You are on page 1of 97

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI NAM ĐỊNH

TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2


NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Lưu hành nội bộ)

Ban hành kèm theo Quyết định số ........../QĐ-TCGTVTNĐ ngày .............


của Hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Nam Định

Năm 2023
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình sử dụng nội bộ. Các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình “Kế toán doanh nghiệp 2” là tài liệu được lưu hành trong nội bộ Trường
Trung cấp giao thông vận tải Nam Định nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo
viên và là tài liệu học tập chính thức của mô đun Kế toán doanh nghiệp 2 cho học sinh
nghề kế toán trong trường. Nội dung giáo trình trang bị các kiến thức cơ bản về kế toán
áp dụng cho bậc trung cấp kế toán.
Giáo trình gồm 3 bài:
Bài 1: Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Bài 2: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Bài 3: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong quá trình biên soạn, ban biên soạn đã cố gắng tham khảo, chọn lọc, cập nhật
qua các tài liệu đã được dùng trong nước, những nội dung thật cần thiết phù hợp với nhu
cầu thực tế mà nghề cần trang bị. Nội dung các phần, mục bám sát Chương trình mô đun
đào tạo để người đọc có dễ dàng tiếp cận nội dung.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên soạn rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo trong trường để giáo trình
được hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu đào tạo của Nhà trường hiện nay.
Trân trọng cảm ơn!

Nam Định, tháng năm 2023


Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Bùi Thị Hương
2. Thành viên tham gia: Phạm Trọng Chung
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
BÀI 1: KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ....................................................1
Bài 1.1. Kế toán tính giá Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ...........................................3
A. Kiến thức liên quan.....................................................................................................3
1. Khái niệm.................................................................................................................3
2. Phương pháp tính giá...............................................................................................3
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.........................................4
C. Bài tập thực hành........................................................................................................4
D. Kiểm tra, đánh giá.......................................................................................................5
E. Câu hỏi ôn tập và bài tập nâng cao..............................................................................6
Bài 1.2: Kế toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ......................8
A. Kiến thức liên quan.....................................................................................................8
1. Chứng từ, tài khoản sử dụng...................................................................................8
2. Phương pháp kế toán...............................................................................................8
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................10
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................10
C. Bài tập thực hành......................................................................................................10
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................12
E. Câu hỏi, bài tập nâng cao..........................................................................................13
Bài 1.3: Kế toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.....................14
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................14
1. Chứng từ, tài khoản sử dụng.................................................................................14
2. Phương pháp kế toán.............................................................................................14
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................16
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................17
C. Bài tập thực hành......................................................................................................17
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................21
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................21
BÀI 2: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.......24
Bài 2.1. Kế toán tiền lương.............................................................................................26
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................26
1. Khái niệm, chứng từ và tài khoản sử dụng............................................................26
2. Phương pháp kế toán tiền lương............................................................................26
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................29
C. Bài tập thực hành......................................................................................................29
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................31
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................31
Bài 2.2. Kế toán các khoản trích theo lương.................................................................34
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................34
1. Các khoản trích theo lương, chứng từ , tài khoản sử dụng....................................34
2. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương..................................................35
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................36
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................36
C. Bài tập thực hành......................................................................................................37
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................39
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................40
BÀI 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM......42
Bài 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.........................................................44
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................44
1. Khái niệm, chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng...................................................44
2. Phương pháp kế toán.............................................................................................44
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................45
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................45
C. Bài tập thực hành......................................................................................................46
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................48
E. Câu hỏi ôn tập...........................................................................................................48
Bài 3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.................................................................49
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................49
1. Khái niệm, chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng.......................................................49
2. Phương pháp kế toán.............................................................................................49
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................50
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................50
C. Bài tập thực hành......................................................................................................51
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................53
E. Câu hỏi ôn tập...........................................................................................................53
Bài 3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.........................................................................54
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................54
1. Khái niệm, chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng...................................................54
2. Phương pháp kế toán.............................................................................................54
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................56
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................56
C. Bài tập thực hành......................................................................................................57
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................59
E. Câu hỏi ôn tập...........................................................................................................60
Bài 3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất......................................................................61
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................61
1. Chứng từ, tài khoản sử dụng..................................................................................61
2. Phương pháp kế toán.............................................................................................61
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................62
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................62
C. Bài tập thực hành......................................................................................................63
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................65
E. Câu hỏi ôn tập...........................................................................................................66
Bài 3.5. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang................................................................67
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................67
1. Khái niệm...............................................................................................................67
2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang......................................................67
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................68
C. Bài tập thực hành......................................................................................................69
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................69
E. Câu hỏi ôn tập...........................................................................................................70
Bài 3.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm.....................................................................71
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................71
1. Khái niệm, chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng..............................................71
2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm...........................................................71
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................73
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục.......................................73
C. Bài tập thực hành......................................................................................................74
D. Kiểm tra, đánh giá.....................................................................................................79
E. Câu hỏi ôn tập...........................................................................................................80
Bài tẬp nâng cao...............................................................................................................81
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nội dung


1 CCDC Công cụ dụng cụ
2 NVL Nguyên vật liệu
3 TK Tài khoản
4 ĐVT: Đơn vị tính
5 SP: Sản phẩm
6 GTGT: Giá trị gia tăng
7 BHXH Bảo hiểm xã hội
8 BHYT Bảo hiểm y tế
9 KPCĐ Kinh phí công đoàn
10 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
11 CNV Công nhân viên
12 CPSX Chi phí sản xuất
13 SXKD: Sản xuất kinh doanh
14 SPDD Sản phẩm dở dang
15 QLPX Quản lý phân xưởng
DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT Số sơ đồ Tên sơ đồ

1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ


2 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương
3 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương
4 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
5 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
6 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
7 Sơ đồ 3.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Kế toán doanh nghiệp 2
Mã số của mô đun: MĐ18
Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí
Mô đun kế toán doanh nghiệp 2 là một mô đun chuyên ngành quan trọng trong chương
trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp. Mô đun kế toán doanh nghiệp 2 được học sau
các mô đun kế toán doanh nghiệp 1; là cơ sở để học mô đun kế toán doanh nghiệp 3,
thực tập môn học, thực tập tốt nghiệp.
- Tính chất
Mô đun kế toán doanh nghiệp 2 là môn chuyên ngành bắt buộc có vai trò tích cực
trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế theo phần hành kế
toán nguyên vật liệu, CCDC, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, là một trong các mô đun chuyên
ngành chính của kế toán doanh nghiệp.
Giúp học sinh có phương pháp kế toán nguyên vật liệu, CCDC, kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm. Giúp học sinh vận dụng và hạch toán được các tình huống cụ thể về nguyên
vật liệu, CCDC, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
Mục tiêu của mô đun:
- Kiến thức:
+ Vận dụng được các kiến thức đã học của kế toán doanh nghiệp về nguyên vật
liệu công cụ - dụng cụ, tiền lương, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong việc thực
hiện nghiệp vụ kế toán được giao.
+ Vận dụng được hệ thống chứng từ, tài khoản vào từng phần hành kế toán.
+ Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn kế toán và tổ chức được công tác
kế toán - tài chính theo từng phần hành kế toán trong doanh nghiệp.
- Kỹ năng:
+ Vận dụng được các kiến thức đã học để làm được các bài tập theo tình huống kế
toán theo từng phần hành kế toán trong doanh nghiệp.
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán.
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có năng lực làm việc độc lập.
+ Có năng lực tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện của cá nhân.
+ Tự chịu trách nhiệm với kết quả học tập của cá nhân.
+ Có khẳ năng cập nhật kiến thức mới và sáng tạo trong quá trình học tập.
+ Tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành.

3
Nội dung của mô đun
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Thời gian (giờ)
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra
Bài 1: Kế toán vật liệu, công cụ,
dụng cụ
1.1. Kế toán tính giá vật liệu, công cụ,
dụng cụ
1 33 10 22 1
1.2. Kế toán nghiệp vụ nhập kho
nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
1.3. Kế toán nghiệp vụ xuất kho
nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
Bài 2: Kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương
2 25 5 19 1
2.1. Kế toán tiền lương
2.2. Kế toán các khoản trích theo lương
Bài 3: Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp
3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
3 62 15 46 1
3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3.5. Kế toán đánh giá sản phẩm dở
dang
3.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Cộng 120 30 87 3
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính
vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
BÀI 1: KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Mã số: MĐ18.01

Giới thiệu
Bài 1 giới thiệu cho học sinh về nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phát sinh
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi học xong học sinh có thế hạch
toán được các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
Đồng thời học sinh phản ánh được các nghiệp vụ đó vào sổ kế toán một cách phù hợp.
Mục tiêu
* Kiến thức
- Trình bày được các phương pháp tính giá vật liệu, CCDC
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu của
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
* Kỹ năng
- Vận dụng được các kiến thức về kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào
làm bài thực hành ứng dụng
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến Nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ
- Xác định được các chứng từ kế toán vật liệu, CCDC
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán kế toán vật liệu, CCDC
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có năng lực làm việc độc lập.
- Có năng lực tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện của cá nhân.
- Tực chịu trách nhiệm với kết quả học tập của cá nhân.
- Có khẳ năng cập nhật kiến thức mới và sáng tạo trong quá trình học tập.
- Tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành
Dụng cụ, vật tư, thiết bị
- Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2
- Máy tính, máy chiếu
- Sơ đồ hạch toán kế toán vốn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Các mô đun và bài học có liên quan
Môn học: Nguyên lý kế toán
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 1
Nội dung
1. Yêu cầu
- Nêu được khái niệm, phương pháp tính giá nhập kho, xuất kho Nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ.
- Hạch toán được một số nghiệp vụ phát sinh liên quan.

1
- Ghi sổ kế toán phù hợp.
2. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị trang thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2 và các tài liệu tham khảo
- Sơ đồ kế toán nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ
3. Nội dung chi tiết
Bài 1.1: Kế toán tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Bài 1.2: Kế toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Bài 1.3: Kế toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

2
Bài 1.1. Kế toán tính giá Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Mã bài: MĐ18.01.01

MỤC TIÊU
- Trình bày được khái niệm tính giá nguyên vật liệu, CCDC.
- Xác định được đúng đối tượng tính giá nguyên vật liệu, CCDC.
- Tính được giá NVL, CCDC theo các phương pháp tính giá.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng đối tượng, phương pháp tính giá nguyên vật liệu CCDC
- Tính đúng, chính xác giá Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất kho
theo các phương pháp tính giá
A. Kiến thức liên quan
1. Khái niệm
Tính giá nguyên vật liệu, CCDC là dùng tiền để biểu hiện giá trị của NVL,
CCDC. Việc tính giá này phải tuân thủ chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho, theo chuẩn
mực này NVL, CCDC luân chuyển trong các doanh nghiệp phải được tính theo giá
thực tế.
2. Phương pháp tính giá
2.1. Tính giá theo giá thực tế nhập kho:
Theo giá thực tế (nguyên tắc giá phí)
* Đối với NVL, CCDC mua ngoài:
Giá thực Giá mua ghi trên hóa Các CP trực tiếp Các khoản CKTM,
tế nhập = đơn (kể cả thuế NK, + thực tế phát sinh - giảm giá được
kho thuế TTĐB (nếu có)) trong quá trình mua hưởng (nếu có)
* Đối với phế liệu thu hồi nhập kho từ quá trình sản xuất kinh doanh: Thì giá thực
tế được tính theo giá thực tế đánh giá hoặc giá ước tính hoặc theo giá bán trên thị
trường.
2.2. Tính giá theo giá thực tế xuất kho (giá gốc)
a) Phương pháp giá thực tế đích danh
Theo phương pháp này thì khi xuất lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích
danh của lô đó.
b) Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này, nguyên vật liệu, CCDC được tính giá thực tế xuất kho trên
cơ sở giả định là lô nguyên vật liệu, CCDC nào nhập vào kho trước hoặc sản xuất trước
sẽ được xuất bán và sử dụng trước
c) Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (bình quân cả kỳ dự trữ)

3
Giá thực tế của nguyên vật Số lượng nguyên vật Giá đơn vị bình
= x
liệu, CCDC xuất kho liệu, CCDC xuất kho quân cả kỳ dự trữ

Giá trị thực tế NVL, Giá trị thực tế của NVL,


+
Giá đơn vị bình CCDC tồn kho đầu kỳ CCDC nhập trong kỳ
=
quân cả kỳ dự trữ Số lượng NVL, Số lượng NVL, CCDC
+
CCDC tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
* Lưu ý: Đối với CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài phải phân bổ dần trong
nhiều kỳ kế toán (phân bổ nhiều lần):
Mức phân bổ giá trị CCDC Giá trị CCDC xuất dùng
=
trong 1 kỳ (1 lần sử dụng) Số kỳ hoặc số lần sử dụng
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

TT Trình tự các Nội dung Dụng cụ, Tiêu chuẩn thực hiện
bước vật liệu
Xác định Xác định nguyên vật - Giấy, bút. Xác định đúng NVL, CCDC
nguyên vật liệu, CCDC cần tính cần tính giá
1
liệu, CCDC giá
tính giá
Lựa chọnLựa chọn phương pháp - Giấy, bút. - Lựa chọn đúng phương pháp
phương pháp tính giá NVL, CCDC tính giá NVL, CCDC
2 tính giá - Kiểm tra tính chính xác
phương pháp tính giá NVL,
CCDC
Tính giá Tính giá NVL, CCDC - Giấy, bút. - Xác định đúng công thức theo
NVL, CCDC theo phương pháp đã - Máy tính phương pháp đã chọn
chọn - Tính đúng giá trị của NVL,
3
CCDC
- Kiểm tra tính chính xác của
việc tính toán.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Xác định sai vật liệu, CCDC cần tính giá: Cần xác định đúng vật liệu, CCDC
cần tính giá.
- Lựa chọn phương pháp tính không phù hợp: Cần lựa chọn đúng phương pháp.
Căn cứ vào phương pháp này để xác định đúng công thức tính giá.
- Tính giá sai: Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán.
C. Bài tập thực hành
Trích tài liệu tại 1 doanh nghiệp trong tháng 1/N (ĐVT: 1.000đ):
I. Tồn kho đầu kỳ: 3.000 m VLX; đơn giá 25/m

4
II. Trong tháng 2/N; VLX biến động như sau:
1. Ngày 3: Xuất 1.600m để sản xuất sản phẩm
2. Ngày 6: Tiếp tục xuất 1.000m để chế tạo sản phẩm
3. Ngày 7: Thu mua nhập kho 1.600m. giá mua ghi trên hoá đơn 44.000 (trong đó
thuế GTGT 4.000), chi phí vận chuyển bốc dỡ chi bằng tiền mặt 760. Tiền mua VL
doanh nghiệp đã trả bằng chuyển khoản sau khi trừ đi 1% chiết khấu được hưởng.
4. Ngày 10: Dùng tiền vay ngắn hạn thu mua 1.000m nhập kho. Giá mua chưa có
thuế là 24,5/m, thuế GTGT 2,45/m; chi phí thu mua trả bằng tiền mặt 940.
5. Ngày 15: Xuất 800m để tiếp tục chế biến sản phẩm
6. Ngày 24: Xuất 1.100m cho sản xuất sản phẩm
7. Ngày 28: Thu mua nhập kho 400m, giá mua chưa có thuế GTGT là 25/m. Thuế
GTGT 10%
Yêu cầu:
Trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hãy
xác định giá vốn thực tế của VLX xuất kho trong kỳ theo các phương pháp:
- Nhập trước – xuất trước;
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ;
Lời giải :
1. Tính giá vật liệu nhập kho.
- Nhập ngày 07 = 40.000 (3) + 760 = 40.760(25,475/m)
- Nhập ngày 10 = 1.000m x 24,5/m + 940 = 24.440(25,44/m)
- Nhập ngày 28 = 400m x 25/m = 10.000 (25/m)
Tổng giá trị vật liệu nhập kho: 76.200
2. Giá trị vật liệu xuất kho và tồn kho cuối kỳ
a) Nhập trước – xuất trước
* Xuất:
Ngày 3 = 1600m x 25/m = 40.000
Ngày 6 = 1000m x 25/m = 25.000
Ngày 15 = ( 400m x 25/m) + (400m x 25,475/m) = 20.190
Ngày 24 = ( 1100m x 25.475) = 28.022,5
113.212,5

b) Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ


Giá đơn vị bình 75.000+ 76.200
= = 25,2/m
quân cả kỳ dự trữ 3.000 + 3.000
Giá trị VL xuất kho = 4.5m x 25,2 = 113.400.400 đ
Giá trị VL tồn kho CK = 75.000+ 76.200 – 113.400= 37.800
D. Kiểm tra, đánh giá
1. Barem đánh giá

5
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Xác định đúng đối tượng 2 So sánh đối tượng
tính giá
2 Lựa chọn phương pháp tính 2
So sánh phương pháp tính giá
giá phù hợp
3 Tính giá NVL, CCDC theo 6 So sánh, đối chiếu
đúng phương pháp
2. Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên bài học: Kế toán tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Xác định đúng đối tượng tính
giá
Lựa chọn phương pháp tính giá
2
phù hợp
3 Tính giá NVL, CCDC theo
đúng phương pháp

E. Câu hỏi ôn tập và bài tập nâng cao


Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Câu 2: Trình bày phương pháp tính giá nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Câu 3: Trình bày các phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Bài tập nâng cao


Bài tập số 1: Tài liệu tại Công ty Cổ phần vật tư Sao Nam trong tháng 1/N:
I. Tồn kho đầu kỳ: 3.000 m VLX; đơn giá 25.000đ/m
II. Trong tháng 1/N; VLX biến động như sau:
1. Ngày 3: Xuất 1.500m để sản xuất sản phẩm
2. Ngày 6: Tiếp tục xuất 1.000m để chế tạo sản phẩm
3. Ngày 7: Thu mua nhập kho 1.600m. Giá mua ghi trên hoá đơn GTGT theo giỏ
mua chưa có thuế GTGT 10% nhưng đã bao gồm cả phí vận chuyển là 40.760.000đ.
Tiền mua VL doanh nghiệp chưa trả công ty TNHH Hoàng Long.
4. Ngày 10: Mua 1.000m nhập kho. Giá mua chưa có thuế là 25.440đ/m, thuế
GTGT 10%; chưa trả tiền công ty TNHH Hoàng Long.
5. Ngày 15: Xuất 1.000m để tiếp tục chế biến sản phẩm

6
6. Ngày 28: Thu mua nhập kho 400m, giá mua chưa có thuế GTGT là 25.000đ/m.
Thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
Trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hãy
xác định giá vốn thực tế của VLX xuất kho trong kỳ theo phương pháp bình quân cả
kỳ dự trữ.
Lập chứng từ kế toán và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hình thức kế
toán nhật ký chung.

Bài tập số 2:
Tại công ty TNHH Phương Hạnh tính thuế theo phương pháp khấu trừ và hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX có tình hình trong tháng 3/N như sau
(ĐVT: 1.000đ):
I. Tình hình tồn kho vật liệu, dụng cụ đầu tháng.
Loại vật tư Số lượng (kg, chiếc) Giá đơn vị thực tế
1. Vật liệu chính 40.000 kg 10/kg
2. Vật liệu phụ 5.000 kg 5/kg
3. Công cụ nhỏ 200 chiếc 100/chiếc
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
1. Ngày 3: Thu mua nhập kho 100kg vật liệu chính theo giá chưa có thuế 10% là
10,2/kg, thuế GTGT 1,02/kg. Tiền hàng chưa thanh toán cho công ty K. Các chi phí
vận chuyển, bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt là 5.500 (cả thuế GTGT 10%)
2. Ngày 10: Xuất kho 800 kg vật liệu chính và 3.000kg vật liệu phụ cho sản xuất
sản phẩm
3. Ngày 12: Theo bảng kê rút vốn tiền vay ngân hàng để mua một số vật tư (ngân
hàng đã chuyển cho công ty H ngày 11) theo giá mua chưa có thuế GTGT 10% (hàng
đã nhập kho) bao gồm:
- 40.000 kg vật liệu chính, đơn giá: 11,110/kg.
- 8.000 kg vật liệu phụ, đơn giá: 5,5/kg
- 200 chiếc dụng cụ sản xuất, đơn giá 112,2/chiếc
4. Ngày 15: Xuất kho vật tư cho sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
- Xuất 50.000kg vật liệu chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm và 20.000 kg vật
liệu chính để góp vốn vào công ty liên kết với công ty Y. Trị giá vốn góp được ghi
nhận 220.000.
- Xuất vật liệu phụ trực tiếp sản xuất sản phẩm: 5.000kg, cho nhu cầu khác ở
phân xưởng sản xuất: 500kg. Cho quản lý doanh nghiệp: 500 kg.
- Xuất công cụ nhỏ cho sản xuất: 200 chiếc, dự tính phân bổ 2 lần.
5. Ngày 20: Xuất dùng 30 công cụ dùng cho quản lý doanh nghiệp và 30 công cụ
cho bán hàng (thuộc loại phân bổ 1lần).
6. Ngày 25: Xuất kho vật tư cho sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
- Xuất 10.000 kg vật liệu chính để trực tiếp chế tạo sản phẩm
- Xuất vật liệu phụ trực tiếp sản xuất sản phẩm: 2.000kg, cho bán hàng 500kg.
7. Ngày 26: Mua của công ty D 300 công cụ nhỏ, chưa trả tiền theo giá mua chưa
thuế GTGT 10% là 33.000.
Yêu cầu:
Tính giá vật tư xuất dùng trong kỳ và vật tư tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp:
a. Nhập trước - Xuất trước
7
b. Bình quân cả kỳ dự trữ.

8
Bài 1.2: Kế toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Mã bài: MĐ18.01.02

MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nhập kho
nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
- Xác định được các tài khoản, chứng từ và sổ kế toán để hạch toán nhập kho
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ.
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán nhập kho nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ.
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.

A. Kiến thức liên quan


1. Chứng từ, tài khoản sử dụng
* Chứng từ sử dụng
Phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, bảng kê chi tiết NVL, CCDC, biên bản giao
nhận nguyên vật liệu, CCDC, phiếu kế toán….
* Tài khoản sử dụng
* TK 151- “Hàng mua đang đi đường”
* TK 152 - “Nguyên liệu, vật liệu”
* TK 153- “Công cụ, dụng cụ”
2. Phương pháp kế toán
a) Nguyên vật liệu, CCDC mua ngoài nhập kho
* Trường hợp 1: Hàng và hoá đơn cùng về, căn cứ vào hoá đơn để kiểm nhận và
lập phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153: Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141, 331… tổng giá trị
* Trường hợp 2: Hàng về mà chưa có hoá đơn
- Kế toán lập phiếu nhập kho ghi số lượng và lưu phiếu nhập kho vào hồ sơ hàng chưa
có hoá đơn. Nếu trong tháng mà nhận được hoá đơn của người bán. Kế toán ghi sổ như
trường hợp hoá đơn và hàng hóa cùng về.
9
- Nếu cuối tháng vẫn chưa nhận được hoá đơn, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho,
hợp đồng tiến hành kiểm nhận theo số thực nhận và giá tạm tính ghi:
Nợ TK 152, 153
Có TK 331
- Sang tháng sau khi nhận được hoá đơn, xác định giá thực tế của nguyên vật liệu,
CCDC mua, xác định chênh lệch:
+ Nếu giá thực tế giá theo hóa đơn lớn hơn giá tạm tính:
Nợ TK 152,153: giá nhận thực tế trừ đi giá tạm tính
Nợ TK 133: Số thuế
Có TK 331: Tổng giá trị (-) giá tạm tính
+ Nếu giá thực tế (hóa đơn) nhỏ hơn giá tạm tính bằng phương pháp ghi số âm.
* Trường hợp 3: Mua NVL, CCDC đã nhận được hoá đơn mua hàng, cuối tháng hàng
vẫn chưa về nhập kho. Kế toán lưu hoá đơn vào hồ sơ riêng “Hàng mua đang đi
đường”
- Nếu trong tháng vật tư về tiến hành kiểm nhận, lập phiếu nhập kho và ghi như
trường hợp 1.
- Nếu cuối tháng nguyên vật liệu, CCDC vẫn chưa về nhưng doanh nghiệp đã trả
tiền hoặc chấp nhận trả tiền, cuối tháng kế toán ghi :
Nợ TK 151
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331...
Sang tháng khi nguyên vật liệu, CCDC về nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153
Có TK 151
* Vật liệu, CCDC thừa phát hiện khi kiểm kê
- Kiểm kê phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lý:
Nợ TK 152,153
Có TK 338 (3381)
- Khi có quyết định xử lý:
Nợ TK 338 (3381)
Có TK 711
Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh
Có TK 632: Giảm giá vốn hàng bán trong kỳ
b) Nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ các nguồn khác
Nợ TK 152, 153: Giá thực tế nguyên vật liệu, CCDC nhập kho
Có TK 154: Nhập kho tự sản xuất hoặc gia công
Có TK 411: Nhận vốn kinh doanh bằng NVL, CCDC
Có TK 128, 222…: Nhận lại vốn góp lên doanh

10
Có TK 711: Được biếu tặng, thu hồi phế liệu
Có TK 627, 641, 642: Xuất kho nhưng sử dụng không hết.
3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) (Mẫu số S10-DN)
- Các sổ kế toán chi tiết liên quan.
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ Nhật ký chung (mẫu số S03a-DN).
- Sổ cái các tài khoản 152,153 và sổ cái của các tài khoản có liên quan.
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

TT Trình tự Nội dung Dụng cụ, vật Tiêu chuẩn thực hiện
các bước liệu
Định - Giấy, bút. - Định khoản lần lượt từng nghiệp
Định khoản kế
khoản - Máy tính. vụ kinh tế phát sinh.
1 toán
- Định khoản đúng quan hệ đối ứng,
đúng số tiền
Lập - Xác định - Giấy, bút. - Xác định đúng chứng từ sử dụng
chứng từ chứng từ - Mẫu chứng từ - Ghi đầy đủ, chính xác thông tin bắt
- Lập chứng từ kế toán nghiệp buộc
2
- Kiểm tra vụ nhập kho - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
chứng từ đã lập NVL, CCDC - Kiểm tra tính chính xác chứng từ
đã lập
Ghi sổ kế - Ghi sổ tổng - Giấy, bút. - Xác định đúng sổ kế toán sử dụng
toán hợp - Mẫu sổ kế toán - Ghi đầy đủ, chính xác thông tin
- Ghi sổ chi tiết kế toán nghiệp vụ kinh tế
3
nhập kho NVL, - Ghi đúng quan hệ đối ứng.
CCDC - Kiểm tra tính chính xác thông tin
trên sổ.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu các yếu tố, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu
kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ
kinh tế phát sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản kế
toán.
C. Bài tập thực hành
Trích tài liệu kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH Nhân Bình như sau
(ĐVT: 1.000 đ):

11
- Ngày 20/01/N công ty mua vật liệu A của công ty H dùng cho sản xuất kinh
doanh, theo Hợp đồng số lượng 6.000 kg giá mua chưa có thuế GTGT 4/kg. Công ty
chưa trả người bán hàng, số vật liệu này đã về nhập kho nhưng cuối tháng hóa đơn vẫn
chưa về, kế toán ghi sổ theo giá hợp đồng.
- Ngày 02/02/N Hóa đơn số 001234 về tới công ty, số tiền hàng ghi trên hóa đơn là
24.000, thuế GTGT 10% là 2.400, tổng số tiền phải thanh toán là 26.400.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Lập chứng từ kế toán định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
c. Ghi sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 152.

Lời giải:
a. Định khoản
(1) Nợ TK 152: 24.000
Có TK 331: 24.000
(2) Nợ TK 133: 2.400
Có TK 331: 2.400
b. Lập chứng từ cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Mẫu số 01 - VT
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 20/01/N
Số: PNK08 Nợ: TK 152
Có: TK 331
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Thị Thu
Theo…. số…ngày...tháng….năm…..của….
Diễn giải: Mua vật liệu A về nhập kho dùng cho sản xuất
Nhập tại kho: vật tư Địa điểm:Công ty
Tên nhãn hiệu, quy Số lượng
cách, phẩm chất vật Đơn Thành
Stt Mã số Đvt Theo Thực giá
tư, dụng cụ,sản tiền
phẩm, hàng hóa chứng từ nhập
1 Vật liệu A VLA kg 6.000 6.000 4.000 24.000.000

Cộng: 24.000.000
Số tiền bằng chữ: Hai mươi tư triệu đồng chẵn
Số chứng từ gốc kèm theo: 01 chứng từ Ngày 20 tháng 01 năm N
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
12
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 15
Ngày chứng từ: 02/02/N
Thuế GTGT đầu vào vật liệu A phải trả công ty H
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
133 Thuế GTGT đầu vào của VL A 2.400.000
331 Thuế GTGT đầu vào của VL A phải trả công ty H 2.400.000
Tổng cộng 2.400.000 2.400.000
Số tiền bằng chữ: Hai triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn
Người
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng
lập
c. Ghi sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 152
Sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 152 ghi tương tự bài thực hành của bài kế toán vốn
bằng tiền - Kế toán doanh nghiệp 1
D. Kiểm tra, đánh giá
1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Định khoản kế toán 3 So sánh, đối chiếu
2 Lập chứng từ 5 Quan sát, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu

2. Phiếu đánh giá sản phẩm


Tên bài học: Kế toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Định khoản kế toán
2 Lập chứng từ
3 Ghi sổ kế toán

13
E. Câu hỏi, bài tập nâng cao
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Các chứng từ sử dụng khi hạch toán nhập kho nguyên vật liệu, CCDC?
Câu 1: Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu,
CCDC.
Bài tập nâng cao

Bài tập số 1:
Trích tài liệu kế toán nguyên vật liệu của công ty TNHH Nhân Bình như sau
(ĐVT: 1.000 đ):
1. Ngày 10/02/N công ty mua vật liệu A của công ty H dùng cho sản xuất kinh
doanh, theo Hợp đồng số lượng 6.000 kg giá mua chưa có thuế GTGT 5/kg. Công ty
chưa trả người bán hàng, số vật liệu này đã về nhập kho. Chi phí vận chuyển đã chi
bằng tiền mặt cho công ty vận chuyển là 3.300 (đã bao gồm cả thuế GTGT 10%)
2. Ngày 20/2/N: Mua 2.000 kg vật liệu A của công ty Cổ phần Vật tư Sao Nam, giá
mua ghi trên hóa đơn GTGT số.012345 là 30/kg, thuế GTGT 10%, hàng đã nhập kho
đủ theo PNK 020. Tiền hàng chưa trả công ty Cổ phần Vật tư Sao Nam.
3. Ngày 28/02/N Công ty nhận vốn kinh doanh của tổng công ty bằng nguyên vật
liệu với tổng trị giá 12.000 và đã nhập kho đủ
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Lập chứng từ PNK 020.
c. Ghi sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 152.
Bài tập số 2
Tài liệu về vật liệu A tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có
tình hình sau (ĐVT: 1.000đ):
I. Tồn kho đầu kỳ
Tồn kho đầu kỳ: 5.000 kg, đơn giá 42 /kg,
Đang đi đường 1.500 kg. đơn giá 41/kg.
II. Trong kỳ, Vật liệu A có tình hình biến động như sau:
1. Hàng đi đường về nhập kho đủ.
2. Mua 3.200 kg, đơn giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế là 41/kg, thuế GTGT 10%.
Tiền hàng chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ bằng tiền mặt: 960.
3. Mua 2.600 kg vật liệu A, cuối kỳ chứng từ đã về, hàng chưa về.Đơn giá cả thuế
GTGT 10% là 45,1/kg, tiền hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản.
4. Nhận vốn góp liên doanh 1.000 kg vật liệu A đã nhập kho theo giá thỏa thuận là
42,5/kg.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Ghi sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 152.

14
Bài 1.3: Kế toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Mã bài: MĐ18.01.03

MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến xuất kho
nguyên vật liệu CCDC.
- Xác định được các tài khoản, chứng từ và sổ kế toán để hạch toán xuất kho
nguyên vật liệu, CCDC.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán xuất kho nguyên vật liệu, CCDC
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán nhập kho nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ.
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.

A. Kiến thức liên quan


1. Chứng từ, tài khoản sử dụng
* Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận Nguyên vật liệu, CCDC, Bảng phân bổ
nguyên vật liệu, CCDC, Phiếu kế toán…
*. Tài khoản sử dụng
* TK 152 - “Nguyên liệu, vật liệu”
* TK 153- “Công cụ, dụng cụ”
* TK 621: Chi phí NVL TT
* TK 627: Chi phí SXC
2. Phương pháp kế toán
(1) Khi xuất NVL, CCDC cho các bộ phận sử dụng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642: Giá thực tế NVL
Nợ TK 241: Chi phí XDCB
Có TK 152: Giá thực tế NVL xuất kho
(2) Xuất kho nguyên vật liệu, CCDC để góp vốn đầu tư căn cứ vào phiếu xuất kho
và biên bản giao nhận vốn, ghi:
Nợ TK 221 222, 228: Theo giá của hội đồng đánh giá
Nợ TK 811: (Nếu lỗ) Giá HĐ < Giá ghi sổ
Có TK 152,153: Ghi theo giá thực tế xuất kho
Có TK 711: (Nếu lãi): Giá HĐ > Giá ghi sổ

15
(3) Xuất kho nguyên vật liệu, CCDC trả vốn đầu tư cho các bên góp vốn, ghi:
Nợ TK 411: Trả vốn góp liên doanh (theo giá thoả thuận)
Có TK 152,153
(4) Xuất kho nguyên vật liệu, CCDC, hàng hoá gửi bán hoặc xuất bán trực tiếp.
Căn cứ vào giá thực tế xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Xuất bán trực tiếp
Nợ TK157: Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu gửi bán
Có TK 152,153
(5) Vật liệu, CCDC thiếu phát hiện thiếu khi kiểm kê:
- Nếu xác định được nguyên nhân:
Nợ TK 138 (1388)…: Người chịu trách nhiệm vật chất bồi thường
Có TK 152, 153
- Nếu không rõ nguyên nhân:
Nợ TK 138 (1381)
Có TK 152, 153
(6)Xuất kho công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài phải tiến hành phân
bổ dần trong nhiều kỳ kế toán :
- Khi xuất dùng CCDC thuộc loại phân bổ dần, căn cứ vào giá trị thực tế CCDC:
Nợ TK 242:
Có TK 153
Đồng thời phản ánh mức phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh ở
các kỳ hạch toán có sử dụng CCDC, kế toán ghi:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242

16
SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CCDC

TK 111, 112, 331 TK 152,153 TK 621, 627, 641, 642

Tăng do mua goài Xuất dùng cho SXKD

TK 133

TK 154 TK 154

Xuất thuê ngoài gia công, CB


Tự SX, thuê ngoài gia công, CB

TK 411, 222, 223,… TK 632, 157

Nhận VG, nhận lại VGLD, LK Xuất bán, gửi bán

TK 711 TK 221, 222

Đầu tư vào công ty con, LK


Nhận biếu tặng, tài trợ
TK 811
TK 711

TK 3381

TK 1381

VL, CCDC thừa khi KK


VL, CCDC thiếu khi KK

3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết

17
- Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa) (Mẫu số S10-DN)
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (Mẫu số S36-DN) và các sổ kế toán chi tiết liên
quan.
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ Nhật ký chung (mẫu số S03a-DN).
- Sổ cái các tài khoản 152,153 và sổ cái của các tài khoản có liên quan.
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

Trình tự Dụng cụ, vật


TT Nội dung Tiêu chuẩn thực hiện
các bước liệu
Định - Giấy, bút. - Định khoản lần lượt từng nghiệp vụ
Định khoản kế
khoản - Máy tính. kinh tế phát sinh.
1 toán
- Định khoản đúng quan hệ đối ứng,
đúng số tiền
Lập - Xác định - Giấy, bút. - Xác định đúng chứng từ sử dụng
chứng từ chứng từ - Mẫu chứng - Ghi đầy đủ, chính xác thông tin bắt
- Lập chứng từ từ kế toán buộc
2
- Kiểm tra nghiệp vụ - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
chứng từ đã lập xuất kho - Kiểm tra tính chính xác chứng từ đã
NVL, CCDC lập
Ghi sổ kế - Ghi sổ tổng - Giấy, bút. - Xác định đúng sổ kế toán sử dụng
toán hợp - Mẫu sổ kế toán - Ghi đầy đủ, chính xác thông tin kinh
- Ghi sổ chi tiết kế toán nghiệp tế
3
vụ xuất kho - Ghi đúng quan hệ đối ứng.
NVL, CCDC - Kiểm tra tính chính xác thông tin trên
sổ.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu các yếu tố, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu
kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ
kinh tế phát sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản kế
toán.
C. Bài tập thực hành
Tài liệu tại Công ty TNHH Nhân Bình trong tháng 01/N (ĐVT:1.000đ)
I. Tồn kho đầu kỳ: 3.000 m VLX; đơn giá 25/m
II. Trong tháng 1/N; VLX biến động như sau:
1. Ngày 3: Phiếu xuất kho số 01: Xuất 1.600m để sản xuất sản phẩm
2. Ngày 6: Phiếu xuất kho số 02: Tiếp tục xuất 1.000m để chế tạo sản phẩm

18
3. Ngày 7: Phiếu nhập kho số 01: Thu mua nhập kho 1.600m. Giá mua ghi trên hoá
đơn GTGT theo giá mua chưa có thuế GTGT 10% nhưng đã bao gồm cả phí vận
chuyển là 40.760. Tiền mua VL doanh nghiệp chưa trả công ty TNHH Hoàng Long.
4. Ngày 10: Phiếu nhập kho số 02: Mua 1.000m nhập kho. Giá mua chưa có thuế là
25,440/m, thuế GTGT 10%; chưa trả tiền công ty TNHH Hoàng Long.
5. Ngày 15: Phiếu xuất kho số 03: Xuất 800m để tiếp tục chế biến sản phẩm
6. Ngày 28: Phiếu chi số 10: Thu mua nhập kho 400m, giá mua chưa có thuế
GTGT là 25/m. Thuế GTGT 10%.
Yêu cầu:
Trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hãy
xác định giá vốn thực tế của VLX xuất kho trong kỳ theo phương pháp bình quân cả
kỳ dự trữ.
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
b. Lập Phiếu xuất kho số 01.
c. Ghi sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 152 và sổ chi tiết vật liệu X.
Lời giải:
a. Định khoản kế toán
Đơn giá của VLX theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá 3.000x25+40.760+1.000x25,440+400x25
= = 25,2
của VLX 3.000+1.600+1.000+400
(1) Nợ TK 621: 40.320
Có TK 152: 40.320
(2) Nợ TK 621: 25.200
Có TK 152: 25.200
(3a) Nợ TK 152: 40.760
Có TK 331: 40.760
(3b) Nợ TK 133: 4.076
Có TK 331: 4.076
(4a) Nợ TK 152: 25.440
Có TK 331: 25.440
(4b) Nợ TK 133: 2.544
Có TK 331: 2.544
(5) Nợ TK 621: 20.160
Có TK 152: 20.160
(6) Nợ TK 152: 10.000
Nợ TK 133: 1.000
Có TK 111: 11.000

19
b. Lập phiếu xuất kho số 01

Công ty TNHH Nhân Bình Mẫu số 02 - VT


KĐT Hòa Vượng, Nam Định (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 03/01/N
Số: PXK01 Nợ: TK 621
Có: TK 152
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Kim Dung Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất
Lý do xuất: Xuất vật liệu X cho sản xuất sản phẩm A
Xuất tại kho: vật tư Địa điểm: Công ty
Tên nhãn hiệu, Số lượng
quy cách, phẩm Mã Thành
Stt Đvt Yêu Thực Đơn giá
chất vật tư, DC,SP, số tiền
cầu xuất
HH
1 Vật liệu X VLX m 1.600 1.600 25.200 40.320.000
Cộng: 40.320.000
Số tiền bằng chữ: Bốn mươi triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng chẵn
Số chứng từ gốc kèm theo: 01 chứng từ
Ngày 03 tháng 01 năm N
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng
c. Ghi sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 152, Sổ chi tiết Vật liệu X
- Sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 152 ghi tương tự bài thực hành của bài kế toán vốn
bằng tiền - Kế toán doanh nghiệp 1
- Sổ chi tiết vật liệu X

20
Công ty TNHH Nhân Bình Mẫu số S10 - DN
KĐT Hòa Vượng, Nam Định (Ban hành theo TT số:200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA)
Tháng 01/N
Tài khoản: 152 Tên kho: Kho vật tư
Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (sản phẩm, hàng hóa): Vật liệu X
Đơn vị tính: đồng

Chứng từ Nhập Xuất Tồn G


h
Ng
TK i
Số ày Diễn giải ĐG Thành Thành Thành
ĐƯ SL SL SL C
hiệu thá tiền tiền tiền
h
ng
ú
Số dư đầu kỳ 25.000 3.000 75.000.000
PXK0 03/ Xuất VL X cho 621 25.200 1.600 40.320.000 1.400 34.680.000
1 01 sản xuất SPA
PXK0 06/ Xuất VL X cho 621 25.200 1.000 25.200.000 400 9.480.000
1 01 sản xuất SPA
PNK0 07/ Mua VLX của 331 25.475 1.600 40.760.000 2.000 50.240.000
1 01 cty Hoàng
Long
PNK0 10/ Mua VLX của 331 25.440 1.000 25.440.000 3.000 75.680.000
2 01 cty Hoàng
Long
PXK0 15/ Xuất VL X cho 621 25.200 800 20.160.000 2.200 55.520.000
3 01 sản xuất SPA
PC10 28/ Mua VLX về 111 25.000 400 10.000.000 2.600 65.520.000
01 nhập kho
Cộng tháng 3.000 76.200.000 3.400 85.680.000 2.600 65.520.000
Sổ này có 1 trang đánh số từ trang 1 đến trang 1
Ngày mở sổ:……………
Ngày 31 tháng 01 năm N
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

21
D. Kiểm tra, đánh giá
1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Định khoản kế toán 3 So sánh, đối chiếu

2 Lập chứng từ 5 Quan sát, đối chiếu


3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu

2. Phiếu đánh giá sản phẩm


Tên bài học: Kế toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Định khoản kế toán
2 Lập chứng từ
3 Ghi sổ kế toán

E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao


Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Các chứng từ sử dụng khi hạch toán xuất kho nguyên vật liệu, CCDC.
Câu 2: Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu,
CCDC.

Bài tập nâng cao


Bài tập số 1
Tài liệu tại Công ty TNHH Hoàng Hà trong tháng 1/N (ĐVT: 1.000đ):
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
- TK 112: 350.000;
- TK 133: 40.000;
- TK 152: 3.500 kg VLB; đơn giá 30/kg.
- TK 331(Dư Nợ): 35.000.000 (Công ty TNHH Sao Nam)
II. Trong tháng 10/N; VLB biến động như sau:
1. Ngày 02: Mua 2.000 kg vật liệu A của công ty Cổ phần Vật tư Sao Nam, giá
mua ghi trên hóa đơn GTGT số.012345 là 30/kg, thuế GTGT 10%, phí vận chuyển
gồm cả thuế GTGT 10% là 2.200/kg (Công ty Cổ phần Vật tư Sao Nam thực hiện vận
chuyển hộ). Tiền hàng và phí vận chuyển chưa trả công ty Cổ phần Vật tư Sao Nam.

22
2. Ngày 05: Xuất 1.500 kg để sản xuất sản phẩm X
3. Ngày 08: Tiếp tục xuất 2.000 kg để chế tạo sản phẩm X
4. Ngày 11: Thu mua nhập kho 1.000kg. Giá mua ghi trên hoá đơn GTGT theo giá
mua chưa có thuế GTGT 10% 33.000. Tiền mua doanh nghiệp đã trả công ty TNHH
Hoàng Long bằng TGNH theo UNC số 85 ngày 12/10/N.
5. Ngày 18: Xuất 1.000 kg để tiếp tục chế biến sản phẩm X
6. Ngày 24: Xuất 500 kg cho sản xuất sản phẩm X
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
b. Lập chứng từ kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
c. Ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
Biết rằng: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp KKTX, giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho trong kỳ được
tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Bài tập số 2
Có tài liệu tại công ty Cổ phần vật tư Sao Nam (ĐVT:1.000 đ):
I. Tình hình công cụ tồn kho và đang dùng đầu tháng 01/N như sau:
1. Công cụ tồn kho theo giá thực tế: 106.000
- CCDC nhỏ loại phân bổ 2 lần (CC01): 48.000 (Số lượng 06 cái)
- CCDC nhỏ loại phân bổ 5 lần (CC02): 40.000 (Số lượng 08 cái)
- CCDC nhỏ loại phân bổ 8 lần (CC03): 50.000 (Số lượng 10 cái)
2. Công cụ đang dùng thuộc loại phân bổ 2 lần:
- Tại phân xưởng sản xuất chính: 10.000
- Tại văn phòng Công ty: 5.000
3. Công cụ đang dùng thuộc loại phân bổ 5 lần tại phân xưởng sản xuất chính:
25.000.000.
II. Trong tháng 01/N, có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Ngày 03: Xuất dùng công cụ nhỏ thuộc loại phân bổ 2 lần theo giá thực tế, sử
dụng cho phân xưởng sản xuất chính 10.000
2. Ngày 05: Xuất dùng công cụ nhỏ thuộc loại phân bổ 8 lần cho phân xưởng sản
xuất chính 48.000, cho văn phòng 40.000.
3. Ngày 18: Các bộ phận báo hỏng số công cụ đang dùng thuộc loại phân bổ 2 lần
như sau:
- Phân xưởng sản xuất chính báo hỏng 10.000, phế liệu thu hồi (bán thu bằng tiền
mặt) 500.
- Văn phòng Công ty báo hỏng 5.000, người làm hỏng phải bồi thường 600.
4. Ngày 25: Phân bổ giá trị công cụ nhỏ đang dùng thuộc loại phân bổ 5 lần xuất
dùng từ kỳ trước vào chi phí.

23
5. Ngày 28: Thu mua một số công cụ nhỏ thuộc loại phân bổ 1 lần dùng trực tiếp
cho bộ phận sản xuất chính, đã thanh toán tiền cho Công ty N bằng tiền mặt. Tổng số
tiền phải trả 8.800, trong đó thuế GTGT 10%.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
b. Lập chứng từ kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
c. Ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
Biết rằng: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp KKTX.

24
BÀI 2: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Mã số: MĐ18.02
I. Giới thiệu
Bài 2 giới thiệu cho học sinh về tiền lương, các khoản trích theo lương (bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tê, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp), tỷ lệ các khoản
trích theo lương theo quy định hiện hành … phát sinh trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp. Sau khi học xong học sinh có thế hạch toán được các nghiệp vụ phát
sinh liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương. Đồng thời học sinh phản
ánh được các nghiệp vụ đó vào sổ kế toán một cách phù hợp.
II. MỤC TIÊU
* Kiến thức
- Trình bày được các phương pháp tính tiền lương, tỷ lệ các khoản trích theo
lương theo quy định.
- Trình bày được phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chủ yếu của kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Kỹ năng
- Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp của kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Vận dụng kiến thức kế toán chi tiết và tổng hợp tiền lương và các khoản trích
theo lương vào làm được bài thực hành ứng dụng .
- Xác định được các chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Lập được chứng từ kế toán tiền lương.
- Vào được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có năng lực làm việc độc lập.
- Có năng lực tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện của cá nhân.
- Tực chịu trách nhiệm với kết quả học tập của cá nhân.
- Có khẳ năng cập nhật kiến thức mới và sáng tạo trong quá trình học tập.
- Tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành
III. Dụng cụ, vật tư, thiết bị
- Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2
- Máy tính, máy chiếu
- Sơ đồ hạch toán kế toán vốn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
IV. Các mô đun và bài học có liên quan
Môn học: Nguyên lý kế toán
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 1
V. Nội dung
1. Yêu cầu
25
- Nêu được khái niệm, phương pháp tính tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Hạch toán được một số nghiệp vụ phát sinh liên quan.
- Ghi sổ kế toán phù hợp.
2. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị trang thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2 và các tài liệu tham khảo.
- Sơ đồ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
3. Nội dung chi tiết
Bài 2.1: Kế toán tiền lương
Bài 2.2: Kế toán các khoản trích theo lương

26
Bài 2.1. Kế toán tiền lương
Mã bài: MĐ18.02.01
MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương.
- Xác định được các chứng từ kế toán tiền lương.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán tiền lương.
- Ghi được sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán tiền lương
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.
A. Kiến thức liên quan
1. Khái niệm, chứng từ và tài khoản sử dụng
a. Khái niệm
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí sức lao động cần thiết mà doanh
nghiệp phải trả người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động
đã cống hiến cho doanh nghiệp.
- Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
+ Trả lương theo sản phẩm
+ Trả lương theo thời gian
b. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công (Mẫu số 01a- LĐTL).
- Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02 - LĐTL).
- Bảng thanh toán thưởng (Mẫu số 03 - LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu số 06 - LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu số 07 - LĐTL).
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu số 11 - LĐTL).
c. Tài khoản sử dụng
TK 334- “Phải trả người lao động”
TK 334 có 2 tài khoản cấp 2: TK 3341- Phải trả công nhân viên: Khoản phải trả
công nhân viên của doanh nghiệp. Và TK 3348 - Phải trả người lao động khác.
2. Phương pháp kế toán tiền lương
(1) Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ có liên quan tính ra tiền lương, các
khoản phụ cấp phải trả cho người lao động, ghi:
Nợ TK 623, 622: Tiền lương phải trả CNTTSX (chi tiết đối tượng)
Nợ TK 627: Lương nhân viên phân xưởng (Chi tiết đối tượng)
Nợ TK 6411, 6421:

27
Có TK 334 (1,8)
(2) Tiền thưởng phải trả cho người lao động:
Nợ TK 353 (1): Trích từ quỹ khen thưởng phúc lợi
Nợ TK 622, 627, 641, 642: Thưởng tính vào chi phí SXKD
Có TK 3341: Tổng số tiền lương phải trả người lao động
(3) Trường hợp doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản
xuất có kế hoạch của lao động trực tiếp:
Tỷ lệ trích Tổng số tiền lương phép kế hoạch năm của công nhân sản xuất x 100
=
trước Tổng số tiền lương chính phải trả theo kế hoạch năm của CNSX

Mức trích trước tiền lương Tiền lương thực tế phải


Tỷ lệ trích
nghỉ phép của lao động trực = trả lao động trực tiếp x
trước
tiếp theo kế hoạch (Tháng) (Tháng)
- Định kỳ theo kế hoạch: Kế toán tiến hành trích trước tiền lương phép của lao
động trực tiếp, ghi:
Nợ TK 622 ( 623 - Đối với doanh nghiệp xây lắp)
Có TK 335
- Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép hoặc do ngừng sản xuất theo kế hoạch. Kế
toán phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
Đồng thời trích các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép,
ghi:
Nợ TK 622, 623
Có TK 338
(4) Tính ra các khoản liên quan đến BHXH phải trả cho người lao động (Nghỉ chế
độ ốm đau, thai sản, tai nạn...), ghi:
Nợ TK 3383
Có TK 3341
(5) Tiền ăn ca phải trả cho người lao động, ghi:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 338(1,8)
(6) Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của người lao động trong doanh
nghiệp và người lao động khác của doanh nghiệp như: Tiền tạm ứng chưa chi hết,
BHYT, BHXH, BHTN, tiền thu về tài sản thiếu chờ xử lý,..., ghi:
Nợ TK 334
Có TK 141, 1388,
Có TK 3388: Lương doanh nghiệp giữ hộ lao động đi vắng

28
(7) Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp và
người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp cho Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 3335
(8) Trường hợp trả lương cho người lao động hoặc thưởng cho người lao động
bằng sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 334: Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511: Giá chưa có thuế
Có TK 333 11: (Nếu có) (DN tính thuế theo PP khấu trừ).

SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG

TK 111, 112 TK 334 TK 241, 353, 622,


627,641..
Chi trả lương cho CNV Lương, thưởng, tiền ăn ca…
Phải trả NLĐ
TK 1388, 141,
3388 TK335
Các khoản khấu trừ vào Tiền lương phép thực tế phải trả
lương

TK 333 (5) TK3383


Thuế TNCN phải nộp BHXH phải trả CNV

TK 511, 3331

Trả lương, thưởng bằng


SP,HH

3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ chi tiết TK 334 – Mẫu số S38-DN
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh– Mẫu số S36-DN
- Sổ chi tiết của các tài khoản khác có liên quan
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ Nhật ký chung - Mẫu số S03a-DN
- Sổ cái TK 334- Mẫu số S03b-DN
- Sổ cái các tài khoản khác có liên quan

29
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

T Trình tự Dụng cụ, vật


Nội dung Tiêu chuẩn thực hiện
T các bước liệu
Định - Giấy, bút. - Định khoản lần lượt từng nghiệp
Định khoản kế
khoản - Máy tính. vụ kinh tế phát sinh.
1 toán
- Định khoản đúng quan hệ đối ứng,
đúng số tiền
Lập - Xác định chứng từ - Giấy, bút. - Xác định đúng chứng từ sử dụng
chứng từ sử dụng - Mẫu chứng - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
- Lập chứng từ từ kế toán tin bắt buộc
2 căn cứ vào các tiền lương - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
thông tin kinh tế - Kiểm tra tính chính xác của
- Kiểm tra chứng từ chứng từ đã lập
đã lập
Ghi sổ kế - Ghi sổ tổng hợp - Giấy, bút. - Xác định đúng sổ kế toán sử
toán - Ghi sổ chi tiết - Mẫu sổ kế dụng
toán tiền - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
3 lương tin kinh tế
- Ghi đúng quan hệ đối ứng.
- Kiểm tra tính chính xác của
thông tin trên sổ đã ghi.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ kinh
tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu các yếu tố, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu kỹ
yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh
tế phát sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản kế
toán.
C. Bài tập thực hành
Tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhân Bình
trong tháng 1/N (ĐVT:1.000 đ):
I. Tiền lương còn nợ CNV đầu tháng: 20.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng1/N:
1. Ngày 5: UNC số 02 : Trả lương còn nợ kỳ trước cho CNV bằng TGNH
2. Ngày 15: Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng: Công nhân trực tiếp sản
xuất: 55.000; Bộ phận quản lý phân xưởng: 25.000; Bộ phận quản lý doanh nghiệp:
15.000.
3. Ngày 15: Tính ra các khoản BHXH phải trả CNV trong tháng: 5.000 .
4. Ngày 15: Tính ra tiền ăn ca phải trả người lao động như sau
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 5.000
30
- Bộ phận quản lý phân xưởng: 2.500
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 1.500
5. Ngày 15: Tính ra tiền thuế thu nhập cá nhân của người lao động phải nộp trong
tháng là : 4.500
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b. Lập Phiếu kế toán số 05, 06 cho nghiệp vụ số 2 và 3.
c. Ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản 334
Lời giải:
a. Định khoản
(1) Nợ TK 334: 20.000
Có TK 112: 20.000
(2) Nợ TK 622: 55.000
Nợ TK 627: 25.000
Nợ TK 642: 15.000
Có TK 334: 95.000
(3) Nợ TK 338: 5.000
Có TK 334: 5.000
(4) Nợ TK 622: 5.000
Nợ TK 627: 2.500
Nợ TK 642: 1.500
Có TK 334: 9.000
(5) Nợ TK 334: 4.500
Có TK 333: 4.500
b. Lập chứng từ kế toán : Phiếu kế toán số 05, 06
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 05
Ngày chứng từ: 15/01/N
Tính tiền lương phải trả CNV tháng 01/N
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
622 Tiền lương phải trả CNTTSX tháng 01/N 55.000.000
627 Tiền lương phải trả NVQLPX tháng 01/N 25.000.000
642 Tiền lương phải trả NVQLDN tháng 01/N 15.000.000
334 Tiền lương phải trả CNV tháng 01/N 95.000.000
Tổng cộng 95.000.000 95.000.000
Số tiền bằng chữ: Chín mươi lăm triệu đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập

31
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 06
Ngày chứng từ: 15/01/N
Xác định các khoản BHXH phải trả CNV tháng 01/N
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
338 Các khoản BHXH phải trả CNV tháng 01/N 5.000.000
334 Các khoản BHXH phải trả CNV tháng 01/N 5.000.000
Tổng cộng 5.000.000 5.000.000
Số tiền bằng chữ: Năm triệu đồng chẵn

Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập


c. Ghi sổ Nhật ký chung và sổ cái tài khoản 334
- Sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 334 ghi tương tự như bài thực hành của bài kế toán
vốn bằng tiền - Kế toán doanh nghiệp1.

D. Kiểm tra, đánh giá


1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Định khoản kế toán 3 So sánh, đối chiếu
2 Lập chứng từ 5 Quan sát, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu
2. Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên bài học: Kế toán tiền lương
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Định khoản kế toán
2 Lập chứng từ
3 Ghi sổ kế toán
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm tiền lương? Hình thức trả lương nào được các doanh
nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.
Câu 2: Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán tiền lương

32
Bài tập nâng cao
Bài tập số 1
Tình hình thanh toán với CNV tại một Công ty TNHH Hùng Phát trong tháng
10/N như sau (ĐVT:1.000 đ):
I. Số dư đầu kỳ của các tài khoản:
- TK 111: 205.000
- TK 334: 30.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Ngày 17: Tính ra tổng số tiền lương phải trả CNV trong kỳ là 188.000, trong đó:
 Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc:
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 1: 90.000
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 2: 65.000
 Nhân viên quản lý:
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 1: 10.000
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 2: 5.000
 Nhân viên QLDN: 8.000
 Nhân viên bán hàng: 10.000
2. Ngày 20: Tính ra tổng số BHXH phải trả trong tháng cho:
 Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc:
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 1: 2.000
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 2: 1.000
 Nhân viên QL phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 1: 1.200
 Nhân viên QLDN: 1.400
3. Ngày 22: Tính ra số tiền ăn ca phải trả CNV trong kỳ:
 Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc:
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 1: 8.800
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 2: 4.200
 Nhân viên quản lý:
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 1: 2.000
+ Phân xưởng sản xuất chính (FXSXC) số 2: 1.500
 Nhân viên QLDN: 2.000
 Nhân viên bán hàng: 2.500
4. Ngày 28: Dùng tiền mặt thanh toán toàn bộ số tiền phải trả cho công nhân viên
trong tháng 10/N.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b. Lập chứng từ kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
c. Ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hình thức kế toán Nhật ký
chung.
Bài tập số 2
Trích 1 số nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền lương trong tháng 5/N của 1
Doanh nghiệp tư nhân Huy Hùng (ĐVT:1.000đ):
1. Ngày 15: Tổng hợp tiền lương phải trả CNV trong tháng:
- Công nhân trực tiếp sản xuất:

33
+ Lương chính: 45.800
+ Lương phụ: 6.200
+ Lương phép thực tế phải trả (trong kế hoạch): 5.000
- Nhân viên quản lý phân xưởng:
+ Lương chính: 4.500
+ Lương phụ: 500
+ Phụ cấp điện thoại: 100
- Nhân viên QLDN:
+ Lương chính: 25.000
+ Phụ cấp điện thoại: 500
- Nhân viên bốc vác thành phẩm tiêu thụ: 4.000
2. Ngày 18: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
theo tỷ lệ 5% tính trên tổng số tiền lương chính phải trả công nhân trực tiếp sản xuất.
3. Ngày 25: UNC số 25 yêu cầu ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV chuyển
thanh toán tiền lương, trong tháng cho CNV qua thẻ ATM với số tiền: 82.045.
4. Ngày 28: UNC số 26 yêu cầu ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV chuyển nộp
BHXH cho cơ quan quản lý quỹ BHXH bằng TGNH với số tiền: 51.395 đã nhận được
giấy báo Nợ của Ngân hàng.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b. Lập chứng từ kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
c. Ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo hình thức kế toán Nhật ký
chung.
Trích số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
- TK 111: 100.000
- TK 112: 250.000
- TK 334: 10.000
- TK 3383: 20.000
- TK 335: 5.000

34
Bài 2.2. Kế toán các khoản trích theo lương
Mã bài: MĐ18.02.02

MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản trích
theo lương.
- Xác định được các chứng từ kế toán các khoản trích theo lương.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán các khoản trích theo lương.
- Ghi được sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán các khoản trích theo
lương
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.

A. Kiến thức liên quan


1. Các khoản trích theo lương, chứng từ , tài khoản sử dụng
a. Các khoản trích theo lương
Nội dung BHXH BHYT BHTN KPCĐ Tổng

Trích lập theo tỷ lệ Trích lập theo Trích lập theo Trích lập theo tỷ lệ
qui định trên tổng tỷ lệ qui định tỷ lệ qui định qui định trên tổng tiền
Nguồn hình thành số quỹ lương cơ trên tiền lương trên tiền lương lương thực tế phải trả
bản của CNV CNV trong kỳ CNV trong kỳ CNV thực tế phát
trong kỳ sinh trong kỳ.

Tỷ lệ trích 25,5% 4,5% 2% 2% 34%

Tính vào CPSXKD 17,5% 3% 1% 2% 23,5%


của DN

Trừ vào thu nhập 8% 1,5% 1% 10,5%


của CNV

b. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công (Mẫu số 01a- LĐTL).
- Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02 - LĐTL).
- Bảng thanh toán thưởng (Mẫu số 03 - LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu số 06 - LĐTL).
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu số 07 - LĐTL).
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu số 11 - LĐTL).
c. Tài khoản sử dụng

35
Để hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương kế toán sử dụng TK 338- “Phải
trả phải nộp khác”. TK 338 có các TK cấp 2 sau:
* TK 3382 - " Kinh phí công đoàn"
* TK 3383 - "Bảo hiểm xã hội":
* TK 3384 - " Bảo hiểm y tế”
* TK 3386 - " Bảo hiểm thất nghiệp"
2. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
(1) Hàng tháng căn cứ vào quỹ tiền lương phải trả và tỷ lệ trích BHXH, BHYT,
KPCĐ, BHTN, kế toán tính toán các khoản trích theo lương và phân bổ cho các đối
tượng sử dụng:
Nợ TK 622: 23,5% x (Lương cơ bản + Lương phép của NLĐ TT)
Nợ TK 627, 641, 642:
Nợ TK 334: 10,5% x Tổng lương (phần trừ vào lương NLĐ)
Có TK 338: 34% x Tổng lương
(2) Tính ra số tiền BHXH phải trả cho người lao động tại doanh nghiệp khi nghỉ
ốm đau, thai sản, kế toán ghi:
Nợ TK 3383
Có TK 334
(3) Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 3382
Có TK 111, 112...
Trường hợp KPCĐ chi vượt được cấp bù, khi nhận tiền, kế toán ghi
Nợ TK 111, 112
Có TK 338
(4) Khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, kế toán ghi:
Nợ TK 338
Có TK 111, 112...
SƠ ĐỒ 2.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TK 622, 627, 641,
TK 111, 112 TK 338(2, 3, 4,6) 642

Nộp BHXH, BHYT, BHTN, Trích BHXH, BHTN, BHYT,


KPCĐ KPCĐ
cho cơ quan quản lý quỹ
TK 334 TK 334

BHXH phải trả cho người LĐ Các khoản trích trừ vào lương
của người lao động

36
TK 111,112... TK 111, 112

Chi tiêu KPCĐ tại doanh Nhận tiền cấp bù của quỹ
nghiệp BHXH

3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ chi tiết TK 338 – Mẫu số S38-DN
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh– Mẫu số S36-DN
- Sổ chi tiết của các tài khoản khác có liên quan
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ Nhật ký chung - Mẫu số S03a-DN
- Sổ cái TK 338- Mẫu số S03b-DN
- Sổ cái các tài khoản khác có liên quan

B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

T Trình tự Dụng cụ,


Nội dung Tiêu chuẩn thực hiện
T các bước vật liệu
Định - Giấy, bút. - Định khoản lần lượt từng nghiệp
Định khoản kế
khoản - Máy tính. vụ kinh tế phát sinh.
1 toán
- Định khoản đúng quan hệ đối
ứng, đúng số tiền
Lập chứng - Xác định chứng - Giấy, bút. - Xác định đúng chứng từ sử dụng
từ từ sử dụng - Mẫu chứng - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
- Lập chứng từ từ các khoản tin bắt buộc
2 căn cứ vào các trích theo - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
thông tin kinh tế lương - Kiểm tra tính chính xác của chứng
- Kiểm tra từ đã lập
chứng từ đã lập
Ghi sổ kế - Ghi sổ tổng - Giấy, bút. - Xác định đúng sổ kế toán sử
toán hợp - Mẫu sổ kế dụng
- Ghi sổ chi tiết toán các - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
3 khoản trích tin kinh tế
theo lương - Ghi đúng quan hệ đối ứng.
- Kiểm tra tính chính xác của
thông tin trên sổ đã ghi.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.

37
- Lập chứng từ thiếu các yếu tố, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu
kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ
kinh tế phát sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản kế
toán.
C. Bài tập thực hành
Trích tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Nhân
Bình trong tháng 2/N (ĐVT: 1.000đ):
I. Số dư đầu kỳ: TK 334 (Dư Có): 20.000, TK 112: 100.000, TK 338: 10.000 (Chi
tiết TK 3383: 10.000)
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 2/N:
1. Ngày 10: UNC số 05 : Trả lương còn nợ kỳ trước cho CNV: 20.000.000 bằng chuyển
khoản.
2. Ngày 15: Tính ra số tiền lương phải trả CNV trong tháng:
- Công nhân TTSX: 185.000.
- Nhân viên QLPX: 15.000
- Bộ phận QLDN: 30.000
3. Ngày 20: Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
Yêu cầu:
a. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương và định khoản các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
b. Lập Phiếu kế toán số 16 cho nghiệp vụ số 3
c. Ghi sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 338 và sổ chi tiết TK 338 (3383)
Lời giải:
a. Định khoản
(1) Nợ TK 334: 20.000
Có TK 112: 20.000
(2) Nợ TK 622: 185.000
Nợ TK 627: 15.000
Nợ TK 642: 30.000
Có TK 334: 230.000
(3) Nợ TK 622: 43.475
Nợ TK 627: 3.525
Nợ TK 642: 7.050
Nợ TK 334: 24.150
Có TK 338: 79.350

38
Công ty TNHH Nhân Bình Mẫu số 11- LĐTL
KĐT Hòa Vượng, Nam Định (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 02 năm N
Lương cơ bản: 1.560.000đ
Ghi Có TKTK334- Phải trả công
St TK 338- Phải trả phải nộp khác
nhân viên Tổng
t
Ghi Nợ TK Lương Cộng Có KPCĐ BHXH BHYT BHTN Cộng Có cộng
chính TK 334 (2%) (17,5%) (3%) (1%) TK 338
TK 622- 5.550.00 43.475.0 228.475.00
1 CPNC 185.000.000 185.000.000 3.700.000 32.375.000 0 1.850.000 00 0
TK 627-
2 SXC 15.000.000 15.000.000 300.000 2.625.000 450.000 150.000 3.525.000 18.525.000
TK642- 900.00 37.050.00
3 QLDN 30.000.000 30.000.000 600.000 5.250.000 0 300.000 7.050.000 0
TK 334- 3.450.00 24.150.0 24.150.00
4 CNV 18.400.000 0 2.300.000 00 0
Tổng cộng 230.00.000 230.000.000 4.600.000 59.800.000 10.350.000 4.300.000 78.200.000 308.200.000
Ngày 20 tháng 02 năm N
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, Họ tên) (Ký, Họ tên)

b. Lập Phiếu kế toán số 16


Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 16
Ngày chứng từ: 20/02/N
Trích các khoản trích theo lương của CNV tháng 02/N
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
622 Các khoản trích theo lương CNTTSX tháng 02/N 43.475.000
627 Các khoản trích theo lương NVQLPX tháng 02/N 3.525.000
642 Các khoản trích theo lương NVQLDN tháng 02/N 7.050.000
334 Các khoản trích trừ vào lương CNV tháng 02/N 24.150.000
338 Các khoản trích theo lương của CNV tháng 02/N 78.200.000
Tổng cộng 78.200.000 78.200.000
Số tiền bằng chữ: Bảy mươi tám triệu hai trăm nghìn đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập

39
c. Ghi sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 338 và sổ chi tiết TK 3383
- Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 338 ghi tương tự như bài thực hành của bài kế toán
vốn bằng tiền - Kế toán doanh nghiệp1.
- Sổ chi tiết TK 3383

Công ty TNHH Nhân Bình Mẫu số S38 - DN


KĐT Hòa Vượng, Nam Định (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/02/N đến ngày 28/02/N
Tài khoản: 338- Phải trả, phải nộp khác
Đối tượng: Bảo hiểm xã hội (TK 3383)

Ngày Chứng từ Số phát sinh Số dư


TK đối
tháng Ngày, Diễn giải
Số hiệu ứng Nợ Có Nợ Có
ghi sổ tháng

A B C D E 1 2 3
4
01/02/ 10.000.00
Số dư đầu kỳ
N 0
BHXH trích theo
20/02/ 622,627,6
PKT16 20/02 lương của CNV 59.800.00
N 42,334
tháng 02/N 0 69.800.000

Cộng số phát sinh 59.800.000


-
69.800.00
Số dư cuối kỳ
0
Sổ này có 1 trang đánh số từ trang 1 đến trang 1
Ngày mở sổ:…………… Ngày 28 tháng 02 năm N
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

D. Kiểm tra, đánh giá


1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Định khoản kế toán 3 So sánh, đối chiếu
2 Lập chứng từ 5 Quan sát, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu

2. Phiếu đánh giá sản phẩm


40
Tên bài học: Kế toán các khoản trích theo lương
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Định khoản kế toán
2 Lập chứng từ
3 Ghi sổ kế toán

E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao


Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm các khoản trích theo lương? Tỷ lệ các khoản trích theo
lương theo quy định hiện hành?
Câu 2: Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán các khoản trích theo
lương.
Bài tập nâng cao
Bài tập số 1
Tại doanh nghiệp sản xuất tư nhân Quốc Tuấn có các tài liệu về lương trong tháng
02/N như sau (ĐVT: 1.000đ):
1. Bảng tổng hợp số liệu tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất tập hợp từ các
bảng tính lương ngày 15 tháng 2/N như sau:
Lương Lương Lương Lương
Đơn vị Cộng
cơ bản SP thời gian nghỉ phép
1. PXSX số 1
- Tổ sản xuất số 1 50.000 60.000 3.000 113.000
- Tổ sản xuất số 2 50.000 60.000 2.000 112.000
2. PXSX số 2
- Tổ sản xuất số 1 120.000 129.600 8.000 257.600
- Tổ sản xuất số 2 80.000 87.600 5.000 172.600
3. QLPX phụ (SC) 30.000 36.000 66.000
4. Bộ phận QLPX1 28.000 30.000 58.000
5. Bộ phận QLPX1 30.000 30.000 60.000
6. Bộ phận QLDN 30.000 24.000 54.000
Cộng 418.000 337.200 120.000 18.000 893.200

2. Ngày 15: Trích BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ theo tỉ lệ quy định.
3. Ngày 15: Công ty thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân
sản xuất chính theo tỷ lệ 3% tiền lương chính của công nhân sản xuất chính.
4. Phiếu thu số 100: Ngày 15/02/N Doanh nghiệp rút TGNH về nhập quỹ tiền
mặt để trả lương kỳ I: 300.000.
5. Phiếu chi số 112 ngày 18/02/N chi trả lương kỳ I cho CB, CNV là 300.000.

41
6. Ngày 19: Xác định các khoản khấu trừ vào lương của CNV gồm tiền: Nhà ở,
điện, nước của tháng 02 năm N số tiền là: 9.000.
Yêu cầu:
a. Tính toán, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 02 năm N.
b. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Bài tập số 2

Tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại một doanh nghiệp trong
tháng 2/N (ĐVT: 1.000đ):
I. Số dư đầu kỳ: TK 111: 29.000; TK 334 (Dư Có): 19.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng1/N:
1. Trả lương còn nợ kỳ trước cho CNV: 16.000, số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân
đi vắng chưa lĩnh.
2. Tính ra số tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:
Bộ phận Lương Lương Thưởng
BHXH Cộng
chính phép thi đua
1. Phân xưởng 1 87.000 6.000 5.000 2.000 100.000
- Công nhân TTSX 81.500 6.000 4.000 2.000 93.500
- Nhân viên gián tiếp 5.500 - 1.000 - 6.500
2. Phân xưởng 2 110.000 4.000 8.000 3.000 125.000
- Công nhân TTSX 101.000 4.000 6.500 2.500 114.000
- Nhân viên gián tiếp 9.000 - 1.500 500 11.000
3. Bộ phận bán hàng 10.600 1.000 500 600 12.700
4. Bộ phận QLDN 9.400 1.000 1.000 1.400 12.800
Cộng 217.000 12.000 14.500 7.000 250.500
3. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
4. Các khoản khác khấu trừ vào lương của nhân viên: Tạm ứng: 10.000; Phải thu khác:
8.000.
5. Nộp KPCĐ (2%), BHXH (26%), BHYT (4,5%), BHTN (2%) cho cơ quan quản lý
quỹ bằng chuyển khoản đã nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng.
6. Rút TGNH về chờ chuẩn bị trả lương: 210.000.
7. Thanh toán lương và các khoản khác cho CNV bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

42
BÀI 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Mã số: MĐ18.03
I. Giới thiệu
Bài 3 giới thiệu cho học sinh về các loại chi phí sản xuất và phương pháp tính
giá thành sản phẩm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sau khi học xong học sinh có thế hạch toán được các nghiệp vụ phát sinh liên quan
đến chi phí sản xuất và tính được giá thành sản phẩm. Đồng thời học sinh phản ánh
được các nghiệp vụ đó vào sổ kế toán một cách phù hợp.
II. Mục tiêu
* Kiến thức
- Phân loại được chi phí sản xuất.
- Trình bày được phương pháp xác định giá thành sản phẩm.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán về tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm.
* Kỹ năng
- Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp của kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Vận dụng kiến thức làm được bài thực hành ứng dụng.
- Xác định được các chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
- Lập được thẻ tính giá thành.
- Vào được sổ chi phí sản xuất kinh doanh và sổ tổng hợp theo bài thực hành ứng
dụng..
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có năng lực làm việc độc lập.
- Có năng lực tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện của cá nhân.
- Tực chịu trách nhiệm với kết quả học tập của cá nhân.
- Có khẳ năng cập nhật kiến thức mới và sáng tạo trong quá trình học tập.
- Tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành.
III. Dụng cụ, vật tư, thiết bị
- Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2
- Máy tính, máy chiếu
- Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí sản xuất
IV. Các mô đun và bài học có liên quan
Môn học: Nguyên lý kế toán
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 1
Bài 1: Kế toán vật liệu, CCDC
Bài 2: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
V. Nội dung
1. Yêu cầu
43
- Nêu được khái niệm chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
- Hạch toán được một số nghiệp vụ phát sinh liên quan.
- Ghi sổ kế toán phù hợp.
2. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị trang thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Giáo trình kế toán doanh nghiệp 2 và các tài liệu tham khảo.
- Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3. Nội dung chi tiết
Bài 3.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bài 3.2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Bài 3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Bài 3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Bài 3.5. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang
Bài 3.6. Tính giá thành sản phẩm

44
Bài 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Mã bài: MĐ18.03.01

MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp.
- Xác định được các chứng từ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Ghi được sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán chi phí NVL trực tiếp.
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.
A. Kiến thức liên quan
1. Khái niệm, chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
a. Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ,
vật liệu khác… được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
b. Chứng từ sử dụng:
Phiếu xuất kho, định mức chi phí, phiếu chi…
c. Tài khoản sử dụng
- TK 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
- TK 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
2. Phương pháp kế toán
(1) Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, dịch vụ
trong kỳ. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621: Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng cho từng loại
(2) Mua nguyên vật liệu về sử dụng ngay cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực
hiện dịch vụ, lao vụ. Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan như: Hóa đơn
GTGT cuả người bán, bảng kê thanh toán tạm ứng…., kế toán ghi:
Nợ TK 621: Chi tiết theo từng đối tượng
Nợ TK 133 (1): Nếu có
Có TK 111, 112, 331,141...: Tổng giá thanh toán
Có TK 411: Nhận cấp phát, nhận vốn góp.
Có TK 154: VL từ SX, thuê ngoài gia công
(3) Cuối kỳ, nếu có nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết tại phân xưởng
nhập lại kho hoặc có phế liệu thu hồi, kế toán ghi:

45
Nợ TK 152
Nợ TK 111, 112: Nếu bán
Có TK 621
CPNVLTT thực tế Trị giá thực tế của Trị giá NVL còn lại Trị giá phế
= - -
dùng cho SXSP NVL đưa vào sử dụng CK chưa sử dụng liệu thu hồi
(4) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng
cho sản xuất cho từng đối tượng để tính giá thành sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 621
SƠ ĐỒ 3.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

TK152 TK 621 TK154

Xuất VL cho SXSP


Kết chuyển CP NVLTT
TK111,112,331... để tính Z SP
TK152
Mua VL sử dụng ngay cho
SX SP
NVL sử dụng không hết
nhập lại kho

3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh – Mẫu số S36-DN
- Sổ chi tiết của các tài khoản khác có liên quan
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ Nhật ký chung - Mẫu số S03a-DN
- Sổ cái TK 621- Mẫu số S03b-DN
- Sổ cái các tài khoản khác có liên quan
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

T Trình tự Dụng cụ,


Nội dung Tiêu chuẩn thực hiện
T các bước vật liệu
Định - Giấy, bút. - Định khoản lần lượt từng nghiệp vụ
Định khoản
khoản - Máy tính. kinh tế phát sinh.
1 kế toán
- Định khoản đúng quan hệ đối ứng,
đúng số tiền
2 Lập chứng - Xác định - Giấy, bút. - Xác định đúng chứng từ sử dụng
46
từ chứng từ sử - Mẫu chứng - Ghi đầy đủ, chính xác các thông tin
dụng từ kế toán bắt buộc
- Lập chứng chi phí - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
từ căn cứ vào nguyên vật - Kiểm tra tính chính xác của chứng từ đã
các thông tin liệu trực tiếp lập
kinh tế
- Kiểm tra
chứng từ đã
lập
Ghi sổ kế - Ghi sổ tổng - Giấy, bút. - Xác định đúng sổ kế toán sử dụng
toán hợp - Mẫu sổ kế - Ghi đầy đủ, chính xác các thông tin
- Ghi sổ chi toán chi phí kinh tế
3
tiết nguyên vật - Ghi đúng quan hệ đối ứng.
liệu trực tiếp - Kiểm tra tính chính xác của thông tin
trên sổ đã ghi.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu các yếu tố, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu
kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ
kinh tế phát sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản kế
toán.

C. Bài tập thực hành


Trích tài liệu của công ty TNHH Nhân Bình sản xuất hai loại sản phẩm A & B,
trong tháng 01/N có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (ĐVT: 1.000 đồng):
1. Ngày 02: Phiếu xuất kho số 01: Xuất kho 200 m nguyên vật liệu M giá thực tế dùng
cho sản xuất sản phẩm A: 100.000, cho sản xuất sản phẩm B 100 m, số tiền: 50.000.
2. Ngày 20: Phiếu xuất kho số 02: Xuất kho 600 m nguyên vật liệu M giá thực tế dùng
cho sản xuất sản phẩm A: 300.000, cho sản xuất sản phẩm B 400m, số tiền: 200.000,
cho quản lý phân xưởng 200m, số tiền: 100.000.
3. Ngày 25: Phiếu xuất kho số 03: Xuất kho 40 m nguyên vật liệu M giá thực tế dùng
cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 20.000.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
b. Lập Phiếu xuất kho số 01, phiếu kế toán số 15 để kết chuyển chi phí NVLTT của SPA
c. Ghi Sổ Nhật ký chung, sổ cái của tài khoản 154 và sổ chi tiết chi phí SXKD (TK
621) cho sản phẩm A.
Lời giải
a. Định khoản

47
(1) Nợ TK 621- SPA: 100.000
Nợ TK 621- SPB: 50.000
Có TK 152: 150.000
(2) Nợ TK 621- SPA: 300.000
Nợ TK 621- SPB: 200.000
Nợ TK 627: 100.000
Có TK 152: 600.000
(3) Nợ TK 642: 20.000
Có TK 152: 20.000
b. Lập Phiếu xuất kho số 01, phiếu kế toán số 15,16 để kết chuyển chi phí NVLTT
- Phiếu xuất kho số 01 lập tương tự như bài thực hành MĐ13.01.03- Kế toán nghiệp
vụ xuất kho NVL, CCDC
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 15
Ngày chứng từ: 31/01/N
Kết chuyển CP NVLTT về TK 154 để tính giá thành sản phẩm A
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
154 Kết chuyển chi phí SX để tính giá thành sản phẩm 400.000.000
621 Kết chuyển chi phí NVLTT 400.000.000
Tổng cộng 400.000.000 400.000.000
Số tiền bằng chữ: Bốn trăm triệu đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập
c. Ghi Sổ Nhật ký chung, sổ cái của tài khoản 154 và sổ chi tiết chi phí SXKD (TK
621) cho sản phẩm A.
- Sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 154 ghi tương tự như bài thực hành của bài kế
toán vốn bằng tiền - Kế toán doanh nghiệp1.
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (TK621) cho sản phẩm A
Công ty TNHH Nhân Bình Mẫu số S36 - DN
KĐT Hòa Vượng, Nam Định (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản: TK 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Phân xưởng: Phân xưởng SX
Tên sản phẩm, dịch vụ: Sản phẩm A
Ngày Chứng từ Diễn giải TK Ghi Nợ TK 621
tháng Số hiệu Ngày đối Tổng số Chia ra theo các
tháng ứng yếu tố CP

48
Nguyên

vật liệu M
1 2 3 4 5 6 7 8
01/01 Dư đầu kỳ
Xuất kho VLM cho SX
02/01 PXK01 02/01 SP A 152 100.000.000 100.000.000
Xuất kho VLM cho SX
20/01 PXK02 20/01 SP A 152 300.000.000 300.000.000
Cộng số PS trong kỳ 400.000.000 400.000.000
Ghi Có TK 621 154 400.000.000
Số dư cuối kỳ 0
Sổ này có 1 trang đánh số từ trang 1 đến trang 1
Ngày mở sổ:……………
Ngày 31 tháng 01 năm N
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

D. Kiểm tra, đánh giá


1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Định khoản kế toán 3 So sánh, đối chiếu
2 Lập chứng từ 5 Quan sát, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu
2. Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên bài học: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Định khoản kế toán
2 Lập chứng từ
3 Ghi sổ kế toán

E. Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Trình bày khái niệm nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp?
Câu 2: Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp

49
Bài 3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Mã bài: MĐ18.03.02

MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nhân
công trực tiếp.
- Xác định được các chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
- Ghi được sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán chi phí nhân công trực
tiếp.
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.
A. Kiến thức liên quan
1. Khái niệm, chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
a. Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp: Là các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp theo lương, các
khoản trích theo lương như: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.
b. Chứng từ sử dụng:
Bảng tính và phân bổ tiền lương, định mức chi phí, phiếu chi…
c. Tài khoản sử dụng
- TK 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”.
- TK 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
2. Phương pháp kế toán
(1) Hàng tháng căn cứ vào bảng tính và phân bổ tiền lương trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả
(2) Trích các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm,
ghi:
Nợ TK 622: Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 338 (2,3,4,9)
(3) Trường hợp doanh nghiệp trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm
của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi tiết theo từng đối tượng
Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả

50
Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số tiền lương nghỉ
phép phải trả thực tế cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
(4) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp về tài khoản liên quan theo đối
tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK 154: Chi tiết đối tượng
Có TK 622
SƠ ĐỒ 3.2: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
TK334 TK 622 TK154

Tiền lương phải trả Kết chuyển CP NCTT


CNTTSX để tính Z SP
TK338

Các khoản trích theo


lương của CNTTSX
TK335

Trích trước tiền lương


nghỉ phép

3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh– Mẫu số S36-DN
- Sổ chi tiết của các tài khoản khác có liên quan
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ Nhật ký chung - Mẫu số S03a-DN
- Sổ cái TK 622- Mẫu số S03b-DN
- Sổ cái các tài khoản khác có liên quan
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

T Trình tự Dụng cụ,


Nội dung Tiêu chuẩn thực hiện
T các bước vật liệu
1 Định Định khoản kế - Giấy, bút. - Định khoản lần lượt từng nghiệp vụ
khoản toán - Máy tính. kinh tế phát sinh.
- Định khoản đúng quan hệ đối ứng,

51
đúng số tiền
Lập - Xác định - Giấy, bút. - Xác định đúng chứng từ sử dụng
chứng từ chứng từ sử - Mẫu chứng - Ghi đầy đủ, chính xác các thông tin
dụng từ kế toán bắt buộc
- Lập chứng từ chi phí nhân - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
2 căn cứ vào các công trực - Kiểm tra tính chính xác của chứng từ
thông tin kinh tiếp đã lập
tế
- Kiểm tra
chứng từ đã lập
Ghi sổ kế - Ghi sổ tổng - Giấy, bút. - Xác định đúng sổ kế toán sử dụng
toán hợp - Mẫu sổ kế - Ghi đầy đủ, chính xác các thông tin
- Ghi sổ chi tiết toán chi phí kinh tế
3
nhân công - Ghi đúng quan hệ đối ứng.
trực tiếp - Kiểm tra tính chính xác của thông
tin trên sổ đã ghi.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu các yếu tố, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu
kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ
kinh tế phát sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản kế
toán.

C. Bài tập thực hành


Trích tài liệu của công ty TNHH Nhân Bình sản xuất sản phẩm A, trong tháng
01/N có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (ĐVT: 1.000 đồng):
1. Ngày 20: Tính ra tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm: 250.000, nhân viên
quản lý phân xưởng: 150.000.
2. Ngày 20: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
b. Lập phiếu kế toán số 11 trích các khoản trích theo lương, phiếu kế toán số 15 để để
kết chuyển chi phí NCTT.
c. Ghi Sổ Nhật ký chung, sổ cái của tài khoản 154 và sổ chi tiết chi phí SXKD (TK
622).

Lời giải:
a. Định khoản ĐVT: 1.000 đ
(1) Nợ TK 622: 250.000

52
Nợ TK 627: 150.000
Có TK 334: 400.000
(2) Nợ TK 622: 58.750
Nợ TK 627: 35.250
Nợ TK 334: 42.000
Có TK 338: 136.000
b. Lập phiếu kế toán số 11 trích các khoản trích theo lương, phiếu kế toán số 15 để để
kết chuyển chi phí NCTT
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 11
Ngày chứng từ: 20/01/N
Trích các khoản trích theo lương của CNV tháng 01/N
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
622 Các khoản trích theo lương của CN TTSX 58.750.000
627 Các khoản trích theo lương của nhân viên QLPX 35.250.000
334 Các khoản khấu trừ vào lương của CNV 42.000.000
338 Các khoản trích theo lương của CNV tháng 01/N 136.000.000
Tổng cộng 136.000.000 136.000.000
Số tiền bằng chữ: Một trăm ba mươi sáu triệu đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập

Công ty TNHH Nhân Bình


KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 15
Ngày chứng từ: 31/01/N
Kết chuyển CP NC TT về TK 154 để tính giá thành sản phẩm A
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
154 Kết chuyển chi phí SX để tính giá thành SP 308.750.000
622 Kết chuyển chi phí NCTT 308.750.000
Tổng cộng 308.750.000 308.750.000
Số tiền bằng chữ: Ba trăm linh tám triệu bảy trăm năm mươi triệu đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập
c. Ghi Sổ Nhật ký chung, sổ cái của tài khoản 154 và sổ chi tiết chi phí SXKD (TK
622).
- Sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 154 ghi tương tự như bài thực hành của bài kế
toán vốn bằng tiền - Kế toán doanh nghiệp1.
53
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (TK622) ghi tương tự bài thực hành kế toán chi
phí NVL TT
D. Kiểm tra, đánh giá
1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Định khoản kế toán 3 So sánh, đối chiếu
2 Lập chứng từ 5 Quan sát, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu
2. Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên bài học: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Định khoản kế toán
2 Lập chứng từ
3 Ghi sổ kế toán

E. Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Trình bày khái niệm chi phí nhân công trực tiếp?
Câu 2: Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chi phí nhân công trực
tiếp

54
Bài 3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Mã bài: MĐ18.03.03
MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất
chung.
- Xác định được các chứng từ kế toán chi phí nguyên sản xuất chung.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán chi phí sản xuất chung.
- Ghi được sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán chi phí sản xuất chung.
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.
A. Kiến thức liên quan
1. Khái niệm, chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
a. Khái niệm
Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi
phân xưởng (ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp) như: Chi
phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ
dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…
b. Chứng từ sử dụng:
Phiếu xuất kho, định mức chi phí, phiếu chi, bảng tính và phân bổ tiền lương…
c. Tài khoản sử dụng
- TK 627- “Chi phí sản xuất chung”.
- TK 154- “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
2. Phương pháp kế toán
Do CPSXC chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân
xưởng nên cần thiết phải phân bổ cho từng đối tượng ̣(Sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu
thức phù hợp.

Tổng CPSXC cần phân bổ


CPSXC phân bổ Tiêu thức phân bổ
= Tổng tiêu thức chọn làm căn cứ x
cho đối tượng i của đối tượng i
phân bổ
(1) Tập hợp chi phí nhân viên: Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ tiền lương trong
kỳ, tính ra tổng số tiền lương (lương chính và lương phụ), phụ cấp các khoản phải trả
có tính chất lương, tiền ăn ca và các khoản phải trả khác cho nhân viên phân xưởng, kế
toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 334, 338

55
(2) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu, CCDC: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu,
CCDC:
- Khi xuất kho nguyên vật liệu hoặc CCDC loại phân bổ một lần dùng cho phân
xưởng sản xuất, ghi:
Nợ TK 627
Có TK 152, 153
- Khi xuất CCDC loại phân bổ nhiều lần:
+ Khi xuất kho CCDC, kế toán ghi:
Nợ TK 242:
Có TK 153:
+ Khi phân bổ:
Nợ TK 627:
Có TK 242:
(3) Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,
ghi:
Nợ TK 627 (4): Chi tiết theo từng phân xưởng
Có TK 214:
(4) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài: Căn cứ vào các chứng từ gốc (Hoá đơn tiền
điện, nước, điện thoại…), các tài liệu có liên quan; kế toán ghi:
Nợ TK 627 (7):
Nợ TK 133:
Có TK 111,112,141,331,…:
(5) Tập hợp các chi phí khác bằng tiền: Căn cứ vào các chứng từ gốc (Phiếu chi
tiền, giấy báo Nợ của ngân hàng..), các tài liệu có liên quan; kế toán ghi:
Nợ TK 627 (8):
Có TK 111,112,141:
Có TK 242, 335: Các khoản CP trích trước hoặc phân bổ dần
Có TK 138 (1): thiệt hại sản phẩm hỏng
Có TK 154: Giá trị của sản xuất phụ phục vụ SXC
(6) Tính trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh số chi phí sửa chữa
TSCĐ theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 627, 642
Có TK 335
(7) Tính trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh chi phí ngừng sản xuất
theo kế hoạch, ghi:
Nợ TK 627, 642
Có TK 335
(8) Cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung hoặc kết chuyển theo tiêu
thức phù hợp, ghi:
Nợ TK 154:
Có TK 627

SƠ ĐỒ 3.3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG


TK334,338 TK627 TK154

56
Lương, các khoản trích theo
lương của NVQLPX
Kết chuyển CPSXC để tính
TK152 Z SP

Chi phí NVL cho PX


TK153(242)

Chi phí CCDC cho PX


TK214

Chi phí KH TSCĐ cho


PXSX
TK138(1),154,335

Trích trước CPSCL theo kế


hoạch
TK111,112,141
TK1331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và CP bằng tiền khác

Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết:
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh– Mẫu số S36-DN
- Sổ chi tiết của các tài khoản khác có liên quan
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ Nhật ký chung - Mẫu số S03a-DN
- Sổ cái TK 627- Mẫu số S03b-DN
- Sổ cái các tài khoản khác có liên quan
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

T Trình tự Dụng cụ,


Nội dung Tiêu chuẩn thực hiện
T các bước vật liệu
1 Định Định khoản kế - Giấy, bút. - Định khoản lần lượt từng nghiệp

57
khoản - Máy tính. vụ kinh tế phát sinh.
toán
- Định khoản đúng quan hệ đối
ứng, đúng số tiền
Lập chứng - Xác định - Giấy, bút. - Xác định đúng chứng từ sử dụng
từ chứng từ sử - Mẫu chứng - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
dụng từ kế toán tin bắt buộc
- Lập chứng từ chi phí sản - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
2
căn cứ vào các xuất chung - Kiểm tra tính chính xác của chứng
thông tin kinh tế từ đã lập
- Kiểm tra
chứng từ đã lập
Ghi sổ kế - Giấy, bút. - Xác định đúng sổ kế toán sử dụng
toán - Ghi sổ tổng - Mẫu sổ kế - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
hợp toán chi phí tin kinh tế
3
- Ghi sổ chi tiết sản xuất - Ghi đúng quan hệ đối ứng.
chung - Kiểm tra tính chính xác của thông
tin trên sổ đã ghi.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu các yếu tố, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu
kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ
kinh tế phát sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản kế
toán.
C. Bài tập thực hành
Trích tài liệu của công ty TNHH Nhân Bình sản xuất sản phẩm B, trong tháng
01/N có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (ĐVT: 1.000 đồng):
1. Ngày 20: Tính ra tiền lương của công nhân sản xuất sản phẩm: 350.000, nhân viên
quản lý phân xưởng: 300.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp: 250.000
2. Ngày 20: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
3. Ngày 25: Theo hóa đơn của nhà cung cấp chi phí điện mua ngoài phục vụ cho sản
xuất sản phẩm theo giá đã bao gồm cả thuế GTGT 10% là 110.000.
4. Ngày 30: Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất:115.000.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
b. Lập phiếu kế toán số 16 trích khấu hao TSCĐ trong tháng 01, phiếu kế toán số 17
để kết chuyển chi phí SXC.
c. Ghi Sổ Nhật ký chung, sổ cái của tài khoản 154 và sổ chi tiết chi phí SXKD (TK
627).
Lời giải:
a. Định khoản (ĐVT: 1.000 đồng)
58
(1) Nợ TK 622: 350.000
Nợ TK 627: 300.000
Nợ TK 642: 250.000
Có TK 334: 900.000
(2) Nợ TK 622: 82.250
Nợ TK 627: 70.500
Nợ TK 642: 58.750
Nợ TK 334: 94.500
Có TK 338: 306.000
(3) Nợ TK 627: 100.000
Nợ TK 133: 10.000
Có TK 331: 110.000
(4) Nợ TK 627: 115.000
Có TK 214: 115.000
b. Lập phiếu kế toán số 16 trích khấu hao TSCĐ trong tháng 01, phiếu kế toán số 17
để kết chuyển chi phí SXC
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 16
Ngày chứng từ: 30/01/N
Trích khấu hao TSCĐ của phân xưởng sản xuất trong tháng 01/N
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
627 Trích khấu hao TSCĐ của PXSX tháng 01/N 115.000.000
214 Trích khấu hao TSCĐ của PXSX tháng 01/N 115.000.000
Tổng cộng 115.000.000 115.000.000
Số tiền bằng chữ: Một trăm mười lăm triệu đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập

59
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 17
Ngày chứng từ: 31/01/N
Kết chuyển CP SXC về TK 154 để tính giá thành sản phẩm B
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
154 Kết chuyển chi phí SX để tính giá thành sản phẩm 585.500.000
627 Kết chuyển chi phí SXC 585.500.000
Tổng cộng 585.500.000 585.500.000
Số tiền bằng chữ: Năm trăm tám mươi lăm triệu năm trăm nghìn đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập
c. Ghi Sổ Nhật ký chung, sổ cái của tài khoản 154 và sổ chi tiết chi phí SXKD (TK
622).
- Sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 154 ghi tương tự như bài thực hành của bài kế
toán vốn bằng tiền - Kế toán doanh nghiệp1.
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (TK627) ghi tương tự bài thực hành kế toán chi
phí NVL TT
D. Kiểm tra, đánh giá
1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Định khoản kế toán 3 So sánh, đối chiếu
2 Lập chứng từ 5 Quan sát, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu
2. Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên bài học: Kế toán chi phí sản xuất chung
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Định khoản kế toán
2 Lập chứng từ
3 Ghi sổ kế toán

60
E. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm chi phí phí sản xuất chung? Chi phí sản xuất chung gồm
phân theo yếu tố gồm những chi phí nào?
Câu 2: Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất chung
.

61
Bài 3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Mã bài: MĐ18.03.04

MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tập hợp chi phí sản
xuất.
- Xác định được các chứng từ kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản
xuất
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.
A. Kiến thức liên quan
1. Chứng từ, tài khoản sử dụng
a. Chứng từ sử dụng:
Phiếu kế toán kết chuyển
b. Tài khoản sử dụng
- TK 621, 622, 627, 154
- TK 155: Thành phẩm
- TK 157: Hàng gửi bán
- TK 632: Giá vốn hàng bán
2. Phương pháp kế toán
(1) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất kinh chung, kế toán ghi:
Nợ TK 154- Chi tiết cho từng đối tượng
Có TK 621, 622, 627
(2) Kết chuyển các khoản ghi giảm chi phí sản xuất kinh chung, phế liệu thu hồi từ
sản xuất, trị giá sản phẩm không thể sửa chữa được, người gây ra thiệt hại phải bồi
thường, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152
Nợ TK 1388: Người bồi thường
Nợ TK 334: Trừ vào lương
Nợ TK 1381: Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Có TK 154
(3) Kết chuyển giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc xuất gửi bán
hoặc sản xuất xong bán thẳng cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 155: Nhập kho (Chi tiết cho từng sản phẩm)
62
Nợ TK 157: Sản xuất xong gửi bán
Nợ TK 632: Bán tại phân xưởng
Có TK 154
SƠ ĐỒ 3.4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
TK 621 TK 154 TK 152, 138, 334

Kết chuyển CPNVLTT Các khoản giảm CP SXC


TK 622 TK 155

Kết chuyển CPNCTT


TK 627 TK 157, 632
Tiêu thụ và gửi bán
Kết chuyển chi phí sản xuất
chung

3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh – Mẫu số S36-DN
- Các sổ chi tiết khác có liên quan – Mẫu số S38-DN
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ Nhật ký chung – Mẫu số S03a-DN
- Sổ cái của các tài khoản: TK 154,TK 621, TK 622, TK 627, …- Mẫu số S03b-DN
- Sổ cái các tài khoản khác có liên quan.
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

Trình tự Dụng cụ,


TT Nội dung Tiêu chuẩn thực hiện
các bước vật liệu
Định - Giấy, bút. - Định khoản lần lượt từng nghiệp
Định khoản kế
khoản - Máy tính. vụ kinh tế phát sinh.
1 toán
- Định khoản đúng quan hệ đối ứng,
số tiền
Lập chứng - Xác định chứng - Giấy, bút. - Xác định đúng chứng từ sử dụng
từ từ sử dụng - Mẫu chứng - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
- Lập chứng từ từ kế toán tin bắt buộc
2 căn cứ vào các tập hợp chi - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
thông tin kinh tế phí sản xuất - Kiểm tra tính chính xác của chứng
- Kiểm tra từ đã lập
chứng từ đã lập
3 Ghi sổ kế - Ghi sổ tổng - Giấy, bút. - Xác định đúng sổ kế toán sử
63
toán hợp - Mẫu sổ kế dụng
- Ghi sổ chi tiết toán tập hợp - Ghi đầy đủ, chính xác các thông tin
chi phí sản kinh tế
xuất - Ghi đúng quan hệ đối ứng.
- Kiểm tra tính chính xác của
thông tin trên sổ đã ghi.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu các yếu tố, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu
kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ
kinh tế phát sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản kế
toán.
C. Bài tập thực hành
Trích tài liệu của công ty TNHH Nhân Bình sản xuất một loại sản phẩm A & B,
trong tháng 01/N có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau (ĐVT: 1.000 đồng):
1. Ngày 02: Phiếu xuất kho số 01: Xuất kho nguyên vật liệu giá thực tế dùng cho sản
xuất sản phẩm A: 500.000, cho sản xuất sản phẩm B: 400.000, cho quản lý phân
xưởng 100.000.
2. Ngày 20: Phiếu kế toán số 15: Tính tiền lương phải trả trong tháng cho công nhân
viên
- Tiền lương công nhân chế tạo sản phẩm A: 200.000
- Tiền lương công nhân chế tạo sản phẩm B: 120.000
- Tiền lương nhân viên phân xưởng: 75.000
3. Ngày 20: Phiếu kế toán số 16: Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy
định
4. Ngày 31: Phiếu kế toán số 20: Trích khấu hao TSCĐ trong tháng cho bộ phận SX:
45.375.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
b. Lập Phiếu kế toán số 21, 22 để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho sản phẩm A &
B.
c. Ghi Sổ Nhật ký chung, sổ cái của tài khoản 154 và sổ chi tiết chi phí SXKD (TK
621)
Biết rằng: - Số dư đầu kỳ của TK 154: 500.000
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm theo tiền lương công nhân SX
Lời giải:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
(1) Nợ TK 621- SPA: 500.000
64
Nợ TK 621- SPB: 400.000
Nợ TK 627: 100.000
Có TK 152: 1.000.000
(2) Nợ TK 622- SPA: 200.000
Nợ TK 622- SPB: 120.000
Nợ TK 627: 75.000
Có TK 334: 395.000
(3) Nợ TK 622- SPA: 47.000
Nợ TK 622- SPB: 28.200
Nợ TK 627: 17.625
Nợ TK 334: 41.475
Có TK 338: 134.300
(4) Nợ TK 627: 45.375
Có TK 214: 45.375
(5) Phân bổ chi phí SXC cho từng sản phẩm
Tổng CP SXC: 100.000+75.000+ 17.625+ 45.375 = 238.000
- Chi phí SXC phân bổ cho SP A:
CP SXC phân bổ cho 238.000
= x 200.000 = 148.750
sản phẩm A 200.000+120.000
- Chi phí SXC phân bổ cho SP B:
CP SXC phân bổ cho 238.000
= x 120.000 = 89.250
sản phẩm B 200.000+120.000
(5a) Nợ TK 154- SPA: 895.750
Có TK 621- SPA: 500.000
Có TK 622- SPA: 247.000
Có TK 627- SPA: 148.750
(5a) Nợ TK 154- SPB: 637.450
Có TK 621- SPB: 400.000
Có TK 622- SPB: 148.200
Có TK 627- SPB: 89.250

b. Lập Phiếu kế toán số 21,22 để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 21
Ngày chứng từ: 31/01/N
Kết chuyển CP NVLTT, NCTT, SXC về TK 154 để tính giá thành sản phẩm A
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có

65
154 Kết chuyển chi phí SX để tính giá thành SPA 895.750.000
621 Kết chuyển chi phí NVLTT 500.000.000
622 Kết chuyển chi phí NCTT 247.000.000
627 Kết chuyển chi phí SXC 148.750.000
Tổng cộng 895.750.000 895.750.000
Số tiền bằng chữ: Tám trăm chín mươi lăm triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập

Công ty TNHH Nhân Bình


KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 22
Ngày chứng từ: 31/01/N
Kết chuyển CP NVLTT, NCTT, SXC về TK 154 để tính giá thành sản phẩm B
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
154 Kết chuyển chi phí SX để tính giá thành SPB 637.450.000
621 Kết chuyển chi phí NVLTT 400.000.000
622 Kết chuyển chi phí NCTT 148.200.000
627 Kết chuyển chi phí SXC 89.250.000
Tổng cộng 637.450.000 637.450.000
Số tiền bằng chữ: Sáu trăm ba mươi bảy triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập
c. Ghi Sổ Nhật ký chung, sổ cái của tài khoản 154 và sổ chi tiết chi phí SXKD (TK
621)
- Sổ Nhật ký chung và sổ cái TK 154 ghi tương tự như bài thực hành của bài kế
toán vốn bằng tiền - Kế toán doanh nghiệp1.
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (TK621) ghi tương tự bài thực hành kế toán CP NVL
trực tiếp
D. Kiểm tra, đánh giá
1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Định khoản kế toán 3 So sánh, đối chiếu
2 Lập chứng từ 5 Quan sát, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu
2. Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên bài học: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
66
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Định khoản kế toán
2 Lập chứng từ
3 Ghi sổ kế toán

E. Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Các khoản mục chi phí nào được tập hợp sang chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang?
Câu 2: Trình bày phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

67
Bài 3.5. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang
Mã bài: MĐ18.03.05

MỤC TIÊU
- Vận dụng được các phương pháp đánh giá SPDD vào tình huống cụ thể.
- Tính đúng được giá sản phẩm dở dang theo từng phương pháp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức đánh giá sản phẩm dở dang
- Tính toán chính xác theo các bước đã xác định
A. Kiến thức liên quan
1. Khái niệm
- Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến đang
nằm trong quá trình sản xuất.
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Là tính toán xác định phần chi phí sản xuất
mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
- Mục đích: của việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang nhằm mục đích xác định
giá thành sản phẩm.
2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu trực tiếp hay chi phí
nguyên vật liệu chính trực tiếp
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp), còn các chi phí chế biến (vật liệu
phụ, nhân công trực tiếp, sản xuất chung) được tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp này người ta thường tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (vật liệu
chính trực tiếp) bỏ hết một lần ngay từ đầu qui trình sản xuất.
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng
nhỏ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay vật liệu chính trực tiếp lớn. Và được tính
theo công thức sau:
CPNVLTT, VLCTT CPNVLTT,
nằm trong + VLCTT phát sinh
Chi phí Số lượng sản
SPDDĐK trong kỳ
SXKD DD = x phẩm dở dang
Số lượng sản
cuối kỳ Số lượng sản cuối kỳ
+ phẩm dở dang
phẩm hoàn thành
cuối kỳ
2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương
Theo phương pháp này phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm
dở dang theo mức độ hoàn thành.

68
- Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu qui trình sản xuất như nguyên
vật liệu, nguyên vật liệu chính thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang
là như nhau, theo công thức sau:
CPNVLTT (NVLC) CPSX phát sinh
+ Số lượng sản
CPNVLTT (NVLC) nằm trong SPDDĐK trong kỳ
= x phẩm dở
nằm trong SPDDCK Số lượng sản phẩm Số lượng SP dở
+ dang cuối kỳ
hoàn thành dang cuối kỳ
- Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như: Chi phí vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (chi phí chế biến) thì tính cho
sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành và được tính theo công thức sau:
Chi phí chế biến CP chế biến nằm CPSX phát Số lượng
+
(CPVLP, NCTT, trong SPDDĐK sinh trong kỳ SPDDCK
= x
SXC) nằm trong Số lượng SP Số lượng SPDDCK qui đổi về
+
SPDDCK hoàn thành qui đổi về hoàn thành hoàn thành
Số lượng SPDDCK Mức độ hoàn
= Số lượng SPDDCK x
qui đổi về hoàn thành thành
2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí
sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng sản xuất, từng giai
đoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
CPSX nằm trong Chi phí định mức
= x Số lượng SPDDCK x % hoàn thành
SPDDCK cho 1 sản phẩm
Phương pháp này chỉ thích hợp đối với những doanh nghiệp hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức, tức là doanh nghiệp đã
xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm.
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

Trình tự Dụng cụ,


TT Nội dung Tiêu chuẩn thực hiện
các bước vật liệu
Xác định Xác định sản
- Giấy, Xác định đúng sản phẩm cần đánh giá
1 sản phẩm phẩm cần đánh
bút. SPDD
giá SPDD
Lựa chọn - Lựa chọn đúng phương pháp đánh giá
Lựa chọn phương
phương - Giấy, SPDD
2 pháp đánh giá
pháp đánh bút. - Kiểm tra tính chính xác phương pháp
SPDD
giá đánh giá SPDD
3 Tính giá Tính giá SPDD - Giấy, - Xác định đúng công thức theo phương
SPDD theo phương pháp bút. pháp đã chọn
đã chọn - Máy - Tính đúng giá trị của sản phẩm dở
69
dang
tính - Kiểm tra tính chính xác của việc tính
toán.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Xác định sai sản phẩm dở dang cần đánh giá: Cần xác định đúng sản phẩm dở
dang cần đánh giá.
- Lựa chọn phương pháp tính không phù hợp: Cần lựa chọn đúng phương pháp.
Căn cứ vào phương pháp này để xác định đúng công thức đánh giá.
- Tính giá trị sản phẩm dở dang sai: Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán.
C. Bài tập thực hành
Một doanh nghiệp sản xuất trong tháng có tài liệu sau (ĐVT: 1.000đ):
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 1.500; Trong đó vật liệu chính: 1.200 (Tính theo
chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
- Chi phí sản xuất phát sinh tập hợp được gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 10.500; Trong đó vật liệu chính: 7.800;
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 1.460;
+ Chi phí sản xuất chung: 1.000.
- Kết quả sản xuất: Đến cuối tháng hoàn thành nhập kho 100sp còn 20 sản phẩm
làm dở.
Yêu cầu: Đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
nguyên vật liệu chính trực tiếp
Lời giải:
- Trường hợp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí SXKD DD 1.500+ 10.500
= x 20 = 2.000
cuối kỳ 100 + 20
- Trường hợp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp:
Chi phí SXKD DD cuối 1.200+ 7.800
= x 20 = 1.500
kỳ 100 + 20
D. Kiểm tra, đánh giá
1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Xác định phương pháp đánh 2 So sánh phương pháp
giá SPDD
2 Thực hiện đánh giá SPDD 8 So sánh, đối chiếu
2. Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên bài học: Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:

70
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Xác định phương pháp đánh
giá SPDD
2 Thực hiện đánh giá SPDD

E. Câu hỏi ôn tập


Câu 1: So sánh các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp
Câu 2: Trình bày các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

71
Bài 3.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Mã bài: MĐ18.03.06

MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩm.
- Tính đúng được giá thành sản phẩm.
- Xác định được các chứng từ kế toán giá thành sản phẩm.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán giá thành sản phẩm.
- Ghi được sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán tính giá thành sản phẩm.
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.
A. Kiến thức liên quan
1. Khái niệm, chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng
a. Khái niệm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra tính cho khối lượng sản phẩm
công việc hoặc dịch vụ hoàn thành.
Tổng giá CPSX phát sinh trong kỳ
CPSX dở CPSX dở
thành SP = + (đã trừ các khoản thu -
dang đầu kỳ dang cuối kỳ
hoàn thành hồi ghi giảm chi phí)
b. Chứng từ sử dụng
Các phiếu kế toán kết chuyển chi phí sản xuất và các chứng từ khác có liên quan.
c. Tài khoản sử dụng
- TK 155: Thành phẩm
- TK 632: Giá vốn hàng bán…
2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (Phương pháp trực tiếp)
Phương pháp tính giá thành giản đơn phù hợp với các doanh nghiệp có qui trình
công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho tới
khi hoàn thành sản phẩm, số lượng mặt hàng sản xuất ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản
xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo (Doanh nghiệp khai thác than,
nước, điện..).
Tổng giá thành Tổng chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí SX
SP hoàn thành = tập hợp trong kỳ + dở dang ĐK - dở dang CK
(Z) (C) (DĐK) (DCK)

72
Giá thành đơn vị Z
=
(ZđV) Q
Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định hoặc
có nhưng không đáng kể thì Z = C
2.2. Phương pháp hệ số
- Phương pháp hệ số được sử dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một
qui trình sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu, một lượng lao động, một dây
truyền công nghệ nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau (Doanh
nghiệp đồ nhôm, đồ nhựa, cơ khí…) và chi phí thì không thể tập hợp riêng cho từng loại
sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất.
- Căn cứ vào đặc điểm kinh tế hoặc kỹ thuật qui định cho mỗi loại sản phẩm một
hệ số. Trong đó chọn loại sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất có hệ số = 1.
- Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản
phẩm khác nhau về sản phẩm gốc (sản phẩm tiêu chuẩn):
Tổng số sản phẩm gốc Tổng số sản phẩm hoàn Hệ số qui đổi của
= x
(SP tiêu chuẩn) QTC thành loại i (  Qi ) sản phẩm loại i (Hi)

Hay: Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn =

- Tính tổng giá thành các loại sản phẩm theo phương pháp giản đơn:
Tổng Zsp hoàn Giá trị sản Tổng CPSX phát Giá trị SP
= + -
thành các loại phẩm DDĐK sinh trong kỳ dang cuối kỳ
- Tính giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn (sản phẩm gốc):
Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành các loại
=
sản phẩm gốc Số sản phẩm hoàn thành các loại qui đổi về SP gốc
- Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm:
Giá thành đơn vị sản Giá thành đơn vị Hệ số qui đổi của
= x
phẩm loại i sản phẩm gốc sản phẩm loại i
2.3. Phương pháp tỷ lệ
* Phương pháp tỷ lệ được sử dụng trong các doanh nghiệp có cùng một qui trình
công nghệ sản xuất đồng thời thu được một nhóm sản phẩm có qui cách phẩm chất
khác nhau như trong ngành may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo…. Trong
trường hợp này:
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là nhóm sản phẩm.
- Đối tượng tính giá thành: Là từng qui cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
- Phương pháp tính giá thành: Căn cứ vào tỷ lệ chi phí.
* Cách tính giá thành sản phẩm:
- Tính tổng giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
- Tính tỷ lệ giá thành (Tỷ lệ chi phí):
73
Tỷ lệ giá thành Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm sản xuất
= x 100
(Tỷ lệ CP) Tổng Z định mức theo sản lượng thực tế của nhóm SPSX
- Tính giá thành thực tế từng qui cách phẩm chất:
Giá thành thực tế Giá thành định mức đơn vị theo Tỷ lệ giá thành
= x
đơn vị SP loại i sản lượng thực tế SP loại i (tỷ lệ CP)
3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh – Mẫu số S36-DN
- Thẻ tính giá thành sản phẩm – Mẫu số S37-DN
- Các sổ chi tiết khác có liên quan – Mẫu số S38-DN
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ Nhật ký chung – Mẫu số S03a-DN
- Sổ cái của các tài khoản: TK 154, TK 155, TK 632 - Mẫu số S03b-DN
- Sổ cái các tài khoản khác có liên quan.
B. Trình tự thực hiện, các lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự thực hiện

Trình tự Dụng cụ,


TT Nội dung Tiêu chuẩn thực hiện
các bước vật liệu
1 Tính giá - Xác định sản - Giấy, bút. - Xác định đúng sản phẩm cần tính giá
thành sản phẩm cần tính - Máy tính. thành
phẩm giá thành - Lựa chọn đúng phương pháp tính giá
- Lựa chọn phương thành sản phẩm
pháp tính giá thành - Xác định đúng công thức theo
- Tính giá thành phương pháp đã chọn
sản phẩm theo - Tính đúng giá thành của sản phẩm
phương pháp đã - Kiểm tra tính chính xác của việc tính
chọn toán
Định Định khoản - Giấy, bút. - Định khoản lần lượt từng nghiệp
khoản Kế toán nhập kho - Máy tính. vụ kinh tế phát sinh.
2
thành phẩm - Định khoản đúng quan hệ đối ứng, đúng
số tiền
Lập - Xác định - Giấy, bút. - Xác định đúng chứng từ sử dụng
chứng từ chứng từ sử - Mẫu - Ghi đầy đủ, chính xác các thông tin bắt
dụng chứng từ buộc
- Lập chứng từ kế toán - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
3
căn cứ vào các tính giá - Kiểm tra tính chính xác của chứng từ
thông tin kinh tế thành sản đã lập
- Kiểm tra phẩm
chứng từ đã lập
4 Ghi sổ kế - Ghi sổ tổng - Giấy, bút. - Xác định đúng sổ kế toán sử dụng
toán hợp - Mẫu sổ kế - Ghi đầy đủ, chính xác các thông tin kinh
74
- Ghi sổ chi tiết toán tính giá tế
thành sản - Ghi đúng quan hệ đối ứng.
phẩm - Kiểm tra tính chính xác của thông tin trên sổ
đã ghi.
2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Lựa chọn phương pháp tính giá thành không phù hợp: Cần lựa chọn đúng
phương pháp. Căn cứ vào phương pháp này để xác định đúng công thức tính giá.
- Tính giá thành sản phẩm sai: Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán.
- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu các yếu tố, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu
kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ
kinh tế phát sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản kế
toán.
C. Bài tập thực hành
Công ty TNHH Nhân Bình hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty có 1 phân xưởng sản xuất chính tiến
hành sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Có số liệu về chi phí sản xuất trong tháng 01/N
như sau (ĐVT: 1.000 đồng):
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản như sau:
- TK 152:
+ Vật liệu chính M: 180.000 (Số lượng: 15.000 kg, đơn giá 12/kg)
+ Vật liệu phụ N: 25.000 (Số lượng: 5.000 kg, đơn giá: 5/kg)
- TK 154:
+ TK 154- SPA: 10.500
+ TK 154- SPB: 5.250
II. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ như sau:
1. Ngày 02:
* Xuất kho VLC để chế tạo:
- Sản phẩm A: 7.000 kg (PXK01)
- Sản phẩm B: 3.000 kg (PXK02)
* Xuất kho VLP cho sản xuất sản phẩm và cho nhu cầu chung ở phân xưởng:
- Sản phẩm A: 2.500 kg (PXK01)
- Sản phẩm B: 750 kg (PXK02)
- Phân xưởng: 100 kg (PXK03)
2. Ngày 20: Phiếu kế toán số 05: Xác định tiền lương phải trả công nhân trực tiếp
sản xuất Sản phẩm A: 40.000; Sản phẩm B: 20.000 và tiền lương nhân viên quản lý
phân xưởng là: 5.000.
Phiếu kế toán số 06: Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ qui định.
3. Ngày 24: Phiếu kế toán số 07: Theo hóa đơn của nhà cung cấp chi phí điện mua
ngoài phục vụ cho sản xuất sản phẩm theo giá đã bao gồm cả thuế GTGT 10% là
11.880. Tiền đã chuyển trả nhà cung cấp theo UNC 05 ngày 25/01
75
4. Ngày 26: Phiếu kế toán số 08: Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản
xuất:12.525.
5. Ngày 31: Phiếu nhập kho số 01: Nhập kho 500 cái sản phẩm A và 500 cái sản
phẩm B hoàn thành. Còn dở dang 200 cái sản phẩm A và 50 cái sản phẩm B..
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính giá thành sản phẩm A & B
theo phương pháp trực tiếp.
b. Lập phiếu kế toán số 09, 10 để kết chuyển CPSX và phiếu nhập kho số 01.
c. Ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 154 và sổ chi phí SXKD
Biết rằng:
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm theo tiền lương công nhân sản
xuất.
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí vật liệu chính tiêu
hao
Lời giải:
a1. Định khoản
(1a) Nợ TK 621- SPA: 96.500
Có TK 152- VLC : 84.000
Có TK 152- VLP: 12.500
(1b) Nợ TK 621- B: 39.750
Nợ TK 627: 500
Có TK 152- VLC: 36.000
Có TK 152- VLP: 4.250
(2a) Nợ TK 622- SPA: 40.000
Nợ TK 622- SPB: 20.000
Nợ TK 627: 5.000
Có TK 334: 65.000
(2b) Nợ TK 622- SPA: 9.400
Nợ TK 622- SPB: 4.700
Nợ TK 627: 1.175
Nợ TK 334: 6.825
Có TK 338: 22.100
(3a) Nợ TK 627: 10.800
Nợ TK 133: 1.080
Có TK 331: 11.880
(3b) Nợ TK 331: 11.880
Có TK 112: 11.880
(4) Nợ TK 627: 12.525
Có TK 214: 12.525
a2. Tính giá thành sản phẩm A& B
* Đánh giá SPDD cuối kỳ:
- Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ của SP A:
CP SXKD DD của sản 10.500+ 84.000
= x 200 = 27.000
phẩm A 500 + 200
- Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ của SP B:
CP SXKD DD của sản = 5.250+ 36.000 x 50 = 3.750
phẩm B 500 + 50
76
* Phân bổ chi phí SXC cho từng SP:
Tổng CP SXC: 500(1b)+5.000(2a+1.175(2b)+10.800(3a)+12.525(4) = 30.000
- Chi phí SXC phân bổ cho SP A:
CP SXC phân bổ cho = 30.000
x 40.000 = 20.000
sản phẩm A 40.000+20.000
- Chi phí SXC phân bổ cho SP B:
CP SXC phân bổ cho 30.000
= x 20.000 = 10.000
sản phẩm B 40.000 + 20.000
* Tính giá thành sản phẩm A& B
- Sản phẩm A
+ CP NVLTT của sản phẩm A: 96.500
+ CP NCTT của sản phẩm A: 40.000 + 9.400 = 49.400
+ CP SXC của sản phẩm A: 20.000
+ Tổng chi phí sản xuất SP A = 165.900
Tổng giá thành sản phẩm A: 10.500+165.900 - 27.000= 149.400
Giá thành đơn vị SP A: 149.400/500= 298,8/SPA
+ Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành SP A:
Nợ TK 154: 165.900
Có TK 621- SPA: 96.500
Có TK 622- SPA: 49.400
Có TK 627- SPA: 20.000
+ Nhập kho SP A từ sản xuất:
Nợ TK 155 – SPA: 149.400
Có TK 154: 149.400
- Sản phẩm B
+ CP NVLTT của sản phẩm B: 39.750
+ CP NCTT của sản phẩm B: 20.000 + 4.700 = 24.700
+ CP SXC của sản phẩm B:10.000
+ Tổng chi phí sản xuất SP B = 74.450
Tổng giá thành sản phẩm B: 5.250+ 74.450- 3.750 = 75.950
Giá thành đơn vị SP B: 75.950 / 500= 151,9/SPB
+ Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành SP B:
Nợ TK 154: 74.450
Có TK 621- SPB: 39.750
Có TK 622- SPB: 24.700
Có TK 627- SPB: 10.000
+ Nhập kho SP B từ sản xuất:
Nợ TK 155 – SPB: 75.950
Có TK 154: 75.950
(b) Lập PKT09, PKT10 để kết chuyển CPSX về TK 154, Phiếu nhập kho số 01

77
Công ty TNHH Nhân Bình
KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 09
Ngày chứng từ: 31/01/N
Kết chuyển CP NVLTT, NCTT, SXC về TK 154 để tính giá thành sản
phẩm A
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
Kết chuyển chi phí SX để tính giá thành
154 165.900.000
sản phẩm
621 Kết chuyển chi phí NVLTT 96.500.000
622 Kết chuyển chi phí NCTT 49.400.000
627 Kết chuyển chi phí SXC 20.000.000
Tổng cộng 165.900.000 165.900.000
Số tiền bằng chữ: Một trăm sáu mươi lăm triệu chín trăm nghìn đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập

Công ty TNHH Nhân Bình


KĐT Hòa Vượng, Nam Định
PHIẾU KẾ TOÁN
Số chứng từ: PKT 10
Ngày chứng từ: 31/01/N
Kết chuyển CP NVLTT, NCTT, SXC về TK 154 để tính giá thành sản
phẩm B
TK Diễn giải Ghi Nợ Ghi Có
Kết chuyển chi phí SX để tính giá thành
154 74.450.000
sản phẩm
621 Kết chuyển chi phí NVLTT 39.750.000
622 Kết chuyển chi phí NCTT 24.700.000
627 Kết chuyển chi phí SXC 10.000.000
Tổng cộng 74.450.000 74.450.000
Số tiền bằng chữ: Bảy mươi tư triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập

78
Công ty TNHH Nhân Bình Mẫu số 01 - VT
KĐT Hòa Vượng, Nam Định (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 31/01/N
Số: PNK01 Nợ: TK 155
Có: TK 154
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Thị Thu
Theo…….. số…….….ngày….…tháng…….năm…….…của…………
Nhập tại kho: vật tư Địa điểm: Công ty
Tên, nhãn hiệu, quy Số lượng
cách, Mã Theo Đơn
Stt Đvt Thực Thành tiền
phẩm chất vật tư, DC số chứng giá
nhập
SP, HH từ
1 Sản phẩm A SPA cái 500 500 298.800 149.400.000
2 Sản phẩm B SPB cái 500 500 151.900 75.950.000

Cộng: 225.350.000
Số tiền bằng chữ: Hai trăm hai mươi lăm triệu ba trăm năm mươi nghìn đồng chẵn
Số chứng từ gốc kèm theo: 01
Ngày 31 tháng 01 năm N
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng

Công ty TNHH Nhân Bình (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC


KĐT Hòa Vượng, Nam Định ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ


Tháng 01 năm N
Tên sản phẩm, dịch vụ: Sản phẩm A
Đvt: đồng
Chia ra theo khoản mục
Tổng số
Chỉ tiêu Chi phí Chi phí Chi phí
tiền
NVL TT NCTT SXC
10.500.00 10.500.00
1. Chi phí SXKD DD đầu kỳ 0 0
165.900.00
2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 0 96.500.000 49.400.000 20.000.000

79
149.400.00 80.000.0 49.400.0 20.000.00
3. Giá thành sản phẩm trong kỳ 0 00 00 0
4. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 27.000.000 27.000.000
Ngày 31 tháng 01 năm N
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Công ty TNHH Nhân Bình Mẫu số S37 - DN


KĐT Hòa Vượng, Nam Định (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ
Tháng 01 năm N
Tên sản phẩm, dịch vụ: Sản phẩm B
Đvt: đồng
Chia ra theo khoản mục
Tổng số
Chỉ tiêu Chi phí Chi phí Chi phí
tiền
NVL TT NCTT SXC
1. Chi phí SXKD DD đầu kỳ 5.250.000 5.250.000
2. Chi phí SXKD phát sinh
trong kỳ 74.450.000 39.750.000 24.700.000 10.000.000
3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ
trong kỳ 75.950.000 41.250.000 24.700.000 10.000.000
4. Chi phí SXKD dở dang cuối
kỳ 3.750.000 3.750.000
Ngày 31 tháng 01 năm N
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
c. Ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 154, Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
- Sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 154 ghi tương tự như bài thực hành kế toán vốn bằng
tiền – Kế toán doanh nghiệp 1
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh ghi tương tự bài thực hành của bài 1- Kế toán NVL, CCDC.

D. Kiểm tra, đánh giá


1. Barem đánh giá
STT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Xác định phương pháp tính 4 So sánh phương pháp
giá thành và tính giá thành
sản phẩm
2 Định khoản kế toán 2 So sánh, đối chiếu
80
3 Lập chứng từ 2 Quan sát, đối chiếu
4 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu
2. Phiếu đánh giá sản phẩm
Tên bài học: Kế toán tính giá thành sản phẩm
Thời gian thực hiện:
Họ tên người học (nhóm):
Lớp: Khóa:
Học sinh tự Giáo viên
TT Nội dung Ghi chú
đánh giá chấm điểm
1 Xác định phương pháp tính giá
thành và tính giá thành sản
phẩm
2 Định khoản kế toán
3 Lập chứng từ
4 Ghi sổ kế toán
E. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm về giá thành sản phẩm
Câu 2: Trình bày các phương pháp tính giá thành sản phẩm

81
Bài tập nâng cao
Bài tập số 1
Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm N với qui trình công nghệ giản đơn. Trong
tháng 1/N có các tài liệu sau (ĐVT: 1.000đ):
- Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng: CPNVLTT: 15.000; CPNCTT: 8.000;
CPSXC: 6.800.
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ tập hợp theo toàn bộ qui trình sản xuất sản
phẩm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 185.000;
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 24.400;
+ Chi phí sản xuất chung: 47.200.
Kết quả hoàn thành nhập kho 150 sản phẩm A còn lại 50 sản phẩm dở dang cuối
kỳ mức độ hoàn thành 60%.
Yêu cầu: Tính giá thành của sản phẩm N.
Bài tập số 2
Công ty TNHH Nhân Bình hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty có 1 phân xưởng sản xuất chính tiến
hành sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Có số liệu về chi phí sản xuất trong tháng
01/2016 như sau (ĐVT: 1.000đ):
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản như sau:
1. TK 112: 130.000
2. TK 152:
Stt Tên vật tư Đvt SL ĐG Thành tiền
1 Vật liệu chính M Kg 15.000 12 180.000
2 Vật liệu phụ N Kg 5.000 5 25.000
3. TK 154:
Tính theo chi phí NVLC trực tiếp: Sản phẩm A: 10.700, sản phẩm B: 5.350
4. TK 211:
Số
Bộ
Thời gian năm
Mức KH Mức KH phận
Tên TS đưa vào SD (Tỷ NG
năm tháng sử
sử dụng lệ KH
dụng
%)
1. Dây truyền SX 01/01/2014 10 900.000 90.000 7.500 FXSX
2. Máy đánh bóng 01/01/2014 5 300.000 60.000 5.000 FXSX
SP
II. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ như sau:
1. Ngày 02:
* Xuất kho VLC để chế tạo:
- Sản phẩm A: 7.000 kg
- Sản phẩm B: 3.000 kg
* Xuất kho VLP cho sản xuất sản phẩm và cho nhu cầu chung ở phân xưởng:
- Sản phẩm A: 2.500 Kg
- Sản phẩm B: 750 Kg
- Phân xưởng: 100 Kg

82
2. Ngày 20: Xác định tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Sản phẩm A:
40.000; Sản phẩm B: 20.000 và tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng là: 5.000.
Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ qui định.
3. Ngày 24: Theo hóa đơn của nhà cung cấp chi phí điện mua ngoài phục vụ cho
sản xuất sản phẩm theo giá đã bao gồm cả thuế GTGT 10% là 11.880. Tiền đã chuyển
trả nhà cung cấp theo UNC 05 ngày 25/01
4. Ngày 26: Tính toán trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất.
5. Ngày 28: Nhập kho 600 cái sản phẩm A và 500 cái sản phẩm B hoàn thành. Còn
dở dang 200 cái sản phẩm A và 50 cái sản phẩm B. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
được đánh giá theo chi phí vật liệu chính tiêu hao.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và tính giá thành sản phẩm A,
B.
b. Lập các chứng từ kế toán cần thiết để định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và
c. Ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Cho biết:
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm theo tiền lương công nhân
sản xuất.
Bài tập số 3
Công ty TNHH Vương Anh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Công ty có 1 phân xưởng sản xuất chính
tiến hành sản xuất sản phẩm. Có số liệu về chi phí sản xuất trong tháng 05/2016 như
sau (ĐVT: 1.000đ):
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản như sau:
1. TK 111: 50.000
2. TK 112: 350.000
3. TK 152:
Stt Tên vật tư Đvt SL ĐG Thành tiền
1 Vật liệu chính A Kg 5.000 35 175.000
2 Vật liệu phụ B Kg 4.000 10 40.000
3 Máy khoan đục Cái 10 4.000 40.000
3. TK 154:
Tính theo chi phí NVLC trực tiếp: 48.600.000
4. TK 211:
Số
Bộ
Thời gian năm
Mức KH Mức KH phận
Tên TS đưa vào SD (Tỷ NG
năm tháng sử
sử dụng lệ KH
dụng
%)
1. Máy dập khuôn 01/01/2013 10 720.000 72.000 6.000 FXSX
2. Máy soi rãnh 01/01/2014 8 384.000 60.000 4.000 FXSX

II. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ như sau:
1. Ngày 03: Thu mua 8.000 kg VLC A của công ty TNHH Hoàng Hà theo đơn giá
35.000/kg, thuế GTGT 10%, trong đó dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm là A là

83
5.000 kg, số còn lại nhập kho. Đã thanh toán cho người bán bằng TGNH theo UNC 30
ngày 05.
2. Ngày 06: Xuất kho 1.400 kg VLP B dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và
dùng cho nhu cầu chung của PXSX là 500 kg.
3. Ngày 08: Xuất 04 cái máy khoan đục dùng cho phân xưởng sản xuất, phân bổ 2
lần có liên quan đến 2 năm tài chính, trị giá xuất kho là 16.000.
4. Ngày 15: Tính ra tiền lương phải trả trong tháng cho:
- Công nhân trực tiếp sản xuất là: 50.000.
- Nhân viên QLPX là: 10.000.
5. Ngày 17: Tính và trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ qui định. Tính
và trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho bộ phận sản xuất.
6. Ngày 22: Chi phí dịch vụ mua ngoài đã bao gồm cả thuế GTGT 10% đã thanh
toán bằng tiền mặt sử dụng cho nhu cầu chung của phân xưởng sản xuất 8.800.
7. Ngày 29: Nhập kho 2.000 cái thành phẩm X và 1.000 cái cái thành phẩm Y.
Còn dở dang 100 cái cái thành phẩm X và 150 cái thành phẩm Y. Hệ số qui đổi của
mỗi sản phẩm lần lượt là 1,5 : 1,0. Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
VLC.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và tính giá thành sản phẩm X,
Y.
b. Lập các chứng từ kế toán cần thiết để định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh
c. Ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Bài tập số 4
Có tài liệu tại công ty may MAXPORT sản xuất áo sơ mi nam dài tay trong
tháng 01/N như sau (ĐVT: 1.000 đ):
I. Trị giá sản phẩm dở dang đầu tháng đánh giá theo chi phí VLC: 6.500
II. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng tập hợp được như sau:
1. Phiếu xuất kho số 20 ngày 05: Xuất kho
- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất: 250.000
- Vật liệu phụ xuất dùng cho sản xuất: 30.000
2. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương số 05 ngày 15:
- Tiền lương phải trả công nhân sản xuất: 50.000
- Tiền lương trả nhân viên quản lý phân xưởng: 10.000
3. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương số 01 ngày 15: Trích
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ qui định
4. Bảng tính và phân bổ khấu hao số 05 ngày 17: Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ
của phân xưởng sản xuất là: 4.800.
5. Phiếu kế toán số 65 ngày 19: Chi phí điện nước chưa mua ngoài chưa thanh toán
theo giá mua: 2.750, thuế GTGT 10%.
6. Phiếu kế toán số 66 ngày 20: Phân bổ giá trị CCDC dùng cho sản xuất là 1.800.
7. Phiếu chi số 35 ngày 21: Chi phí khác dùng cho sản xuất 24.500.
8. UNC số 41 ngày 21: Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất 22.000.
9. Phiếu nhập kho số 12 ngày 30: Nhập kho thành phẩm hoàn thành từ sản xuất 1.200
chiếc áo cỡ số 1, 760 chiếc áo cỡ số 2, 850 chiếc áo cỡ số 3.
10. Trị giá sản phẩm dở dang cuối tháng đánh giá theo chi phí VLC: 8.500
11. Chi phí sản xuất định mức để sản xuất từng cỡ áo như sau:
84
Chi phí NVLTT Tổng
Chỉ tiêu CPNCTT CPSXC
VLC VLP cộng
Cỡ số 1 70 11 8 25,5 113,5
Cỡ số 2 72 9,5 8,5 26 116
Cỡ số 3 70 12 10 25 117
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và tính giá thành sản phẩm theo
từng cỡ số biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
b. Lập các chứng từ kế toán cần thiết để định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh
c. Ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Bài tập số 5
Có tài liệu trong quý 2/N tại Công ty cơ khí Anh Tú trong kỳ như sau (ĐVT: đ):
I. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ: 150.000.00000 (Đơn đặt hàng số
5); Trong đó: Chi phí NVLTT là 100.000.000; Chi phí NCTT là 30.000.000; Chi phí
sản xuất chung là 20.000.000.
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Xuất kho nguyên vật liệu để sửa chữa theo phiếu xuất kho số 30 ngày 15/4, tổng
số là 300.000.000, trong đó: Dùng cho đơn đặt hàng số 5: 250.000.000; Dùng cho đơn
đặt hàng số 6: 50.000.000
Biết: Đơn đặt hàng số 6 vừa ký trong kỳ theo giá nhận thầu cả thuế GTGT 10% là
297.000.000.
2. Chi phí điện mua ngoài phục vụ cho sửa chữa phân bổ cho các đối tượng theo
phiếu kế toán số 50 ngày 25/5 ở phân xưởng là 42.588
3. Chi phí nhân công nhân trực tiếp theo bảng thanh toán tiền lương và phiếu kế
toán số 71 ngày 15/6 của: Đơn đặt hàng số 5: 74.400.000; Đơn đặt hàng số 6:
22.320.000; nhân viên QLFX: 9.920.000
4. Khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng sản xuất theo bảng phân bổ khấu hao và
phiếu kế toán số 78 ngày 20/6 là 7.000.000
5. Ngày 25/6: Đơn đặt hàng số 5 đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo giá
(cả thuế GTGT 10%) đã ký kết 660.000.000. Khách hàng chưa thanh toán. Đơn đặt
hàng số 6 chưa hoàn thành.
Yêu cầu: Tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí và lập các chứng từ cần
thiết để định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cho biết: Chi phí sản xuất chung
phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân
công trực tiếp phát sinh trong kỳ của từng đơn đặt hàng. Cuối kỳ không có giá trị sản
phẩm dở dang.

85
IV. Điều kiện thực hiện mô đun
1. Phòng học chuyên môn hoá/nhà xưởng
Phòng học thực hành, Phòng học thực hành kế toán máy
2. Trang thiết bị máy móc
Máy tính, máy chiếu projector.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Đề cương, giáo án, bài giảng theo mô đun, giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Giáo trình, tài liệu phát tay và các tài liệu liên quan khác.
- Mô hình học cụ:
+ Hệ thống sơ đồ hạch toán các tài khoản.
+ Các mẫu chứng từ in sẵn.
+ Các biểu mẫu sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
- Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác: Phông chiếu, giấy bóng kính, giấy A4,
dập ghim, kéo cắt giấy.
- Ngân hàng câu hỏi tự luận mô đun Kế toán doanh nghiệp 2.
- Bài tập thực hành.
V. Nội dung và phương pháp, đánh giá
1. Nội dung
- Kiến thức:
+ Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán vốn bằng tiền, kế toán tài sản
cố định và tài sản đầu tư trong việc thực hiện thực hiện nghiệp vụ kế toán theo từng
nội dung của phần hành.
+ Vận dụng được hệ thống chứng từ, tài khoản vào từng phần hành kế toán.
- Kỹ năng:
+ Làm được các bài tập theo tình huống kế toán.
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán.
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức tích cực, chủ động trong học tập, có khả năng làm việc độc lập theo
từng phần hành kế toán.
+ Có trách nhiệm đối với công việc của cá nhân.
+ Tuân thủ và thường xuyên cập nhật chế độ kế toán kế toán tài chính.
2. Phương pháp đánh giá
- Điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ: trọng số 40%
- Thi kết thúc mô đun: Thi viết + thực hành, trọng số 60%
- Điểm tổng kết = Điểm kiểm tra * 0,4+ Điểm thi kết thúc mô đun * 0,6 (Làm
tròn đến một chữ số thập phân)

86
Tài liệu tham khảo
[2] Giáo trình Kế toán Tài chính- PGS.TS. Trương Thị Thủy, PGS.TS. Ngô Thị
Thu Hồng- Học viện tài chính – Nhà xuất bản tài chính năm 2020.
[3] Giáo trình Kế toán tài chính trong doanh nghiệp-Lý thuyết và thực hành -
PGS.TS Trần Mạnh Đông, PGS. TS Phạm Đức Cường, TS. Đinh Thế Hùng, Đại học
Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản kinh tế quốc dân năm 2018.
[4] Quyển 1 chế độ kế toán Việt Nam: “Hệ thống tài khoản kế toán”- Vụ chế độ
Kế toán và Kiểm toán- Bộ Tài Chính – Nhà xuất bản tài chính năm 2015.
[5] Quyển 2 chế độ kế toán Việt Nam: “Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế
toán”- Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán- Bộ Tài Chính – Nhà xuất bản tài chính năm
2015.
[6] Tài liệu khác: Các chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các văn bản pháp quy
khác có liên quan.

87

You might also like