You are on page 1of 3

Chuyên đề phân tích văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt

Nam của Xuân DIệu


I. Tác gỉa: Xuân Diệu
- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
- Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to
lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà
văn hóa lớn.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật
(1996).
*Phong cách sáng tác
- Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm
xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật
đầy sáng tạo.
- Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi,
đắm say, yêu đời thắm thiết.
* Di sản văn học: Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945),
Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên
cứu văn học.
II.Văn Bản
-Thể loại: nghị luận văn học
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt
Nam được trích trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, NXB Văn học, Hà
Nội.
-phương thức biểu đạt : nghị luận
5. Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “Thu điến, Thu ẩm, Thu vịnh. […]”): Giới thiệu Nguyễn
Khuyến và 3 bài thơ nức danh
- Phần 2 (tiếp đến “nghệ thuật ngôn ngữ”): Nét đặc sắc của ba bài thơ
- Phần 3 (còn lại): Đánh giá chung về ba bài thơ
III. Khám phá văn bản
Câu 1
- Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam bàn luận về vấn đề: Nguyễn
Khuyến và những bài thơ nôm viết về ba bài thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu
vịnh,....
- Yếu tố giúp em nhận ra điều đó là: mùa thu của Việt Nam, nước ta, đất nước nhà
mình, tên các bài thơ thu thu vịnh, thu điếu, thu ẩm,....
Câu 2.
Tác giả bài nghị luận đã chỉ ra đặc điểm chung của ba bài thơ thu như sau:
+ Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật
Chuyên đề phân tích văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt
Nam của Xuân DIệu
+ Cảnh trí đơn giản gần gũi,quen thuộc với làng quê Việt,Không rườm rà,lòe loẹt
mà cũng không gò bó khuôn sáo.
+ Đậm đà màu sắc quê hương đất nước.
Câu 3.
+ Thu vịnh phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu. Trong ba bài
thơ, bài Thu vịnh mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong,
cái nhẹ cái cao.
+ Thu điếu dừng lại ở 1 không gian thời gian cụ thể: Trên 1 ao thu,vào 1 chiều
thu,1 ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tẻo teo. Thu điếu là điển hình hơn cả cho
mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
+ Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những
nét nên thơ nhất.
+ 3 bài thơ là 3 cảnh trí khác nhau, màu sắc khác nhau, âm hưởng khác nhau nhưng
đều thể hiện: Tâm sự non nước đầy vơi của nhà thơ. Tài năng nghệ thuật bậc thầy
của Nguyễn Khuyến: Hình tượng và ngôn ngữ đạt đến sự điêu luyện, là đỉnh cao
của sự giản dị mà đầy chất thơ. Sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc (Đối
ngắn rất chỉnh, gieo vần độc đáo), kết hợp nhạc điệu và âm thanh tinh tế.
Câu 4.
Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng có vai trò rất quan trọng
trong việc thể hiện luận đề. Nó giúp các luận đề đó được thể hiện rõ ràng, mang
tính khách quan, thuyết phục hơn.
Câu 5.
- Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng là: cây tre Việt Nam, hình ảnh ao
cá, cảnh ai chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và những ngôn từ gần gũi mộc
mạc về làng quê Việt Nam
- Tác giả phân tích giúp người đọc dễ hiểu và cảm nhận trọn vẹn về bức tranh thiên
nhiên mùa thu của quê hương đất nước Việt Nam đồng thời gắn liền với thế sự và
hình ảnh thân quen của nước nhà như cây tre, ao cá, đông ruộng nông thôn,…
Câu 6.
Xuân Diệu cho rằng: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của
quá trình “dân tộc hóa nội dung mùa thu” và “dân tộc hóa hình thức lời thơ”. Em
hoàn toàn đồng ý với nhận định trên của Xuân Diệu. Vì cả ba bài thơ đều gợi lên
những hình ảnh và nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc, ngôn ngữ thơ giản dị và
gần gũi, dễ hiểu. Ba bài thơ thu tuy giống nhau về điểm nhìn của tác giả, các
phương thức biểu hiện. Tuy nhiên, mỗi bài lại mang một nét độc đáo riêng của thơ
Nguyễn Khuyến. cảnh làng quê Việt Nam quen thuộc, đơn sơ, dung dị nhưng cũng
vô cùng đặc sắc, đáng yêu. Cái hồn của quê hương hiện lên thật rõ ràng. Nó rất tiêu
Chuyên đề phân tích văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt
Nam của Xuân DIệu
biểu cho thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến về quê hương nhẹ nhàng, tinh tế với vài
nét chấm phá mà vẫn hội tụ được rất nhiều vẻ đẹp.
Câu 7.
Bài viết được tổ chức mạch lạc và chặt chẽ.
- Ngay trong phần mở đầu, Xuân Diệu đã đi thẳng vào vấn đề bàn luận là nhà thơ
Nguyễn Khuyến cùng với ba bài thơ thu kinh điển.
- Tiếp đến, tác giả lần lượt đưa ra các luận điểm chính và lý lẽ, dẫn chứng để làm
sáng tỏ quan điểm, ý kiến đã nêu.
- Ngôn ngữ nghị luận giản dị, gần gũi. Cách phân tích ngọn ngành và mạch lạc, có
sự so sánh với một số tác phẩm khác giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được
vấn đề nghị luận.
- Giọng văn nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu lần lượt ba bài thơ thu của
Nguyễn Khuyến, đi đến sự đồng tình với quan điểm được nêu.

You might also like