You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP : THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

(Năm học: 2023-2024)

1. Phân tích những yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của
thương mại điện tử?
* Các yếu tố về kinh tế: Trong môi trường hoạt động TMĐT, các yếu tố
KT bất kỳ cấp độ nào cũng có vai trò quan trọng và quyết định trên hàng
đầu. Sự hình thành hệ thống tổ chức quản lsy ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt
động KT nói chúng và TMĐT nói riêng.
- Tiềm năng của nền kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng KT và sự thay đổi cơ cấu KT của nền KT quốc dân.
- Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế quốc dân.
- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền.
- Thu nhập và phân phối thu nhập của dân cư.
* Các yếu tố VHXH: Trong quá trình XD và thực hiện TMĐT cần phải
xem xét đến yếu tố VH-XH theo một phạm vi rất rộng nhằm tìm ra những
cơ hội, cũng như những đe dọa tiềm tàng cho sự phát triển TMĐT.
- Dân số và sự biến động dân số: Dân số càng lớn, thì nhu cầu về nhóm
sản phẩm càng tăng, khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng tăng, mối quan hệ
giao dịch TMĐT càng lớn.
- Nghề nghiệp, tầng lớp XH: Ảnh hưởng đến quản thức và ứng xử của họ
đối với TMĐT.
- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa: Bản sắc văn hóa
của các dân tộc chủng tộc, tôn giáo có sự khác nhau. Điều này dẫn đến
quan điểm và cách ứng xử đối với TMĐT đa dạng và phong phú.

2. Trình bày các hệ thống thanh toán điện tử cơ bản? Nêu hiểu biết về quy
trình các bước trong thanh toán trực tuyến?
Khái niệm - Thanh toán điện tử (thanh toán trực tuyến) là hình thức thanh
toán tiến hành dựa trên Internet, có thể thực hiện các thao tác chuyển, nạp,
rút tiền…Thay vì giao dịch bằng tiền mặt, giờ đây họ đã có thể lưu
chuyển dòng tiền của mình thông qua các tài khoản trực tuyến.
- Các hình thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam
+ Thanh toán bằng thẻ: Là hình thức thanh toán trực tuyến đặc trưng nhất,
với 90% các giao dịch thương mại điện tử được thanh toán qua thẻ tín
dụng. Thanh toan qua the gồm 2 loai hinh chinh: the tin dung, hoặc thẻ
ghi nợ quốc tế (Master, Visa, Master Express) va the ghi nợ nội địa.
+ Thanh toán qua cổng: la hinh thuc thanh toan không cân sử dụng tiê n
mĕt, kê t nô i người mua, người bạn thông qua trung gian la ngân hàng.
Ngay sau khi lựa chon san pham trên website thương mai điên tư, thay vi
thanh toan COD thi khach hang điên thông tin tai khoan the cua minh
vao cổng thanh toán trực tuyến tích hợp sĕn trên website. Tiê n trong tai
khoan ngân hang se bĕ t đầu bi trư tương ứng với sô tiên mua hang va sô
tiê n nay được chuyên cho ngươi ban. Đây là hình thức thức giao dịch
nhanh chong va thuan loi, co tinh bao mat va an toan cao.
+ Thanh toán bằng ví điện tử: Vi điên tư có chức nĕng tương tư như một
chiếc ví hữu hình nhưng đươc đanh gia quan ly tai chinh hieu qua va tinh
bảo mật cao hơn so voi mot chiec vi bình thường. Thông qua ứng dụng
được tích hợp trên điện thoại di động, người dùng có thể lưu trữ bất kỳ tai
khoan ngân hang va dung đê giao dich, thanh toan mot cach linh hoat.
+ Thanh toán bằng thiết bị điện tử thông minh: hình thức thanh toán này
đang dần trở nên phổ biến vì hầu như ai cǜng đều sử hữu một chiếc điện
thoại thông minh. Chính vì vậy, rất nhiều ngân hàng đã mở dịch vụ thanh
toán trực tuyến thông qua điện thoại thông minh, gọi là Mobile Banking-
được cung cấp bơi cac ngan hang. Hinh thuc thanh toan nay la mô hinh
liên kết giữa ngân hàng, các công ty cung cấp viễn thông, hê thô ng tiêu
dung va khach hang.
* Quy trình các bước trong thanh toán trực tuyến;
Bước 1: Truy cập website của nhà cung cấp và lựa chọn hh/dịch vụ
Bước 2: Sau khi lựa chọn xong, bạn sẽ thực hiện đặt hàng bằng cách điền
các thông tin chi tiết theo yêu cầu của nhà cung cấp, bao gồm: thông tin
cá nhân, cách thức và thời gian giao hàng, phương thức thanh toán,..
Bước 3: Hệ thống website sẽ hiển thị các hóa đơn mua hàng để bạn kiểm
tra thông tin trên hóa đơn. Bạn xác nhận nếu chính xác để chuyển sang
bước thanh toán
Bước 4: Nếu website chấp nhận thanh toán trực tuyến, bạn có thể hoàn tất
việc thanh toán ngay trên website với điều kiện bạn phải sở hữu các loại
thẻ mà nhà cung cấp chấp nhận. Hiện nay, các website thương mại điện tử
đều chấp nhận các loại thẻ tín dụng và ghi nợ mang thương hiệu Visa hay
MasterCard.Bạn cần điền thông tin thẻ như: Số thẻ, ngày hết hạn, CVV
hay thông tin khác tùy theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Lưu ý: Giao
dịch chỉ thành công khi thẻ thanh toán đã được đăng ký chức năng thanh
toán trực tuyến,thông tin thẻ chính xác và còn khả năng chi trả
Bước 5: Hệ thống website sẽ gửi email xác nhận đơn hàng vào hòm thư
của bạn và liên hệ để tiến hành giao hàng
3. Trình bày khái niệm, những đặc trưng cơ bản của thương mại điện tử?
thương mại điện tử có những đặc điểm gì khác so với thương mại truyền
thống?
Khái niệm: Thương mại điện tử là hình thức mua và bán hàng hóa và dịch
vụ,hoặc truyền tiền hay dữ liệu qua mạng điện tử, chủ yếu là internet
Đặc trưng:
- TMĐT không thể hiện các văn bản giao dịch trên giấy.
- TMĐT phụ thuộc công nghệ và trình độ CNTT của người sử dụng
- TMĐT phụ thuộc mức độ số hóa.
- TMĐT có tốc nhanh.
Sự khác biệt thương mại điện tử có những đặc điểm gì khác so với thương
mại truyền thống:
* Khác biệt về CN:
Quan hệ giữa quá trình công nghệ và quá trình KD:
- Công nghệ:
Truy cập thông tin khách hàng: CS dữ liệu thông tin đáng tin cậy, kiểm
soát truy cập bên ngoài an ninh.
Dịch vụ viễn thông khác: Hệ thống thiết kế bằng mạng máy tính có thể
đọc và ktra các files bản vẽ khác nhau.
Mua bán hàng qua trang Web: Người bán và người mua thực hiện trực
tuyến, được đảm bảo an toàn đường truyền.
Mô hình KD ảo: EDI, Email, mẫu điện tử.
- Quá trình KD:
Truy cập thông tin khách hàng: KH đảm bảo tính kịp thời và thông báo
cho DN nhũng thay đổi của cơ sở dữ liệu.
Dịch vụ viễn thông khác: Khách hàng và DN thỏa thuận, chấp nhận trong
hợp tác thiết kế trên máy tính phù hợp
Mua bán hàng qua trang Web: Người bán: giữ được trang web trong môi
trường thay đổi; Người mua: đảm nhiệm mua trực tuyến
Mô hình KD ảo: XD tiến trình đặt đơn và mua bán, SD nhân viên để giải
quyết việc phát sinh
Khác về tiến trình mua bán
Khác về thị trường:

4. Phân tích các hoạt động mua hàng trực tuyến từ phía khách hàng trong
mô hình kinh doanh TMĐT B2C?
- Giai đoạn 1 – Ý thức nhu cầu. Nhu cầu được hình thành khi khách hàng
hay người tiêu dùng nhận ra sự khác biệt giữa thực tế và mong muốn của
họ.
- Giai đoạn 2 – Tìm kiếm thông tin: Khách hàng tìm kiếm thông tin để thu
thập dữ liệu về sản phẩm; về nhãn hàng; các tính năng của sản phẩm; giá
cả
- Giai đoạn 3 – Đánh giá và so sánh.Quy tắc đánh giá dựa trên chức năng
kinh tế và quy tắc tâm lý cảm xúc.Quy tắc đánh giá về hình ảnh nhãn
hàng khắc ghi trong tâm trí người tiêu dùng.Quy tắc đánh giá dựa trên thái
độ đối với nhãn hàng và sản phẩm.Quy tắc đánh giá dựa trên mức độ cấp
thiết của nhu cầu và quyết định mua.
- Giai đoạn 4 – Quyết định mua sắm. Quyết định sẽ vẫn có thể thay đổi
bởi thái độ của người khác và các yếu tố bất ngờ của ngoại cảnh.
- Giai đoạn 5 – Đánh giá sau mua: Đánh giá về chất lượng sản phẩm; giá
cả hay thậm chí là thái độ phục vụ của nhân viên.
5. Phân tích lợi ích của TMĐT? Sự ra đời của TMĐT đã có tác động như thế
nào tới việc thúc đẩy các hoạt động marketing và quảng cáo sản phẩm của
tổ chức doanh nghiệp?
Lợi ích của TMĐT
* Đối với doanh nghiệp
- Mở rộng thị trường
- Cải tiến hệ thống phân phối
- Vượt giới hạn về thời gian
- Sản xuất hàng theo yêu cầu
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường
- Giảm chi phí sản xuất
- Giảm chi phí giao dịch
- Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
- Củng cố quan hệ khách hàng
- Thông tin cập nhật
- Linh hoạt trong KD
* Đối với người tiêu dùng
- Mua sắm mọi lúc, mọi nơi
- Nhiêu sự lựa chọn về SP, DV
- Giá thấp hơn
- Giao hàng nhanh hơn
- Thông tin phong phú, thuận tiện, chất lượng cao
* Đối với XH
- Nâng cao mức sống của XH
- Hội nhập với nền KT thế giới
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn
- Người tiêu dùng những nước kém và đang phát triển có thể tiếp cận với
hàng hóa, dịch vụ từ các nước phát triển
- Hoạt động trực tuyến sẽ hạn chế việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn
* Sự ra đời của TMĐT đã có tác động như thế nào tới việc thúc đẩy
các hoạt động marketing và quảng cáo sản phẩm của tổ chức doanh
nghiệp:
-TMĐT thúc đẩy vấn đề marketing sản phẩm
-Xúc tiến sản phẩm
-Các kênh phân phối mới
-Tiết kiệm chi phí
-Rút ngắn KD
-Tăng Dv khách hàng
-Định vị hình ảnh sản phẩm
-Các tác động marketing khác
-Làm thay đổi tổ chức
-TMĐT làm thay đổi bản chất thị trường
-TMĐT tác động đến chế tạo hàng hóa/dịch vụ
-TMĐT tác động đến tình hình tài chính và hoạch toán kinh doanh của
doanh nghiệp
-TMĐT tác động đến quản trị và đào tạo nguồn nhân lực
6. Trình bày những hiểu biết về mô hình kinh doanh thương mại điện tử
B2C, phân tích xu thế phát triển thương mại điện tử B2C ở Việt Nam
trong 5 năm gần đây?
* Mô hình tmđt B2C từ phía khách hàng:
* Mô hình tmđt B2C từ phía công ty

* Xu thế phát triển TMĐT B2C ở Việt Nam trong 5 năm gần đây
Theo sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2021, doanh thu TMĐT B2C năm
2021 là 13.7 tỷ USD tăng 16%, quy mô thị trường B2C chiếm 6.5% tổng
mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Dự đoán giai đoạn từ 2022-2025, TMĐT Việt Nam tăng trung bình 25%
mỗi năm, đạt xấp xỉ 35 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 10% tổng mức bán
lẻ và doanh thu tiêu dùng cả nước.
7. Nêu các điều kiện cơ bản để phát triển thương mại điện tử?
● Nguồn nhân lực
● Cơ sở hạ tầng:
➢ Hạ tầng Kỹ thuật: Internet, Intranet, Extranet và www (World wide
web)
➢ Hạ tầng Pháp lý: Tại Việt Nam, nhiều bộ luật và nghị định chi tiết
được đưa ra đảm bảo cho các hoạt động thương mại điện tử diễn ra
an toàn, như Luật giao dịch điện tử, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP,
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP.
➢ Hạ tầng Logistics
● Thanh toán điện tử: thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (cash on
delivery), ví điện tử, cổng thanh toán, thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ.
● Dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử: hải quan điện tử, kê khai
thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất nhập khẩu,…
● Bảo vệ người tiêu dùng
8. Trình bày những hiểu biết về mô hình kinh doanh thương mại điện tử
B2B, phân tích xu thế phát triển thương mại điện tử B2B ở Việt Nam
trong 5 năm gần đây?
Mô hình kinh doanh TMĐT B2B:
● Khái niệm B2B: B2B là viết tắt của Business to Business, là hình thức
kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình kinh
doanh xuất hiện trong lĩnh vực TMĐT, trên các kênh TMĐT, hoặc các
giao dịch ngoài thực tế dựa trên hợp đồng, báo giá mua bán sản phẩm
được thỏa thuận trực tiếp giữa các doanh nghiệp.
● Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến:
➢ Sàn giao dịch thương mại điện tử: Đây có lẽ là mô hình quen thuộc
với không chỉ doanh nghiệp mà còn với người tiêu dùng riêng lẻ.
Với các sàn giao dịch là không gian để các nhà cung ứng và các
doanh nghiệp TMĐT vận hành kinh doanh. Các nhà cung cấp có
nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm lên các trang TMĐT. Người mua sẽ
chọn lọc, đánh giá rồi đưa ra quyết định mua hàng. Chính vì vậy,
tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khá cao khi kinh doanh trên
sàn TMĐT.
➢ Mô hình B2B thiên về bên mua (giao dịch môi giới): Doanh nghiệp
sẽ nhập các nguồn hàng từ bên thứ 3 để về phân phối cho các khách
hàng của mình. Doanh nghiệp sẽ có các công cụ về nhu cầu mua
hàng để các doanh nghiệp khác vào báo giá cũng như phân phối sỉ,
lẻ.
➢ Mô hình B2B thiên về bên bán (cung cấp dịch vụ): Đây là loại mô
hình phổ biến nhất hiện nay. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ sở
hữu trang TMĐT (Website hoặc Mobile App) cung cấp dịch vụ,
hàng hóa tới đơn vị thứ 3. Đơn vị thư 3 này có thể là cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp, nhà bán buôn hoặc bán lẻ.
➢ Mô hình B2B thương mại hợp tác: Mô hình này thường được hiển
thị dưới dạng sàn giao dịch điện tử như: Chợ trên mạng (net
marketplaces), Chợ điện tử (e-marketplaces), Sàn giao dịch Internet
(Internet exchanges), Thị trường điện tử (e-markets), Trung tâm
trao đổi (exchange hubs), Cộng đồng thương mại (trading
communities), Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges).
Xu thế phát triển TMĐT B2B tại VN trong 5 năm gần đây:
Với sự phát triển của công nghệ, cùng với sự hội nhập kinh tế, Việt Nam cũng đi
theo xu thế và đang phát triển mạnh mẽ các mô hình kinh doanh B2B. Các sàn
TMĐT trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu xây
dựng Website, Mobile App riêng để dễ dàng tiếp cận phát triển hệ thống phân
phối của mình.

Với nhiều hình thức bán hàng độc đáo, ưu đãi hấp dẫn,.. doanh nghiệp nhanh
chóng tiếp cận được khách hàng. Tuy nhiên, những mô hình này còn khá mới
mẻ nên chỉ mới phát triển ở quy mô nhỏ, lẻ chưa phát huy hết được ưu điểm,
cũng như tiềm năng của mô hình B2B.

Một số vấn đề cản trở sự phát triển của mô hình B2B:

- Truyền thông của doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ


- Giao diện Web, App cơ sở hạ tầng chưa được tối ưu, ảnh hưởng tới trải
nghiệm người dùng
- Việc tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp còn bị hạn chế
- Thiếu minh bạch trong việc bảo vệ nguồn lợi khách hàng.
9. Phân tích các bước trong hoạt động mua hàng online của khách hàng?
Quy trình mua hàng thông thường có thể được nhận thức bằng 05 bước cơ bản:

1. Nhận thức: Khách hàng ra quyết định mua hàng từ khi người mua có ý thức về
vấn đề hay nhu cầu mà mình đang có. Hoặc nhu cầu này cũng được phát sinh khi

vô tình gặp quảng cáo trên Internet khi đang đọc báo, xem phim..

2. Tìm kiếm: Khi người dùng đã hình thành nhu cầu mua hàng, họ sẽ ngay lập tức
tìm kiếm thông tin. Người dùng càng cần tìm kiếm thông tin khi nhu cầu mua càng
lớn, giá trị sản phẩm/dịch vụ lớn hoặc thông tin khan hiếm. Hiện nay, người dùng

thường nhận được nhiều thông tin về sản phẩm/dịch vụ nhất từ nguồn thông tin

thương mại. Tuy nhiên, nguồn thông tin cá nhân lại tác động đến hành động mua

của người dùng nhiều hơn cả. Có thể nói, nguồn thông tin thương mại mang chức

năng thông báo đến người dùng. Còn nguồn thông tin cá nhân có chức năng đánh

giá hoặc khẳng định.

3. Đánh giá: Từ các thương hiệu sản phẩm đã biết tại giai đoạn trên (tìm kiếm
thông tin). Khách hàng bắt đầu có cơ sở dữ liệu để đánh giá để chọn ra thương

hiệu, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

4. Mua hàng: Trong khi ở giai đoạn đánh giá, người dùng dần hình thành sở thích
với thương hiệu. Và có thể lúc này cũng đã hình thành xu hướng chọn mua đối với

thương hiệu này. Tuy nhiên, ở giai đoạn 4 (quyết định mua), người dùng vẫn có thể

thay đổi quyết định do gặp tác động từ các yếu tố khác.

5. Phản ứng sau mua: Đây được xem là bước cuối cùng trong quá trình mua hàng
của khách hàng. Sau khi mua, sử dụng, khách hàng sẽ có phản hồi đánh giá về chất

lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Mức độ hài lòng sẽ tỉ lệ thuận với hành động

tái mua của khách.

Sự hài lòng của khách phụ thuộc vào mối tương quan giữa sự mong đợi của khách

trước khi mua và sự thỏa mãn của họ sau khi mua.

10.Thương mại điện tử B2B là gì? Các mô hình thương mại điện tử B2B?
Khái niệm B2B: B2B là viết tắt của Business to Business, là hình thức kinh
doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh xuất
hiện trong lĩnh vực TMĐT, trên các kênh TMĐT, hoặc các giao dịch ngoài thực
tế dựa trên hợp đồng, báo giá mua bán sản phẩm được thỏa thuận trực tiếp giữa
các doanh nghiệp.
Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến:
● Sàn giao dịch thương mại điện tử: Đây có lẽ là mô hình quen thuộc
với không chỉ doanh nghiệp mà còn với người tiêu dùng riêng lẻ.
Với các sàn giao dịch là không gian để các nhà cung ứng và các
doanh nghiệp TMĐT vận hành kinh doanh. Các nhà cung cấp có
nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm lên các trang TMĐT. Người mua sẽ
chọn lọc, đánh giá rồi đưa ra quyết định mua hàng. Chính vì vậy,
tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khá cao khi kinh doanh trên
sàn TMĐT.
● Mô hình B2B thiên về bên mua (giao dịch môi giới): Doanh nghiệp
sẽ nhập các nguồn hàng từ bên thứ 3 để về phân phối cho các khách
hàng của mình. Doanh nghiệp sẽ có các công cụ về nhu cầu mua
hàng để các doanh nghiệp khác vào báo giá cũng như phân phối sỉ,
lẻ.
● Mô hình B2B thiên về bên bán (cung cấp dịch vụ): Đây là loại mô
hình phổ biến nhất hiện nay. Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ sở
hữu trang TMĐT (Website hoặc Mobile App) cung cấp dịch vụ,
hàng hóa tới đơn vị thứ 3. Đơn vị thư 3 này có thể là cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp, nhà bán buôn hoặc bán lẻ.
● Mô hình B2B thương mại hợp tác: Mô hình này thường được hiển
thị dưới dạng sàn giao dịch điện tử như: Chợ trên mạng (net
marketplaces), Chợ điện tử (e-marketplaces), Sàn giao dịch Internet
(Internet exchanges), Thị trường điện tử (e-markets), Trung tâm
trao đổi (exchange hubs), Cộng đồng thương mại (trading
communities), Sàn giao dịch thương mại (trading exchanges).

11.Trình bày tóm tắt khái quát về sàn giao dịch thương mại điện tử? lấy ví dụ
sàn giao dịch TMĐT trên thị trường Việt Nam?
- sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) là website thương mại điện
tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu
hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hoặc cung ứng các
dịch vụ lên đó. Nói cách khác đây là một kênh bán hàng trực tuyến, cho
phép giao dịch giữa người mua và người bán
- ví dụ như shopee, Lazada, tiki…
12.Trình bày những hiểu biết của mình về các hình thức quảng cáo trên mạng
Internet?
- quảng cáo qua website
+ là hình thức quảng cáo trên mạng đầu tiên
+ đưa khách hàng từ website của người thiết kế tới website của
người quảng cáo
+ đưa ra những thông tin thực sự cần thiết cho khách hàng tiềm
năng
+ khách hàng có thể mua hoặc thuê một sản phẩm mới thông
qua một phòng trưng bày tương tác
+ được cung cấp đầy đủ thông tin về giá cả, hình thức thanh
toán, phương thức, địa điểm giao nhận. Từ đó khách hàng
biết được mua ở đâu là thuận tiện nhất
+ tất cả đều được giải quyết ở nhà không làm mất thời gian của
khách hàng
=> trở thành công cụ hữu hiệu cung cấp những thông tin về sản phẩm, xây dựng
niềm tin về sản phẩm, tạo ấn tượng tốt về cách phục vụ tiên tiến
- quảng cáo qua E- mail
+ được thực hiện qua các danh sách thảo luận, thư điện tử thông báo
và thư điện tử trực tiếp
+ thư điện tử thông báo là công bố của một doanh nghiệp hay một cá
nhân gửi tới người có nhu cầu. Khi tiến hành quảng cáo trên thư
điện tử thông báo dạng văn bản sẽ biết chính xác tổng số người
nhận thông điệp, bởi vì có thể biết chính xác tổng số thư điện tử
được gửi đi nhưng không biết chính xác có bao nhiêu người đã đọc.
quảng cáo qua hình thức này chỉ đơn thuần là văn bản, rất hạn chế
đối với việc truyền tải thông tin. Tuy nhiên để tăng sức hấp dẫn
người ta có thể sử dụng quảng cáo dạng đồ họa sẽ biết số lần thư
thông báo có quảng cáo của mình được mở vì mỗi lần thư điện tử
được mở ra, nên có thể cho biết được hiệu quả của quảng cáo.
- quảng cáo trên web
+ Đa phần quảng cáo đều diễn ra trên Web
+ Web với audio, video và các khả năng vốn có đã đem đến những cơ
hội rất cao để phát triển quảng cáo một các hiệu quả
+ quảng cáo trên bắt đầu là những dải băng có hình chữ nhật ngày
càng đòi hỏi phải có những dải băng đẹp, hấp dẫn. Có ba loại dải
băng quảng cáo chính: tĩnh, động, tương tác
- quảng cáo kiểu nút bấm
+ là những quảng cáo loại nhỏ có thể bố trí ở bất kỳ chỗ nào trên một
trang và nối với trang của người thuê nút.
+ được chấp nhận khá nhanh so với các hình thức quảng cáo khác vì
chúng lun cung cấp phần mềm tải xuống miễn phí
+ ưu điểm là chúng đơn giản, tạo ra hàng triệu lần tải xuống, và các
nhà quảng cáo dễ dàng truyền bá được nhãn hiệu sản phẩm của
mình
+ thuận tiện để có thể đặt chúng trên tất cả các trang của một site
+ mức giá hợp lý
+ tạo ra mục lục để họ rao bán quảng cáo trên mỗi trang
+ cần được sắp xếp cân đối với số trang và số lượng quảng cáo, vì
chúng có thể làm giảm hiệu quả
- quảng cáo interstitial
+ là quảng cáo xuất hiện trên màn hình và làm gián đoạn công việc
của người sử dụng
+ có nhiều kích cỡ khác nhau, với các mức độ tương tác khác nhau từ
quy mô tĩnh đến quy mô động
+ trong quá trình sử dụng có thể nhấn bỏ interstitial, nhưng không
biết bao xuất hiện lại
+ các nhà quảng cáo rất thích sử dụng vì biết chắc chắn sẽ được
người dùng biết tới
+ sử dụng video phim và hình ảnh sống động để truyền tải tốt hơn
những thông điệp cần thiết về sản phẩm
+ có thể làm mất lòng khách hàng vì họ phải xem những interstitial
mà họ không quan tâm

13.Trình bày những hiểu biết của mình về marketing trong thời đại công
nghệ thông tin và thương mại điện tử?
marketing thương mại điện tử có tác động không những nội dung cốt lõi
của các giao dịch thương mại mà quan trọng hơn nó tạo dựng thị trường
số hóa cùng các công cụ nhằm thực hiện mục tiêu thương mại. Marketing
điện tử khả thi với đầy đủ tính khoa học, tính thực tiễn sẽ mang lại nhiều
lợi ích cho hoạt động kinh doanh thương mại và cho các doanh nhân điện
tử như:
- thúc đẩy việc đánh giá thời cơ và rủi ro từ môi trường bên ngoài,
cũng như thúc đẩy việc đánh giá đối với các năng lực bên trong tổ
chức doanh nghiệp
- giúp cho lượng hóa các mục tiêu hiệu quả kỳ vọng trong các hoạt
động kinh doanh thương mại
- giúp cho nhận dạng các quy mô nguồn lực được yêu cầu và mức độ
huy động chúng thông qua thu hút vốn từ bên ngoài
- sáng tạo ra các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả
những mục tiêu của hoạt động kinh doanh và đảm bảo giám sát
được hiệu suất công việc thực tế so với dự kiến trong chiến lược
Marketing
phương thức làm thương mại điện tử trên cơ sở mạng công nghệ thông tin,
marketing một mặt vấn kế thừa những kinh nghiệm kiến thức của marketing
thương mại truyền thống, song đứng trên góc độ kinh doanh và quản trị kinh
doanh thì Marketing đã có những đặc điểm mới thể hiện trên nhiều mặt
- một là, marketing đã có được một công cụ vô cùng thuận lợi đó là mạng
công nghệ thông tin và máy tính để chú trọng hơn nữa vào lợi ích của
người tiêu dùng
- hai là, hoạt động marketing một mặt phải cân bằng được những mục tiêu
marketing của công ty với những yêu cầu và sở thích của khách hàng,
mặc khác phải cung cấp, đa lợi ích cho khách hàng
- ba là, làm cho số lượng dữ liệu trao đổi giữa người mua và người bán tăng
lên rất nhiều. tốc độ truyền tải thông tin cũng như các quyết định kinh
doanh nhanh hơn, chi phí cung cấp thông tin giảm nhiều hơn, cung cấp
thông tin có thể 24h trong một ngày và 365 ngày trong 1 năm
- bốn là, những thông tin hoàn hảo sẽ nhanh chóng đến với người mua và
người bán
- năm là, với sự tham gia của internet đã tác động mạnh đến sự vận động
của dòng thông tin và dòng hàng hóa dịch vụ trên thị trường
- sáu là, với sự xuất hiện của mạng internet đã làm cho quá trình xúc tiến và
quản lý xúc tiến thương mại có thêm nhiều khía cạnh mới
- bảy là, chính sách giá và kênh phân phối. hệ thống công nghệ thông tin đã
làm giảm giá bình quân trong nhiều bộ phận thị trường bởi internet đã tạo
ra khả năng cho khách hàng chọn mua một dãy các sản phẩm và dịch vụ
bằng việc đăng kí trả giá của họ qua một trang đối giá trực tuyến.

14.Trình bày các hệ thống thanh toán điện tử cơ bản?


Các hệ thống thanh toán thương mại điện tử cơ bản :
- Thanh toán qua thẻ ( ATM nội địa, visa, marter card )
- Thanh toán qua cổng thanh toán ( ngân lượng, Vnpay…)
- Thanh toán bằng ví điện tử ( Momo, ZaloPay,…)
- Thanh toán qua SmartPhone ( QR code, mobile banking,…)
15.Phân tích các phương pháp marketing trong thương mại điện tử B2B và
B2C?
Giống bảng trong tờ photo

16.Trình bày các mục tiêu tổng quát về phát triển thương mại điện tử ở Việt
Nam giai đoạn 2021-2025? (theo Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt
Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-
2025).
- Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh
nghiệp và cộng đồng
- Thu hẹp khảong cách giữa các thành phố lớn và địa phương về mức độ
phát triển thương mại điện tử
- Xây dưjng thị trường tmđt lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền
vững
- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hang hoá Việt Nam trong và ngoài nước
thông qua ứng dụng thương mại điện tử ; đẩy mạnh giao dịch, tmđt xuyên
biên giới
- Trở thành quốc gia có thị trường tmđt phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn
đầu Đông Nam Á
17.Trình bày những hiểu biết của mình về các giao dịch thanh toán điện tử?
18.Trình bày các nhóm giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
giai đoạn 2021-2025? (theo Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 –
2025)?
19. Các nguy cơ đe dọa đến an toàn, an ninh trong TMĐT? Nêu một số giải
pháp công nghệ đảm bảo an ninh trong TMĐT?
20. Trong đề có 1 câu (câu 3), viết chương trình HTML./.

You might also like