You are on page 1of 84

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI NAM ĐỊNH

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI NAM ĐỊNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG NAM ĐỊNH
------------

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN Kế toán Doanh nghiệp 3
GIÁO TRÌNH
Nghề: Kế toán Doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐXDNĐ ngày tháng năm 2021
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định
MÔ ĐUN: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 3
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Lưu hành nội bộ)

Ban hành kèm theo Quyết định số:…………. /QĐ-TTCGTVTNĐ ……………


của Hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Nam Định.

NAM
NAMĐỊNH
ĐỊNH−–2023
2021
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình sử dụng nội bộ, các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “Kế toán doanh nghiệp 3.” là tài liệu được lưu hành trong nội bộ Trường
Trung cấp giao thông vận tải Nam Định nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo
viên và là tài liệu học tập chính thức của mô đun Kế toán doanh nghiệp 3 cho học sinh
nghề Kế toán trong trường. Nội dung tài liệu trang bị các kiến thức cơ bản về Kế toán áp
dụng cho trình độ Trung cấp Kế toán.
Giáo trình gồm 4 bài:
Bài 1: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
Bài 2: Kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận
Bài 3: Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
Bài 4: Báo cáo tài chính
Trong quá trình biên soạn, ban biên soạn đã cố gắng tham khảo, chọn lọc, cập nhật
qua các tài liệu đã được dùng trong nước, những nội dung thật cần thiết phù hợp với nhu
cầu thực tế mà nghề kế toán cần trang bị. Nội dung các phần, mục bám sát Đề cương chi
tiết mô đun đào tạo để người đọc có dễ dàng tiếp cận nội dung.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên soạn rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo trong trường để Giáo trình
được hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường hiện nay.
Trân trọng cảm ơn!

Nam Định, tháng năm 2023


Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Phạm Trọng Chung
2. Thành viên tham gia: Bùi Thị Dung
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
BÀI 1: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM...............................1
Bài 1.1: Kế toán thành phẩm............................................................................................3
A. Kiến thức liên quan.....................................................................................................3
1. Khái niệm, nguyên tắc đánh giá thành phẩm...........................................................3
1.1. Khái niệm thành phẩm......................................................................................3
1.2. Nguyên tắc đánh giá thành phẩm......................................................................3
2. Kế toán tổng hợp thành phẩm..................................................................................3
2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng................................................................3
2.2. Phương pháp kế toán........................................................................................4
3. Sổ sách kế toán........................................................................................................5
B. Trình tự thực hiện và các lỗi thường gặp....................................................................6
C. Bài tập thực hành........................................................................................................7
D. Kiểm tra đánh giá......................................................................................................10
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................11
Bài 1.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm.............................................................................13
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................13
1. Khái niệm, nguyên tắc kế toán tiêu thụ thành phẩm..............................................13
2. Kế toán bán hàng...................................................................................................13
2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng..............................................................13
2.2. Phương pháp kế toán......................................................................................14
3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp...................................16
3.1. Kế toán chi phí bán hàng................................................................................16
3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp............................................................17
4. Sổ sách kế toán......................................................................................................18
B. Trình tự thực hiện và các lỗi thường gặp..................................................................19
C. Bài tập thực hành......................................................................................................20
D. Kiểm tra đánh giá......................................................................................................21
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................22
BÀI 2: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI
NHUẬN.............................................................................................................................24
Bài 2.1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh..............................................................26
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................26
1. Khái niệm kết quả kinh doanh...............................................................................26
2. Kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh....................................................26
1.2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng...........................................................26
2.2. Phương pháp kế toán......................................................................................27
3. Kế toán kết quả hoạt động đầu tư tài chính...........................................................28
3.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng..............................................................28
3.2. Phương pháp kế toán......................................................................................28
4. Sổ sách kế toán......................................................................................................29
B. Trình tự thực hiện và các lỗi thường gặp..................................................................29
C. Bài tập thực hành......................................................................................................30
D. Kiểm tra đánh giá......................................................................................................33
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................34
Bài 2.2. Kế toán phân phối lợi nhuận............................................................................36
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................36
1. Nội dung phân phối lợi nhuận...............................................................................36
2. Phương pháp kế toán tổng hợp..............................................................................36
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................38
B. Trình tự thực hiện và các lỗi thường gặp..................................................................38
C. Bài tập thực hành......................................................................................................39
D. Kiểm tra đánh giá......................................................................................................40
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................41
BÀI 3: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU......................43
Bài 3.1. Kế toán các khoản nợ phải trả..........................................................................45
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................45
1. Kế toán các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp...................................................45
1.1. Khái niệm, chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng............................................45
1.2. Phương pháp kế toán......................................................................................46
2. Kế toán các khoản thanh toán với Nhà nước.........................................................46
2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng..............................................................47
2.2. Phương pháp kế toán......................................................................................47
3. Kế toán khoản chi phí phải trả khác......................................................................49
3.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng..............................................................49
3.2. Phương pháp kế toán......................................................................................50
4. Sổ sách kế toán......................................................................................................50
B. Trình tự thực hiện và các lỗi thường gặp..................................................................51
C. Bài tập thực hành......................................................................................................52
D. Kiểm tra đánh giá......................................................................................................54
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................54
Bài 3.2. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.........................................................................57
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................57
1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh..............................................................................57
1.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng..............................................................57
1.2. Phương pháp kế toán......................................................................................57
2. Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản..........................................................58
2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng..............................................................58
2.2. Phương pháp kế toán......................................................................................59
3. Sổ sách kế toán......................................................................................................59
B. Trình tự thực hiện và các lỗi thường gặp..................................................................59
C. Bài tập thực hành......................................................................................................60
D. Kiểm tra đánh giá......................................................................................................62
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................63
BÀI 4: BÁO CÁO TÀI CHÍNH......................................................................................64
A. Kiến thức liên quan...................................................................................................65
1. Khái niệm và yêu cầu của báo cáo tài chính..........................................................65
1.1. Báo cáo tài chính............................................................................................65
1.2. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính.....................................................65
1.3. Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính........................................................65
1.4. Kỳ lập báo cáo tài chính.................................................................................65
1.5. Thời hạn nộp báo cáo tài chính.......................................................................65
2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp..............................................................65
3. Bảng cân đối kế toán (B01-DN)............................................................................66
3.1. Khái niệm........................................................................................................66
3.2. Nội dung và kết cấu........................................................................................66
3.3. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán...................................................................66
3.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập...................................................................66
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN)................................................67
4.1. Khái niệm........................................................................................................67
4.2. Nội dung và kết cấu........................................................................................67
4.3. Cơ sở số liệu và phương pháp lập...................................................................67
B. Trình tự thực hiện và các lỗi thường gặp..................................................................68
C. Bài tập thực hành......................................................................................................68
D. Kiểm tra đánh giá......................................................................................................70
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao...............................................................................71
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nội dung
1 CCDC Công cụ dụng cụ
2 TK Tài khoản
3 ĐVT Đơn vị tính
4 SP Sản phẩm
5 GTGT Giá trị gia tăng
6 XK Xuất khẩu
7 TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
8 BVMT Bảo vệ môi trường
9 TSCĐ Tài sản cố định
10 CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh
11 SXKD Sản xuất kinh doanh
12 CCDV Cung cấp dịch vụ
13 KQKD Kết quả kinh doanh
14 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
15 TGNH Tiền gửi ngân hàng
16 XDCB Xây dựng cơ bản
17 BCTC Báo cáo tài chính
18 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Số sơ đồ Tên sơ đồ
1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán thành phẩm
2 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh
3 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động tài chính
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
Mã số của mô đun: MĐ 19
Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí: Mô đun kế toán doanh nghiệp 3 được học sau các mô đun kế toán doanh
nghiệp 1, mô đun kế toán doanh nghiệp 2; là cơ sở để học mô đun thực hành kế toán,
thực tập tốt nghiệp.
- Tính chất: Mô đun kế toán doanh nghiệp 3 là môn chuyên môn bắt buộc. Mô đun
cung cấp những kiến thức cơ bản về thành phẩm, xác định kết quả kinh doanh, nguồn vốn
chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả và cách lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.
Mục tiêu của mô đun:
- Kiến thức:
+ Trang bị kiến thức về kế toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến kế toán hạch
toán thành phẩm, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận, kế toán nợ phải trả
và nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Trình bày được hệ thống chứng từ, tài khoản và các sổ kế toán trong kế toán hạch
toán thành phẩm, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận, kế toán nợ phải trả
và nguồn vốn chủ sở hữu.
- Kỹ năng:
+ Lập, kiểm tra, phân loại được chứng từ kế toán.
+ Định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Mở sổ sách và ghi sổ kế toán; khóa sổ kế toán.
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
+ Lập được báo cáo kế toán tài chính của doanh nghiệp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu.
+ Có khả năng làm việc độc lập tại các vị trí việc làm. Có đạo đức nghề nghiệp, sức
khoẻ, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và kỷ luật cao, tỉ
mỉ, chính xác. Sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở nơi làm việc và chịu trách
nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
+ Rút kinh nghiệm kết quả thực hiện các công việc kế toán, tài chính, thống kê cho
nhóm.
Nội dung của mô đun :
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra
1 Bài 1: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ 29 10 18 1
thành phẩm
1.1. Kế toán thành phẩm 12 4 8
1.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 17 6 10 1
2 Bài 2: Kế toán xác định kết quả kinh doanh 20 6 13 1
và phân phối lợi nhuận
2.1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 14 4 9 1
2.2. Kế toán phân phối lợi nhuận 6 2 4
3 Bài 3: Kế toán nợ phải trả và nguồn vốn 26 8 17 1
chủ sở hữu
1. Kế toán các khoản nợ phải trả 16 6 10
2. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 10 2 7 1
4 Bài 4: Báo cáo tài chính 15 6 9
1. Khái niệm và yêu cầu của báo cáo tài chính 1 1
2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 1 1
3. Bảng cân đối kế toán (B01-DN) 7 2 5
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 2 4
(B02-DN)
Cộng 90 30 57 3
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào
giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
BÀI 1: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
Mã bài: MĐ19.01
Giới thiệu
Bài 1 giới thiệu các khái niệm, nguyên tắc, thủ tục chứng từ, tài khoản kế toán,
phương pháp kế toán tiêu thụ sản phẩm và kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp.
MỤC TIÊU
* Về kiến thức:
- Trình bày được phương pháp kế toán thành phẩm, bán hàng.
- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập về kế toán thành phẩm, bán hàng
* Về kỹ năng:
- Xác định được các chứng từ kế toán thành phẩm, bán hàng.
- Ghi được sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết và sổ tổng hợp.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính.
- Có tinh thần say mê nghề nghiệp
- Có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập
Dụng cụ, vật tư, thiết bị: (cho một lớp học viên 18 người)
- Dụng cụ, vật tư: Giấy bút, máy tính, bài tập thực hành
- Các bản vẽ: Mẫu chứng từ sổ sách
- Các mô hình (vật thật) trực quan: Sơ đồ hạch toán
Các mô đun và bài học có liên quan:
- Mô đun liên quan: Kế toán doanh nghiệp 2
Nội dung chính:
- Kế toán thành phẩm
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm
1. Yêu cầu
- Ghi nhớ các khái niệm và nội dung về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
- Hạch toán được các nghiệp vụ liên quan đến kế toán thành phẩm, kế toán tiêu thụ
thành phẩm
- Ghi sổ sách kế toán liên quan
2. Chuẩn bị
- Chuẩn bị trang thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Giáo trình kế toán doanh nghiệp 3 và các tài liệu tham khảo

1
- Sơ đồ kế toán thành phẩm, kế toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán bán hàng, kế toán
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
3. Nội dung
- Bài 1.1: Kế toán thành phẩm
- Bài 1.2: Kế toán tiêu thụ thành phẩm

2
Bài 1.1: Kế toán thành phẩm
Mã bài: MĐ 19.01.1

MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thành phẩm.
- Xác định được các tài khoản, chứng từ và sổ kế toán để hạch toán thành phẩm.
- Lập và phân loại được các chứng từ kế toán thành phẩm.
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán thành phẩm
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.

A. Kiến thức liên quan


1. Khái niệm, nguyên tắc đánh giá thành phẩm
1.1. Khái niệm thành phẩm
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quy trình
công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và
nhập kho.
1.2. Nguyên tắc đánh giá thành phẩm
* Nguyên tắc chung: Việc nhập, xuất, tồn kho thành phẩm phản ánh theo giá thực tế.
* Đối với thành phẩm nhập kho:
- Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho, được phản ánh theo
giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.
- Thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành nhập kho được tính theo
giá thực tế gia công, bao gồm các chi phí.
- Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho: Đánh giá bằng giá thực tế tại thời điểm
xuất bán.
* Đối với thành phẩm xuất kho:
Theo chuẩn mực hàng tồn kho (VAS 02) thành phẩm xuất kho được phản ánh theo
trị giá vốn thực tế xuất kho. Và áp dụng các phương pháp xuất kho như xuất vật liệu,
CCDC
2. Kế toán tổng hợp thành phẩm
2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
* Chứng từ: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa, thẻ kho, Bảng kê Xuất – Nhập – Tồn.
3
* Tài khoản sử dụng:
- TK 155- “Thành phẩm”
- TK 157-“Hàng gửi bán”
- TK 632- “Giá vốn hàng bán”
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 155 – Thành phẩm
TK 155
Số dư bên Nợ: Số dư bên Có:
- Trị giá của thành phẩm nhập kho; - Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;
- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê; - Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm
- Kết chuyển giá trị của thành phẩm tồn kê;
kho cuối kỳ (truờng hợp doanh nghiệp hạch - Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm
toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm tồn kho dầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp
kê định kỳ) hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của thành
phẩm tồn kho cuối kỳ

2.2. Phương pháp kế toán


(1) Phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm nhập kho từ sản xuất hoặc thuê ngoài gia
công chế biến, kế toán lập phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 155
Có TK 154
Trường hợp thành phẩm hoàn thành không nhập kho, bán trực tiếp hoặc gửi bán, ghi:
Nợ TK 632
Nợ TK 157
Có TK 154: Giá thành sản xuất thực tế
(2) Nhập kho thành phẩm trường hợp đã bán bị người mua trả lại:
- Phản ánh giá vốn của hàng bán bị người mua trả lại, nhập kho, ghi:
Nợ TK 155
Có TK 632
Đồng thời phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 5212
Nợ TK 33311
Có TK 111, 112, 131, 3388..: Tổng giá thanh toán
- Phản ánh hàng gửi đi bán bị trả lại, nhập lại kho
Nợ TK 155
Có TK 157
4
(3) Xuất kho thành phẩm để bán:
- Phản ánh giá vốn của thành phẩm xuất bán, ghi:
Nợ TK 632, 157
Có TK 155
Đồng thời phản ánh doanh thu
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
(4) Thành phẩm thừa, thiếu phát hiện khi kiểm kê về nguyên tắc đều phải lập biên bản
truy tìm nguyên nhân và xử lý:
- Trường hợp thừa, thiếu do nhầm lẫn chưa ghi sổ kế toán, tiến hành ghi bổ sung,
hoặc điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán như 1 trong các trường hợp trên.
- Trường hợp thừa, thiếu chưa phát hiện được nguyên nhân, chờ xử lý:
+ Nếu thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 155
Có TK 3381
+ Nếu thiếu, kế toán ghi:
Nợ TK 1381
Có TK 155

Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM


TK 154 TK 155 TK 632
xxx
(1) Nhập kho từ sản xuất (3b) Giá vốn của thành phẩm tiêu thụ

TK 632, 157 TK 157


(2) (3a)
TP đã bán, gửi bán bị trả lại Xuất kho thành phẩm gửi bán
TK 3381 TK 1381
(4b)
Thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm
(4a)

TP thừa phát hiện khi kiểm kê

3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết
5
- Sổ chi tiết TK 155, 157, 632
- Sổ chi tiết vật tư hàng hóa, sổ chi tiết giá vốn
- Các sổ chi tiết TK có liên quan khác
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái các TK 155, 157, 632 và các sổ cái TK có liên quan khác
B. Trình tự thực hiện, lỗi thường gặp và cách khắc phục.
1. Trình tự các bước thực hiện.
Nội dung thực hiện Dụng
Trình tự
TT cụ, vật Yêu cầu thực hiện
các bước
liệu
Bước 1: - Xác định chứng từ sử - Giấy, - Xác định đúng chứng từ sử
Lập dụng bút. dụng
chứng từ - Lập chứng từ căn cứ - Mẫu - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
1 vào các thông tin kinh tế chứng từ tin bắt buộc
- Kiểm tra chứng từ đã - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
lập - Kiểm tra tính chính xác của
chứng từ đã lập
Bước 2: - Kế toán nhập kho - Giấy, - Xác định đúng tài khoản sử
Định thành phẩm bút. dụng
khoản - Kế toán xuất kho thành - Máy - Phản ảnh nội dung kinh tế vào
2 nghiệp phẩm tính. tài khoản tương ứng.
vụ kinh - Kế toán kiểm kê thành - Ghi nhận đúng số tiền phát sinh
tế phát phẩm vào tài khoản
sinh
Bước 3: - Ghi sổ tổng hợp - Giấy, - Xác định đúng sổ kế toán sử
Ghi sổ kế - Ghi sổ chi tiết bút. dụng
toán - Mẫu sổ - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
vốn bằng tin kinh tế trên căn cứ chứng từ
3
tiền kế toán
- Phản ánh đúng quan hệ đối ứng.
- Đảm bảo chữ, số rõ ràng và liên
tục thống nhất .

2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục


- Định khoản thiếu và sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ
nghiệp vụ kinh tế phát sinh
6
- Lập chứng từ thiếu, nội dung chưa chính xác, không xác định được chứng từ
gốc: Cần nghiên cứu kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn
cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi đúng thông tin trên chứng từ, xác định chính
xác đâu là chứng từ gốc làm căn cứ ghi sổ
C. Bài tập thực hành
Có tài liệu sau đây tại Công ty cổ phần Thái Sơn có địa chỉ tại Khu công nghiệp Vĩnh
Yên, Vĩnh Phúc trong tháng 8/N (ĐVT: 1.000đ):
I. Tình hình đầu tháng: Tồn kho thành phẩm:
- SPA: 4.000 Cái; Giá thành đơn vị thực tế: 50.
- SPB: 10.000 Cái; Giá thành đơn vị thực tế: 30.
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 6: Nhập kho từ bộ phận sản xuất 16.000 sản phẩm A theo Phiếu nhập kho số 01
với giá thành đơn vị thực tế 52; 30.000 sản phẩm B theo giá thành đơn vị thực tế 29.
2. Ngày 10: Kế toán xuất Hóa đơn GTGT số 000034 bán trực tiếp 14.000 sản phẩm B
cho Công ty M (Phiếu xuất kho số 01) với giá bán đơn vị (Cả thuế GTGT 10%) là 39,6.
Tiền hàng chưa thanh toán.
3. Ngày 20: Xuất kho chuyển đến cho Công ty K 7.000 sản phẩm A (Phiếu xuất kho 02)
với giá bán đơn vị (cả thuế GTGT 10%) là 66.
4. Ngày 25: Kế toán xuất hóa đơn GTGT số 000035cho 7.000 sản phẩm A đã chuyển cho
Công ty K và Công ty K chấp nhận thanh toán toàn bộ (Phiếu kế toán 01).
5. Ngày 28: C.ty N trả lại 600 SPA đã bán kỳ trước vì chất lượng kém. Đơn vị đã kiểm
nhận, nhập kho theo Phiếu nhập kho số 02 và chấp nhận thanh toán tiền hàng cho C.ty N theo
giá bán (cả thuế GTGT 10%) là 39.600 (Phiếu kế toán 02). Biết giá vốn của số hàng này là
30.960.
Yêu cầu: Định khoản,lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký
chungcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Biết doanh nghiệp tính trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất
trước, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Lời giải
(1) Nợ TK 155 1.702.000
155- SPA 832.000
155- SPB 870.000
Có TK 154 1.702.000
154- SPA 832.000
154- SPB 870.000

Kế toán lập Phiếu nhập kho số 01


7
Công ty cổ phần Thái Sơn Mẫu số 01 - VT

Khu công nghiệp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Ban hành Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày
22/12/2014 của Bộ Tài chính)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 06 tháng 08 năm N Nợ: 155
Số: PNK 01 Có: 154
- Họ và tên người giao: Nguyễn Minh Đức
- Theo .................. số ........... ngày ..... tháng ..... năm ..... của ...........................
- Nhập tại kho: Công ty địa điểm.............................................
STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, Mã Đơn Số lượng Đơn giá Thành tiền
phẩm chất vật tư, dụng cụ số vị
Theo Thực
sản phẩm, hàng hoá tính
chứng từ nhập

A B C D 1 2 3 4
1 Sản phẩm A SPA Cái 16.000 52.000 832.000.000
2 Sản phẩm B SPB Cái 30.000 29.000 870.000.000
Cộng 1.702.000.000
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một tỷ bảy trăm linh hai triệu đồng chẵn
- Số chứng từ gốc kèm theo:..........................................................................................
Ngày 06 tháng 08 năm N
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng

(2a) Nợ TK 632 416.000 (10.000SPB x 30 + 4.000SPB x 29)


Có TK 155- SPB 416.000

Kế toán lập Phiếu xuất kho số 01

Công ty cổ phần Thái Sơn Mẫu số 02 - VT


Khu công nghiệp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày
22/12/2014 của Bộ Tài chính)
PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 10 tháng 08 năm N Nợ 632


Số: PXK01 Có 155
- Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Kim Dung . Địa chỉ: Công ty M
- Lý do xuất kho: Xuất bán SPB
- Xuất tại kho (ngăn lô): Công ty
Số lượng
Tên, nhãn hiệu, quy cách, Đơn
Mã Đơn Thành
STT phẩm chất vật tư, dụng cụ, vị Yêu Thực
số giá tiền
sản phẩm, hàng hoá tính cầu xuất

A B C D 1 2 3 4
1 Sản phẩm B SPB Cái 10.000 30.000 300.000.000
2 Sản phẩm B SPB Cái 4.000 29.000 116.000.000
Cộng 416.000.000
- Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn trăm mười sáu triệu đồng chẵn
- Số chứng từ gốc kèm theo:.......................................................................................
8
Ngày 10 tháng 08 năm N
Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
phiếu hàng

(2b) Nợ TK 131 554.400


Có TK 511 504.000
Có TK 333 1 50.400
Kế toán xuất Hoá đơn GTGT số 000034
(3) Nợ TK 157 364.000 (7.000SPA x 52)
Có TK 155- SPA 364.000
Kế toán lập Phiếu xuất kho số 02
(4a) Nợ TK 632 364.000
Có TK 157 364.000
Kế toán lập Phiếu kế toán số 01
(4b) Nợ TK 131- C.ty K 462.000
Có TK 511 420.000
Có TK 33311 42.000
Kế toán xuất Hóa đơn GTGT số 000035
(5a) Nợ TK 155 30.960
Có TK 632 30.960
Kế toán lập Phiếu nhập kho số 02
(5b) Nợ TK 5212 36.000
Nợ TK 333 11 3.600
Có TK 3388 39.600
Kế toán lập Phiếu kế toán số 02
(Các chứng từ lập tương tự như trong KTDN1, 2)
* Ghi sổ tổng hợp ( Tương tự như trong KTDN1, 2)
* Ghi sổ chi tiết
Công ty CP Thái Sơn Mẫu số S10 – DN
Khu công nghiệp Vĩnh Yên, (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC ngày
Vĩnh Phúc 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HÓA)
Năm: N
Tài khoản: 155 Tên kho:
Tên sản phẩm, hàng hóa: Thành phẩm B
Ghi
Nhập Xuất Tồn
NT Chứn chú
Diễn giải Đvt ĐG
GS g từ Thàn
SL h tiền SL Thành tiền SL Thành tiền
A B C D 1 2 3=1x2 4 5=1x4 6 7=1x6 8

9
01/0 Số dư đầu 10.00 300.000.00
1 kỳ Cái 30.000 0 0
Nhập kho 870.0
06/0 PNK0 SPB từ sản 00.00 40.00 1.170.000.
1 1 xuất Cái 29.000 30.000 0 0 000
Xuất bán
10/0 PXK0 SPB cho 26.00 754.000.00
1 1 công ty M Cái 14.000 416.000.000 0 0
870.0
00.00 754.000.00
Cộng tháng 30.000 0 14.000 416.000.000 26.000 0

Ngày 31 tháng 01 năm N


Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu

Mẫu số S36 – DN
Công ty CP Thái Sơn
(Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ
Khu công nghiệp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Trưởng BTC)

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH


- Tài khoản: 632: Giá vốn hàng bán

Chứng từ Ghi Nợ TK
NTG TKĐ Tổng
Diễn giải Chia ra
S Số hiệu NT Ư số tiền
A B
- Số dư đầu kỳ
- Số phát sinh trong kỳ
Xuất SPB bán cho công
10/01 PXK01 10/01 155 416.000.000
ty M 416.000.000
Xuất 7.000 SPA cho cty
20/01 PXK02 20/01 157 364.000.000
K 364.000.000
28/01 PNK02 28/01 Nhận 600 SPA bị trả lại 155
(30.960) (30.960)
Cộng số phát sinh trong
779.969.040 363.969.040 416.000.000
kỳ
Ghi Có TK 632 911 779.969.040

Số dư cuối kỳ

Ngày 31 tháng 01 năm N


Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu

D. Kiểm tra đánh giá


1. Barem đánh giá
BAREM ĐÁNH GIÁ

10
TT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Lập chứng từ 2 Quan sát, đối chiếu
2 Định khoản 6 So sánh, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu

2. Phiếu đánh giá sản phẩm

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI THỰC HÀNH


Họ và tên học sinh: ....................................................................................................
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
Nghề: Kế toán
Lớp: …………….
Tên bài:
Ngày thực hiện:
Giáo viên
Học sinh tự
TT Nội dung chấm điểm Ghi chú
đánh giá
Sai lệch Điểm
1 Lập chứng từ
2 Định khoản
3 Ghi sổ kế toán
Tổng cộng
Nhóm trưởng Giáo viên chấm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao


Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái niệm, nguyên tắc đánh giá thành phẩm?
2. Trình bày phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu của kế toán thành phẩm?
3. Nêu các chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán thành phẩm?
Bài tập nâng cao
Bài 1
Có tài liệu sau đây tại 1 Doanh nghiệp trong tháng 8/N (ĐVT: 1.000đ):
I. Tình hình đầu tháng:
* Tồn kho thành phẩm: - SPA: 4.000 C; Giá thành đơn vị thực tế: 50.

11
- SPB: 10.000 C; Giá thành đơn vị thực tế: 30.
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 6: Nhập kho từ bộ phận sản xuất 16.000 sản phẩm A theo giá thành đơn vị thực
tế 52; 30.000 sản phẩm B theo giá thành đơn vị thực tế 29.
2. Ngày 10: Xuất kho bán trực tiếp 14.000 sản phẩm B cho Công ty M với giá bán đơn vị
(Cả thuế GTGT 10%) là 39,6. Tiền hàng đã nhận một nửa bằng tiền mặt.
3. Ngày 20: Xuất kho chuyển đến cho Công ty K 7.000 sản phẩm A theo giá bán đơn vị
(cả thuế GTGT 10%) là 66.
4. Ngày 25: Công ty K đã nhận được 7.000 sản phẩm A và chấp nhận thanh toán toàn bộ.
5. Ngày 28: C.ty N trả lại 600 SPA đã bán kỳ trước vì chất lượng kém. Đơn vị đã kiểm
nhận, nhập kho và chấp nhận thanh toán tiền hàng cho C.ty N theo giá bán (cả thuế
GTGT 10%) là 39.600. Biết giá vốn của số hàng này là 30.960.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh biết doanh nghiệp hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá vốn hàng xuất kho theo
phương pháp nhập trước xuất trước, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

12
Bài 1.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Mã bài: MĐ19.01.2
MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiêu thụ thành phẩm.
- Xác định được các tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán để hạch toán tiêu thụ
thành phẩm.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán tiêu thụ thành phẩm.
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.

A. Kiến thức liên quan


1. Khái niệm, nguyên tắc kế toán tiêu thụ thành phẩm
*Khái niệm: Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất để
thực hiện giá trị sản phẩm hàng hóa lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp, chuyển giao hàng hóa
sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, được khách hàng trả tiền hoặc chấp
nhận thanh toán, quá trình này gọi là quá trình tiêu thụ.
* Nguyên tắc
- Doanh thu bán hàng hóa được xác định khi: Doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu
sản phẩm, hàng hóa cho người mua, người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện do bán hàng hoá sản phẩm cung cấp lao vụ,
dịch vụ, là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng hoặc hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ.
- Doanh thu thuần: Là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản giảm như:
Giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu của số hàng được trả lại, Thuế
không được hoàn lại (Thuế xuất khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp).
Doanh Tổng - Chiết khấu thương mại, giảm Thuế không được hoàn
= -
thu thuần doanh thu giá hàng bán, hàng bán bị trả lại lại(XK, TTĐB, GTGT)

2. Kế toán bán hàng


2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
a. Chứng từ sử dụng
Hoá đơn GTGT, Báo cáo bán hàng đại lý
Phiếu thu, Giấy Báo có
13
Phiếu xuất kho, đơn đặt hàng
Biên bản điều chỉnh hoá đơn
Biên bản huỷ hoá đơn
Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ
Bảng kê xuất nhập tồn.
b. Tài khoản sử dụng
Kế toán tiêu thụ sản phẩm sử dụng các TK 511, 3331, 521, 632...
TK 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 521- “Các khoản giảm trừ doanh thu”
TK 333 - “Thuế GTGT phải nộp
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 511
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
- Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá,
TTĐB, XK, BVMT); bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế
cuối kỳ; toán.
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối
kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển
cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản
911 "Xác định kết quả kinh doanh".
TK 511 Không có số dư cuối kỳ

2.2. Phương pháp kế toán


a) Tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp
(1) Khi bàn giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, kế toán phản ánh đồng
thời 2 nghiệp vụ doanh thu và giá vốn:
- Phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ lao vụ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511
Có TK 3331
- Đồng thời phản ánh giá vốn của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lao vụ tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154: Nếu bán không qua kho (Zsxtt)
Có TK 155: Trị giá vốn thực tế XK
14
(2) Trường hợp trong doanh nghiệp thương mại mua hàng hóa không về nhập kho mà
chuyển thẳng cho khách hàng (giao bán tay ba), kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT, ghi:
Nợ TK 632
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
(3) Một số nghiệp vụ thường phát sinh khi bán hàng:
- Chiết khấu thanh toán chấp nhận cho người mua, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 131, 3388
- Chiết khấu thương mại chấp nhận cho người mua hoặc giảm giá do chất lượng sản
phẩm hàng hóa cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 521(1,3): Chiết khấu khi người mua với số lượng lớn, Giảm giá do
chất lượng
Nợ TK 3331: Giảm thuế phải nộp
Có TK 111, 112, 131, 3388
- Nếu phát sinh hàng bán bị trả lại
+ Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 5212
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131, 3388
+ Đồng thời ghi giảm giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 155, 1561
Có TK 632
(4) Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại về
TK 511 để xác định doanh thu thuần. Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn
hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng về TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
b) Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng
(1) Khi xuất thành phẩm chuyển cho khách hàng theo hợp đồng, kế toán căn cứ vào
phiếu xuất kho, kế toán phản ánh trị giá vốn của thành phẩm xuất kho, ghi:
Nợ TK 157
Có TK 154
Có TK 155, 1561
(2) Khi người mua thông báo nhận được hàng và chấp nhận thanh toán:
- Phản ánh doanh thu, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511
Có TK 3331
15
- Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 157
(3) Giá trị lao vụ, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 157
Có TK 154
(4) Trường hợp khi doanh nghiệp cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán,
chiết khấu, thương mại giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại như trường hợp a.
(5) Khi số hàng chuyển theo hợp đồng khách hàng không chấp nhận bị trả lại, ghi:
Nợ TK 155
Có TK 157

3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
3.1. Kế toán chi phí bán hàng
a. Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương, bảng trích
khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ vật liệu, dụng cụ, phiếu chi, giấy báo Nợ ngân hàng, ...
b. Tài khoản sử dụng: TK 641- “Chi phí bán hàng”
Kết cấu và nội dung của TK 641 – Chi phí bán hàng
TK 641
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
- Các chi phí phát sinh liên quan đến quá - Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng
trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp trong kỳ;
dịch vụ phát sinh trong kỳ. - Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài
khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
TK 641 Không có số dư cuối kỳ

c. Phương pháp kế toán


(1) Tập hợp chi phí nhân viên: Căn cứ vào bảng tính và phân bổ tiền lương các khoản
trích theo lương (Lương chính, phụ, tiền ăn ca..) tính ra các khoản phải trả nhân viên bán
hàng, đóng gói, bảo quản, bốc vác, vận chuyển sản phẩm và các khoản trích theo lương,
ghi:
Nợ TK 641
Có TK 334 , 338(2, 3, 4, 9)
(2) Giá trị vật liệu, bao bì phục vụ bán hàng, ghi:
Nợ TK 641
CóTK 152: Chi tiết từng loại vật liệu
16
(3) Chi phí CCDC, đồ dùng phục vụ bán hàng, ghi:
Nợ TK 641
Có TK 153 : CCDC thuộc loại phân bổ 1 lần
Có TK 242 : Giá trị CCDC xuất dùng nhiều lần
(4) Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng, ghi:
Nợ TK 641
Có TK 214
(5) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác: Như điện, nước
mua ngoài, cước bưu chính, Fax...; Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí bằng tiền
khác như tiếp khách, giới thiệu sản phẩm ....., ghi:
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331...
(6) Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng về TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 641

3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp


a. Chứng từ: Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ vật
liệu, CCDC, bảng trích khấu hao TSCĐ, hóa đơn GTGT, phiếu chi, giấy báo Nợ, ...
b. Tài khoản sử dụng: TK 642- “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Kết cấu và nội dung của TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp - Các khoản được ghi giảm chi phí quản
thực tế phát sinh trong kỳ; lý doanh nghiệp;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi,dự
phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải phòng phải trả (chênh lệch giữa số
lập kỳ này lớn hơn số dự phòngđã lập kỳ dựphòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số
trước chưa sử dụng hết); dựphòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh
doanh".
TK 642 Không có số dư cuối kỳ

c. Phương pháp kế toán

17
(1) Kế toán tính các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho
nhân viên bộ phận quản lý, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, ghi:
Nợ TK 642
Có TK 334, 338
(2) Giá trị vật liệu xuất dùng hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như:
Xăng, dầu để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của toàn doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 142, 242, 331
(3) Trị giá của dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua vào sử dụng ngay cho
quản lý doanh nghiệp được tính trực tiếp một lần vào chi phí:
Nợ TK 642
Nợ TK 133
Có TK 153
Có TK 111, 112, 331....
(4) Trích khấu hao TSCĐ dùng chung cho quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642
Có TK 214
(5) Thuế môn bài, tiền thuê đất, thuế nhà đất phải nộp nhà nước, ghi:
Nợ TK 642
Có TK 3337, 3338, 3339
(6) Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu phà, phí kiểm định phương tiện vận tải, chi phí dịch
vụ mua ngoài ghi:
Nợ TK 642
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331..
(7) Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp về TK 911 để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 911
Có TK 642
4. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết TK 154, 155, 3331, 511, 632
- Sổ chi tiết doanh thu, giá vốn, sổ chi tiết CPSXKD, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi
tiết công nợ phải thu và các sổ chi tiết có liên quan khác
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái các TK 154, 155, 3331, 511, 632 và các sổ cái TK liên quan khác
18
B. Trình tự thực hiện, lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự các bước thực hiện
Nội dung thực hiện Dụng
Trình tự
TT cụ, vật Yêu cầu thực hiện
các bước
liệu
Bước 1: - Xác định chứng từ sử - Giấy, - Xác định đúng chứng từ sử
Lập dụng bút. dụng
chứng từ - Lập chứng từ căn cứ - Mẫu - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
1 vào các thông tin kinh tế chứng từ tin bắt buộc
- Kiểm tra chứng từ đã - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
lập - Kiểm tra tính chính xác của
chứng từ đã lập
Bước 2: - Kế toán bán hàng - Giấy, - Xác định đúng tài khoản sử
Định - Kế toán chi phí bán bút. dụng
khoản hàng - Máy - Phản ảnh nội dung kinh tế vào
2 nghiệp - Kế toán chi phí quản lý tính. tài khoản tương ứng.
vụ kinh doanh nghiệp - Ghi nhận đúng số tiền phát sinh
tế phát vào tài khoản
sinh
Bước 3: - Ghi sổ tổng hợp - Giấy, - Xác định đúng sổ kế toán sử
Ghi sổ kế - Ghi sổ chi tiết bút. dụng
toán - Mẫu sổ - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
vốn bằng tin kinh tế trên căn cứ chứng từ
3
tiền kế toán
- Phản ánh đúng quan hệ đối ứng.
- Đảm bảo chữ, số rõ ràng và liên
tục thống nhất .

2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục


- Định khoản thiếu và sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ
nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Lập chứng từ thiếu, nội dung chưa chính xác, không xác định được chứng từ
gốc: Cần nghiên cứu kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn
cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi đúng thông tin trên chứng từ, xác định chính
xác đâu là chứng từ gốc làm căn cứ ghi sổ.

19
C. Bài tập thực hành
Công ty cổ phần Hoàng Hà thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, trong tháng 8/N có tình hình sau: (ĐVT: 1.000đ)
I. Tình hình tồn kho đầu tháng: SPA: 2000 cái. Đơn giá 20
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 07, bán cho công ty Z 1.000 SPA (Phiếu xuất kho số 01) theo hóa đơn GTGT số
006245 thu bằng chuyển khoản giá bán chưa thuế là 28.000, thuế GTGT là 10%, đã nhận
giấy báo Có số 01 của ngân hàng
2. Ngày 15, xuất bán chịu cho công ty Q 500 SPA (Phiếu xuất kho số 02) theo hóa đơn
GTGT số 006246 giá bán chưa thuế là 24.000, thuế GTGT 10%. Theo thỏa thuận, nếu
công ty Q thanh toán trước thời hạn sẽ được hưởng chiết khấu 2% trên giá thanh toán
(Phiếu kế toán số 01)
3. Ngày 23, nhận được hồi báo của công ty Y trả lại 1.000 SPA đã mua ở tháng trước, hàng
đã nhập kho với giá là 15.000 (Phiếu nhập kho số 01), đã chi tiền mặt trả lại theo giá bán
chưa thuế là 17.000 (Phiếu chi số 01), thuế GTGT 10%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế
toán theo hình thức Nhật ký chung.
Lời giải
(1a) Nợ TK 632 20.000
Có TK 155 20.000
Kế toán lập Phiếu xuất kho số 01
(1b) Nợ TK 112 30.800
Có TK 3331 2.800
Có TK 511 28.000
Kế toán lập hóa đơn GTGT số 006245
(2a) Nợ TK 632 10.000
Có TK 155 10.000
Kế toán lập Phiếu xuất kho số 02
(2b) Nợ TK 131 13.200
Có TK 3331 1.200
Có TK 511 12.000
Kế toán lập Hóa đơn GTGT số 006246
(2c) Nếu công ty Q thanh toán tiền trước hạn để được hưởng chiết khấu
Nợ TK 635 264
Nợ TK 111 12.936
Có TK 131 13.200
Kế toán lập Phiếu kế toán số 01
20
(3a) Nợ TK 155 15.000
Có TK 632 15.000
Kế toán lập Phiếu xuất kho số 02
(3b) Nợ TK 5212 17.000
Nợ TK 3331 1.700
Có TK 111 18.700
Kế toán lập Phiếu chi số 01
(Các chứng từ kế toán lập tương tự như trong KTDN 1,2)
* Ghi sổ tổng hợp (tương tự trong KTDN 1,2)
* Ghi sổ chi tiết

Công ty CP Hoàng Hà Mẫu số S35 - DN

Khu công nghiệp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC

ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)


SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
TÊN SẢN PHẨM: Sản phẩm A
Năm: N
Quyển số:
Chứng từ Doanh thu Các khoản tính trừ
TK
NTGS Diễn giải Khác
Số hiệu NT đối ứng Số lượng Đơn giá Thành tiền Thuế
(521)
Bán 1.000SPA cho
07/08 006245 07/08 cty Z 112 1.000 28.000 28.000.000 2.800.000
Bán 500 SPA cho
15/08 006246 15/08 cty Q 131 500 24.000 12.000.000 1.200.000
Cộng số phát sinh 40.000.000 4.000.000
Doanh thu thuần 40.000.000
Giá vốn hàng bán 30.000.000
Lãi gộp 10.000.000
- Sổ này có trang, đánh số từ trang 1 đến trang ...
- Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 03 năm N
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

D. Kiểm tra đánh giá


1. Barem đánh giá
BAREM ĐÁNH GIÁ

TT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá


1 Lập chứng từ 2 Quan sát, đối chiếu
2 Định khoản 6 So sánh, đối chiếu

21
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu

2. Phiếu đánh giá sản phẩm

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI THỰC HÀNH


Họ và tên học sinh: ....................................................................................................
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
Nghề: Kế toán
Lớp: …………….
Tên bài:
Ngày thực hiện:
Giáo viên
Học sinh tự
TT Nội dung chấm điểm Ghi chú
đánh giá
Sai lệch Điểm
1 Lập chứng từ
2 Định khoản
3 Ghi sổ kế toán
Tổng cộng
Nhóm trưởng Giáo viên chấm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao


Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm và nội dung tiêu thụ thành phẩm?
Câu 2: Kế toán tiêu thụ thành phẩm là gì?
Câu 3: Kế toán bán hàng sử dụng những chứng từ nào?
Bài tập nâng cao
Bài 1:
Có số liệu của Công ty L như sau: Số dư đầu kỳ trên một số tài khoản (ĐVT: 1.000đ):
Tài khoản 155: 80.000
Tài khoản 157: 45.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất bán thành phẩm giá vốn 30.000, giá bán 77.000, trong đó đã thu bằng tiền mặt
20.000; TGNH 40.000; khách hàng còn nợ 17.000
2. Người mua khiếu nại về chất lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ nên được công ty giảm

22
giá 2% (trừ vào số còn nợ).
3. Chi phí bán hàng phát sinh: 15.000, trong đó lương phải trả cho nhân viên bán hàng
8.000; vật liệu bao bì phục vụ bán hàng 2.000; chi khác bằng tiền mặt 5.000
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh: 20.000, trong đó lương phải trả cho cán bộ
quản lý DN là: 8.000; Khấu hao TSCĐ là: 2.000; chi khác bằng tiền mặt là: 10.000
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài 2:
Công ty HH thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tổ chức
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. (ĐVT: 1.000đ)
Tình hình tồn kho đầu tháng 8/N như sau: SPA: 2000 cái. Đơn giá 20
Trong tháng 8 có tình hình như sau:
1. Bán cho công ty Z 1.000 SPA thu bằng chuyển khoản giá bán chưa thuế là 28.000,
thuế GTGT là 10%, đã nhận giấy báo có của ngân hàng
2. Xuất bán chịu cho công ty Q 500 SPA giá bán chưa thuế là 14.000, thuế GTGT 10%.
Theo thỏa thuận, nếu công ty Q thanh toán trước thời hạn sẽ được hưởng chiết khấu 2%
trên giá thanh toán
3. Nhận được hồi báo của công ty Y trả lại 1.000 SPA đã mua ở tháng trước, hàng đã
nhập kho với giá là 15.000, đã chi tiền mặt trả lại theo giá bán chưa thuế là 17.000.000đ,
thuế GTGT 10%.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

23
BÀI 2: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ
PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Mã bài: MĐ19.02
Giới thiệu
Bài 2 giới thiệu các khái niệm, nguyên tắc, thủ tục chứng từ, tài khoản kế toán,
phương pháp kế toán, sổ sách kế toán sử dụng trong việc xác định kết quả hoạt động kinh
doanh, kết quả hoạt động đầu tư tài chính và phân phối lợi nhuận.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
* Về kiến thức:
- Vận dụng kiến thức làm được thực hành ứng dụng về kế toán xác định kết quả
kinh doanh, phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ.
- Xác định được các chứng từ kế toán kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận và
trích lập các quỹ.
* Về kỹ năng:
- Xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phố lợi nhuận
- Ghi được sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết và sổ tổng hợp theo bài tập ứng dụng.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính.
- Có tinh thần say mê nghề nghiệp
- Có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập
Dụng cụ, vật tư, thiết bị: (cho một lớp học viên 18 người)
- Dụng cụ, vật tư: Giấy bút, máy tính, bài tập thực hành
- Các bản vẽ: Mẫu chứng từ sổ sách
- Các mô hình (vật thật) trực quan: Sơ đồ hạch toán.
Các mô đun và bài học có liên quan:
- Mô đun liên quan: Kế toán doanh nghiệp 1, 2
- Bài học liên quan: Bài 1 Kế toán doanh nghiệp 3
Nội dung chính
- Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
- Kế toán phân phối lợi nhuận
1. Yêu cầu
- Ghi nhớ các khái niệm và nội dung về kế toán xác định kết quả kinh doanh và
phân phối lợi nhuận

24
- Hạch toán được các nghiệp vụ liên quan đến kế toán kết quả kinh doanh và phân
phối lợi nhuận
- Ghi sổ sách kế toán liên quan
2. Chuẩn bị
- Chuẩn bị trang thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Giáo trình kế toán doanh nghiệp 3 và các tài liệu tham khảo
3. Nội dung
Bài 2.1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Bài 2.2. Kế toán phân phối lợi nhuận

25
Bài 2.1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Mã bài: MĐ 19.02.1
MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến xác định kết quả
kinh doanh
- Xác định được các chứng từ kế toán xác định kết quả kinh doanh.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán kết quả kinh doanh.
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh.
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
A. Kiến thức liên quan
1. Khái niệm kết quả kinh doanh
- Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
- Hoạt động kinh doanh thông thường gồm: hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ
và hoạt động tài chính.

Kết quả hoạt động Tổng doanh thu thuần Chi phí bán
Giá vốn
SXKD (bán hàng = về bán hàng và cung - - hàng và quản lý
hàng bán
&CCDV) cấp dịch vụ doanh nghiệp

Kết quả hoạt Tổng doanh thu thuần về Chi phí


= -
động tài chính hoạt động tài chính tài chính
Trong đó:
Tổng doanh thu thuần về Tổng doanh thu thuần về Các khoản giảm
= -
bán hàng và CCDV bán hàng và CCDV trừ doanh thu
- Hoạt động khác:
Kết quả hoạt khác = Thu nhập thuần khác - Chi phí khác
2. Kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
a. Chứng từ: Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả khác, Tờ khai tạm tính
thuế thu nhập doanh nghiệp, Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, …
b. Tài khoản sử dụng: TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh”

Kết cấu và nội dung của TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
26
TK 911
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất - Doanh thu thuần về số sản phẩm,
động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế đã bán trong kỳ;
hu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Doanh thu hoạt động tài chính, các
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm
nghiệp; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi. - Kết chuyển lỗ.
TK 911 Không có số dư cuối kỳ

2.2. Phương pháp kế toán


(1) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ,
lao vụ vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511
Có TK 911
(2) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 632
(3) Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 515
Nợ TK 711
Có TK 911
(4) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 635
Có TK 811
(5) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh
trong kỳ
Nợ TK 911
Có TK 641, 642
(6) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 821(1)
(7) Tính và kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 421
27
(8) Kết chuyển số lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 911
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TK 632 TK 911 TK 511
(2) (1)

TK 635, 811 TK 515


(4) (3)

TK 641, 641 TK 711


(5) (3)

TK 821(1)
(6)

TK 421 TK 421
(7) (8)

3. Kế toán kết quả hoạt động đầu tư tài chính


3.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
a. Chứng từ: Phiếu thu, Giấy báo Có, Giấy thông báo về cổ tức hoặc lợi nhuận được
chia. Phiếu chi, Giấy báo Nợ ngân hàng, …
b. Tài khoản sử dụng
- TK 515- “Doanh thu hoạt động tài chính”
- TK 635- “Chi phí tài chính”
3.2. Phương pháp kế toán
(1a) Chiết khấu thanh toán cho khách hàng hoặc các khoản chi phí lãi vay, chi phí đầu tư
tài chính, chi phí cho vay....
Nợ TK 635
Có TK 111, 131
(1b) Kết chuyển chi phí tài chính về tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911
Có TK 635
(2a) Chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng, lãi cho vay vốn, lãi từ hoạt động
đầu tư tài chính,...
28
Nợ TK 331, 1388
Có TK 515
(2b) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính về tài khoản 911 để xác định KQKD.
Nợ TK 515
Có TK 911
(3) Kết chuyển lỗ, lãi hoạt động tài chính
(3a) Nếu phát sinh lãi hoạt động tài chính
Nợ TK 911
Có TK 421
(3b) Nếu phát sinh lỗ hoạt động tài chính
Nợ TK 421
Có TK 911

Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH


TK TK
111,131.. TK 635 TK 911 TK 515 331,1388
(1a) (1b) (2b) (2a)

TK 421 TK 421

(3a) (3b)
4. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết TK 515, 635, 911 và các sổ chi tiết có liên quan khác
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái các TK 515, 635, 911 và các sổ cái TK liên quan khác

B. Trình tự thực hiện, lỗi thường gặp và cách khắc phục


1. Trình tự các bước thực hiện
Nội dung thực hiện Dụng
Trình tự
TT cụ, vật Yêu cầu thực hiện
các bước
liệu
1 Bước 1: - Xác định chứng từ sử - Giấy, - Xác định đúng chứng từ sử
Lập dụng bút. dụng
- Lập chứng từ căn cứ - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
29
chứng từ vào các thông tin kinh - Mẫu tin bắt buộc
tế chứng từ - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
- Kiểm tra chứng từ đã - Kiểm tra tính chính xác của
lập chứng từ đã lập
Bước 2: - Kế toán xác định kết - Giấy, - Xác định đúng tài khoản sử
Định quả hoạt động sản xuất bút. dụng
khoản kinh doanh - Máy - Phản ảnh nội dung kinh tế vào
2 nghiệp - Kế toán kết quả hoạt tính. tài khoản tương ứng.
vụ kinh động đầu tư tài chính - Ghi nhận đúng số tiền phát sinh
tế phát vào tài khoản
sinh
Bước 3: - Ghi sổ tổng hợp - Giấy, - Xác định đúng sổ kế toán sử
Ghi sổ kế - Ghi sổ chi tiết bút. dụng
toán - Mẫu sổ - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
vốn bằng tin kinh tế trên căn cứ chứng từ
3
tiền kế toán
- Phản ánh đúng quan hệ đối ứng.
- Đảm bảo chữ, số rõ ràng và liên
tục thống nhất .

2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục


- Xác định sai kết quả kinh doanh: Cần xác định đúng doanh thu và các khoản chi
phí tạo nên doanh thu ấy.
- Định khoản thiếu và sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu, nội dung chưa chính xác: Căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát
sinh để ghi đúng thông tin trên chứng từ, xác định chính xác đâu là chứng từ gốc làm căn
cứ ghi sổ.

C. Bài tập thực hành


Có tài liệu sau đây tại 1 Doanh nghiệp trong tháng 8/N (ĐVT: 1.000đ):
I. Tình hình đầu tháng:
* Tồn kho thành phẩm: - SPA: 4.000 C; Giá thành đơn vị thực tế: 50.
- SPB: 10.000 C; Giá thành đơn vị thực tế: 30.
* Gửi bán 1.000 SPA chờ Công ty X chấp nhận theo giá bán đơn vị cả thuế GTGT
10% là 66.
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
30
1. Ngày 6: Nhập kho từ bộ phận sản xuất 16.000 sản phẩm A theo giá thành đơn vị thực
tế 52; 30.000 sản phẩm B theo giá thành đơn vị thực tế 29 (Phiếu nhập kho số 01)
2. Ngày 10: Xuất kho bán trực tiếp 14.000 sản phẩm B cho Công ty M với giá bán đơn vị
(Cả thuế GTGT 10%) là 39,6 (Phiếu xuất kho số 01, hóa đơn GTGT số 000067). Tiền
hàng đã nhận một nửa bằng tiền mặt (Phiếu thu số 01)
3. Ngày 12: Số hàng gửi bán kỳ trước đã được Công ty X chấp nhận toàn bộ. Biết giá vốn
đơn vị thực tế là 50 (Phiếu kế toán số 01,02)
4. Ngày 15: Công ty vật tư L mua trực tiếp 6.000 sản phẩm A (Phiếu xuất kho số 02),
thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ đi 1,5% chiết khấu thanh toán được hưởng (Giấy
báo Có số 01). Biết giá bán đơn vị (cả thuế GTGT 10%) 66 theo hóa đơn GTGT số
000068.
5. Ngày 20: Xuất kho chuyển đến cho Công ty K 7.000 sản phẩm A theo giá bán đơn vị
(cả thuế GTGT 10%) là 66. (Phiếu xuất kho số 03)
6. Ngày 25: Công ty K đã nhận được 7.000 sản phẩm A và chấp nhận thanh toán toàn bộ
(Hóa đơn GTGT số 000069, Phiếu kế toán số 03)
7. Ngày 28: C.ty N trả lại 600 SPA đã bán kỳ trước vì chất lượng kém. Đơn vị đã kiểm
nhận, nhập kho (Phiếu nhập kho số 03) và chấp nhận thanh toán tiền hàng cho công ty N
theo giá bán (cả thuế GTGT 10%) là 39.600. Biết giá vốn của số hàng này là 30.960
Yêu cầu: Xác định kết quả tiêu thụ, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập
chứng từ kế toán và ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung biết:
- Doanh nghiệp xác định giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Tổng chi phí bán hàng phát sinh: 15.000; CPQLDN phát sinh: 20.000
- Thuế suất thuế TNDN: 20%
Lời giải
* Xác định doanh thu bán hàng: 1.344.000
= (14.000SPB x 36)(2)+ (1.000SPA x 60)(3)+(6.000SPA x 60)(4)+ (7.000SPA x 60)(6)
= 1.344.000
* Các khoản giảm trừ = 36.000 (8)
* Doanh thu thuần = 1.344.000 - 36.000 = 1.308.000
* Giá vốn hàng bán: 1.099.340
Giá ĐV Bq cả kỳ 4.000SPx 50 + (16.000SPx 52)(1)+ 30.960(8)
= = 51,6
dự trữ của SPA 4.000 + 16.000 + 600

Giá ĐV Bq cả kỳ 10.000SPx 30 + (30.000SPx 29)(1)


= = 29,25
dự trữ của SPB 10.000 + 30.000
- GV HB của SPA = 1.000 x 50 + {6.000(4) + 7.000(6)} x 51,6 - 30.960 = 689.840
31
- GV hàng bán của SPB = 14.000 x 29,25 = 409.500
Tổng GV hàng bán của SP A&B = 689.840 + 409.500 = 1.099.340
* Lợi nhuận gộp = 1.308.000 - 1.099.340 = 208.660
* Chi phí tài chính: 5.940
* Chi phí bán hàng: 15.000
* Chi phí QLDN: 20.000
* Lợi nhuận thuần từ HĐKD: 208.660 - 5.940 - 15.000 - 20.000 = 167.720
* Chi phí thuế TNDN: 167.720 x 20% = 33.544
* Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN: 167.720 – 33.544 = 134.176
*Định khoản kế toán
(1) Nợ TK 155 1.702.000
155- SPA 832.000
155- SPB 870.000
Có TK 154 1.702.000
(2) a) Nợ TK 632 409.500 (14.000 SPB x 29,25)
Có TK 155- SPB 409.500
b) Nợ TK 111 277.200
Nợ TK 131 277.200
Có TK 511 504.000
Có TK 333 11 50.400
(3) a) Nợ TK 632 50.000 (1.000SPA x 50)
Có TK 157- SPA 50.000
b) ` Nợ TK 131 66.000
Có TK 511 60.000
Có TK 333 11 6.000
(4) a) Nợ TK 632 309.600 (6.000SPA x 51,6)
Có TK 155- SPA 309.600
b) Nợ TK 112 390.060
Nợ TK 635 5.940
Có TK 511 360.000
Có TK 333 11 36.000
(5) Nợ TK 157 361.200 (7.000SPA x 51,6)
Có TK 155- SPA 361.200
(6) a) Nợ TK 632 361.200
Có TK 157 361.200
b) Nợ TK 131- C.ty K 462.000
Có TK 511 420.000
32
Có TK 333 11 42.000
(7) a) Nợ TK 155 30.960
Có TK 632 30.960
b) Nợ TK 531 36.000
Nợ TK 333 11 3.600
Có TK 338 8 39.600
(8) a) Nợ TK 511 36.000
Có TK 531 36.000
b) Nợ TK 511 1.308.000
Có TK 911 1.308.000
c) Nợ TK 911 1.099.340
Có TK 632 1.099.340
d) Nợ TK 911 35.000
Có TK 641 15.000
Có TK 642 20.000
e) Nợ TK 911 5.940
Có TK 635 5.940
(f) Nợ TK 821: 33.544
Có TK 333 4: 33.544
g) Nợ TK 911 33.544
Có TK 821 33.544
h) Nợ TK 911 134.176
Có TK 421 1 134.176
* Chứng từ kế toán và sổ kế toán lập tương tự như trong KTDN1, 2

D. Kiểm tra đánh giá


1. Barem đánh giá
BAREM ĐÁNH GIÁ

TT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá


1 Lập chứng từ 2 Quan sát, đối chiếu
2 Định khoản 6 So sánh, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu

2. Phiếu đánh giá sản phẩm

33
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI THỰC HÀNH
Họ và tên học sinh: ....................................................................................................
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
Nghề: Kế toán
Lớp: …………….
Tên bài:
Ngày thực hiện:
Giáo viên
Học sinh tự
TT Nội dung chấm điểm Ghi chú
đánh giá
Sai lệch Điểm
1 Lập chứng từ
2 Định khoản
3 Ghi sổ kế toán
Tổng cộng
Nhóm trưởng Giáo viên chấm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao


Câu hỏi ôn tập
1. Nêu khái niệm kết quả kinh doanh?
2. Trình bày phương pháp kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả
hoạt động đầu tư tài chính?
3. Liệt kê các chứng từ và sổ kế toán sử dụng trong kế toán kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và kế toán kết quả hoạt động đầu tư tài chính?
Bài tập nâng cao
Bài 1:
Có tài liệu sau đây tại 1 Doanh nghiệp trong tháng 8/N (ĐVT: 1.000đ):
I. Tình hình đầu tháng:
* Tồn kho thành phẩm: - SPA: 4.000 C; Giá thành đơn vị thực tế: 50.
- SPB: 10.000 C; Giá thành đơn vị thực tế: 30.
* Gửi bán 1.000 SPA chờ Công ty X chấp nhận theo giá bán đơn vị cả thuế GTGT
10% là 66.
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Ngày 6: Nhập kho từ bộ phận sản xuất 16.000 sản phẩm A theo giá thành đơn vị thực
tế 52; 30.000 sản phẩm B theo giá thành đơn vị thực tế 29.

34
2. Ngày 10: Xuất kho bán trực tiếp 14.000 sản phẩm B cho Công ty M với giá bán đơn vị
(Cả thuế GTGT 10%) là 39,6. Tiền hàng đã nhận một nửa bằng tiền mặt.
3. Ngày 12: Số hàng gửi bán kỳ trước đã được Công ty X chấp nhận toàn bộ. Biết giá vốn
đơn vị thực tế là 50.
4. Ngày 15: Công ty vật tư L mua trực tiếp 6.000 sản phẩm A, thanh toán bằng chuyển
khoản sau khi trừ đi 1,5% chiết khấu thanh toán được hưởng . Biết giá bán đơn vị (cả
thuế GTGT 10%) 66.
5. Ngày 20: Xuất kho chuyển đến cho Công ty K 7.000 sản phẩm A theo giá bán đơn vị
(cả thuế GTGT 10%) là 66.
6. Ngày 25: Công ty K đã nhận được 7.000 sản phẩm A và chấp nhận thanh toán toàn bộ.
7. Ngày 27: Công ty K thanh toán số tiền hàng trong kỳ bằng tiền mặt 165.000. Số còn lại
Công ty K trả bằng VLC theo giá (cả thuế GTGT 10%) là 297.000. Đơn vị đã kiểm nhận
nhập kho.
8. Ngày 28: C.ty N trả lại 600 SPA đã bán kỳ trước vì chất lượng kém. Đơn vị đã kiểm
nhận, nhập kho và chấp nhận thanh toán tiền hàng cho C.ty N theo giá bán (cả thuế
GTGT 10%) là 39.600. Biết giá vốn của số hàng này là 30.960.
Yêu cầu: Xác định kết quả tiêu thụ biết:
- Doanh nghiệp xác định giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Tổng chi phí bán hàng phát sinh: 15.000; CPQLDN phát sinh: 20.000.

Bài 2: Tập hợp doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tại 1 doanh nghiệp gồm:
(ĐVT: 1.000đ)
1. Doanh thu bán hàng gộp: 256.000. Chiết khấu thương mại là 500, giảm
giá hàng bán 1.500, doanh thu hàng bán bị trả lại 9.000.
2. Doanh thu họat động tài chính: 13.000
3. Thu nhập khác: 200
4. Tổng giá vốn hàng bán phát sinh (bao gồm hàng bán bị trả lại): 158.000 và giá
vốn hàng bán bị trả lại là 8.000
5. Chi phí tài chính: 4.000
6. Chi phí bán hàng: 20.000
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 12.000
8. Chi phí khác: 2.300
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

35
Bài 2.2. Kế toán phân phối lợi nhuận
Mã bài: MĐ19.02.2
MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phân phối lợi nhuận
- Xác định được các chứng từ kế toán phân phối lợi nhuận.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán phân phối lợi nhuận.
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toánphân phối lợi nhuận.
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.

A. Kiến thức liên quan


1. Nội dung phân phối lợi nhuận
* Lợi nhuận trong doanh nghiệp là kết quả cuối cùng của các hoạt động trong doanh
nghiệp trong 1 thời gian nhất định (tháng, quý, năm).
* Phạm vi phân phối lợi nhuận: Theo chế độ tài chính, thông thường Lợi nhuận kế
toán sau thuế TNDN được phân phối, sử dụng như sau:
- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên doanh, liên kết theo quy định của hợp đồng
(nếu có).
- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì
không trích nữa. Trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ (10%) lợi nhuận trước thuế.
2. Phương pháp kế toán tổng hợp
a. Chứng từ sử dụng: Phiếu kế toán và các chứng từ khác có liên quan
b. Tài khoản sử dụng: TK 421- “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”
Kết cấu và nội dung của TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TK 421
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh - Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh
nghiệp; doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp; - Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở - Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh
hữu; doanh.
- Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu;
Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa
chưa xử lý phân phối hoặc chưa sử dụng.

c. Phương pháp kế toán


36
(1) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh:
- Trường hợp lãi, ghi:
Nợ TK 911
Có TK 421(2)
- Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ TK 421(2)
Có TK 911
(2) Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, ghi:
Nợ TK 421(2)
Có TK 421(1)
Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay.
(3) Định kỳ xác định và phản ánh số cổ tức, lợi nhuận tạm chia cho các nhà đầu tư, các
bên góp vốn, cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 338(8): Nếu chưa chia
Có TK 111, 112: Nếu đã chia bằng tiền
Có TK 511, 333(1): Nếu chia bằng SP, hàng hoá
Có TK 411: Nếu các bên bổ xung vốn góp
- Hàng tháng (hoặc hàng quý), tạm trích lập các quỹ của doanh nghiệp số tạm trích vào
các quỹ không vượt quá 70% số lợi nhuận sau thuế của quý đó, ghi:
Nợ TK 421(2)
Có TK 414, 415, 418, 353
(4) Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, kế toán xác định số lợi nhuận được phân
phối chính thức và quyết toán số tạm phân phối trong năm:
- Số phân phối chính thức lớn hơn số phân phối hàng tháng (hoặc hàng quý), tiến
hành trích bổ sung, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 338, 336
Có TK 414, 415, 418, 353
- Nếu Số phân phối chính thức nhỏ hơn số phân phối hàng tháng (hoặc hàng quý),
kế toán ghi hoàn lại số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 336, 338(8)
Nợ TK 414, 415, 418, 353
Có TK 421
37
3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết :
- Sổ chi tiết TK 353, 414, 418, 421
- Sổ chi tiết các TK có liên quan khác
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái các TK 353, 414, 418, 421 và các sổ cái TK liên quan khác
B. Trình tự thực hiện, lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự các bước thực hiện
Nội dung thực hiện Dụng
Trình tự
TT cụ, vật Yêu cầu thực hiện
các bước
liệu
Bước 1: - Xác định chứng từ sử - Giấy, - Xác định đúng chứng từ sử
Lập dụng bút. dụng
chứng từ - Lập chứng từ căn cứ - Mẫu - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
1 vào các thông tin kinh chứng từ tin bắt buộc
tế - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
- Kiểm tra chứng từ đã - Kiểm tra tính chính xác của
lập chứng từ đã lập
Bước 2: - Kế toán phân phối lợi - Giấy, - Xác định đúng tài khoản sử
Định nhuận bút. dụng
khoản - Máy - Phản ảnh nội dung kinh tế vào
2 nghiệp tính. tài khoản tương ứng.
vụ kinh - Ghi nhận đúng số tiền phát sinh
tế phát vào tài khoản
sinh
Bước 3: - Ghi sổ tổng hợp - Giấy, - Xác định đúng sổ kế toán sử
Ghi sổ kế - Ghi sổ chi tiết bút. dụng
toán - Mẫu sổ - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
vốn bằng tin kinh tế trên căn cứ chứng từ
3
tiền kế toán
- Phản ánh đúng quan hệ đối ứng.
- Đảm bảo chữ, số rõ ràng và liên
tục thống nhất .

2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục

38
- Xác định sai lợi nhuận sau thuế và phân phối lợi nhuận không đúng quy định:
Xác định đúng doanh thu và chi phí để tính lợi nhuận chính xác, phân phối lợi nhuận theo
đúng quy định
- Định khoản thiếu và sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ
nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Lập chứng từ thiếu, nội dung chưa chính xác, không xác định được chứng từ
gốc: Cần nghiên cứu kỹ yếu tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn
cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi đúng thông tin trên chứng từ, xác định chính
xác đâu là chứng từ gốc làm căn cứ ghi sổ
C. Bài tập thực hành
Đầu tháng 12/N, công ty L có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000đ)
– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 300.000
– Lợi nhuận đã phân phối: 500.000 trong đó: Trích quỹ đầu tư phát triển: 200.000;
quỹ dự phòng tài chính: 100.000; quỹ khen thưởng: 80.000; quỹ phúc lợi: 70.000; quỹ
thưởng ban quản lý điều hành: 50.000.
– Quỹ đầu tư phát triển hiện còn: 200.000
– Quỹ khen thưởng hiện còn: 30.000
– Quỹ thưởng ban quản lý điều hành hiện còn: 20.000
Trong tháng 12/N, công ty có tình hình như sau:
1. Sử dụng quỹ phúc lợi mua thiết bị phục vụ cho hoạt động thể thao, giá mua chưa có
thuế GTGT: 20.000, thuế GTGT 2.000, công ty đã thanh toán cho người bán bằng chuyển
khoản (Hóa đơn GTGT số 000058, Giấy báo Nợ số 01, Phiếu kế toán số 01)
2. Trích quỹ khen thưởng để thưởng cho công nhân viên của công ty: 20.000 (đã trả bằng
tiền mặt) (Phiếu kế toán số 02, Phiếu thu số 01)
3. Chi quỹ thưởng ban quản lý điều hành để thưởng cho thành viên hội đồng quản trị và
ban giám đốc của công ty 10.000 (đã trả bằng chuyển khoản) (giấy báo Nợ số 02)
4. Mua và đưa vào sử dụng một thiết bị sản xuất, giá mua chưa có thuế GTGT: 150.000,
thuế suất 10%, công ty chưa trả tiền cho người bán. Nguồn mua sắm: quỹ đầu tư phát
triển (Hóa đơn GTGT số 0000 59, Phiếu kế toán số 03)
5. Do vi phạm hợp đồng kinh tế công ty phải bồi thường thiệt hại cho đơn vị bạn theo
quyết định của tòa án 20.000, công ty đã trả bằng chuyển khoản (Giấy báo nợ số 03). Hội
đồng quản trị quyết định dùng quỹ đầu tư phát triển để bù đắp khoản thiệt hại này (Phiếu
kế toán số 04)
6. Kết chuyển lợi nhuận kế toán tháng 12/N: 20.000 (Phiếu kế toán số 05)
7. Tạm trích lợi nhuận năm N để trích bổ sung quỹ đầu tư phát triển: 10.000 (Phiếu kế toán
số 06)

39
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập chứng từ kế toán và ghi sổ theo
hình thức Nhật ký chung.
Lời giải
1a) Nợ TK 211 20.000
Nợ TK 1331 2.000
Có TK 112 22.000
1b) Nợ TK 3532 20.000
Có TK 3533 20.000
2a) Nợ TK 353 20.000
Có TK 334 20.000
2b) Nợ TK 334 20.000
Có TK 111 20.000
3) Nợ TK 353 10.000
Có TK 112 10.000
4a) Nợ TK 211 150.000
Nợ TK 133 15.000
Có TK 331 165.000
4b) Nợ TK 414 150.000
Có TK 411 150.000
5a) Nợ TK 811 20.000
Có TK 112 20.000
5b) Nợ TK 414 20.000
Có TK 411 20.000
6) Nợ TK 4212 200.000
Có TK 4211 200.000
7) Nợ TK 414 10.000
Có TK 421 10.000
* Chứng từ kế toán và sổ kế toán lập tương tự như trong KTDN1,2
D. Kiểm tra đánh giá
1. Barem đánh giá
BAREM ĐÁNH GIÁ

TT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá


1 Lập chứng từ 2 Quan sát đối chiếu
2 Định khoản 6 So sánh, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát đối chiếu

40
2. Phiếu đánh giá sản phẩm

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI THỰC HÀNH


Họ và tên học sinh: ....................................................................................................
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
Nghề: Kế toán
Lớp: …………….
Tên bài:
Ngày thực hiện:
Giáo viên
Học sinh tự
TT Nội dung chấm điểm Ghi chú
đánh giá
Sai lệch Điểm
1 Lập chứng từ
2 Định khoản
3 Ghi sổ kế toán
Tổng cộng
Nhóm trưởng Giáo viên chấm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm phân phối lợi nhuận?
Câu 2: Nêu nội dung phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp?
Câu 3: Liệt kê các loại sổ sách sử dụng trong kế toán xác định kết quả kinh doanh?
Bài tập nâng cao
Bài 1:
Công ty TNHH A có tình hình như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Số dư ngày 31/03/N của TK 421 là 100.000. Trong đó:
- TK 4211 là 80.000 - TK 4212 là 20.000
Trong năm N – 1, công ty có lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN là 190.000 và đã tạm chia
lãi cho thành viên góp vốn là 50.000, trích Quỹ đầu tư phát triển: 50.000, Quỹ khen
thưởng: 5.000, Quỹ phúc lợi: 5.000
1. Quyết định phân phối số lợi nhuận còn lại của năm trước (năm N – 1):
- Chia lãi bổ sung cho các thành viên góp vốn: 50.000
- Trích thưởng cho ban điều hành: 10.000
- Số lợi nhuận sau thuế còn lại chưa phân phối năm trước sau khi trừ 2 khoản trên,
được trích thêm Quỹ đầu tư phát triển 50%, Quỹ khen thưởng 20% và Quỹ phúc lợi 30%.

41
2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong tháng 4/N là lỗ 8.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

42
BÀI 3: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Mã bài: MĐ 19.03
Giới thiệu
Bài 3 giới thiệu các khái niệm, nguyên tắc, thủ tục chứng từ, tài khoản kế
toán,phương pháp kế toán thanh toán người bán,các khoản thanh toán với Nhà nước ,
phải trả khác, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của doanh
nghiệp.
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
* Về kiến thức:
- Trình bày được nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản nợ phải trả và nguồn
vốn chủ sử hữu của doanh nghiệp.
- Vận dụng kiến thức làm được các bải tập ứng dụng về các khoản nợ phải trả và
nguồn vốn chủ sử hữu của doanh nghiệp.
* Về kỹ năng:
- Xác định được các chứng từ kế toán các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ
sử hữu của doanh nghiệp.
- Lập được các chứng từ kế toán nguồn vốn chủ sử hữu và các khoản nợ phải
trả của doanh nghiệp.
- Vào được sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết và sổ tổng hợp theo bài tập ứng
dụng
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính.
- Có tinh thần say mê nghề nghiệp
- Có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập
Dụng cụ, vật tư, thiết bị: (cho một lớp học viên 18 người)
- Dụng cụ, vật tư: Giấy bút, máy tính, bài tập thực hành
- Các bản vẽ: Mẫu chứng từ sổ sách
- Các mô hình (vật thật) trực quan: Sơ đồ hạch toán
Các mô đun và bài học có liên quan:
- Mô đun có liên quan: Kế toán doanh nghiệp 1, 2
- Bài học liên quan: Bài 2 kế toán doanh nghiệp 3
Nội dung chính:
- Kế toán các khoản phải trả nhà cung cấp
- Kế toán thanh toán với Nhà nước
- Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
43
1. Yêu cầu
- Ghi nhớ các khái niệm và nội dung về kế toán các khoản phải trả nhà cung cấp,
kế toán thanh toán với Nhà nước, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.
- Hạch toán được các nghiệp vụ liên quan đến kế toán các khoản phải trả nhà cung
cấp, kế toán thanh toán với Nhà nước, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.
- Ghi sổ sách kế toán liên quan
2. Chuẩn bị
- Chuẩn bị trang thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Giáo trình kế toán doanh nghiệp 3 và các tài liệu tham khảo
3. Nội dung
- Bài 3.1: Kế toán các khoản nợ phải trả
- Bài 3.2: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

44
Bài 3.1. Kế toán các khoản nợ phải trả
Mã bài: MĐ 19.03.1

MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản nợ phải trả
- Xác định được các tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán để hạch toán các khoản
nợ phải trả.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán các khoản nợ phải trả.
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán các khoản nợ phải trả.
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.
A. Kiến thức liên quan
1. Kế toán các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp
1.1. Khái niệm, chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
a. Khái niệm
Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những giao dịch và
sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
b. Chứng từ:
Hợp đồng kinh tế, các hoá đơn bán hàng, các chứng từ có liên quan khác như biên
bản thanh lý hợp đồng, phiếu thu, phiếu chi...
c. Tài khoản sử dụng: TK 331 “Phải trả cho người bán”
Kết cấu và nội dung của TK 331 – Phải trả cho người bán
TK 331
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng - Số tiền phải trả cho người bán vật tư,
hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người
thầu xây lắp; nhận thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm
cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng
chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc
khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành thông báo giá chính thức;
bàn giao; - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại
hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp
45
đồng; tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu
thương mại được người bán chấp thuận cho
doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải
trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém
phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người
bán.
Số dư bên Nợ: (nếu có) phản ánh số tiền Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho
đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã người bán, người cung cấp, người nhận
trả nhiều hơn số phải trả cho người bán thầu xây lắp..
theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể

1.2. Phương pháp kế toán


(1) Mua vật tư, hàng hóa TSCĐ chưa trả tiền người bán về nhập kho, kế toán ghi
Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
(2) Khi ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá,
người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112, 341,...
(3) Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không cung cấp được
hàng hóa, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
(4) Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hoá doanh nghiệp được hưởng do thanh toán trước
thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
(5) Trường hợp vật tư, hàng hoá mua vào phải trả lại hoặc được người bán chấp thuận giảm giá
do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có các TK 152, 153, 156, 611
2. Kế toán các khoản thanh toán với Nhà nước
2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
46
a. Chứng từ
Hoá đơn thuế GTGT, hoá đơn thông thường, tờ khai tính thuế GTGT, tờ khai tính
thuế tiêu thụ đặc biệt, tờ khai tính thuế thu nhập doanh nghiệp, phiếu thu, phiếu chi, uỷ
nhiêm chi, giấy nộp tiền thuế...
b. Tài khoản sử dụng: TK 333- “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
Kết cấu và nội dung của TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
TK 333
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ; - Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải hàng nhập khẩu phải nộp;
nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước; - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
nộp;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị
giảm giá.
Số dư bên Nợ: (nếu có) phản ánh số thuế Số dư bên Có: Số thuế, phí, lệ phí và các
và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách
khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể Nhà nước.
phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn,
giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực
hiện việc thoái thu

2.2. Phương pháp kế toán


a. Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
* Phương pháp tính: Nghiên cứu trong học phần Thuế Nhà nước
(1) Thuế GTGT phải nộp khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, phải nộp về hoạt động
tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
- Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511
Có TK 3331
(2) Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112…
(3) Trường hợp doanh nghiệp được miễn, giảm thuế GTGT ghi:
Nợ TK 3331: Nếu trừ vào thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 111, 112: Nếu nhận bằng tiền
47
Có TK 711
b. Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt:
(1) Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về số thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa,
dịch vụ sản xuất trong nước, ghi:
Nợ TK 511
Có TK 3332
(2) Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211
Có TK 3332
(3) Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:
Nợ TK 3332
Có TK 111, 112
(4) Khi được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:
Nợ TK 3332
Có TK 711
c. Hạch toán thuế xuất, nhập khẩu
(1) Khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 511
Có TK 3333: Chi tiết thuế xuất khẩu.
(2) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, kế toán phản ánh thuế nhập khẩu phải nộp:
Nợ TK 152, 156, 211, 611,…: Giá có thuế nhập khẩu
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331,…
(3) Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế xuất nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 111, 112: Nếu nhận bằng tiền
Nợ TK 3333: Nếu trừ vào số phải nộp
Có TK 711
(4) Khi nộp thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3333
Có TK 111, 112
d. Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
(1) Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước hàng quý:
Nợ TK 821
Có TK 3334
(2) Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112
48
(3) Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính nhỏ hơn số thuế
thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 821
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính lớn hơn số thuế
thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch thiếu, ghi:
Nợ TK 821
Có TK 3334
3. Kế toán khoản chi phí phải trả khác
3.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
a. Chứng từ:
Phiếu thu, Phiếu Chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Biên bản kiểm kê TSCÐ
Các chứng từ liên quan khác
b. Tài khoản sử dụng: TK 338 – Phải trả , phải nộp khác
Kết cấu và nội dung của TK 338 – Phải trả , phải nộp khác
TK 338
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa
tài khoản liên quan theo quyết định ghi xác định rõ nguyên nhân);
trong biên bản xử lý; - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá
- Doanh thu chưa thực hiện tính cho nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo
từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác
khách hàng khi không tiếp tục thực hiện định ngay được nguyên nhân;
việc cho thuê tài sản; - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh
- Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá trong kỳ;
bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá - Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm,
bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) vào chi phí trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay;
tài chính; - Vật tư, hàng hóa vay, mượn tạm thời,
- Các khoản đã trả và đã nộp khác. các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác
kinh doanh không thành lập pháp nhân;
- Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả
lại;
- Các khoản phải trả khác.
Số dư bên Nợ: (nếu có) phản ánh số đã trả, Số dư bên Có: - Giá trị tài sản phát hiện
49
đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc thừa còn chờ giải quyết;
số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân - Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm
viên chưa được thanh toán và kinh phí công cuối kỳ kế toán;
đoàn vượt chi chưa được cấp bù - Các khoản còn phải trả, còn phải nộp
khác.
3.2. Phương pháp kế toán
(1) Tài sản thừa chờ xử lý
Nợ TK 211 Nguyên giá
Có TK 214 Số khấu hao
Có TK 338.1 Giá trị còn lại của TSCÐ
Khi xử lý
Nếu chua ghi sổ:
Nợ TK 338.1 Tài sản thừa chờ giải quyết
Có TK 111, 112, 331
Nếu nguời bán giao thừa:
Nợ TK 338.1 Giá trị còn lại
Nợ TK 214 Giá trị hao mòn
Có TK 211 Nguyên giá
(2) Khi kiểm kê vật tư hàng hoá, tiền mặt phát hiện thừa
Nợ TK 111, 152, 153, 156.1
Có TK 338.1 Tài sản thừa chờ giải quyết
Khi xử lý:
Nợ TK 338.1 Xử lý số thừa
Có TK 411 Tang vốn kinh doanh
Có TK 711 Tang thu nhập khác
Có TK 111 Số tiền trả lại
Có 331 Ðồng ý mua lại số thừa
(3) Các khoản thu hộ, giữ hộ
Nợ TK 111, 112 Tiền mặt
Có TK 338.8 Phải trả, phải nộp khác
(4) Khi thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác
Nợ TK 338.8 Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111, 112
4. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết TK 331, 333, 338,

50
- Sổ chi tiết công nợ phải trả, sổ theo dõi chi tiết từng khoản thuế, phí, lệ phí và
các sổ chi tiết liên quan khác
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái các TK 331, 333, 338 và các sổ cái TK liên quan khác
B. Trình tự thực hiện, lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự các bước thực hiện
Nội dung thực hiện Dụng
Trình tự
TT cụ, vật Yêu cầu thực hiện
các bước
liệu
Bước 1: - Xác định chứng từ sử - Giấy, - Xác định đúng chứng từ sử
Lập dụng bút. dụng
chứng từ - Lập chứng từ căn cứ - Mẫu - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
1 vào các thông tin kinh chứng từ tin bắt buộc
tế - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
- Kiểm tra chứng từ đã - Kiểm tra tính chính xác của
lập chứng từ đã lập
Bước 2: - Kế toán phải trả nhà - Giấy, - Xác định đúng tài khoản sử
Định cung cấp bút. dụng
khoản - Kế toán các khoản - Máy - Phản ảnh nội dung kinh tế vào
2 nghiệp thanh toán với Nhà tính. tài khoản tương ứng.
vụ kinh nước - Ghi nhận đúng số tiền phát sinh
tế phát - Kế toán phải trả khác vào tài khoản
sinh
Bước 3: - Ghi sổ tổng hợp - Giấy, - Xác định đúng sổ kế toán sử
Ghi sổ kế - Ghi sổ chi tiết bút. dụng
toán - Mẫu sổ - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
vốn bằng tin kinh tế trên căn cứ chứng từ
3
tiền kế toán
- Phản ánh đúng quan hệ đối ứng.
- Đảm bảo chữ, số rõ ràng và liên
tục thống nhất .

2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục


- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.

51
- Lập chứng từ thiếu các yếu, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu kỹ yếu
tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát
sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản
kế toán.
- Xác định sai số thuế GTGT phải nộp: Xác định chính xác thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ và thuế GTGT đầu ra phải nộp
C. Bài tập thực hành
Có tài liệu tại một doanh nghiệp thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ trong tháng 4/N như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
1. Thu mua vật liệu chính của công ty B nhập kho theo Phiếu nhập kho số 01, chưa trả tiền
người bán theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 396.000
2. Chi phí vận chuyển bốc dỡ số vật liệu trên thuê ngoài đã trả bằng tiền mặt 11.000 (gồm
cả thuế GTGT 10%) (Phiếu chi số 01)
3. Xuất bán trực tiếp tại kho một số thành phẩm theo giá vốn 340.000 (Phiếu xuất kho số
01) giá bán được công ty Y chấp nhận 440.000 (trong đó cả thuế GTGT 10%) theo
HĐGTGT số 000054
4. Xuất bán trực tiếp tại phân xưởng một số thành phẩm theo giá vốn 540.000, giá bán
chưa có thuế GTGT 10% 650.000 được công ty Z thanh toán bằng TGNH. (Phiếu kế toán
số 01, Giấy báo có số 01)
Yêu cầu:a. Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên, lập chứng từ kế toán, ghi sổ theo hình
thức Nhật ký chung.
b. Xác định số thuế GTGT còn phải nộp hay còn được khấu trừ cuối kỳ?
Lời giải
a. Yêu cầu 1
(1) Nợ TK 152 360.000
Nợ TK 133 36.000
Có TK 331(Cty B) 396.000
Kế toán lập Phiếu nhập kho số 01
(2) Nợ TK 152 10.000
Nợ TK 133 1.000
Có TK 111 11.000
Kế toán lập Phiếu chi số 01
(3a) Nợ TK 632 340.000
Có TK 155 340.000
Kế toán lập Phiếu xuất kho số 01
(3b) Nợ TK 131(Cty Y) 440.000
52
Có TK 511 400.000
Có TK 33311 40.000
Kế toán lập HĐGTGT số 00054
(4a) Nợ TK 632 540.000
Có TK 154 540.000
Kế toán lập Phiếu kế toán số 01
(4b) Nợ TK 112 715.000
Có TK 511 650.000
Có TK 33311 65.000
Kế toán lập Giấy báo Có số 01
(Chứng từ kế toán lập tương tự trong KTDN1,2)
b. Yêu cầu 2:
- Số thuế GTGT đầu ra = 40.000(3b) + 65.000(4b) = 105.000
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 36.000(1) + 1.000(2) = 37.000
- Số thuế GTGT phải nộp = 105.000 – 37.000 = 68.000
Nợ TK 333 37.000
Có TK 133 37.000
* Ghi sổ tổng hợp (tương tự trong KTDN1,2
* Ghi Sổ chi tiết
Đơn vị:……………………
Mẫu số S38 - DN
Địa chỉ:………………….. (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của
Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/04/N đến ngày 30/04/N

Tài khoản: 333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Đối tượng: Thuế Giá trị gia tăng đầu ra (TK 3331)
Chứng từ TK Số phát sinh Số dư
NT
Ngày, Diễn giải đối
GS Số hiệu Nợ Có Nợ Có
tháng ứng

A B C D E 1 2 3
4
01/0
Số dư đầu kỳ
4 -
05/0 Xuất bán thành phẩm tại kho cho
05/04
4 PXK 01 công ty Y chưa thu tiền 131 40.000.000 40.000.000
16/0 Xuất bán thành phẩm tại kho cho
16/04
4 PXK 02 công ty Z thu bằng TGNH 112 65.000.000 105.000.000
30/0
PKT 54 30/04 Thuế GTGT được khấu trừ 133 37.000.000 68.000.000
4
Cộng số phát sinh 37.000.000 105.000.000
Số dư cuối kỳ 68.000.000
Sổ này có 1 trang đánh số từ trang 1 đến trang 1
Ngày mở sổ:……………

53
Ngày 30 tháng 04 năm N

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

D. Kiểm tra đánh giá


1. Barem đánh giá
BAREM ĐÁNH GIÁ

TT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá


1 Lập chứng từ 2 Quan sát, đối chiếu
2 Định khoản 6 So sánh, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát, đối chiếu

2. Phiếu đánh giá sản phẩm

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI THỰC HÀNH


Họ và tên học sinh: ....................................................................................................
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
Nghề: Kế toán
Lớp: …………….
Tên bài:
Ngày thực hiện:
Giáo viên
Học sinh tự
TT Nội dung chấm điểm Ghi chú
đánh giá
Sai lệch Điểm
1 Lập chứng từ
2 Định khoản
3 Ghi sổ kế toán
Tổng cộng
Nhóm trưởng Giáo viên chấm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao


Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày khái niệm các khoản nợ phải trả nhà cung cấp?

54
2. Trình bày phương pháp kế toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp?
3. Trình bày phương pháp kế toán các khoản thanh toán với Nhà nước?
4. Liệt kê các loại sổ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản nợ phải trả?
Bài tập nâng cao
Bài 1:
Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản A thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên trong
tháng 4/N có tài liệu sau : (ĐVT : 1.000đ)
1. Ngày 5/4/N doanh nghiệp mua nguyên liệu của công ty B đã về nhập kho, số lượng
nguyên liệu là 400kg, đơn giá hoá đơn chưa có thuế GTGT (Thuế suất 5%) là 30. Tiền
hàng chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển số vật liệu trên trả bằng tiền mặt là 500 theo
phiếu chi số 12 ngày 6/4/N.
2. Ngày 8/4/N doanh nghiệp trả lại cho công ty B 100 kg nguyên liệu do không đủ quy
cách; công ty B đã chấp nhận và đồng ý giảm trừ vào nợ phải thu; đồng thời công ty B đã
bồi thường cho doanh nghiệp 500 bằng tiền mặt.
3. Uỷ nhiệm chi số 18 ngày 15/4/N doanh nghiệp trả tiền mua vật tư ngày 5/4/N cho công
ty B, số tiền là: 9.450
Yêu cầu : Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên
Bài 2:
Có tài liệu tại một doanh nghiệp thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ trong tháng 4/N như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
1. Thu mua vật liệu chính của công ty B nhập kho, chưa trả tiền người bán theo tổng giá
thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 396.000
2. Chi phí vận chuyển bốc dỡ số vật liệu trên thuê ngoài đã trả bằng tiền mặt 11.000
(Gồm cả thuế GTGT 10%)
3. Xuất bán trực tiếp tại kho một số thành phẩm theo giá vốn 340.000 giá bán được công
ty Y chấp nhận 440.000 (trong đó cả thuế GTGT 10%)
4. Xuất bán trực tiếp tại phân xưởng một số thành phẩm theo giá vốn 540.000, giá bán
chưa có thuế GTGT 10% 650.000 được công ty Z thanh toán bằng TGNH.
Yêu cầu:
a. Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên.
b. Xác định số thuế GTGT còn phải nộp hay còn được khấu trừ cuối kỳ?
Bài 3:
Trích tài liệu sau tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong tháng 5/N (ĐVT:
1.000đ):
1. Nhập khẩu một ô tô dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá nhập khẩu (Giá CIF)
là 30.000 $, thuế suất thuế nhập khẩu 50%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu là 10%
55
hàng đã kiểm nhận bàn giao, tiền hàng chưa thanh toán cho người bán. Biết tỷ giá thực tế
trong ngày là 21/USD.
2. Doanh nghiệp đã làm thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng để nộp thuế nhập khẩu và thuế
GTGT hàng nhập khẩu cho ngân sách.
Yêu cầu: Tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu mà doanh
nghiệp phải nộp và định khoản kế toán biết doanh nghiệp ghi sổ theo giá thực tế. Biết
doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Bài 4:
Tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại một doanh nghiệp trong
tháng 1/N (ĐVT: 1.000đ):
I. Tiền lương còn nợ CNV đầu tháng: 20.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng1/N:
1. Trả lương còn nợ kỳ trước cho CNV: 18.000, số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi
vắng chưa lĩnh.
2. Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng: Công nhân trực tiếp sản xuất: 55.000; Bộ
phận quản lý phân xưởng: 25.000; Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 15.000
3. Tính ra các khoản BHXH phải trả CNV trong tháng: 5.000
4. Tính ra tiền ăn ca phải trả: Công nhân trực tiếp sản xuất: 5.000; Bộ phận quản lý phân
xưởng: 2.500; Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 1.500.
5. Tính ra tiền thuế thu nhập cá nhân của người lao động phải nộp trong tháng là: 4.500
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

56
Bài 3.2. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
Mã bài: MĐ 19.03.2
MỤC TIÊU
- Hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguồn vốn chủ sở hữu
- Xác định được các tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán để hạch toán nguồn vốn
chủ sở hữu.
- Lập và phân loại được chứng từ kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.
- Ghi được sổ chi tiết và tổng hợp.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Xác định đúng các bước và cách thức hạch toán kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
- Định khoản đúng, trình bày hợp lý.
- Các chứng từ, sổ đúng mẫu biểu, đáp ứng tổ chức công tác kế toán.
- Ghi sổ chính xác, đúng quan hệ đối ứng, cung cấp thông tin chính xác.
A. Kiến thức liên quan
1. Kế toán nguồn vốn kinh doanh
1.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
a. Chứng từ: Sử dụng các chứng từ có liên quan đến tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh.
b. Tài khoản sử dụng: TK 411- “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”
Kết cấu và nội dung của TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
TK 411
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm do: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng do:
- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn; - Các chủ sở hữu góp vốn;
- Điều chuyển vốn cho đơn vị khác; - Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ
- Phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá; các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu;
- Giải thể, chấm dứt hoạt động doanh - Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá;
nghiệp; - Phát sinh quyền chọn chuyển đổi trái
- Bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cơ phiếu thành cổ phiếu;
quan có thẩm quyền - Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ (sau khi trừ
các khoản thuế phải nộp) được ghi tăng
Vốn đầu tư của chủ sở hữu theo quyết định
của cơ quan có thẩm quyền
Số dư bên Có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
hiện có của doanh nghiệp
1.2. Phương pháp kế toán

57
(1) Khi nhận vốn kinh doanh do ngân sách nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp hoặc các cá
nhân, thành viên, các bên tham gia liên doanh, liên kết góp vốn bằng tiền hay vật tư, tài
sản, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211, 213
Có TK 4111
(2) Khi doanh nghiệp nhận quà biếu, quà tặng hoặc nhận viện trợ không hoàn lại, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152,....211, 213
Có TK 711
Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, phần còn lại được phép ghi tăng
nguồn vốn kinh doanh, ghi:
Nợ TK 421
Có TK 4118
(3) Khi nhận tiền mua cổ phiếu của các cổ đông (thu tiền bán cổ phiếu), ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 4111
(4) Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ kết quả hoạt động kinh doanh , ghi:
Nợ TK 421
Có TK 411
(5) Khi công tác xây dựng cơ bản hoàn thành hoặc mua sắm tài sản cố định bàn giao đưa vào
sử dụng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc bằng quỹ đầu tư phát triển, ghi:
Nợ TK 414, 415
Có TK 411
2. Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2.1. Chứng từ, tài khoản kế toán sử dụng
* Chứng từ: Phiếu thu, Phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, các chứng từ liên
quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
* Tài khoản sử dụng: TK 441- ”Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản”
Kết cấu và nội dung của TK 441 – Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
TK 441
Số dư bên Nợ Số dư bên Có
Số vốn đầu tư XDCB giảm do: Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do:
- Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn - Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp
thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết vốn đầu tư XDCB;
toán vốn đầu tư đã được duyệt; - Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ,
- Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không viện trợ;
hết cho đơn vị cấp trên, cho Nhà nước. - Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển.

58
Số dư bên Có: Số vốn đầu tư XDCB hiện
có của doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc đã
sử dụng nhưng công tác XDCB chưa hoàn
thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán
chưa được duyệt.
2.2. Phương pháp kế toán
(1) Nghiệp vụ làm tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152…: Nhà nước cấp hoặc nhận vốn góp, nhận tài trợ
Nợ TK 421: Bổ sung từ lợi nhuận
Nợ TK 414, 415, 418…: Bổ sung từ các quỹ
Có TK 441
(2) Sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
- Dùng nguồn vốn đầu tư XDCB để tổ chức đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định
+ Kế toán ghi tăng giá trị tài sản cố định do đầu tư XDCB, mua sắm hoàn thành:
Nợ TK 211, 213
Có TK 241
+ Đồng thời thực hiện bút toán kết chuyển nguồn đầu tư, ghi:
Nợ TK 441
Có TK 411
- Khi trả lại vốn đầu tư cho ngân sách nhà nước, cho đơn vị cấp trên hoặc chuyển
cho các đơn vị khác, ghi:
Nợ TK 441
Có TK 111, 112
Có TK 336
3. Sổ sách kế toán
* Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết TK 411, 441
* Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái các TK 411, 441,và các sổ cái TK liên quan khác
B. Trình tự thực hiện, lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự các bước thực hiện
Nội dung thực hiện Dụng
Trình tự
TT cụ, vật Yêu cầu thực hiện
các bước
liệu
1 Bước 1: - Xác định chứng từ sử - Giấy, - Xác định đúng chứng từ sử
Lập
59
chứng từ dụng bút. dụng
- Lập chứng từ căn cứ - Mẫu - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
vào các thông tin kinh chứng từ tin bắt buộc
tế - Ghi các yếu tố bổ sung phù hợp.
- Kiểm tra chứng từ đã - Kiểm tra tính chính xác của
lập chứng từ đã lập
Bước 2: - Kế toán nguồn vốn - Giấy, - Xác định đúng tài khoản sử
Định chủ sở hữu bút. dụng
khoản - Kế toán nguồn vốn - Máy - Phản ảnh nội dung kinh tế vào
2 nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản tính. tài khoản tương ứng.
vụ kinh - Ghi nhận đúng số tiền phát sinh
tế phát vào tài khoản
sinh
Bước 3: - Ghi sổ tổng hợp - Giấy, - Xác định đúng sổ kế toán sử
Ghi sổ kế - Ghi sổ chi tiết bút. dụng
toán - Mẫu sổ - Ghi đầy đủ, chính xác các thông
vốn bằng tin kinh tế trên căn cứ chứng từ
3
tiền kế toán
- Phản ánh đúng quan hệ đối ứng.
- Đảm bảo chữ, số rõ ràng và liên
tục thống nhất .

2. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục


- Định khoản sai: Cần hiểu đúng phương pháp kế toán, phân tích kỹ nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Lập chứng từ thiếu các yếu, các nội dung chưa chính xác: Cần nghiên cứu kỹ yếu
tố bắt buộc, yếu tố bổ sung trên mỗi chứng từ kế toán. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát
sinh ghi đúng các thông tin trên chứng từ.
- Ghi sổ sai quan hệ đối ứng: Kiểm tra đúng quan hệ đối ứng qua các định khoản
kế toán.
C. Bài tập thực hành
Doanh nghiệp A có tài liệu quí I/N như sau (ĐVT: 1.000đ):
1. Ngày 3/2 doanh nghiệp nhận vốn ngân sách cấp số tiền 400.000 bằng chuyển khoản bổ
sung vốn kinh doanh theo Giấy báo Có số 01
2. Ngày 10/2 doanh nghiệp nhập kho vật liệu theo Phiếu nhập kho số 01 do công ty B
góp vốn liên doanh; Trị giá vốn góp được đánh giá là 160.000

60
3. Ngày 20/2 Doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động từ quỹ đầu tư phát triển: 20.000 (Phiếu
kế toán số 01)
4. Ngày 30/3 doanh nghiệp trả vốn kinh doanh cho Ngân sách Nhà nước bằng chuyển
khoản số tiền là 50.000 theo Giấy báo Nợ số 01
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên tại doanh nghiệp A trong quí I/N,lập chứng từ
kế toán và ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.
Lời giải
(1) Nợ TK 112 400.000
Có TK 411 400.000
Kế toán lập Giấy báo Có số 01
(2) Nợ TK 152 160.000
Có TK 411 160.000
Kế toán lập Phiếu nhập kho số 01
(3) Nợ TK 414 20.000
Có TK 411 20.000
Kế toán lập Phiếu kế toán số 01
(4) Nợ TK 411 50.000
Có TK 112 50.000
Kế toán lập Giấy báo Nợ số 01
(Chứng từ kế toán lập tương tự trong KTDN 1,2)
* Ghi sổ tổng hợp (tương tự trong KTDN 1,2)
*Ghi sổ chi tiết

61
Công ty CP Hoàng Hà Mẫu số S51 - DN

Khu công nghiệp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Ban hành theo TT số: 200/2014/TT-BTC

ngày 22/12/2014 của Bộ Trưởng BTC)


SỔ THEO DÕI CHI TIẾT NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
NĂM: N
Chứng từ Số phát sinh Số dư
Thặng
Vốn
Vốn
Nợ (giảm) Có (tăng) khá
góp dư
TK c
vốn
NTGS Diễn giải đối Th
Số hiệu NT ứng ặn Vố
Vốn Thặ Vố g n
góp ng n dư k
dư kh Vốn vố há
vốn ác góp n c
A B C D E 1 2 3 4 5 6 7 8 9
- Số dư đầu kỳ 1.000.000.000
- Số phát sinh
trong kỳ
03/0
2 PKT01 03/02 Nhận vốn NS 112 400.000.000 1.400.000.000
10/0 Cty B góp vốn
2 PKT02 10/02 LD 152 160.000.000 1.560.000.000
20/0 Bố sung VLĐ
2 PKT03 20/02 từ quỹ ĐT 414 20.000.000 1.580.000.000
28/0 Trả VKD cho
2 PKT04 28/02 NS 112 50.000.000 1.530.000.000
- Cộng sổ phát
sinh x 50.000.000 580.000.000
- Số dư cuối
kỳ 1.530.000.000
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...
Ngày 28 tháng 02 năm N
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

D. Kiểm tra đánh giá


1. Barem đánh giá
BAREM ĐÁNH GIÁ
TT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá
1 Lập chứng từ 2 Quan sát đối chiếu
2 Định khoản 6 So sánh, đối chiếu
3 Ghi sổ kế toán 2 Quan sát đối chiếu

62
2. Phiếu đánh giá sản phẩm

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI THỰC HÀNH


Họ và tên học sinh: ....................................................................................................
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
Nghề: Kế toán
Lớp: …………….
Tên bài:
Ngày thực hiện:
Giáo viên
Học sinh tự
TT Nội dung chấm điểm Ghi chú
đánh giá
Sai lệch Điểm
1 Lập chứng từ
2 Định khoản
3 Ghi sổ kế toán
Tổng cộng
Nhóm trưởng Giáo viên chấm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao


Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm, chứng từ, tài khoản sử dụng trong kế toán các khoản phải trả
nhà cung cấp?
Câu 2: Nêu các khoản phải thanh toán với Nhà nước?
Câu 3: Trình bày phương pháp kế toán nguồn vốn chủ sở hữu?
Bài tập nâng cao
Bài 1
Doanh nghiệp A có tài liệu quí I/N như sau (ĐVT: 1.000đ):
1. Ngày 3/2 doanh nghiệp nhận vốn ngân sách cấp số tiền 400.000 bằng chuyển khoản bổ
sung vốn kinh doanh .
2. Ngày 10/2 doanh nghiệp nhập kho vật liệu do công ty B góp vốn liên doanh;
Trị giá vốn góp được đánh giá là 160.000.
3. Ngày 20/2 DN bổ sung vốn lưu động từ quỹ đầu tư phát triển: 20.000.
4. Ngày 30/3 doanh nghiệp trả vốn kinh doanh cho Ngân sách Nhà nước bằng chuyển
khoản số tiền là 50.000.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên tại doanh nghiệp A trong quí I/N.

63
BÀI 4: BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mã bài: MĐ 19.04
Giới thiệu
Bài 4 giới thiệu các khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu, thời hạn của báo cáo tài chính,
trình bày hệ thống báo cái tài chính trong doanh nghiệp. Nội dung và kết cấu, phương
pháp lập các loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
* Về kiến thức:
Trình bày được phương pháp lập các báo cáo tài chính.
* Về kỹ năng:
Lập được các báo cáo tài chính theo các bài tập thực hành ứng dụng.
* Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính.
- Có tinh thần say mê nghề nghiệp
- Có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập
Dụng cụ, vật tư, thiết bị: (cho một lớp học viên 18 người)
- Dụng cụ, vật tư: Giấy bút, máy tính, bài tập thực hành
- Các bản vẽ: Mẫu báo cáo tài chính
- Các mô hình (vật thật) trực quan: Báo cáo tài chính
Các mô đun và bài học có liên quan:
- Mô đun liên quan: Kế toán doanh nghiệp 1,2
- Bài học liên quan: Bài 3 kế toán doanh nghiệp 3
Nội dung chính:
- Phương pháp lập Bảng cân đối kế toán
- Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Yêu cầu
- Xác định đúng nguyên tắc, cơ sở lập và phương pháp lập báo cáo tài chính.
- Tính toán chính xác số liệu của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
- Kiểm tra tính chính xác của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
2. Chuẩn bị
- Chuẩn bị trang thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Giáo trình kế toán doanh nghiệp 3 và các tài liệu tham khảo

64
3. Nội dung chi tiết
A. Kiến thức liên quan
1. Khái niệm và yêu cầu của báo cáo tài chính
1.1. Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ
tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành
tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
lưu chuyển tiền tệ và tình hình vận động, sử dụng vốn… của doanh nghiệp trong một thời
kỳ nhất định vào một hệ thống mẫu biểu quy định thống nhất.
1.2. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kế toán số 21 (Trình bày báo cáo tài chính) thì việc lập báo cáo
tài chính phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Báo cáo kế toán phải trung thực và hợp lý: Việc lập báo cáo kế toán tài chính
phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định hiện hành.
- Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán: Chính sách kế toán bao gồm những
nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong
quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.
1.3. Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính
Để đảm bảo được những yêu cầu đối với báo cáo tài chính khi lập và trình bày hệ
thống báo cáo tài chính cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: hoạt động liên
tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, bù trừ, có thể so sánh.
1.4. Kỳ lập báo cáo tài chính
- Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm
theo quy định của Luật kế toán.
- Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo
cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
- Kỳ lập Báo cáo tài chính khác
1.5. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
-. Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh: Đơn vị kế toán
phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với
các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
- Các đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp
trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định
2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hệ thống Báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
65
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
3. Bảng cân đối kế toán (B01-DN)
3.1. Khái niệm
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tài chính tổng hợp nó phản ánh tổng
quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định. (ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm)
Như vậy BCĐKT phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể giữa tài sản và nguồn
vốn của doanh nghiệp, thể hiện phương trình kế toán cơ bản:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
3.2. Nội dung và kết cấu
- Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)
- Tài sản dài hạn (Mã số 200)
- Tổng cộng tài sản (Mã số 270)
- Nợ phải trả (Mã số 300)
- Nợ ngắn hạn (Mã số 310)
- Nợ dài hạn (Mã số 330)
- Vốn chủ sở hữu (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430)
- Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 430)
- Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 440)
Xem mẫu bảng cân đối kế toán ở phụ lục Báo cáo tài chính
3.3. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
Phần “Tài sản”:
Số liệu trên các chỉ tiêu bên “Tài sản “ thể hiện giá trị tài sản theo kết cấu hiện có
tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như TSCĐ, vật liệu… trên cơ cở đó thể hiện
tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Phần “Nguồn vốn”:
Số liệu trên các chỉ tiêu bên “Nguồn vốn“ thể hiện quy mô tài chính và thực trạng
tài chính của doanh nghiệp.
3.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập
3.4.1. Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán
- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước
- Căn cứ vào các sổ cái các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích
- Căn cứ vào các tài liệu liên quan khác (sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết...)
3.4.2. Phương pháp lập
“Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài
chính hợp nhất ”
66
- Số liệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” của báo cáo này là số liệu các chỉ tiêu trong bản
thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết các chỉ tiêu này trong bảng cân đối
kế toán.
- Số liệu ghi ở cột 5 ”Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số
liệu ghi ở cột 5 ”Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước.
- Số liệu ghi ở cột 4 ”Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN)
4.1. Khái niệm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quán tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh
nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ,
hoạt động tài chính, hoạt động khác).
4.2. Nội dung và kết cấu
* Nội dung
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả
từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và đơn
vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp phải loại trừ
toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
* Kết cấu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ
tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
4.3. Cơ sở số liệu và phương pháp lập
4.3.1. Cơ sở số liệu
- Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9
4.3.2. Phương pháp lập
“Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo
tài chính hợp nhất.
Số liệu ghi vào cột 3”Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của
chỉ tiêu này trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm.
67
Số liệu ghi vào cột 5”Năm trước” của báo cáo kỳ này năm nay được căn cứ vào số
liệu ghi ở cột 4”năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo kỳ này năm trước.
B. Trình tự thực hiện, lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Trình tự các bước thực hiện
Nội dung thực hiện Dụng
Trình tự
TT cụ, vật Yêu cầu thực hiện
các bước
liệu
Bước 1: - Giấy, - Xác định đúng chứng từ hợp lý
Xác định bút. hợp lệ
1 Chuẩn bị mẫu báo cáo - Mẫu
mẫu báo tài chính cần lập báo cáo - Sắp sếp chứng từ theo trình tự
cáo tài chính tháng, quý
Bước 2: - Giấy, - Kiểm tra việc chuyển số dư cuối
Thực hiện bút. kỳ trước sang đầu kỳ sau của các
- Máy
bút toán Xác định và tính toán tài khoản đảm bảo chính xác
tính
2 tổng hợp và số liệu của các chỉ tiêu - Kiểm tra sự phù hợp của chứng
- Sổ kế
cần trình bày trong báo
kết chuyển toán từ và hạch toán.
cáo tài chính
tổng
- Kiểm tra đối chiếu sổ chi tiết
hợp, chi
tiết với sổ tổng hợp
Bước 3: - Lập bảng cân đối kế Giấy bút, - Ghi đầy đủ, chính xác các chỉ
Lập báo toán mẫu báo tiêu kinh tế
3
cáo tài - Lập Báo cáo kết quả cáo - Kiểm tra tính chính xác của
chính kinh doanh thông tin trên báo cáo đã lập

2. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục


- Bảng cân đối kế toán không cân giữa tài sản và nguồn vốn: Kiểm tra lại số dư
của các tài khoản trong sổ chi tiết
- Ghi nhận nghĩa vụ thuế bị sai: áp dụng sai công thức tính thuế, kiểm tra các chỉ
tiêu trong công thức tính thuế.

C. Bài tập thực hành


Tập hợp doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tại Công ty TNHH Tâm
Tiến gồm: (ĐVT: 1.000đ)
1. Doanh thu bán hàng gộp: 256.000. Chiết khấu thương mại 500, giảm giá hàng
bán 1.500, doanh thu bán hàng bị trả lại 9.000
2. Doanh thu họat động tài chính: 13.000
3. Thu nhập khác: 200

68
4. Tổng giá vốn hàng bán phát sinh (bao gồm hàng bán bị trả lại): 158.000 và giá
vốn hàng bán bị trả lại 8.000
5. Chi phí tài chính: 4.000
6. Chi phí bán hàng: 20.000
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 12.000
8. Chi phí khác: 2.300
Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ biết thuế suất thuế TNDN
là 20%.
Lời giải
* Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ = 256.000
2. Các khoản giảm trừ doanh thu = 500 + 9.000 + 1.500 = 11.000
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp = 256.000 – 11.000 = 245.000
dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán = 158.000 – 8.000 = 150.000
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp = 245.000 – 150.000 = 95.000
dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính = 18.000
7. Chi phí tài chính = 4.000
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng = 20.000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp = 12.000
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = (95.000+18.000)–(4.000+20.000+12.000)
= 77.000
11. Thu nhập khác = 200
12. Chi phí khác = 2.300
13. Lợi nhuận khác = 200 – 2.300 = - 2.100
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = 77.000 – 2.100 =74.900
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành = 74.900 *20% =14.980
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh = 74.900 – 14.980 =59.920
nghiệp

* Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


Đơn vị báo cáo: Công ty TNHH Tâm Tiến Mẫu số B 02 – DN
Địa chỉ:…………............... (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

69
Năm………
Đơn vị tính:............
Mã Thuyết Năm Năm
CHỈ TIÊU số minh nay trước

1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 256.000
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 11.000
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 10 245.000
01-02)
4. Giá vốn hàng bán 11 150.000
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 20 95.000
- 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 18.000
7. Chi phí tài chính 22 4.000
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 25 20.000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 12.000
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh{30 = 20 + 30 77.000
(21 - 22) - (25 + 26)}
11. Thu nhập khác 31 200
12. Chi phí khác 32 2.300
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 (2.100)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 74.900
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 14.980
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 60 59.920
51 - 52)
Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

D. Kiểm tra đánh giá


1. Barem đánh giá
BAREM ĐÁNH GIÁ

TT Nội dung Điểm Phương pháp đánh giá


1 Xác định mẫu báo cáo cần lập 1 Quan sát, đối chiếu
2 Thực hiện bút toán tổng hợp và 3 So sánh đối chiếu
kết chuyển
3 Lập báo cáo tài chính 5 Quan sát, đối chiếu

2. Phiếu đánh giá sản phẩm

PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÀI THỰC HÀNH


Họ và tên học sinh: ....................................................................................................
70
Mô đun: Kế toán doanh nghiệp 3
Nghề: Kế toán
Lớp: …………….
Tên bài:
Ngày thực hiện:
Giáo viên
Học sinh tự
TT Nội dung chấm điểm Ghi chú
đánh giá
Sai lệch Điểm
1 Xác định mẫu báo cáo cần lập
Thực hiện bút toán tổng hợp
2
và kết chuyển
3 Lập báo cáo tài chính
Tổng cộng
Nhóm trưởng Giáo viên chấm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
E. Câu hỏi ôn tập, bài tập nâng cao
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm và yêu cầu của báo cáo tài chính?
Câu 2: Trình bày nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế toán?
Câu 3: Nêu phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh?
Bài tập nâng cao
Tập hợp doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tại Công ty TNHH Bình
Minh gồm: (ĐVT: 1.000đ)
1. Doanh thu bán hàng gộp: 356.000. Chiết khấu thương mại 600, giảm giá hàng
bán 2.500, doanh thu bán hàng bị trả lại 10.000
2. Doanh thu họat động tài chính: 23.000
3. Thu nhập khác: 300
4. Tổng giá vốn hàng bán phát sinh (bao gồm hàng bán bị trả lại): 258.000 và giá
vốn hàng bán bị trả lại 9.000
5. Chi phí tài chính: 5.000
6. Chi phí bán hàng: 30.000
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 22.000
8. Chi phí khác: 3.300
Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ biết thuế suất thuế TNDN
là 20%.

71
IV. Điều kiện thực hiện mô đun:
1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng:
Phòng học thực hành.
2. Trang thiết bị máy móc: ..
Máy tính, máy chiếu projector.
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Đề cương, giáo án, giảng theo mô đun, giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Giáo trình, tài liệu phát tay và các tài liệu liên quan khác.
- Mô hình học cụ:
+ Hệ thống sơ đồ hạch toán các tài khoản.
+ Các mẫu chứng từ in sẵn.
+ Các biểu mẫu sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
+ Hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác: phông chiếu, giấy bóng kính, giấy A4, dập
ghim, kéo cắt giấy.
- Ngân hàng câu hỏi tự luận mô đun Kế toán doanh nghiệp 3.
- Bài tập thực hành .
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
1. Nội dung:
- Kiến thức: Kiểm tra lý thuyết về nội dung, nguyên tắc, tài khoản sử dụng để hạch
toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả kinh doanh và hạch toán các
khoản nợ phải trả.
- Kỹ năng: Kiểm tra và đánh giá thông qua các bài tập thực hành về định khoản,
lập chứng từ, ghi sổ tổng hợp và chi tiết khi hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm,
xác định kết quả kinh doanh, hạch toán nợ phải trả và xác định các chỉ tiêu trên báo cáo
tài chính, lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng làm việc độc lập tại các vị trí việc
làm. Có đạo đức nghề nghiệp, sức khoẻ, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm
việc, trung thực và kỷ luật cao, tỉ mỉ, chính xác. Sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được
giao ở nơi làm việc và chịu trách nhiệm cá nhân và một phần trách nhiệm đối với nhóm.
2. Phương pháp đánh giá:
- Điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ: trọng số 40%
- Thi kết thúc mô đun: Thi viết + thực hành, trọng số 60%
- Điểm tổng kết = Điểm kiểm tra * 0,4+ Điểm thi kết thúc mô đun * 0,6 (Làm tròn
đến một chữ số thập phân)

72
Tài liệu tham khảo
[1] Giáo trình Kế toán Tài chính Quyển 1- PGS. TS. Nguyễn Hữu Ánh - NXB Đại
Học Kinh Tế Quốc Dân - Năm 2020
[2] Giáo trình Kế toán Tài chính Quyển 2- PGS. TS. Nguyễn Hữu Ánh - NXB Đại
Học Kinh Tế Quốc Dân - Năm 2020.
[3] Quyển 1,2 chế độ kế toán Việt Nam - Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán- Bộ Tài
Chính – Nhà xuất bản tài chính năm 2020.
[4] Kế toán tài chính doanh nghiệp Lý thuyết và Thực hành – PGS TS Trần Mạnh
Dũng- Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân , Năm 2018
[5] Kế toán Tài chính – PGS TS Võ Văn Nhị - Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh,
Năm 2019
[6] Kế Toán Tài Chính - Công cụ để ra quyết định kinh doanh - PGS TS Phạm
Đức Cường, PGS TS Trần Mạnh Dũng, PGS TS Đinh Thế Hùng- Trường Đại học Kinh
tế Quốc Dân, Năm 2021
[7] Tài liệu khác: Các chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các văn bản pháp quy
khác có liên quan

73

You might also like