You are on page 1of 2

1.

Chỉ tiêu tiêu dùng


Là lượng tiền mà các hộ gia đình chỉ ra để mua sắm những hàng hóa và dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu cá nhân, tiêu dùng sản phẩm thiết yếu.

Chi tiêu tiêu dùng thường chỉ đề cập đến chi tiêu cho tiêu dùng trong hiện tại. Thu nhập
được giữ lại cho tiêu dùng trong tương lai được gọi là tiết kiệm, cũng là nguồn vốn đầu tư
vào sản xuất hàng tiêu dùng trong tương lai.

2. Xuất khẩu ròng


Xuất khẩu ròng (cán cân thương mại) là một thuật ngữ kinh tế quan trọng liên quan đến
hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Xuất khẩu ròng được xác định bằng
cách tính sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của quốc gia đó trong một
khoảng thời gian nhất định. Đây là một chỉ số quan trọng cho thấy khả năng cạnh tranh và thị
trường xuất khẩu của một quốc gia.

Theo đó, khi một quốc gia có có tính cạnh tranh cao trong quá trình xuất khẩu tại thị
trường quốc tế thì xuất khẩu ròng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi hàng xuất khẩu của quốc gia đắt
hơn hàng nhập khẩu các nước khác thì người tiêu dùng trong nước sẽ chọn mua hàng từ
nước ngoài để có giá ưu đãi hơn. Lúc này, xuất khẩu ròng sẽ giảm sút gây ảnh hưởng đến
kinh tế quốc gia.

3. Chi tiêu chính phủ


Chi tiêu của chính phủ là khoản chi của khu vực công dành cho việc mua hàng hóa và
cung cấp các dịch vụ như giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và quốc phòng.

Khi chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ sử dụng hiện tại để đáp ứng trực tiếp các nhu cầu
và yêu cầu cá nhân hoặc tập thể của cộng đồng, chi tiêu chính phủ được phân loại là chi tiêu
tiêu dùng cuối cùng của chính phủ.

Khi chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng trong tương lai, chi tiêu chính phủ
được phân loại là đầu tư của chính phủ. Những khoản này bao gồm tiêu dùng công cộng và
đầu tư công, và thanh toán chuyển khoản.
Chi tiêu của chính phủ thường được sử dụng làm công cụ chính sách chủ yếu để điều tiết
tổng mức chi tiêu (hay tổng cầu) trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khó có thể đạt được những
thay đổi ngắn hạn trong chi tiêu của chính phủ do có những khó khăn về hành chính và chính
trị, đặc biệt khi việc cắt giảm chi tiêu làm thu hẹp tổng cầu.

4. Chi tiêu đầu tư


Là khoảng chi của doanh nghiệp để mua những sản phẩm đầu tư, dự trữ tồn kho, đầu tư
cho nguồn nhân lực

Chi tiêu cho đầu tư thường có tính chất dài hạn và đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của một tổ chức hay doanh nghiệp. Nó được
xem là một sự đầu tư cho tương lai, với hy vọng mang lại lợi nhuận và giá trị gia tăng trong
thời gian dài sau khi đã thực hiện. Việc quản lý và đánh giá cẩn thận chi tiêu cho đầu tư là rất
quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức mạnh cạnh tranh của tổ chức
hay doanh nghiệp.

You might also like