You are on page 1of 45

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ

TIỂU LUẬN

TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ THIẾT BỊ LÀM ĐẤT CHO


CÂY RAU HÚNG QUẾ

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN CHÍ THÀNH 18118135


VÕ THANH TÙNG 18118179
VŨ NGỌC TUYÊN 18118181
NGÔ VĂN VIẾT 18118182
TÔ ĐỨC VINH 18118184
PHAN LÝ KIM VŨ 18118188
Ngành: CƠ KHÍ NÔNG LÂM
Niên khóa: 2021-2022
GVHD: ThS. PHẠM DUY LAM

Tp.HCM, Tháng 02 năm 2022


TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ THIẾT BỊ LÀM ĐẤT CHO
CÂY RAU HÚNG QUẾ

Tác giả

NGUYỄN CHÍ THÀNH


VÕ THANH TÙNG
VŨ NGỌC TUYÊN
NGÔ VĂN VIẾT
TÔ ĐỨC VINH
PHAN LÝ KIM VŨ

Giáo viên hướng dẫn

ThS. PHẠM DUY LAM

Tp.HCM, Tháng 02 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tiểu luận chúng em
luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và sự giúp đỡ tận tình của các
thầy, cô giáo trong Khoa Cơ khí – Công nghệ cùng với sự giúp đỡ động
viên của bạn bè.

Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
Khoa Cơ khí – Công nghệ, các thầy cô giảng dạy hướng dẫn chúng em
trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới thầy ThS. Phạm Duy Lam đã giúp đỡ chúng
em tận tình và trực tiếp hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.

Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những khiếm
khuyết và thiếu sót. Chúng Em kính mong Quý thầy cô, gia đình, bạn bè
có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện đề tài


Nguyễn Chí Thành
Võ Thanh Tùng
Vũ Ngọc Tuyên
Ngô Văn Viết
Tô Đức Vinh
Phan Lý Kim Vũ
TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu quy trình và thiết bị làm đất cho cây
rau húng quế” được tiến hành tại trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 25 tháng 01 năm 2022 đến ngày 14 tháng
02 năm 2022.

- Tìm hiểu tổng quan về đặc tính, yêu cầu kĩ thuật nông học của cây rau
húng quế.

- Tìm hiểu quy trình làm đất chung cho các loại cây rau đặc biệt là cây
rau húng quế.

- Tìm hiểu một số máy làm đất có trên thị trường Việt Nam và trên thế
giới.

- Tìm hiểu, phân tích và lựa chọn máy làm đất phù hợp với yêu cầu
nông học và yêu cầu kĩ thuật của cây rau húng quế.

Kết quả thực hiện:

- Tìm hiểu được các đặc tính, yêu cầu nông học cây rau húng quế.

- Tìm hiểu được quy trình làm đất trồng.

- Tìm hiểu được một số loại máy làm đất trồng hiện nay.

- Đã lựa chọn được máy phù hợp làm đất trồng cây rau húng quế trên
luống.
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................i

TÓM TẮT......................................................................................................................ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................vii

Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................3

2.1 Nông nghiệp hữu cơ.............................................................................................3

2.1.1 Khái niệm......................................................................................................3

2.1.2 Lợi ích của nông nghiệp hữu cơ...................................................................3

2.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam....................................3

2.2 Sơ lược về cây rau húng quế................................................................................4

2.2.1 Nguồn gốc của húng quế..............................................................................4

2.2.2 Đặc điểm sinh học của húng quế..................................................................5

2.2.3 Phân loại........................................................................................................5

2.3 Cơ lí tính của đất trồng........................................................................................5

2.3.1 Khối lượng....................................................................................................5

2.3.2 Độ ẩm............................................................................................................6

2.3.3 Độ chặt..........................................................................................................6

2.3.4 Hệ số ma sát..................................................................................................7

2.3.5 Thành phần cơ học của đất...........................................................................8

2.4 Một số yêu cầu kỹ thuật.......................................................................................8

2.4.1 Thời vụ trồng................................................................................................8

2.4.2 Yêu cầu kỹ thuật nông học khâu làm đất......................................................8


2.4.3 Kỹ thuật trồng...............................................................................................9

2.4.4 Yêu cầu kỹ thuật của máy làm đất................................................................9

2.5 Quy trình làm đất trồng cây rau húng quế.........................................................10

2.5.1 Trên luống...................................................................................................10

2.5.2 Trên khay....................................................................................................11

2.6 Sơ lược về các loại máy làm đất........................................................................13

2.6.1 Trong nước..................................................................................................13

2.6.2 Trên thế giới................................................................................................17

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................20

3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện.........................................................................20

3.1.1 Địa điểm thực hiện..........................................................................................20

3.1.2 Thời gian thực hiện..........................................................................................20

3.2 Nội dung nghiên cứu..........................................................................................20

3.2.1 Nông nghiệp hữu cơ........................................................................................20

3.2.2 Quy trình làm đất trồng...................................................................................20

3.2.3 Nghiên cứu một số thiết bị và máy móc phục vụ cho việc làm đất.................20

3.2.4 Một số khái niệm cơ bản.................................................................................20

3.3 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết....................................................................21

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................22

4.1 Các yêu cầu về luống trồng...............................................................................22

4.2 Lựa chọn máy....................................................................................................22

4.3 Sơ đồ cấu tạo của máy.......................................................................................23

4.4 Các chi tiết bộ phận của máy.............................................................................24

4.4.1 Tay điều khiển.................................................................................................24

4.4.2 Tấm chắn........................................................................................................25

4.4.3 Lưỡi phay.........................................................................................................26


4.4.4 Trục lắp lưỡi phay (trống phay).......................................................................27

4.4.5 Bình lọc ướt.....................................................................................................27

4.4.6 Thanh đỡ máy..................................................................................................28

4.4.7 Thiết bị tạo luống.............................................................................................28

4.5 Những lưu ý khi vận hành máy.........................................................................29

4.6 Nhận xét và đánh giá máy xới đất mini oshima XDX1-T.................................30

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................32

5.1 Kết luận..............................................................................................................32

5.2 Đề nghị...............................................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................33

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


PTNN: Phát triển nông thôn
NN&PTNT: Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
BVTV: Bảo vệ thực vật
IPM: Integrated Pests Management – chương trình quàn lí dịch hại tổng hợp

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2. 1. Phân loại húng quế.........................................................................................5
Hình 2. 2. Dụng cụ đo độ chặt.........................................................................................7
Hình 2. 3. Kích thước luống trồng rau húng quế...........................................................10
Hình 2. 4. Khay ươm hạt rau húng quế.........................................................................11
Hình 2. 5. Trộn đất trồng cây........................................................................................12
Hình 2. 7. Dàn máy phay đất.........................................................................................13
Hình 2. 8. Sơ đồ cấu tạo máy phay................................................................................14
Hình 2. 9. Sơ đồ truyền động máy phay........................................................................15
Hình 2. 10. Máy kéo Bông Sen BS25PL (lắp phay lồng).............................................16
Hình 2. 11. Máy tạo rãnh Mitsubishi Nhật Bản TL655................................................17
Hình 2. 12. Máy Kachita Model JP178MT...................................................................18
Hình 4. 1. Máy xới đất Oshima XDX1 – T...................................................................23
Hình 4. 2. Sơ đồ cấu tạo máy Oshima XDX1 – T.........................................................23
Hình 4. 3. Tay điều khiển..............................................................................................24
Hình 4. 4. Cấu tạo tay điều khiển..................................................................................25
Hình 4. 5. Tấm chắn......................................................................................................26
Hình 4. 6. Lưỡi phay ....................................................................................................27
Hình 4. 7. Trục lắp lưỡi phay (trống phay)...................................................................27
Hình 4. 8. Bình lọc ướt..................................................................................................28
Hình 4. 9. Thanh đỡ máy...............................................................................................28
Hình 4. 10. Thiết bị tạo luống trồng rau húng quế........................................................29
Chương 1
MỞ ĐẦU

Húng quế (Ocimum basilicum L.) là loại cây trồng quen thuộc đối với
người dân Việt Nam cũng như trên thế giới, nó không những được sử
dụng làm gia vị trong các bữa ăn mà còn làm nguyên liệu để chưng cất
tinh dầu, sản xuất mỹ phẩm, dùng trong y học. Ở Việt Nam, rau húng quế
được trồng với quy mô nhỏ rải rác ở các tỉnh như Cần Thơ, Bến Tre,
Nghệ An, Hà Nội,... Người dân chủ yếu trồng theo kinh nghiệm, tập
quán canh tác tại địa phương là chính. Vì thế diện tích gieo trồng cũng
như sản lượng húng quế hằng năm chưa được thống kê.

Ngày nay, nhiều nông dân đã nhận thấy tiềm năng của cây rau húng
quế có thể mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình, nhiều người dân tại
các tỉnh thành đã bắt đầu trồng rau húng quế với quy mô lớn hơn khoảng
vài hecta. Tuy nhiên, để cây rau húng quế phát triển tốt cho ra năng suất
cao thì khâu làm đất trồng là một trong những khâu quan trọng.

Chính vì vậy đề tài: “Tìm hiểu quy trình và thiết bị làm đất cho cây
rau húng quế” là rất cần thiết. Đề tài xoay quanh những nội dung chính
sau:

- Giới thiệu về nông nghiệp hữu cơ và mô hình nông nghiệp hữu cơ cho cây
rau húng quế.

- Tìm hiểu tổng quan về các đặc tính của cây rau húng quế.

- Tìm hiểu về các yêu cầu nông học, yêu cầu kĩ thuật của cây rau húng quế.

- Tìm hiểu về quy trình làm đất trước khi trồng.

- Tham khảo và tìm hiểu một số loại thiết bị, máy móc làm đất phổ biến
hiện nay.
- Phân tích, đánh giá và chọn ra thiết bị, máy móc phù hợp với việc làm đất
trồng cây rau húng quế trên luống.
Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Nông nghiệp hữu cơ


2.1.1 Khái niệm
Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn
việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây
trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc.
Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất
của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
2.1.2 Lợi ích của nông nghiệp hữu cơ
Canh tác thông thường sẽ làm đất trở nên cằn cõi, khó kiểm soát được sâu bệnh,
ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như động vật sống xung quanh.
Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ
sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực
tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản
xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao… Ngoài ra,
nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng
cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ
cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại
vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,…
2.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ
nhất là trong nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất và chế biến nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm nông sản Việt Nam kém
cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, nhiều loại sản phẩm chưa đạt vệ sinh an toàn thực
phẩm. Hiện nay trên thị trường nội địa, người tiêu dùng không thể phân biệt được sản
phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm không an toàn, sự không minh bạch của
sản phẩm không an toàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của mọi người
Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước hai thách thức vô cùng to lớn. Đó là an
toàn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu. Nếu biến đổi khí hậu chỉ có thể đẩy Việt
Nam vào tình thế phải triển khai nhanh một nền nông nghiệp chống biến đổi khí hậu
mà cốt lõi là thay đổi cơ cấu cây trồng và phương pháp canh tác thích hợp với tình
hình mới vì hạn, mặn, nóng, lạnh, lũ lụt, bão tố… thì thực phẩm không an toàn sẽ
mang đến cho đất nước nhiều hệ lụy trầm trọng hơn vì đây là nguyên nhân phá hủy
môi trường, đầu độc dân tộc, và di căn truyền đời cho sức khỏe của nhiều thế hệ con
cháu mai sau.
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến nay, diện tích canh tác hữu cơ tại Việt Nam tăng
từ 53.350 ha năm 2016 lên khoảng 237.693 ha năm 2019. Cả nước có 46/63 tỉnh thành
đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ. Số nông dân tham gia sản xuất hữu
cơ là 17.168 người.
Một số tỉnh phía Nam đã và đang triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp
hữu cơ (điều, khóm, xoài…) để cung cấp cho các nhà nhập khẩu sản phẩm hữu cơ
phục vụ thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường là mục tiêu hướng tới trong tương
lai. Nông nghiệp hữu cơ khai thác tổng hợp tất cả các yếu tố tự nhiên sẵn có của khu
vực sản xuất: độ phì sẵn có của đất là yếu tố cơ bản của hệ thống trồng trọt, sử dụng
các nguồn gen, giống cây trồng địa phương là chính để phát huy tính thích nghi, thích
hợp và ổn định của nông nghiệp bền vững, khai thác hợp lý nguồn nước, thời vụ gieo
trồng và các nguồn phân hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ hạn chế tối đa việc sử dụng các
hóa chất gây độc hại cho cây trồng và môi trường sống như các loại phân hóa học,
thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng, tăng trọng, hóa chất dùng để
bảo quản, … Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng gần giống với sản phẩm của
thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe con người, mùi vị thơm ngon.

2.2 Sơ lược về cây rau húng quế.


2.2.1 Nguồn gốc của húng quế
Húng quế (Ocimum basilicum L.) còn có tên gọi khác là húng giổi, rau é, é tía,
é quế hoặc hương thái, thuộc chi Ocimum. Chi Ocimum có nguồn gốc và rất đa dạng ở
châu Phi. Trong tự nhiên, húng quế được phân bố chủ yếu ở châu Á, châu Phi và mọc
hoang dã ở châu Đại Dương. Húng quế được mang từ Ấn Độ qua Trung Đông vào thế
kỷ 16 và sau đó đến Châu Âu vào thế kỷ 17.
2.2.2 Đặc điểm sinh học của húng quế
Húng quế là cây ưa sáng, chịu được nắng nóng và khô hạn. Chúng ưa đất ẩm
nhưng thoát nước. Nhiệt độ thích hợp là 21 – 23 oC, ẩm độ thích hợp là 70 – 90 %.
Đất trồng: húng quế có thể trồng được hầu như quanh năm. Nhưng thời vụ gieo
hạt tốt nhất ở miền Bắc là khoảng tháng 2 – 3 để trồng vào tháng 4, tháng 5 còn ở miền
Nam là gieo hạt khoảng tháng 11 – 12 để trồng tháng 1 – 2.
2.2.3 Phân loại
Ở Việt Nam có 2 loại phổ biến là:

- Húng quế Tây

- Húng quế Việt

a. Húng quế Tây b. Húng quế Việt


Hình 2. 1. Phân loại húng quế
2.3 Cơ lí tính của đất trồng
2.3.1 Khối lượng

Gồm: khối lượng riêng và khối lượng thể tích.

- Khối lượng riêng của đất được tính trên đơn vị thể tích không có khe hở
tự nhiên, thay đổi trong giới hạn 2,4 – 2,8 kg/dm3 (hoặc T/m3).

- Khối lượng thể tích của đất được tính trên đơn vị thể tích đất tự nhiên,
thay đổi trong giới hạn 1 – 1,8 kg/dm3 (hoặc T/m3).
2.3.2 Độ ẩm

Độ ẩm biểu thị lượng nước có trong đất, đặc trưng bởi độ chứa nước trong mỗi
đơn vị khối lượng đất khô.

mH 2 O
- Tỉ lệ % độ ẩm: W = ∗100 % (<1)
M H 2O + Đất

mH 2O
- Ẩm độ tuyệt đối: W = ∗100 % (>1)
M Đất

Độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất cơ lí khác của đất và trạng thái
đất cùng thay đổi theo. Tùy theo độ ẩm mà đất sẽ ở trạng thái khô cứng đến dẻo và
nhão.

Thực nghiệm cho thấy đối với đất khô, thời điểm cày thích hợp nhất là lúc độ
ẩm 18% lúc này đất tơi vỡ tốt và giảm chi phí năng lượng.
2.3.3 Độ chặt

Độ chặt của đất là khả năng chống lại tác động cơ học của nó, theo đó chia ra
thành:

- Đất nặng – cần một lực lớn để phá vỡ nó

- Đất nhẹ – chỉ cần một lực bé phá vỡ nó

- Đất trung bình – nằm giữa hai loại trên

Dụng cụ đo độ chặt có sơ đồ và nguyên tắc làm việc như hình vẽ:


Hình 2. 2. Dụng cụ đo độ chặt
Cấu tạo: dụng cụ đặt trên đế (5) giữ cho trụ (4) đứng thẳng, đầu dưới trụ (4) có
mũi ấn (6) ( hoặc là mũi nhọn – dùng cho đất cứng, hoặc phẳng – đất mềm) đầu trên
liên hệ với tay tì (1) qua lò xo (2) và rộng đến (3)
Nguyên lí hoạt động: khi ấn tay tì (1) xuống, lực chuyển qua lò xo (2) làm trụ
(4) đi xuống, do có lực cản lại của đất tác dụng lên mặt mũi ấn (6) làm cho lò xo (2) bị
nén lại, độ biến dạng của lò xo cho phép ta tính độ chặt của đất
Độ chặt của đất thay đổi tùy theo loại đất (tức là theo thành phần cơ giới của
đất) và theo độ ẩm, căn cứ vào độ chặt của đất mà người ta có thể sử dụng các loại
bánh chủ động của máy kéo khi làm đất ruộng nước, độ ẩm và độ chặt của đất thay đổi
theo thời vụ, biến động theo các tháng trong năm.
2.3.4 Hệ số ma sát
Hai vật trượt lên nhau sẽ xuất hiện lực ma sát giữa hai bề mặt tiếp xúc, là một
lực thụ động làm cản trở chuyển động, đất trượt trên bề mặt làm việc của máy và công
cụ làm đất cũng thế, lực ma sát xuất hiện trên các bề mặt làm việc ảnh hưởng đến quá
trình làm việc.
Fmax = f.N
Trong đó:
- N: áp lực trên bề mặt

- F: hệ số ma sát, f = tgφ (φ : góc ma sát )


Hệ số ma sát phụ thuộc chủ yếu vào trạng thái của bề mặt tiếp xúc, cụ thể trong
trường hợp máy làm đất phụ thuộc vào loại đất, trạng thái đất, vật liệu chế tạo,... và
trạng thái bề mặt làm việc của công cụ làm đất.
2.3.5 Thành phần cơ học của đất
Thành phần cơ học của đất tỷ lệ với từng cấp hạt chứa trong đất. Trong đất
thường có ba cấp hạt:

- Cát: hạt có độ lớn từ 3 ÷ 0,05 mm

- Limông: hạt có độ lớn từ 0,05 ÷ 0,001 mm

- Sét: hạt có độ lớn < 0,001 mm


Đất trồng rất đa dạng về tính chất và trạng thái do sự thay đổi của thành phần cơ
học trong đất, độ cỏ dại và gốc cây trồng, độ ẩm...

2.4 Một số yêu cầu kỹ thuật


2.4.1 Thời vụ trồng

- Húng quế được trồng một lần và thu hoạch nhiều lần.

- Thời vụ gieo trồng chia làm 2 thời điểm:

+ Vụ Xuân: Gieo tháng 2 đến tháng 3, trồng tháng 3 đến tháng 4, thu
hoạch tháng 4 đến tháng 11.

+ Vụ Hè: Gieo tháng 5 đến tháng 6, trồng tháng 6 đến tháng 7, thu hoạch
tháng 8 đến tháng 12.
2.4.2 Yêu cầu kỹ thuật nông học khâu làm đất

- Chọn đất thịt nhẹ, thịt pha cát, phù sa, giàu mùn, tơi xốp.

- Độ pH thích hợp 5 – 7.

- Đất phải có độ ẩm, nhưng thoát nước tốt.

- Cày bừa kỹ, san phẳng, diệt sạch cỏ dại.


- Lên luống bảo đảm cho việc tưới tiêu thoát nước dễ dàng. Mặt luống rộng
80 – 90 cm, luống cao 20 – 30 cm.
2.4.3 Kỹ thuật trồng

Trồng cây húng quế bằng 2 cách:

- Trồng bằng hạt: Trực tiếp gieo hạt trên mặt luống, sau khi cây mọc thì tỉa
ăn dần… Phương pháp này áp dụng cho trường hợp trồng trên diện tích
nhỏ.

- Gieo mạ để trồng: Dùng làm những nơi có diện tích đất canh tác lớn, đầu
tiên sẽ gieo hạt để trồng cây con, sau khi cây được 15 – 20 ngày tuổi cây
con đã mọc cao hơn 10 m và có 5 – 6 lá thì có thể đem ra trồng ở ruộng
riêng.
Vì cây húng quế trồng luân canh liên tục nên phải xử lý đất thật kỹ để tiêu diệt
mầm mống bệnh hại, cày đất phơi ải và bón lót phân chuồng đã ủ, xử lý từ 15 – 20 tấn,
và 20 – 30 kg phân lân cho 1 ha. Nếu không có thời gian ủ phân chuồng có thể sử
dụng phân hữu cơ thay thế.
Bắt buộc phải lên luống cao 20 cm vì húng quế dễ bị úng, khoảng cách giữ các
cây trên luống phải từ 25 – 30 cm. Sau khoảng 10 – 15 ngày trên luống có thể tưới
thêm đạm để giúp cây phát triển thân, lá toàn diện. Do húng quế là lấy hạt nên cần chú
ý bổ sung hai loại chính là đạm và lân, còn kali thì chỉ nên bón một ít để giúp cây tăng
khả năng chống chịu thời tiết.
2.4.4 Yêu cầu kỹ thuật của máy làm đất

Các yêu cầu kỹ thuật của một máy gieo như sau:

- Bảo đảm mật độ gieo đều về khoảng cách hạt trên một chiều dài. Số
lượng hạt hay khối lượng hạt trên một diện tích.

- Khoảng cách giữa các hàng phải bằng nhau.

- Độ lấp sâu của hạt phải đồng đều, bảo đảm điều chỉnh được lượng hạt khi
gieo theo đúng yêu cầu.

- Không làm hư hỏng hạt.


- Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ dễ sửa chữa và có độ bền cao.

- Dễ vận hành, làm việc tin cậy và hiệu quả kinh tế cao.

2.5 Quy trình làm đất trồng cây rau húng quế
2.5.1 Trên luống
Cày đất: đất được cày sâu từ 20 – 30 cm, chia ra làm cày nông từ 10 – 15 cm để
diệt cỏ và cày sâu từ 15 – 30 cm để chuẩn bị tạo luống gieo.
Bừa đất: xen kẻ trong các lần cày để làm tơi xốp đất, vơ sạch cỏ, san đất, mặt
bằng để lên luống gieo, ươm. Kết hợp với bón vôi, phân bón, phun thốc trừ sâu bệnh
để trị đất chua, tăng độ phì đất và tiêu diệt mầm sâu bệnh trong đất.
Tạo luống gieo hạt: luống có độ cao 20 – 30 cm, mặt luống rộng 80 – 90 cm và
rãnh luống 20 – 30 cm.

Hình 2. 3. Kích thước luống trồng rau húng quế

Bước 1: Bón vôi, phơi đất và tạo độ tơi xốp cho đất

- Đất ở trong môi trường luôn bị tác động bởi các yếu tố như: Ánh nắng
mặt trời làm cho đất bị bạc màu, mưa nhiều khiến đất bị xói mòn chất
dinh dưỡng và là nơi nấm và vi khuẩn phát triển.

- Làm cho đất tơi xốp, hay phơi đất chính là giải pháp giúp đất được thoáng
khí, giúp đất được cải thiện lượng oxy. Đối với những loại đất bị xói mòn
nhiều thì bạn cần bổ sung đất mới trải lên bề mặt. Đây cũng là một giải
pháp tốt để cải tạo tình trạng đất trồng.

- Còn đối với việc bón vôi cho đất trồng rau, thì đây là một cách để hạn chế
sự sinh trưởng của các loại nấm bệnh. Ngoài ra nó còn có tác dụng cung
cấp canxi cho đất, giảm độ chua, ngăn chặn sự thoái hóa đất…
Bước 2: Làm đất được tơi xốp

- Đối với phương pháp này bạn nên sử dụng các biện pháp cải tạo bằng
cách ủ đất như sử dụng các loại cây xanh, rơm, rạ… để ủ và trộn vào đất.
Phương pháp này rất cần thiết đối với những loại đất đã qua sử dụng
nhưng lâu ngày không được cải tạo, và cả những loại đất như: đất thịt, hay
đất feralit....
Bước 3: Cải tạo đất trồng, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất

- Bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế để
cung cấp và bổ sung dưỡng chất cho đất trồng. Đây là những cách an toàn
và hiệu quả giúp cho đất trồng được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt phân trùn
quế là một chế phẩm sinh học an toàn và đem đến nhiều lợi ích như: giữ
độ ẩm cho đất, giúp hòa tan lượng đạm, lân và kali khó tiêu.
2.5.2 Trên khay
Chuẩn bị vật liệu trồng cây: thùng xốp, khay nhựa, chậu nhựa trồng cây (nên
dùng khay có lưới thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng gốc).

Hình 2. 4. Khay ươm hạt rau húng quế


Đất nền: có thể sử dụng đất phù sa, đất vườn nhà, đất thịt, hay các loại đất trồng
rau chuyên dụng có bán trên thị trường và giá thềm đã qua xử lý mầm bệnh (giá thể là
các loại như: mùn cưa, vỏ trấu, sơ dừa khô,… nhằm tạo độ tơi xốp giúp rễ phát triển)
Phân bón: nên dùng phân bón hữu cơ để cung cấp cho cây thêm chất dinh
dưỡng, có thể sử dụng phân xanh (phân tự ủ từ các thực phẩm rau củ quả thừa của gia
đình), phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân vi sinh hoặc phân gà… đều được.
Thực hiện trộn đất trồng cây:

- Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ chúng ta tiến hành trộn đất, tuỳ vào loại cây
có đặc tính khác nhau mà ta có tỉ lệ trộn khác nhau, nhưng thông thường
các loại rau ăn lá thì ta sẽ trộn theo tỉ lệ: 5 phần đất nền, 3 phần giá thể tạo
xốp và 2 phần phân bón.

- Để rau trồng phát triển tốt nhất thì độ dày chuẩn là từ 10 đến 13 cm. Sau
khi trộn xong ta san phẳng bề mặt đất, nhấn nhẹ, chú ý nhấn ở các góc của
chậu. Chỉ cần trộn theo tỉ lệ trên là ta đã có được hỗn hợp đất đầy đủ chất
dinh dưỡng để trồng rau sạch.

Hình 2. 5. Trộn đất trồng cây


Kinh nghiệm làm đất:

- Những loại đất bạc màu thì nên dùng phân bò để cải tạo với tỷ lệ là 1
phần phân bò : 1 phần đất tribat.

- Để cây không bị nóng, bạn có thể dùng phân bón vi sinh với tỷ lệ 1 phần
phân vi sinh : 1 phần đất tribat.

- Cải tạo đất với phân trùn quế là cách rất hay để phân hủy nhanh chóng các
chất hữu cơ như rễ, lá còn sót lại ở lứa rau trước. Tỷ lệ thường được dùng
trong phương pháp này là 1 phần phân trùn quế : 1 phần đất tribat.

- Cây thân leo, rau ăn lá, cây rễ cọc, rễ chùm,… sẽ đòi hỏi không gian sinh
trưởng có kích thước khác nhau. Vì vậy, khi chọn cách trồng rau trong
thùng xốp hoặc khay nhựa nói riêng, cách trồng rau trên sân thượng nói
chung, bạn cần lưu ý đến loại cây muốn trồng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm
diện tích trồng và tạo điều kiện tốt nhất cho rau phát triển.

- Khi dùng thùng xốp trồng rau sẽ giúp giữ ẩm đất tốt hơn, tránh hiện tượng
rửa trôi và bạc màu đất, hạn chế ảnh hưởng tới bộ rễ cây. Tạo lỗ mặt bên
thùng (cách đáy thùng 5 cm) để cung cấp thêm không khí cho rễ cây dễ
phát triển.

- Trong các loại đất thì đất phù sa thịt hay đất thịt là thích hợp nhất để trồng
rau. Với hai loại này, bạn vẫn nên trộn thêm trấu, mùn cưa, phân trùn quế,
… để tạo độ tơi xốp và cung cấp dinh dưỡng cho đất.

2.6 Sơ lược về các loại máy làm đất


2.6.1 Trong nước

a. Dàn máy phay đất

Hình 2. 6. Dàn máy phay đất


Công dụng:

- Máy phay đất là công cụ làm nhỏ đất chủ động, có khả năng thay thế cho
cày và bừa trong khâu làm đất. Phay nhận truyền động trực tiếp từ máy
kéo thông qua trục PTO để cắt, phá vỡ đất và làm nhỏ đất.
Yêu cầu kỹ thuật của việc làm đất bằng phay:

- Làm tơi đất đạt đến kích thước thích hợp (1 ÷ 10 mm) đối với đất thuộc
có kết cấu bền và khoảng 50 mm đối với đất thuộc kết cấu không bền.
- Đạt độ sâu cần thiết

- Không bị lõi

- Mặt đồng bằng phẳng


Ưu điểm:

- Máy phay đất là thiết bị làm đất chủ động. Máy rất thích hợp với làm đất
ruộng nước. Với cùng một điều kiện như nhau thì làm đất bằng phay có
chất lượng cao hơn. Hơn nữa số lần máy di chuyển trên ruộng ít, máy kéo
ít bị trượt và không phải sinh ra lực bám lớn nên không làm hỏng nền
ruộng.

- Có thể áp dụng máy phay đất cho cả hai kiểu làm đất: làm đất một giai
đoạn và làm đất hai giai đoạn.
Nhược điểm:

- Có kết cấu phức tạp hơn các loại máy làm đất khác.

- Yêu cầu kĩ thuật, chế tạo và sử dụng cao hơn.

- Chi phí nhiên liệu cho một đơn vị diện tích làm đất cao hơn so với làm đất
bằng cày và bừa.

- Không phù hợp cho việc làm đất trồng rau húng quế trên luống.
Cấu tạo máy phay:

Hình 2. 7. Sơ đồ cấu tạo máy phay


1. Hộp xích 8. Trống phay

2. Khung trên 9. Hộp bánh răng nón

3. Lỗ điều chỉnh tấm che sau 10. Tấm che sau

4. Điểm treo dưới 11. Tấm che bên

5. Ổ lăn 12. Tấm che xích

6. Lưỡi phay 13. Điểm treo trên

7. Bát lắp lưỡi phay


Sơ đồ truyền động máy phay:

Hình 2. 8. Sơ đồ truyền động máy phay


1. Trục PTO máy kéo 4. Trục truyền ngang bên

2. Trục các đăng 5. Bộ truyền xích

3. Hộp giảm tốc bánh răng nón 6. Trống và lưỡi phay


Nguyên lý làm việc:

- Bộ phận làm việc chính của máy phay là dao phay. Dao được bắt lên đĩa,
đĩa hàn vào trục, tập hợp nhiều đĩa bắt dao phay trên trục tạo thành trống
phay.

- Khi phay đất nhận nguồn động lực truyền từ máy kéo qua trục PTO và
trục các đăng tới hộp giảm tốc bánh răng nón, hộp giảm tốc xích đến
trống dao phay. Trống phay tham gia đồng thời hai chuyển động, chuyển
động tịnh tiến Vm và chuyển động quay tròn V0. Quỹ đạo đầu dao phay là
đường cong si-cơ-lô-ít, có đặc trưng bởi tỉ số động học λ=V0/Vm . Giá trị
của tỉ số ảnh hướng tới chế độ làm việc của máy phay.

b. Máy kéo Bông Sen BS25PL

Hình 2. 9. Máy kéo Bông Sen BS25PL (lắp phay lồng)


Nguyên lý hoạt động: động cơ 25 mã lực sử dụng động cơ Diesel cho ra năng
suất đáng kể. Bộ số gồm 6 số tiến và 2 số lùi giúp máy BS25PL trở nên cực kỳ cơ
động trong mọi tình huống. Phanh hệ sao phay bằng cùm côn trên tay láy, cặp bánh
hơi dẫn hướng giúp máy di chuyển mạnh mẽ dễ dàng hơn. Bánh giới hạn độ sâu được
đặt sau tấm chắn đất ép luống.
Ưu điểm:

- Công suất lớn phù hợp trên các cánh đồng mẫu lớn.

- Giải quyết được các tình trạng đất khô cứng, giúp đất tơi xốp đều, ít bụi
đất.
Nhược điểm:

- Hao nhiên liệu, giá thành cao.

- Quay đầu khó khăn do sử dụng cặp bánh hơi lớn.


Ứng dụng: tạo luống, lên luống trước khi canh tác, vun gốc cây trồng hoặc sử
dụng để đào bồn, đào rãnh ép xanh cây cà phê,... xử lí tốt trên các vùng đất cứng, khô
cằn, tích hợp nhiều chức năng trong 1 hệ thống máy. Hiện tại máy đang lắp hệ phay
đất và lên luống.
2.6.2 Trên thế giới

a. Máy Mitsubishi 655 nhập Nhật Bản

Hình 2. 10. Máy tạo rãnh Mitsubishi Nhật Bản TL655

Nguyên lý hoạt động: máy MITSUBISHI 655 sử dụng động cơ 6,5 Hp, bộ dao
5 dao hoặc 7 dao. Một bánh dẫn hướng giúp thuận tiện trong việc quay đầu, khi bật
công tắt giật máy hoạt động, ta điều khiển bộ dàn dao phay đất bằng phanh côn trên
tay điều khiển, có thể đảo chiều dao phay thông qua cần số điều khiển. Bộ phận ép
luống được đặt sau dàn dao phay, kế bên bánh điều chỉnh độ sâu. Đất sau khi được
lưỡi dao phay tung lên sẽ rơi xuống và bộ phận ép luống sẽ xẻ rảnh thành luống, hoàn
tất việc làm đất lên luống.
Ưu điểm:

- Trọng lượng máy nhẹ, dễ dàng sử dụng, điều khiển.

- Làm đất tơi tốt.

- Tiết kiệm nhiên liệu, giá thành ổn định.


Nhược điểm:

- Do máy nhỏ nên ít phù hợp dùng cho quy mô lớn.

- Không phù hợp với các vùng đất cứng.


Ứng dụng: Máy vun luống hay máy lên luống TL655 là dòng máy được đông
đảo bà con ở nhiều nơi tin dùng và lựa chọn bởi máy phù hợp với nhu cầu canh tác của
bà con. Với máy tạt luống Mitsubishi TL655 bà con có thể làm các công việc như: tạo
luống, lên luống trước khi canh tác, vun gốc cây trồng hoặc sử dụng để đào bồn, đào
rãnh ép xanh cây cà phê,...

b. Máy xới đất đa năng Kachita Model JP178MT

Hình 2. 11. Máy Kachita Model JP178MT

Nguyên lý hoạt động: với động cơ 1 xylanh 4 thì, làm mát bằng không khí,
chạy bằng dầu Diesel cho ra công suất tối đa 5,4 Hp. Khởi động bằng cách giật dây cót
hoặc bằng điện, với 2 số tiến và 1 số lùi ta có thể điều khiển tiến lùi theo ý muốn, bộ
dao phay có 32 lưỡi và 6 hàng, điều chỉnh độ sâu xới bằng bánh phía sau bộ phận ép
luống.
Ưu điểm:
- Dễ dàng sử dụng, điều khiển.

- Làm đất tơi tốt.

- Tiết kiệm nhiên liệu, giá thành ổn định


Nhược điểm:

- Không phù hợp với các vùng đất cứng, còn thải ra nhiều bụi đất
Ứng dụng: tạo luống, lên luống trước khi canh tác, vun gốc cây trồng hoặc sử
dụng để đào bồn, đào rãnh ép xanh cây cà phê,...
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện


3.1.1 Địa điểm thực hiện

- Đề tài được thực hiện tại Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.1.2 Thời gian thực hiện

- Đề tài được thực hiện từ ngày 24/01/2022 đến ngày 14/2/2022

3.2 Nội dung nghiên cứu


3.2.1 Nông nghiệp hữu cơ.

- Giới thiệu về nông nghiệp hữu cơ cùng với tình hình sản xuất nông nghiệp hữu
cơ tại nước ta.
3.2.2 Quy trình làm đất trồng.

- Đặc điểm cơ lý tính của đất.

- Yêu cầu nông học.

- Yêu cầu kĩ thuật.


3.2.3 Nghiên cứu một số thiết bị và máy móc phục vụ cho việc làm đất.

- Tìm hiểu một số thiết bị và máy móc làm đất ở trong và ngoài nước. Từ đó
phân tích và đánh giá khả năng thiết bị, máy móc phù hợp với việc làm đất
trồng cây rau húng quế.

- Nghiên cứu tổng quan về máy xới đất Oshima XDX1-T.


3.2.4 Một số khái niệm cơ bản

- Độ chập: là phần đất được cày và cày thêm một lần nữa.

- Độ lõi: là phần đất chưa được cày trên tổng phần đất đã được cày.
- Độ sâu làm việc: là khoảng cách từ đáy luống đến mặt đồng chưa cày.

3.3 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Tra cứu tài liệu, sách báo, các tạp chí khoa học, luận văn và luận án về nông
nghiệp hữu cơ, đặc điểm yêu cầu nông học, quy trình làm đất trồng rau húng
quế.

- Nghiên cứu, phân tích ưu điểm và nhược điểm một số mẫu máy làm đất hiện
có trên thị trường, từ đó chọn ra một mẫu máy có những đặc điểm phù hợp để
làm việc trên các luống trồng rau húng quế.
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các yêu cầu về luống trồng

- Chiều rộng luống: 800 - 900 mm

- Độ cao của luống: 200 - 300 mm

- Rãnh luống: 200 - 300 mm

4.2 Lựa chọn máy


Yêu cầu về máy:

- Bề rộng làm việc của bộ phận làm việc 800 mm

- Chiều sâu làm đất: 200 mm

- Có tay lái để dễ dàng điều chỉnh qua trái hoặc qua phải để người lái không đi
trên luống rau

- Máy dễ sử dụng, vận chuyển, sửa chữa và bảo dưỡng.


Dựa trên các yêu cầu đã được nêu, cùng với nhu cầu thực tiễn ở các hộ gia đình
hoặc trang trại nhỏ, ta chọn mẫu máy như sau:

- Dạng phay: phay tròn trục ngang

- Dạng dao: chọn dạng dao cong một phía

- Lưỡi dao gồm 2 phần: phần thân và phần cánh lưỡi

 Phần thân: có cạnh sắc cắt đất theo hướng dọc

 Phần lưỡi: đây là phần làm việc chính, xới đất theo hướng vuông góc với
chiều chuyển động

- Cách di chuyển: lưỡi phay làm nhiệm vụ phay đất, đồng thời tạo lực kéo máy
chạy về phía trước, người lái phía sau có nhiệu vụ điều chỉnh máy hoạt động
thẳng lối.
- Sử dụng cụm truyền lực để truyền động cho trục phay
Máy xới đất Oshima XDX1 – T phù hợp với những yêu cầu trên.

Hình 4. 1. Máy xới đất Oshima XDX1 – T


Thông số kĩ thuật:

- Độ sâu của bộ phay: 120 – 200 mm

- Bề rộng làm việc bộ phay: 800 – 1100 mm

- Công suất động cơ: 6 HP

- Hộp số: tự động

- Hệ thống truyền động: bánh răng

4.3 Sơ đồ cấu tạo của máy


Sơ đồ được vẽ trên phần mềm Autocad.

Hình 4. 2. Sơ đồ cấu tạo máy Oshima XDX1 – T


1. Tay điều khiển 6. Bình lọc ướt

2. Tấm chắn 7. Động cơ

3. Bánh dẫn hướng 8. Bình lọc khô

4. Trục lắp lưỡi phay (trống phay) 9. Thanh đỡ máy

5. Lưỡi phay
Nguyên lí hoạt động: Khi khởi động, động cơ sẽ truyền động cho bộ phận dẫn
động đến trống phay thông qua bộ ly hợp ly tâm. Lúc này lưỡi phay (5) có nhiệm
vụ cắt đất trồng tạo ra lực kéo, kéo máy chạy về phía trước. Người lái điều khiển
máy sẽ đứng ở phía sau để điều chỉnh hướng lái của máy.

4.4 Các chi tiết bộ phận của máy


4.4.1 Tay điều khiển
Tay điều khiển được vẽ trên phần mềm Solidwoks

Hình 4. 3. Tay điều khiển

Hình 4. SEQ 4. \* ARABIC 3 Tay điều khiển


Tay điều khiển được thiết kế bằng Inox để chống ghỉ trong quá trình làm việc,
đối với tay lái ở máy Oshima XDX1-T có ưu điểm nổi bật là có thể nâng lên hạ
xuống để phù hợp với chiều cao của người làm việc.
Cấu tạo của tay điều khiển:

Hình 4. 4. Cấu tạo tay điều khiển


Cấu tạo:

1. Ống bao tay cầm

2. Nút khởi động

3. Khung tay lái

4. Cần ga (điều chỉnh tốc độ khi làm việc)

5. Cần ga cố định (để điều chỉnh động cơ dễ nổ)

6. Tấm xoay
Nguyên lí làm việc: để khởi động máy, ta điều chỉnh công tắc (2) về nút ON,
sau đó gạt cần ga (4) xuống để động cơ nổ, khi động cơ nổ rồi thì đưa về vị trí
ban đầu. Cần ga (5) để điều chỉnh tốc độ chạy của máy khi làm việc. Tấm xoay
có tác dụng dễ dàng điều chỉnh máy có thể đi theo hướng mà mình muốn. Khi
không làm vệc nữa chỉ cần đưa công tắc (2) về OFF.
4.4.2 Tấm chắn
Tấm chắn được thiết kế có độ cong bằng thép dày khoảng 40 mm, có chiều dài
800 mm, chiều rộng 190 mm. Trong quá trình làm việc tấm chắn sẽ chắn đất,
không bị hất văng lên bị dính vào người, đảm bảo vệ sinh trong quá trình làm
việc.
Mô hình tấm chắn được vẽ trên phần mềm Solidworks.

Hình 4. 5. Tấm chắn

Hình 4. SEQ 4. \* ARABIC 5 Tấm chắn


4.4.3 Lưỡi phay
Lưỡi phay đất được thiết kế bởi thép hợp kim với tổng chiều dài hai bên là
180 mm liên kết với trục bằng mối hàn, điều chỉnh cho phù hợp với chiều cao
của luống. Lưỡi phay khi làm việc sẽ chịu tác dụng lực va đập của phay khi cắt
đất, moment uốn của trục, lực cản của đất.
Mô hình lưỡi phay được vẽ trên phần mềm Solidworks.
Hình 4. 6. Lưỡi phay
4.4.4 Trục lắp lưỡi phay (trống phay)
Trục lắp lưỡi phay được chế tạo bằng thép tròn đặc C45 chịu lực, độ bền cao,
với kích thước là 850 mm phù hợp với bề rộng của luống. Ở hai bên trục có lắp
bánh dẫn hướng hình tròn để trong quá trình làm việc, điều chỉnh được sự cân
bằng ở hai Hình 4. SEQ
bên, giúp 4. \*cóARABIC
cho máy 7 Bản
thể đi thẳng mà vẽ lưỡibịphay
không lệch tâm.
Mô hình trục lắp lưỡi phay (trống phay) được vẽ trên phần mềm Solidworks.

Hình 4. 7. Trục lắp lưỡi phay (trống phay)

Hình 4. SEQ 4. \* ARABIC 8 Trục lắp lưỡi phay (Trống phay)


4.4.5 Bình lọc ướt

Bình lọc mát của máy được lắp dưới động cơ, được thiết kế với điều kiện là
phải tra nhớt vào vị trí được ghi ở đáy của bình lọc. Điểm lợi khi chúng ta tra
nhớt vào bình lọc ướt đó là trước khi không khí đi vào xylanh thì sẽ đi qua lớp
nhớt và sẽ được lớp nhớt này giữ lại.
Lưu ý: Sau khi sử dụng 300 h phải thay hoặc rửa bình lọc, không để bụi bẩn
bám quá lâu.

Hình 4. 8. Bình lọc ướt


4.4.6 Thanh đỡ máy
Thanh đỡ máy được làm bằng thép cứng, được gắn ở đằng sau máy. Ở trên
thanh đỡ máy được làm những lỗ để gắn với máy thông qua một cái chốt, trong
quá trình làm đất thì sẽ có những loại đất khác nhau, cứng hoặc hơi cứng. Với
thanh đỡ máy này sẽ chịu một phần tác động lực đẩy, giảm bớt được độ rung lắc
trong quá trình làm việc, giúp cho người vận hành máy có thể hoạt động tốt hơn.
Mô hình thanh đỡ máy được vẽ trên phần mềm Solidworks.
Hình 4. 9. Thanh đỡ máy
4.4.7 Thiết bị tạo luống
Thiết bị tạo luống được trang bị thêm vào máy giúp cho việc lên luống trồng
một cách nhanh hơn, đảm bảo về độ rộng và khoảng cách giữa các luống.
Mô hình thiết bị tạo luống được vẽ trên phần mềm Solidworks.

Hình 4. 10. Thiết bị tạo luống trồng rau húng quế


*Cấu tạo: Bộ phận xẻ rảnh tạo luống:
1) Trục chính lắp với máy kéo
2) Cánh gạt đất (bằng mặt luống)
3) Thanh điều chỉnh độ rộng của rảnh
4) Mũi rẽ (tách đất)
*Nguyên lý hoạt động: Khi máy xới đất Oshima XDX1 – T hoạt động, dàn lưỡi phay
với nhiệm vụ làm đất tơi xốp và giúp máy di chuyển, bộ phận tạo luống được lắp phía
sau dàn phay với chức năng làm việc cuối cùng của máy. Trục (1) được lắp chắc chắn
vào sườn máy kéo, khi máy di chuyển, bộ phận xẻ luống (4) sẽ tách đất tạo thành rảnh
đường đi và tạo ra 2 luống ở 2 bên rảnh vừa xẻ, độ rộng của rảnh điều chỉnh bằng
thanh điều chỉnh (3); các luống vừa tạo sẽ được thanh gạt (2) gạt đất bằng mặt, tạo
thành luống bằng, đẹp, phù hợp với việc trồng húng quế.

4.5 Những lưu ý khi vận hành máy


Đối với người vận hành máy:

- Không vận hành máy khi sức khỏe không tốt do làm việc quá sức, đang bị
bệnh hoặc say rượu.

- Mang giày chống trượt và đội nón bảo hộ.

- Không mang quần áo quá rộng, không đeo trên người những đồ vật gây
vướng vào cần điều khiển hay các bộ phận đang quay của máy xới đất.

- Cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi lắp dàn xới và các phụ tùng
khác.

- Sử dụng dàn xới, phụ kiện máy xới đất chính hãng, không được tự thay đổi
thiết kế dàn xới.

- Thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng máy xới đất định kỳ, tùy theo hướng
dẫn của nơi sản xuất yêu cầu.

- Khi kiểm tra và bảo dưỡng, hãy khóa van điều khiển hạ dàn xới để ngăn chặn
việc dàn xới hạ đột ngột. Đồng thời, cần kê giá đỡ vào dưới giá đỡ thanh trượt
hay trục lưỡi xới.

- Chỉ lắp và tháo dàn xới trên bề mặt bằng phẳng, nơi có đủ ánh sáng để thực
hiện lắp ráp.
- Không cho những người không liên quan đứng gần máy kéo và dàn xới.
Một số lưu ý khi vận hành máy xới đất:

- Chú ý những người xung quanh khi lùi hoặc vận hành máy kéo với dàn xới.

- Phải tắt động cơ khi gỡ bỏ rơm, cỏ từ trục lưỡi xới.

- Không được chui vào, đặt tay hoặc chân dưới dàn xới.

- Không để trẻ em lại gần máy.

- Đảm bảo thay dầu đúng định kỳ, mỗi 300 giờ.

4.6 Nhận xét và đánh giá máy xới đất mini oshima XDX1-T
Máy xới đất mini oshima XDX1 – T phù hợp cho việc làm đất trước khi
gieo trồng cây rau húng quế, giúp cho những hộ nông dân giảm thời gian và
công lao động, ngoài ra có thể giúp tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

Ưu điểm của máy:

- Thiết kế vừa gọn, kiểu dáng đẹp, hiện đại dễ dàng cho việc di chuyển, bảo
quản.

- Vỏ máy được chế tạo từ chất liệu cao cấp cứng cáp, độ bền cao, chịu được
lực, chịu được nhiệt, mưa gió, chịu được tác động khi va chạm trong quá trình
làm việc. Tránh bị rỉ sét và oxy hoá giúp sản phẩm bền lâu và kéo dài tuổi thọ
hơn.

- Máy có có bô e trên cao, tránh được bụi, đất cát, có 2 bộ lọc giúp làm sạch
không khí, máy làm việc hiệu quả cho năng suất cao.

- Động cơ trục dọc: giúp công suất đạt được mạnh hơn.

- Trọng lượng của máy nhẹ, có thể khuân vác, di chuyển dễ dàng, có thể
vận hành trong mọi điều kiện địa hình thời tiết khắc nghiệt.

- Chuyển số: tự động như xe tay ga, phụ nữ làm nông rất dễ dàng sử dụng
máy, khả năng vận hành cao hơn so với các loại máy xới chạy hộp số.
- Khoảng cách từ mặt đất đến thân máy cao, thích hợp cho việc cày xới ở
những vùng đất thấp, trũng, ruộng nước.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận


Đề tài đã hoàn thành mục tiêu ban đầu đặt ra là tìm hiểu quy trình và thiết bị
làm đất cho cây rau húng quế.
Tiểu luận đã giải quyết các vấn đề sau:

- Giới thiệu tổng quan về các yêu cầu nông học và các đặc điểm, cơ lí tính,
quy tình làm đất trồng rau húng quế.

- Chọn ra loại máy phù hợp để làm đất trồng rau húng quế trên luống.

5.2 Đề nghị
Hiện nay mỗi loại cây trồng sẽ có những quy trình làm đất riêng, cùng với đó là
những thiết bị máy móc làm đất phù hợp. Do vậy nhóm chúng em đề xuất
hướng phát triển của đề tài là:

- Cần tiến hành thực hành thí nghiệm để đưa ra quy trình làm đất tối ưu
hơn cho việc trồng cây rau húng quế.

- Máy xới Oshima XDX1 – T chỉ phù hợp với việc làm đất ở quy mô vừa
và nhỏ, với những quy mô lớn như nông trại thì nên lựa chọn những máy
có công suất cao hơn, nhằm tiết kiệm thời gian và nhân công lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Văn Điện và Nguyễn Bảng, 1987. Lý thuyết tính toán máy nông nghiệp. Tủ
sách Đại học Nông Lâm, 335 trang.

2. Lương Bá Thành, 2019. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng, loại và lượng phân
bón đến năng suất của cây húng quế (Ocimum basilicum L.) trên đất pha cát tại
TP.HCM. Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ
Chí Minh, Việt Nam.

3. Phạm Hữu Nguyên. Bài giảng môn Cây rau.

4. Huỳnh Trọng Tài, 2017. Thiết kế, chế tạo, khảo nghiệm máy làm đất mặt mini.
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt
Nam.

5. Các tài liệu tham khảo từ Internet.

- https://www.thiennhien.net/2009/01/31/nong-nghiep-huu-co-la-gi/

- https://dost.hochiminhcity.gov.vn/documents/
561/201707260158231398Tongquan_Ky_5_Nong_nghiep_huu_co.pdf

- https://ttgdtxninhthuan.edu.vn/rau-hung-que

- https://vi.wikipedia.org/wiki

- https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/2018/07/03/quy-trinh-ky-thuat-
trong-cay-hung-que-dat-nang-suat-cao/

- https://giongrausach.com/neu-quy-trinh-lam-dat-trong-rau/

- https://farmerbox.vn/cach-lam-dat-trong-rau-tai-nha-de-dang-ma-hieu-
qua

- https://khuyennongtphcm.com/dat-trong-rau-687.html

- https://khodienmay.net.vn

- https://oshimavietnam.com/products/may-xoi-dat-oshima-xdx1-t

35
- https://www.oshimakhaiphat.com/products/may-xoi-dat-oshima-xdx1-t

36

You might also like