:

Chương 7. CHUYỂN ĐỘNG PHẲNG CÓ THẾ


Trong chương này, lưu chất được nghiên cứu là lưu chất lý tưởng (không tồn tại
tính nhớt), không nén được (khối lượng riêng, ρ=const), chuyển động không quay
(ω = 0). Chuyển động của lưu chất thoả mãn những điều kiện đã nêu được gọi là
chuyển động thế lưu chất không nén được.
Chuyển động thế có thể là chuyển động trong không gian 3 chiều. Tuy nhiên,
chương này chủ yếu tập trung vào chuyển động thế hai chiều, hay còn được gọi là
chuyển động thế phẳng.
1. Chuyển động thế (chuyển động không quay)

Phương trình Bernoulli cho chuyển động thế:


Phương trình Bernoulli có thể áp dụng với mọi điểm trong trường chuyển
động ổn định, chịu tác dụng của trọng lực (lực khối có thế), lưu chất lý tưởng
(không ma sát), không nén được và chuyển động có thế (không quay), như sau:

2. Hàm thế
Vận tốc phức, vận tốc liên hợp với vận tốc phức
Chọn φ =0 khi qua gốc tọa độ (0, 0), suy ra C=0. Khi đó ta được hàm thế:

3. Hàm dòng
• Luôn luôn tồn tại hàm dòng, không phụ thuộc vào điều kiện dòng chảy
quay hay không quay.
• Phương trình liên tục là điều kiện cần và đủ đối với sự tồn tại của hàm
dòng.
• Trường vận tốc được truy ra từ hàm dòng Ψ tự động thỏa phương trình liên
tục.
• Đường cong có Ψ = const chính là các đường dòng.

• Hai họ đường dòng và đường đẳng thế trực giao nhau.


Vậy, hiệu giá trị hàm dòng đi qua hai điểm bằng lưu lượng qua ống dòng giới hạn
bởi hai đường dòng đi qua hai điểm đó.
Chọn Ψ=0 khi qua gốc tọa độ (0, 0), suy ra C=0. Khi đó ta được hàm dòng:

Phương trình Navier-Stokes dạng hàm xoáy – hàm dòng.


• Phương trình Navier-Stokes 2 chiều:
4. Phương pháp chồng chập nhiều chuyển động thế:

Chuyển động quanh cố thể dạng Rankine


• Chuyển động tổng hợp bao gồm:
Chuyển động đều song song trục ox, chiều từ trái sang phải với vận tốc là U
Điểm nguồn đặt tại (-a,0), với cường độ là +q.
Điểm giếng đặt tại (a, 0), với cường độ là -q.
Đường cong kín (C) phân chia trường dòng chảy ra làm hai phần riêng biệt: phần
bên trong và phần bên ngoài. Hai phần này không có sự trao đổi lưu chất qua lại
đường cong (C). Dòng chảy giống như là chuyển động quanh một cố thể rắn được
bao bởi đường (C). Cố thể này được gọi là cố thể Rankine.
Chuyển động đều quanh hình trụ tròn:
Dòng chảy đều quanh hình trụ tròn là dòng chảy quanh cố thể Rankine khi ta cho a
tiến tới 0. Khi đó cố thể Rankine thành hình trụ tròn. Dòng chảy này cũng có thể
xem như là một chuyển động tổng hợp của một dòng đều và một lưỡng cực.
Định lý Joucopxki về lực nâng:
Khi dòng lưu chất lý tưởng vận tốc U chảy bao quanh cố thế với lưu số Г sẽ tác
dụng lên cố thể đó một lực có phương vuông gói với phương U, chiều được xác
định bằng cách quay U một góc 90o, ngược chiều lưu số và có giá trị bằng ρ.U.Γ.
• Nhận xét:
Cường độ lực nâng tỉ lệ thuận với khối lượng riêng lưu chất, vận tốc dòng đều
U và cường độ xoáy tự do Г.
Lực nâng chỉ tồn tại khi tồn tại đồng thời cả chuyển động đều (U > 0) và xoáy
tự do (Г > 0). Chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố này thì lực nâng sẽ không tồn tại
(FL=0).
Hiện tượng lực nâng này được quan sát trong thực nghiệm có tên là hiện tượng
Magnus.
Định lý Joucopxki không những đúng đối với cố thể hình tròn mà cũng đúng
cho cố thể có hình dạng bất kỳ. Hiện tượng này được ứng dụng nhiều trong kỹ
thuật và đời sống, là nguyên lý cơ bản của thiết bị bay, và nhiều thiết bị làm việc
có sự tương tác giữa máy và lưu chất.
5. Nguồn và giếng:
• Điểm nguồn là một điểm trong trường dòng chảy mà tại đó có một nguồn
lưu chất với lưu lượng hằng số đổ ra đều về mọi phía.
• Điểm giếng (điểm hút), ngược lại với điểm nguồn, là một điểm trong
trường dòng chảy mà tại đó, lưu chất được lấy ra với một lưu lượng hằng số.
• Cường độ điểm nguồn (hay giếng) là lưu lượng thể tích của nguồn hay
giếng trên một đơn vị chiều dày. Cường độ điểm nguồn có giá trị dương,
trong khi đó cường độ điểm hút có giá trị âm.
• Vận tốc dòng chảy xuyên qua tâm điểm nguồn hoặc giếng. Thành phần vận
tốc pháp tuyến với đường thẳng nối tâm bằng không.
• Đường đẳng thế là các vòng tròn đồng tâm, có tâm tại điểm nguồn (giếng),
trực giao với các đường dòng.
• Đường dòng là các đường thẳng đi xuyên qua điểm nguồn (giếng).
6. Xoáy tự do:
Khái niệm: Dòng xoáy tự do có tâm xoáy là O là một dòng chảy sao cho lưu
số dọc theo một đường cong kín bất kỳ bao xung quanh tâm O một lần không
đổi.

Γ > 0: ngược chiều kim đồng hồ


Γ < 0: thuận chiều kim đồng hồ
Vận tốc dòng chảy theo phương xuyên tâm xoáy sẽ bằng không, và chỉ tồn
tại thành phần vận tốc theo phương pháp tuyến với đường thẳng xuyên tâm.
7. Lưỡng cực
• Chuyển động của lưỡng cực là chuyển động được tạo bởi một cặp điểm nguồn
và giếng đặt cách nhau một đoạn e, có cường độ q, sao cho e.q → mo khi e → 0.
mo được gọi là cường độ hay moment của lưỡng cực.
• Đường dòng là các vòng tròn đi qua gốc tọa độ O, có tâm nằm trên trục Oy.
• Đường đẳng thế là các vòng tròn đi qua gốc O, có tâm nằm trên trục Ox, và
trực giao với các đường dòng.
Chương 8: Lực nâng và lực cản
Lực do áp suất tác động vuông góc với bề mặt; lực do ứng suất ma sát tác
động có phương tiếp tuyến với bề mặt.
Thành phần tổng lực chiếu trên phương thẳng góc với phương chuyển động
được gọi là lực nâng. Khi lấy tích phân thành phần lực nâng của lực do ứng suất
tác động lên một vi phân diện tích bề mặt của cố thể trên tòan bộ diện tích bề mặt
bao quanh cố thể, ta sẽ được lực nâng.
Và tương tự thành phần tổng lực chiếu trên phương chuyển động được gọi là
lực cản.
Khi lấy tích phân thành phần lực cản của lực do ứng suất tác động lên một vi
phân diện tích bề mặt của cố thể trên tòan bộ diện tích bề mặt bao quanh cố
thể, ta sẽ được lực cản hình dạng.
Nếu cố thể chuyển động tạo ra sóng trên bề mặt lưu chất không nén được,
lực cản do ảnh hưởng tạo sóng được gọi là lực cản sóng.
Đối với lưu chất nén được, chuyển động sẽ tạo ra sóng nén, thành phần lực
cản do sóng tương ứng được gọi là lực cản sóng nén (shock wave).
Đối với cánh hữu hạn (cánh 3 chiều không gian), thành phần lực nâng tạo
nên một thành phần lực cản, được gọi là lực cản cảm ứng (induced drag),
hay lực cản xóay.
1. Hệ số lực cản
CD là một hàm số phụ thuộc vào:
• Hình dạng cố thể;
• Số Reynolds (Re);
• Số Mach (M);
• Số Froude (Fr);
• Độ nhám bề mặt;
• Độ rối dòng lưu chuyển tự do.

Trắc nghiệm:

You might also like