You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY
---------------o0o---------------

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

CBHD: Bùi Anh Quốc


SVTH: Nguyễn Hữu Nghĩa
MSSV: 2013872

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


MỤC LỤC

BÀI THÍ NGHIỆM 1: ĐO ĐỘ RỌI CỦA PHÒNG HỌC.........................................1


BÀI THÍ NGHIỆM 2: ĐO ĐỘ ỒN..............................................................................4
BÀI THÍ NGHIỆM 3: ĐO ĐỘ RUNG ĐỘNG...........................................................7
BÀI THÍ NGHIỆM 1: ĐO ĐỘ RỌI CỦA PHÒNG HỌC

1. Mục đích thí nghiệm

- Biết cách sử dụng dụng cụ đo độ rọi light meter C.A 811 để đo độ rọi.

- So sánh kết quả độ rọi đo được với kết quả tính toán theo lý thuyết.

- Có khả năng đưa ra đánh giá về kết quả thí nghiệm.

2. Số liệu đo được

2.1. Thông số của phòng và các số liệu cần thiết

- Chiều dài phòng: a = 9,6 ( m );

- Chiều rộng: b = 5,7 ( m );

- Chiều cao từ bàn làm việc đến đèn: H c = 3,5 (m);

- Diện tích phòng: S = a . b = 54,72 ( m2).

- Độ rọi (E)=350 (lux) ( Emin );

- Hệ số dự trữ (k)= 1 ( không khói bụi );

- Tỷ số giữa độ rọi Etb và E min (z) = 1,1;

- Chỉ số phòng i:

S 54 , 72
i= = =1 , 02
H c .(a+b) 3 ,5.(9 , 6+5 ,7)

- Chọn hệ số sử dụng h = 0,36 với i≤ 2.

2.2. Độ rọi của một số điểm trong phòng

Bảng 1.1: Trường hợp có ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn
Điểm E (lux) Điểm E (lux)
1 328 21 240
2 316 22 260
3 300 23 285
4 285 24 246
5 280 25 287
6 220 26 295
7 285 27 296
8 235 28 290

1
9 230 29 292
10 293 30 280
11 254 31 296
12 250 32 274
13 295 33 276
14 320 34 324
15 286 35 306
16 300 36 285
17 256 37 325
18 260 38 285
19 268 39 300
20 241 40 330
⟹ Etb =281 , 85(lux).

Bảng 1.2: Trường hợp không có ánh sáng đèn


Điểm E (lux) Điểm E (lux)
1 80 21 70
2 84 22 47
3 65 23 70
4 57 24 54
5 62 25 43
6 45 26 56
7 28 27 48
8 32 28 38
9 43 29 45
10 39 30 65
11 38 31 59
12 34 32 43
13 52 33 33
14 48 34 36
15 51 35 33
16 73 36 33
17 90 37 46
18 83 38 42
19 86 39 37
20 72 40 36
⟹ Etb =52 , 4 (lux).

3. Xử lý số liệu

3.1. Tính toán độ rọi Etblt theo phương pháp hệ số sử dụng:

- Trị số quang thông tổng của các bộ đèn:

2
Emin .k . z . S 350.1.1 , 1.54 , 72
φ t= = =52668(lm)
h 0,4
Trong bài thí nghiệm này, ta chọn loại đèn chiếu sáng có quang thông được quy
định bởi nhà sản xuất là φ bđ=3600(lm).

- Số bộ đèn cần thiết để chiếu sáng căn phòng:

φ t 54230
N bd = = =14 ,63 ( bộ ) ≈ 14 (bộ)
φbđ 3600

- Độ rọi trung bình (Etb ) trên mặt phẳng tính toán:

N bđ . φ bđ . h 14 , 63.3600.0 , 4
Etb = = =385(lm)
S .k 54 , 72.1

3.2. So sánh Etblt và Etb đo thực tế ở hai trường hợp

Etb đo thực tế ở cả hai trường hợp có ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn
Etb =279 , 95 lm và trường hợp không có ánh sáng đèn Etb =50 , 29 lm đều nhỏ hơn
Etblt =329 , 98 lm.

4. Nhận xét

Độ rọi đo được trong phòng trong bài thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn theo quy
định của Nhà nước. Phòng làm việc, học tập cần đạt tiêu chuẩn về độ rọi theo quy định
của Nhà nước (tối thiểu 300 lux) để đảm bảo cho việc học tập, làm việc được hiệu quả,
phòng tránh các tật khúc xạ và các bệnh về mắt do làm việc quá lâu trong môi trường
thiếu ánh sáng hoặc trong môi trường quá sáng qua đó bảo vệ sức khỏe con người.

Sự chiếu sáng trong phòng trong bài thí nghiệm chưa đảm bảo kỹ thuật chiếu
sáng. Có sự không đồng đều về phân bố độ rọi giữa các vùng trên bề mặt chiếu sáng,
vùng bị chói, vùng lại không đủ ánh sáng, có sự đổ bóng của các thiết bị xung quanh…

Để bảo đảm hệ thống chiếu sáng trong phòng học, phòng làm việc luôn đạt tiêu
chuẩn chiếu sáng theo của quy định của nhà nước thì các phòng làm việc, các lớp học
nên được kiểm tra hệ thống chiếu sáng theo định kỳ bằng các thiết bị đo chuyên dụng
để đảm bảo chính xác. Điều chỉnh hệ thống chiếu sáng một cách hợp lý: nếu không đủ
sáng thì lắp thêm bóng đèn hoặc bố trí lại hệ thống đèn chiếu sáng, các thiết bị được

3
treo gần nguồn sáng như quạt trần... để đảm bảo độ rọi tại những vị trí cần chiếu sáng
và tránh sự đổ bóng đen.

Bên cạnh việc sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng thì việc thiết kế để tận dụng ánh
sáng tự nhiên cũng rất cần thiết. Nên bố trí hệ thống cửa sổ, cửa chính ở đúng hướng,
vị trí đón ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên nên tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
vào phòng vì có thể gây chói mắt và nóng bức.

4
BÀI THÍ NGHIỆM 2: ĐO ĐỘ ỒN

1. Mục đích thí nghiệm

- Biết cách sử dụng thiết bị đo độ ồn cầm tay NL-20.

- Biết cách bố trí vị trí, địa điểm đo, cách ghi chép các số liệu và xử lý các kết
quả đo.

- Tập đưa ra nhận xét, ý kiến của cá nhân hoặc nhóm về tình trạng ô nhiễm tiếng
ồn, từ đó có thể đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tiếng ồn.

2. Số liệu đo được và xử lý số liệu

Bảng 2.1: Số liệu đo được ở vị trí cách nguồn ồn 2 mét (dB)


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
78 77 77 77 78 79 73 78 77 78

- Giá trị trung bình từ kết quả đo ở bảng 2.1: 77 dB.

- Lùi máy ra xa nguồn ồn 3 mét, kết quả đo được thể hiện trong bảng 2.2:

Bảng 2.2: Số liệu đo được ở vị trí cách nguồn ồn 4 mét (dB)


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
68 69 68 68 70 68 69 68 68 68

- Giá trị trung bình từ kết quả đo ở bảng 2.2: 68 dB.

- Độ giảm tiếng ồn tính theo công thức của nguồn điểm:

()
1+ a
r2
∆ L=20.lg
r1

- Với r 1=2 ( m ) ; r 2=4(m); a = -0,1 (Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ổn của
địa hình mặt đất), suy ra:

()
1−0 ,1
4
∆ L=20.lg =6 ,79 (dB)
2

- Mức ồn tính toán theo công thức: 77 – 6,79 = 70,21 dB.

- Lùi máy ra xa nguồn ồn 5 mét, kết quả đo được thể hiện trong bảng 2.3:
5
Bảng 2.3: Số liệu đo được ở vị trí cách nguồn ồn 5 mét (dB)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
66 66 66 65 65 66 65 66 67 65

- Giá trị trung bình từ kết quả đo ở bảng 2.3: 66 dB.

- Độ giảm tiếng ồn tính theo công thức với thông số r 1=2 ( m ) ; r 2=5 ( m ) ; a=−0 ,1.

()
1−0 , 1
5
∆ L=20.lg =8 , 73(dB)
2

- Mức ồn tính toán theo công thức: 77 – 8,73 = 68,27 dB.

- Đồ thị thể hiện các giá trị độ ồn theo kết quả đo thực tế và các giá trị độ ồn
được tính toán theo công thức. Nét vẽ liền là giá trị trung bình của kết quả đo,
nét đứt là giá trị mức ồn tính toán theo công thức:

3. Nhận xét

Các giá trị đồ ồn đo được trong thực tế và tính toán lý thuyết có sự chênh lệch, cụ
thể trong bài thí nghiệm này sự chênh lệch nằm trong khoảng từ 1 – 4 dB.

6
Nguyên nhân có thể gây ra độ ồn chênh lệch giữa đo đạc thực tế và tính toán lý
thuyết là: Có độ nhiễu, tạp âm từ môi trường xung quanh và các vật cản tại thời điểm
tiến hành thí nghiệm đo đạc, tiếng máy khác trong xưởng làm việc. Nguồn âm không
ổn định. Sai số từ máy đo, máy đo không chuyên dụng. Có sự cản trở, hấp thụ tiếng ồn
của các thiết bị và môi trường xung quanh tại thời điểm diễn ra thí nghiệm. Sai xót từ
người thực hiện thí nghiệm trong quá trình đọc số liệu và sai số trong việc xử lý số
liệu.

Để kết quả đo, tính toán là chính xác, hợp lý, chúng ta cần phải sử dụng các thiết
bị đo chuyên dụng, độ chính xác đạt tiêu chuẩn theo quy định. Trong quá trình đo,
ngoài tiếng ồn phát ra từ nguồn ồn cần đo, cần hạn chế tối đa tiếng ồn từ các nguồn
khác (tiếng nói chuyện của người thực hiện hay những người xung quanh, tiếng bước
chân quá mạnh, tiếng ồn từ các hoạt động, sự kiện nhất thời khác,…). Nếu có sẽ làm
tăng độ nhiễu, khiến sự chêch lệch giữa thực tế và lý thuyết tăng lên.

Việc xử lý và thiết kế để tránh ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường sống hiện nay
của chúng ta là một điều rất cần thiết. Ô nhiễm tiếng ồn rất phổ biến, nó xuất hiện
trong mọi hoạt động sinh hoạt, từ tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông, các
công trường xây dựng, tiếng máy bay thương mại, tiếng máy móc hoạt động cho đến
những tiếng nói cười, trò chuyện trong lớp học. Người sống trong môi trường ô nhiễm
tiếng ồn quá lâu có thể dẫn đến những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài, ảnh hưởng đến sự
tập trung, tư duy của con người trong quá trình làm việc, học tập.

7
BÀI THÍ NGHIỆM 3: ĐO ĐỘ RUNG ĐỘNG

1. Mục đích thí nghiệm

- Biết cách thực hiện đo rung động.

- Biết cách sử dụng thiết bị đo độ rung động.

- Tìm hiểu và xác định các nguyên nhân gây rung động, đề xuất các phương pháp
loại trừ và giảm rung động.

2. Số liệu đo được

Bảng 3.1: Số liệu đo được sau khi tiến hành thí nghiệm
Lần đo Tốc độ Gia tốc Vận tốc
trục m/s2 mm/s
chính Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3
Vg/ph
1,5 0,6 0,3 0,4 0,3 0,1
1,5 0,6 0,3 0,3 0,3 0,1
1 110 1,6 0,8 0,3 0,3 0,2 0,2
1,7 0,6 0,4 0,3 0,3 0,1
1,5 0,6 0,3 0,3 0,3 0,1
1,3 0,4 0,3 0,3 0,2 0,1
1,4 0,3 0,3 0,4 0,1 0,1
2 500 1,5 0,2 0,4 0,3 0,1 0,1
1,2 0,3 0,3 0,4 0,2 0,1
1,3 0,3 0,3 0,3 0,2 0,1
1,6 0,3 0,2 0,4 0,1 0,1
1,5 0,3 0,4 0,3 0,1 0,2
3 325 1,5 0,2 0,4 0,3 0,1 0,2
1,6 0,2 0,3 0,4 0,1 0,1
1,7 0,3 0,3 0,4 0,3 0,1
1,5 0,2 0,3 0,4 0,1 0,2
1,5 0,2 0,3 0,3 0,1 0,1
4 72 1,7 0,3 0,2 0,4 0,2 0,1
1,5 0,3 0,3 0,4 0,1 0,1
1,5 0,3 0,2 0,4 0,1 0,1
1,9 0,2 0,3 0,3 0,1 0,1
1,9 0,3 0,3 0,3 0,1 0,1
5 150 1,8 0,3 0,3 0,3 0,2 0,1
1,9 0,3 0,3 0,3 0,1 0,1
1,9 0,3 0,3 0,3 0,1 0,2

8
Bảng 3.2: Số liệu đo trung bình đo được sau khi tiến hành thí nghiệm
Lần đo Tốc độ Gia tốc Vận tốc
trục m/s2 mm/s
chính
Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3
Vg/ph
1 110 1,56 0,64 0,32 0,32 0,28 0,12
2 500 1,34 0,3 0,32 0,34 0,16 0,1
3 325 1,58 0,26 0,32 0,36 0,14 0,14
4 72 1,54 0,26 0,26 0,38 0,12 0,12
5 150 1,88 0,28 0,3 0,3 0,12 0,12

3. Xử lý số liệu

3.1. Tính mức vận tốc dao động Lc

- Công thức tính mức vận tốc dao động:

LC =20. log
( ζζ ) ( dB )
0

Với: ζ 0=5.10−8 m/s−¿ Ngưỡng quy ước của biên độ vận tốc rung động.

ζ −¿ vận tốc thực tế.

- Ta thu được các giá trị LC :

Bảng 3.3: Giá trị mức vận tốc dao động tại các điểm đo

Lần đo Mức vận tốc dao động LC (dB)


Điểm đo
1 2 3
1 76,12 74,96 67,60

2 76,65 70,10 66,02

3 77,14 68,94 68,94

4 77,62 67,60 67,60

5 75,56 67,60 67,60

9
3.2. Tính mức áp suất âm P

- Mức áp suất âm được xác định theo công thức:

( ) Lc

( )
LC =20. log
P
P0
⟹ P=10 20 . P 0

Với P0=2.10−5 N /m2 – ngưỡng quy ước áp suất âm.

P – áp suất âm.

- Ta thu được các giá trị P:

Bảng 3.4: Giá trị mức mức áp suất âm tại các điểm đo

Lần đo Mức áp suất âm P N /m2

Điểm đo

1 2 3

1 0,13 0,11 0,05

2 0,14 0,06 0,04

3 0,14 0,06 0,06

4 0,15 0,05 0,05

5 0,12 0,05 0,05

3.3. Tra biểu đồ xác định tần số rung động

10
Bảng 3.4: Giá trị dùng để tra biểu đồ tần số rung động
Lần đo Tốc độ Gia tốc Vận tốc
trục m/s2 mm/s
chính
Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3
Vg/ph
1 110 1,56 0,64 0,32 0,32 0,28 0,12
2 500 1,34 0,3 0,32 0,34 0,16 0,1
3 325 1,58 0,26 0,32 0,36 0,14 0,14
4 72 1,54 0,26 0,26 0,38 0,12 0,12
5 150 1,88 0,28 0,3 0,3 0,12 0,12

- Ta có bảng các giá trị f:

11
Bảng 3.5: Giá trị tần số rung động

Lần đo Tần số (Hz)

Điểm đo

1 2 3

1 450 370 310

2 400 300 320

3 450 220 280

4 450 220 250

5 620 210 300

4. Nhận xét

Ở bài thí nghiệm này, thiết bị được kiểm tra sự rung động có độ rung là khá lớn
nằm trong khoảng từ 210 – 620 Hz. Nguyên nhân có thể là do mức độ đồng tâm giữa
các chi tiết của máy không cao, có sự va đập giữa các chi tiết trong quá trình thiết bị
vận hành; nền lắp đặt máy không phải mặt phẳng; bề mặt tiếp xúc giữa thiết bị cần đo
và thiết bị đo không tốt, có sai số từ thiết bị đo, sai số từ việc lấy số liệu và xử lý số
liệu.

Các biện pháp để giảm rung động ở các thiết bị máy móc có thể thực hiện như là:
các chi tiết trong một thiết bị phải được thiết kế có độ đồng tâm nhất định, tránh để độ
lệch tâm quá lớn khi xoay; thường xuyên bôi trơn bảo dưỡng để máy hoạt động êm,
nhẹ nhàng tránh va dập từ các chi tiết bên trong; thường xuyên khởi động máy làm
việc tránh tình trạng để máy không hoạt động quá lâu trong thời gian dài, đối với các
thiết bị máy móc làm việc liên tục thì cần sắp xếp, bố trí thời gian máy làm việc hợp
lý, tránh để máy hoạt động quá công suất…

12

You might also like