You are on page 1of 1

Vấn đề còn tồn tại trong dạy học Ngữ Văn

- Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng
việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại
hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu
truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi
nhớ và biết nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ
động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết,
cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến
việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho học sinh
hướng tích cực chủ động để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được
giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết (ham nói). Điều này cũng do một
phần vì giáo viên sợ “cháy” giáo án (Giáo viên hỏi nhưng học sinh không trả lời
được hoặc học sinh vẫn phát biểu nhưng chưa ra vấn đề, cho nên giáo viên làm
thay).
- Tuy nhiên, vẫn còn những GV thật sự tâm huyết với nghề, mong muốn đem
lại cho HS những kiến thức, những bài thơ, áng văn mà mình tâm đắc. Bên cạnh
đó cũng có giáo viên đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động
lực để trau dồi chuyên môn, tạo sức ỳ lớn trong tư duy đổi mới, cải tiến phương
pháp giảng dạy.
 Biện pháp:
- Triển khai hiệu quả hướng dẫn của Bộ GD&ĐT sẽ khắc phục tình trạng
dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn
mẫu. Hình thành cho học sinh cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận,
đọc hiểu đến cách thức tạo lập văn bản và nghe - nói. Thực hành, luyện
tập, vận dụng nhiều kiểu văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường,
các em tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống.
- Giáo viên phải hội đủ điều kiện về kiến thức, năng lực giảng dạy, lòng
nhiệt huyết, yêu nghề, không ngừng tự học và sáng tạo. Không có phương
pháp vạn năng áp dụng tốt như nhau cho tất cả học sinh. Bởi vậy chỉ có
thể áp dụng một số phương pháp phù hợp xuất phát từ đặc điểm bộ môn
Ngữ văn (Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, tập làm văn) để giúp trò học tập
hiệu quả. Cần khuyến khích học sinh đọc sách, tài liệu nhưng phải dùng
đúng, xem nó như một công cụ, tuyệt đối không để lệ thuộc sách tham
khảo.
- Thầy cô hãy chú trọng “dạy cách” (cách đọc sách, suy luận để tìm tòi và
phát hiện kiến thức mới…), từ chủ yếu quan tâm học sinh “học cái gì”
chuyển sang quan tâm “học như thế nào”. Thầy cô đồng thời là người
truyền cảm hứng giúp học trò có tinh thần thoải mái, hứng thú học tập.

You might also like