You are on page 1of 5

Lưu Trung Hiếu – 73512106 – K73K

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
GIỚI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
I. Ukraine (UA)
1. Thời điểm và mục đích ra đời
- Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Ukraine (ATS of Ukraine, ATSU), được
thành lập năm 1991, là một tổ chức nghiên cứu công khai được ra đời với mục
đích củng cố tiềm năng trí tuệ và công nghệ - công nghiệp của các nhà khoa học
(đặc biệt là nhà khoa học ứng dụng), nhà công nghệ và các chuyên gia trên nhiều
lĩnh vực công nghệ ở Ukraine.
- Theo Giáo sư Anatoliy Morozov – chủ tịch của ATSU: “Ý tưởng thành lập Viện
Hàn lâm Khoa học Công nghệ Ukraine đến từ một nhóm các nhà khoa học và
chuyên gia hàng đầu, những người đã nhận thức đúng đắn về nhu cầu cần được
hợp nhất. Họ đã tập hợp kiến thức, kinh nghiệm và nỗ lực của các cán bộ khoa
học, kỹ sư, nhà công nghệ và nhà quản lý vì sự an toàn và phát triển công nghệ
cao ở Ukraine. Việc hợp nhất các lĩnh vực xã hội, kinh tế, sinh thái và các vấn đề
khác cũng sẽ cải thiện an ninh quốc gia của Ukraine.”

2. Sự phát triển
- Trước khi có được độc lập, chủ quyền như ở thời điểm hiện tại, Ukraine có
bề dày lịch sử và tình hình chính trị cực kì phức tạp, phần lớn đến từ sự ảnh
hưởng và bành trướng của “anh lớn” Liên Xô (Liên Bang Nga bây giờ) nên có thể
nói, Liên bang Xô viết chi phối hầu hết nền khoa học công nghệ của Ukraine một
cách mạnh mẽ.
- Ukraine có rất nhiều thành tựu công nghệ nổi bật và từng bước phát triển
hiện đại, nhưng hầu như chúng đều có sự nhúng tay và viện trợ của Liên Xô, nổi
bật như vào năm 1932, thí nghiệm về sự phân chia nguyên tử đầu tiên ở Liên Xô
diễn ra tại Viện Vật lý - Hóa học - Toán học Kharkov,…
- Mãi đến năm 1991, sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô – một chế độ đã từng chi phối mạnh mẽ tới tình hình chính trị - xã hội của thế
giới, đã kéo theo sự tan rã của khối các nước Đông Âu, từng được coi là “sân sau”
của Liên Xô. Giai đoạn này chính là khởi đầu cho việc tái thiết lập và kiến thiết đất
nước của Ukraine.
- Sau khi có được độc lập, việc hệ thống và tổ chức lại đất nước là một nhu cầu
cấp bách đối với một đất nước đã từng phụ thuộc vào các nước lớn như Ukraine.
Trước tình hình thế giới đang gấp rút và khẩn trương tiến hành công nghiệp hóa –
hiện đại hóa để phát triển và hội nhập, Ukraine đã chú trọng mạnh mẽ vào khôi
phục đất nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chú trọng vào an ninh quốc gia và
khoa học công nghệ để ổn định chính trị cũng như tạo nền tảng cho đất nước
theo kịp với xu hướng của thời đại.
- Dựa trên cơ sở từ những nền tảng, tiềm lực sẵn có của đất nước, các nhà
khoa học trên khắp Ukraine đã tập hợp và thành lập nên “Viện Hàn lâm Khoa học
Lưu Trung Hiếu – 73512106 – K73K

– Công nghệ Ukraine” với việc tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ,
với mục tiêu tạo ra và áp dụng các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất và công
nghiệp. Hiện nay, việc phát triển công nghệ cao áp dụng vào lĩnh vực quân sự
đang được Ukraine đẩy mạnh nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trong cuộc chiến
tranh giữa Liên Bang Nga và Ukraine.

Nguồn tham khảo:


+, nghiencuuquocte.org – Lược sử Ukraine (P2, P3, P4) .
+, https://web.archive.org/web/20110725022630/http://atsukr.org/site/?lang=en/ - Greeting
of the President of Academy of Technological Sciences of Ukraine, the Professor Anatoliy
Morozov.
+, Wikipedia – The Academy of Technological Sciences of Ukraine.

II. Canada (CA)


1. Thời điểm và mục đích ra đời
- Những vấn đề khoa học công nghệ lớn, khoa học thực nghiệm, xã hội và hành
vị,.. chủ yếu được triển khai nghiên cứu tại Hiệp hội Hoàng gia Canada (The Royal
Society of Canada – RSC), hay còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Viện Hàn lâm
Nghệ thuật, Nhân văn và Khoa học Canada (Academies of Arts, Humanities, and
Sciences of Canada). Là tổ chức hội đồng cấp cao quốc gia, mang tính hội nhập
gồm các học giả, nhà nhân văn, nhà khoa học và nghệ sĩ nổi tiếng người Canada.
- Năm 1882, Hiệp hội Hoàng gia Canada được thành lập với cá nhân đứng ra
mang tên Lord Lorne. Một năm sau, tức vào năm 1883, Hiệp hội được thành lập
theo đạo luật của Quốc hội Canada. Kể từ lúc này, Hiệp hội mới chính thức đi vào
hoạt động với danh nghĩa của một tổ chức mang tầm quốc gia.
- Mục tiêu chính của RSC là thúc đẩy học tập và nghiên cứu về nghệ thuật,
nhân văn và khoa học. RSC là học viện quốc gia của Canada, được thành lập và xây
dựng để thúc đẩy nghiên cứu và thành tựu học thuật của Canada; để công nhận
sự xuất sắc về học thuật và nghệ thuật; và tư vấn cho các chính phủ, tổ chức phi
chính phủ và người dân Canada về các vấn đề được công chúng quan tâm.
- RSC bao gồm ba học viện song ngữ, bao gồm nhiều ngành học thuật và lĩnh
vực nghệ thuật. Học viện I là Học viện Nghệ thuật và Nhân văn. Học viện II là Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội. Học viện III là Học viện Khoa học. Học viện III có 4 bộ
môn dạy song ngữ: khoa học ứng dụng và kỹ thuật; Khoa học về trái đất, đại
dương và khí quyển; khoa học đời sống; khoa học toán học và vật lý.

2. Sự phát triển
- Năm 1867, Canada trở thành một quốc gia độc lập, không còn chịu sự chi
phối và ràng buộc của đế quốc Anh. Cũng kể từ đây, Canada bước vào giai đoạn
mới trong lịch sử đất nước, là kiến thiết và xây dựng đất nước.
- Để phát triển đất nước bền vững, cần có những yếu tố “mới” như khoa học
công nghệ, giáo dục,… tác động. Vào cuối những năm 1870, nhận thức được vấn
đề, một người đàn ông tên Lord Lorne, khi ấy chỉ mới 33 tuổi, đã cho thành lập
Lưu Trung Hiếu – 73512106 – K73K

nhiều tổ chức nhằm thúc đẩy học tập và nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp đặc
thù như Hiệp hội Hoàng gia Canada, Học viện Nghệ thuật Quốc gia Canada,…
- Sự nghiệp nghiên cứu của Hiệp hội đã đóng góp rất lớn cho nền khoa học
trong nước nói riêng và toàn thế giới nói chung, trở thành một tổ chức chuyên
nghiệp quan trọng cho sự phát triển của khoa học, đặc biệt là khoa học công
nghệ.

Nguồn tham khảo:


+, https://rsc-src.ca/sites/default/files/College_Guide_EN_1.pdf
+, Wikipedia – Lord Lorne
+, https://www.dinhcuatlantis.com/canada-nam-1867

III. Iraq (IQ)


- Hiện nay, Iraq vẫn chưa có một viện hàn lâm khoa học và công nghệ chính
thức. Việc nghiên cứu khoa học vẫn còn rất nhiều khó khăn và hạn chế, đa phần là
do tình hình chính trị mất ổn định, rất nhiều tổ chức khủng bố đang hoành hành
khắp Iraq. Chính điều này đã làm cho Iraq có nền khoa học công nghệ không phát
triển bằng so với các nước cùng khu vực.
- Các hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ thường được
thực hiện thông qua các trường đại học, tổ chức nghiên cứu, và các cơ quan chính
phủ.

IV. British Indian Ocean Territory (IO) (Phần lãnh thổ thuộc về the UK)
1. Thời điểm và mục đích ra đời
- Hội Hoàng gia Luân Đôn (Royal Society), hay có tên gọi chính thức là Hiệp hội
Hoàng gia Luân Đôn về Xúc tiến Kiến thức Tự nhiên (The Royal Society of
London for Improving Natural Knowledge).
- Hội được thành lập vào tháng 11 năm 1660, là một hội khoa học thuộc loại
lâu đời nhất trên thế giới và có uy tín rất lớn trong giới nghiên cứu khoa học kể
từ thời kỳ Phục Hưng đến nay.
- Tổ chức được lập ra như là một nơi để các nhà khoa học muốn tổ chức
nghiên cứu và thảo luận các vấn đề khoa học mang tính vĩ mô.

2. Sự phát triển
- Cũng như các tổ chức nghiên cứu khoa học khác, Royal Society được thành
lập chủ yếu xoay quanh vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu chuyên nghiệp khoa học tự
nhiên và công nghệ.
- Thời điểm thành lập Hội là vào khoảng thế kỉ XVII, thời điểm xảy ra các cuộc
cách mạng Tư sản Anh với phạm vi lớn và nhỏ. Vào thế kỷ XVII, giai cấp tư sản ở
Anh phát triển rất mạnh và kéo theo đó là các trung tâm lớn về công nghiệp,
thương mại, tài chính được hình thành trên khắp nước Anh. Điều này dẫn đến
tiến trình phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng ít nhiều.
Lưu Trung Hiếu – 73512106 – K73K

- Tiền thân của Hội hoàng gia Luân Đôn là một nhóm rất nhỏ các nhà khoa học
chỉ có 12 người, nhóm này họp mặt không cố định ở một địa điểm. Vào năm
1658, Hội bị giải tán dưới chế độ bảo hộ Anh, khi các binh lính chiếm lấy phòng
họp tại học viện Gresham. Sau đó Hội hoạt động trở lại vào thời kỳ "Phục hồi của
Anh". Vì số thành viên lúc này rất đông nên nhu cầu lập một hội chính thức trở
nên cấp thiết.
- Tuy sự xuất hiện của Hội đến từ mục đích nghiên cứu là chính, tuy nhiên
không thể phủ nhận tác động lớn đến từ xã hội bây giờ cũng là nguyên nhân gián
tiếp dẫn đến sự ra đời của một trong những tổ chức nghiên cứu khoa học công
nghệ lớn bậc nhất trên thế giới.

Nguồn tham khảo:


+, https://vi.wikipedia.org/wiki - Hội Hoàng gia Luân Đôn
+, Hunter, Michael. “Royal Society”. Britannica.

V. Nicaragua (NI)
- Tính tới thời điểm hiện tại, Nicaragua không có một viện khoa học công nghệ
mang tầm quốc gia. Tuy nhiên, có các tổ chức và cơ quan lâu đời như Đại học
Quốc gia Autónoma de Nicaragua (UNAN, được thành lập vào năm 1812) và các
trường đại học khác trong nước có các phòng nghiên cứu và viện nghiên cứu
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên sâu.
- Các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ ở Nicaragua có thể tập
trung vào các lĩnh vực như nông nghiệp, môi trường, y tế cơ bản và kỹ thuật,
nhưng thường không có sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến như các quốc gia có
nguồn lực và cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ phát triển hơn.

Nguồn thông tin:


+, https://en.wikipedia.org/wiki/National_Autonomous_University_of_Nicaragua

KẾT LUẬN: Hiện nay, các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ đã trở thành
cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của con người trên toàn thế
giới. Đó không chỉ là nơi nơi nghiên cứu về các vấn đề khoa học lý thuyết và thực
tiễn mà còn là nơi sinh ra và phát triển các công nghệ tiên tiến mang lại lợi ích
rộng lớn cho xã hội. Trong quá trình phát triển, các trung tâm nghiên cứu thường
được tài trợ bởi các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi lợi
nhuận. Sự đầu tư này không chỉ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà
khoa học và nghiên cứu viên phát triển ý tưởng mới mà còn thúc đẩy sự phát
triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các trung tâm nghiên cứu lớn
thường được tập trung vào các lĩnh vực chính như công nghệ thông tin, y học và
sinh học, khoa học vật liệu, năng lượng tái tạo, và nhiều lĩnh vực khác. Sự phát
triển của các trung tâm này không chỉ mang lại những đóng góp quan trọng cho
sự phát triển khoa học công nghệ mà còn là động lực quan trọng đằng sau sự tiến
bộ của xã hội và kinh tế toàn cầu.
Lưu Trung Hiếu – 73512106 – K73K

You might also like