You are on page 1of 66

UNG

THƯ
PHỔI
1
THÀNH VIÊN NHÓM-12A6
1. Lê Hải Cường – 04 : tìm kiếm hình ảnh
2. Uông Hoàng Đạt – 06 : thuyết trình
3. Vũ Quang Huy – 09 : soạn bài phần biểu hiện
4. Trương Quang Hưng – 11 : thực hiện file PowerPoint
5. Nguyễn Anh Minh – 15 : soạn bài phần cách phòng
tranh
6. Kiều Diễm My – 16 : tổng hợp thông tin phần tập san
Word
7. Trần Thanh Nguyên – 21 : tổng hợp thông tin phần
PowerPoint
8. Dương Phạm Hoàng Oanh – 23 : tìm kiếm video
9. Đặng Đức Phát – 24 : soạn bài phần cách điều trị
10. Phạm Ngọc Minh Thư – 31 : soạn bài phần nguyên
nhân
11. Nguyễn Minh Toàn – 34 : xử lí video
12. Đào Thị Thanh Vân – 39 : thực hiện phần tập san

2
MỤC LỤC
Giới thiệu thành viên …………………………………………………2

Dấu hiệu ung thư phổi

Khái niệm ………………………………………………………………..…8

Sàng lọc là gì? Dấu hiệu bệnh ………………………………..…..9

 Ho …………………………………………………………………..11
 Hô hấp …………………………………………………………….13
 Giọng ………………………………………………………………15
 Ngực ……………………………………………………………….18
 Ung thư phổi đã di căn ……………………………………20

Phân loại ………………………………………………………………….21

 Tế bào ung thư phổi lớn …………………………………..21


 Tế bào ung thư phổi nhỏ ………………………………….21

Các hội chứng liên quan đến ung thư phổi ………………23

 Hội chứng Horner …………………………………………….23


3
 Hội chứng tinh mạch ……………………………………….25
 Hội chứng cận ung thư …………………………………….26

Nguyên nhân

Thuốc lá …………………………………………………………………..28

Tia xạ ……………………………………………………………………….31

Môi trường làm việc ………………………………………………..32

Khói bụi ……………………………………………………………………33

Nguyên nhân khác ……………………………………………………35

 Bệnh xơ phổi ……………………………………………………35


 Nhiễm HIV ……………………………………………………….36
 Yếu tố di truyền ……………………………………………….36
 Rượu bia ………………………………………………………….37

Điều trị

Điều trị không tế bào nhỏ ………………………………………..41

4
 Phẫu thuật cắt bỏ khối u …………………………………..41
 Cắt bỏ khối u bằng tần số vô tuyến …………………..43
 Xạ trị …………………………………………………………………43
 Hóa trị ………………………………………………………………45

Điều trị có tế bào nhỏ ………………………………………………46

 Hóa trị ………………………………………………………………46


 Liệu pháp miễn dịch ………………………………………….46
 Xạ trị …………………………………………………………………48

Các di chứng hậu điều trị …………………………………………49

 Phẫu thuật cắt bỏ khối u …………………………………..49


 Loại bỏ bằng sóng siêu âm ………………………………..50
 Xạ trị …………………………………………………………………51
 Hóa trị ………………………………………………………………53
 Phương pháp miễn dịch ……………………………………55

Biện pháp ngừa

Không hút thuốc ………………………………………………………58

5
Tránh hút thuốc thụ động ………………………………………..59

Cẩn trọng ô nhiễm không khí …………………………………..60

Phòng chống ô nhiễm với phóng xạ …………………………62

Ăn uống rau quả, trái cây …………………………………………64

6
DẤU HIỆU
UNG THƯ
PHỔI

7
I. Khái niệm bệnh ung thư phổi:
- Về mặt đơn giản nhất, ung thư phổi là một loại ung
thư bắt đầu ở phổi - một trong những cơ quan quan
trọng của con người. Chức năng phổi được hiểu phổ
biến là hấp thụ O2 khi người hít vào và thải ra CO2
khi thở ra, là nền tảng cho mọi loài trên Trái Đất.

- Thế nên, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Với gần 1/4
triệu người bị mắc bệnh ung thư phổi mỗi năm cùng
với hơn 100.000 người chết do căn bệnh này vào
năm 2021.

=> Vì vậy, phát hiện những triệu chứng liên quan tới
căn bệnh nguy hiểm này được khuyên là cần thiết bởi
các bác sĩ.
8
II. Sàng lọc là gì? Những biểu
hiện thường thấy ở những
người mắc bệnh ung thư phổi:
- Sàng lọc là việc sử dụng các bài kiểm tra hoặc tầm
soát cơ thể để tìm ra bệnh ở những người không có
triệu chứng, rất tốt và cần thiết cho những người
mang nguy cơ cao mắc phải căn bệnh nan y này.

- Về mặt thể xác, những người khác nhau có các triệu


chứng khác nhau đối với căn bệnh được đánh giá
xếp vị trí thứ 2 sau ung thư gan ở nước ta bởi giới y
học Việt Nam.

- Ung thư phổi có thể không tạo ra bất kỳ triệu chứng


đáng chú ý nào trong giai đoạn đầu và nhiều người
không được chẩn đoán cho đến khi bệnh chuyển
sang giai đoạn nặng. Phần lớn có các triệu chứng liên
9
quan đến phổi, với một số người khác bị ung thư
phổi đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể có
các triệu chứng đặc trưng cho bộ phận đó của cơ
thể. Hầu hết những người bị ung thư phổi sẽ không
có triệu chứng cho đến khi ung thư tiến triển.

Các triệu chứng ung thư phổi ở giai đoạn đầu, bao
quát nhất gồm:
o Ho nặng và tình trạng dần trở nên tệ hơn qua
thời gian.
o Tức vùng xung quanh ngực.
o Cảm giác khó thở.
o Giọng bị khàn.

10
1/ Ho:
- Với ho cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp,
thường sẽ hết sau một tuần hoặc đôi lúc sẽ lâu hơn;
nhưng ho dai dẳng, kéo dài có thể là triệu chứng của
ung thư phổi.

- Do vậy, ta phải luôn chú ý đến bất kỳ thay đổi nào


của bệnh ho mãn tính và nếu bản thân ho thường
xuyên hơn, ho sâu hơn, nghe khàn hơn hoặc ho ra
máu hay một lượng chất nhầy bất thường, thì đã đến
thời điểm bạn nên lo ngại hơn về sức khỏe của mình
và tiến hành tầm soát bệnh ung thư.

- Đừng bao giờ xem nhẹ biểu hiện này hay suy nghĩ
đến việc muốn loại bỏ cơn ho cứng đầu, cho dù nó
khô hay tiết dịch nhầy bằng những đơn thuốc tây
thông thường mà không cần đến bệnh viện gặp bác
sĩ chuyên môn!
11
Hãy cảnh giác với một
cơn ho kéo dài !

12
2/ Hô hấp:
- Khó thở - là một trong những biểu hiện dễ nhận biết
của căn bệnh này. Thay đổi nhịp thở là một hiện
tượng có thể xảy ra khi ung thư phổi chặn hoặc thu
hẹp đường thở, dịch nhầy từ khối u phổi tích tụ
trong lồng ngực, thường khiến ta cảm thấy bị hẫng
hoặc hụt hơi.

- Điển hình là việc thấy khó thở sau khi leo cầu thang
hoặc thực hiện các nhiệm vụ mà từng thấy dễ dàng.
Khi đường thở bị co thắt, tắc nghẽn hoặc bị viêm,
phổi của bản thân có thể tạo ra tiếng thở khò khè
hoặc tiếng rít khi thở.

- Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, một số


nguyên nhân lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên, thở
khò khè cũng là một triệu chứng của ung thư phổi,

13
đó là lý do tại sao nó nhận được nhiều sự chú ý từ
phía các y, bác sĩ.

- Đừng nên chủ quan cho rằng thở khò khè chỉ xuất
phát từ những căn bệnh đơn giản như: hen suyễn
hoặc dị ứng. Chúng ta nên đến gặp trực tiếp bác sĩ
chuyên khoa khi phát hiện người thân hay chính bản
thân có triệu chứng này!

14
Luôn thận trọng nếu
cảm thấy việc thở dần
trở nên khó khăn hơn
cho bản thân!

15
3/ Giọng:
- Thông thường, cảm lạnh đơn giản có thể khiến ta
khàn giọng, nhưng nếu triệu chứng này kéo dài hơn
khoảng thời gian mà cảm lạnh thông thường có thể
ảnh hưởng đến ta, có vẻ, “nó” đang muốn cảnh báo
ta về căn bệnh ung thư phổi đã cướp đi rất nhiều
sinh mạng.

- Khàn giọng liên quan đến ung thư phổi có thể xảy ra
khi khối u ảnh hưởng đến dây thần kinh điều khiển
thanh quản.

- Nếu một sự thay đổi đáng kể trong giọng nói của


mình được nhận ra và thông báo bởi những người
xung quanh, rằng giọng nói của ta nghe “có vẻ” trầm
hơn, khàn hơn chất giọng ta vốn có, nó có thể liên
quan tới căn bệnh nan y này.

16
Hết sức cẩn thận khi
cảm thấy sự thay đổi
rõ rệt ở giọng nói!
17
4/ Ngực:
- Ngực là bộ phận chứa cơ quan phổi, thế nên, ung
thư ở cơ quan này có thể gây ra các cơn đau ở ngực,
vai hoặc lưng.

- Khi ung thư phổi gây ra đau ngực, cảm giác khó chịu
có thể do các hạch bạch huyết mở rộng hoặc di căn
đến thành ngực, niêm mạc xung quanh phổi, được
gọi là màng phổi hoặc xương sườn. Cảm giác đau
nhức có thể không liên quan đến ho, nhưng có thể
kéo dài thành đau nhói, âm ỉ, liên tục, ngắt quãng.
Bản thân cũng nên lưu ý xem nó chỉ giới hạn ở một
khu vực cụ thể hay xảy ra trên khắp ngực.

18
Thận trọng với những
cơn đau, tức vùng
xung quanh ngực !

19
5/ Ung thư phổi đã di căn:
- Ung thư phổi đã di căn đến xương, có thể gây ra cơn
đau ở lưng hoặc các vùng khác trên cơ thể. Đau
xương thường sẽ nặng hơn vào ban đêm và cơn đau
thường tăng lên khi ta cử động.

- Nhức đầu có thể là một dấu hiệu quan trọng cho


thấy ung thư phổi đã di căn (lan rộng) đến não. Tuy
nhiên, không phải tất cả các cơn đau đầu đều liên
quan đến di căn tới não.

20
III. Phân loại ung thư:
- Khi tiến hành nghiên cứu và phân loại ung thư, các y,
bác sĩ phân chia ung thư thành 2 loại phổ biến nhất.
Với mỗi loại sẽ có các phương pháp điều trị khác
nhau, bác sĩ sẽ chẩn đoán người bệnh nên nằm trong
khu vực nào, kết hợp với phương pháp điều trị nào
nhằm đạt kết quả tốt nhất.

1/ Tế bào ung thư phổi lớn (Non-small


cell lung cancer):
- Đây là loại ung thư phổ biến nhất. Nó tăng trưởng và
lan truyền chậm hơn so với loại ung thư còn lại.

2/ Tế bào ung thư phổi nhỏ (Small cell


lung cancer):
- Là loại ung thư ác tính, tế bào gây ung thư tăng
trưởng mạnh mẽ và lan truyền với tốc độ nhanh đến
mức khó có thể kiểm soát.
21
- Cả hai loại nêu trên đều có thể được chẩn đoán khi
cơ thể gặp những triệu chứng khác ngoài triệu chứng
đã được đề cập ở phía trên là:
o Chất nhầy có máu.
o Mất vị giác.
o Mặt bị sưng.

22
IV. Các hội chứng khác liên quan
đến ung thư phổi:
- Khi ung thư trở nên nặng hơn thì sẽ nảy sinh các hội
chứng liên quan đến phổi, tiêu biểu là hội chứng
Horner, hội chứng tĩnh mạch và hội chứng cận ung
thư.

1/ Hội chứng Horner:


- Thể quát, các khối u ở phần trên của phổi, được gọi
là khối u Pancoast, có thể gây ra các triệu chứng
bằng cách ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mặt và
mắt của bạn. Các triệu chứng này được gọi chung là
hội chứng Horner, thường được phát hiện qua các
triệu chứng:
o Mí mắt trên bị sụp xuống hoặc bị suy yếu.
o Một đồng tử nhỏ hơn trong mắt bị ảnh hưởng
so với mắt còn lại.

23
o Ít hoặc không đổ mồ hôi ở bên mặt bị ảnh
hưởng so với cả khuôn mặt.
o Cực kỳ đau vai.

24
2/ Hội chứng tĩnh mạch (superior vena
cava syndrome):
- Các khối u ở phía trên bên phải của phổi có thể gây
áp lực lên tĩnh mạch chủ trên, một tĩnh mạch lớn
mang máu từ đầu và cánh tay đến tim. Áp lực có thể
làm cho máu chảy ngược trong tĩnh mạch của bạn,
có thể nhận biết qua:

o Sưng ở mặt, cổ,


cánh tay và phần
trên của ngực, đôi
khi làm cho da của
bạn chuyển sang
màu đỏ xanh.

o Chứng đau đầu.

o Chóng mặt hoặc mất tỉnh táo.

25
3/ Hội chứng cận ung thư:
- Một số bệnh ung thư phổi tạo ra các hormone di
chuyển qua máu đến các cơ quan và mô ở xa, gây ra
các vấn đề được gọi là hội chứng cận ung thư. Các
hội chứng này phổ biến hơn với tế bào ung thư phổi
nhỏ, có thể là những triệu chứng đầu tiên của bệnh
ung thư phổi, thường biểu hiện qua:
o Mệt mỏi, yếu cơ và buồn nôn.
o Tăng cân, buồn ngủ và huyết áp cao.
o Các cơ xung quanh cơ thể hông có thể bị
suy yếu, gây khó khăn cho việc đứng từ
một vị trí ngồi.

26
27
- Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân tác động
gây nên bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế
độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao
động, nhiễm độc nước, không khí và nếp sống thiếu
vệ sinh… Đặc biệt khi có nhiều yếu tố phối hợp với
nhau, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

I. Thuốc lá:
- Trong khói thuốc lá có khoảng 4000 hoạt chất gây
độc hại cho cơ thể, đặc biệt chứa hydrocacbon thơm
3-4 benzopyren. Các tác nhân ung thư trong khói
thuốc lá tương tác với các DNA và thúc đẩy các đột
biến gen trong tế bào phổi dẫn đến hình thành ung
thư.

- Là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi, kết
quả từ nhiều cuộc khảo sát cho thấy, nguy cơ mắc
ung thư phổi của những người có thói quen hút

28
thuốc lá cao gấp 10 lần so với những người không
hút thuốc.

- Đối với những người đã dừng hút thuốc, nguy cơ


mắc ung thư phổi vẫn tăng theo độ tuổi với tốc độ
cao hơn những người chưa bao giờ hút thuốc.

- Bên cạnh đó, khói thuốc vẫn có thể gây ảnh hưởng
trong phạm vi 7-10m. Do đó, có những bệnh nhân
được chẩn đoán mắc ung thư phổi mặc dù họ không
hút thuốc, mà chỉ tiếp xúc với lượng khói thuốc đáng
kể (hay còn được gọi là hút thuốc lá thụ động - hít
phải khói thuốc lá trong thời gian dài).

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi,


nhiều nghiên cứu đã chỉ ra 90% bệnh nhân ung thư
phổi là do hút thuốc lá

29
30
II. Tia xạ:
- Những người đã từng tiếp xúc, phơi nhiễm phóng xạ
mang nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn những
người chưa từng tiếp xúc với phóng xạ. Như là, các
bệnh nhân làm việc trong các mỏ Uranium, Fluorspar
và Hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít
thở không khí có chứa khí Radon.

- Nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi ở


những người không hút thuốc là tiếp xúc với khí
Radon. Khí Radon xuất hiện tự nhiên ngoài trời với
số lượng vô hại, nhưng đôi khi, nó sẽ tập trung với
lượng cao hơn thông thường ở những ngôi nhà được
xây dựng trên đất với các mỏ Uranium tự nhiên. Các
nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư
phổi thường cao hơn ở những người đã sống lâu
năm trong một căn nhà bị ô nhiễm Radon.

31
- Xạ trị: Liệu pháp xạ trị vào ngực có thể được sử dụng
để điều trị một số bệnh ung thư (như ung thư vú và
ung thư hạch biểu hiện tại trung thất). Xạ trị sử dụng
tia X, tia Gamma hoặc các loại phóng xạ khác có thể
làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Liều lượng phóng xạ
nhận được càng cao, nguy cơ mắc bệnh ung thư
càng cao.

III. Môi trường làm việc:


- Chất sinh ung thư Asbestos trong một vài loại nghề
nghiệp (ví dụ như nghề mài má phanh xe) là yếu tố
nguy cơ mắc ung thư phổi.

32
- Công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp
xúc Amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa,
trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí
than, bức xạ ion hoá và hydrocarbon thơm đa vòng
cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

IV. Khói bụi:


- Trên đường phố, ta sẽ phải tiếp xúc và hít vào một số
lượng lớn bụi khói xe, trong số khói bụi đó (đặc biệt
là khí thải cơ giới) sẽ có những chất độc có hại có thể
gây ra bệnh ung thư phổi do những chất thải công
nghiệp, chất thải từ động cơ ô tô, xe máy xả vào
không khí, chất đốt trong gia đình như bếp ga, than
củi.

33
( sản xuất gang thép )

( lò hồ quang )

34
V. Một số nguyên nhân khác:
1/ Bệnh xơ phổi:
- Bệnh xơ phổi là tình trạng các mô trong phổi bị tổn
thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và
tạo thành sẹo ở phổi. Là bệnh thường gặp ở người
lớn tuổi, đặc biệt trong khoảng 50-70 tuổi.

35
- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ ung thư phổi
tăng khoảng 7 lần ở những bệnh nhân xơ phổi và
dường như không phụ thuộc vào việc hút thuốc

2/ Nhiễm HIV:
- Người bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người
(HIV) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, thường
gấp đôi so với những người không bị nhiễm bệnh vì
tỷ lệ hút thuốc ở những người nhiễm HIV cao hơn ở
những người không nhiễm HIV.

3/ Yếu tố di truyền:
- Những người có người thân bị ung thư phổi có thể
mang nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp đôi so với
những người không có người thân bị ung thư phổi.

36
- Bởi vì hút thuốc lá có xu hướng tăng trong các gia
đình và các thành viên gia đình tiếp xúc với khói
thuốc lá, thật khó để biết liệu nguy cơ ung thư phổi
gia tăng là từ tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi
hay do tiếp xúc với khói thuốc lá. Hiện tại yếu tố di
truyền của ung thư phổi vẫn đang được giới y học
nghiên cứu.

4/ Rượu, bia:
- Những người uống rượu, kèm theo hút thuốc có thể
làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Rượu cũng làm
tăng khả năng hấp thụ các chất gây ung thư vào cơ
thể như hút thuốc lá, kích thích cơ thể sản sinh ra các
phân tử có hoạt tính cao gây tổn hại các tế bào DNA,
và từ đó dẫn đến ung thư.

- Khoảng 5% lượng cồn trong máu sẽ nhanh chóng


khuếch tán vào trong các phế nang, tại đây, dung

37
dịch cồn sẽ được làm ấm và bị chuyển thành dạng
hơi mà khi chúng ta thở ra, các phân tử hơi này sẽ là
tiêu chí để đo lượng cồn trong hơi thở. Nếu uống
rượu trong một thời gian dài, chất cồn sẽ làm mất đi
chất chống oxy hóa quan trọng trong phổi, từ đó
phổi bị tổn thương vĩnh viễn. Vì thế người nghiện
rượu rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm như viêm phổi
cũng như các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác.

38
ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ
PHỔI

39
- Phương pháp chữa trị cho ung thư phổi phụ thuộc
vào nhiều yếu tố:
o Loại ung thư: Ung thư phổi không tế bào
nhỏ (Non-small-cell lung carcinoma) hay
Ung thư phổi có tế bào nhỏ (Small-cell lung
carcinoma).
o Thể trạng của bệnh nhân.
o Nếu ung thư đã di căn thì đã di căn đến cơ
quan nào trong cơ thể.

- Các phương pháp điều trị thông thường sẽ bao gồm


việc chăm sóc giảm đau (Palliative Care) , phẫu thuật
cắt bỏ khối u , hóa trị và xạ trị hoặc là đôi lúc có chỉ
định bỏ thuốc lá và tập thể dục.

40
I. Điều trị ung thư phổi không tế
bào nhỏ:
1/ Phẫu Thuật cắt bỏ khối u:
- Đây có thể là lựa chọn cho NSCLC (Non-small-cell
lung carcinoma) giai đoạn đầu. Đây là phương pháp
điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất nhưng phẫu thuật
cắt bỏ là là quá trình phẫu thuật phức tạp và có thể
lại di chứng tồi tệ.

- Nhiều loại phẫu thuật có thể được dùng để điều


trị ,cách thức chung thường là gây hôn mê sâu và tạo
1 vết cắt lớn trên ngực hoặc sau lưng:
o Cắt bỏ thùy: Phổi được tạo thành từ 5 thùy (3
bên phải và 2 bên trái). Ở đây toàn bộ thùy
chứa (các) khối u được loại bỏ. Nếu phương
pháp này khả quan với bệnh nhân thì đây là
lựa chọn ưu tiên của các y, bác sĩ.

41
o Cắt đoạn hoặc cắt bỏ sụn chêm: Ở đây chỉ một
phần thùy sẽ được loại bỏ. Phương pháp này
có thể được áp dụng nếu một người không có
đủ khả năng thực hiện các phương pháp trên.
o Pneumonectomy (Cắt bỏ phổi): Phẫu thuật
loại bỏ hoàn toàn phổi khi mà các khối u quá
gần trung tâm ngực.

42
2/ Cắt bỏ khối u bằng tần số vô tuyến:
- Được sử dụng đối với một số người có khối u phổi
nhỏ, gần rìa ngoài của phổi hoặc nếu họ không thể
chịu được phẫu thuật.

- Cách thức thực hiện: một đầu dò mỏng như kim


được đưa qua da và di chuyển vào cho đến khi đầu
dò nằm trong khối u. Khi đầu dò đã vào đúng vị trí,
một dòng điện chạy qua đầu dò, làm nóng khối u và
tiêu diệt các tế bào ung thư.

3/ Xạ Trị:
- Xạ trị là dùng các tia hoặc là các hạt năng lượng cao
để bắn phá tế bào ung thư. Có 2 loại chính:
o Xạ trị ngoài:
 Phương thức điều trị này giống như chụp X-
quang, nhưng liều bức xạ mạnh hơn và không
gây đau đớn.
43
 Cách thức thực hiện: tập trung bức xạ từ bên
ngoài cơ thể vào tế bào gây ung thư. Mỗi lần
điều trị chỉ kéo dài vài phút.

o Xạ trị trong:
 Thường được sử dụng để thu nhỏ các khối u
trong đường thở nhằm làm giảm các triệu
chứng.
 Cách thức thực hiện: bác sĩ đặt một nguồn
nhỏ chất phóng xạ (thường ở dạng viên nhỏ)
trực tiếp vào khối u. Bức xạ chỉ truyền đi một
khoảng cách ngắn từ nguồn, hạn chế ảnh
hưởng đến các mô xung quanh. Nguồn bức xạ
thường được loại bỏ sau một thời gian ngắn.

44
4/ Hóa trị:
- Là điều trị bằng thuốc chống ung thư, có thể được
tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống.

- Hóa trị có thể được khuyến nghị trong các trường


hợp khác nhau:
o Trước khi phẫu thuật:Có thể sử dụng hóa trị bổ
trợ (đôi khi cùng với xạ trị) để cố gắng thu nhỏ
khối u để loại bỏ nó bằng một cuộc phẫu thuật ít
mở rộng hơn.
o Sau phẫu thuật:Hóa trị bổ trợ có thể được sử
dụng (đôi khi kết hợp với xạ trị) để cố gắng tiêu
diệt bất kỳ tế bào ung thư nào có thể còn sót lại
hoặc đã di căn nhưng không thể nhìn thấy ngay
cả khi xét nghiệm hình ảnh.

45
II. Điều trị ung thư phổi có tế bào
nhỏ:
1/ Hóa trị:
- Là điều trị bằng thuốc chống ung thư có thể được
tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống.

- Thường là một phần của phương pháp điều trị ung


thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Điều này là do SCLC
thường đã lan rộng vào thời điểm nó được phát
hiện, vì vậy các phương pháp điều trị khác như phẫu
thuật hoặc xạ trị sẽ không tiếp cận được tất cả các
vùng ung thư.

2. Liệu pháp miễn dịch:


- Liệu pháp miễn dịch là việc sử dụng các loại thuốc để
kích thích hệ thống miễn dịch của chính một người

46
để nó nhận ra và tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu
quả hơn. Được sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch.

- Cách thức thực hiện: sử dụng thuốc ức chế điểm


kiểm dịch

LƯU Ý: Một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch


là khả năng nhận biết các tế bào bình thường tránh
tiêu diệt nhầm. Chúng sử dụng “Điểm kiểm miễn
dịch” hay là các protein đặc biệt để cho hệ miễn dịch
có thể nhận biết được đây là tế bào cơ thể. Các tế bào
ung thư có thể sử dụng những thứ đó để tránh bị tiêu
diệt bởi hệ miễn dịch. Nhưng thuốc trên có thể phát
hiện được chúng.

47
3/ Xạ Trị:
- Để điều trị khối u và các hạch bạch huyết ở ngực.
Trong SCLC giai đoạn hạn chế, nó có thể được sử
dụng cùng lúc với hóa trị. Loại xạ trị thường được sử
dụng để điều trị SCLC là xạ trị ngoài - một máy bên
ngoài cơ thể tập trung bức xạ vào khối ung thư.

- Ngoài ra còn có các kĩ thuật xạ trị ngoài mới hơn


mang lại độ chính xác làm giảm nguy cơ xâm lấn đến
các mô khỏe lân cận, bao gồm:
o Xạ trị khung hình ba chiều (3D-CRT): sử dụng
máy tính đặc biệt để lập bản đồ chính xác vị trí
của (các) khối u. Các chùm bức xạ được định
hình và nhắm vào (các) khối u từ nhiều hướng.
o Xạ trị điều biến cường độ (IMRT): là một hình
thức trị liệu 3D tiên tiến. Các chùm tia có thể
được định hình và nhắm vào khối u từ nhiều góc
độ. Kỹ thuật này được sử dụng thường xuyên

48
nhất nếu các khối u ở gần các cấu trúc quan
trọng như tủy sống.
o Xạ trị toàn thân lập thể (SBRT): thường được sử
dụng nhất để điều trị SCLC giai đoạn đầu. Nó
cũng có thể được xem xét đối với các khối u đã
hạn chế lây lan sang các bộ phận khác của cơ
thể, chẳng hạn như não.

III. Các di chứng hậu điều trị:


1/ Phẫu thuật cắt bỏ khối u:
- Vì đây là cuộc đại phẫu nên thường có những di
chứng sau phẫu thuật.
o Các biến chứng thường gồm việc phản ứng với
thuốc mê, chảy máu nhiều, nghẽn máu ở chân
hoặc phổi, nhiễm trùng vết thương hoặc viêm
phổi và có khi tử vong do phẫu thuật thất bại.
o Hồi phục sau phẫu thuật tốn khoảng từ vài tuần
đến tháng, tùy vào kĩ thuật phẫu thuật khác
49
nhau mà bệnh nhân có thể trải qua những đau
đớn khác nhau. Việc hoạt động bình thường trở
lại nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình trạng
phổi của bệnh nhân khi điều trị.

2/ Loại bỏ bằng sóng siêu âm:


- Cảm thấy đốt hoặc quá mẫn cảm tại chỗ tiêm; tê
hoặc ngứa ran tại chỗ tiêm.

- Phản ứng dị ứng với thuốc gây tê được sử dụng để


làm tê da.
50
- Tổn thương các mạch máu và dây thần kinh xung
quanh trong quá trình đâm kim dẫn đến chảy máu
quá nhiều hoặc tổn thương thần kinh không hồi phục
dẫn đến việc gây tê và ngứa ran lâu dài.

=> Các triệu chứng thường không nghiêm trọng


nhưng nó có thể gây khó chịu và phiền hà cho bệnh
nhân.

3/ Xạ Trị:
- Các triệu chứng thường phụ thuộc vào nơi mà phóng
xạ nhắm vào, thường là:
o Mệt mỏi, buồn nôn và ói mửa.
o Chán ăn và sụt cân.
o Thay đổi da ở khu vực được điều trị, có thể từ
đỏ nhẹ đến phồng rộp và bong tróc.
o Rụng tóc do bức xạ xâm nhập vào cơ thể.

51
o Thường thì những biểu hiện này sẽ biến mất
sau khi điều trị. Khi xạ trị cùng với hóa trị, các
tác dụng phụ có thể tồi tệ hơn.

- Xạ trị vào ngực: có thể làm hỏng phổi của bạn, gây ra
ho và khó thở. Những triệu chứng này thường cải
thiện sau khi điều trị kết thúc. Thực quản của bạn, ở
giữa ngực, có thể tiếp xúc với bức xạ, có thể gây đau
họng và khó nuốt trong quá trình điều trị.

=> Kết quả của việc xạ trị có thể dẫn đến việc hình
thành một loại ung thư khác sau khi điều trị.

52
4/ Hóa trị:
- Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều lượng thuốc và thời
gian chúng được sử dụng, các di chứng thường xuất
hiện là:
o Rụng tóc.
o Lở miệng.
o Chán ăn hoặc thay đổi cân nặng.
o Buồn nôn và ói mửa.
o Tiêu chảy hoặc táo bón.

- Các chất hóa học có thể ảnh hưởng đến các tế bào
tạo máu của xương và có thể dẫn đến:
o Tăng khả năng nhiễm trùng (do số lượng bạch
cầu thấp).
o Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (do số lượng
tiểu cầu trong máu thấp).
o Mệt mỏi (do số lượng tế bào hồng cầu thấp).

53
- Một số loại thuốc có thể có các tác dụng phụ, ví dụ
các loại thuốc như cisplatin, vinorelbine, docetaxel,
hoặc paclitaxel có thể gây tổn thương thần kinh
(bệnh thần kinh ngoại vi). Điều này đôi khi có thể dẫn
đến các triệu chứng (chủ yếu ở bàn tay và bàn chân)
như đau, bỏng rát hoặc cảm giác ngứa ran, nhạy cảm
với lạnh hoặc suy nhược.
=> Có thể dẫn đến nguy cơ hình thành ung thư mới
sau điều trị.

54
5/ Phương pháp miễn dịch:
- Tác dụng phụ phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng,
nhưng các triệu chứng chung thường là:
o Mệt mỏi, tiêu chảy, phát ban da và ngứa.
o Phản ứng truyền dịch giống như một phản
ứng dị ứng và có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, đỏ
bừng mặt, phát ban, ngứa da, cảm thấy chóng
mặt, thở khò khè và khó thở.

=> Với phương pháp điều trị này có thể làm cho hệ
miễn dịch tấn công các bộ phận khác của cơ thể như
nội tạng, da, mắt. Ở một số bệnh nhân điều này có
thể ảnh hưởng đến tính mạng.

55
!!!!LƯU Ý!!!!
UNG THƯ VẪN CÓ
KHẢ NĂNG TÁI PHÁT
SAU KHI ĐIỀU TRỊ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHẪU THUẬT, XẠ TRỊ
VÀ HÓA TRỊ.

56
57
I. Không hút thuốc:
- Hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với
ung thư phổi. Những người hút thuốc có nguy cơ
mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với những người
không hút thuốc. Do đó, nếu bạn chưa bao giờ hút
thuốc, đừng bao giờ thử. Còn với bản thân những
người đang hút thuốc, nên tập bỏ thuốc từ bây giờ.

58
II. Tránh hút thuốc thụ động:
- Hút thuốc lá thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ
ung thư phổi. Những người hít phải khói thuốc lá
cũng tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư tương tự
như những người hút thuốc, mặc dù với số lượng
nhỏ hơn.

- Nếu bạn sống hoặc làm việc với người hút thuốc, hãy
khuyên họ bỏ thuốc lá. Hoặc ít nhất, hãy yêu cầu họ
hút thuốc bên ngoài hoặc chủ động tránh xa. Bên
cạnh đó, hãy hạn chế đến các khu vực nơi mọi người
hút thuốc.

59
III. Cẩn trọng trước ô nhiễm không
khí:
- Bạn cần có những biện pháp để loại bỏ hoặc giảm
thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm lên bản thân như sau:
o Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các
nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức
khỏe khi ô nhiễm môi trường.
o Từ bỏ và tránh xa khói thuốc lá.
o Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng do cơ
quan chức năng chứng nhận.
o Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn
dẹp thông thoáng môi trường sống.

60
o Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các
dịp lễ.
o Người dân ngoại thành không nên đốt rơm rạ
khiến bầu không khí thêm ngột ngạt và ô nhiễm
nặng nề hơn.
o Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp điện,
bếp từ) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong.
o Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ.
o Trồng thêm cây xanh góp phần bảo vệ môi trường
trong lành.

61
IV. Phòng chống các yếu tố gây
ung thư phổi khác như phơi
nhiễm với phóng xạ:
- Bạn cần hạn chế tiếp xúc với các chất như: Amiăng,
Asen, Crom, Niken, Cadmium, Bồ hóng,…

- Những chất này có thể gây ung thư phổi với những
người tiếp xúc với chúng tại nơi làm việc. Khi mức độ
tiếp xúc với các chất này tăng lên, nguy cơ ung thư
phổi cũng tăng theo. Nguy cơ ung thư phổi thậm chí
còn cao hơn ở những người hút thuốc. Những làm
việc trong các môi trường đó cần có các biện pháp
bảo hộ hợp lý và vệ sinh bản thân thật cẩn thận,
thường xuyên. Với những người sống gần các khu
vực đó cũng cần phải vệ sinh kỹ càng, chọn lựa thực
phẩm và rửa sạch chúng kỹ lưỡng hơn.

62
63
V. Có một chế độ ăn uống lành
mạnh, bổ sung nhiều trái cây,
rau quả:
- Một số nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều
trái cây hoặc rau quả có nguy cơ mắc ung thư phổi
thấp hơn so với những người ăn lượng thấp. Chọn
một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây
và rau quả sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Việc
có một chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa
hoặc giảm thiểu các nguy cơ của ung thư tái phát,
ung thư thứ phát hoặc các loại bệnh mãn tính khác
vẫn còn trong giai đoạn đầu. Kết quả từ những
nghiên cứu dân số gần đây chỉ rằng việc duy trì cân
nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và
tham gia hoạt động thể dục thường xuyên mang lại
rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư.

64
65
Ở ĐÂY CHÍNH LÀ KẾT
THÚC CỦA TẬP SAN NÀY !
!!
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ
XEM ! ! !
__________🤍__________

66

You might also like