You are on page 1of 102

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ
***********

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên: Lê Hồng Ngọc


MSSV: 2023402010330
Lớp: D20TCNH08
Ngành: Tài chính ngân hàng
GVHD: Phạm Công Độ

Bình Dương - 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
***********

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Họ và tên: Lê Hồng Ngọc


MSSV: 2023402010330
Lớp: D20TCNH08
Ngành: Tài chính ngân hàng
GVHD: Phạm Công Độ

Bình Dương - 2024

i
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến với các
Thầy/cô tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt là các Thầy/cô Khoa kinh
tế, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng đã truyền đạt những kiến thức để em
có thể vận dụng vào bài báo cáo thực tập tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh nhất.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Công Độ đã hướng dẫn
tận tình, chỉ ra những thiếu sót và đóng góp ý kiến để cho em hoàn thiện bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh
Bình Dương, em đã được tìm hiểu và học hỏi rất nhiều về kiến thức chuyên
môn cũng như kiến thức thực tế. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và
các anh chị trong Ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập,
cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài báo cáo
thực tập tốt nghiệp.
Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều trong việc thực hiện bài báo cáo một
cách hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của thầy cô để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Em xin kính chúc Thầy/cô, Ban Giám Đốc và các anh chị tại Ngân hàng
TMCP Phương Đông - chi Nhánh Bình Dương luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trong công việc cũng như là trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày … tháng … năm 2024
Sinh viên thực hiện

Lê Hồng Ngọc

iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
CTĐT: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


Họ và tên sinh viên: Lê Hồng Ngọc
Tên đơn vị thực tập: Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông – chi nhánh Bình Dương
Địa chỉ: 233 Khu phố 2, Đại lộ Bình dương, Phường Phú Thọ, Tp .Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Lý Nguyễn Thùy Linh
Chức vụ: Giám đốc tín dụng
Phòng/ban: Phòng khách hàng cá nhân
Địa chỉ e-mail: linhlnt286@gmail.com
Ngày đánh giá: 18/03/2024
Bảng đánh giá này nhằm giúp sinh viên nhận được phản hồi, góp ý mang tính xây dựng về quá trình thực tập tại Quý đơn
vị. Cán bộ trực tiếp hướng dẫn sinh viên cần là người thực hiện bảng đánh giá. Kết quả từ bảng này sẽ được sử dụng làm
điểm đánh giá quá trình (tỷ trọng 50%) cho học phần Thực tập tốt nghiệp trong chương trình đào tạo của sinh viên.
Ông/Bà vui lòng chấm điểm dựa trên các tiêu chí được liệt kê dưới đây. Mỗi tiêu chí sẽ có các mô tả cho từng khung điểm
tương ứng với từng mức độ đáp ứng đối với tiêu chí đó. Điểm đánh giá quá trình thực tập là tổng điểm số tính theo tỷ trọng
mà Ông/Bà chấm điểm trên bảng.

iv
1. Kỹ năng giao tiếp, xây dựng quan hệ: khả năng giao tiếp bằng lời và bằng văn bản phù hợp với môi trường văn hóa
tại đơn vị thực tập; Mức độ chủ động trong việc trao đổi với cán bộ hướng dẫn khi cần thiết, tiếp thu những phê bình,
góp ý và thực hiện các đề xuất nhằm cải thiện bản thân.
2. Kỹ năng làm việc nhóm: mức độ chủ động tương tác với những người khác trong môi trường công việc; Sự hợp tác,
thân thiện, ứng xử phù hợp trong môi trường thực tế tại đơn vị thực tập;
3. Ý thức tổ chức, kỷ luật: Mức độ tham gia các buổi thực tập tại đơn vị; Mức độ tuân thủ nội quy tại đơn vị
4. Chất lượng công việc: tính cẩn thận, chính xác, kịp thời trong quá trình thực hiện công việc được giao tại đơn vị
5. Khả năng học hỏi: khả năng đặt những câu hỏi có liên quan tới nội dung công việc, tìm kiếm những thông tin bổ
sung từ những nguồn thích hợp, hiểu được những vấn đề/công việc/nhiệm vụ mới.
6. Tính sáng tạo: Khả năng làm việc độc lập, tiếp cận và giải quyết các vấn đề phát sinh theo cách riêng, đưa ra những
giải pháp/ ý tưởng/ ý kiến sáng tạo

v
Tiêu
Tỷ
chí Điểm
Kém (0đ-4đ) Đạt (5 đ -6 đ) Tốt (7 đ -8 đ) Rất tốt (9 đ -10 đ) trọng
đánh đánh giá
(%)
giá

Không sử dụng ngôn Có sử dụng ngôn từ, Thường sử dụng Luôn luôn sử dụng 15
từ, văn phong phù văn phong phù hợp ngôn từ, văn phong ngôn từ, văn phong
hợp với môi trường với môi trường công phù hợp với môi phù hợp với môi
công sở; không giao sở; có giao tiếp bằng trường công sở; trường công sở;
Kỹ
tiếp bằng mắt; mắt; thường giao tiếp thường xuyên giao
năng
Hiếm khi trao đổi Đôi khi trao đổi với bằng mắt; tiếp bằng mắt;
giao
với người hướng dẫn người hướng dẫn khi Thường trao đổi với Luôn chủ động trao
tiếp,
khi cần thiết; không cần thiết; có tiếp thu người hướng dẫn đổi với người
xây
muốn chấp nhận những phê bình, góp ý khi cần thiết; tiếp hướng dẫn khi cần
dựng
những phê bình, góp nhưng không có cải thu những phê bình, thiết; tiếp thu
quan
ý và không thực hiện thiện. góp ý và có thực những phê bình,
hệ
các đề xuất nhằm cải hiện các đề xuất góp ý và thực hiện
thiện bản thân. nhằm cải thiện bản hiệu quả các đề
thân. xuất nhằm cải thiện
bản thân.

Kỹ Không chủ động Có chủ động tương Thường chủ động Truyền cảm hứng 15
năng tương tác với những tác với những người tương tác với những tương tác tích cực
vi
làm người khác trong khác trong môi trường người khác trong cho những người
việc môi trường công công việc; Có tinh môi trường công khác trong công
nhóm việc; Thiếu sự hợp thần hợp tác, thân việc; Có tinh thần việc; Luôn thể hiện
tác, ứng xử kém. thiện, đôi khi phản hợp tác, thân thiện, sự hợp tác, thân
ứng với các mâu thường phản ứng thiện, phản ứng
thuẫn phát sinh còn với các mâu thuẫn theo cách thức
chưa chín chắn. phát sinh theo cách trưởng thành để
chín chắn. ngăn chặn hoặc giải
quyết các mâu
thuẫn.

Đến muộn hoặc vắng Đến muộn hoặc vắng Luôn đúng giờ và Luôn đúng giờ và 20
mặt từ 5 lần trở lên mặt từ 4 lần trở xuống tham dự đầy đủ các tham dự đầy đủ các
Ý thức trong thời gian thực trong thời gian thực buổi thực tập; buổi thực tập; Chấp
tổ tập; Vi phạm nội quy tập; Vi phạm nội quy Không vi phạm nội hành tốt và nêu
chức, tại đơn vị từ 5 lần trở tại đơn vị từ 4 lần trở quy tại đơn vị. gương cho người
kỷ luật lên xuống khác trong việc
thực hiện nội quy
tại đơn vị.

Chất Thực hiện các công Thực hiện đầy đủ các Thực hiện đầy đủ Thực hiện triệt để 30
lượng việc được giao một công việc được giao các công việc được và chính xác các
công cách bất cẩn, chất nhưng vẫn còn thiếu giao, chất lượng công việc được
việc lượng công việc sót, chất lượng công công việc luôn đạt giao, chất lượng

vii
thường không đạt; việc đạt yêu cầu trừ yêu cầu; hoàn thành công việc luôn đạt
thường hoàn thành một vài trường hợp; công việc đúng hạn, yêu cầu; hoàn thành
công việc trễ hạn và hoàn thành công việc thỉnh thoảng gặp lỗi. công việc đúng hạn,
có nhiều sai sót. đúng hạn, thỉnh hiếm khi gặp lỗi.
thoảng gặp lỗi.

Hiếm khi đặt những Đôi khi đặt những câu Thường đặt những Luôn nhận thấy 10
câu hỏi có liên quan hỏi có liên quan tới câu hỏi có liên quan những vấn đề có
tới nội dung công nội dung công việc; tới nội dung công liên quan tới nội
việc; Không có khả Có khả năng tìm kiếm việc và tìm được dung công việc và
Khả
năng tìm kiếm những những thông tin bổ những thông tin bổ tìm được những
năng
thông tin bổ sung từ sung từ những nguồn sung từ những thông tin bổ sung từ
học
những nguồn thích thích hợp; Có thể hiểu nguồn thích hợp; Có những nguồn thích
hỏi
hợp; Không thể hiểu những vấn đề/công thể hiểu những vấn hợp; Hiểu những
hoặc chậm hiểu việc/nhiệm vụ mới đề/công việc/nhiệm vấn đề/công
những vấn đề/công nhưng còn cần hỗ trợ vụ mới. việc/nhiệm vụ mới
việc/nhiệm vụ mới. thêm. rất nhanh.

Luôn luồn cần có Làm việc mà không Có khả năng làm Luôn vượt quá 10
người hướng dẫn để cần nhiều sự hỗ trợ việc độc lập, tiếp mong đợi của đơn
Tính
thực hiện công việc, của người hướng dẫn; cận và giải quyết vị, chủ động tìm
sáng
không có những giải Đôi khi đưa những các vấn đề phát sinh kiếm và giải quyết
tạo
pháp/ ý tưởng/ ý kiến giải pháp/ ý tưởng/ ý theo cách riêng; các vấn đề phát
mới. kiến mới. Thường đưa ra sinh theo cách

viii
những giải pháp/ ý riêng; Luôn đưa ra
tưởng/ ý kiến mới. những giải pháp/ ý
tưởng/ ý kiến sáng
tạo.

Cán bộ hướng dẫn Xác nhận của đơn vị thực tập


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu)

ix
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
MỘT VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬT KÝ THỰC TẬP
(DÀNH CHO ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN THỰC TẬP)
I. THÔNG TIN SINH VIÊN THỰC TẬP:
Họ và tên sinh viên: Lê Hồng Ngọc
MSSV: 202340201033 Lớp: D20TCNH08
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Tên cơ quan tiếp nhận thực tập: Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Bình
Dương
Phòng/ban: Phòng khách hàng cá nhân
II. NHẬT KÝ THỰC TẬP:

XÁC NHẬN (KÝ


TUẦN VÀ NHẬN XÉT)
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
STT (từ ngày đến CỦA ĐƠN VỊ
ĐÃ THỰC HIỆN
ngày) TIẾP NHẬN
THỰC TẬP

- Tìm hiểu về môi trường


Tuần 1-2
làm việc và hệ thống thông
Từ ngày tin của CN.
1 08/01/2024
- Tìm hiểu về quy trình
đến
CVTD và các sản phẩm, dịch
20/01/2024
vụ khác của ngân hàng

Tuần 3-4
Từ ngày - Được hướng dẫn tra cứu
2 22/01/2024 CIC, Photo, Scan hồ sơ, sắp
đến xếp và đánh số hồ sơ.
03/02/2024

x
Tuần 5-6 - Tìm hiểu về cách phân tích
Từ ngày tình hình tài chính của khách
3 05/02/2024 hàng, kiểm tra thông tin và
đến chuẩn bị những hồ sơ cần
17/02/2024 thiết cho quá trình CVTD.

Tuần 7-8 - Được đi theo anh chị gặp


Từ ngày gỡ khách hàng. Học hỏi thêm
4 19/02/2024 được cách tư vấn cho khách
đến hàng và giải đáp thắc mắc
02/03/2024 của khách hàng.

- Được hướng dẫn thực hiện


Tuần 9-10 báo cáo về doanh số và hoạt
Từ ngày động CVTD và hoàn chỉnh
5 04/03/2024 bài báo cáo.
đến - Xin dấu xác nhận thực tập,
18/03/2024 phiếu nhận xét của Ngân
hàng.

Ngày tháng năm


Cán bộ hướng dẫn Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)

xi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
MỘT VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬT KÝ THỰC TẬP


(DÀNH CHO GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN)
I. THÔNG TIN SINH VIÊN THỰC TẬP:
Họ và tên sinh viên: Lê Hồng Ngọc
MSSV: 202340201033 Lớp: D20TCNH08
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Công Độ
II. NHẬT KÝ THỰC TẬP:

XÁC NHẬN CỦA


NỘI DUNG CÔNG
STT NGÀY GIẢNG VIÊN HƯỚNG
VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
DẪN

Từ ngày - Gửi đề cương chi tiết


08/01/2024 cho GVHD xem và chỉnh
1
đến sửa.
21/01/2024

Từ ngày - Hoàn chỉnh chương mở


22/01/2024 đầu và chương 1. Sau đó
2
đến gửi GVHD xem và chỉnh
04/02/2024 sửa.

Từ ngày - Hoàn chỉnh chương 2.


05/02/2024 Sau đó gửi GVHD xem và
3
đến chỉnh sửa.
25/02/2024

4 Từ ngày - Hoàn chỉnh chương 3 và


26/02/2024 kết luận. Sau đó gửi
đến GVHD xem và chỉnh sửa
10/03/2024

xii
5 Từ ngày - Hoàn chỉnh bài báo cáo
11/03/2024 đã sửa theo yêu cầu của
đến GVHD.
18/03/2024

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………….

xiii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


DÀNH CHO GIẢNG VIÊN
1. Họ và tên sinh viên nộp báo cáo: Lê Hồng Ngọc

2. MSSV: 2023402010330 Lớp: D20TCNH08

3. Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương

4. Tên đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Phương Đông – chi nhánh Bình Dương

A Thang điểm và góp ý từng phần:

Nội Tiêu chuẩn chấm điểm Điểm Điểm Góp ý và nhận xét
dung tối của của GV
đa GV

1 Điểm quá trình thực tập tại 2


đơn vị

1.1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp có 0.5


nhận xét của người hướng dẫn
tại đơn vị thực tập

1.2 Nhật ký thực tập được đơn vị 0.5


xác nhận

1.3 Nhật ký thực tập được ghi 0.5


chép đầy đủ theo từng buổi
thực tập tại đơn vị

1.4 Nhật ký thực tập được ghi 0.5


chép phù hợp với phạm vi đề
cương thực tập tốt nghiệp
ngành TCNH
xiv
2 Điểm hình thức 2

2.1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 0.5


viết đúng chính tả, trình bày
đúng về font, cỡ chữ, canh lề,
đánh số trang, in ấn

2.2 Báo cáo tuân thủ quy định 0.5


đánh số tiểu mục trong mục
lục, danh mục bảng, biểu, hình
vẽ, danh mục chữ viết tắt

2.3 Báo cáo tuân thủ theo quy 0.5


định trích dẫn tài liệu tham
khảo

2.4 Báo cáo được nộp đúng thời 0.5


hạn theo quy định

3 Nội dung 6

3.1 Phần mở đầu đáp ứng được 1


yêu cầu về nội dung, phù hợp
phạm vi của đề cương thực tập
ngành TCNH

3.2 Chương 1 (giới thiệu chung) 1


đáp ứng được yêu cầu về nội
dung.

3.3 Chương 2 (phần thực trạng) 2


đáp ứng được yêu cầu về nội
dung. Có minh họa số liệu
thực tế, phân tích hợp lý.

3.4 Chương 3 của Báo cáo thực 2


tập tốt nghiệp có nhận xét,
đánh giá về các mặt ưu điểm,
hạn chế và đề xuất những kiến
nghị/giải pháp phù hợp với

xv
nhận xét, đánh giá và phù hợp
phạm vi của đề cương thực tập
ngành TCNH.

Tổng cộng: 10

B. Đánh giá chung:


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
C. Câu hỏi và đề nghị của GV:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Bình Dương, ngày…tháng ….. năm 20…
GIẢNG VIÊN CHẤM ĐIỂM 1 GIẢNG VIÊN CHẤM ĐIỂM 2

………………………………… …………………………………

xvi
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 1
3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu........................................... 2
5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 2
6. Kết cấu của đề tài ................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG
ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG .......................................................... 4
1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ..................................... 4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 4
1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, triết lý kinh doanh ............................ 8
1.2 NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG
ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ....................................................... 9
1.3 HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
– CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ................................................................. 11
1.4 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ................................... 13
1.5 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ....................... 16
1.5.1 Lĩnh vực hoạt động ......................................................................... 16
1.5.1 Địa bàn hoạt động ........................................................................... 16
1.6 MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG TỪ 2020 – 2022 ....... 17
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH
DƯƠNG .......................................................................................................... 22
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
...................................................................................................................... 22
2.1.1 Hoạt động cho vay........................................................................... 22
2.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng .......................................................... 24
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng ........................... 30
2.2 GIỚI THIỆU PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ....................... 36
xvii
2.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG ....................... 37
2.3.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông –
chi nhánh Bình Dương ............................................................................. 37
2.3.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Phương Đông
– chi nhánh Bình Dương .......................................................................... 46
2.3.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương .............................. 47
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
...................................................................................................................... 69
2.4.1 Ưu điểm ........................................................................................... 69
2.4.2 Nhược điểm – Nguyên nhân ........................................................... 70
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI
NHÁNH BÌNH DƯƠNG ................................................................................ 74
3.1 NHẬN XÉT ........................................................................................... 74
3.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 75
3.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ......................................................... 75
3.2.1 Đối với Ngân hàng Phương Đông – CN Bình Dương .................... 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 80

xviii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN Chi nhánh

NH Ngân hàng

KH Khách hàng

DN Doanh nghiệp

OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông

NQH Nợ quá hạn

STK Sổ tiết kiệm

CVTD Cho vay tiêu dùng

KHCN Khách hàng cá nhân

KHDN Khách hàng doanh nghiệp

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng Thương mại

TMCP Thương mại cổ phần

TCTD Tổ chức tín dụng

DVKH Dịch vụ khách hàng

QHKH Quan hệ khách hàng

DSCV Doanh số cho vay

DVTD Dịch vụ tín dụng

TSĐB Tài sản đảm bảo

SX – KD Sản xuất – Kinh doanh

xix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình nhân sự tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Bình
Dương .............................................................................................................. 14
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB giai đoạn 2021 – 2023 ... 18
Bảng 2.1: Số liệu dư nợ CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương giai
đoạn 2021 – 2023 ............................................................................................ 48
Bảng 2.2: Tỷ trọng dư nợ CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương giai
đoạn 2021 – 2023 ............................................................................................ 49
Bảng 2.3: Số liệu dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay của Ngân hàng OCB –
CN Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023 ......................................................... 51
Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay của Ngân hàng OCB –
CN Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023 ......................................................... 51
Bảng 2.5: Số liệu dư nợ CVTD theo sản phẩm của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023 ................................................................ 53
Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo sản phẩm của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023 ................................................................ 54
Bảng 2.7: Số liệu doanh số CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương
giai đoạn 2021 – 2023 ..................................................................................... 57
Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh số CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương
giai đoạn 2021 – 2023 ..................................................................................... 58
Bảng 2.9: Số liệu doanh số CVTD theo thời hạn của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023 ................................................................ 60
Bảng 2.10: Tỷ trọng doanh số CVTD theo thời hạn của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023 ................................................................ 61
Bảng 2.11: Số liệu doanh số CVTD theo sản phẩm của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023 ................................................................ 62
Bảng 2.12: Tỷ trọng doanh số CVTD theo sản phẩm của Ngân hàng OCB –
CN Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023 ......................................................... 63
Bảng 2.13: Số liệu tỷ lệ thu lãi CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình
Dương giai đoạn 2021 – 2023 ......................................................................... 65
Bảng 2.14: Số liệu tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình
Dương giai đoạn 2021 – 2023 ......................................................................... 66
Bảng 2.15: Số liệu tỷ lệ nợ xấu CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình
Dương giai đoạn 2021 – 2023 ......................................................................... 68
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Logo Ngân hàng TMCP Phương Đông ............................................ 4
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Bình Dương
......................................................................................................................... 11
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy phòng tín dụng Ngân hàng Phương Đông – chi
nhánh Bình Dương .......................................................................................... 13
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức phòng KHCN của Ngân hàng OCB ..................... 36
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại Ngân hàng OCB – CN Bình Dương ........... 38
Hình 2.1: Biểu mẫu đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn .............. 42
Hình 2.2: Biểu mẫu bảng kê khai nguồn thu nhập của khách hàng ................ 43
Hình 2.3: Biểu mẫu bảng kê các loại hàng hóa mua....................................... 43
Hình 2.4: Biểu mẫu phiếu khảo sát hiện trạng bất động sản .......................... 44
Hình 2.5: Biểu mẫu CIC khách hàng .............................................................. 45
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có bước phát triển nhảy vọt. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, năng suất lao động được nâng cao
đã tạo ra nền hàng hóa vô cùng phong phú, đa dạng, giúp đời sống nhân dân
được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Ngoài những nhu cầu cơ bản như:
ăn, ở, mặc, còn có rất nhiều nhu cầu cao cấp hơn như nhà lầu, xe, du lịch, đi du
học,… Mặc dù thu nhập bình quân của người dân tăng lên trong những năm
gần đây (theo giá hiện hành sẽ đạt 4,67 triệu đồng/người/tháng vào năm 2022,
tăng 11,1 điểm % so với năm 2021 - Tổng cục Thống kê, 2022), tương ứng, nhu
cầu mua sắm của người dân cũng tăng lên. Tuy nhiên, với mức thu nhập trong
thời buổi lạm phát hiện nay, hầu hết người tiêu dùng không thể đáp ứng hết nhu
cầu của mình vì khả năng chi trả hiện tại của họ không đủ. Điều này đã làm
tăng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, hình thành nên thị trường cho vay
tiêu dùng.

Hoạt động cho vay được coi là hoạt động cơ bản của NHTM, có vai trò rất
lớn nhằm tạo ra doanh thu, giúp Ngân hàng sử dụng nguồn vốn một cách hiệu
quả nhất. Nhận thấy được những điều đó, Ngân hàng TMCP Phương Đông đã
không ngừng mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng đặc biệt là các
sản phẩm cho vay tiêu dùng. Việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đã
đáp ứng được nhu cầu cần tiêu dùng của người dân.

Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh
Bình Dương kết hợp với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập
và nghiên cứu của mình, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động
cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình
Dương” làm đề tài nghiên cứu cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Nhằm
tìm hiểu sâu hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng và tìm ra được những điểm
mạnh, điểm yếu còn tồn tại từ đó đưa ra một số đề xuất để giải quyết vấn đề và
nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng quan: Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Phương
Đông – chi nhánh Bình Dương đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của
việc cho vay tiêu dùng đối với khách hàng. Việc nghiên cứu đề tài nhằm đưa
1
ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả trong việc cho vay tiêu dùng
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình
Dương

- Cụ thể: Tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương, qua đó nêu ra những
ưu, nhược điểm và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương.

3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi
nhánh Bình Dương.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Ngân hàng Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình
Dương.

Thời gian: Hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng TMCP Phương Đông –
chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2021-2023.

4. Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu

Đề tài sử dụng nhiều phương pháp kết hợp khác nhau như: Phương pháp thu
thập, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá, phân tích các thông tin và số liệu
có liên quan đến các dịch vụ tài chính, phục vụ khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương.

5. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài giúp tìm hiểu những cơ sở lý thuyết, quy trình cho vay tiêu dùng
nhằm đưa ra những nhận xét – kiến nghị để đóng góp cho việc nâng cao chất
lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi
nhánh Bình Dương.

6. Kết cấu của đề tài

Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:

2
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh
Bình Dương.

Chương 2: Mô tả và phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương.

Chương 3: Nhận xét – kiến nghị phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương.

3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG TMCP


PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Đông

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt: Ngân hàng Phương Đông hoặc OCB

Giấy chứng nhận ĐKKD: 0300852005

Mã cổ phiếu: OCB

Thời điểm niêm yết: 28/01/2021

Vốn điều lệ: 13.698.828.630.000 VNĐ (Tại thời điểm 31/12/2022)

Vốn chủ sở hữu: 25.272.239.382.832 VNĐ (Tại thời điểm 31/12/2022)

Hội sở chính: 41 – 45 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1,

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Số điện thoại: 028 38220 960

Số Fax: 028 3822 0963

Hotline: 1800 6678

Website: http://www.ocb.com.vn

Hình 1.1: Logo Ngân hàng TMCP Phương Đông

4
Ý nghĩa của logo: Logo OCB cách điệu đồng tiêng cổ/ vòng tròn Lưỡng
Nghi thể hiện sự hài hòa, sung túc và phát triển không ngừng, bên trong là hình
vuông (Khách hàng) thể hiện phương châm “Luôn lấy Khách hàng làm trọng
tâm”. Màu vàng – mặt trời Phương Đông, tiền tệ, sự thịnh vượng, sung túc;
màu xanh lá gần gũi, thân thiện, trẻ trung và khát vọng vươn xa,

Slogan “Niềm tin và thịnh vượng” khẳng định OCB mang lại giá trị,
thịnh vượng đến khách hàng, đối tác, cổ đông; từ đó tạo dựng niềm tin vững
chắc và sự ủng hộ từ phía khách hàng, đối tác, cổ đông đối với các hoạt động
của ngân hàng.

OCB là một Ngân hàng TMCP được thành lập và hoạt động theo giấy
phép số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
và Quyết định thành lập số 1114/GP-UP ngày 08/05/1996 do Ủy ban Nhân dân
TP. Hồ Chí Minh cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng.

OCB chính thức khai trương hoạt động từ ngày 10/06/1996, hội sở chính
đặt tại số 45 đường Lê Duẩn, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Ngày 07/02/2002, OCB
được phép thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hôid theo Giấy phép số
149/NHNN-CNH do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Được thành lập từ năm 1996, trải qua 27 năm xây dựng và phát triển,
OCB đã ghi tên mình trong nhóm các Ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt
Nam với tốc độ tăng trưởng, an toàn hiệu quả và tiên phong trong hoạt động
chuyển đổi số.

Bên cạnh việc tăng trưởng, OCB luôn chú trọng đến chất lượng tài sản
và quản trị rủi ro, là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng quản lý rủi ro
theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II vào năm 2017. Năm 2022, Ngân hàng đã công
bố hoàn thành triển khai, áp dụng Basel III; ILAAP và phương pháp mô hình
nội bộ IMA. Đặc biệt, tiếp tục được Moody’s nâng xếp hạng từ B1 lên Ba3 ở
xếp hạng tiền gửi và xếp hạng nhà phát hành dài hạn. Xếp hạng rủi ro đối tác
dài hạn của OCB vẫn giữ ở mức Ba3, mức thuộc top cao trong các tổ chức tín
dụng hiện nay

Năm 1996: 10/06/1996 – Thành lập Ngân hàng TMCP Phương Đông

Năm 2003: Sáp nhập vào Ngân hàng Tây Đô OCB

Năm 2007:
5
- Hợp tác chiến lược với BNP Paribas

- Tổng tài sản đạt trên 11.000 tỷ đồng

Năm 2008: Triển khai ngân hàng lõi T4

Năm 2013:

- Triển khai đề án tự tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015

- Công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới

- Tổng tài sản đạt gần 33.000 tỷ đồng

Năm 2014: Nâng hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế

Năm 2015: Khởi động dự án Basel II dưới sự tư vấn DBS Singapore

Năm 2016:

- Tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường

- Moody’s công bố mức xếp hạng B2 trong lần đầu xếp hạng

- Tổng tài sản đạt gần 65.000 tỷ đồng

Năm 2017:

- Ra mắt bộ nhận diện thương hiệu riêng “Com-B” tài chính tiêu
dùng OCB

- Ngân hàng đầu tiên công bố hoàn thành dự án triển khai Basel
II, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro

- Tổng tài sản đạt gần 85.000 tỷ đồng

Năm 2018:

- OCB chính thức được công nhận hoàn thành Basel II

- OCB đạt giải thưởng " Thương hiệu tin & dùng" hạng mục dịch
vụ bán lẻ

- OCB đạt giải thưởng của IFM: Best New OMNI Channel
Platform 2018 và Most Innovative Digital Bank 2018

6
- OCB đạt giải thưởng Ngân hàng có SPDV sáng tạo tiêu biểu
(VOBA 2018)

- OCB đạt Top 100 Doanh nghiệp Sao vàng đất Việt

- Moody's tăng mức tín nhiệm và xếp hạng lên B1 đối với xếp
hạng rủi ro đối tác (CRR) & xếp hạng tiền gửi

- Tháng 3/2018: Ra mắt OCB OMNI

Năm 2019:

- OCB đạt giải thưởng Out Standing – Chairman OCB Trinh Van
Tuan và Coporate Excellent – Orient Commercial Joint Stock Bank OCB

- OCB đạt giải thưởng "Thương hiệu tin & dùng" hạng mục dịch
vụ bán lẻ

- Moody's tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp
hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức Ba3

Năm 2020:

- Đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia

- Top 4 trong 10 Ngân hàng TMCP kinh doanh hiệu quả nhất trên
thị trường

- Chào đón nhà đầu tư chiến lược - Ngân hàng Aozora

Năm 2021: OCB niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh (HoSE) ngày 28/1/2021

1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Đông
– chi nhánh Bình Dương

Nằm trong nền kinh tế chủ lực phía Nam, Bình Dương luôn là tỉnh có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Với nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn,
Bình Dương trở thành tâm điểm lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Sự phát triển kinh tế của Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
dịch vụ Ngân hàng phát triển mạnh mẽ. Hoạt động trong môi trường kinh tế
năng động, OCB Bình Dương cũng đã nhanh chóng hòa mình vào và trở thành
một trong những chi nhánh kinh doanh có hiệu quả nhất của hệ thống OCB.
7
Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương có địa chỉ tại
233 Đại Lộ Bình Dương, Khu phố 2, Phường Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương. Số điện thoại: (0274) 3 812 590 – 3 812 592.

Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương được thành
lập vào ngày 01/08/2005 được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày
04/03/2005 Giấy chứng nhận kinh doanh số 4613000105 có mã số thuế là
0300852005-005.

Các Phòng giao dịch thuộc chi nhánh Bình Dương:

+ Phòng giao dịch Bến Cát: 240 Hùng Vương, Mỹ Phước, TX. Bến Cát, tỉnh
Bình Dương.

+ Phòng giao dịch Tân Phước Khánh: 37 Tân Phước Khánh, Huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương.

+ Phòng giao dịch Lái Thiêu: 11 ĐT 745, Khu phố chợ, TP. Thuận An, Phường
Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương.

+ Phòng giao dịch Dĩ An: 4/19D Nguyễn An Ninh, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Giám đốc chi nhánh: Phan Thị My Ni

1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, triết lý kinh doanh

Tầm nhìn: Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân vào năm 2025

Sứ mệnh: Hỗ trợ hiện thực hóa ước mơ và thanh vọng của người tiêu
dùng, doanh nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam, giúp họ đạt được sự tăng
trưởng và hoài bão như kỳ vọng

Mục tiêu: Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy
trình nghiệp vụ và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng
tốt nhất. Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và
phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế.

Giá trị cốt lõi: OCB luôn mong muốn mang lại giá trị, thịnh vượng đến
khách hàng, đối tác, cổ đông; từ đó tạo dựng niềm tin vững chắc và sự ủng hộ
từ phía khách hàng, đối tác, cổ đông đối với các hoạt động của ngân hàng.

* Khách hàng là trọng tâm:

8
- Chúng ta lắng nghe, trân trọng và thấu hiểu khách hàng.

- Chúng ta ưu tiên trước hết thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

- Chúng ta cam kết mang lại giải pháp, sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.

* Nổ lực:

- Chúng ta tập trung cao độ trong công việc và làm việc hết mình.

- Chúng ta chủ động và nhanh nhạy trong công việc.

- Chúng ta kiên cường trước những khó khăn.

* Sáng tạo:

- Chúng ta không thỏa mãn với những thứ hiện có và tìm cách đạt những thành
tựu mới.

- Chúng ta tìm nhừng phương thức, giải pháp thông minh, hiệu quả hơn.

- Chúng ta tìm kiếm cơ hội, chuẩn bị kế hoạch, sẵn sàng ứng biến cho những
thay đổi.

* Trách nhiệm:

- Chúng ta ừng xử chuyên nghiệp, chuẩn mực,

- Chúng ta dám ra quyết định và chịu trách nhiệm với hành động của mình.

- Chúng ta giữ chữ tín, và hướng đến lợi ích, giá trị bền vững.

* Hợp tác cùng phát triển:

- Chúng ta có thái độ tôn trọng và tư duy cùng thành công.

- Chúng ta chia sẻ, đồng hành cùng nhau.

- Chúng ta trao đổi cởi mở, minh bạch, tích cực.

1.2 NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG


ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

1.2.1 Nhiệm vụ

9
Là một trong những chi nhánh ngân hàng TMCP xuất hiện sớm tại Bình
Dương chính vì vậy Ngân hàng TMCP Phương Đông có nhiệm vụ không ngừng
sáng tạo để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú để phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn và nhu cầu về dịch vụ như
chuyển tiền, trả tiền, … nhanh chóng, hiệu quả để phục vụ cho các cá nhân, tổ
chức trong và ngoài nước.

1.2.2 Chức năng

Ngân hàng TMCP Phương Đông có chức năng: Làm trung gian tài chính,
huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh
tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt
Nam. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn
hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn, trung
và dài hạn đối với các tổ chức cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn
vốn. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. Hùng vốn liên doanh
và mua cổ phần theo pháp lệnh hiện hành. Làm dịch vụ thanh toán giữa các
khách hàng. Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các
loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ Ngân hàng khác trong quan hệ với nước
ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

10
1.3 HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
– CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Bình
Dương

Giám đốc chi nhánh

Phòng hành Phòng Phòng Phòng tín


chính DVKH QHKH dụng

Nhân
Teller Bộ phận Giám đốc Giám đốc
Phòng ngân quỹ Hỗ trợ
viên kế kế toán KHDN KHCN
tín dụng
toán tổng hợp
Nhân viên Trưởng Trưởng
ngân quỹ phòng phòng
KHDN KHCN

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Bình


Dương

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc chi nhánh

Trực tiếp quản lý, điều hành và đảm bảo cho sự hoạt động của chi nhánh,
có trách nhiệm trước Giám đốc khu vực về các vấn đề liên quan đối với chi
nhanh, xây dựng các chương trình kế hoạch kinh doanh và ký các báo cáo liên
quan tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Phòng hành chính

Có nhiệm vụ đánh giá tác phong làm việc của nhân viên, kiểm soát các
hoạt động nhân sự như: Nghỉ phép, nghỉ mát, tổ chức sinh hoạt, vui chơi cho
các cán bộ công nhân viên,… Ngoài ra, còn kiểm tra và xem xét cung cấp các
đồ dùng vật dụng văn phòng cho các phòng ban.

11
- Phòng kế toán tổng hợp: Thực hiện việc ghi chép, theo dõi, tính toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh đầy đủ và chính xác. Kế toán viên
phải tổng hợp, phân tích tình hình thực hiện kết quả kinh doanh, nâng cao hiệu
quả cho chính chi nhánh.

Phòng dịch vụ khách hàng

- Bộ phận ngân quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi các khoản chi nhánh, giải
ngân, thu nợ, nhận tiền lãi, trả tiền gửi,… cho khách hàng.

- Teller: Có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
cung cấp như mở thẻ, cho vay, gửi tiền,… Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của
khách hàng về dịch vụ, sản phẩm cũng như khai thác tiềm năng khách hàng.

Phòng quan hệ khách hàng

Gồm có 2 bộ phận: Quan hệ khách hàng cá nhân (KHCN) và quan hệ


khách hàng doanh nghiệp (KHDN). Phòng quan hệ KHCN gồm có 1 trưởng
phòng và 5 nhân viên tín dụng, phòng quan hệ KHDN gồm có 1 trưởng phòng
và 4 nhân viên. Trưởng phòng quan hệ khách hàng điều hành hoạt động của
Phòng tín dụng, kiểm soát lại nội dung tín dụng của nhân viên và chuyển sang
cho Giám đốc xét duyệt. Nhân viên tín dụng thực hiện việc tiếp xúc khách hàng,
tập hợp hồ sơ, thẩm định tín dụng, thực hiện hồ sơ để tiến hành giải ngân cho
các khoản tín dụng đã được phê duyệt, theo dõi hoạt động của khách hàng để
đôn đốc thu hồi nợ.

Phòng tín dụng

Có nhiệm vụ duyệt giải ngân trên hệ thống T24 và phối hợp với phòng
dịch vụ khách hàng thực hiện giải ngân trên cơ sở Khế ước nhận nợ, đồng thời
theo dõi ghi nhận việc giải ngân và quản lý khách hàng sau giải ngân. Trường
hợp tài sản đảm bảo được hình thành từ khoản vay, thì cán bộ tín dụng theo
dõi, đôn đốc cán bộ quản lý khách hàng hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay
theo quy trình thực hiện đảm bảo tiền vay của Ngân hàng.

12
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy phòng tín dụng Ngân hàng Phương Đông – chi
nhánh Bình Dương

1.4 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Hiện nay Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bình Dương xây
dựng hệ thống nhân sự với 54 người, trong đó có 19 nam và 35 nữ với độ tuổi
từ 23 tuổi đến trên 40 tuổi.

13
Bảng 1.1: Tình hình nhân sự tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – CN Bình
Dương

Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)

Thạc sĩ 5 9,3%
Trình độ
Đại học 49 90,7%

Nam 19 35,2%
Giới tính
Nữ 35 64,8%

Từ 23 – 29 21 38,8%

Độ tuổi Từ 30 – 40 28 51,9%

Trên 40 5 9,3%

(Nguồn: Phòng hành chính OCB – chi nhánh Bình Dương)

CHỨC VỤ
Thạc sĩ Đại học

9%

91%

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ tại Ngân hàng TMCP Phương
Đông – CN Bình Dương
14
GIỚI TÍNH
Nam Nữ

35%

65%

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nhân sự theo giới tính tại Ngân hàng TMCP Phương
Đông – CN Bình Dương

ĐỘ TUỔI
Từ 23 - 29 Từ 30 - 40 Trên 40

9%

39%

52%

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi tại Ngân hàng TMCP Phương Đông
– CN Bình Dương

Tình hình nhân sự tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông -
Chi nhánh Bình Dương có sự phân bổ theo giới tính và độ tuổi rõ rệt. Về giới
tính, nữ giới chiếm ưu thế với tỷ trọng lên đến 64,8%, trong khi nam giới chỉ
chiếm 35,2%. Về độ tuổi, phần lớn nhân viên của ngân hàng đều nằm trong độ

15
tuổi từ 30 đến 40, chiếm tỷ trọng 51,9%. Nhóm tuổi từ 20 đến 30 chiếm tỷ trọng
38,8%, trong khi nhóm tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, chỉ có 9,3%. Điều này
cho thấy rằng ngân hàng có lực lượng lao động trẻ trung, năng động và nhạy
bén, sẵn sàng thích ứng với những thay đổi của thị trường tài chính.

1.5 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

1.5.1 Lĩnh vực hoạt động

Tương tự như các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Phương Đông
– chi nhánh Bình Dương cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính
chủ yếu sau:

- Các nghiệp vụ tài sản nợ (huy động vốn): Tiền gửi thanh toán, tiền gửi
tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, dự thưởng, tiền gửi liên ngân hàng,…

- Các nghiệp vụ tài sản có: Cho vay tiêu dùng, chiết khấu chứng từ xuất
khẩu, kinh doanh ngoại tệ.

- Các dịch vụ ngân hàng khác: Thanh toán trong nước/quốc tế, bảo lãnh,
thẻ ATM, Internet banking, thu hộ ngân sách nhà nước,…

Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: Chiết khấu thương phiếu và cho
vay thương mại, tài trợ dự án, thẻ tín dụng, cung cấp dịch vụ môi giới và đầu
tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm,…

1.5.1 Địa bàn hoạt động

Thành phố Thủ Dầu Một nổi tiếng với thành tựu kinh tế ưu việt ở khu
vực Đông Nam Bộ. Cùng với Thành phố Dĩ An và Thành phố Thuận An, thành
phố này tạo thành một khu đô thị mới, trẻ trung và sôi động ở phía Nam Bình
Dương. Chỉ trong năm 2023, doanh thu Ngân sách Nhà nước của Thủ Dầu Một
đã đạt con số ấn tượng hơn 11.999 tỷ đồng.

Định hướng phát triển tương lai của Thủ Dầu Một là đầu tư vào dịch vụ
chất lượng cao. Sự chuyển đổi từ nông nghiệp và lâm nghiệp sang kinh tế dịch
vụ sẽ ngày càng gia tăng. Hiện Thủ Dầu Một có 7 khu công nghiệp khác nhau
tập trung ở phía Bắc thành phố. Trong tương lai, Thủ Dầu Một sẽ tiếp tục phát
triển các khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị Bình Dương thành khu công nghiệp
cao cấp.
16
Nhìn chung, các chuyên gia đánh giá rằng người lao động ở Thủ Dầu
Một, Bình Dương, có cơ hội việc làm tương đối cao thông qua sự phát triển
kinh tế toàn diện. Nhiều ngành nghề thậm chí còn có tiềm năng phát triển lớn
và có thể giải quyết vấn đề việc làm ở các vùng lân cận.

Thành phố Thủ Dầu Một là nơi có nền kinh tế phát triển, nguồn lao động
dồi dào và là thị trường hấp dẫn cho ngành ngân hàng. Chi nhánh Bình Dương
của Ngân hàng TMCP Phương Đông tại Thủ Dầu Một là một trong những cơ
hội phát triển tốt. Theo thống kê dân số tính đến năm 2021, Thủ Dầu Một có
khoảng 336705 người, tạo điều kiện tốt cho các ngân hàng thu hút lượng khách
hàng lớn.

1.6 MỘT SỐ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG TỪ 2020 – 2022

Với tư cách là người tiên phong, OCB đã tự tin đảm nhận vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới của đất nước nói chung và ngành ngân
hàng nói riêng. Nhờ vào sự chuyển biến tích cực trong quản trị và hoạt động
kinh doanh, OCB đã duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu quả,
đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhân viên và cổ đông. Điều này được thể hiện
rõ ràng qua các số liệu trong ba năm gần đây là năm 2021, 2022 và 2023:

17
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB giai đoạn 2021 – 2023

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

2022/2021 2023/2022
Chỉ tiêu 2021 2022 2023
+/- % +/- %

Vốn huy động 1.045 1.138 1.293 93 8,9% 155 13,62%

Tổng dư nợ cho
956 1.096 1.210 140 14,64% 114 10,4%
vay

Doanh thu 1.080 1.132 1.191 52 4,81% 59 5,21%

Chi phí 490 501 520 11 2,24% 19 3,79%

LNTT 590 631 671 41 6,95% 40 6,34%

Thuế 118 126 134 8 6,78% 8 6,35%

LNST 472 505 537 33 6,99% 32 6,34%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – chi nhánh Bình Dương)

Trải qua 28 năm phát triển, Ngân hàng OCB - chi nhánh Bình Dương đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên cũng không thiếu những thử thách.
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây, ta có thể thấy rằng
chi nhánh đã hoạt động rất hiệu quả. Điều này là nhờ vào việc nguồn vốn huy
động của ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua. Sự gia tăng này cùng với
việc mở rộng tín dụng cho mọi lĩnh vực kinh tế và dân cư đã giúp thúc đẩy sản
xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu đời sống. Ngoài ra, các dịch vụ ngân hàng
khác cũng được phát triển mạnh mẽ như thu nợ tồn đọng, nợ đã được xử lý
bằng nguồn dự phòng,… luôn được chú trọng vì vậy các khoản thu khác đã
tăng lên. Để tiếp tục xây dựng và phát triển, Ngân hàng OCB luôn chú trọng
đến việc thu hồi các khoản nợ còn lại và xử lý chúng bằng nguồn dự phòng.
Đồng thời, OCB cũng luôn tìm cách để giảm thiểu chi phí bằng cách huy động
18
vốn với lãi suất thấp, tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết và đảm bảo
rằng mọi khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh đều mang lại hiệu quả cao
cho Ngân hàng.

Từ bảng số liệu trên, ta thấy:

Trong những năm gần đây, vốn huy động của OCB đã liên tục tăng. Ví
dụ, vào năm 2021, tổng số vốn huy động đạt 1.045 tỷ đồng, nhưng vào năm
2022, con số này đã tăng lên mạnh mẽ lên 1.138 tỷ đồng, tăng 93 tỷ đồng tương
ứng với mức tăng trưởng là 8,9% so với năm trước. Đến năm 2023, tổng vốn
huy động của ngân hàng OCB đã đạt 1.293 tỷ đồng, tăng 155 tỷ đồng và tăng
thêm 13,62% so với năm 2022. Sự phát triển kinh tế gần đây của Bình Dương
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường vốn huy động của ngân hàng.
Với sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp và các công ty đầu tư nước ngoài,
nguồn vốn huy động của ngân hàng OCB đã được đảm bảo và có thể cung cấp
nguồn vốn cho hoạt động tín dụng một cách hiệu quả.

Tổng dư nợ cho vay đã tăng lên đáng kể. Năm 2021 đạt 956 tỷ đồng, đến
năm 2022, con số này tiếp tục tăng lên và đạt 1.096 tỷ đồng, tăng 140 tỷ đồng
tương ứng với mức tăng trưởng là 14,64% so với năm 2021 và đến năm 2023,
tổng dư nợ cho vay vẫn tiếp tục tăng lên đến 1.210 tỷ đồng, tăng 114 tỷ đồng
và đạt mức 10,4% so với năm trước. Qua các số liệu đã phân tích ở trên, cho
thấy tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng cao, chứng tỏ khách hàng đang nợ
ngân hàng cũng ngày càng cao. Điều này có thể mang lại lợi ích cho ngân hàng,
nhưng cũng đồng nghĩa với những khó khăn chẳng hạn như phát sinh thêm
nhiều nợ xấu, không thể thu hồi nợ. Sự tăng trưởng đáng kể như vậy là do nhu
cầu vay vốn để phục vụ đời sống của người dân ngày càng cao, cũng như để
đầu tư, kinh doanh và do những năm này khách hàng còn đang gặp nhiều khó
khăn vì vừa trải qua Đại dịch Covid-19. Do đó, tổng dư nợ của OCB qua các
năm đều có xu hướng tăng lên.

Trong suốt 3 năm vừa qua, chúng ta đã quan sát được một cách rõ rệt sự
tăng trưởng đáng kinh ngạc của doanh thu của Ngân hàng OCB. Cụ thể, doanh
thu của Ngân hàng đã đạt con số 1.080 tỷ đồng vào năm 2021, và tiếp tục tăng
lên 1.132 tỷ đồng và 1.191 tỷ đồng trong 2 năm tiếp theo. Sự gia tăng này thể
hiện mức độ tăng trưởng ấn tượng lên đến 52 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ
tăng trưởng là 4,81% so với năm trước đó. Trong năm 2023, doanh thu tiếp tục
tăng lên 59 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng trưởng là 5,21% so với năm 2022. Tất cả
19
những thành tựu này đã được đạt được nhờ vào sự cố gắng không ngừng nghỉ
của Ngân hàng trong việc thu hồi và xử lý các khoản nợ quá hạn, đóng góp
quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra nguồn thu nhập bền
vững cho Ngân hàng.

Chi phí: Tổng quan, trong suốt 3 năm qua, chi phí tăng không đáng kể.
Mặc dù vừa trải qua những biến động kinh tế do đại dịch Covid-19, OCB đã
khôn khéo kiểm soát chi phí bằng cách sử dụng khoản dự phòng từ lợi nhuận
tích lũy trong những năm trước để đề phòng rủi ro. Điều này đã giúp giữ cho
chi phí chỉ tăng nhẹ, cụ thể là vào năm 2022, chi phí tăng thêm 11 tỷ đồng,
tương ứng với mức tăng trưởng là 2,24% so với năm 2021 và vào năm 2023,
chi phí tăng thêm 19 tỷ đồng, tăng thêm 3,79% so với năm 2022.

Trong năm 2021, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng OCB đã đạt mức
590 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào năm 2021, con số này đã tăng đáng kể lên 631 tỷ
đồng, tăng thêm 41 tỷ đồng so với năm trước, tương ứng với mức tăng trưởng
là 6,95%. Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc của Ngân hàng OCB trong
việc cung cấp dịch vụ và tạo ra lợi nhuận trước thuế cao hơn. Trong năm 2022,
OCB đã ghi nhận doanh thu 671 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng so với năm trước và
đạt mức tăng trưởng 6,34%. Điều này chứng tỏ sự tăng trưởng liên tục của
Ngân hàng OCB qua các năm, đồng thời củng cố tình trạng tài chính và tăng
khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Điều này không chỉ có lợi cho Ngân
hàng mà còn mang lại giá trị gia tăng cho cổ phiếu của OCB.

Thuế của OCB phải đóng 20% trên lợi nhuận trước thuế cho nhà nước.
Điều này có nghĩa là mức thuế sẽ thay đổi theo tỷ lệ tăng hoặc giảm của lợi
nhuận trước thuế. Do đó, nếu lợi nhuận trước thuế tăng, mức thuế cũng sẽ tăng
và ngược lại. Điều này giúp đảm bảo rằng OCB luôn đóng góp công bằng và
hợp lý vào ngân sách quốc gia.

Trong năm 2021, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đã đạt được 472 tỷ
đồng. Sang năm 2022, con số này đã tăng lên 505 tỷ đồng, tăng thêm 33 tỷ
đồng so với năm trước, tương ứng với mức tăng trưởng gần 7% so với năm
trước. Đến năm 2023, lợi nhuận tiếp tục tăng lên 537 tỷ đồng, tăng thêm 32 tỷ
đồng so với năm trước và tăng thêm 6,34% so với năm 2021. Sự tăng trưởng
này là một dấu hiệu tích cực, giúp ngân hàng gia tăng sự vững chắc về tài chính,
cung cấp nguồn lực cho hoạt động đầu tư, phát triển dịch vụ và củng cố uy tín.

20
Lợi nhuận cũng tạo điều kiện cho ngân hàng chi trả cổ tức cho cổ đông và làm
tăng giá trị thị trường.

21
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH
BÌNH DƯƠNG

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI


NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

2.1.1 Hoạt động cho vay

2.1.1.1 Khái niệm

Theo Luật sư Hoàng Lê Khánh Linh (2023): Cho vay là một hình thức
cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi.

Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàng
thương mại. Để ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay
phải an toàn và hiệu quả.

2.1.1.2 Đặc điểm cho vay của Ngân hàng

Theo Nguyễn Lê Hà Phương (2023): Đặc điểm cho vay được chia làm 2
hình thức

Về hình thức biểu hiện: Hoạt động cho vay của ngân hàng thể hiện dưới
hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ. Do đặc tính về lĩnh vực ngành nghề
kinh doanh, để tập trung lượng vốn lớn từ nhiều chủ thể cũng như phân phối,
đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kịp thời và đầy đủ, ngân hàng vận dụng
vốn dưới hình thái tiền tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Chủ thể trong quan hệ cho vay của ngân hàng: Ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng đóng vai trò là chủ thể trung tâm, ngân hàng vừa thể
hiện vai trò là chủ thể đi vay trong khâu huy động, vừa thể hiện vai trò là chủ
thể cho vay trong khâu phân phối cho vay.

2.1.1.3 Phân loại cho vay

Theo Nguyễn Lê Hà Phương (2023): Cho vay được chia thành 6 loại:

− Phân loại theo thời gian (thời hạn cho vay):

22
Cho vay ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở
xuống. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động
của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và nhu cầu tiêu
dùng của cá nhân.

Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm đến
5 năm. Khoản tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư đổi mới, nâng cấp
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

Cho vay dài hạn: là những khoản vay trên 5 năm. Các khoản này thường
dùng để đầu tư vào vốn cố định của doanh nhgiệp, các lĩnh vực xây dựng cơ
bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương
tiện vận tải…

− Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay

Cho vay sản xuất: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên
để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Cho vay sản xuất gồm cho vay nông nghiệp,
công nghiệp, lâm – ngư – diêm nghiệp.

Cho vay lưu thông: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay
chuyên để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cho vay lưu thông gồm có cho vay
thương mại (mua – bán kinh doanh hàng hóa nội địa, kinh doanh xuất – nhập
khẩu); cho vay kinh doanh dịch vụ.

Cho vay tiêu dùng: Là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn chuyên
để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

− Phân loại theo tài sản đảm bảo

Cho vay có tài sản đảm bảo: đây là loại hình cho vay mà khách hàng
phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo.

Cho vay không có tài sản đảm bảo: loại tín dụng này thường được cấp
cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có
lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc
món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.

− Phân loại theo tính chất hoàn trả

23
Cho vay hoàn trả trực tiếp: Là loại cho vay của ngân hàng trong đó
người đi vay chính là người phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng.

Cho vay hoàn trả gián tiếp: Là loại cho vay trong đó người đi vay
không phải là người trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách
chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá trị còn thời hạn thanh toán hoặc
thực hiện nghĩa vụ bao thanh toán.

− Phân loại theo phương pháp hoàn trả

Cho vay hoàn trả góp: Vốn vay được trả làm nhiều kỳ, được góp lại khi
nào đủ nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng được kết thúc.

Cho vay hoàn trả một lần: Vốn vay và lãi được trả một lần khi đến hạn
thanh toán.

Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: Vốn vay được trả theo yêu cầu của bên
cho cho vay hoặc bên đi vay.

− Phân loại theo phương thức cho vay

Cho vay theo món: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách
hàng và ngân hàng đều phải làm thủ tục tín dụng cần thiết. Cho vay theo món
cũng gọi là cho vay từng lần vì khi có nhu cầu vốn khách hàng làm hồ sơ xin
vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể.

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là loại cho vay mà doanh nghiệp chỉ
cần làm đơn xin vay lần đầu, sau đó trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp lập kế
hoạch vay và trả nợ gửi đến ngân hàng. Áp dụng cho những doanh nghiệp có
nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên, đều đặn, vòng quay vốn nhanh. Ngân hàng
xác định hạn mức tín dụng, đồng thời mở cho doanh nghiệp một tài khoản cho
vay để theo dõi việc vay và trả nợ.

Các phương thức cho vay khác như: Cho vay ứng trước, cho vay thấu
chi, cho vay đồng tài trợ và các loại cho vay khác.

2.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng

2.1.2.1 Khái niệm

Theo Nguyễn Lê Hà Phương (2023): Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp
tín dụng của ngân hàng đến khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình nhằm thỏa
24
mãn nhu cầu chi tiêu của khách hàng với nguyên tắc hoàn trả cả tiền gốc và lãi
suất trong thời gian nhất định.

Tùy vào mục đích của từng khách hàng mà các khoản vay tiêu dùng sẽ
được sử dụng để trang trải đời sống sinh hoạt: trả góp, y tế, mua sắm hàng hóa
dịch vụ,... hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống: du lịch, du học, xây nhà, mua
xe,..

2.1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

Theo Nguyễn Lê Hà Phương (2023): Dựa vào các yếu tố là đối tượng
vay vốn, nguyên tắc cho vay và những rủi ro mà cho vay tiêu dùng có được 5
đặc điểm điển hình, cụ thể như sau.

− Quy mô cho vay

Dù là một khoản vay lớn hay nhỏ thì ngân hàng vẫn phải thực hiện đầy
đủ các bước trong quy trình tín dụng, dẫn đến chi phí quản lý có sự tương đương
với nhau, bởi vì chi phí tổ chức cho vay của ngân hàng luôn thống nhất với mọi
quy mô.

− Cho vay tiêu dùng tăng giảm theo chu kỳ

Cho vay tiêu dùng biến động theo chu kỳ của nền kinh tế, khi nền kinh
tế phát triển kéo theo tiềm năng lợi nhuận lớn thì ngân hàng sẽ thúc đẩy cho
vay.

Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái sẽ kéo theo thất nghiệp và lạm phát
tăng cao, làm cho khách hàng hạn chế sự tin tưởng và vay vốn từ ngân hàng.

− Nhu cầu vay tiêu dùng ít phụ thuộc với lãi suất

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường là cố định, khách hàng thường quan
tâm đến số tiền mà họ phải trả định kỳ hơn là quan tâm lãi suất.

Ngoài mối quan hệ và mức thu nhập, cho vay tiêu dùng còn phụ thuộc
vào trình độ dân trí của khách hàng.

− Nguồn trả nợ vay tiêu dùng luôn biến động

25
Các yếu tố như mức chênh lệch giữa lương, thưởng thu nhập, chi phí
sinh hoạt cá nhân là nguồn hoàn trả nợ của khách hàng và chúng luôn có sự
biến động nhất định.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động nguồn trả nợ: chu kỳ
nền kinh tế, thu nhập thực tế, trình độ văn hóa của khách hàng, thiên tai, sự cố
cá nhân,...

− Chất lượng thông tin khách hàng

Uy tín của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân
hàng. Chất lượng khách hàng được xây dựng dựa trên mức độ thiện chí hoàn
trả nợ vay.

Tuy nhiên, việc thu thập thông tin các nhóm khách hàng luôn khó đầy
đủ và chính xác, do đó thường dẫn đến những rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

2.1.2.3 Hình thức cho vay tiêu dùng

Theo Nguyễn Lê Hà Phương (2023): Dịch vụ cho vay tiêu dùng gồm có
vay thế chấp và vay tín chấp, đều là cho vay tiêu dùng nhưng 2 loại hình này
có những những đặc điểm khác biệt nhất định.

− Cho vay tiêu dùng thế chấp

Cho vay tiêu dùng thế chấp là hình thức cho vay tiêu dùng có yêu cầu tài
sản đảm bảo (tài sản thế chấp).

Để được ngân hàng đồng ý cho vay thế chấp, người đi vay bắt buộc phải
thế chấp tài sản có giá trị do mình sở hữu, có thể là bất động sản (nhà, đất) hoặc
động sản (xe cộ, cổ phiếu hoặc các tài sản giá trị khác).

− Cho vay tiêu dùng tín chấp

Cho vay tiêu dùng tín chấp là hình thức cho vay không yêu cầu tài sản
đảm bảo, sự vay vốn gần như dựa hoàn toàn vào uy tín của khách hàng.

Để khẳng định uy tín thì người đi vay phải chứng minh được những thông
tin cụ thể như thu nhập, các hóa đơn, các hợp đồng giá trị,..có liên quan.

26
2.1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng

Theo Nguyễn Lê Hà Phương (2023): Cho vay tiêu dùng được phân thành
nhiều loại khác nhau phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường khách hàng,
cụ thể như sau

- Căn cứ vào mục đích vay

Vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu mua sắm, cải
tạo hoặc xây dựng nhà ở của khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình. Đây là
khoản vay vốn có giá trị lớn và có thời hạn kéo dài.

Vay tiêu dùng phi cư trú: Là khoản vay vốn phục vụ nhu cầu cải thiện
chất lượng cuộc sống: mua xe, mua đồ dùng sinh hoạt, du lịch, y tế,...Các khoản
vay này có tính chất nhỏ lẻ và thời hạn ngắn.

- Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Vay tiêu dùng trả góp: là hình thức cho phép người đi vay được trả nợ
(cả gốc lẫn lãi suất) nhiều lần, theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay
(tháng, quý).

Trường hợp áp dụng: cho các khoản vay có giá trị lớn, lâu dài và khách
hàng không thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán hết số nợ trong một lần.

Vay tiêu dùng phi trả góp: là hình thức cho vay bắt buộc khách hàng
phải thanh toán hết nợ vay cho ngân hàng trong một lần duy nhất khi đến thời
hạn đã cam kết.

Trường hợp áp dụng: cho các khoản vay giá trị nhỏ và có thời hạn ngắn.

Vay tiêu dùng tuần hoàn: là hình thức ngân hàng cho phép khách hàng
được vay và trả nợ nhiều lần một cách tuần hoàn, theo hạn mức tín dụng nhất
định.

Trường hợp áp dụng: dựa trên căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập
định kỳ của khách hàng trong thời hạn tín dụng đã được thỏa thuận trước đó.

- Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ

27
Vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản vay tiêu dùng mà trong đó ngân
hàng trực tiếp làm việc với khách hàng. Các quy trình từ thẩm định hồ sơ vay
vốn đến thu hồi nợ đều được thực hiện bởi ngân hàng.

Vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức ngân hàng tài trợ cho các công ty
bán lẻ để họ bán hàng trả góp cho người tiêu dùng, bằng cách mua lại các khoản
nợ phát sinh do các công ty này đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho khách
hàng.

2.1.2.5 Đối tượng cho vay tiêu dùng

Theo Nguyễn Lê Hà Phương (2023): Đối tượng cho vay tiêu dùng được
chia thành 2 loại:

− Phân loại theo thu nhập

Nhóm người thu nhập thấp

Là nhóm khách hàng có thu nhập hạn chế không đủ để đáp ứng nhu cầu
đa dạng của cuộc sống, do đó nhu cầu tín dụng thấp.

Tuy nhiên họ cũng có nhu cầu nâng cao cuộc sống như bất kỳ nhóm đối
tượng nào khác, nếu có các khoản vay tiêu dùng phù hợp sẽ hình thành nên các
khoản vay ở nhóm đối tượng này.

Nhóm người thu nhập trung bình

Nhu cầu tín dụng của nhóm khách này có xu hướng tăng trưởng mạnh
bởi họ đã có cho mình một khoản tiết kiệm nhỏ và thu nhập ổn định trong tương
lai có thể chi trả cho những nhu cầu tiêu dùng hiện tại.

Nhóm những người thu nhập cao

Là nhóm khách hàng mà tiền của họ thường để đầu tư vào các hạng mục
dài hạn, nên họ xem những khoản vay tiêu dùng là các khoản phụ trợ linh hoạt,
trợ giúp thêm cho các khoản thanh toán.

Các khoản vay tiêu dùng của nhóm khách này thường có tỷ trọng rất nhỏ
so với tổng tài sản mà họ đang sở hữu nhưng lại là một số tiền lớn so với nhóm
khách khác, cho nên đây là nhóm khách hàng rất tiềm năng của ngân hàng.

− Phân loại theo tình trạng công tác hay lao động

28
Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng còn phụ thuộc vào tính chất công
việc, nghề nghiệp. Chúng ta có thể chia thành 4 nhóm khách hàng như sau:

Cán bộ công nhân viên chức

Những người có công việc kinh doanh riêng

Những người hành nghề chuyên nghiệp: Bác sĩ, luật sư, ca sĩ,..

Những người lao động tự do

Tuy nhiên, những khách hàng thuộc 3 nhóm đầu thường có nhu cầu vay
tiêu dùng cao hơn nhóm cuối bởi họ có công việc ổn định và thu nhập cao hơn.

2.1.2.3 Vai trò cho vay tiêu dùng

− Đối với ngân hàng thương mại

Cho vay tiêu dùng mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, giúp mở rộng
thêm mối quan hệ với khách hàng, tạo cơ sở để cung cấp thêm nhiều sản phẩm,
dịch vụ khác, tăng thu nhập và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Điều này hỗ
trợ ngân hàng nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro. Vì vậy, cho vay tiêu dùng
đem lại lợi ích toàn diện cho ngân hàng.

Thứ nhất, cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với
khách hàng. Khi khách hàng sử dụng một sản phẩm tiêu dùng của ngân hàng
và hài lòng với chất lượng dịch vụ, họ có khả năng cao sẽ tiếp tục sử dụng các
sản phẩm và dịch vụ khác của ngân hàng trong tương lai.

Thứ hai, cho vay tiêu dùng đem đến nguồn khách hàng lớn cho ngân
hàng. Điều này giúp ngân hàng có thêm nhiều khách hàng, không chỉ riêng
trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng mà còn ở các sản phẩm và dịch vụ khác như
huy động vốn, thanh toán quốc tế, bảo lãnh,…

Thứ ba, cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh
doanh. Ngân hàng có thể cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau cho
khách hàng, nhờ đó tăng thu nhập và phân tán rủi ro.

− Đối với người tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu chi tiêu tức thời và
khả năng tích lũy để đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng. Trong trường hợp

29
khách hàng có nhu cầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ ngay lập tức nhưng chưa
có đủ khả năng tài chính để chi trả, thì cho vay tiêu dùng sẽ đóng vai trò hỗ trợ
khách hàng thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngay mà không cần phải chờ đợi.

Cho vay tiêu dùng cũng góp phần cải thiện đời sống dân cư. Khi có khả
năng tiếp cận các khoản vay tiêu dùng, khách hàng có thể dễ dàng mua các sản
phẩm và dịch vụ cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này có thể
bao gồm những thứ như thiết bị gia dụng, phương tiện giao thông, đồ dùng nội
thất và các sản phẩm công nghệ. Việc tiếp cận các khoản vay tiêu dùng cũng
giúp người dân có cuộc sống thoải mái hơn, giảm bớt gánh nặng tài chính và
nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung.

− Đối với nền kinh tế

Cho vay tiêu dùng được biết đến với vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy
cầu tiêu dùng làm gia tăng chi tiêu của cộng đồng và nhu cầu về hàng hóa dịch
vụ sinh hoạt theo đó cũng tăng nhanh. Hiểu một cách khác, khi cầu về tiêu dùng
mở rộng, sẽ diễn ra việc kích thích sản xuất mở rộng, đóng góp vào thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.

Với cho vay tiêu dùng, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Người
dùng có cơ hội hiện thực hóa các nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo nên
tác động tích cực trong việc xây dựng một xã hội lành mạnh hơn. Ở một xã hội
có người dân tận hưởng đầy đủ tiện nghi của cuộc sống, những hiện tượng biểu
thị cho một xã hội lạc hậu và thiếu ổn định đương nhiên sẽ giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, sự tăng trưởng của cho vay tiêu dùng giúp nâng cao cơ hội làm
ăn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hỗ trợ và khuyến khích từ cho vay tiêu
dùng, nhu cầu của khách hàng sẽ ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Do đó,
các nhà sản xuất có cơ sở để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh thỏa
đáng, đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng, giúp hoạt động sản xuất
kinh doanh trở nên bền vững hơn.

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng

2.1.3.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Chỉ số này được sử dụng để đo lường sự gia tăng của dư nợ tín dụng qua
các năm, nhằm đánh giá khả năng cung ứng vốn và mở rộng cơ sở khách hàng

30
của ngân hàng. Đồng thời, nó dùng để đánh giá quy mô mở rộng hoạt động tín
dụng của ngân hàng.

Mức tăng trưởng của chỉ số này có thể là một dấu hiệu về sự ổn định và
hiệu suất của ngân hàng. Nếu chỉ số tăng cao, đó có thể là dấu hiệu của việc
ngân hàng đang duy trì mức độ hoạt động vững chắc và có hiệu suất. Ngược
lại, nếu chỉ số giảm, đây là biểu hiện của thách thức mà ngân hàng đang gặp
phải, đặc biệt là trong việc mở rộng cơ sở khách hàng và thực hiện các chiến
lược tín dụng một cách không hiệu quả.
(Dư nợ năm nay−Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = x 100%
Dư nợ năm trước

2.1.3.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay

Đây chính là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của
ngân hàng qua các năm. Nó phản ánh rõ nét chiến lược kinh doanh của ngân
hàng như: Chiến lược mở rộng thị trường, chính sách lãi suất, cách họ tiếp cận
và giữ chân khách hàng,…

Nếu chỉ số này tăng cao thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận của ngân hàng
cũng đang tăng cao, điều này cho thấy ngân hàng đang quản lý rủi ro một cách
hiệu quả và có chính sách lãi suất tốt, bên cạnh đó còn có thể mở rộng thị trường
và tăng cường thương hiệu. Ngược lại, khi chỉ số này giảm thì sẽ ảnh hưởng
xấu đến khả năng mở rộng thị trường và thu hút khách hàng mới.
(DSCV năm nay−DSCV năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = x 100%
DSCV năm trước

2.1.3.3 Tỷ lệ thu lãi

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của
ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế
hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay.

Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như
tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, hiệu quả trong việc thu hồi lãi từ
khoản vay, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, nếu ngân hàng không thu
được đủ lãi suất từ các khoản vay, doanh thu chung của họ có thể giảm, ảnh
hưởng đến tình hình tài chính chung.

31
Đồng thời, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của
ngân hàng, có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng tới khả năng
thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong
tương lai.
Tổng lãi đã thu trong năm
Tỷ lệ thu lãi (%) = x 100%
Tổng lãi phải thu trong năm

2.1.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2011/TT-NHNN quy định tổ chức


tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản
trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:

a) Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả
nợ gốc và lãi đúng hạn;

- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu
hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng
thời hạn;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại mục 2.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày

(Trừ khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại
đúng thời hạn, khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn)

- Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn

(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm
1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn)

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2.1,
khoản 2.2.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

32
- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ có rủi ro cao
hơn;

- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn;

(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm
1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn)

- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ có rủi ro cao hơn;

- (*) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi
được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật
Các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các
tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các
tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung);

- Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận
với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong
thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;

- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8
Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ có rủi ro
cao;

33
- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ có rủi ro cao;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn;

(Trừ khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm
1), khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn)

- Khoản nợ quy định tại điểm (*) chưa thu hồi được trong thời gian từ 30
ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời
hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận
với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong
thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2.1,
khoản 2.2;

- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8
Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân
loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1);

- Khoản nợ quy định tại điểm (*) chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ
ngày có quyết định thu hồi;

34
- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời
hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận
với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên
60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc
biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 2.2;

- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8
Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Nợ quá hạn (NQH) là các khoản nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 5, nợ quá
hạn trên 10 ngày mà đến hạn khách hàng không trả nợ hoặc trả không đủ số
tiền trong hợp đồng quy định và không được ngân hàng gia hạn thì được đưa
vào mục nợ quá hạn CVTD.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm của tổng nợ quá hạn CVTD trên tổng
dư nợ CVTD ở một thời điểm nhất định
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = x 100%
Tổng dư nợ

Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên, nợ từ nhóm 3 đến
nhóm 5. Nhóm nợ này có rủi ro cao cho ngân hàng, có thể dẫn đến mất vốn.
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = x 100%
Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD, phản ánh
rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi cho vay. Do đó, ngân hàng cần duy trì mức
nợ quá hạn ở mức thấp nhất có thể. Từ những chỉ tiêu nợ quá hạn, ngân hàng
sẽ đưa ra những biện pháp để hạn chế mức nợ quá hạn.

35
2.2 GIỚI THIỆU PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN
HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

Phòng KHCN

Kinh doanh Kế toán tài chính Dịch vụ khách hàng

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức phòng KHCN của Ngân hàng OCB

Phòng KHCN hiện đang hoạt động trên 3 mảng chính, bao gồm: Kinh
doanh, Kế toán tài chính và Dịch vụ khách hàng.

Mảng kinh doanh:

- Mục đích: Kinh doanh bán hàng, cho vay và bán các sản phẩm liên
quan như: Thẻ, bảo hiểm, tài khoản số đẹp,…

- Hoạt động cụ thể:

Tiếp thị và bán các sản phẩm tài chính của ngân hàng cho khách hàng.

Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.

Xử lý các giao dịch tài chính của khách hàng, bao gồm mở tài khoản, gửi
tiền, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, v.v.

Theo dõi và quản lý các khoản vay của khách hàng.

Giải quyết các vấn đề và khiếu nại của khách hàng.

Mảng kế toán tài chính:

- Mục đích: Kiểm kê chứng từ, cân đối kế toán cuối ngày và quản lý dấu
mộc của ngân hàng.

- Hoạt động cụ thể:

Kiểm tra và ghi chép các giao dịch tài chính của ngân hàng vào sổ sách
kế toán.

Lập báo cáo tài chính định kỳ của ngân hàng.


36
Quản lý và bảo quản các chứng từ tài chính của ngân hàng.

Kiểm soát và quản lý rủi ro tài chính của ngân hàng.

Mảng dịch vụ khách hàng:

- Mục đích: Phục vụ nhu cầu giải ngân đi tiền của phòng kinh doanh và
thực hiện các bút toán mở tài khoản và liên quan đến tài khoản của KHCN.

- Hoạt động cụ thể:

Giải ngân tiền cho khách hàng khi có yêu cầu.

Mở tài khoản cho khách hàng.

Thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản của khách hàng, bao
gồm chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, v.v.

Xử lý các vấn đề và khiếu nại của khách hàng liên quan đến tài khoản.

2.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

2.3.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông –
chi nhánh Bình Dương

2.3.1.1 Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phương
Đông – chi nhánh Bình Dương

Điều kiện: Khách hàng cá nhân là người Việt Nam có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Có
hộ khẩu thường trú/tạm trú (KT3)/giấy xác nhận tạm trú tại tỉnh/thành phố có
trụ sở đơn vị kinh doanh của OCB. Có độ tuổi từ 18 đến 58 tuổi.

Mục đích vay: Sản phẩm này áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu
vay vốn để thanh toán cho các nhu cầu tiêu dùng phát sinh trong cuộc sống
như: Mua sắm trang thiết bị/vật dụng sinh hoạt gia đình. Sửa chữa trang trí nội
thất nhà ở, chi phí học tập trong nước/du lịch/khám chữa bệnh. Các nhu cầu
vay tiêu dùng khác phù hợp quy định pháp luật hiện hành.

Tài sản đảm bảo: Thẻ tiết kiệm/Chứng chỉ tiền gửi do OCB phát hành,
bất động sản.

37
Thời hạn cho vay: Đối với khách hàng có tài sản đảm bảo là thẻ tiết
kiệm/Chứng chỉ tiền gửi do OCB phát hành và bất động sản thì thời gian cho
vay tối đa 7 năm (đối với khoản vay từ 500.000.000 đồng trở xuống), tối đa 9
năm (đối với khoản vay > 500.000.000 đồng). Tài sản đảm bảo là xe ô tô thì
thời gian cho vay tối đa là 4 năm.

Phương thức cho vay: Vay từng lần.

Lãi suất vay: Theo quy định lãi suất cho vay tiêu dùng được OCB ban
hành trong từng thời kỳ

2.3.1.2 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi
nhánh Bình Dương

Xác định nhu cầu khách hàng

Kiểm tra thông tin khách hàng

Hẹn gặp khách hàng

Duyệt hồ sơ

Thông báo kết quả

Khách hàng thực hiện thủ tục còn lại

Tiến hành giải ngân

Hoàn tất giải ngân

Kết thúc quy trình cho vay và


theo dõi thu nợ

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại Ngân hàng OCB – CN Bình Dương

Bước 1: Xác định nhu cầu khách hàng

38
Bước đầu tiên trong quá trình vay vốn ngân hàng là xác định rõ nhu cầu
của khách hàng. Việc này bao gồm việc tìm hiểu số tiền cần vay, hình thức vay,
kế hoạch trả nợ, thời gian vay và các yếu tố khác liên quan. Đồng thời, nhân
viên tín dụng của ngân hàng sẽ tư vấn về lãi suất, các chi phí phát sinh và hướng
dẫn khách hàng hoàn thiện các thủ tục cần thiết để vay vốn một cách hiệu quả.
Qua việc này, khách hàng sẽ có cái nhìn tổng quan về quy trình vay vốn và có
thể chuẩn bị tốt hơn cho việc tiếp tục các bước tiếp theo.

Bước 2: Kiểm tra thông tin khách hàng

Bước thứ hai trong quy trình là kiểm tra thông tin của khách hàng để đảm
bảo rằng họ đáp ứng các yêu cầu cần thiết để vay vốn. Trong bước này, chúng
ta sẽ sử dụng CIC để xác minh thông tin và kiểm tra xem khách hàng có đủ
điều kiện vay vốn hay không. Nếu khách hàng đáp ứng đủ các tiêu chí, chúng
ta sẽ tiến hành đặt lịch hẹn để gặp mặt và thảo luận chi tiết về quá trình vay vốn
cũng như các điều khoản liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng cả hai bên đều
hiểu rõ về cam kết và trách nhiệm của mình trong quá trình vay vốn.

Bước 3: Hẹn gặp khách hàng

Trong quy trình này, Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành sắp xếp cuộc hẹn trực
tiếp với khách hàng để thực hiện một loạt các công việc quan trọng. Đầu tiên
là việc định giá tài sản, đánh giá nguồn thu nhập của khách hàng, xác định
phương án vay và kiểm tra xem mục đích vay của khách hàng có phù hợp
không.

Ngoài ra, trong buổi hẹn này, cần thực hiện khảo sát về uy tín của khách
hàng đồng thời thu thập các tài liệu liên quan như hồ sơ pháp lý, tài sản thế
chấp, tài sản tích lũy, hồ sơ chứng minh thu nhập và các tài liệu khác liên quan
đến phương án vay và mục đích vay. Điều này bao gồm việc thu thập hình ảnh
kèm theo để bổ sung thông tin và đảm bảo tính chính xác cho quá trình xét
duyệt vay.

Bước 4: Duyệt hồ sơ

Bước thứ tư trong quy trình là Duyệt hồ sơ. Ở bước này, cần tổng hợp
tất cả các chứng từ, hình ảnh và thông tin CIC đã thu thập được. Sau đó, tiến
hành trình hồ sơ đến các cấp có thẩm quyền để được phê duyệt. Đây là giai
đoạn quan trọng giúp đảm bảo rằng tất cả các thông tin và tài liệu cần thiết đã

39
được kiểm tra kỹ lưỡng và chuẩn bị đầy đủ trước khi tiếp tục sang các bước
tiếp theo. Quá trình duyệt hồ sơ giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy
của thông tin trước khi đi đến các quyết định quan trọng.

Bước 5: Thông báo kết quả

Trong trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, cán bộ thông tin cho
khách hàng biết và chi tiết nêu lý do từ chối yêu cầu vay của họ.

Trong trường hợp hồ sơ được chấp thuận, thì cán bộ sẽ gửi thông báo
vay tới khách hàng với đầy đủ nội dung phê duyệt cụ thể về: số tiền vay, thời
hạn vay, lãi suất, phí phạt trả nợ trước hạn và các điều kiện khác kèm theo (nếu
có) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 6: Khách hàng thực hiện thủ tục còn lại

Ở bước này khách hàng thực hiện các bước còn lại sau khi đã được thông
tin phê duyệt và đồng ý tiến hành. Trong giai đoạn này, khách hàng sẽ chuẩn
bị cho việc giải ngân bằng cách chuyển hồ sơ cho Bộ phận DVTD để soạn thảo
các biểu mẫu cần thiết dựa trên hồ sơ của khách hàng và thông báo phê duyệt.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: Hợp đồng Thế chấp, Đơn Đăng ký Thế
chấp, Biên bản định giá, Biên bản giao nhận tài sản, Giấy ủy quyền đăng ký thế
chấp, Hợp đồng Tín dụng, Khế ước nhận nợ và các văn bản cam kết, cũng như
các văn bản khác có liên quan tùy theo từng trường hợp khách hàng. Tất cả
những văn bản này đều phục vụ cho việc chuẩn bị thủ tục ký kết thế chấp tài
sản tại Ngân hàng OCB trước khi được chứng thực bởi phòng công chứng
Quá trình đăng ký thế chấp tài sản của khách hàng tại Phòng Tài nguyên
cũng như các thủ tục khác là những bước quan trọng để chuẩn bị cho việc giải
ngân và hoàn thiện thủ tục vay vốn giữa khách hàng và OCB.

Bước 7: Tiến hành giải ngân

Khi phòng tài nguyên hoàn tất việc xác nhận và thiết lập đăng ký thế
chấp tài sản của khách hàng tại OCB, các nhân viên dịch vụ tài chính sẽ đưa
giấy chứng nhận tài sản của khách hàng về kho và bắt đầu quy trình giải ngân
cho khách hàng. Trong quá trình này, họ sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để
khách hàng có thể tiếp cận số tiền vay một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Bước 8: Hoàn tất giải ngân

40
Sau khi quá trình giải ngân hoàn tất, nhân viên dịch vụ tín dụng sẽ chuyển
hồ sơ xuống phòng Dịch vụ Khách hàng để hoàn tất việc cấp tiền cho khách
hàng theo kế hoạch đã được xác định. Nếu phương thức giải ngân là bằng tiền
mặt, phòng Dịch vụ Khách hàng sẽ thực hiện việc chi tiền mặt cho khách hàng.
Khách hàng sẽ kí giấy nhận tiền và giao cho bộ phận Kho Quỹ để hoàn tất quá
trình nhận tiền giải ngân. Trong trường hợp giải ngân thông qua chuyển khoản,
phòng Dịch vụ Khách hàng sẽ hạch toán đúng vào tài khoản của người nhận
theo thông tin từ chứng từ mà Đơn vị Tín dụng cung cấp.

Bước 9: Kết thúc quy trình cho vay và theo dõi thu nợ

Đây là bước cuối cùng trong quy trình cho vay và theo dõi thu nợ. Sau
khi tiền đã được cấp, ngân hàng cần thực hiện kiểm tra định kỳ sau khi cho vay,
vào các thời điểm như sau: sau 1, 3 và 6 tháng một lần. Mục đích của việc này
là để đảm bảo rằng tài sản, thu nhập của khách hàng, cũng như việc sử dụng
vốn đã được thống nhất đúng mục đích và các vấn đề khác liên quan đến việc
quản lý rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, còn có các giai đoạn theo dõi và giám sát tình hình thanh toán
nợ của khách hàng hàng tháng, cũng như các bước xử lý nợ nếu khách hàng
không thanh toán đúng hạn. Điều này giúp đảm bảo rằng ngân hàng có thể quản
lý rủi ro một cách hiệu quả và đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá
trình cho vay và thu nợ.

41
2.3.1.3 Các biểu mẫu thực hiện cho vay tiêu dùng

Hình 2.1: Biểu mẫu đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn

42
Hình 2.2: Biểu mẫu bảng kê khai nguồn thu nhập của khách hàng

Hình 2.3: Biểu mẫu bảng kê các loại hàng hóa mua

43
Hình 2.4: Biểu mẫu phiếu khảo sát hiện trạng bất động sản

44
Hình 2.5: Biểu mẫu CIC khách hàng

45
2.3.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Phương Đông
– chi nhánh Bình Dương

2.3.2.1 Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Nếu bạn đang muốn sở hữu một ngôi nhà hay căn hộ mơ ước, hãy để
OCB giúp bạn với các giải pháp tài chính hoàn hảo. OCB có thể hỗ trợ cho tất
cả các cá nhân có nhu cầu mua nhà hoặc căn hộ trong các dự án được liên kết
với OCB. OCB cung cấp khoản vay bằng đồng Việt Nam với thời hạn lên đến
20 năm và lãi suất cạnh tranh. Hồ sơ của sẽ được giải quyết nhanh chóng trong
vòng 48 giờ. Ngoài ra, còn có thể được ân hạn không thanh toán gốc trong 6
tháng đầu tiên. Tài sản đảm bảo có thể là ngôi nhà hoặc căn hộ định mua, các
tài sản khác hoặc tài sản bảo lãnh của bên thứ ba.

2.3.2.2 Cho vay mua ô tô

Với sản phẩm cho vay mua xe ô tô của OCB, việc sở hữu một chiếc xe
ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại hoặc kinh doanh trở nên vô cùng thuận tiện. Thủ
tục vay đơn giản, lãi suất ưu đãi và nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn là
những điểm nổi bật của sản phẩm này. Khách hàng chỉ cần thực hiện các thủ
tục đơn giản và nhanh gọn, cùng với lãi suất cạnh tranh là có thể có ngay được
một chiếc ô tô mơ ước. Khoản vay có thể lên đến 100% giá trị xe nếu thế chấp
bằng bất động sản hoặc 75% giá trị xe nếu thế chấp bằng chính chiếc xe được
mua. Thời gian vay tối đa lên đến 60 tháng, cùng với lãi suất cạnh tranh và thời
gian xử lý hồ sơ nhanh chóng trong vòng 3 ngày làm việc. OCB còn có liên kết
chặt chẽ với các đại lý xe ô tô lớn trên toàn quốc, giúp khách hàng dễ dàng lựa
chọn mẫu xe phù hợp với nhu cầu của mình.

2.3.2.3 Cho vay hỗ trợ du học

Khách hàng cá nhân có thể là người Việt Nam hoặc Việt Kiều đang sinh
sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, có khả năng tài chính ổn định để đảm
bảo trả nợ vay theo cam kết. Ngân hàng cho vay các loại tiền tệ như VNĐ và
USD, với thời hạn tối đa là 5 năm và lãi suất linh hoạt theo quy định của OCB
tại từng thời điểm. Khách hàng sẽ trả lãi hàng tháng dựa trên dư nợ giảm dần,
và tài sản đảm bảo được hình thành từ vốn vay, tài sản đảm bảo khác của bên
vay hoặc bên bảo lãnh.

46
Mức cho vay sẽ phù hợp với nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng,
nhưng không vượt quá mức chi phí hợp lý cho toàn bộ khoản vay được thông
báo bởi nhà trường hoặc cơ sở giáo dục ở nước ngoài, và tối đa là 70% giá trị
tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ xử lý hồ sơ nhanh chóng trong vòng 48 giờ để
đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng.

2.3.2.4 Cho vay tiêu dùng khác

Bên cạnh 3 loại vay chính, OCB còn cung cấp các sản phẩm vay tiêu
dùng khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của cá nhân và gia đình. Những sản
phẩm này được thiết kế để giúp người dân nâng cao mức sống và đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày. Các điều kiện, mức vay, thời hạn, lãi suất và phương
thức trả nợ đều tuân theo quy định của OCB về vay tiêu dùng.

2.3.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Bình Dương

2.3.3.1 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng

47
- Phân tích dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay

Bảng 2.1: Số liệu dư nợ CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương giai
đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Cho vay cá nhân 636 784 889

Cho vay tiêu dùng 257 351 421

Cho vay SX - KD 238 277 287

Cầm cố STK 77 97 100

Cho vay mua BĐS 64 59 81

Cho vay DN 318 331 357

Tổng dư nợ cho vay 954 1.115 1.246

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

48
Bảng 2.2: Tỷ trọng dư nợ CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương giai
đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chênh lệch Tỷ trọng

Chỉ tiêu 2022/2021 2023/2022


2021 2022 2023
+/- % +/- %

Cho vay cá
148 23,27% 105 13,39% 66,67% 70,31% 71,35%
nhân

Cho vay tiêu


94 36,58% 70 19,94% 26,94% 31,48% 33,79%
dùng

Cho vay SX
39 16,39% 10 3,61% 24,95% 24,84% 23,03%
- KD

Cầm cố STK 20 25,97% 3 3,09% 8,07% 8,70% 8,03%

Cho vay
-5 -7,81% 22 37,29% 6,71% 5,29% 6,50%
mua BĐS

Cho vay DN 13 4,09% 26 7,85% 33,33% 29,69% 28,65%

Tổng dư nợ
161 16,88% 131 11,75% 100% 100% 100%
cho vay

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Dựa vào thông tin từ bảng số liệu, có thể nhận thấy rằng tổng dư nợ cho
vay đã liên tục tăng trong suốt 3 năm từ 2021 đến 2023. Nguyên nhân chính
của sự tăng này là do dư nợ cho vay cá nhân đã tăng liên tục và chiếm một phần
lớn so với dư nợ cho vay doanh nghiệp. Điều này thể hiện hoạt động CVTD
của Ngân hàng OCB - Chi nhánh Bình Dương đã có sự tăng trưởng ổn định
49
qua các năm, cho thấy tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Ngân hàng đang
tập trung vào việc mở rộng hoạt động cấp vốn tiêu dùng.

Trong năm 2021, tổng dư nợ cho vay của OCB đạt 954 tỷ đồng, trong đó
dư nợ CVTD chiếm 257 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 26,94% trên tổng dư
nợ cho vay. Vì đại dịch Covid-19 kéo dài đến cuối năm 2022, cuộc sống của
người dân vẫn chưa ổn định, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Điều này đã
thúc đẩy hoạt động cấp vốn tiêu dùng của Ngân hàng OCB. Được thể hiện qua:
Tổng dư nợ cho vay vào năm 2022 tăng lên mức 1.115 tỷ đồng, trong đó dư nợ
CVTD chiếm 351 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 31,48% trên tổng dư nợ cho
vay. Trong năm 2023, dư nợ CVTD tiếp tục tăng cao, chiếm 421 tỷ đồng trên
tổng số tiền nợ là 1.246 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 33,79%. Mức tăng trưởng của
CVTD có xu hướng tăng qua các năm, với mức tăng trưởng là 36,58% từ năm
2021 đến năm 2022, nhưng đến năm 2023 thì chỉ tăng nhẹ là 19,94% so với
năm 2022. Điều này cho thấy rằng đến năm 2023, cuộc sống của người dân đã
ổn định hơn sau đại dịch Covid-19, dẫn đến việc giảm nhu cầu vay tiêu dùng.
Hoạt động CVTD của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cho vay cá
nhân thể hiện OCB đang hoạt động hiệu quả và duy trì ở mức ổn định.

Trong năm 2021, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp chiếm 33,33% trên tổng
dư nợ cho vay, giảm xuống còn 29,69% vào năm 2022 và tiếp tục giảm xuống
28,65% vào năm 2023. Từ các con số này, có thể thấy rằng vai trò của việc cho
vay cho doanh nghiệp đang giảm dần. Nguyên nhân chính là do việc cho vay
cá nhân chiếm tỷ trọng quá lớn và chiều hướng chính của hoạt động cho vay
tại OCB là cho vay cá nhân.

Nhìn chung, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực tín dụng,
chi nhánh OCB tại Bình Dương luôn nỗ lực hàng ngày để hoàn thành mục tiêu
đề ra. Ngân hàng không ngừng tìm kiếm khách hàng để mở rộng hoạt động tín
dụng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hiện nay đang phát triển và nhu cầu tiêu
dùng tăng cao. Với mong muốn giảm thiểu việc giữ lại quá nhiều nguồn vốn
đã huy động và tìm kiếm thêm lợi nhuận cho ngân hàng, OCB đã định hướng
mạnh mẽ và phát triển các dịch vụ tài chính cho cá nhân và gia đình, nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

- Phân tích dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay giai đoạn 2021 – 2023

50
Bảng 2.3: Số liệu dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay của Ngân hàng OCB –
CN Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Ngắn hạn 159 226 278

Trung và dài hạn 98 125 143

Dư nợ CVTD 257 351 421

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay của Ngân hàng OCB –
CN Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chênh lệch Tỷ trọng

Chỉ tiêu 2022/2021 2023/2022


2021 2022 2023
+/- % +/- %

Ngắn hạn 67 42,14% 52 23,01% 61,87% 64,39% 66,03%

Trung và dài
27 27,55% 18 14,4% 38,13% 35,61% 33,97%
hạn

Dư nợ CVTD 94 36,58% 70 19,94% 100% 100% 100%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Dựa vào dữ liệu thống kê, chúng ta có thể nhận thấy rằng CVTD ngắn
hạn của Ngân hàng OCB chiếm một tỷ trọng đáng kể, vượt quá một nửa tổng
dư nợ CVTD và có xu hướng gia tăng. Với CVTD ngắn hạn, vào năm 2021, số
51
liệu đạt 159 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,87% trong tổng dư nợ CVTD. Trong
năm 2022, con số này đã tăng lên 226 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,39% trong
tổng dư nợ CVTD, tăng thêm 67 tỷ đồng so với năm 2021, tương ứng với mức
tăng trưởng đáng kể là 42,14%. Và vào năm 2023, CVTD ngắn hạn tiếp tục
tăng mạnh lên 278 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,03% trong tổng dư nợ CVTD,
tăng thêm 52 tỷ đồng so với năm 2022, với mức tăng trưởng là 23,01%. Từ đó,
chúng ta có thể thấy rằng tỷ trọng của CVTD ngắn hạn đang tăng dần và ổn
định trong vòng ba năm gần đây, cụ thể là năm 2022 tăng 2,52% so với năm
2021 và năm 2023 tăng 1,64% so với năm 2022.

Cho vay tiêu dùng trung và dài hạn đang có xu hướng tăng đều ở các
năm. Cụ thể: Năm 2021, CVTD trung và dài hạn đạt 98 tỷ đồng và vào năm
2022, con số này đã tăng lên 125 tỷ đồng, tăng thêm 27 tỷ đồng tương ứng với
mức tăng trưởng là 27,55%. Trong năm 2023, giá trị này tiếp tục tăng lên 143
tỷ đồng, tăng thêm 18 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng là 14,4% so với
năm 2022. Mặc dù CVTD trung và dài hạn tăng ổn định qua các năm nhưng tỷ
trọng của chúng lại giảm. Ví dụ, vào năm 2021, tỷ trọng CVTD trung và dài
hạn chiếm 38,13% trong tổng dư nợ CVTD nhưng vào năm 2022 đã giảm nhẹ
còn 35,61%, giảm đi 2,52% so với năm 2021. Trong năm 2023, con số này tiếp
tục giảm xuống còn 33,97%, giảm thêm 1,64% so với năm 2022.

Dựa vào việc phân tích ở trên, có thể thấy rằng cấu trúc CVTD theo thời
hạn đang trải qua sự chuyển biến, trong đó việc tăng cường cho vay ngắn hạn
và giảm cho vay dài hạn đang diễn ra. Tình hình này được coi là tích cực vì
chiến lược của ngân hàng hiện nay là tăng cường cho vay ngắn hạn nhằm nâng
cao khả năng thu hồi vốn vay, đồng thời giảm rủi ro cho hoạt động cho vay.

52
- Phân tích dư nợ CVTD theo sản phẩm cho vay giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 2.5: Số liệu dư nợ CVTD theo sản phẩm của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Cho vay mua nhà 103 127 162

Cho vay mua ô tô 85 116 138

CVTD khác 69 108 127

Tổng dư nợ CVTD 257 351 427

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

53
Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo sản phẩm của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chênh lệch Tỷ trọng

Chỉ tiêu 2022/2021 2023/2022


2021 2022 2023
+/- % +/- %

Cho vay mua


24 23,30% 35 27,56% 40,08% 36,18% 37,94%
nhà

Cho vay mua


31 36,47% 22 18,97% 33,07% 33,05% 32,32%
ô tô

CVTD khác 39 56,52% 19 17,59% 26,85% 30,77% 29,74%

Tổng dư nợ
94 36,58% 76 21,65% 100% 100% 100%
CVTD

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng tổng dư nợ
CVTD đã tăng đáng kể và duy trì ổn định trong suốt ba năm qua. Lãi suất giảm
là kết quả của chính sách kích thích tiêu dùng nội địa nhằm khôi phục hoạt
động sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Với sự kéo dài của đại dịch
đến cuối năm 2022, điều này cũng là lý do chính dẫn đến sự gia tăng trong số
tiền nợ cho vay tiêu dùng. Điều này cho thấy, dư nợ cho vay tiêu dùng của chi
nhánh đã không ngừng mở rộng về quy mô, và sự tăng này chủ yếu đến từ giá
trị các khoản vay để mua nhà hoặc mua ô tô. Điều này được thực hiện thành
công nhờ vào việc Ngân hàng OCB duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến vay tiền. Đây được xem là một
bước phát triển tích cực của OCB trong việc duy trì và mở rộng quy mô khách
hàng để hoạt động cho vay của Ngân hàng được diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả.
Ngoài ra, sự tăng về tổng dư nợ CVTD cũng phản ánh hiệu quả về hoạt động
54
tín dụng của OCB, đồng thời đóng góp lớn vào việc tạo ra nguồn thu nhập chính
từ lãi suất vay. Nhờ vào các hoạt động cho vay của Ngân hàng, cho thấy việc
phát triển các dịch vụ cho vay tiêu dùng như vay mua nhà, sửa chữa nhà, vay
mua ô tô, vay du học,... là một trong những chiến lược thông minh và tạo ra lợi
nhuận vượt trội cho Ngân hàng OCB.

Trong những năm gần đây, việc cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng đã
trở thành một xu hướng phổ biến và được khuyến khích. Điều này được thể
hiện rõ qua:

- Cho vay mua nhà: Các khoản vay để mua nhà và sửa chữa nhà là những
khoản vay có giá trị lớn và thời hạn trả nợ kéo dài. Do đó, dư nợ cho vay theo
mục đích này chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ CVTD. Cụ thể: vào năm
2021, số tiền cho vay mua nhà đã đạt 103 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,08% trong
tổng dư nợ CVTD. Trong năm 2022, con số này tăng lên 127 tỷ đồng, tăng 24
tỷ đồng so với năm trước, tương ứng với mức tăng trưởng là 23,3%, và chiếm
tỷ trọng 36,18%. Còn vào năm 2023, việc cho vay mua nhà tiếp tục tăng mạnh
lên 162 tỷ đồng, tăng 35 tỷ đồng so với năm trước, với mức tăng trưởng là
27,56%, và chiếm tỷ trọng 37,94%. Như vậy, có thể thấy nhu cầu mua nhà và
sửa chữa nhà của người dân ngày càng tăng cao và luôn được xem là một trong
những loại đầu tư quan trọng mà mọi người đều coi trọng, đầy tiềm năng phát
triển, nên nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, hoạt động
cho vay mua nhà vẫn đối mặt với nhiều khó khăn như lãi suất cao hoặc sự siết
chặt từ phía ngân hàng để giảm cho vay phi sản xuất xuống mức qui định. Mặc
dù việc này mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, nhưng cũng là nguyên nhân
gây ra tình trạng dư nợ cao, đặc biệt khi các khoản vay này thường có thời hạn
dài và giá trị lớn. Dự báo trong tương lai, việc cho vay mua nhà vẫn sẽ là một
trong những sản phẩm chủ đạo trong hoạt động CVTD của các ngân hàng.

- Cho vay mua ô tô: Trong lĩnh vực CVTD, việc cung cấp khoản vay để
mua ô tô không kém phần quan trọng so với việc hỗ trợ mua nhà. Ví dụ, vào
năm 2021, số tiền cho vay mua ô tô đã đạt 85 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,07%
trong tổng dư nợ CVTD. Trong năm 2022, con số này đã tăng lên 116 tỷ đồng,
tăng thêm 31 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng khá cao là 36,47%, và
chiếm tỷ trọng 33,05% trong tổng dư nợ CVTD. Đến năm 2023, số tiền này
tiếp tục tăng nhẹ lên 138 tỷ đồng, tăng thêm 22 tỷ đồng, tương ứng với mức
tăng trưởng là 18,97%, và chiếm tỷ trọng 32,32% trong tổng dư nợ CVTD. Với
55
xu hướng sử dụng xe ô tô của người dân và chính sách nhập khẩu ô tô cũ, cùng
với chính sách giảm giá mạnh mẽ để cạnh tranh từ các hãng xe, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc cho vay mua ô tô của OCB phát triển. Đồng thời, cuộc sống
của người dân cũng ngày càng được cải thiện, khi nhu cầu sở hữu phương tiện
hiện đại ngày càng tăng. Mặc dù tỷ lệ tăng không cao lắm, nhưng nó cho thấy
nhu cầu thú vui và tiện ích đã dẫn dắt một số người dân chuyển hướng từ việc
tiết kiệm sang việc mua sắm phương tiện di chuyển.

- Cho vay tiêu dùng khác: Đây là các khoản vay mà Ngân hàng thực hiện
nhằm tài trợ nhu cầu du học, tiêu dùng mua sắm khác,… mặc dù chỉ tiêu này
chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ CVTD nhưng mức tăng trưởng của nó
khá cao. Cụ thể, năm 2022 tăng 39 tỷ tương ứng với mức tăng trưởng là 56,52%
và năm 2023 tăng 19 tỷ tương ứng với mức tăng trưởng 17,59%. Điều này cho
thấy, sự tăng trưởng của nhu cầu cá nhân và tiêu dùng của con người đã thúc
đẩy họ vay tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn tiêu tiền để cải thiện cuộc sống
của họ, du học, mua sắm đồ điện tử mới, hoặc trải nghiệm du lịch, và vay tiêu
dùng có thể giúp họ thực hiện những mong muốn này mà không cần phải tiết
kiệm trước.

56
2.3.3.2 Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng

- Phân tích doanh số CVTD trong tổng doanh số cho vay giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 2.7: Số liệu doanh số CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương
giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Cho vay cá nhân 840 880 1018

Cho vay tiêu dùng 301 371 436

Cho vay SX - KD 254 219 261

Cầm cố STK 60 78 92

Cho vay mua BĐS 225 212 229

Cho vay DN 516 495 524

Tổng DSCV 1.356 1.375 1.542

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

57
Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh số CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương
giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chênh lệch Tỷ trọng

Chỉ tiêu 2022/2021 2023/2022


2021 2022 2023
+/- % +/- %

Cho vay cá
40 4,76% 138 15,68% 61,95% 64% 66,02%
nhân

Cho vay tiêu


70 23,26% 65 17,52% 22,20% 26,98% 28,27%
dùng

Cho vay SX -
-35 -13,78% 42 19,18% 18,73% 15,93% 16,93%
KD

Cầm cố STK 18 30% 14 17,95% 4,42% 5,67% 5,97%

Cho vay mua


-13 -5,78% 17 8,02% 16,59% 15,42% 14,85%
BĐS

Cho vay DN -21 -4,07% 29 5,86% 38,05% 36% 33,98%

Tổng DSCV 19 1,40% 167 12,15% 100% 100% 100%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Dựa vào bảng số liệu ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng tổng doanh
số cho vay đã liên tục tăng trong suốt ba năm qua. Sự gia tăng này chủ yếu đến
từ việc doanh số cho vay cá nhân tăng mạnh, đặc biệt là doanh số CVTD chiếm
tỷ trọng lớn nhất và cũng tăng đột biến trong suốt giai đoạn ba năm vừa qua.

58
Doanh số cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số cho
vay doanh nghiệp trên tổng doanh số CVTD của OCB, thể hiện ở các năm 2021,
2022 và 2023, doanh số cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng lần lượt theo các năm
là 61,95%, 64% và 66,02% trong khi đó doanh số cho vay DN chỉ chiếm tỷ
trọng lần lượt là 38,5%, 36% và 33,98%. Nguyên nhân mà doanh số cho vay
cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay DN, được thể hiện qua những
biến động dưới đây:

- Doanh số CVTD chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay cá
nhân, và có xu hướng tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể: Năm 2022, doanh số
CVTD đạt 371 tỷ đồng, tăng thêm 70 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng
là 23,26% so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng 26,98% trên tổng doanh số cho
vay. Sang năm 2023, con số này tiếp tục tăng lên đạt 436 tỷ đồng, tăng thêm
65 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ 17,52% so với năm 2022 và chiếm tỷ trọng
28,27% trong tổng doanh số cho vay. Qua đó, ta có thể thấy tỷ trọng của doanh
số cho vay tiêu dùng cũng tăng dần, năm 2022 tăng thêm 2,05% và năm 2023
tăng thêm 2,02%. Nguyên nhân là do nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-
19, sau giai đoạn giãn cách xã hội, nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên,
thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng. Đồng thời, lãi suất cho vay tiêu dùng giảm và
ở năm 2022 OCB đang cạnh tranh mạnh mẽ và OCB ứng dụng công nghệ hiện
đại vào hoạt động cho vay để tạo thêm lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Doanh số cho vay mua BĐS tăng trưởng không đều qua các năm, giảm
nhẹ ở giai đoạn 2021-2022 vì giãn cách bởi đại dịch Covid-19 được kéo dài
đến cuối năm 2022 đồng thời giá nhà đất tăng cao khiến cho nhu cầu mua nhà
của người dân giảm xuống. Mặc dù tình hình BĐS có dấu hiệu trầm lắng ở năm
2022 nhưng đến năm 2023, thì con số này đã tăng trưởng trở lại vì do NHNN
đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 2 lần ở năm 2023, giảm từ 10-12% xuống
còn 8-10%, điều này đã thu hút người mua nhà đến vay vốn ngân hàng.

- Doanh số cho vay SX – KD cũng bị ảnh hưởng theo bởi Covid-19 do


giãn cách nên không thể hoạt động kinh doanh. Cụ thể: Năm 2022, con số này
đã giảm đến 35 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 13,78% so với năm
2021 nhưng đến năm 2023 nền kinh tế đã được phục hồi trở lại, tăng 42 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ 19,18% so với năm 2022.

59
- Doanh số cho vay cầm số STK chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng
doanh số cho vay là 4,42%, 5,67% và 5,97% lần lượt theo các năm 2021, 2022
và 2023.

- Như vậy, qua phân tích ở trên cho thấy Ngân hàng đang có xu hướng
chuyển dịch sang cho vay cá nhân và cụ thể hơn là đẩy mạnh hoạt động cho
vay tiêu dùng ở các năm gần đây.

- Phân tích doanh số CVTD theo thời hạn cho vay giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 2.9: Số liệu doanh số CVTD theo thời hạn của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Ngắn hạn 191 270 317

Trung và dài hạn 110 101 119

Tổng doanh số CVTD 301 371 436

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

60
Bảng 2.10: Tỷ trọng doanh số CVTD theo thời hạn của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chênh lệch Tỷ trọng

Chỉ tiêu 2022/2021 2023/2022


2021 2022 2023
+/- % +/- %

Ngắn hạn 79 41,36% 47 17,41% 63,46% 72,78% 72,71%

Trung và dài
-9 -8,18% 18 17,82% 36,54% 27,22% 27,29%
hạn

Tổng doanh
70 23,26% 65 17,52% 100% 100% 100%
số CVTD

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số CVTD có sự biến động theo chiều
hướng tăng dần qua từng năm. Trong năm 2021 tổng doanh số CVTD là 301 tỷ
đồng, sang năm 2022 thì con số này đã tăng thêm 70 tỷ đồng tương ứng với tốc
độ tăng trưởng là 23,26% so với năm 2021 và đến năm 2023 thì tổng doanh số
CVTD vẫn tiếp tục tăng đến 436 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng là
17,52% so với năm 2022.

Trong đó, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tại chi nhánh đang có xu hướng tăng
lên, và tăng mạnh nhất là ở năm 2022 với tốc độ tăng trưởng lên đến 41,36%
so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng cao nhất là 72,78% trong tổng doanh số
CVTD. Nhìn chung, doanh số CVTD tăng chủ yếu là từ cho vay ngắn hạn, do
OCB mong muốn mở rộng thị phần cho vay ngắn hạn trong ngành ngân hàng,
đồng thời tăng cường hoạt động cho vay ngắn hạn để thu hút khách hàng mới
và duy trì khách hàng hiện tại, cũng như tăng cơ hội kiếm lợi nhuận từ lãi suất
vay để tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng. Từ những dữ liệu đã được phân

61
tích, có thể thấy rõ rằng OCB đang đầu tư mạnh mẽ vào việc mở rộng hoạt
động cho vay để tăng doanh số với tốc độ phát triển tốt nhất.

- Phân tích doanh số CVTD theo sản phẩm của OCB giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 2.11: Số liệu doanh số CVTD theo sản phẩm của Ngân hàng OCB – CN
Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2021 2022 2023

Cho vay mua nhà 167 156 233

Cho vay mua ô tô 66 58 69

CVTD khác 68 157 134

Tổng doanh số CVTD 301 371 436

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

62
Bảng 2.12: Tỷ trọng doanh số CVTD theo sản phẩm của Ngân hàng OCB –
CN Bình Dương giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chênh lệch Tỷ trọng

Chỉ tiêu 2022/2021 2023/2022


2021 2022 2023
+/- % +/- %

Cho vay
-11 -6,59% 77 49,36% 55,48% 42,05% 53,44%
mua nhà

Cho vay
-8 -12,12% 11 18,97% 21,93% 15,63% 15,83%
mua ô tô

CVTD
89 130,88% -23 -14.65% 22,59% 42,32% 30,73%
khác

Tổng
doanh số 70 23,26% 65 17,52% 100% 100% 100%
CVTD

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Từ bảng số liệu và bảng phân tích ở trên cho ta thấy tổng doanh số CVTD
có xu hướng tăng qua 3 năm cụ thể như sau:

- Doanh số cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh
số CVTD vì Thành phố Thủ Dầu Một vốn là một Thành phố trung tâm thu hút
dân cư của tỉnh. Mặt khác, tâm lý an cư lạc nghiệp đã ăn sâu vào tâm lý của
người dân Việt Nam dẫn đến nhu cầu vay loại hình này tăng cao và chiếm tỷ
trọng cao trong tổng doanh số CVTD là điều dễ hiểu. Trong giai đoạn 2021-
2023, mặc dù doanh số cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng con số
này có sự biến động không đồng đều. Cụ thể: Năm 2021, doanh số cho vay mua
nhà đạt 167 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lên đến 55,48%. Nhưng đến năm 2022, do

63
biến động của nền kinh tế toàn cầu bởi đại dịch Covid-19, giãn cách được kéo
dài đến cuối năm 2022 đã ảnh hưởng đến tâm lý người mua nhà, điều này đã
khiến cho doanh số cho vay mua nhà bị giảm xuống còn 156 tỷ đồng, giảm đi
11 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 6,59% so với năm 2021 và khiến cho tỷ
trọng trên tổng doanh số CVTD cũng giảm theo còn 42,05%. Nhưng đến năm
2023, thì nền kinh tế đã ổn định trở lại cùng theo đó là sự tạo cơ hội từ NHNN,
đã giảm lãi suất điều hành xuống khiến cho lãi suất cho vay mua nhà giảm theo
và thị trường BĐS cũng đã phục hồi khiến cho người dân Việt Nam có tâm lý
tích cực hơn. Điều này khiến cho doanh số cho vay mua nhà tăng trưởng trở
lại, lên đến 233 tỷ đồng và đã tăng thêm 77 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng
trưởng gần 50% và kéo theo đó là tỷ trọng cũng tăng thêm 11,39% so với năm
2022.

- Doanh số cho vay mua ô tô trong những năm gần đây cũng có sự biến
đổi không đồng đều. Cụ thể là ở năm 2022 giảm đi 8 tỷ đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm là 12,12% so với năm 2021 cũng là vì do giãn cách bởi dịch Covid-19
đã ảnh hưởng không ít đến tình hình kinh tế ở Việt Nam. Nhưng đến năm 2023
nền kinh tế đã ổn định trở lại kéo theo nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng
cao khiến cho doanh số cho vay mua ô tô tăng lên đến 69 tỷ đồng, đã tăng thêm
11 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng là 18,97% so với năm 2022.

- Doanh số CVTD khác cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên có sự
tăng trưởng không đều qua các năm. Trước đây, người tiêu dùng đặc biệt là các
tiểu thương ở chợ ngại tiếp xúc nguồn vốn ngân hàng vì nghĩ nó phức tạp, còn
phía ngân hàng thì ngại cho vay đối với những tối tượng này do sợ rủi ro cao.
Nhưng tại thời điểm đó vì nền kinh tế bị lắng đọng bởi Covid nên những đối
tượng đó không thể kinh doanh trang trải cho cuộc sống và khiến cho họ đến
ngân hàng vay vốn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: mua sắm hàng
hóa, dịch vụ, phí sinh hoạt điện, nước… Bởi thế nên doanh số CVTD khác tại
năm 2022 đã tăng thêm 89 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng lên đến
130,88% so với năm 2021. Tuy nhiên đến năm 2023 thì con số này đã giảm đi
23 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 14,65% so với năm 2022, điều này là
do nền kinh tế đã được ổn định kéo theo đó là đời sống của họ cũng được cải
thiện nên không còn nhu cầu vay tiêu dùng nhiều như năm 2022 nữa. Điều đó
cho thấy Ngân hàng OCB đã hoạt động khá tốt ở các năm này mặc dù có giảm
đi nhưng không đáng kể. Ưu điểm của nhóm khách hàng này là họ có thu nhập
ổn định và căn cứ vào điều đó, OCB sẽ cấp một hạn mức tối đa mà họ có thể
64
cho khách hàng vay vừa phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn cho Ngân hàng
trong việc thu hồi nợ, vừa đảm bảo cho khách hàng có đủ khả năng chi trả.

Nhìn chung, tỷ trọng của CVTD khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong
3 năm gần đây. Cụ thể là năm 2021 chiếm tỷ trọng 22,59%, năm 2022 chiếm
tỷ trọng 42,32% và năm 2023 chiếm tỷ trọng 30,73% trên tổng doanh số CVTD.

2.3.3.3 Phân tích thu lãi cho vay tiêu dùng

- Phân tích tỷ lệ thu lãi CVTD giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 2.13: Số liệu tỷ lệ thu lãi CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương
giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chênh lệch

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2022/2021 2023/2022

+/- % +/- %

Lãi đã thu
15 21 30 6 40% 9 42,86%
trong năm

Tổng lãi
phải thu 47 55 66 8 17,02% 11 20%
trong năm

Tỷ lệ thu lãi 31,91% 38,18% 45,45% 6,27% 7,27%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Dựa vào thông tin trên bảng, chúng ta có thể thấy rằng số tiền lãi thu
được trong năm đã có xu hướng tăng dần từ năm 2021 đến năm 2023. Đặc biệt,
vào năm 2022, số tiền này đạt 21 tỷ đồng, tăng thêm 6 tỷ đồng so với năm
trước, tương ứng với mức tăng trưởng là 40% so với năm 2022. Tiếp theo, vào
năm 2023, con số này tiếp tục tăng lên đến 30 tỷ đồng, tăng thêm 9 tỷ đồng so
với năm trước, với tốc độ tăng trưởng là 42,86% so với năm 2022.
65
Nhìn vào các con số này, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng tỷ lệ thu
lãi cũng đang tăng theo. Ví dụ, tỷ lệ thu lãi đạt 38,18% vào năm 2022, tăng
thêm 6,27% so với năm trước, và năm 2023 tăng thêm 7,27% so với năm 2022.

Từ những dấu hiệu này, có thể kết luận rằng Ngân hàng OCB đã áp dụng
nhiều biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ vay. Mặc dù tốc độ tăng không cao,
nhưng đây vẫn là một bước tiến quan trọng của OCB trong việc thu hồi nợ, dẫn
đến việc tỷ lệ thu lãi cũng tăng theo, cho thấy sự cải thiện trong hoạt động kinh
doanh và quản lý tài chính của ngân hàng.

2.3.3.4 Phân tích nợ quá hạn và nợ xấu cho vay tiêu dùng

- Phân tích tình hình nợ quá hạn CVTD giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 2.14: Số liệu tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình
Dương giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chênh lệch

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2022/2021 2023/2022

+/- % +/- %

Nợ quá hạn
2,8 4,3 2,6 1,5 53,57% -1,7 -39,53%
CVTD

Dư nợ CVTD 257 351 421 94 36,58% 70 19,94%

Tỷ lệ NQH 1,09
1,23% 0,62% 0,14% -0,61%
%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Thông qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng nợ quá hạn
CVTD tại Ngân hàng OCB đã có sự biến động không ổn định trong giai đoạn
từ năm 2021 đến 2023. Trong năm 2022, số liệu này đã tăng đáng kể, từ 2,8 tỷ
đồng lên đến 4,3 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 25% so với năm 2021. Tuy
66
nhiên, đến năm 2023, con số này đã giảm xuống còn 1,7 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là
39,53% so với năm 2022. Sự liên tục tăng của dư nợ CVTD trong 3 năm đã dẫn
đến việc nợ quá hạn cũng tăng theo.

Điều này đã ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ quá hạn có sự biến động không đều, đặc
biệt vào năm 2022 khi giá cả leo thang do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã
gây khó khăn cho tình hình tài chính của khách hàng vay tiêu dùng tại chi
nhánh. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong kinh doanh và không thể chi trả
nợ đúng hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa vượt quá mức quy định của Ngân
hàng Nhà nước là nợ quá hạn của các ngân hàng không được vượt quá 3% trong
tổng dư nợ cho vay.

Trong năm 2023, tỷ lệ nợ quá hạn của OCB đã giảm xuống còn 0,62%,
giảm đi 0,61% so với năm 2022. Điều này là do thu nhập của người vay tại chi
nhánh đã được cải thiện sau đại dịch, từ đó khả năng trả nợ đã được nâng cao.
Đồng thời, ngân hàng cũng đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro và
thu hồi nợ. Điều này là một tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động CVTD tại OCB
đang diễn ra hiệu quả.

Tổng quan, tỷ lệ nợ quá hạn có tăng nhưng ngân hàng đã áp dụng các
biện pháp phù hợp để kiềm chế sự gia tăng này, bao gồm việc tăng cường thu
hồi nợ một cách hiệu quả, giúp khách hàng tự chủ trong việc thanh toán lãi
trước hạn và dẫn đến sự giảm đáng kể của tỷ lệ nợ quá hạn.

67
- Phân tích tình hình nợ xấu CVTD giai đoạn 2021 – 2023

Bảng 2.15: Số liệu tỷ lệ nợ xấu CVTD của Ngân hàng OCB – CN Bình Dương
giai đoạn 2021 – 2023

(Đvt: Tỷ đồng)

Chênh lệch

Chỉ tiêu 2021 2022 2023 2022/2021 2023/2022

+/- % +/- %

Nợ xấu CVTD 2,5 3,8 2,6 1,3 52% -1,2 -31,58%

Dư nợ CVTD 257 351 421 94 36,58% 70 19,94%

Tỷ lệ nợ xấu 0,97% 1,08% 0,62% 0,11% -0,47%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Ngân hàng OCB – CN Bình Dương)

Dựa vào thông tin trên bảng số liệu, chúng ta có thể nhận thấy rằng tình
hình nợ xấu đã có sự tăng nhẹ trong năm 2022. Điều này có thể được giải thích
bởi ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội do đại dịch kéo dài đến cuối năm 2022.
Đồng thời, tác động từ việc mở rộng các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi
và cạnh tranh gay gắt trên thị trường lãi suất cũng đã góp phần vào sự gia tăng
này. Các ngân hàng thương mại sau đại dịch đã phải đối mặt với một cuộc đua
để ổn định lại nền kinh tế, đồng thời đẩy mức lãi suất cho vay vào một tình
trạng cạnh tranh khốc liệt.

Năm 2021, tổng số nợ xấu là 2,5 tỷ đồng, chiếm 0,97% trên tổng dư nợ
CVTD. Trong khi đó, vào năm 2022, số nợ xấu đã tăng lên 3,8 tỷ đồng, tăng
thêm 1,3 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 52% so với năm 2021 và
chiếm tỷ trọng 1,08% trên tổng dư nợ CVTD. Điều này là một dấu hiệu không
tích cực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh, do ảnh hưởng từ nhiều
nguyên nhân khác nhau như việc kéo dài của đại dịch Covid-19 đến cuối năm
2022, gây khó khăn trong việc thu hồi vốn và dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng
cao.
68
Mặc dù tăng không đáng kể nhưng ngân hàng đã kịp thời áp dụng các biện pháp
phòng ngừa rủi ro để thu hồi nợ. Đến năm 2023, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi rất
nhiều, từ 1,08% giảm xuống còn 0,62%, giảm đi 0,47% so với năm 2022. Điều
này cho thấy sự nỗ lực của ngân hàng trong việc giảm thiểu rủi ro và khôi phục
nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, mặc dù họ đã phải đối mặt với nhiều khó
khăn trong giai đoạn này.

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

2.4.1 Ưu điểm

Ngân hàng OCB được coi là một trong những tổ chức tài chính lớn có
vốn tự có đáng kể, và là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu trong
ngành ngân hàng tại Việt Nam. Với sự phát triển và thịnh vượng qua nhiều
năm, Ngân hàng đã khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng.

Với vai trò là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam,
OCB có quy mô hệ thống lớn và đạt được tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Họ
luôn đặt hiệu suất kinh doanh lên hàng đầu, tập trung vào dịch vụ bán lẻ, đặc
biệt là phục vụ cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngân hàng OCB – CN Bình Dương thường xuyên tổ chức các chương
trình khuyến mãi với lãi suất hấp dẫn cho các sản phẩm vay tiêu dùng. Lãi suất
cho vay tiêu dùng tại OCB luôn được duy trì ở mức cạnh tranh so với các ngân
hàng khác, giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận vốn vay với điều kiện ưu đãi và
linh hoạt hơn. Điều này giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn trong việc tài
chính cá nhân và kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện
các kế hoạch và mục tiêu tài chính của mình một cách hiệu quả.

Tại Ngân hàng OCB - CN Bình Dương, khách hàng được phép vay tiêu
dùng với mức hạn vay lên đến 70 triệu đồng. Việc cung cấp mức hạn vay cao
này giúp cho khách hàng có thể đáp ứng được những nhu cầu chi tiêu lớn một
cách linh hoạt và thuận tiện hơn. Điều này mang lại cho họ sự tự tin trong việc
quản lý tài chính cá nhân và thực hiện những kế hoạch mua sắm, thanh toán
hoặc đầu tư mà họ mong muốn. Mức hạn vay cao cũng giúp tạo điều kiện thuận
lợi cho khách hàng khi cần sử dụng số tiền lớn một cách nhanh chóng và không
gặp nhiều rắc rối trong thủ tục vay vốn. Đây thực sự là một cơ hội tuyệt vời để

69
mọi người có thể thực hiện những dự án cá nhân của mình một cách dễ dàng
và hiệu quả.

OCB hiện đang cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng linh hoạt với thời
hạn lên đến 36 tháng. Điều này có nghĩa là khách hàng có thể chọn lựa thời
gian trả nợ phù hợp với tình hình tài chính cá nhân của mình. Việc có thời hạn
vay linh hoạt giúp người vay có sự linh hoạt trong việc quản lý tài chính và
tránh tình trạng căng thẳng khi phải trả nợ trong khoảng thời gian ngắn. Điều
này mang lại sự thuận tiện và an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ vay
tiêu dùng tại Ngân hàng OCB.

Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, hoạt động cung cấp vay tiêu dùng
tại chi nhánh Bình Dương của Ngân hàng OCB còn có những ưu điểm khác
đáng chú ý. Đầu tiên, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ tư vấn tài chính hoàn
toàn miễn phí, giúp họ hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính mà
ngân hàng cung cấp.

Thứ hai, việc thanh toán khoản vay trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết
thông qua dịch vụ thanh toán trực tuyến, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian
và công sức khi quản lý tài chính cá nhân.

Ngoài ra, hệ thống chăm sóc khách hàng tại OCB Bình Dương được xây
dựng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn sẵn lòng hỗ trợ và giải đáp
mọi thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và chu đáo. Điều này giúp
tạo ra một môi trường giao dịch an toàn, tin cậy và thân thiện cho tất cả các
khách hàng của ngân hàng.

2.4.2 Nhược điểm – Nguyên nhân

2.4.2.1 Nhược điểm

Ngoài việc đạt được những thành tựu, hoạt động cho vay tiêu dùng của
OCB cũng gặp phải những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Một
trong những vấn đề đó là quy trình cho vay tiêu dùng vẫn còn rườm rà và tốn
thời gian của khách hàng. Điều này có thể khiến khách hàng cảm thấy phiền
lòng và không hài lòng với dịch vụ.

Thứ hai, mặc dù OCB coi việc đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng là
ưu tiên, thực tế cho vay tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu là cho vay mua nhà,
mua ôtô và du học. Các loại cho vay tiêu dùng khác như chiết khấu giấy tờ có
70
giá, cho vay mua cổ phiếu và góp vốn vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Sự thiếu
đa dạng trong cơ cấu cho vay tiêu dùng này khiến OCB chưa thể tận dụng hết
tiềm năng của thị trường.

Thứ ba, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tiêu dùng hiện
nay vẫn ở mức chấp nhận được, số lượng nợ quá hạn vẫn đang ở mức khá cao.
Điều này có thể tạo ra áp lực tài chính và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.

Thứ tư, hệ thống phương tiện quảng cáo của Ngân hàng OCB hiện vẫn
chưa đa dạng đủ khi họ tập trung chủ yếu vào các kênh truyền thống như TV,
báo chí và quảng cáo ngoài trời. Điều này có nghĩa là OCB chưa đặt sự chú
trọng đúng mức vào việc phát triển các kênh marketing trực tuyến như mạng
xã hội, website hay email marketing. Việc thiếu sự đa dạng trong hệ thống kênh
marketing có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng
mục tiêu của OCB.

2.4.2.2 Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan:

Hệ thống quản lý quy trình hiện tại của Ngân hàng OCB chưa đạt hiệu
quả như mong đợi vì thiếu đi một hệ thống quản lý quy trình hiệu quả và linh
hoạt. Điều này dẫn đến việc cần cải thiện để tối ưu hóa các bước trong quá trình
cho vay tiền, từ đơn đăng ký đến xét duyệt và giải ngân. Để nâng cao hiệu suất
và khả năng phục vụ khách hàng, việc áp dụng một hệ thống quản lý quy trình
chặt chẽ và hiệu quả là cần thiết.

Hoạt động tiếp thị của Ngân hàng hiện vẫn còn nhiều điểm yếu và thiếu
tính chủ động. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là những khách hàng quen
thuộc, đã có mối quan hệ lâu dài, trong khi đó Ngân hàng chưa đẩy mạnh việc
tìm kiếm và thu hút khách hàng mới. Thỉnh thoảng, Ngân hàng chỉ phát tờ rơi,
thư ngỏ một cách tự phát mà chưa có kế hoạch cụ thể.

Ngân hàng cần nâng cao hoạt động marketing để tạo sự chú ý từ khách
hàng mới, đồng thời cũng cần tập trung vào việc quảng bá hình ảnh và sản
phẩm đến với khách hàng trên địa bàn Bình Dương một cách tích cực hơn. Đội
ngũ nhân sự của Ngân hàng cũng cần được đầu tư và đào tạo thêm, vì hiện tại

71
nhân viên tín dụng chủ yếu là những cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm và chưa phát
huy hết năng lực trong công việc.

Mặt khác, Ngân hàng cũng cần tập trung vào việc phát triển các sản phẩm
cho vay tiêu dùng đa dạng hơn, không chỉ giới hạn ở ba sản phẩm truyền thống.
Việc áp dụng các thủ tục cho vay phức tạp cũng gây khó khăn và phiền hà cho
khách hàng, đặc biệt là trong việc chứng minh nguồn thu nhập và trả nợ.

Kiểm soát sau cho vay cũng là một vấn đề cần được cải thiện. Nhân viên
tín dụng cần tập trung hơn vào việc đảm bảo khách hàng sử dụng tài sản đúng
mục đích và thẩm định lại tài sản đảm bảo cho việc trả nợ. Việc này sẽ giúp
giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng và khách hàng trong quá trình vay mượn.

- Nguyên nhân khách quan:

Chi phí để tiếp cận khách hàng thông qua các kênh marketing trực tuyến
hiện nay đang trở nên đáng kể. Đặc biệt, chi phí cho việc quảng cáo trên các
mạng xã hội và website đã tăng lên đáng kể so với việc sử dụng các phương
tiện truyền thống. Sự gia tăng này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp
trong việc duy trì chiến lược tiếp thị hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn
nhân lực có kinh nghiệm về marketing trực tuyến cũng là một thách thức đối
với các TCTD khác. Trong trường hợp của OCB, việc thiếu điều này có thể ảnh
hưởng đến khả năng triển khai các chiến dịch tiếp thị trực tuyến một cách hiệu
quả.

Qui định pháp luật về CVTD ngày càng trở nên phức tạp do sự rườm rà
trong các quy định liên quan. Các hướng dẫn về thủ tục, tài liệu cần thiết cho
việc vay tiền, và quá trình đánh giá đều đóng góp vào việc làm cho quá trình
vay mượn trở nên kéo dài hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn tiêu dùng đang
tăng lên đáng kể, khiến cho các ngân hàng phải xử lý một lượng hồ sơ lớn hơn.
Điều này dẫn đến việc thời gian chờ đợi của khách hàng cũng trở nên dài hơn,
do số lượng hồ sơ cần được xem xét và duyệt ngày càng tăng.

Sự phát triển không ổn định của nền kinh tế đã tạo ra những biến động
lớn như đại dịch Covid-19, tình trạng lạm phát, sự dao động của lãi suất và giá
cả. Đây là những yếu tố quan trọng khi xác định lãi suất cho vay và giá trị tài
sản đảm bảo của khoản vay. Do đó, bất kỳ biến động nào trong các yếu tố này
cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tạo ra rủi ro cho hoạt động cho vay của ngân
hàng.
72
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp thua lỗ, điều này
có thể dẫn đến khả năng không thể thanh toán nợ với ngân hàng. Việc định giá
TSĐB là BĐS thường không rõ ràng vì giá trị của BĐS thường biến động. Việc
áp dụng một khung giá cứng nhắc từ phía chính phủ không phải lúc nào cũng
hợp lý. Tuy nhiên, việc sử dụng giá cả thị trường cũng không luôn hiệu quả vì
thị trường BĐS ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện.

Việc định giá quá thấp sẽ không có lợi cho khách hàng, trong khi định
giá quá cao sẽ tạo ra rủi ro lớn hơn cho ngân hàng. Đặc điểm của việc cho vay
tiêu dùng mang theo nhiều rủi ro, vì ngân hàng có thể không thu hồi được nợ
khi khách hàng gặp vấn đề về sức khỏe, mất việc làm hoặc thậm chí là khi
khách hàng cố ý gian lận, chiếm đoạt TSĐB.

73
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG –
CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

3.1 NHẬN XÉT

Kết quả hoạt động của Chi nhánh Bình Dương của Ngân hàng OCB trong
lĩnh vực cho vay tiêu dùng đã phát triển tích cực. Việc cho vay tiêu dùng đã trở
thành một trong những hoạt động chính trong chiến lược phát triển cho vay cá
nhân và doanh nghiệp vừa, nhỏ của ngân hàng. Có một số kết quả cụ thể mà
Chi nhánh Bình Dương của OCB đã đạt được.

Đầu tiên, lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh không
ngừng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lợi nhuận. Điều này là
một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong môi
trường kinh tế thị trường. Cho vay tiêu dùng có rủi ro nhưng mang lại lợi nhuận
cao cho ngân hàng, do đó việc phát triển cho vay tiêu dùng là một chiến lược
đúng đắn đối với một ngân hàng trung bình như OCB.

Thứ hai, các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng hoạt động cho
vay đều tăng. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay đều có tốc độ tăng hàng năm
khá cao so với các ngân hàng thương mại khác. Tỷ trọng dư nợ và doanh số
cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ và doanh số của ngân hàng ngày càng cao,
cho thấy sự tập trung ngày càng lớn vào việc phát triển cho vay tiêu dùng.

Thứ ba, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng đều và ổn định, tạo ra
nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu vay tiền của khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp. Nguồn vốn huy động chính của ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm từ cư
dân địa phương, là một nguồn vốn ổn định và lớn. Khả năng thu hút vốn huy
động linh hoạt đã giúp ngân hàng có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng
của cư dân trong vòng 3 năm qua.

Bốn là, dòng sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng OCB được thiết
kế đa dạng để phù hợp với nhu cầu vay mượn của người tiêu dùng. Việc phát
triển các sản phẩm cho vay của Ngân hàng luôn căn cứ vào tình hình thị trường,
đáp ứng kịp thời khi có nhu cầu mới nảy sinh từ người tiêu dùng. Khi thị trường
xuất hiện nhu cầu mới và tiềm năng, Ngân hàng sẽ tiến hành nghiên cứu và
sáng tạo ra các sản phẩm cho vay phù hợp, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu đó. Ví
dụ, việc phát triển sản phẩm cho vay mua ô tô từ sản phẩm cho vay mua xe
74
máy trước đây là minh chứng cho sự đổi mới và phát triển của Ngân hàng trong
việc đáp ứng nhu cầu thị trường.

Năm là, chất lượng tín dụng tiêu dùng tổng thể đã được cải thiện đáng
kể khi Ngân hàng áp dụng các quy định rõ ràng cho vay tiêu dùng. Các qui định
cụ thể đã giảm thiểu nguy cơ xảy ra trong quá trình cho vay, từ đó nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Sáu là, sau 10 năm phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng, thị phần của
Ngân hàng đã tăng lên đáng kể, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng
thương mại khác trên thị trường. OCB đã trở thành một trong những ngân hàng
hàng đầu về hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển tại Bình Dương, đánh dấu
sự thành công trong chiến lược phát triển dịch vụ vay mượn của mình.

3.2 KIẾN NGHỊ

3.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập các nguyên tắc và hướng dẫn rõ ràng
về việc cấp vay tiêu dùng và phải có kế hoạch để thông báo cho các ngân hàng
thương mại dưới sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Bằng cách này, Ngân
hàng Nhà nước có thể tạo ra một môi trường pháp lý ổn định và minh bạch,
giúp các ngân hàng thương mại thực hiện việc cấp vay tiêu dùng một cách hiệu
quả. Việc ban hành các hướng dẫn cụ thể về các sản phẩm và dịch vụ vay tiêu
dùng, cũng như các tài liệu hỗ trợ và khuyến khích, là rất quan trọng để đảm
bảo tính chắc chắn trong việc thực hiện và phát triển các hoạt động vay tiêu
dùng của các ngân hàng thương mại.

Để nâng cao ý thức cho cộng đồng về việc vay tiêu dùng, NHNN cần
tăng cường hoạt động thông tin và giáo dục. Điều này giúp mọi người hiểu rõ
hơn về quy trình vay tiền, các rủi ro có thể xảy ra và cách giải quyết khi gặp
vấn đề. Việc hỗ trợ những người vay tiêu dùng không chỉ dừng lại ở việc cung
cấp thông tin mà còn bao gồm việc giúp họ tiếp cận thông tin một cách dễ dàng
hơn. Ngoài ra, cần thiết phải có cơ chế để họ có thể khiếu nại hoặc tố cáo nếu
gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong quá trình vay tiền. Chính sách hỗ trợ người
vay tiêu dùng khi họ gặp khó khăn trong việc trả nợ là điều cần thiết. Điều này
giúp giảm áp lực tài chính và tạo điều kiện cho họ có thể thoát khỏi tình trạng
nợ nần một cách dễ dàng hơn.

75
Khích lệ sự phát triển của thị trường cho vay tiêu dùng bền vững và tích
cực bằng việc tạo điều kiện cạnh tranh công bằng cho các tổ chức tín dụng tham
gia vào lĩnh vực này. Điều này giúp khuyến khích sự đa dạng hóa và cải thiện
chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ cho vay tiêu dùng, từ đó đáp ứng được
nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần tăng cường công tác kiểm tra
và giám sát đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác,
nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót, từ đó tạo ra một môi trường
cạnh tranh lành mạnh và ngăn chặn các tổn thất có thể xảy ra. Đồng thời, việc
thi hành chế độ phạt và thưởng của Ngân hàng Nhà nước cũng rất quan trọng,
không chỉ đối với các ngân hàng tuân thủ tốt mà còn đối với những ngân hàng
vi phạm pháp luật. Điều này giúp duy trì tính công bằng và minh bạch trong hệ
thống ngân hàng, đồng thời khuyến khích sự tuân thủ và trách nhiệm của các
tổ chức tín dụng.Ngoài ra, vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc thúc đẩy
hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại là vô cùng quan
trọng và có ảnh hưởng sâu rộng. Bằng cách tạo ra một môi trường cạnh tranh
lành mạnh giữa các Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ cho vay tiêu
dùng, Ngân hàng Nhà nước không chỉ khuyến khích sự phát triển bền vững mà
còn giúp tăng cường tính minh bạch và công bằng trong ngành.

Để đảm bảo hiệu quả của việc quản lý thông tin về mạng lưới Ngân hàng,
Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập và yêu cầu các Ngân hàng thương mại tham
gia vào hệ thống thông tin này. Điều này giúp họ nắm bắt được tình hình hoạt
động của toàn bộ hệ thống một cách nhanh chóng và từ đó có thể áp đặt chính
sách điều chỉnh kịp thời để duy trì sự ổn định và phát triển của thị trường tín
dụng.

Không chỉ vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng cần tập trung vào việc nâng
cao trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
thông qua các chương trình đào tạo cụ thể, tổ chức buổi hội thảo, và trau dồi
kinh nghiệm. Việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các Ngân hàng thương
mại sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết và chất lượng dịch vụ, đồng thời khuyến
khích sự phát triển bền vững của ngành tài chính Việt Nam thông qua việc học
hỏi và áp dụng những phương pháp tiên tiến từ các quốc gia có kinh nghiệm
phát triển trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

76
3.2.1 Đối với Ngân hàng Phương Đông – CN Bình Dương

Ngân hàng Phương Đông cần tập trung vào việc cung cấp hướng dẫn chi
tiết và định hướng rõ ràng cho sự phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng Phương
Đông – chi nhánh Bình Dương trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Để đạt được
mục tiêu này, ngân hàng đang thực hiện các biện pháp như tổ chức đào tạo,
nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tín dụng, đặc biệt là về kiến thức liên quan
đến việc cho vay tiêu dùng.

OCB cần đơn giản hóa quy trình vay tiền để giảm bớt sự phức tạp và tốn
thời gian cho khách hàng. Để thực hiện điều này, việc giảm số lượng tài liệu
cần thiết để vay tiền là rất quan trọng. Bằng cách chấp nhận nhiều hình thức
chứng minh thu nhập khác nhau, người vay có thêm sự linh hoạt trong việc
cung cấp thông tin. Điều này không chỉ giúp tăng cơ hội cho người vay được
chấp nhận mà còn giảm áp lực về thủ tục mà còn giảm thời gian chờ đợi của
khách hàng, mang lại trải nghiệm vay tiền thuận lợi và dễ dàng hơn.

Ngân hàng OCB cần nỗ lực để thực hiện việc giải ngân cho khách hàng
trong vòng 24 giờ sau khi hồ sơ của họ được phê duyệt. Đồng thời, ngân hàng
cần phải thông báo tình hình tiến độ giải ngân cho khách hàng một cách thường
xuyên và đều đặn. Điều này giúp khách hàng yên tâm và có thể theo dõi quá
trình vay vốn một cách minh bạch và dễ dàng hơn.

Đồng thời, OCB nên mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng bằng cách
tăng cường các kênh truyền thông và giao tiếp. Điều này có thể bao gồm việc
phát triển các kênh tiếp cận trực tuyến như website và ứng dụng di động để thu
hút đa dạng đối tượng khách hàng. Hơn nữa, hợp tác với các đơn vị trung gian
sẽ giúp mở rộng mạng lưới tiếp cận và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm
năng hơn.

Để tăng cường công tác thu hồi nợ, OCB cần áp dụng các biện pháp hiệu
quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Việc hỗ trợ khách hàng trong việc trả
nợ khi họ gặp khó khăn không chỉ giúp duy trì mối quan hệ tích cực mà còn tạo
lòng tin và sự ủng hộ từ phía khách hàng.

Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro là một yếu tố quan trọng trong hoạt
động kinh doanh. Bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả,
OCB có thể giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn và đảm bảo hoạt động kinh doanh
suôn sẻ. Đồng thời, việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro của nhân viên sẽ giúp
77
tăng cường khả năng ứng phó với các tình huống không mong muốn và đảm
bảo sự ổn định cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Phương Đông phải tích cực mở rộng tổ chức
thi tuyển cán bộ để đánh giá trình độ và phân loại cán bộ tín dụng, nhằm xây
dựng một đội ngũ chất lượng cao, linh hoạt và sáng tạo. Qua việc này, ngân
hàng hy vọng sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực, nâng cao nhận thức và
hiệu quả công việc của cán bộ tín dụng, từ đó ảnh hưởng tích cực đến hoạt động
tín dụng tổng thể và quy mô cho vay tiêu dùng cụ thể.

78
KẾT LUẬN

Trong thời gian gần đây, hoạt động cho vay tiêu dùng đã phát triển ở
Việt Nam và đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho các ngân hàng thương mại mà
còn cho nền kinh tế và xã hội. Việc cho vay tiêu dùng không chỉ là biện pháp
kích thích cầu tiêu dùng mà còn giúp mở rộng nguồn vốn và thị trường cho các
ngân hàng. Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông đã thành công trong
việc triển khai hoạt động cho vay này và đạt được những thành tựu đáng khích
lệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, Ngân hàng Thương mại cổ phần
Phương Đông cũng đối mặt với nhiều khó khăn do nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Những khó khăn này ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho
vay tại ngân hàng. Nếu có những biện pháp giải quyết được những vấn đề hiện
tại, chắc chắn Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông sẽ thành công
hơn trong lĩnh vực kinh doanh mới của mình.
Bài viết này đã dựa trên nghiên cứu lý luận và thực tế về hoạt động cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Bình
Dương. Nó đã phân tích, đánh giá, và đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt
động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng này. Hy vọng rằng, những giải pháp này
sẽ được áp dụng để cải thiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Với những hạn chế về kiến thức, lý luận và thời gian nghiên cứu, đề tài
vẫn còn nhiều điểm yếu. Tôi hy vọng nhận được sự giúp đỡ và góp ý từ các
giảng viên để hoàn thiện bài viết này. Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
đến Ngân hàng OCB - chi nhánh Bình Dương và Ban lãnh đạo Ngân hàng
TMCP Phương Đông đã hỗ trợ để hoàn thành đề tài này.

79
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Phương Thúy (2013), “Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đổng Bằng Sông Cửu Long". (Luận
văn tốt nghiệp)

2. Lê Thị Thu Hiền (2016), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần bưu điện Liên Việt”. (Luận văn thạc sĩ)

3. Lê Minh Sơn (2009), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam”, (Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh)

4. Lê Minh Sơn (2009), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Ngoai Thương Việt Nam”, (Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh)

5. https://www.ocb.com.vn/vi/ve-ocb/gioi-thieu

6. https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-tu-11-
2021-TT-NHNN-su-dung-du-phong-de-xu-ly-rui-ro-hoat-dong-cua-to-chuc-
tin-dung-483459.aspx

7. https://trithuccongdong.net/tai-chinh-ngan-hang/khai-niem-phan-loai-va-
dac-diem-cua-cho-vay-tieu-dung-la-gi.html

8. https://trithuccongdong.net/tai-chinh-ngan-hang/cho-vay-la-gi-cac-hinh-
thuc-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong-mai-hien-nay.html

9. https://luatminhkhue.vn/cho-vay-la-gi-quy-dinh-ve-cam-cho-vay-va-han-
che-cho-vay.aspx

80

You might also like