You are on page 1of 103

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI NAM ĐỊNH

TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: LÝ THUYẾT THỐNG KÊ


NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Lưu hành nội bộ)

Ban hành kèm theo Quyết định số ........../QĐ-TTCGTVTNĐ ngày .............

của Hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Nam Định

Nam Định, năm 2023


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình sử dụng nội bộ. Các nguồn thông tin
có thể được phép dùng nghiên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo
và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình “Lý thuyết thống kê” là tài liệu được lưu hành trong nội bộ
Trường Trung cấp giao thông vận tải Nam Định nhằm phục vụ cho công tác
giảng dạy của giáo viên và là tài liệu học tập chính thức của môn học Lý thuyết
thống kê cho học sinh nghề kế toán trong trường. Nội dung giáo trình trang bị
các kiến thức cơ bản về nghề kế toán áp dụng cho bậc trung cấp kế toán.

Giáo trình gồm 5 chương:

Chương I: Một số vấn đề chung về thống kê học

Chương II: Quá trình nghiên cứu thống kê

Chương III: Phân tổ thống kê

Chương IV: Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội

Chương V: Sự biến động của các hiện tượng kinh tế - xã hội

Trong quá trình biên soạn, ban biên soạn đã cố gắng tham khảo, chọn lọc,
cập nhật qua các tài liệu đã được dùng trong nước, những nội dung thật cần thiết
phù hợp với nhu cầu thực tế mà nghề cần trang bị. Nội dung các phần, mục bám
sát Đề cương chi tiết môn học đào tạo để người đọc dễ dàng tiếp cận nội dung.

Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên soạn
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo trong trường
để giáo trình được hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu đào tạo của nhà trường hiện
nay.

Trân trọng cảm ơn!

Nam Định, tháng năm 2023


Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Bùi Thị Hương
2. Thành viên tham gia: Phạm Trọng Chung
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Một số vấn đề chung về thống kê học...................................... 1
I- Sự ra đời và phát triển của thống kê học..................................................... 1
II- Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thống kê học................................ 3
1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học..................................................... 3
1.1. Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội............................................ 3
1.2. Thống kê các môn học xã hội khác ở nội dung nghiên cứu..................... 4
1.3. Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội số lớn................................. 4
1.4. Cơ sở lý luận của thống kê học................................................................ 5
1.5. Cơ sở phương pháp luận của thống kê học.............................................. 5
2. Nhiệm vụ của thống kê............................................................................... 5
III- Một số khái niệm thường dùng trong thống kê........................................ 6
1. Khái niệm chung về thống kê..................................................................... 6
2. Tổng thể thống kê....................................................................................... 7
3. Tiêu thức thống kê...................................................................................... 8
4. Chỉ tiêu thống kê......................................................................................... 9
5. Các loại thang đo......................................................................................... 10
6. Bảng thống kê và đồ thị thống kê................................................................ 11
6.1. Bảng thống kê.......................................................................................... 11
6.2. Đồ thị thống kê......................................................................................... 14
Chương II: Quá trình nghiên cứu thống kê................................................ 18
I- Phân tích đối tượng nghiên cứu – Nội dung vấn đề nghiên cứu................. 18
II- Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê................................. 18
III- Điều tra thống kê....................................................................................... 19
1. Khái niệm, nhiệm vụ điều tra thống kê....................................................... 19
2. Các loại điều tra thống kê............................................................................ 20
3. Các phương pháp thu thập tài 22
liệu...............................................................
4. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê...................................................... 22
5. Sai số trong điều tra thống kê...................................................................... 23
IV- Tổng hợp thống kê.................................................................................... 23
1. Thu thập số liệu thống kê............................................................................ 23
2. Lựa chọn số liệu thống kê........................................................................... 24
V- Phân tích và dự báo thống kê..................................................................... 24
1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích thống kê................................... 24
2. Các nguyên tắc chỉ đạo............................................................................... 25
3. Dự báo thống kê.......................................................................................... 25
Chương III: Phân tổ thống kê...................................................................... 27
I- Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê................................... 27
1. Khái niệm phân tổ thống kê........................................................................ 27
2. Ý nghĩa phân tổ thống kê............................................................................ 27
3. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê................................................................... 27
II- Tiêu thức phân tổ........................................................................................ 28
1. Khái niệm về tiêu thức phân tổ................................................................... 28
2. Các căn cứ lựa chọn tiêu thức phân tổ........................................................ 28
III- Xác định số tổ cần thiết............................................................................. 28
1. Tiêu thức thuộc tính.................................................................................... 29
2. Tiêu thức số lượng...................................................................................... 29
IV- Phân tổ liên hệ.......................................................................................... 32
Chương IV: Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội.......................... 35
I- Số tuyệt đối trong thống kê......................................................................... 35
1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của số tuyệt đối trong thống kê.............. 35
2. Các số tuyệt đối........................................................................................... 37
II- Số tương đối trong thống kê....................................................................... 37
1. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tương đối...................................... 37
2. Các loại số tương 38
đối...................................................................................
III- Số bình quân trong thống kê..................................................................... 42
1. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm số bình quân................................................ 42
2. Các loại số bình quân.................................................................................. 43
IV- Độ biến thiên của tiêu thức....................................................................... 55
1. Ý nghĩa của độ biến thiên của tiêu thức...................................................... 55
2. Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức................................................. 56
Chương V: Sự biến động của các hiện tượng kinh tế - xã hội................... 64
A- Dãy số thời gian......................................................................................... 64
I- Khái niệm phân loại dãy số thời gian.......................................................... 64
1. Khái niệm về dãy số thời gian..................................................................... 64
2. Các loại dãy số thời gian............................................................................. 65
3. Tác dụng của dãy số thời gian..................................................................... 65
4. Nguyên tắc dãy số thời gian........................................................................ 65
II- Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian...................................................... 66
1. Mức độ trung bình theo thời gian................................................................ 66
2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối....................................................................... 68
3. Tốc độ phát triển......................................................................................... 69
4. Tốc độ tăng giảm......................................................................................... 71
B- Chỉ số......................................................................................................... 72
I- Khái niệm và tác dụng của chỉ số................................................................ 72
1. Khái niệm về chỉ số..................................................................................... 72
2. Các loại của chỉ số...................................................................................... 72
3. Tác dụng của chỉ số..................................................................................... 73
II- Phương pháp tính chỉ số............................................................................. 73
1. Chỉ số đơn................................................................................................... 73
2. Chỉ số tổng hợp........................................................................................... 75
III- Hệ thống chỉ số......................................................................................... 79
1. Khái niệm hệ thống chỉ số........................................................................... 79
2. Tác dụng của hệ thống chỉ số...................................................................... 79
3. Các loại hệ thống chỉ số.............................................................................. 79

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: Lý thuyết thống kê

Mã số của môn học: MH10


I. Vị trí, tính chất của môn học

- Vị trí: Môn học Lý thuyết thống kê thuộc nhóm các môn học cơ sở. Vì vậy,
môn học này được học sau các môn học chung và môn kinh tế chính trị, trước
các môn học khác trong nhóm các môn học cơ sở.
- Tính chất: Môn học Lý thuyết thống kê nghiên cứu quá trình tổ chức điều tra,
tổng hợp số liệu, phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội. Để nghiên cứu quá
trình trên. thống kê sử dụng các phương pháp như điều tra chọn mẫu, phân tổ
thống kê, số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, chỉ số, dãy số biến động.
II. Mục tiêu môn học

Kiến thức: Môn học Lý thuyết thống kê trang bị cho học sinh những kiến thức
chung về thống kê, các mức độ hiện tượng kinh tế xã hội, sự biến động của hiện
tượng kinh tế xã hội.

Kỹ năng: Hiểu được những phương pháp nghiên cứu cụ thể để có thể phân tích,
rút ra được bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế xã hội

phương pháp luận về thống kê

Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Vận dụng những những kiến thức đã
học giúp cho học sinh học tốt môn học thống kê ngành và các phần kiến thức
chuyên ngành, đồng thời có thể vận dụng chúng vào công tác chuyên môn,
nghiệp vụ của mình

III. Nội dung môn học

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số tiết

Thực Kiểm
TT Nội dung hành, thí tra

Tổng số nghiệm,
thuyết
thảo luận,
Bài tập

Chương I-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ


2,5 2,5 0 0
THỐNG KÊ HỌC

I Sự ra đời và phát triển của thống kê học 0,5 0,5 0 0

Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thống


II 1 1 0 0
kê học
Số tiết

Thực Kiểm
TT Nội dung hành, thí tra

Tổng số nghiệm,
thuyết
thảo luận,
Bài tập

Một số khái niệm thường dùng trong thống


III 1 1 0 0

Chương II-QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU


5 3 2 0
THỐNG KÊ

Phân tích đối tượng nghiên cứu- Nội dung


I 0,5 0,5 0 0
vấn đề nghiên cứu

Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu


II 0,5 0,5 0 0
thống kê

III Điều tra thống kê 1 1 0 0

IV Tổng hợp thống kê 1,5 0,5 1 0

V Phân tích và dự báo thống kê 1,5 0,5 1 0

Chương III: PHÂN TỔ THỐNG KÊ 3,5 2,5 1 0

Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ


I 0,5 0,5 0 0
thống kê

II Tiêu thức phân tổ 1 1 0 0

III Xác định số tổ cần thiết 0,5 0,5 0 0

IV Phân tổ liên hệ 1,5 0,5 1 0

Chương IV.-CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN


10 6 3 1
TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI

I Số tuyệt đối trong thống kê 1,5 1 0,5 0

II Số tương đối trong thống kê 1,5 1 0,5 0

III Số bình quân trong thống kê 2,5 2 0,5 0

IV Độ biến thiên của tiêu thức 3,5 2 1,5 0

Kiểm tra 1 0 0 1
Số tiết

Thực Kiểm
TT Nội dung hành, thí tra

Tổng số nghiệm,
thuyết
thảo luận,
Bài tập

Chương V SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC


9 6 2 1
HIỆN TƯỢNG KINH TẾ XÃ HỘI

A Dãy số thời gian 3 2,5 0,5 0

I Khái niệm phân loại dãy số thời gian 0,5 0,5 0 0

II Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 2,5 2 0,5 0

B Chỉ số 5 3,5 1,5 0

I Khái niệm và tác dụng của chỉ số 1 1 0 0

II Phương pháp tính chỉ số 2,5 1,5 1 0

III Hệ thống chỉ số 1,5 1 0,5 0

Kiểm tra 1 0 0 1

Tổng cộng 30 20 8 2
2. Nội dung chi tiết:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ HỌC
Mã chương: MH10.01
*Mục tiêu đối với người học:
Trang bị cho học sinh những kiến thức chung về thống kê, các khái niệm
cơ bản thường dùng trong thống kê.

*Nội dung của bài:

I – Sự ra đời và phát triển của thống kê học:


Thống kê học là môn học khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu
cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Trước khi trở thành một môn khoa học,
thống kê học đã có nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu. Đó là quá trình tích lũy
kinh nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, được đức kết dần trở thành lý luận khoa
học và ngày càng hoàn thiện
- Dưới chế độ nô lệ, chủ nô cần biết số lượng nô lệ và tài sản của mình, số
sản phẩm xuất ra và chiếm quả thu được sau mỗi lần chiến tranh ... giai cấp chủ
nô đã tiến hành ghi chép và tính toán. Đó là hình thức phôi thai của thống kê.
- Dưới chế độ phong kiến người ta tổ chức nhiều việc ghi chép và kê khai
có tính chất thống kê rõ rệt như đăng ký đất đai, đăng ký nhân khẩu.
+ Năm 2238 trước công nghiên vua Nghiêu ở Trung Quốc đã tổ chức làm
các bảng kê khai dân số
+ Người ta đã tìm thấy các bảng thống kê dân số ở Ai Cập, I RAN và Nga
ở thế kỷ 13 so với chế độ chiếm hữu nô lệ, thì chế độ phong kiên có nên sản
xuất tiến bộ hơn, giao lưu hàng hóa cũng được mở rộng, do đó các bảng thống
kê phong phú hơn, song chỉ là việc ghi chép, tính toán đơn giản phục vụ cho
việc thu thuế và bắt lính, không có lý luận khoa học chỉ đạo .
- Cuối thế kỷ XIII phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát
triển đã làm cho khoa học thống kê ra đời là một đòi hỏi tất nhiên của việc
nghiên cứu và các quá trình phát triển kinh tế xã hội phức tạp nảy sinh trong tư
bản như: sự ra đời và phân công xã hội phát triển sản xuất tập trung trong các xí
nghiệp quy mô lớn thị trường mở rộng từ trong nước ra thế giới. Giai cấp xã hội
bị phân hóa nhanh chóng và đấu tranh gay gắt để phục vụ cho mục đích kinh tế,

1
chính trị và quân sự, nhà nước tư bản và các chủ tư bản cần rất nhiều thông tin
thường xuyên về thị trường, giá cả, sản xuất, nghiên liệu, dân số v.v...Do đó
công tác thống kê phát triển nhanh chóng. Sự cố gắng tìm hiểu qua các hiện
tượng và quá trình phát triển kinh tế xã hội thông qua biểu hiện về mặt xã hội số
lượng đòi hỏi người làm công tác khoa học, những người làm công tác quản lý
nhà nước, quản lý kinh doanh đi vào nghiên cứu lý luận và phương pháp thu
thập tính toán số liệu thống kê bắt đầu được xuất bản.
+ Năm 1682 nhà kinh tế học người Đức tên là Wilyam petty (1623-1687)
đã cho xuất bản cuốn sách “ chính trị số học” trong đó tác giả đã dùng phương
pháp điều tra độc đáo để nghiên cứu các hiện tượng xã hội thông qua các con số.
Do đó Mác đã mệnh danh cho Wilyam petty là người sáng lập ra môn thống kê
học.
+ Giữa thế kỷ XVIII năm 1759 một giáo sư đại học người Đức tên là
Akhen van (1719-1772) lần đầu tiên dùng thuật ngữ thống kê để chỉ ra phương
pháp trên và quan niệm đó là môn học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt
qua các số liệu thu thập được.
Các quan điểm và phương pháp nêu lên lúc này làm cho người ta hết sức
ngạc nhiên và tính mới mẻ sâu sắc và cụ thể thống kê. Thống kê trong giai đoạn
này tuy mang nặng tính chất miêu tả, tức là chỉ một số mới dùng số liệu để minh
họa tình hình kinh tế xã hội cụ thể mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể hiện
tượng trên cơ sở số liệu đã thu thập được. Nhưng nó lại có nội dung tiến bộ phản
ánh tương đối chân thực hiện tượng xã hội vạch rõ tính chất lạc hậu phẩn động
của chế độ phong kiến, giúp cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh
chóng.
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển đã tạo điều kiện cho
thống kê khoa học phát triển. Chế độ công hữu hóa về tư liệu sản xuất, công tác
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, đòi hỏi phải chặt chẽ, khoa học, thì công tác
thống kê phải càng phất triển nhanh chóng và toàn diện, làm cho lý luận và
phương pháp của thống kê ngày càng hoàn chỉnh, thống kê học dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa thực sự trở thành một môn khoa học chân chính.

2
II- Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thống kê học
1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê học có thể
thống kê nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội.
Nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội cần chú ý 3 vấn đề
sau:
- Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội
- Thống kê nghiên cứu mặt năng lượng của hiện tượng đó.
- Thống kê nghiên cứu những hiện tượng xã hội số lớn.
1.1 Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội
- Thế nào là hiện tượng xã hội, nó khác hiện tượng tự nhiên thế nào?
- Hiện tượng xã hội rất sinh động, nó mang tính chất lịch sử, thường biến
động, phụ thuộc vào không gian thời gian. Còn hiện tượng tự nhiên mang tính
chất ổn định hơn chúng thường lặp đi lặp lại theo thời gian và biến đổi không
lớn lắm.
- Quy luật xã hội được biểu hiện muôn màu muôn vẻ trong cuộc đấu tranh
giai cấp. Ngược lại nhưng quy luật tự nhiên, tuy cũng rất phức tạp, nhưng chúng
lại biểu hiện bằng hình thức rõ ràng và cùng kiểu. Vì vậy giữa hiện tượng xã hội
và hiện tượng tự nhiên, giữa quy luật xã hội và quy luật tự nhiên phải có những
phương pháp riêng
Thông thường người ta nhận thức quy luật tự nhiên bằng các thí nghiệm
quan sát nhiều lần trong điều kiện thí nghiệm nhân tạo. Song những thủ đoạn và
phương pháp đó lại hoàn toàn không thích hợp trong quá trình nhận thức các
hiện tượng và quy luật phát triển xã hội.
Để khám phá các hiện tượng xã hội. Cần phải thu thập hàng loạt các sự
kiện của đời sống xã hội và tìm ra bản chất của chúng. Điều này lại rất phù hợp
với thống kê. Thống kê có khả năng thu thập chỉnh lý tổng hợp những tài liệu
thực tế bằng phương pháp chuyên môn của mình.
Thực tế thống kê đã đóng góp một vai trò quan trọng là vũ khí sắc bén
nhận thức xã hội .

3
Các hiện tượng xã hội mà thống kê nghiên cứu rất rộng bao gồm:
- Dân số xã hội
- Tái sản xuất của cải vật chất xã hội
- Văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao
- Quản lý nhà nước
- Các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến đời sống xã hội.
1.2 Thống kê với các môn học xã hội khác ở nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu thống kê là mà lượng của hiện tượng xã hội bao
gồm:
- Quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển mức độ điển hình của
hiện tượng... để nghiên cứu được thống kê phải biểu hiện mặt số lượng đó bằng
con số cụ thể từ đó vạch ra bản chất và tính quy luật phát triển của hiện tượng
- Đặc tính về số lượng của hiện tượng được biểu hiện bằng con số thì luôn
biến đổi theo thời gian và không gian. Điều đó có nghĩa là đối tượng nghiên cứu
của thống kê không thể tác rời không gian và thời gian được.
Các quy luật xã hội tuy là phạm trù lịch sử nhưng nó vẫn tồn tại trong thời
gian tương đối dài và nó có tính phổ biến. Còn các con số biểu hiện mặt lượng
của các quy luật lại không thể có được đặc điểm đó, không có một quy mô, khối
lượng, tốc độ phát triển hay kết cấu nào lại có tính phổ biến và tồn tại lâu dài ở
nhiều địa điểm và thời gian khác nhau.
1.3. Thống kê nghiên cứu các hiện tượng xã hội số lớn:
Hiện tượng xã hội số lớn là hiện tượng đã lặp đi lặp lại nhiều lần ở nhiều
thời gian và địa điểm khác nhau.
Sở dĩ thống kê phải nghiên cứu hiện tượng số lớn là xuất phát từ mục đích
nghiên cứu của thống kê là phải nêu được bản chất và tính quy luật của hiện
tượng.
Chúng ta biết rằng bản chất và tính quy luật của hiện tượng chỉ có thể
biểu hiện một khía cạnh của bản chất, có khi do đặc thù nó có thể xuyên tạc bản
chất của hiện tượng làm cho có những nhận thức sai lầm về hiện tượng đó.

4
Từ các vấn đề nêu trên ta có thể rút ra đối tượng nghiên cứu của thống kê
học như sau:
“ Đối tượng nghiên cứu thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật
thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn, trong điều
kiện thời gian và điều kiện cụ thể”
Đối tượng của thống kê học quyết định nội dung của nguyên lý thống kê.
Nội dung của nguyên lý thống kê chứa đựng những chi thức và thu thập, hệ
thống hóa phân tích và dự đoán mặt lượng của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn.
1.4. Cơ sở lý luận của thống kê học.
- Kinh tế học “nói chung” và kinh tế chính trị học của Các – Mác
- Triết học duy vật lịch sử của Các Mác.
Đây là những môn khoa học có khả năng giải thích rõ ràng và đầy đủ nhất
của các khái niệm, phạm trù kinh tế - xã hội; vạch rõ các mối liên hệ ràng buộc
và tác động qua lại giữa các hiện tượng.
- Đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ
trong từng thời kỳ nhất định.
1.5- Cơ sở phương pháp luận của thống kê học
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là khoa học về quy luật chung nhất của thế
giới vật chất và tư duy. Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp nhận
thức thế giới và cải tạo thế giới của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản. Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp biện chứng duy vật
giúp ta phân tích đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và khoa học nhất.
2- Nhiệm vụ của thống kê
Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của thống kê đảm bảo
thông tin thống kê chính xác, kịp thời và đầy đủ về các hiện tượng kinh tế xã hội
trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể để phục vụ quản lý kinh tế xã hội
của nhà nước trong toàn bộ phạm vi ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Để thực hiện nhiệm vụ chung này cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê nhằm đáp ứng các nhu cầu
thông tin cho phân tích và dự toán.

5
- Tổ chức điều tra thu thập và tổng hợp số liệu của các hiện tượng kinh tế
xã hội số lớn trong những thời gian và địa điểm cụ thể.
- Vận dụng các phương pháp toán học để tổng hợp sử lý tính toán, phân
tích các chỉ tiêu thống kê nhằm nêu lên bản chất và tính quy luật của hiện tượng.
III- Một số khái niệm thường dùng trong thống kê
1- Khái niệm chung về thống kê
Nói đến thống kê nhiều người thường quan niệm đó là những dòng số vô
tận, được đưa vào biểu báo cáo. Đó là những tài liệu khô khan, đó là một việc
làm thầm lặng và vô vị, mà người ta không nhìn thấy được nội dụng của những
con số thống kê. Họ không hiểu rằng đằng sau những con số ấy là cả một cuộc
sống sôi động của xã hội. Những con số ấy không phải trừu tượng, mà bản thân
nó chứa đựng bên trong những nội dung kinh tế xâu sắc.
Những người làm công tác kinh tế và cả những người làm công tác khác
cần phải biết trình bày những kiến nghị, đề xuất của mình bằng những con số và
biết cách phân tích những con số đó.
Ví dụ: theo số liệu điều tra về lao động, việc làm năm 2005 của Tổng cục
thống kê cho thấy:
Tại thời điểm điều tra ngày 01/7/2005 lưu lượng lao động (bao gồm trong
độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động) của cả nước có 44,385 triệu người
tăng 2,6% so với năm 2004 với quy mô tăng thêm là 1,143 triệu người.
Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực đô thị trong cả nước của lực lượng lao
động trong độ tuổi lao động năm 2005 là 5,3% (giảm 0,3% so với năm 2004)
Mục tiêu đặt ra cho kế hoạch 5 năm 2006-2010 là lao động được giải
quyết việc làm là 8 triệu người (5 năm 2001-2005) là 7,5 triệu người, tỷ lệ lao
động thất nghiệp ở thành thị dưới 5%.
Tài liệu thống kê trên đây có được là do kết quả tổng hợp của các cơ quan
thống kê từ cấp xã, huyện tỉnh, trung ương. Kết quả tính toán trên cho phép tính
đúng đắn về thực trạng dân số giúp cho việc hoạch định chính sách kinh tế xã
hội có liên quan đến việc phát triển dài hạn từng địa phương và cả nước.

6
Toàn bộ các công việc theo dõi diễn biến của hiện tượng ghi chép tài liệu
đến tổng hợp cho phạm vi rộng hơn, phân tích rút ra kết luận và bản chất tính
quy luật của hiện tượng và đề xuất phương pháp chỉ đạo làm cho hiện tượng
phát triển tốt hơn là một quá trình nghiên cứu thống kê gồm 3 giai đoạn: điều
tra, tổng hợp, phân tích.
Vậy thống kê học là một môn khoa học nghiên cứu hệ thống các phương
pháp thu thập và sử lý các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để
tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những thời
gian và điều kiện cụ thể.
2- Tổng thể thống kê
a) Khái niệm về tổng thể thống kê:
Tổng hợp thống kê là khái niệm quan trọng của thống kê học, nó xác định
phạm vi nghiên cứu từ đó mà ta có thể xác định phạm vi điều tra tổng hợp và
phân tích số liệu của hiện tượng trong phạm vi địa điểm chính xác.
Vậy tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn bao gồm những đơn vị và
phần tử cá biệt, cần được quan sát và phân tích mặt lượng của chúng, các đơn vị
này được gọi là các đơn vị tổng thể.
b) Các loại tồng thể thống kê:
- Tổng thể bộc lộ: các đơn vị tổng thể dễ xác định bằng trực quan.
VD: Tổng số học sinh trong lớp học, số hàng hóa bán ra trong tuần.
- Tổng thể tiềm ẩn: các đơn vị tổng thể khó xác định bằng trực quan, danh
giới tổng thể không rõ ràng.
VD: Tổng số sinh viên trường CĐ nghề Nam Định ham mê bóng đá, số
học sinh nữ của trường CĐ nghề mê tín dị đoan...
- Tổng thể đồng nhất: bao gồm những đơn vị giống nhau và đặc điểm chủ
yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.
- Tổng thể không đồng nhất: bao gồm những đơn vị có đặc điểm chủ yếu
khác nhau.
VD: Tổng thể của các cơ sở sản xuất công nghiệp của toàn quốc trong
thời gian xác định là tổng thể đồng nhất, nếu mục đích nghiên cứu là tìm hiểu

7
kết quả hoạt động chế biến và khai thác sản phẩm vật chất nó là tổng thể không
đồng chất, nếu mục đích nghiên cứu là tìm hiểu kết quả hoạt động chế biến và
khai thác sản phẩm vật chất của các cơ sở thuộc sở hữu nhà nước.
- Tổng thể chung: bao gồm tất cả các đơn vị tổng thể.
- Tổng thể bộ phận: chỉ bao gồm 1 phần của tổng thể chung.
VD: nghiên cứu phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Nam Định
thì tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ là tổng thể bộ phận, còn tổng của hai loại
trên là tổng thể chung.
3- Tiêu thức thống kê
a) Khái niệm chung về tiêu thức thống kê:
Nghiên cứu thống kê phải dựa vào đặc điểm của đơn vị tổng thể. Mỗi đơn
vị tổng thể đều có nhiều đặc điểm. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà một số đặc
điểm của đơn vị tổng thể được đưa ra để nghiên cứu.
VD: đơn vị tổng thể là người dân có các tiêu thức, tên tuổi, giới tính, trình
độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nơi ở.
Vậy tiêu thức thống kê là đặc điểm của đơn vị tổng thể được lựa chọn ra
để nghiên cứu.
b) Các tiêu thức thống kê:
- Tiêu thức thuộc tính: phản ánh các tính chất của đơn vị tổng thể biểu
hiện trực tiếp bằng con số.
VD: các tiêu thức giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú,
nhân cách.
- Tiêu thức thuộc tính có thể biểu hiện trực tiếp và gián tiếp. Chẳng hạn
tiêu thức giới tính có thể biểu hiện trực tiếp là nam và nữ; hình thức sở hữu có
biểu hiện trực tiếp là quốc doanh, hợp tác xã... Tiêu thức đời sống vật chất có
biểu hiện gián tiếp là lượng tiêu dùng lương thực, thịt, sữa, trứng theo đầu
người, diện tích nhà ở theo đầu người.
- Đôi khi cũng có tiêu thức thuộc tính biểu hiện bằng con số, song các con
số này không dùng để tính toán, nó chỉ biểu hiện mức độ của thuộc tính.
VD: tiêu thức trình độ văn hóa 4, 5, 6...

8
- Tiêu thức số lượng: phản ánh các tính chất của đơn vị tổng thể trực tiếp
bằng con số.
VD: tiêu thức độ tuổi, năng suất lao động, sản lượng ...
- Tiêu thức thay phiên: là tiêu thức có biểu hiện không trùng nhau trên 1
đơn vị tổng thể.
VD: giới tính (nam và nữ), số lượng công nhân của cơ sở sản xuất (giới
500 người và trên 500 người).
- Tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng có 3 biểu hiện trở lên có thể
trở thành tiêu thức thay phiên.
VD: tiêu thức trình độ văn hóa có thể rút gọn thành 2 biểu hiện: chưa tốt
nghiệp phổ thông trung học và đã tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên.
4- Chỉ tiêu thống kê
a) Khái niệm của chỉ tiêu thống kê:
- Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất
cơ bản của hiện tượng, số lượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Chỉ tiêu thống kê có 2 mặt: khái niệm và con số.
+ Mặt khái niệm bao gồm định nghĩa và khái niệm về thực thể, thời
gian và không gian của hiện tượng, mặt này chỉ rõ nội dung của chỉ tiêu thống
kê.
+ Mặt con số của chỉ tiêu là trị số được phát hiện với các đơn vị
tính toán phù hợp. Nó nêu lên mức độ chi tiêu.
VD: tổng sản lượng trong nước (GDP) năm 2001 là 481.300 tỉ đồng trong
đó tổng sản phẩm trong nước năm 2001 là mặt khái niệm của chỉ tiêu, 481.300 tỉ
đồng là mặt con số của chỉ tiêu.
b) Các loại chỉ tiêu thống kê:
- Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện các tính chất, tính độ phổ biến, mối quan
hệ của tổng thể, năng suất lao động, mức lương, giá thành sản phẩm...
- Chỉ tiêu số lượng: phản ánh quy mô của tổng thể số lượng sản phẩm, số
lượng công nhân. Việc phân loại này nhằm đáp ứng yêu cầu của một số phương
pháp thống kê.

9
c, Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu có thể phản ánh các
mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối quan hệ cơ bản giữa các mặt của
tổng thể và mối liên hệ của tổng thể với các hiện tượng có liên quan.
Hệ thống chỉ tiêu được cấu thành từ các nhóm chỉ tiêu và được xây dựng
theo yêu cầu nghiên cứu riêng.

VD- hệ thống chỉ tiêu thống kê của đơn vị sản xuất cơ sở bao gồm những
chỉ tiêu về tất cả có kết quả có tính chất quyết định về lao động, về những điều
kiện và những nhân tố quan trọng nhất mà các kết quả phụ thuộc vào chúng. Nó
được cấu thành từ những chỉ tiêu quan trọng nhất về lực lượng lao động, năng
suất lao động và tiền lương, về chi phí, thu nhập và lợi nhuận ..., về các mặt giá
trị sử dụng và giá trị của kết quả sản xuất.
5- Các loại thang đo
a) Thang đo định danh:
Là đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức nghiên cứu, các con số
này không có ý nghĩa về mặt toán học.
VD- tiêu thức giới tính: nam đánh số 1, nữ đánh số 0
b) Thang đo thước bậc:
Là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện tiêu thức có quan hệ thứ
bậc, hơn, kém. Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng
nhau.
VD- trình độ văn hóa phổ thông có 3 cấp: cấp 1, cấp 2, cấp 3, huân
chương có 3 loại: nhất, nhì, ba.
c) Thang đo khoảng:
Là thang đo có thứ bậc, có khoảng cách đều nhau, việc cộng trừ các con
số có ý nghĩa có thể dùng để tính các đặc trưng như bình quân hoặc phương sai.
d) Thang đo tỷ lệ:
Là thang đo khoảng cách với 1 điểm không tuyệt đối, chín điểm gốc để có
thể so sánh được tỷ lệ của các trị số đo.
Với thang này ta có thể đo lường các biểu hiện của tiêu thức như các đơn
vị đo lường vật lý thông thường (kg, m...) và thực hiện được các phép tính với
trị số đo

10
6- Bảng thống kê và đồ thị thống kê
6.1- Bảng thống kê
a) Khái niệm bảng thống kê:
Là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống hợp
lý, rõ ràng.
b) Cấu thành bảng thống kê:
*Về hình thức: bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các
tiêu đề và các số liệu.
- Các hàng ngang và cột dọc phản ánh quy mô của bảng. Số hàng ngang
và cột dọc càng nhiều thì bảng thống kê càng lớn và phức tạp. Các hàng ngang
và cột dọc cắt nhau tạo thành các ô dòng để điền các số liệu thống kê vào đó.
- Tiêu đề của bảng phản ánh nội dung của bảng và của từng chi tiết trong
bảng.
+ Tiêu đề chung: là tên gọi chung của bảng, thường viết ngắn gọn,
dễ hiểu và đặt trên đầu bảng,
+ Các tiêu đề nhỏ (tiêu mục) là tên riêng của mỗi hàng và cột phản
ánh rõ nội dung của các hàng và cột đó.
- Số liệu được ghi vào bảng, các ô của bảng, mỗi con số phản ánh một đặc
trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
*Về nội dung: bảng thống kê gồm 2 phần:
- Phần chủ đề và phần giải thích.
+ Phần chủ đề: nêu lên tổng thể hiện tượng được trình bày trong
bảng thống kê.
+ Phần giải thích gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu, nghĩa là giải thích chủ đề của bảng.
- Cấu thành bảng thống kê có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:

11
Tên bảng thống kê
(tiêu đề chung)
Đơn vị tính:
Phần giải thích Các chỉ tiêu giải thích
(tên cột)
Phần chủ đề
(a) (1) (2) (3) ... (n)
Số liệu các cột
Tên chủ đề (tên hàng)
Các hàng của
bảng

Hàng chung

Các cột của bảng Cột chung


C) Phân loại thống kê:
Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề có thể chia làm 3 loại bảng thống kê.
Giản đơn, phân tổ và kết hợp.
* Bảng giản đơn: Là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp
các dơn vị tổng thể theo tên gọi, theo địa phương hoặc thời gian nghiên cứa.
Ví dụ: Tình hình sản xuất tháng 12/2008 của các doanh nghiệp thuộc địa
bàn thành phố Nam Định như sau:
Bảng tình hình sản xuất tháng 12/2008
Của các doanh nghiệp thuộc thành phố Nam Định

Tên doanh nghiệp Số công nhân Tổng giá trị SX NSLĐ bình quân
(người) (1.000.000đ) 1 công nhân
1 2 3 4
Doanh nghiệp A 350 3.500 10.000
Doanh nghiệp B 410 4.305 10.500
Doanh nghiệp C 460 4.462 9.700

12
Chung 1220 12.267 10.054
* Bảng phân tổ: Là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu trong phần
chủ đề được phân thành các tổ theo một tiêu thức nào đó.
Ví dụ: Có tài liệu về các xí nghiệp công nghiệp thuộc khu vực N năm
2008 như sau:
Bảng phân bổ các xí nghiệp theo số công nhân sản xuất

Số công nhân sản xuất Số xí nghiệp

Từ 100 người trở xuống 15


Từ 1401 – 500 người 150
Từ 501 – 1.000 người 72
Từ 1.001 – 2.000 người 48
Từ 2.001 người trở lên 10
Cộng 295

* Bảng kết hợp:


Là loại bảng thống kê trrong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề
được phân tổ theo 2.3 tiêu thức kết hợp nhau. Nó dùng để biểu diễn kết quả của
việc phân tổ theo nhiều tiêu thức.
Ví dụ: Bảng tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 phân theo địa
phương và thành phần kinh tế (theo giá trị hiện hành).
Đơn vị: tỷ đồng
Thành phần kinh tế Trong đó
Địa phương Tổng số Quốc doanh Ngoài quốc doanh
A 1 2 3
Cả nước 29.292,4 12.739,7 16.552,7
1. Miền núi và trung du 6.578,0 3.304,6 3.273,4
2. Đồng bằng sông hồng 3.599,5 1.810,1 1.749,5
3. Khu bốn cũ 1.81416 932,1 882,5
4. Duyên hải miền trung 3.331,4 1.493,7 1.837,7

13
5. Tây nghiên 588,7 245,5 343,2
6. Đông nam bộ 12.189,2 4.841,5 7.347,7
7. Đồng bằng sông Cửu long 6.605,1 2.858,4 3.750,7

d) Những yêu cầu đối với việc xây dựng bảng thống kê:
- Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn.
- Các tiêu đề và mục tiêu trong bảng thống kê cần được ghi chính xác, đầy
đủ, gọn và dễ hiểu.
- Các hàng và cột cần được ký hiệu bằng chữ hoặc số để dễ tiện trình bày
và theo dõi.
- Các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần được sắp xếp theo trình
tự hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu, các chỉ tiêu có liên hệ với nhau nên
sắp xếp gần nhau.
- Cách ghi các ký hiệu trong bảng thống kê theo nghiên tắc các ô có trong
bảng thống kê dùng để ghi số liệu, song nếu không có số liệu thì dùng các ký
hiệu quy ước sau đây:
+ Ký hiệu (-) biểu hiện không có số liệu.
+ Ký hiệu (...) biểu hiện có số liệu còn thiếu.
+ Ký hiệu (x) nới nên rằng hiện tượng không liên quan đến điều đó, nếu
viết số liệu vào ô đó sẽ trở nên vô nghĩa.
- Phần ghi chú ở cuối bảng thống kê được dùng để giải thích rõ nội dung
của một số chỉ tiêu trong bảng, để nói rõ nguồn tài liệu đã sử dụng.
- Trong bảng thống kê bao giờ cũng phải có đơn vị tính cụ thể theo từng
chỉ tiêu.
6.2 – Đồ thị thống kê:
a) Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của đồ thị thống kê:
* Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học
dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê.

14
Ví dụ: Có tài liệu về tốc độ phát triển giá trị tổng sản lượng nông nghiệp
của địa phương X như sau:
Bảng tốc độ phát triển tổng giá trị sản lượng nông nghiệp
của địa phương X năm 2006 – 2008
Năm 2006 2007 2008
Tốc độ phát triển 100 120 135

Với tài liệu trên, để dễ thấy, dễ hiểu sự phát triển của giá trị tổng sản
lượng nông nghiệp, ta có thể dùng hình vẽ sau.
10
9
8
7
6

5
4

3
2
1
0
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 44

Biều đồ tốc độ phát triển tổng giá trị sản lượng nông nghiệp của địa
phương X từ 2006 – 2008
* Ý nghĩa và tác dụng của biểu đồ thị thống kê :
Đồ thị thống kê có tác dụng biểu hiện các tài liệu thống kê một cách sinh
động, giúp cho người xem dễ hiểu, thông qua biểu đồ mà có những ấn tượng sâu
sắc rõ ràng về hiện tượng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó đồ thị
thống kê được ứng dụng rộng rãi trong công tác tuyên truyền giáo dục, trong
công tác quản lý kinh tế và phân tích thống kê. Đồ thị thống kê được dùng để
biểu thị:
+ Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu
+ Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian

15
+ Tình hình thực hiện kế hoạch
+ Mối liên hệ giữa các hiện tượng
+ So sánh giữa các mức độ hiện tượng
b) Phân loại theo đồ thị thống kê:
- Căn cứ vào nội dung phản ánh:
+ Đồ thị kết cấu
+ Đồ thị phát triển
+ Đồ thị hoàn thành kế hoạch định mức
+ Đồ thị liên hệ
+ Đồ thị so sánh
+ Đồ thị phân khối
- Căn cứ vào hình thức thể hiện:
+Biểu đồ hình cột
+ Biểu đồ tượng hình
+ Biểu đồ diện tích
+ Biểu đồ gấp khúc
+ Biểu đồ thống kê
c) Những yêu cầu đối với việc xây dựng đồ thị thống kê:
Khi xây dựng đồ thị thống kê phải chú ý sao cho người đọc dễ xem, dễ
hiểu và đảm bảo chính xác. Muốn như vậy chú ý các diểm sau:
- Xác định quy mô đồ thị cho vừa phải
- Lựa chọn loại đồ thị cho phù hợp
- Các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị phải được xác định chính xác.

16
CÂU HỎI
Câu 1: Phân tích đối tượng nghiên cứu của thống kê học XHCN?
Câu 2: Cơ sở lý luận của thống kê học? Tác dụng của nó đối với nghiên
cứu thống kê.
Câu 3: Cơ sở phương pháp luận của thống kê học? Biểu hiện cụ thể và tác
dụng của nó với việc xây dựng các phương pháp chuyên môn nghiên cứu thống
kê các hiện tượng kinh tế, xã hội học.
Câu 4: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa thống kê học với các môn
khoa học khác có liên quan?
Câu 5: Quá trình nghiên cứu thống kê hoàn chỉnh bao gồm những giai
đoạn nào? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các giai đoạn đó?

17
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
Mã chương: MH10.02

* Mục tiêu đối với người học:

Giúp học sinh nắm được các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê,
mục đích, những vấn đề cơ bản của từng giai đoan từ đó rút ra các nhận xét và
kết luận về bản chất, tính quy luật của các hiện tượng nghiên cứu.

*Nội dung của bài:

I. Phân tích đối tượng nghiên cứu và nội dung vấn đề nghiên cứu:
- Việc làm rõ đối tượng và các khía cạnh biểu hiện ở tổng thể giúp ta tìm
ra con đường ngắn nhất để đi đến mục đích nghiên cứu.
- Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có đối tượng nghiên cứu thích ứng
khác nhau trong cùng một tổng thể. Nếu không xác định đúng nội dung nghiên
cứu, toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê sẽ bị chệch hướng, không đạt được
mục đích.
+ Hiện tượng đó có những chỉ tiêu đặc thù gì?
+ Hiện tượng đó nằm trong không gian, thời gian nào?
+ Mục tiêu nghiên cứu cụ thể hiện tượng đó là gì?
- Việc xác định nội dung nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phân
tích đối tượng nghiên cứu vừa nêu trên. Qua nghiên cứu đối tượng vừa nêu trên
ta mới biết phải giải quyết cụ thể gì? Bố cục chung của văn mà ta cần thể hiện là
thế nào... đồng thời có thể hình dung ra các bước tiếp theo (xây dựng hệ thống
chỉ tiêu, điều tra xử lý thông tin...)
II. Xây dựng hệ thống các khái niệm, chỉ tiêu thống kê:
Hiện tượng được thống kê nghiên cứu thường được xác định bằng các
khái niệm cơ bản, trong đó có các tiêu thức thiết yếu nhất của hiện tượng phản
ánh sắc nét và điển hình chỉ nói đến khái niệm cơ bản của hiện tượng người ta
đã hình dung được các đường nét cơ bản của hiện tượng đó.
Tuy nhiên chỉ tiêu, tiêu thức số lượng và chất lượng đơn giản của hiện
tượng ta mới có ngay các chỉ tiêu thống kê. Là các tiêu thức thuộc tính phức tạp

18
hoặc trừu tượng thì phải trải qua các bước cụ thể hóa dần dần mới đi đến các chỉ
tiêu thống kê. Chẳng hạn hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, sự hấp dẫn tài
nghiên du lịch, trình độ thành thạo của người lao động ... Các tiêu thức thuộc
tính phức tạp hoặc trừu tượng thường được phản ánh trước hết bằng các khái
niệm cơ bản. Sau đó chia nhỏ các khái niệm cơ bản thành các khái niệm thành
phần, mỗi khái niệm này được chia nhỏ tiếp thành các khái niệm cụ thể dần cho
đến khi chúng trở thành các chỉ tiêu đơn giản. Quá trình này được gọi là thao tác
hóa hoặc thực hành khái niệm.
Nhìn chung các hiện tượng thống kê nghiên cứu đều rất phức tạp, để phản
ánh chính xác cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê với các nghiên
tắc sau:
- Hệ thống chỉ tiêu phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Hiện tượng càng phức tạp, trừu tượng, số chỉ tiêu càng nhiều.
- Để thực hiện thu nhập thông tin, chỉ cần điều tra các chỉ tiêu có sẵn, có
cơ sở.
- Để tiết kiệm chi phí, không để một chỉ tiêu nào thừa trong hệ thống.
III- Điều tra thống kê
1- Khái niệm, nhiệm vụ thống kê:
Nghiên cứu thống kê phải có thông tin về các đơn vị tổng thể. Do vậy
người ta tổ chức thu thập thông tin đó. Việc thu thập thông tin thường tiến hành
trong phạm vi gồm nhiều đơn vị tổng thể, không đơn giản, phải được tổ chức
một cách có kế hoạch chu đáo, mới đem lại hiệu quả.
VD: Nghiên cứu thống kê dân số, người ta phải điều tra dân số để thu thập
tài liệu của từng người dân về họ tên, tuổi, nơi ở, giới tính, trình độ văn hóa, dân
tộc, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, nơi làm việc. Công việc phải chuẩn bị rất
công phu, chi phí không nhỏ nhất là điều tra trên phạm vi cả nước.
Vậy điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo kế hoạch
thống nhất để thu thập tài liệu về hiện tượng nghiên cứu dưạ trên chỉ tiêu đã xác
định trước.

19
Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập tài liệu về các đơn vị tổng thể
cần thiết cho các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê. Chất lượng
của điều tra thống kê quyết định tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của toàn bộ
quá trình nghiên cứu thống kê.
Điều tra thống kê phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:
+ Tính chính xác: tài liệu điều tra phải phản ánh đúng đắn trạng thái của
đơn vị tổng thể. Vì vậy phải ghi chép chung thực, có trình độ chuyên môn và
tinh thần trách nhiệm.
+ Tính kịp thời: nghĩa là cung cấp các tài liệu đúng lúc, cần thiết để phát
huy hết tác dụng của tài liệu đó. Yêu cầu kịp thời, được khẳng định bởi thời gian
kết thúc việc thu thập ghi trong tài liệu điều tra.
+ Tính đầy đủ: tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung và
số đơn vị tổng thể đúng quy định trong văn kiện điều tra. Tài liệu điều tra đầy đủ
mới đáp ứng được mục đích nghiên cứu, đảm bảo việc xử lý được hoàn hảo.
2- Các loại điều tra thống kê:
Các loại điều tra thống kê được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Các loại điều tra thống kê

Về thời gian Về phạm vi

Điều tra Điều tra không Điều tra toàn bộ Điều tra không
thường xuyên thường xuyên toàn bộ

Điều tra chọn mẫu Điều tra trọng điểm Điều tra chuyên đề

a) Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên:

20
- Điều tra thường xuyên là thu thập tài liệu một cách liên tục theo thời
gian. Loại thời gian này thường dùng đối với các hiện tượng cần được theo dõi
liên tục do nhu cầu quản lý.
VD: Ghi chép các hiện tượng phát sinh trong quá trình sản xuất như: số
công nhân đi làm hàng ngày, số nghiên vật liệu tiêu hao,... Ghi chép tình hình
biến động nhân khẩu của một địa phương như: sinh, tử, đến, đi, ... Ghi chép tình
hình thực hiện nội quy của học sinh như: sinh viên trong lớp, bỏ tiết, nghỉ
học, ...
- Điều tra không thường xuyên là thu thập tài liệu không vào thời gian
nhất định, tùy thuộc vào nhu cầu của từng thời điểm. Loại điều tra này thường
dùng cho các hiện tượng cần theo dõi thường xuyên như chi phí điều tra lớn
hoặc không xảy ra thường xuyên.
VD: Điều tra dân số, điều tra nông nghiệp, ...
b) Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ:
- Điều tra toàn bộ là thu thập tài liệu của toàn bộ tổng thể. Điều tra toàn
bộ cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống kê, có lợi ích rất lớn
nhưng cũng đòi hỏi chi phí rất lớn vì vậy không thể thường xuyên.
VD: Tổng thể điều tra dân số, điều tra chăn nuôi...
- Điều tra không toàn bộ: là thu thập tài liệu của một số đơn vị được chọn
ra từ tổng thể chung. Điều tra không toàn bộ có đặc điểm là đối tượng điều tra ít,
chi phí thấp, nội dung điều tra rộng, thời gian điều tra ngắn.
VD: Các cuộc điều tra ngân sách gia đình, điều tra năng suất thu hoạch
lúa, điều tra giá cả thị trường, ...
- Các loại điều tra không đồng bộ:
+ Điều tra chọn mẫu: Điều tra trên một số đơn vị tổng thể được
chọn ra từ tổng thể chung theo phương pháp khoa học, kết quả điều tra trên mẫu
được suy rộng tổng thể chung. Loại điều tra này có thể thay thế cho điều tra toàn
bộ khi chưa có điều kiện điều tra toàn bộ.

21
+ Điều tra trọng điểm: Điều tra chỉ ở bộ phận chủ yếu của tổng thể
chung. Kết quả của điều tra không suy rộng cho toàn bộ tổng thể nhưng vẫn nắm
được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng.

+ Điều tra chuyên đề: chỉ điều tra một số ít, thậm chí chỉ một đơn vị
tổng thể chung lại đi sâu nghiên cứu chi tiết mọi khía cạnh khác nhau của đơn vị
đó.
Loại điều tra này thường nhằm nghiên cứu kỹ những điển hình để
phân tích, tìm hiểu nghiên nhân, rút ra các kinh nghiệm.
3- Các phương pháp thu thập tài liệu:
- Thu thập trực tiếp: điều tra viên tự mình quan sát hoặc trực tiếp gặp đối
tượng để hỏi và ghi chép tài liệu. Cách này thường có độ chính xác cao.
- Thu thập gián tiếp: điều tra viên hỏi đối tượng qua thư hoặc qua trung
gian cũng có thể khai thác tài liệu qua các văn bản sẵn có liên quan đến đối
tượng. Cách này ít chính xác hơn, nên chỉ dùng khi không có điều kiện hỏi trực
tiếp.
4- Các hình thức tổ chức điều tra thống kê:
a) Báo cáo thống kê định kỳ:
Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra thống kê thường
xuyên, có định kỳ theo nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do
cơ quan có thẩm quyền quy định.
VD: Báo cáo định kỳ hàng tháng (quý, năm) các doanh nghiệp quốc
doanh, các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước phải lập và gửi báo cáo
theo biểu mẫu thống nhất lên cơ quan cấp trên.
Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tổ chức điều tra theo con đường
hành chính bắt buộc, người báo cáo phải chấp hành đúng quy định, không được
vi phạm pháp lệnh.
Báo cáo thống kê định kỳ được áp dụng chủ yếu đối với doanh nghiệp
quốc doanh và cơ quan nhà nước.
b) Điều tra chuyên môn:
Điều tra chuyên môn là hình thức điều tra không thường xuyên được tiến
hành theo một kế hoạch và phương pháp quy định riêng cho mỗi lần điều tra.

22
Điều tra chuyên môn là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các cuộc điều tra hàng năm.
5- Sai số trong điều tra:
Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số của đặc điểm điều
tra thu thập được so với trị số thực của hiện tượng nghiên cứu.
- Bất kỳ cuộc điều tra thống kê tổ chức dưới hình thức nào, thu thập tài
liệu bằng cách nào đều có những sai số nhất định. Cần phân biệt các loại sai số
sau:
+ Sai số do ghi chép: người điều tra quan sát sai, ghi chép sai do vô
tình, đối tượng trả lời sai do không hiểu nội dung câu hỏi hoặc sai do cố ý.
+ Sai số do tính chất đại biểu: chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu.
Để đảm bảo các kết quả điều tra đạt mức độ chính xác cao, cần phải hạn
chế sai số. Muốn vậy phải làm tốt các công việc dưới đây:
- Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra.
- Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra:
+ Kiểm tra tài liệu thu thập.
+ Kiểm tra tính chất đại biểu.
+ Kiểm tra về mặt logic.
+ Kiểm tra về mặt tính toán.
IV- Tổng hợp thống kê
1- Thu thập số liệu thống kê:
Xử lý số liệu là một hình thức xử lý đơn giản các tài liệu ban đầu thu thập
được qua điều tra thống kê. Các tài liệu này đều ở dạng thô, lộn xộn, khối lượng
lớn, chưa cho biết về trạng thái của hiện tượng nghiên cứu. Vì vậy cần phải phân
loại, tổng hợp chúng theo các chỉ tiêu đã đề ra. Kết quả của việc xử lý này là các
bản thống kê và đồ thị thống kê. Như vậy, bằng xử lý số liệu, ta chuyển được
những đặc trưng riêng của đơn vị tổng thể thành đặc trưng chung của tổng thể,
chuẩn bị cho bước phân tích tiếp theo. Ở bước này cần chú ý các thang đo thích
hợp với đặc tính thống kê.

23
Nếu sau khi xử lý sơ bộ số liệu và phân tích thống kê sơ bộ, các yêu cầu
mục đích thống kê chưa được đáp ứng đầy đủ thì được điều tra bổ sung.
2- Lựa chọn số liệu thống kê:
- Đây chính là mô hình hóa toán học các vấn đề cần phân tích theo mục
tiêu nghiên cứu thống kê. Chỉ bằng cách này ta mới có khả năng ứng dụng rộng
rãi các phương pháp phân tích thống kê nhiều chiều, ứng dụng lý thuyết điều
khiển, lý thuyết quyết định ... cũng như tin học và máy tính trong quá trình
nghiên cứu thống kê. Công việc này có thể chia thành các bước sau:
+ Thành lập các bài toán thống kê đặc trưng, trong đó các ý nghĩa
thực tế của các chỉ tiêu thống kê hoặc các nội dung kinh tế xã hội được chuyển
hóa và mô tả bằng những thuật ngữ toán học.
+ Nêu rõ nội dung, đặc điểm của phương pháp phân tích thống kê
được sử dụng, những điều cần chú ý, chương trình máy tính cần dùng và các
lệnh cần thiết, cách thu thập các số liệu cần dùng trong phương pháp.
+ Giải thích các kết quả thu được.
V- Phân tích và dự báo thống kê
1- Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích thống kê:
a) Khái niệm:
- Phân tích thống kê là nêu lên một cách tổng hợp qua các biểu hiện bằng
số lượng bản chất và tính quy luật của hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội
trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, dùng các
phương pháp thống kê làm công cụ và dựa vào các lý luận kinh tế - xã hội.
b) Ý nghĩa:
- Là khâu cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê. Giúp nhận thức
sâu sắc bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội cần nghiên
cứu.
- Tài liệu của phân tích và dự đoán chỉ có tác dụng đối với quá trình nhận
thức, mà trên một góc độ nhất định còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải
tạo xã hội.

24
c) Nhiệm vụ:
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, nhằm phục vụ kịp thời cho công
tác quản lý kinh tế cả tầm vĩ mô và vi mô.
- Phân tích tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội
cần nghiên cứu.
2- Các nghiên tắc chỉ đạo
a) Phân tích thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế -
xã hội.
b) Phân tích thống kê phải căn cứ vào toàn bộ sự thật có liên quan và đặt
chúng trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.
c) Phân tích thống kê đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức
phát triển khác nhau, phải áp dụng các phương pháp khác nhau.
3- Dự báo thống kê
a) Khái niệm: Là căn cứ vào tài liệu thống kê và hiện tượng nghiên cứu
trong thời gian đã qua, sử dụng các phương pháp thích hợp để tính toán các mức
độ tương lai của hiện tượng.
b) Các phương pháp của dự báo:
- Dựa vào lượng tăng tuyệt đối bình quân.
Ŷn+L = Yn + ∆y.L
- Dựa vào tốc độ phát triển bình quân:
Ŷn+L = Yk (1 + r )L
- Ngoại suy hàm xu thế:
Yt = f(t) + εt

25
CÂU HỎI

Câu 1: Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê? Yêu cầu nào là cơ bản
nhất ? Tại sao? Bằng cách nào để yêu cầu đó phát huy được tác dụng trong
nghiên cứu kinh tế - xã hội.
Câu 2: Phân tích ưu, nhược điểm chính của các loại điều tra thống kê ?
Loại điều tra nào thường được dùng phổ biến nhất hiện nay trong thực tế ?
Câu 3: Điều tra chọn mẫu được áp dụng trong điều kiện nào, Ưu, nược
điểm của nó? Trình bày các chọn số mẫu trong trường hợp chọn lặp? Cơ sở khoa
học của nó?
Câu 4: Tại sao nói báo cáo thống kê – kế toán định kỳ là hình thức cơ bản
của hạch toán kinh tế? Phân tích sự biểu hiện cụ thể, tính pháp lệnh của hình
thức tổ chức điều tra thống kê này ?
Câu 5: Đơn vị điều tra là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa đơn vị
điều tra và đơn vị tổng thể? Có khi nào hai loại đơn vị này là một hay không?
Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh?
Câu 6: Nội dung điều tra chuyên môn là gì? Cơ sở khoa học để xác định
chuẩn xác nội dung của các cuộc điều tra chuyên môn trên thực tế?
Câu 7: Tổng hợp thống kê là gì? Tác dụng của nó trong công tác nghiên
cứu thống kê các hiện tượng kinh tế - xã hội? Phân tích các nhiệm vụ cơ bản của
tổng hợp thống kê?

26
CHƯƠNG III: PHÂN TỔ THỐNG KÊ
Mã số chương: MH10.03

* Mục tiêu đối với người học:

Trang bị cho học sinh kiến thức về phân tổ thống kê, tiêu thức phân tổ,
đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như
phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy tương quan.

I – Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê:


1. Khái niệm phân tổ thống kê:
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến
hành phân chia hiện tượng nghiên cứu trở thành các tổ hoặc các tiểu tổ có tính
chất khác nhau.
Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình nhân khẩu, căn cứ vào tiêu thúc giới
tính để chia tổng số nhân khẩu thành độ tuổi khác nhau.
2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê:
- Phân tổ thống kê có ý nghĩa nhiều mặt trong nghiên cứu thống kê.
- Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê.
- Phân tổ thống kê là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu thống kê như số bình
quân
- Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích
thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê
khác như phương pháp chỉ số, phương pháp quy hồi tương quan.
3.Nhiệm vụ của phân tổ thống kê:
Phân tổ thống kê giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
+ Phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện tượng nghiên cứu dựa
vào một hay một số tiêu thức nhất định.
+ Phân tổ thống kê phải biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu bao
gồm những bộ phận tồn tại độc lập tương đối có tầm quan trọng khác nhau trong
tổng thể.

27
+ Phân tổ thống kê phải biểu hiện mối quan hệ giữa các tiêu thức
II. Tiêu thức phân tổ:
1. Khái niệm về tiêu thức phân tổ:
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức thống kê được lựa chọn làm căn cứ để tiến
hành phân tổ thống kê.

Có nhiều tiêu thức có thể dùng để phân tổ, tùy thuộc vào mục đích nghiên
cứu mà lựa chọn tiêu thức phân tổ cho thích hợp. Nếu lựa chọn tiêu thức phân tổ
không thích hợp với mục đích nghiên cứu thì kết quả của phân tổ sẽ không đáp
ứng được mục đích nghiên cứu.
2. Các căn cứ lựa chọn tiêu thức phân tổ:
- Dựa trên cơ sở phân tích lý luận để chọn ra tiêu thức bản chất nhất phù
hợp với mục đích nghiên cứu.
Ví dụ: Nghiên cứu quy mô của doanh nghiệp dùng tiêu thúc số lượng
công nhân hoặc tổng số vốn đầu tư, nghiên cứu hiệu quả của hoạt động SXKD
dùng tiêu thức giá thành, năng xuất lao động, lợi nhuận.
- Căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để chọn
ra tiêu thức phân tổ thích hợp. Bởi vì cùng một hiện tượng những phát sinh, phát
triển trong điều kiện không gian và thời gian khác nhau thì biểu hiện bản chất có
thể khác nhau.
Ví dụ: Nghiên cứu tình hình đời sống nông thôn ở nước ta trước kia có thể
phân tổ nông hộ theo thành phần giai cấp, theo số ruộng đất chiếm hữu nhưng
đến nay quan hệ sản xuất ở nông thôn đã thay đổi, tiêu thức số ruộng đất chiếm
hữu không còn, tiêu thức thành phần giai cấp không ảnh hưởng trực tiếp đến
mức sống, do đó phải lựa chọn các tiêu thức như số lượng lao động, số diện tích
nhận khoán... là những tiêu thức thích hợp để nghiên cứu mức sống nông thôn.
- Dựa vào điều kiện tài liệu thực tế và mục đích nghiên cứu để kết hợp
một hay nhiều tiêu thức phân tổ cho phù hợp.
III. Xác định các số tổ cần thiết:
Sau khi chọn tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề tiếp theo là xem xét cần
phải chia hiện tượng cần nghiên cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để
xác định số tổ cần thiết đó?

28
Số tổ cần thiết được xác định tùy theo tính chất của tiêu thức phân tổ. có
thể phân chia theo hai tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng.
1 – Tiêu thức thuộc tính:
- Phân tổ theo phương thức thuộc tính là loại phân tổ theo tiêu thức không
có biểu hiện cụ thể bằng dân số như dân tộc, giới tính, thành phần kinh tế,
nghành sản xuất...
- Phân loại:
+ Trường hợp 1: Tiêu thức thuộc tính của hiện tượng có ít biểu hiện theo
cách phân loại này thì mỗi biểu hiện được hình hành một tổ.
Ví dụ: Phân tổ dân số theo tiêu thức giới tính có hai biểu hiện nam nữ, từ
dod hình thành hai tổ là nam và nữ, phân tổ sản phẩm của một doanh nghiệp
theo chất lượng có ba biểu hiện là loại 1, loại 2, loại 3... từ đó hình thành 3 tổ.
+ Trường hợp 2: Tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện, trường hợp này
phải ghép một vài thuộc tính giống nhau thành một tổ.
Ví dụ: Phân tổ nhân khẩu theo nghề nghiệp.
2 – Tiêu thức số lượng:
- Phân tổ theo tiêu thức số lượng là loại tiêu thức mà biểu hiện cụ thể là
những con số như tưởi, số lượng, công nhân.
- Phân tổ theo tiêu thức số lượng phải dựa vào lượng biến của tiêu thức.
Căn cứ vào mức độ thay đổi của lượng biến của tiêu thức mà phân ra thành 2
trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: lượng biến của tiêu thức ít thay đổi và lượng biến
không liên tục. Trong trường hợp này mỗi lượng biến hình thành một tổ.
VD: có số liệu về số công nhân phụ trách số máy dệt trong một tổ sản
xuất như sau:
Công nhân 1 phụ trách 5 máy
Công nhân 2 phụ trách 6 máy
Công nhân 3 phụ trách 5 máy
Công nhân 4 phụ trách 7 máy
Công nhân 5 phụ trách 8 máy

29
Công nhân 6 phụ trách 8 máy
Công nhân 7 phụ trách 9 máy
Công nhân 8 phụ trách 7 máy
Công nhân 9 phụ trách 6 máy
Công nhân 10 phụ trách 7 máy
Yêu cầu: Hãy phân tổ công nhân trên theo phương thức số máy mà một
công nhân đảm nhận.
Giải: Trường hợp này tiêu thức phân tổ là số máy mà một công nhân đảm
nhận có lượng biến ít thay đổi vì vậy mỗi lượng biến được hình thành một tổ.
Bảng phân tổ số công nhân như sau:
Bảng phân tổ công nhân theo máy dệt
Số máy dệt một công nhân phụ trách(máy) Số công nhân (người)
5 2
6 2
7 3
8 2
9 1
Cộng 10
+ Trường hợp 2: lượng biến của tiêu thức có độ biến thiên lớn. Trong
trường hợp này ta ghép nhiều lượng biến thành một tổ. Trong một tổ, lượng biến
nhỏ nhất gọi là giới hạn dưới, lượng biến lớn nhất gọi là giới hạn trên. Trị số
chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ gọi là khoảng cách tổ.
Nếu trị số khoảng cách tổ của các tổ bằng nhau thì gọi là phân tổ với khoảng
cách tổ đều và ngược lại nếu trị số khoảng cách của các tổ không đều gọi là
phân tổ với khoảng cách tổ không đều. Việc phân tổ đều hoặc không đều là căn
cứ vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. Sao cho các đơn vị được phân phối
vào mỗi tổ phải có cùng tính chất và sự khác nhau về lượng giữa các tổ phải nói
lên sự khác nhau về chất giữa các tổ.
+ Phân tổ trong trường hợp có khoảng tổ không đều:

30
VD: để nghiên cứu hiện tượng lao động của tỉnh Nam Định người ta phân
tổ theo độ tuổi như sau:
Tổ 1: dưới độ tuổi lao động
Tổ 2: trong độ tuổi lao động
Tổ 3: ngoài độ tuổi lao động
Trong một số trường hợp, tổ đầu tiên không có giới hạn trên thì gọi là
phân tổ mở. Theo quy ước khoảng cách của tổ mở bằng cách với tổ liền kề.
+ Phân tổ trong trường hợp có khoảng cách tổ đều nhau có 2 trường
hợp. Trong trường hợp này giới hạn trên của tổ trước bằng giới hạn dưới của tổ
sau:
Khoảng cách tổ:
X max −X min
h=
n

Trong đó: h : Khoảng cách tổ

Xmax : Là lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ

Xmin : Là lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ

n : Số tổ định chia

VD: Tài liệu về doanh thu tiêu thụ trong năm 2003 của 20 công ty trong
tỉnh Nam Định lần lượt như sau: (Đơn vị tỷ đồng) 30; 31; 31,5; 32; 32,5; 33;
33,5; 34; 34,2; 34,5; 34,8; 35; 35,4; 35,8; 36; 36,5; 37; 37,5; 38; 39
Hãy tiến hành phân tổ các công ty trên theo tiêu thức doanh thu tiêu thụ
thành 3 tổ có khoảng cách tổ đều nhau như sau:

X max −X min 39−30


h= = =3
n 3
Bảng phân tổ các công ty theo doanh thu tiêu thụ

Doanh thu tiêu thụ(tỷ đồng) Số công ty


30 – 33 5
33 – 36 9

31
36 – 39 6
Cộng 20

Trong trường hợp lượng biến nhận giá trị nghiên và không liên tục. Trong
trường hợp này giới hạn dưới của tổ sau lớn hơn giới hạn trên của tổ trước một
đơn vị.

( X max −X min )−( n−1 )


h=
n

VD: Có tài liệu về số lượng công nhân của 20 doanh nghiệp công nghiệp
ở địa phương X lần lượt như sau: (Đơn vị tính: người) 101; 105; 115; 120; 150;
182; 210; 215; 230; 248; 260; 265; 270; 285; 290; 300; 305; 340; 360; 400.
Hãy tiến hành phân tổ các doanh nghiệp trên theo tiêu thức số lượng công
nhân có trong một doanh nghiệp thành 3 tổ có khoảng cách đều nhau.
Khoảng cách tổ:
( X max −X min )−( n−1 ) ( 400−101 )−( 3−1 )
h= = =99
n 3
Kết quả phân tổ là:

Bảng phân tổ các doanh nghiệp theo số lượng công nhân

Số lượng công nhân Số doanh nghiệp


101 – 200 6
201 – 300 10
301 – 400 4
Cộng 20

IV. Phân tổ liên hệ


a) Trong phân tổ liên hệ, các tiêu thức nghiên nhân đồng thời và có vai trò
ngang nhau trong việc chọn làm căn cứ phân tổ.

32
b) Muốn xác định được “Tiêu thức tổng hợp” (các tiêu thức nghiên nhân
đều được tham gia vào việc xác định tiêu thức tổng hợp), trước hết ta phải xác
định các tỷ số Pij bằng cách chia các lượng biến của tiêu thức nghiên nhân cho
số bình quân cộng của chúng:

với X j= ∑ ij
X ij X
Pij =
Xj n

Sau đó, ta phải tính bình quân của các tỷ số Pij, nhằm xác định “tiêu thức
tổng hợp”.

Công thức: Pij =


∑ Pij
k

Phân tổ theo tiêu thức Pij(hoặc ∑ Pij ) là phân tổ nhiều chiều. Tiêu thức
tổng hợp Pij(hoặc ∑ Pij ) biểu hiện tổng hợp mối liên hệ của các tiêu thức nghiên
nhân X và tiêu thức kết quả Y.

33
CÂU HỎI

Câu 1: Phân tích nội dung các nhiệm vụ của thể của phân tổ thống kê?
Theo đó nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 2: Tiêu thức phân bổ là gì? Trình bày các nghiên tắc khoa học khi lựa
chọn tiêu thức phân bổ? Theo em nghiên tắc nào là quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 3: Cơ sở khoa học nào để phân chia tổng thể hiện tượng kinh tế - xã
hội phức tạp thành các tổ hoặc tiêu tổ? Lấy ví dụ cụ thể để minh họa?
Câu 4: Tại sao lại kết luận lý thuyết phân tổ là lý luận trung tâm của thống
kê học XHCN và thực chất lý thuyết phân tổ là lý luận của Lê nin? Hãy chứng
minh một vài ví dụ về tác phẩm Lê nin về vấn đề này?
Câu 5: Phân tích thống kê khác với các loại phân tích kinh tế khác ở điểm
nào? Tại sao phân tích thống kê nhất thiết phải dựa vào phân tích lý luận kinh
tế? Hãy cho ví dụ cụ thể để minh họa?
Câu 6: Dự đoán thống kê là gì? Cơ sở khoa học của phương pháp này?
Các công thức thường dùng để dự đoán kinh tế trong thực tế? Cho ví dụ cụ thể
để minh họa phương pháp dự đoán bằng một phương thức thích hợp?

34
CHƯƠNG IV: CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG
KINH TÊ – XÃ HỘI
Mã chương: MH10.04

* Mục tiêu đối với người học:

Trang bị cho học sinh kiến thức về các mức độ của hiện tượng kinh tế xã
hội như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, độ phân tán, nhằm biểu hiện
mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế
xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

*Nội dung của bài:


Các hiện tượng kinh tế, xã hội tồn tại trong những điều kiện thời gian và
điều kiện nhất định. Mỗi đặc điểm cơ bản của hiện tượng có thể được biểu hiện
bằng các mức độ khác nhau. Nghiên cứu các mức độ của hiện tượng kinh tế xã
hội là một trong những vấn đề quan trọng của phân tích thống kê nhằm biểu hiện
mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng, nghiên cứu
trong thời gian và địa điểm cụ thể thống kê dùng phương pháp của mình để biểu
hiện các mức độ đó
Mức độ đầu tiên của biểu hiện trong thống kê là số tuyệt đối có thể tính số
tương đối, các tham số đo xu hướng hội tụ và các tham số đo độ phân tán. Muốn
nghiên cứu một hiện tượng nào đó thường phải tính toán nhiều loại mức độ.
I – Số tuyệt đối trong thống kê:
1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của số tuyệt đối trong thống kê.
a) Khái niệm số tuyệt đối
Số tuyệt đối thống kê là những con số biểu hiện quy mô khối lượng của
hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
Ví dụ: Tổng sản phẩm của một doanh nghiệp sản xuất xe gắn máy năm
2008 là 1500 chiếc. Tổng diện tích đất của huyện X là 1.200 hecta. Tổng số sinh
viên của một lớp học là 75 người ...

35
Các số tuyệt đối này có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay các bộ
phận của tổng thể
Ví dụ: Tổng thể lớp học có 4 tổ; tổng thể doanh nghiệp tỉnh Nam Định
gồm 135 Doanh nghiệp ... hoặc số tuyệt đối biểu hiện các giá trị của một tiêu
thức nào đó như tổng giá trị sản xuất; Tổng giá trị xuất khẩu; Tổng giá trị nhập
khẩu; Tổng giá trị sản lượng.
b) Đặc điểm của số tuyệt đối:
- Mỗi số tuyệt đối trong khối thống kê đều bao hàm một nội dung kinh tế
xã hội cụ thể trong điều kiện thời gian và địa điểm nhất định
Ví dụ Tổng giá trị xuất khẩu quý I năm 2008 là 4,3 tỷ USD, quý II là 5,2
tỷ USD
Sỹ số của lớp học ngày 11/01/2001 là 70 sinh viên
- Các số tuyệt đối trong thống kê phải là các con số được lực chọn tùy ý,
mà phải điều tra thực tế là tổng hợp một cách khoa học. Các trường hợp phải sử
dụng các phương pháp tính toán khác nhau mới có được
- Ví dụ: muốn biết sỹ số lớp học cần phải điều tra thực tế, muốn có được
số lượng hàng hóa tồn kho phải kiểm tra thực tế.
c) Đơn vị số tuyệt đối:
+ Đơn vị tự nhiên: phù hợp đặc điểm vật lý của hện tượng, được biệt thị
bằng m, kg, tạ, chiếc ...
+ Đơn vị thời gian lao động: giờ công, ngày công, ngày ...
+ Đơn vị tiền tệ: được sử dụng rộng rãi nhất trong thống kê, vì nó có thể
hợp nhiều loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau, được biểu thị VNĐ, USD,
JPY
d) Ý nghĩa số tuyệt đối:
- Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý kinh tế xã
hội, thông qua số tuyệt đối có thể nhận thức được quy mô, khối lượng của hiện
tượng nghiên cứu.

36
- Nhờ có số tuyệt đối mà có thể biết được cụ thể nguồn tài nghiên giàu có
nước ta, khả năng tiềm tàng của nền kinh tế quốc dân, kết quả phát triển kinh tế,
văn hóa thành quả lao động của hàng chục triệu người đã đạt được.
- Số tuyệt đối là chân lý khách quan, có sức thuyết phục lớp, không ai có
thể phủ nhân được.
- Số tuyệt đối là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân tích thống kê, là căn cứ
không thể thiếu được trong việc xây dựng các kế hoạch phất triển kinh tế và chỉ
đạo việc thực hiện các kế hoạch đó.
- Số tuyệt đối là cơ sở để tính số tương đối, số trung bình
2 – Các loại số tuyệt đối:
a) Số tuyệt đối thời kỳ:
Số tuyệt đối thời kỳ là số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng của hiện
tượng nghiên cứu trong một độ dài thời gian nhất định.
Ví dụ: Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm là 11,5 tỷ USD,
hoặc tổng giá trị sản xuất trong năm 2008 của công ty bánh kẹo Kinh Đô là 17,5
tỷ đồng. Vậy số tuyệt đối thời kỳ được hình thành thông qua sự tích lũy về
lượng của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu
càng dài thị trị số càng lớn và số tuyệt đối thời kỳ của cùng một chỉ tiêu có thể
cộng được với nhau.
b) Số tuyệt đối thời điểm:
Số tuyệt đối thời điểm là số tuyệt đối phản ánh quy mô khối lượng của
hiện tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định.
Ví dụ: Dân số tỉnh Nam Định điều tra vào 0 giờ ngày 01/4/2008 là
1.100.000 người hoặc giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp X ngày 31/12/2008
là 350 triệu đồng...
Vậy số tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh trạng thái của một hiện tượng tại
một thời điểm nào đó, trước hoặc sau nó thì trạng thái của hiện tượng thay đổi .
Vậy không thể cộng các con số tuyệt đối thời điểm lại được với nhau.
II – Số tương đối trong thống kê:
1 – Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của số tương đối:

37
a) Khái niệm số tương đối:
Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2
mức độ của một hiện tượng nghiên cứu nhưng khác nhau về điều kiện thời gian
hay không gian, hoặc giữa 2 chỉ tiêu khác loại nhưng có liên quan đến nhau.
Ví dụ: Sản lượng lương thực của Việt Nam năm 2007 so với năm 2006
bằng 96,38 %
b) Ý nghĩa của số tương đối:
- Trong phân tích thống kê, số tương đối được sử dụng để nêu lên kết cấu,
quan hệ so sánh, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến ... của hiện tượng nghiên
cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
- Số tương đối cho phép phân tích các đặc điểm của hiện tượng, nghiên
cứu các hiện tượng đó trong mối quan hệ so sánh với nhau.
- Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch,
các chỉ tiêu kế hoạch được đề ra bằng số tương đối để đánh giá.
- Trong trường hợp cần giữ bí mật một số tuyệt đối, có thể sử dụng số
tương đối để biểu hiện tình hình hiện tượng.
c) Đặc điểm của số tương đối:
- Các số tương đối trong thống kê không phải là con số trực tiếp thu nhận
được qua điều tra mà là kết quả so sánh hai số đã cho.
- Mỗi số tương đối đều phải có gốc dùng để so sánh. Tùy theo mục đích
nghiên cứu, gốc so sánh được chọn khác nhau, có 2 loại ggocs để so sánh:
+ Kỳ gốc liên hoàn: Là kỳ gốc tuần tự thay đổi và được chọn liện
kề với kỳ nghiên cứu.
+ Kỳ gốc cố định: Là kỳ gốc không thay đổi cho mọi lần so sánh, chỉ thay
đổi kỳ nghiên cứu.
- Đơn vị đo lường số tương đối: số lần, số % hay đơn vị kép (người/K m2
;sản phẩm/người; giờ/người)
2 – Các loại số tương đối:
a) Số tương đối động thái:

38
- Số tương đối động thái là số tương đối biểu hiện sự biến động về mặt số
mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó, hay kết quả so
sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hai thời điểm khác
nhau)
- Số tương đối động thái được biểu hiện bằng số lần hay số %. Ngoài ra số
tương đối động thái còn gọi là tốc độ phát triển, chỉ số phát triển.
y1
- Công thức: t= y
0

Trong đó: t : số tương đối động thái


y 1 : mức độ kỳ nghiên cứu (báo cáo)

y 0: Mức độ kỳ gốc

Ví dụ : Một công ty có doanh số bán hàng quý I năm 2008 là 205 triệu

đồng, sang quý II đạt được 280 triệu đồng. Hỏi tốc độ phát triển và doanh số bán
hàng giữa 2 quý là bao nhiêu ?
y1
Giải: Áp dụng công thức t = y
0

Vậy tốc độ phát triển giữa 2 quý là 112% tăng 12%


b) Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và hoàn thành kế hoạch:
* Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch:
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt được
của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế hoạch với mức độ thực tế của chỉ tiêu ấy ở kỳ
gốc.
y KH
Công thức tính: t nk =
y0

Trong đó: t nk: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch

y KH : Mức độ kế hoạch

y 0: Mức độ thực tế ở kỳ gốc

Ví dụ: Doanh thu của công ty năm 2007 đạt được là 1,5 tỷ đồng, kế hoạch
đặt ra cho năm 2008 là 1,7 tỷ đồng. Hỏi nhiệm vụ đặt ra cho công ty tăng bao
nhiêu %?

39
Giải:
y KH 1, 7
Áp dụng công thức t nk = y = 1 ,5 = 1,133 (lần)
0

Vậy kế hoạch đặt ra tăng 13,3 %


* Số tương đối hoàn thành kế hoạch:
Số tương đối hoàn thành kế hoạch là tỷ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt
được trong kỳ nghiên cứu với mức kế hoạch đặt ra cùng kỳ của một chỉ tiêu nào
đó.
y1
Công thức tính: t hk =
y KH

Trong đó: t kh: Số tương đối hoàn thành kế hoạch

y KH : Mức độ kế hoạch đặt ra

y 1: Mức độ thực tế ở kỳ nghiên cứu đạt được

Ví dụ: Cũng với ví dụ trên thực tế năm 2008 doanh thu của công ty đạt
được là 1,6 tỷ đồng. Hỏi công ty đó có hoàn thành kế hoạch không
Giải:
y1 1, 6
Áp dụng công thức t hk = y = 1, 7 = 0,914 lần hay 94,1 (%)
KH

Vậy công ty không đạt kế hoạch đặt ra:


Nếu chỉ tiêu kế hoạch dự kiến phải tăng lên thì t hk > 100% là vượt mức,
nếu t hk< 100% là không hoàn thành kế hoạch. Ngược lại, nếu chỉ tiêu kế hoạch
dự kiến phải giảm đi thì t hk< 100% là vượt mức, nếu t hk > 100% là không hoàn
thành kế hoạch.
Chú ý:
+ Khi tính t hk, t nk phải đảm bảo tính chất so sánh được về nội dung,
phương pháp tính, giữa mức độ thực tế và mức độ kế hoạch.
+ Giữa các đối tượng đối động thái và kế hoạch (cùng một chỉ tiêu, trong
một thời gian) có mối quan hệ toán học như sau.
y1 y KH y1
t = t hk . t nk ↔ y = y . y
0 0 KH

40
Quan hệ này được vận dụng để tính mức độ chưa biết khi đã biết các mức
độ kia.
c) Số tương đối kết cấu:
Số tương đối kết cấu là số tương đối xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận
cấu thành trong mỗi tổng thể. Hay là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ
phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể. Đơn vị tính là %
yb
Công thức: d= y
t

Trong đó: d: Số tương đối kết cấu


y b: trị số tuyệt đối của từng bộ phận

y t : trị số tuyệt đối của tổng thể

Ví dụ: Sĩ số lớp KT 35 là 52 học sinh trong đó học sinh nam là 20. Hỏi
học sinh nữ chiếm bao nhiêu %
Giải:
yb 52−20
Áp dụng công thức: d = y = =0,615 l ầ n = 61,5 %
t 52

Vậy số học sinh nữ chiếm 61,5 %


d) Số tương đối cường độ:\
Số tương đối cường độ là số tương đối biểu hiện trình độ phổ biến của
hiện tượng này với hiện tượng khác trong điều kiện lịch sử nhất định. Hay là kết
quả so sánh mức độ của hai hiện tượng khác trong điều kiện lịch sử nhất định.
Hay là kết quả so sánh mức độ của hai hiện tượng khác nhau nhưng có mối quan
hệ với nhau
Ví dụ:
T ổ ng d â n s ố
Mật độ dân số = Di ệ nt í c h đ ấ t đ ai = (người/km2)
Tổng thu nhập trong năm
Thu nhập quốc dân theo đầu người = Tổng dân số trong năm (đ/người)

Hình thức biểu hiện của số tương đối cường độ là đơn vị kép ( do đơn vị
của tử số và mẫu số hợp thành). Số tương đối cường độ được dùng rộng rãi để
nói lên trình độ phổ biến về mức sống vật chất, văn hóa của người dân. Ngoài ra
còn dùng để so sánh trình độ phát triển sản xuất giữa các quốc gia với nhau.

41
e) Số tương đối không gian (t A / B):
Số tương đối không gian là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa
các hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian. Hoặc biểu hiện sự so
sánh giữa các bộ phận trong cùng một tổng thể.
yA By
Công thức tính: t A / B= y hoặc t B / A = y
B A

Trong đó: y A : là mức độ hiện tượng ở không gian A


y B : là mức độ hiện tượng ở không gian B

Ví dụ: Ta so sánh tổng thể số nhân khẩu, diện tích đất đai, thu nhập quốc
dân, ... giữa các quốc gia với nhau hoặc so sánh giá cả giữa 2 thị trường (giá gạo
Nam Định với giá gạo Hà Nội)
Ví dụ: giá gạo Nam Định là 5.000 đồng/kg. Ở Hà Nội vẫn loại gạo đó là
6.000 đồng/kg. Hỏi gạo ở Hà Nội so với gạo Nam Định đắt hơn bao nhiêu lần
yA 6000
Giải: Áp dụng công thức tính : t A = y ¿
5000
= 1,2 lần hay 120 %
B B

Theo số liệu tính toán giá gạo ở Hà Nội đắt hơn Nam Định 20%
III. Số bình quân trong thống kê:
1 – Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm số bình quân:

a)Khái niệm số bình quân:


Số bình quân trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện mức độ đại biểu theo
một tiêu thức nào đó trong một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị cùng loại:
Thống kê phải sử dụng số bình quân vì các tổng thể thống kê bao gồm
nhiều đơn vị cấu thành. Các đơn vị này có thể cùng một tính chất, nhưng biểu
hiện về mặt lượng theo các tiêu thức thường chênh lệch nhau do nhiều nghiên
nhân. Khi nghiên cứu thống kê không thể nêu lên tất cả các đặc điểm riêng biệt
cần tìm một mức độ có tính chất đại biểu nhất, có khả năng khái quát hóa đặc
điểm chung của tổng thể. Mức độ đó chính là số bình quân.
Ví dụ: Muốn so sánh mức lương, số lượng sản phẩm làm ra của công nhân
trong doanh nghiệp khác nhau ta không thể lấy mức lương cá biệt của một công
ty bất kỳ làm đại diện vì nó phụ thuộc vào nhiều nghiên nhân như: trình độ,

42
thâm niên ... và ta cũng không thể căn cứ vào tổng mức lương hàng tháng của
toàn công nhân vì nó phụ thuộc vào số lượng công nhân
Muốn gạt bỏ các yếu tố này, ta phải tính mức lương bình quân, là mức
lương đại diện chung cho toàn công nhân trong doanh nghiệp ở một thời điểm
nhất định
b) Ý nghĩa của số bình quân:
Số bình quân có ý nghĩa quan trọng trong công tác lý luận và thực tiễn
- Số bình quân được dùng để nêu nên các đặc điểm chung của hiện tượng
kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
- Số bình quân dùng để so sánh các hiện tượng cùng loại nhưng không
cùng quy mô.
- Số bình quân còn dùng để nghiên cứu các quá trình biến động qua thời
gian, để thấy được các xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng số lớn, mà các
đơn vị cá biệt không cho ta thấy được
- Số bình quân chiếm một vị trí quan trọng trong việc vận dụng nhiều
phương pháp thống kê như: phân tích sự biện động, phân tích mối liên hệ điều
tra chọn mẫu
c) Đặc điểm của số bình quân:
- Số bình quân có tính chất tổng hợp và khái quát cao chỉ dùng một trị số
để nêu lên mức độ chung nhất, có tính đại biểu nhất của tiêu thức nghiên cứu. Vì
nó là chỉ tiêu biểu hiện mức độ cá biệt
- Số bình quân san bằng sự chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu
thức nghiên cứu. Nó không thể biểu hiện một mức độ cá biệt, mà là mức độ tính
chung cho mỗi đơn vị tổng thể.
- Số bình quân san bằng sự chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu
thức nghiên cứu. Vì nó là chỉ tiêu biểu hiện đặc điểm chung của cả tổng thể
nghiên cứu nên các nét riêng biệt có tính chất ngẫu nhiên của từng đơn vị cá biệt
bị loại trừ đi.
- Số bình quân lớn hơn lượng biến nhỏ nhất và nhỏ hơn lượng biến lớn
nhất
X min < X < X max

43
2 Các loại số bình quân:
a) Số bình quân cộng ( X ):
Số bình quân cộng là số bình quân của những đại lượng có liên hệ tổng
với nhau, được tính toán bằng cách đem tổng các lượng biến chia cho tổng số
đơn vị tổng thể (hay tổng các tần số)
* Số bình quân cộng giản đơn:
- Điều kiện áp dụng: số bình quân cộng giản đơn dùng để tính mức độ
bình quân của các chỉ tiêu khi tài liệu thu thập chỉ có ít, không có tính phân tổ
hay các lượng biến chỉ khi xuất hiện một lần
- Công thức tính:
n

∑ Xi
X 1+ X 2 + X 3 +… X n i=1
X= =
n n

Trong đó: X : số bình quân

X1 : (I = 1, 2 ... n) các biến lượng


n: Tổng số đơn vị tổng thể
Ví dụ: Tính năng xuất lao động, bình quân của một công nhân trong một
tổ sản xuất gồm 7 người trong đó:
Công nhân 1 sản xuất được 50 sản phẩm
Công nhân 2 sản xuất được 51 sản phẩm
Công nhân 3 sản xuất được 53 sản phẩm
Công nhân 4 sản xuất được 54 sản phẩm
Công nhân 5 sản xuất được 55 sản phẩm
Công nhân 6 sản xuất được 56 sản phẩm
Công nhân 7 sản xuất được 57 sản phẩm
Giải:
Áp dụng công thức:
n

X + X + X +… X n i=1
∑ Xi
X= 1 2 3 =
n n

44
50+51+52+ 54+55+56 +57
¿
n
= 53,57 sản phẩm/ người.
Vậy năng xuất lao động bình quân của một người công nhân trong tổ là
53,75 sản phẩm/người
* Số bình quân công gia quyền:
Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các trường hợp mỗi lượng biến có thể
gặp nhiều lần, nghĩa là có tần số khác nhau. Tần số gọi là quyền số. Muốn tính
số bình quân, trước hết phải nhân mỗi lượng biến (X i) với quyền số (fi) tương
ứng, rồi cộng lại và chia cho tổng các đơn vị tổng thể (tổng thể quyền số)
Tính số của (Xi.fi) gọi là gia quyền
Công thức tính:
n

∑ Xi f i
X 1 . f 1+ X 2 . f 2+ …+ X n . f n i=1
X= = n
f 1 +f 2+ …+f n 0
∑ fi
i =1

Trong đó: fi (I = 1, 2 ... n) các quyền số


Xi (I = 1, 2 ... n) các lượng số
Ví dụ: tính năng xuất lao động bình quân của một công nhân theo tài liệu
sau:
Bảng phân tổ công nhân theo năng xuất lao động

Năng suất lao động Số công nhân Tổng sản lượng (SP)
(sản phẩm Xi) (người) fi (Xifi)
50 5 250

60 7 420

70 10 700

80 9 720

90 8 720

Cộng 39 2.810

45
Giải: Áp dụng công thức:
n

∑ Xi f i 2810
X = i =1n = =72 ,1 % sản phẩm/người
39
∑ fi
i=1

Vậy năng xuất lao động bình quân của một công nhân trong phân xưởng
trong tháng 10/2008 là 72,1 sản phẩm/người.
Trong trường hợp tính số bình quân cộng gia quyền mà lượng biến được
phân tổ các khoảng cách tổ thì các lượng biến dùng để tính bình quân là trị số
giữa mỗi tổ.
Gi ớ ih ạ n tr ê n+ gi ớ ih ạ n d ư ớ i
Trị số giữa = 2
Ví dụ: tài liệu về mức lương của công nhân viên ở một doanh nghiệp được
phân tổ như sau: Hãy tính mức lương bình quân của các cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp
Bảng phân tổ công nhân viên trong mức lương

Mức lương
Số công nhân viên Trị số giữa
(nghìn Xifi
(người) fi (Xi)
đồng/người)
300 – 400 30 350 10.5000
400 – 500 40 450 18.000
500 – 600 60 550 33.000
600 – 700 70 650 45.500
700 – 800 25 750 18.750
800 - 900 20 850 17.000
900 – 100 15 850 14.250
Cộng 260 157.000

Áp dụng công thức:

46
n

∑ Xi f i 157000
X = i =1n = =603 , 85 nghìn đồng/ người
260
∑ fi
i=1

Trung bình cộng gia quyền còn có thể dùng quyền số là tỷ trọng (tần xuất)
của mỗi chiếm trong tổng thể.
n

∑ Xi di
X = i =1
100

b) Số bình quân cộng điều hòa:


Số bình quân công điều hòa cũng có nội dung kinh tế như một số bình
quân cộng. Nhưng thường được vận dụng khi không có tài liệu về số đơn vị tổng
thể, chỉ có tài liệu về các lượng biến và tổng các lượng biến của tiêu thức.
* Số bình quân cộng điều hòa gia quyền:
- Điều kiện áp dụng: trong trường hợp khi các quyền số (Mi) khác nhau
Công thức tính:
n

M 1+ M 2+ … M n
∑ M1
X= = i=1
n
M1 M2 Mn Mi
+
X1 X2
+⋯ + ∑
X n i=1 X i

Trong đó: X : Số bình quân điều hòa

Xi (I = 1, 2, ..., n) : là quyền số và là tổng các lượng biến


của tiêu thức.
Ví dụ: Tài liệu về năng xuất lao động của các tổ công nhân trong doanh
nghiệp X năm 2008 như sau:
Năng xuất lao động một công nhân
Tổ công nhân Sản lượng (tấn) (Mi)
(tấn) (Xi)
I 11 220
II 12 264
III 13 312

47
Yêu cầu: tính năng xuất lao động bình quân của một công nhân trong
doanh nghiệp trên.
Giải: Áp dụng công thức
n

∑ M1 220+264+ 312
X = i=1
n
= =12 , 06(tấn)
Mi 220 264 312
∑ Xi
+ +
11 12 13
i =1

Vậy năng xuất lao động bình quân một công nhân trong doanh nghiệp trên
là 12,06 tấn.
* Số bình quân cộng điều hòa giản đơn:
- Điều hòa áp dụng: trong trường hợp khi các quyền số (Mi) bằng nhau tức

M1 = M2 = ...= Mn = M
Công thức tính:
n

∑ M1 M 1+ M 2 +…+ M n n. M
X = i=1 = =
( )
n
Mi M1 M2 Mn 1 1 1
∑ Xi
+
X1 X2
+ ⋯+
Xn
M + +⋯ +
X1 X2 Xn
i =1

n. M n
¿ n
= n
1
M∑
Xi
∑ X1
i=1 i=1 i

Trong đó: Xi (I = 1, n) các lượng biến


n: số lượng biến
Ví dụ: Một nhóm 3 công nhân cùng sản xuất trong điều kiện như sau.
Công nhân 1 sản xuất sản phẩm hết 15 phút
Công nhân 2 sản xuất sản phẩm hết 20 phút
Công nhân 3 sản xuất sản phẩm hết 25 phút
Tính thời gian lao động bình quân để sản xuất ra 1 sản phẩm của một
công nhân.
Giải: Áp dụng công thức
n 3
X= = =20 phút
n
1 1 1
∑ X1 + +
15 20 25
i =1 i

48
Vậy thời gian lao động bình quân của những đại lượng có quan hệ tính số
với nhau.
* Số bình quân giản đơn:
- Điều kiện áp dụng: Khi những đại lượng có quan hệ tích số với nhau và
lượng biến chỉ có ít và xuất hiện một lần (fi = 1)

√∏
n
n
- Công thức: t=√n t 1 . t2 … t n= t1
i=1

Trong đó: t : số bình quân nhân


ti (I = 1, 2, 3 ..., n) các biến lượng
Π: Ký hiệu tích số
Ví dụ: Tốc độ phát triển của một doanh nghiệp hàng năm như sau:
Năm 2003 so với năm 2002 bằng 116%
Năm 2004 so với năm 2003 bằng 113%
Năm 2005 so với năm 2004 bằng 114%
Năm 2006 so với năm 2005 bằng 111%
Yêu cầu: Tính tốc độ phát triện sản xuất bình quân hàng năm của doanh
nghiệp trên:
Giải: Áp dụng công thức:
t=√ t 1 . t 2 … t n=√ 1, 16.1 ,13.1 , 14.1 ,11=1,135 hay 113 , 5 %
n 4

Vậy tốc độ phát triển bình quân hàng năm của doanh nghiệp thời kỳ 2002
đến 2006 là 113,5 %
* Số bình quân gia quyền:
- Điều kiện áp dụng: Các biến lượng có quan hệ tích số và có tần số
(quyền số fi) khác nhau.
Công thức:


n n n
fi
t=∑ √ t . t . t … t =∑ ∏ t fi
f1 fi f2 f3 fn i
1 2 3 n
i=1 i=1 i=1

Ví dụ: Trong thời gian 10 năm, tốc độ sản xuất của một doanh nghiệp
phát triển như sau: Có 3 năm phát triển với tốc độ mỗi năm là 115% và 3 năm
phát triển với tốc độ mỡi năm là 113% và 3 năm phát triển với tốc độ là 112%

49
Yêu cầu: Tính tốc độ phát triển bình quân hàng năm về sản xuất của
doanh nghiệp trên.
Giải: Áp dụng công thức:
n
t=∑ √ t f1 . t 2f . t f3 … t fn = √ 1 ,15 3 . 1 ,13 4 .1 , 123= √ 3,4839
f1 10 10
i 2 3 n

i=1

d) Mode (mốt): ký hiệu M0


* Khái niệm, tác dụng, điều kiện áp dụng của Mốt:
- Khái niệm: Mốt là một biểu hiện của tiêu thức được gặp nhiều nhất
trong một tổng thể hay một dãy số phân phối.
- Đặc điểm: Mốt không chịu ảnh hưởng bởi giá trị của 2 đàu mút trong
dãy số, không san bằng sự chênh lệch giữa các đơn vị.
- Tác dụng của Mốt: Dùng để thay thế hoặc bổ sung số trung bình cộng
(bình quân cộng) khi không có đầy đủ lượng biến để tính. Người ta thường dùng
Mốt trong nghiên cứu nhu cầu hàng hóa và trong sản xuất hàng hóa.
* Cách tính Mốt:
- Đối với dãy số không có khoảng cách tổ: Mốt là lượng biến được gặp
nhiều nhất trong dãy số biến lượng hay mốt là lượng biến có tần số lơn nhất
trong dãy số lượng biến.
Ví dụ: Có tài liệu về các hộ gia đình trong một thôn như sau:
Bảng phân tổ các hộ gia đình theo nhân khẩu

Số nhân khẩu (người) Số hộ khẩu gia đình


1 5

2 15

3 30

4 50

5 35

6 20

50
Cộng 155
Theo định nghĩa: Ta có thể nhanh chóng tìm ra một là 4 nhân khẩu. Hay
nói cách khác trong thôn này số gia đình có 4 nhân khẩu là nhiều nhất.
- Đối dãy số có khoảng cách tổ.
+ Trước hết phải tìm tổ chứa mốt. Có 2 trường hợp sau:
+ Nếu các tổ có khoảng cách bằng nhau, thì tổ nào có tần xuất lớn nhất là
tổ chứa mốt.
Công thức:
f 0−f 0−1
M 0 = X 0 + h0 .
( f 0−f 0−1 ) + ( f 0−f 0+1 )
Trong đó: X0: Giới hạn dưới của tổ M0
h0: Trị số khoảng cách tổ có Mốt
f0: Tần số của tổ có Mốt
f0-1: Tần số của tổ đứng trước tổ có Mốt
f0+1: Tần số của tổ đứng sau tổ có Mốt
Ví dụ: Có số liệu về mức năng xuất lao động của các công nhân trong một
doanh nghiệp như sau:
Bảng phân tổ công nhân theo năng xuất lao động

Số nhân khẩu (người) Số hộ gia đình


400 – 500 10

500 – 600 30

600 – 700 45

700 – 800 80

800 – 900 30

900 – 1000 5

Yêu cầu: Tính mốt về năng xuất lao động của công nhân.
Giải: Ta thấy 4 tổ có tần xuất lớn nhất là f = 80, vậy 4 tổ chứa mốt
và khoảng cách tổ giữa các tổ bằng nhau.

51
Áp dụng công thức:
f 0−f 0−1
M 0 = X 0 + h0 .
( f 0−f 0−1 ) + ( f 0−f 0+1 )
80−45
¿ 700+100 . =741 ,2(kg)
( 80−45 ) + ( 80−30 )
Nếu các tổ có khoảng cách tổ không bằng nhau thì phải tính mật độ phân
phối . Tổ nào có mật độ phân phối lớn nhất thì tổ đó chứa mốt.
Mật độ phân phối:
tần số f i
( mi )=
khoảng cách tổ ( hi )

- Sau khi tìm được tổ chứa mốt, tính mốt theo công thức:
(m0−m0−1 )
M 0 = X 0 + h0 .
( m0−m0−1 ) + ( m0−m0+1 )
Trong đó: X0: Giới hạn dưới của tổ M0
h0: Trị số khoảng cách tổ có Mốt
m0: Tần số của tổ có Mốt
m0-1: Tần số của tổ đứng trước tổ có Mốt
m0+1: Tần số của tổ đứng sau tổ có Mốt
Ví dụ: Có số liệu về mức năng xuất lao động của các công nhân trong một
doanh nghiệp như sau:
Bảng phân tổ công nhân theo năng xuất lao động

Năng suất lao Số công nhân hi M1


động (người)
Một công nhân
(kg)
400 – 500 10 50 0,2

450 – 500 15 50 0,3

500 – 600 15 100 0,15

600 – 800 30 200 0,15

52
800 – 1200 5 400 0,0125
Yêu cầu: Tính mốt về năng suất lao động của công nhân.
Giải: Ta thấy tổ 2 có mật độ phân phối lớn nhất, vậy tổ 2 chứa mốt
Áp dụng công thức:
(m0−m0−1 ) ( 0 ,3−0 , 2 )
M 0 = X 0 + h0 . =450+50 . =470 (kg)
( m0−m0−1 ) + ( m0−m0+1 ) ( 0 , 3−0 ,2 )+ ( 0 ,3−0 , 15 )

e) Số trung vị (Me)”
* Khái niệm, đặc điểm, tác dụng của số trung vị:
- Khái niệm: Số trung vị là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa
trong dãy lượng biến, chia số đơn vị trong dãy số thành hai phần bằng nhau.
Chú ý: Trước khi tính trung vị ta phải sắp xếp các lượng biến theo thứ tự.
- Đặc điểm: Trung vị không chịu ảnh hưởng bởi các lượng biến hai đầu
mút trong dãy số, không san bằng sự chênh lệch giữa các biến lượng.
- Tác dụng: Có thể dùng thay cho số trung bình khi cần thiết.
* Cách tính trung vị:
- Đối với dãy số không có khoảng cách tổ, trung vị sẽ là giá trị của đơn vị
n+1
đứng ở vị trí 2 có 2 trường hợp:

+ Nếu số đơn vị tổng thể lẻ, số trung vị là lượng biến của đơn vị đứng ở vị
trí chính giữa trong dãy số.
Ví dụ: Có mức lao động của 5 công nhân lần lượt là 40, 45, 55, 60, 65
(sản phẩm) thì Me = 55 sản phẩm.
+ Nếu số đơn vị tổng thể là chẵn, số trung vị là số trung bình cộng giữa
hai đại lượng biến của 2 đơn vị đứng giữa.
Ví dụ: Có mức lao động của 6 công nhân lần lượt là 30,35,40,50,55,60
40+50
sản phẩm thì Me = 2
sản phẩm

- Đối với dãy số cách tổ : Xác định tổ chứa trung vị tương đối với dãy số
lượng biến không có khoảng cách tổ hoặc dựa vào Σf/2
Công thức tính:

53
Σf
−S
Me = Xe + he . 2 (e−1)
fe

Trong đó: Xe: : Giới hạn dưới của tổ chứa trung vị


he : Khoảng cách tổ chứa trung vị
Σf : Tổng các tần số của dãy biến lượng
S(e−1): Tổng các tần số của các tổ trên tổ chứa trung vị

fe : Tần số của tổ chứa trung vị

Ví dụ: Có số liệu về mức lương của 380 cán bộ công nhân viên của một
trường học được phân bổ như sau:
Bảng phân tổ cán bộ công nhân viên theo mức lương
Mức lương Số cán bộ công nhân
(nghìn đồng/người) viên Tần số tích lũy (Si)
(người)
200 – 300 35 35
300 – 400 70 105
400 – 500 95 200
500 – 600 100 300
600 – 700 60 360
700 – 800 20 380
Cộng 380

Yêu cầu: Tìm số trung vị về mức lương của công nhân.


Giải: Theo số liệu của bảng ta có tất thảy 380 người. Vậy theo định nghĩa
số trung vị là lượng biến đứng ở vị trí chính giữa trong dãy số. Do đó ta tính
Σf/2 = 190 người. Nhìn vào cột tần số tích lũy ta thấy người 190 và 191 nằm ở
tổ thứ 3. Vậy tổ thứ 3 chứa trung vị.
Áp dụng công thức:
Σf
−S
Me = Xe + he . 2 (e−1)
fe

54
380
−105
= 400 +100 . 2 =489 , 5(ng h ì n đồ ng)
95

Ví dụ : Có tài liệu về 190 công nhân ở một doanh nghiệp được phân tổ
theo năng suất lao động như sau:
Bảng phân tổ công nhân theo năng xuất lao động

Năng suất lao động


Số công nhân (người) Tần số tích lũy
(kg/ngày)
20 – 40 10 10
40 – 60 50 60
60 – 80 80 140
80 – 100 40 180
100 – 120 10 190
Cộng 190

Yêu cầu: Tìm số trung vị của năng suất lao động.


Áp dụng công thức:
Σf
−S
Me = Xe + he . 2 (e−1)
fe
190
−60
= 60 + 20 . 2 =68 ,75 (kg)
80

IV – Độ biến thiên của tiêu thức:


1 – Ý nghĩa của độ biến thiên của tiêu thức:
Số bình quân chỉ nêu lên mức độ đại biểu có tính chất nhất của tổng thể
nghiên cứu. Mức độ này không phản ánh chênh lệch thực tế giữa các đơn vị cá
biệt. Có khi bản thân nội bộ hiện tượng đã có nhiều thay đổi đáng kể về mặt
lượng nhưng số bình quân tính ra không thay đổi hoặc thay đổi rất ít, vì vậy
trong thống kê không nên chỉ hạn chế ở việc tính mức độ bình quân mà cần đánh
giá độ biến thiên tiêu thức.

55
Nghiên cứu độ biến thiên tiêu thức có nhiều ý nghĩa quan trọng về lý luận
cũng như thực tế.
- Độ biến thiên tiêu thức giúp ta đánh giá trình độ đại biểu của số bình
quân. Độ biến thiên càng lớn thì trình độ đại biểu của số bình quân càng thấp và
ngược lại.
- Trong phân tích hoàn thành kế hoạch, độ biến thiên tiêu thức giúp ta
thấy được chất lượng công tác của các đơn vị từng bộ phận.
- Quan sát độ biến thiên trong dãy số lượng biến giúp ta thấy được một số
đặc trưng của dãy số như đặc trưng về phân phối, kết cấu, về tính chất đồng đều
của tổng thể.
- Độ biến thiên tiêu thức còn được sử dụng trong nhiều trường hợp nghiên
cứu thống kê khác như: phân tích sự biến động, mối liên hệ, dự đoán thống kê.
- Dựa vào độ phân tán các nhà quản lý có thể đưa giải pháp giảm thiểu sự
sai lệch giữa các đơn vị trong tổng thể.
2 – Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức:
a) Đo khoảng cách phân tán:
* Khoảng biến thiên của tiêu thức:
- Khái niệm: Khoảng biến thiên là đo độ chênh lệch giữa lượng biến lớn
nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu.
Công thức tính: R = Xmax - Xmin
Trong đó: R: Khoảng biến thiên
Xmax : Lượng biến thiên cực đại của tiêu thức nghiên cứu
Xmin : Lượng biến thiên cực tiểu của tiêu thức nghiên cứu
Ví dụ: Có số liệu về năng suất lao động của công nhân 2 tổ sản suất như
sau:
Tổ 1 40 50 60 70 80Kg
Tổ2 58 59 60 61 62Kg
Tính R1 và R2 cho nhận xét:
Giải: Áp dụng công thức tính: R = Xmax - Xmin
R1 = 80 – 40 = 40 kg

56
R2 = 62 – 58 = 4 kg
Để nhận xét ta tính X 1 , X 2
40+50+ 60+70+80
X1 = = 60 (kg)
5
58+59+60+61+62
X2 = = 60 (kg)
5
Nhận xét: R1 > R2, X 1 = X 2 như vậy năng suất lao động bình quân của 2
tổ là như nhau nhưng độ biến thiên tiêu thức trong tổ 1 lớn hơn tổ 2, vì thế tính
chất đại biểu của số bình quân tổ 1 thấp hơn, cũng có nghĩa là độ đồng đều về
tay nghề của 2 tổ là khác nhau.
Đặc điểm của chỉ tiêu này dễ tính, dễ khái quát song nó chưa đo được độ
lệch bên trong và có trường hợp không tính được nếu dãy số có khoảng cách tổ
mở.
* Khoảng cách tam phân vị: Chia tổng thể làm 3 phần

Xmin Q1 Q2 Xmax
Tính khoảng : R =Q2 – Q1
* Khoảng tứ phân vị: Chia tổng thể làm 4 phần

Xmin Q1 Q2 Q3 Xmin

Tính khoảng: R = Q3 – Q1

b) Độ lệch trung bình


* Độ lệch tuyệt đối trung bình:
- Khái niệm: Độ lệch tuyệt đối trung bình là số trung bình cộng của các
độ lệch tuyết đối giữa lượng biến với số trung bình của các lượng biến đó.
+ Trường hợp dãy số không phân tổ.
n

Công thức: d =
∑ ⌈ Xi – X ⌉
i=1
n

+ Trường hợp dãy số có phân tổ:

57
n

∑ ⌈ Xi – X ⌉ f i
i=1
Công thức: d = n

∑ fi
i=1

Trong đó: d : Độ lệch tuyệt đối trung bình

X i: (I = 1,2,...n) các lượng biến


X : Trung bình cộng của lượng biến Xi

fi : Quyền số tương ứng (i = 1,2, ....n)


Ví dụ: Có tài liệu về 260 cán bộ công nhân viên của một doanh nghiệp
được phân tổ theo mức lương như sau:
Hãy tính độ lệch tuyệt đối bình quân về mức lương của các cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp.
Bảng phân tổ công nhân theo mức lương

Mức lương Số công nhân Trị số giữa


Xifi (Xi - X )fi
(nghìn đồng/người) viên (người)fi (Xi)
300 – 400 30 350 10.500 7.615,5
400 – 500 40 450 18.000 6.154
500 – 600 60 550 33.000 3.231
600 – 700 70 650 45.500 3.230,5
700 – 800 25 750 18.750 3.653,75
800 – 900 20 850 17.000 4.923
900 - 100 15 950 14.250 5.192.25

∑ Xi . f i
i=1
X= n = 603,85 (nghìn đồng)
∑ fi
i=1

∑ ⌈ Xi – X ⌉ f i 34.000
i=1
d = n = 260 = 130,769 (nghìn đồng)
∑ fi
i=1

58
* Phương sai:
- Khái niệm: Phương sai là số bình quân công của bình phương các độ
lệch giữa lượng biến với số bình quân của các lượng biến đó.
- Công thức tính:
+ Trường hợp tài liệu không phân tổ:
Σ ( X i−X ) 2
δ2 =
n
Trong đó: δ2 : Phương sai
N : Số đơn vị
+ Trường hợp tài liệu được phân tổ:
2
2
Σ ( X i−X ) . f i
δ =
Σf i

Trong đó: f i : Quyền số I = 1,2,3 ...,n

+ Ngoài ra trong toán học còn chứng minh công thức tương đương với
một công thức.
δ2 = X 2 - ( X ¿ 2

X2 =
∑ X 2i . f i
Σfi

Ví dụ: Có số liệu về tinhg hình sản xuất của công nhân ở một phân
xưởng như sau :
Bảng phân tổ công nhân theo số sản phẩm
Số lượng sản phẩm sản xuất trong một Số công nhân Xifi Xi2 f1
ngày (sản phẩm) Xi fi
4 2 8 32
5 4 20 100
6 9 54 324
7 3 21 147
8 2 16 128
Cộng 20 119 731

Giải:

59
119
X = =5 , 59 →¿) = 35,4025
20
731
X = =36 ,55
20
δ2 = X 2 – ( X )2 = 36,55 = 35,4025 = 1,1475
* Độ lệch tiêu chuẩn:
- Khái niệm: Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc 2 của phương sai.
- Công thức tính :
+ Trường hợp tài liệu không phân tổ.


2
Σ ( X i −X ) . f i
δ=
Σfi

+ Theo công thức của phương sai.


δ = √ X 2−¿ ¿
c) Hệ số biến thiên:
- Khái niệm: Hệ số biến thiên là kết quả của tỷ số giữa độ chênh lệch tiêu
chuẩn với số bình quân của các lượng biến.
Hệ số biến thiên là chỉ số tiêu dùng để so sánh biến thiên tiêu thức của
các hiện tượng khác nhau, hoặc có hiện tượng cùng loại nhưng có số bình quân
không bằng nhau. Nó xác định bằng tỷ số giữa độ lệch tiêu chuẩn với số bình
quân của các lượng biến.
- Công thức tính:
δ δ
Vs = X .100 hoặc Vs = M . 100
0

Trong đó: - V: là hệ số biến thiên (đơn vị tính %)


M0 : Mốt
Ví dụ: Theo số liệu tính toán ở bảng trên. Tính hệ số biến thiên
δ 1,0712
Vs = X .100 = 5 ,95 .100 = 18%

Ví dụ: Có 2 tổng thể: một tổng thể có độ lệch tiêu chuẩn về năng suất lao
động là 5 và số trung bình là 40, tổng thể thứ 2 có độ lệch tiêu chuẩn là 15 và
con số bình quân là 160. Tính V1 , V2 và kết luận.
Giải:

60
δ 4
Vs = X .100 = 40 .100 = 12,5%
δ 15
Vs = X .100 = 160 .100 = 9,4%

Kết luận: Nếu so sánh bằng độ lệch tiêu chuẩn thì độ biến thiên tiêu thức
tổng thể 2 lớn hơn tổng thể 1 (15 > 5), nhưng nếu so sánh bằng hệ số biến thiên
thì kết quả ngược lại.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa số tuyệt đối trong
thống kê và các đại lượng tuyệt đối trong toán học ? Tại sao trong nghiên cứu
kinh tế lại vận dụng số tuyệt đối và số tương đối một cách kết hợp ? Các Mác
kết luận gì về lĩnh vực này ?
Câu 2: Phân tích đặc điểm, ứng dụng và ưu nhược điểm chính của số
bình quân trong thống kê ? Quan niệm như thế nào là tổng thể đồng chất ? Các
Mác phát biểu ra sao về vấn đề này ? Chỉ rõ tác phẩm mà người ta đã nghiên
cứu ?
Câu 3: Tại sao phải tính toán các chỉ tiêu do đó biến động của tiêu thức ?
Theo quan điểm của đồng chí chỉ tiêu nào được sử dụng phổ biến nhất ? Vì sao ?
cho biết ví dụ về cách tính toán các chỉ tiêu đó ?
Câu 4: Chỉ số thống kê là gì ? Phân tích sự khác nhau giữa chỉ số và
phương pháp chỉ số ? Trình bày đặc điểm, tính chất và tác dụng của chỉ số ?

61
Câu 5: Quyền số của chỉ số là gì ? Phân tích tác dụng, cách thức chọn
quyền số và thời kỳ của quyền số khi xây dựng các chỉ số tổng hợp trong nghiên
cứu kinh tế ?
Câu 6: Chỉ tiêu bình quân trong kinh tế biến động do ảnh hưởng của
những nhân tố nào ? Phương pháp chỉ số được dùng để nghiên cứu ảnh hưởng
của những nhân tố này ? nhân tố kết cấu tác động như thế nào trong hệ thống chỉ
số đó ?
Bài tập
Bài 1: Tình hình thực hiện kế hoạch diện tích gieo trồng của 4 nông
trường như sau :
Tên nông trường Kế hoạch (ha) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
A 3.600 105
B 4.400 120
C 8.000 98
D 11.000 110

Yêu cầu:
1 – Tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bình quân về diện tích gieo trồng của
4 nông trường.
2 – Hãy kiểm tra lại kết quả tính toán xem có chính xác không ? Cho biết
căn cứ để kiểm tra.
Bài 2: Một doanh nghiệp có 3 máy tự động kiểu khác nhau, cùng sản
suất một loại sản phẩm. Thời gian cần thiết để sản suất một chi tiết sản phẩm
như sau:
Máy A hết 12 phút
Máy B hết 18 phút
Máy C hết 16 phút
Yêu cầu: Tính thời gian hao phí bình quân chung cho cả 3 loại máy để
sản xuất một chi tiết sản phẩm, biết rằng thời gian làm việc của mỗi máy đều
bằng nhau.

62
Tính thời gian hao phí bình quân chung cho cả 3 loại máy để sản xuất
một chi tiết sản phẩm, biết rằng thời gian làm việc của mỗi máy đều bằng nhau.
Bài 3: Có tài liệu về tiền lương công nhân của một doanh nghiệp.
Mức lương ( nghìn đồng) Số công nhân (người)
Dưới 800 8
800 – 900 12
900 – 1.000 16
1.000 – 1.100 20
1.100 – 1.200 5
Trên 1.200 3

Yêu cầu: Bằng phương pháp thích hợp hãy xác định mức lượng điển hình
của công nhân trong doanh nghiệp,
Bài 4: Tốc độ phát triển của chỉ số GDP tại vùng kinh tế X thời kỳ từ năm
1997 – 2008 như sau:
Năm 2002 so với năm 1997 đạt tốc độ phát triển là 158%
Năm 2008 so với năm 2002 đạt tốc độ phát triển là 142 %
Yêu cầu : Tính tốc độ phát triển trung bình hằng năm về GDP cho từng
thời kỳ sau đây:
Từ năm 1997 - 2002
Từ năm 2002 – 2008
Từ năm 1997 – 2008
Bài 5: Có dãy số phân phối về số máy dệt do công nhân điều khiển được
phân tổ như sau:
Số máy dệt do một công nhân phụ trách Số công nhân
8 6
9 20
10 40
11 55
12 8
13 3

63
Yêu cầu:
1 – Hãy xác định Mốt về số máy dệt.
2 – Hãy xác định trung vị về số máy dệt.

CHƯƠNG V: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG


KINH TẾ - XÃ HỘI
Mã số chương: MH10.05

* Mục tiêu đối với người học:

Trang bị cho học sinh phương pháp phân tích sự biến động của các hiện
tượng kinh tế xã hội theo thời gian, từ đó rút ra được bản chất, tính quy luật, xu
hướng phát triển của hiện tượng và dự đoán mức độ tương lai của hiện tượng
nghiên cứu.

*Nội dung của bài:


A – DÃY SỐ THỜI GIAN:
I. Khái niệm, phân loại về dãy số thời gian:
1. Khái niệm về dãy số thời gian:

64
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian trong
thống kê, để nghiên cứu sự biến động này, người ta thường dựa vào dãy số
thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp
theo thứ tự thời gian.
Ví dụ: Có tài liệu của một doanh nghiệp Dệt Nam Định như sau:
Bảng tình hình sản xuất của doanh nghiệp Dệt
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4
1.Sản lượng vải (m) 31.620 33.600 33.800
2.Tỷ lệ hoàn thành KH % 102 105 104
3.Số công nhân ngày đầu tháng (người) 300 304 304 308

Kết cấu: Dãy số thời gian gồm 2 thành phần:


- Thời gian chỉ số biểu hiện của biển số là của thời gian nào (tuần, tháng,
quý,năm ...)
- Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu như: chỉ tiêu sản lượng, giá trị sản
xuất.
Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.
Trị số của chỉ tiêu nghiên cứu gọi là các mức độ của dãy số thời gian
được biểu hiện bằng số tuyệt đối (dãy số 1, dãy số 3) hoặc dãy số tương đối
(dãy số 2); hoặc số bình quân của thời kỳ đó.
2. Các loại dãy số thời gian:
a) Dãy số thời kỳ: Biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng
trong từng khoảng thời gian nhất định. Dãy số (1) trị số biểu hiện sản lượng
của cả tháng là dãy số thời kỳ.

Đặc điểm:
+ Mỗi mức độ của dãy số phản ánh quy mô hiện tượng trong một thời kỳ
nào đó.
+ Cộng các mức độ của dãy số để phản ánh quy mô hiện tượng trong
khoảng thời gian dài hơn.

65
b) Dãy số thời điểm: Biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại
những thời điểm nhất định.
Dãy số (3) các trị số biểu hiện số công nhân thời điểm đầu tháng là dãy
số thời điểm.
Đặc điểm:
- Các trị số của dãy số thời điểm chỉ phản ánh mặt lượng của hiện tượng
tại những thời điểm nhất định.
- Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc
một bộ phận mức độ của hiện tượng ở thời điểm đó. Vì vậy việc cộng các trị số
của chỉ tiêu không phản ánh quy mô của hiện tượng.
3. Tác dụng của dãy số thời gian:
- Cho phép nghiên cứu các đặc điểm về sự biến động của hiện tượng qua
thời gian.
- Dựa vào dãy số thời gian để dự đoán các mức độ của hiện tượng trong
tương lai.
4. Nguyên tắc dãy số thời gian
Khi xây dựng dãy số thời gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh
được giữa các mức độ trong dãy số.
- Nội dung, phương pháp và đơn vị tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống
nhất.
- Phạm vi tổng thể trước sau phải nhất trí.
- Khoảng cách thời gian nên bằng nhau.
II. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian:
1. Mức độ trung bình theo thời gian: (Y )
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong
một dãy số thời gian. Tùy theo dãy số thời kỳ hoặc dãy số thời điểm mà có các
công thức tính khác nhau.
a ) Đối với dãy số thời kỳ:
Xác định chỉ tiêu này khá thuận lợi, dễ dàng, có thể nhanh tróng xác định
mức độ trung bình theo thời gian bằng cách lấy số bình quân số học giản đơn
của các mức độ trong dãy số.

66
n

Công thức tính: ∑Yi


Y = i=1
n
Trong đó: Y i = Là các mức độ của dãy số thời kỳ

N: Số mức độ của dãu số


Theo số lượng trên ta có:
31.620+33.600+33.800
Y = = 33.007 (m)
3
b) Đối với dãy số thời điểm:
Việc xác định mức độ trung bình gặp phải khó khăn là các trị số của
chúng không thể trực tiếp cộng lại với nhau được.
Để khắc phục khó khăn đó, người ta phải giả định giữa các thời điểm sự
biến động về mức độ xảy ra từ từ và phát triển theo chiều hướng tăng (hoặc
giảm) dần đều đặn. Với giả thiết ấy, ta đã biến một dãy số thời điểm thành một
dãy số thời kỳ và tính toán trở nên dễ hơn.
- Nếu khoảng cách trong thời gian đều nhau như ví dụ nêu ra ở bảng trên
để xác định số công nhân của từng tháng ta giả thiết rằng sự biến động số công
nhân của các ngày trong tháng tương đối đều đặn. Do đó để tính số công nhân
trung bình tháng ta dựa vào số công nhân đầu tháng và cuối tháng. Số công nhân
trung bình của từng tháng được tính như sau:
300+304
Tháng 1: Y 1 = 2
= 302 công nhân
304+304
Tháng 2: Y 2 = 2
= 304 công nhân
304+308
Tháng 3: Y 3 = 2
= 306 công nhân

Số công nhân trung bình của quý I :

300+304 304 +304 304+308


+ +
Y1 = 2 2 2 = 304 công nhân
3

Tổng quát:
Y1 Y2 Yn
+ +…+
Y = 2 2 2
n−1

67
- Nếu khoảng cách thời gian không đều nhau:
n

∑ Y iT i
i=1
Y = n

∑ Ti
i=1

Trong đó: Yi : Mức độ thứ I của dãy số


Ti : Là độ dài thời gian có mức độ Y i (T ilà quyền số)
V í d ụ: Có tài liệu về số công nhân của một xí nghiệp trong tháng 11 năm

2008 như sau:


Ngày 1/ 11 có 400 công nhân
Ngày 10/11 nhân thêm 5 công nhân
Ngày 15/11 nhân thêm 3 công nhân
Ngày 21/11 cho thôi việc 2 công nhân và từ đó cho đến hết tháng 11
không có gì thay đổi.
Hãy tính số công nhân bình quân trong tháng 11 ?
Từ tài liệu trên ta lập bảng sau
Bảng thống kê lao động của doanh nghiệp tháng 11 năm 2008
Thời gian Số ngày (Ti) Số công nhân (Yi = 1)
Từ 1/11 đến 9/11 9 400
Từ 10/11 đến 14/11 5 405
Từ 15/11 đến 20/11 6 408
Từ 2/11 đến 30/11 10 406

Số công nhân trung bình trong tháng 11 được tính theo công thức là:
400.9+ 450.5+408.6 +406.10
Y = = 404 công nhân
9+5+6+10
Chú ý: Trên tử số có đơn vị kép là số ngày người và mẫu số là số ngày
theo lịch. Những ngày nghỉ việc (chủ nhật, nghỉ lễ ...) tính theo số của ngày hôm
trước. Cách này được sử dụng để tính số lao động bình quân trong danh sách,
một chỉ tiêu quan trọng trong quản lý lao động.
2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối:

68
Lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối
giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của
chỉ tiêu mang dấu dương và ngược lại mang dấu âm, tùy theo mục đích yêu cầu
ta có các chỉ tiêu lượng tăng hoặc giảm.
a)Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đồi liên hoàn:
Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Y i) và mức độ của kỳ đứng liền
trước đó (Yi-1) nhằm phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian
liền nhau.
Công thức tính: δi = Yi – Yi-1
Trong đó: δi – Là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Yi – Là mức độ thứ I của dãy số
Suy ra: δ2 = 33.600 31.620 = 1.980 (m)
δ3 = 33.800 – 33.600 = 200 (m)
b)Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc:
- Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Y i) và mức độ của một kỳ nào
đó được chọn là gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (Y i) chỉ tiêu này
phản ánh mức tăng (giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.
Công thức: ∆I = Yi - Y1
Trong đó: ∆I : Là lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
Yi : Là mức độ đầu tiên của dãy số
Ta có: ∆2 = 33.600 – 31.620 = 1.980 (m)
∆3 = 33.800 31.620 = 2.180 (m)
n

Mối liên hệ: ∑ δ i = ∆i ( i = 2,3,4 ...,n)


i=1

Tức là tổng các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn bằng lượng tăng
(giảm) tuyệt đối chính xác.
Ví dụ trên : 1.980m + 200m = 2.180m
c)Lượng tăng giảm (giảm) tuyệt đối trung bình:
Là mức độ trung bình của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.
Công thức:

69
n

∑ δi = ∆ n Y n−Y 1
=
i=1
δ= n−1 n−1
n−1

Trong đó: δ = Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình


33.800−31.620
Từ ví dụ trên ta có: δ = =1090 (m)
2

3. Tốc độ phát triển:


Là một số tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện
tượng qua thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có nhiều loại tốc độ phát
triển khác nhau.
a)Tốc độ phát triển liên hoàn:
Là tỷ số giữa mức đội kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ đứng liền trước đó.
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời kỳ liền nhau.
Yi
Công thức tính: ti = Y
i−1

Trong đó: ti : Là tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian
i–1
Yi-1: Mức độ của hiện tượng ở thời gian i – 1
Yi : Mức độ của hiện tượng ơt thời gian i
Từ số liệu trên ta có:
33.600
t2 = 31.620 = 1,0626 lần thay 106,26 %

t2
33.800
t3 = 33.600 = 1,006 lần thay 100,6 %

b)Tốc độ phát triển định gốc:


Là tỷ số giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ của một kỳ được chọn
làm gốc cố định.
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng
thời gian dài.
Yi
Công thức tính như sau: Ti = Y
1

70
Trong đó: T1 : Tốc độ phát triển định gốc
Yi : Mức độ của hiện tượng thời gian
Y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số
Từ số liệu trên ta có:
33.600
T2 = 31.620 = 1,0626 lần 106,26 %
33.800
T3 = 31.620 = 1,0689 lần 106,89 %

Giữa tốc độ phát triện liên hoàn với tốc độ phát triển định gốc có mối
quan hệ sau đây :
n

t2 x t3 x ... tn = T hay ∏ ti = Ti
i=2

Theo kết quả trên ta có: t2 x t3 = 1,0626 x 1,006 = 1,0689 lần


+ Thứ 2: Thương của 2 tốc độ phát triển định gốc liền bằng nhau tốc độ
phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó:
Ti
= ti
T i−1
106 , 89
Theo kết quả trên ta có: 106 ,26 = 1,006 lần

c)Tốc độ phát triển trung bình:


Là số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn.
Công thức tính:

√ √
n
n−1 Yn
√t 2 .t 3 … tn = ∏ t i = n−1√T n =
n−1 n−1
t=
i=2 Y1

Trong đó: t=¿ là tốc độ phát triển trung bình

Trong ví dụ trên: t = √ 1,0626 .1,0336 = 1,0338

4. Tốc độ tăng (hoặc giảm)


Chỉ tiêu này phẩn ánh mức độ của hiện tượng qua hai thời gian đã tăng
(hoặc giảm) bao nhiêu lần hay bao nhiêu % tương ứng với tốc độ phát triển ta có
tốc độ tăng hoặc giảm sau đây.
a)Tốc độ tăng(giảm) liên hoàn: ký hiệu (ai)

71
Là tỷ số giữa lượng tăng hoặc (giảm) tuyệt đối liên hoàn với mức độ kỳ
gốc liên hoàn.
δi Y i−Y i −1 Y i
Công thức tính: ai = Y i−1
=
Y i−1
=
Y i−1
−1=t i −1

Ví dụ: Theo kết quả trên ta có


a2 = 1,0626 -1 = 0,0626 lần hay 6,26 %
a3 = 1,006 – 1 = 0,006 lần hay 0,6 %
b)Tốc độ tăng hay giảm định gốc: ký hiệu Ai
Là tỷ số giữa lượng tăng hay (giảm) tuyệt đối định gốc với mức độ kỳ gốc
cố định.
∆ i Y i−Y 1 Y i
Công thức tính: A1 = Yi
=
Y1
= −1=T i−1
Y1

Ví dụ: A2 = 1,0626 – 1= 0,0626 lần hay 6,26 %


A3 = 1,0689 – 1 = 0,0689 lần hay 6,89 %
c)Tốc độ tăng (giảm) trung bình: (a ¿
Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại biểu trong suốt thời gian
nghiên cứu.
Công thức tính: a=t−1

Theo kết quả tính toán ta có:


a = 1,0338 – 1 = 0,0338 lần hay 3,38 %

Bảng tóm tắt các chỉ tiêu phân tích trên


Hình thức chỉ tiêu
Liên hoàn Định gốc Bình quân
Nội dung của chỉ tiêu
Lượng tăng giảm (giảm) tuyệt Y i−Y i−1 Y i−Y 1 Y n−Y 1
n−1
đối


Yi Yi n−1 Yn
Tốc độ phát triển Y i−1 Y1 Y1


Y i−Y i−1 Y i−Y 1 n−1 Yn
Tốc độ tăng hoặc giảm Y i−1 Y1
−1
Y1

72
B. CHỈ SỐ:
I. Khái niệm và tác dụng của chỉ số:
1. Khái niệm về chỉ số:
Bất kỳ sự phát triển của hiện tượng nào thường ảnh hưởng của nhiều yếu
tố. Chẳng hạn, sản lượng cây trồng chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố: diện tích và
năng suất đó là yếu tố cấu thành trực tiếp nên sản lượng.
Chỉ tiêu dùng để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự
biến động tổng thể, hiện tượng đó gọi là chỉ số. Vậy chỉ số trong thống kê là một
loại số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một
hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: Năng suất lúa của xã A năm 2008 là 32 tạ/ha, năm 2007 là 25 tạ/ha.
So sánh năng suất lúa năm 2004/2003 ta có: 32/25 x 100 = 128 %
Nếu năng suất lúa của xã B năm 2008 là 34 tạ/ha. So sánh năng suất lúa
năm 2008 của 2 xã A và B ta có: 32/34 x 100 = 91,1 %
Vậy khái niệm chỉ số trong thống kê khá rộng, bao gồm các chỉ tiêu biểu
hiện các mặt biện động của hiện tượng nghiên cứu.

2. Các loại chỉ số:


- Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu.
+ Chỉ số đơn: là chỉ số phản ánh sự biến động của từng đơn vị, phân
tử trong cùng một tổng thể.
Ví dụ: Chỉ số giá bán lẻ của một mặt hàng, chỉ số sản lượng tiêu thụ
của một mặt hàng
+ Chỉ số tổng hợp: Là chỉ số phản ánh sự biến động chung của một
nhóm đơn vị, phần tử hay của toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
- Căn cứ theo tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh:
+ Chỉ số của chỉ tiêu khối lượng: Nó được gắn với chỉ tiêu khối
lượng, là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng được nghiên cứu.
Ví dụ: Chỉ số hàng tiêu thụ, chỉ số về quy mô lao động.
Chỉ số của chỉ tiêu chất lượng: Nó được gắn với chỉ tiêu chất lượng
như chỉ số giá, giá thành, năng suất lao động.
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu.

73
+ Nghiên cứu theo thời gian: Có chỉ số phát triển, thể hiện quan hệ
so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau.
Ví dụ: Doanh thu của công ty X năm 2007 so với năm 2006 là 105 % (hay
gấp 1,05 lần). Đây là chỉ số phát triển phản ánh biến động doanh thu của công ty
X qua hai năm.
+ Nghiên cứu theo không gian: Có chỉ số không gian, thể hiện quan
hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở các không gian khác nhau.
Ví dụ: Doanh thu của công ty X năm 2007 ở thị trường Hà Nội so với thị
trường thành phố Hồ Chí Minh bằng 95% (hay bằng 0,95 lần). Đây là chỉ số
không gian phản ánh sự biến động doanh thu của công ty X.
3. Tác dụng của chỉ số:
- Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua thời gian được vận dụng tính
chỉ số phát triển.
- Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua không gian được vận dụng
trong chỉ số không gian.
- Phân tích vai trò của ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động
của hiện tượng phức tạp. Thực chất đây là phương pháp phân tích mối liên hệ,
nhằm nêu lên các nghiên nhân gây nên sự biến động của hiện tượng phức tạp và
tính toán một cách chi tiết mức độ ảnh hưởng của mỗi nghiên nhân.
II. Phương pháp tính chỉ số:
1. Chỉ số đơn:
- Khái niệm: Là tỷ lệ giữa trị số của từng phần tử, từng đơn vị cá biệt của
hiện tượng nào đó ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
- Công thức:
+ Chỉ số về đơn giá: Phản ánh biến động giá bán của từng mặt hàng ở kỳ
nghiên cứu so với kỳ gốc nào đó.
P1
ip = P0

Trong đó: ip : Là chỉ số đơn về giá


P1 : Là giá bán lẻ mặt hàng ở kỳ nghiên cứu

74
P0 : Là giá bán lẻ mặt hàng ở kỳ gốc
Ví dụ: Giá mặt hàng cà phê Robusta tại thị trường Luân Đôn năm 2007
tương ứng 600USD/tấn. Nếu lấy giá trị năm 2007 làm gốc thì ta có:
P1 550
ip = P0 = 600 = 0,9167 lần hay 91,67%
Căn cứ vào kết quả tính toán ta có thể phân tích sự biến động giá bán của
mặt hàng cà phê năm 2008 giảm 8,33% so với năm 2007 tương ứng 50 USD/tấn
+ Chỉ số đơn về số lượng: Phản ánh sự biến động về số lượng của từng
mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so với một kỳ gốc nào đó:
P1
ip = P0

Trong đó: ip : Là chỉ số đơn về lượng


P1 : Là lượng từng mặt hàng ở kỳ nghiên cứu
P0 : Là lượng từng mặt hàng ở kỳ gốc
Ví dụ: Khối lượng suất khẩu dầu thô của Việt Nam năm 2007 là 16.879
nghìn tấn, năm 2008 là 17.169 nghìn tấn. Nếu chọn năm 2007 làm gốc thì ta có:
17.169
iq = 16.879 = 1,017 lần hay 101,7 %

Căn cứ vào kết quả tính toán cho thấy khối lượng xuất khẩu dầu thô của
Việt Nam năm 2008 so với năm 2007 bằng 101,7 % tăng 1,7% và số tuyệt đối
tương ứng là 290 nghìn tấn.
- Đặc tính của chỉ số đơn:
+ Tính nghịch đảo: Phản ánh nếu ta hoán vị kỳ gốc và kỳ nghiên cứu cho
nhau thì kết quả thu được sẽ là giá trị nghịch đảo của chỉ số cũ.
P1 550
ip = P0 = 600 = 0,9167 lần hay 91,67 %
P0 600
Ta có: ip = P = 550 = 1,091 lần hay 109,1 %
1

+ Tính liên hoàn: Tích của các chỉ số liên hoàn năm nay so với năm kế
trước hoặc tích của các chỉ số gốc liên tiếp bằng chỉ số định gốc tương ứng.
Ví dụ: i2008/2004 = i2008/2007 x i2007/2006 x i2006/2005 x i2005/2004

75
+ Tính thay đổi gốc:
Ví dụ: Ta có thể suy chỉ số gốc năm 2005 từ các chỉ số gốc năm 2008
i2008/2003 = i2008/2006 x i2006/2003
2. Chỉ số tổng hợp:
a) Chỉ số tổng hợp giá cả (Ip)
Chỉ số tổng hợp giá cả là chỉ số tổng hợp giá cả với quyền số là khối
lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng ở kỳ gốc.
∑pq
Ip = ∑ p q 1 0

0 0

p1 q1
Chúng ta phân tích được: ∑ p1 q 0 =∑ Ip = ∑i p p0 q0

Trong đó: po : Là giá bán của mỗi mặt hàng ở kỳ gốc


p1 : Là giá bán của mỗi mặt hàng ở kỳ nghiên cứu
q0 : Là lượng hàng tiêu thụ của mỗi mặt hàng ở kỳ gốc
q1 : Là lượng hàng tiêu thụ của mỗi mặt hàng ở kỳ nghiên
cứu
Ví dụ: có tài liệu về tình hình tiêu thụ máy giặt của công ty A năm 2007
như sau:
Bảng tình hình tiêu thụ máy giặt của công ty A
Tháng 1/2007 Tháng 6/2006
Mặt hàng Giá bán Khối lượng Giá bán Khối lượng
(triệu đồng) tiêu thụ (triệu đồng) tiêu thụ
(sản phẩm) (sản phẩm)
1.Máy giặt loại U950T 4 25 3,95 27
2. Máy giặt loại U951T 4,4 30 4,5 29

∑pq 3 , 95.25+ 4 , 5 .30


Ta có: Ip = ∑p q1 0
= 4 .25+ 4 , 4 .30 = 1,0075 lần hay 100,75%
0 0

Biến động tuyệt đối: ∑ p1 q 0 - ∑ p 0 q 0 = 233,75 – 232 = 1,75 (triệu đồng)


Kết quả tính toán cho thấy mặt hàng máy giặt tháng 6/2007 bằng 100,75%
so với tháng 1/2007.

76
- Chỉ số tỏng hợp giá cả: Là chỉ số tổng hợp giá cả với quyển số là khối
lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng ở kỳ nghiên cứu.
∑pq
Ip = ∑ p q
1 1

0 1

p1 q1
Ta cũng phân tích được: ∑ p1 q 1 = ∑ p 0 q 0 iq = ∑ I
p

∑ p q 3 ,95 .27+ 4 , 5 .29


Theo số liệu trên: Ip = ∑ p q = 4 .27+ 4 , 4 .29 =1,0066 lần hay 100,66
1 1

0 1

%
Biền động số tuyệt đối:
∑ p1 q 1−∑ p0 q1 = 237,15 – 235,6 = 1,55 (triệu động)
Kết quả tính toán cho ta thấy giá của nhóm mặt hàng máy giặt tháng
6/2007 bằng 100,66% so với tháng 1/2007. Nói cách khác, so với tháng 1/2007
giá bán của nhóm mặt hàng trên của công ty tháng 6/2007 đã tăng 0,66% biến
động tăng giá của nhóm mặt hàng này làm cho doanh thu của công ty tăng 1,55
(triệu đồng).
Qua việc tính toán trên ta có nhận xét: Nếu quyền số cố định ở thời kỳ
khác nhau thì kết quả tính toán và ý nghĩa của chỉ số cũng thay đổi.
Ta xét ý nghĩa công thức chỉ số tổng hợp giá cả của Laspeyres ta thấy: tử
số của công thức (∑ p1 q 0 ¿ chính là tổng mức tiêu thụ của năm trước nhưng lại
bán theo giá năm nay. Mẫu số ( ∑ p 0 q 0 ¿ là tổng mức tiêu thụ hàng hóa ở kỳ gốc.
Hiệu số giữa tử số và mẫu số nói lên chênh lệch về giá cả giữa hai thời kỳ của
tất cả hàng hóa tính theo kỳ gốc. Hay là số tiền người mua đáng lẽ tiết kiệm
được (hay chi thêm) trong kỳ gốc do việc thay đổi giá cả. Ta nhận thấy rằng chỉ
số của Laspeyres kém ý nghĩa thực tế hơn. Bởi vì, số tuyệt đối tính ra không đáp
ứng được yêu cầu nghiên cứu và vì người mua hàng không thể dùng giá kỳ sau
để mua hàng kỳ trước. Vì trên thực tế hàng kỳ trước đã được bán theo giá kỳ
trước rồi
Trong công thức chỉ số tổng hợp giá cả Paasche, lấy quyền số q 1, tử số ¿
là tổng giá của các loại hàng hóa kỳ báo cáo còn mẫu số ( ∑ p 01 q1 ¿ là tổng giá cả

77
các loại hàng hóa kỳ gốc, nhưng tính theo lượng hàng tiêu thụ kỳ báo cáo. Chỉ
số này nói lên sự biến động giá cả kỳ báo cáo tính trên lượng hàng hóa nào khác.
Trên cơ sở đó, ta có thể tính ra được không những số tương đối về biến
động giá cả mà cả số tuyệt đối về hiệu quả kinh tế do sự biến động này. Thật
vậy, hiệu giữa tử số và mẫu số nói lên chênh lệch về giá cả giữa hai thời kỳ của
tất cả các loại hàng tiêu thụ kỳ báo cáo, hay là số tiền mà người mua thực tế đã
tiết kiệm (hay chi thêm) do việc mua hàng theo giá mới. Đứng về phía người
bán hàng, đây cũng là số tiền thực tế thu thêm được (hay thu kém đi) do thay đổi
giá cả. Chính vì lý do đó công thức chỉ số tổng hợp giá của Paasche chính xác
và được áp dụng trong công tác thực tế ở nước ta và các nước khác trên thế giới
- Chỉ số tổng hợp giá của (Fisher) I phản ánh biến động chung cúa giá
bán của các mặt hàng.
Theo công thức sau:

∑√
Ip = ∑ p q . ∑ p q
p .q 1

0∑
p q 1

1
1

0
0

Theo tài liệu ta : Ip = 1,007 lần hay 100,7%


Chỉ số tổng hợp giá cả không gian: Được dùng để so sánh giá cả của một
nhóm hay toàn bộ các mặt hàng ở 2 địa phương , thị trường, khu vực ... khác
nhau.
∑P (q A + qB )
IPA/B = ∑ P A

(q A +q B )
B

Trong đó: A, B là 2 địa phương, thị trường, khu vực ... cần so sánh
PA, PB là giá tiêu thụ của mỗi mặt hàng tương ứng ở địa
phương, thị trường, khu vực ...
q A, qB, là lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng tương ứng ở địa
phương,
thị trường, khu vực ...

78
Ví dụ: Có tài liệu tổng hợp về giá và lượng tiêu thụ các mặt hàng tại hai
thị trường A và B trong quý I năm 2007 như sau:
Bảng tình hình tiêu thụ hàng hóa trên thị trường quý I năm 2007
Thị trường A Thị trường B
Giá bán Khối lượng tiêu thụ Giá bán Khối lượng tiêu thụ
Mặt hàng
(1000đ) sản phẩm (1000đ) sản phẩm
PA (qA) PB (qB)
X 40 15.000 30 20.000
Y 25 10.000 35 5.000

40. ( 15.000+20.000 ) +25.(10.000+ 5.000)


Ta có: IPA/B 30. (15.000+ 20.000 ) +35.(10.000+5.000)

Vậy: Giá bán của nhóm mặt hàng trên thị trường A cao hơn so với thị
trường B là 12,7%
b) Chỉ số tổng hợp số lượng:
- Chỉ số tổng hợp số lượng: Là chỉ số tổng hợp số lượng với quyền số là
giá bán của các mặt hàng ở kỳ gốc.
∑pq 4 . 27+ 4 , 4 .29
Ip = ∑ p q =0 1
4.25+ 4 , 4 .30 = 1,0155 lần hay 101,55%
0 0

Biến động tuyệ đối:


∑ p 0 q 1−∑ p0 q 0 = 235,6 – 232 = 3,6 (triệu)
Kết quả cho thấy lượng tiêu thụ của các mặt hàng máy giặt trong tháng
6/2007 so với tháng 1/2007 bằng 101,55% hay tăng 1,55% ứng với số tuyệt đối
là 3,6 triệu đồng.
- Chỉ số tổng hợp số lượng không gian:
∑ p .q
IPA/B = ∑ p . q A

p A q A + p B qB
p=
q A +q B
Theo ví dụ tài liệu trên:

79
p A qA + pB qB
+ Đối với mặt hàng X ta có: p = q A + qB = 34,3 nghìn

+ Đối với mặt hàng Y ta có: p=28 ,3 nghìn


34 , 3.15000 +28 ,3 .10000
Iq(A/B) = 34 , 3.20000 +28 ,3 .5000 = 0,964 lần hay 96,4 lần
Như vậy lượng tiêu thụ các loại mặt hàng này tại thị trường A thấp hơn so
với thị trường B là 3,6%.
III. Hệ thống chỉ số:
1. Khái niệm hệ thống chỉ số:
Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên quan với nhau, hợp thành
một phương trình cân bằng.
2. Tác dụng của hệ thống chỉ số:
- Giúp ta xác định được vai trò và ảnh hưởng biến động của mỗi nhân tố
đối với sự biến động của hiện tượng phức tạp gồm nhiều yếu tố, qua đó đánh giá
được nhân tố nào có tác dụng chủ yếu đối với sự phát triển chủ yếu đối với sự
phát triển của hiện tượng, do đó giúp ta hiểu được đúng đắn nghiên nhân làm
cho hiện tượng phát triển.
- Lợi dụng hệ thống chỉ số để tính chỉ số chưa biết, nếu biết các chỉ số còn
lại trong hệ thống chỉ số đó.
3. Các loại hệ thống chỉ số:
a)Hệ thống chỉ số tổng hợp:
- Cơ sở để hình thành hệ thống chỉ số này là mối liên hệ thực tế giữa các
chỉ tiêu, thường được biểu hiện dưới dạng các phương trình kinh tế:
Tổng doanh thu = Σ (giá bán x lượng bán)
Ngoài ra còn có các quan hệ cũng tương tự như trên chẳng hạn :
Tổng số sản phẩm xuất ra = Σ (năng suất lao động của một công nhân x
Số công nhân)
Tổng giá thành sản phẩm = Σ (giá thành đơn vị SP x Số SP sản suất)
- Công thức của hệ thống chỉ số tổng hợp:

80
Nếu chúng ta phân tích sự biến động của doanh thu do ảnh hưởng của hai
nhân tố là giá bán và lượng hàng tiêu thụ, điều này phản ánh sự kết hợp chỉ số
tổng hợp giá cả của Paasche và chỉ số lượng của Laspeyres.
Công thức của hệ thống:
Ipq = Ip x Iq
∑ p 1 p1 ∑ p1 q1 ∑ p0 q1
= x
∑ p0 q 0 ∑ p 0 q1 ∑ p 0 q0
Số biến động tuyệt đối:
( Σp1q1 – Σp0q0) = (Σp1q1 – Σp0q1) + (Σp0q1 – Σp0q0)
Trong các mối quan hệ khác chúng ta làm tương tự.
Theo bảng số liệu trong ví dụ và áp dụng công thức hệ thống chỉ số tổng
hợp ta được:
237 ,15 237 ,15 235 , 6
= X
232 235 , 6 232
1,0222 = 1,0066 x 1,0155
(102,22%) (100,66%) (101,55%)
Biến động tuyệt đối:
(237,15 - 232) = (237,15 – 235,6) + (235,6 – 232)
5,15 (triệu đồng) = 1,55 (triệu đồng) + 3,6 (triệu đồng)
Nhận xét:
Kết quả tính toán cho thấy doanh số nhóm mặt hàng máy giặt của công ty
tháng 6/2007 so với tháng 12007 bằng 102,22% tức là tăng thêm 2,22% tương
ứng 5,15 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
- Do giá bán của nhóm mặt hàng 6/2007 so với tháng 1/2007 tăng 0,66%
đã làm cho doanh số của công ty tăng 1,55 triệu đồng.
- Do khối lượng tiêu thụ các mặt hàng ở tháng 6/2007 so với tháng 1/2007
tăng 1,55 % làm cho doanh số của công ty tăng 3,6 triệu đồng.
b)Hệ thống chỉ số của số trung bình:
- Chỉ tiêu bình quân chịu ảnh hưởng biến động của hai nhân tố đó là tiêu
thức nghiên cứu và kết cấu của tổng thể.

81
Ví dụ: Biến động của năng suất lao động bình quân của một công nhân
trong một công ty là do biến động của bản thân năng suất lao động (tiêu thức
nghiên cứu) và biến động kết cấu công nhân (kết cấu tổng thể) có các mức năng
suất khác nhau , biến động của giá thành bình quân đơn vị sản phẩm là do biến
động của bản thân giá thành và biến động của kết cấu tổng thể sản phẩm có giá
thành khác nhau ...
- Công thức tổng quát của hệ thống:
Nếu ta gọi:
X0, X1: là lượng biến của tiêu thức kỳ gốc và kỳ nghiên cứu
f0, f1 : là số đơn vị trong tổng thể kỳ gốc và kỳ nghiên cứu
Ta có công thức của hệ thống chỉ số trung bình như sau:
Σ X1 f 1 Σ X1 f 1 Σ X0 f 1
Σf1 Σf1 Σf1
Σ X0 f 0
= Σ X0 f 1
X
Σ X0 f 0
Σf0 Σf1 Σf0

Số biến động tuyệt đối:

Σ X1f1 Σ X0f0 Σ X1f1 Σ X0f1 Σ X0f1 Σ X0f0


Σf1
- Σf0
=( Σf1
- Σf1
)+( Σf1
- Σf0
)
Chẳng hạn phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân
chung do ảnh hưởng của bản thân năng suất lao động và kết cấu số lao động
trong tổng thể ta có:
Khi đó công thức của hệ thống sẽ là:
I W = IW . IT/ΣT

Σ W 1 T1 Σ W 1 T1 Σ W 0 T1
Σ T1 Σ T1 Σ T1
Σ W 0 T0
= Σ W 0 T1
X
Σ W 0 T0
Σ T0 Σ T1 Σ T0

W1 W1 W 01
Hay: W = W 01
X W0
0

Số biến động tuyệt đối là:


( W 1 - W 0 ) = (W 1−W 01 ¿ + (W 01−W 0 ¿

82
Ví dụ: có tài liệu về tình hình sản xuất của các phân xưởng cùng sản xuất
một loại sản phẩm trong công ty A như sau:

Bảng tình hình sản xuất của công ty A


Năng suất lao động của một công Số công nhân
Phân xưởng nhân (kg) (người)
Kỳ gốc (W0) Kỳ nghiên cứu (W1) Kỳ gốc (W0) Kỳ nghiên cứu (W1)
PX1 80 75 100 180
PX2 65 65 100 100

Như vậy áp dụng công thức hệ thống chỉ số trung bình ta có:
75 .180+65 .100 75 .180+65 .100 80 . 180+65 .100
180+100 180+100 180+100
80 .100+65 .100
= 80 .180+65 .100
X 80 100+65 .100
100+100 180+100 100+100

71.43 71, 43 74 , 64
= X
72 ,5 74 ,64 72 , 5
0,985 lần = 0,957 lần x 1,029 lần
(98,5%) (95,7%) (102,9%)
Biến động tuyệt đối:
71,43 72,5 = (71,43 – 74,64) + ( 74,64 + 72,5)
- 1,07 Kg = - 3,21 kg + 2,14 kg
Nhận xét:
Kết quả tính toán cho thấy, kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc năng suất lao
động bình quân chung của một công nhân tại công ty A bằng 98,5% giảm 1,5%
hay giảm 1,07 kg là do các nhân tố sau:
- Bản thân năng suất lao động của một công nhân ở phân xưởng 1 giảm,
điều này làm cho năng suất lao động bình quân chung của một công nhân tại
công ty A giảm 4,3% hay giảm 3,21%.

83
- Do kết cấu lao động của công ty A có sự thay đổi , điều này làm cho
năng suất lao động bình quân chung của một công nhân tại công ty A tăng 2,9%
hay tăng 2,14 kg.

CÂU HỎI

Bài 1: Có tài liệu chi phí sản xuất của 2 doanh nghiệp cổ phần cùng một
loại sản phẩm qua 2 quý báo cáo như sau:
Doanh nghiệp ( T ) Doanh nghiệp ( D )
Giá thành đơn Tổng giá thành Giá thành đơn Tổng giá thành
Thời gian
vị sản phẩm sản xuất vị sản phẩm sản xuất
( 1000đ) (triệu đồng) ( 1000đ) (triệu đồng)
Quý I 420 27.804 399 60
Quý II 400 21.000 392 40

84
Yêu cầu: Tính giá thành bình quân một đơn vị sản phẩm trong sáu tháng
đầu năm của 2 doanh nghiệp trên ?
Bài 2: Có tài liệu về tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 2008 ở
2 doanh nghiệp như sau:
Thán Thán
Doanh Tháng Tháng Tháng Tháng
Chỉ tiêu g g
nghiệp 1 3 4 6
2 5
Giá trị SX kế hoạch
4.000 5.000 6.400 7.600 9.000 11.000
(tr.đ)
A
Tỷ lệ hoàn thành
90 85 88 80 120 115
KH %
Giá trị SX kế hoạch
4.000 3.600 1.800 6.000 7.400 9.000
(tr.đ)
B
Tỷ lệ hoàn thành
90 93 105 105 110 115
KH %

Yêu cầu: 1. Tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bình quân 6 tháng đầu năm
2008 của mỗi doanh nghiệp ?
2. So sánh tiến độ hoàn thành kế hoạch giữa 2 doanh nghiệp
trong 6 tháng đầu năm 2008 ?
Bài 3: Có tài liệu về giá thành và khối lượng sản phẩm của một doanh
nghiệp như sau:

Tháng 11/2008 Tháng 12/2008


Tên sản Đơn vị Giá thành Giá thành
Sản lượng Sản lượng
phẩm hiện vật đơn vị SP đơn vị SP
sản phẩm sản phẩm
(1000đ) (1000đ)
A Kiện 200 5.000 200 13.000
B Tạ 500 10.000 450 36.000
C Chiếc 400 25.000 390 14.000

85
Yêu cầu: 1. Tính chỉ số chung về giá thành đơn vị của cả 3 loại sản phẩm
nói trên ? Do giá thành đơn vị thay đổi, doanh nghiệp đã tiết kiệm được bao
nhiêu ?
2. Tính chỉ số chung về khối lượng sản phẩm của doanh
nghiệp ?

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 1: So sánh giá trị sản xuất thực tế năm 2005.


Chỉ tiêu giá trị sản xuất kế hoạch năm 2006 của doanh nghiệp X đã
tăng 15% . Nhờ sự cố gắng về mọi mặt, thực tế doanh nghiệp đã tăng được 32%
Bằng công thức thích hợp, hãy xác định tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
giá trị sản xuất của doanh nghiệp nói trên.
Bài 2: Có tài liệu về tình hình sản xuất của công ty khai thác than X trong
tháng 5/2006 như sau:
Doanh nghiệp Số công Mức lương Năng suất Giá thành
nhân tháng lao động đơn vị sản

86
phẩm
(người) (1000đ) (tấn/người)
(1000/tấn)
A 150 1.600 24 285
B 200 1.650 28 280
C 350 1.680 30 275

Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu


1. Năng suất lao động bình quân ?
2. Mức lương tháng bình quân ?
3. Giá thành đơn vị sản phẩm bình quân ?
Bài 3: Một doanh nghiệp có 3 máy tự động kiểu khác nhau, cùng sản xuất
một loại sản phẩm. Thời gian cần thiết để sản xuất một chi tiết sản phẩm như
sau:
- Máy A hết 12 phút
- Máy B hết 18 phút
- Máy C hết 36 phút
Yêu cầu: Tính thời gian hao phí bình quân chung cho cả 3 loại máy để sản
xuất một chi tiết sản phẩm, biết rằng thời gian làm việc của mỗi máy đều bằng
nhau.
Bài 4: Tình hình thực hiện kế hoạch diện tích gieo trồng của 4 nông
trường thuộc khối Y như sau:
Tên nông trường Kế hoạch (ha) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
A 3.600 105
B 4.400 120
C 8.000 98
D 11.000 110

Yêu cầu: 1.Tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bình quân về diện tích reo
trồng của 4 nông trường nói trên.

87
2. Hãy kiểm tra lại kết quả tính toán xem có chính xác không ?
cho biết căn cứ để kiểm tra ?
Bài 5: Có tài liệu sau đây ở một doanh nghiệp sản xuất:
Quý I/2006 Quý II/2006
Phân xưởng Tỷ lệ sản phẩm Giá trị sản phẩm sản Tỷ lệ sản phẩm Giá trị sản phẩm sản
hỏng (%) xuất ra (triệu đ) hỏng (%) xuất ra (triệu đ)
A 1,4 40 1,2 36
B 0,8 60 0,8 24
C 1,2 80 1,0 40

Yêu cầu: Dùng công thức thích hợp tính tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân
của doanh nghiệp trong mỗi quý ? Cho nhận xét ?
Bài 6: Có tài liệu chi phí sản xuất của 2 doanh nghiệp cổ phẩn cùng sản
xuất một loại sản phẩm qua 2 quý báo cáo như sau:
Doanh nghiệp ( T ) Doanh nghiệp ( D )
Giá thành đơn Tổng giá thành Giá thành đơn Tổng giá thành
Thời gian
vị sản phẩm sản xuất vị sản phẩm sản xuất
( 1000đ) (triệu đồng) ( 1000đ) (triệu đồng)
Quý I 420 27.804 399 60
Quý II 400 21.000 392 40
Yêu cầu: Tính giá thành bình quân một đơn vị sản phẩm trong 6 tháng đàu
năm của 2 doanh nghiệp trên.
Bài 7: Có tài liệu về tiền lương công nhân của một doanh nghiệp:
Mức lương (nghìn đồng) Số công nhân (người)
Dưới 800 8
800 – 900 12
900 – 1.000 16
1.000 – 1.100 20
1.100 – 1.200 5
Trên 1.200 3

88
Yêu cầu: Bằng phương pháp thích hợp hãy xác định mức lương điển hình
của công nhân trong doanh nghiệp trên.
Bài 8: Tốc độ phát triển của chỉ tiêu GDP tại vùng kinh tế X thời kỳ từ
năm 1995 – 2006 như sau:
- Năm 2000 so với năm 1995 đạt tốc độ phát triển 158%
- Năm 2006 so với năm 2000 đạt tốc độ phát triển 142%
Yêu cầu: Tính tốc độ phát triển trung bình hàng năm về GDP cho từng
thời kỳ sau đây:
- Từ năm 1995 – 2000
- Từ năm 2000 – 2006
- Từ năm 1995 – 2006
Bài 9: Có tài liệu về bậc thợ công nhân trong một doanh nghiệp cơ khí
như sau:
Cấp bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7
Số công nhân (người) 60 80 120 75 40 25 8

Yêu cầu: Tính bậc thợ bình quân của công nhân trong doanh nghiệp.
Bài 10: Có tài liệu tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tiêu thụ hàng
hóa trong kỳ nghiên cứu của công ty thương mại T gồm 3 của hàng như sau:
- Cửa hàng 1 đã hoàn thành vượt mức 20% và mức doanh thu thực tế là
1.350 triệu đồng.
- Cửa hàng 2 đã hoàn thành vượt mức 15% và mức doanh thu thực tế là
943 triệu đồng.
- Cửa hàng 3 chỉ đạt 90% kế hoạch và mức doanh thu thực tế là 783 triệu
đồng.
Yêu cầu: Tính mức độ hoàn thành kế hoạch bình quân về mức doanh thu
tiêu thụ hàng hóa của công ty ?
Bài 11: Có tài liệu về tình hình sử dụng lao động tại một doanh nghiệp
công nghiệp A như sau:
Chỉ tiêu ĐVT Kỳ gốc Kỳ báo cáo Chỉ số

89
1.Tổng sản lượng M 1.200 2.268 1.890
2.Tổng số công nhân Người 100 1200 1.200
Trong đó:
+ Công nhân trực tiếp sản xuất Người 80 108 1.350
3.Năng suất lao động của một
m/người 15 21 1.400
công nhân trực tiếp sản xuất

Yêu cầu: 1.Lập hệ thống chỉ số, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự
biến động của sản lượng ?
2.Rút ra kết luận cần thiết về các biện pháp tăng năng suất lao
động của các doanh nghiệp sản xuất nói chung ?
Bài 12: Có tình hình sản xuất một loại sản phẩm tại doanh nghiệp công
nghiệp X để báo cáo như sau:
Thời gian
12/2006 12/2007
Chỉ tiêu
- Năng suất lao động (sản phẩm/ngày) 120 125
- Số ngày làm việc thực tế bình quân của một công 25 26
nhân (ngày)
- Số công nhân (người) 110 100
- Giá bán một đơn vị sản phẩm (1000 đ) 500 550
Yêu cầu: 1. Tính giá trị sản phẩm sản xuất ra trong mỗi thời kỳ ?
2. Bằng hệ thống chỉ số thích hợp, phân tích các nhân tố gây ra
sự biến động của giá trị sản phẩm (khi so sánh tháng 12/200/ với tháng
12/2006).
Bài 13: Tài liệu tổng hợp ở một doanh nghiệp công nghiệp thu thập được
như sau:
Tháng 1/2007 Tháng 2/2007
Tỷ trọng
Phân xưởng Số công nhân Mức lương Mức lương
công nhân
(người) tháng (1000đ) tháng (1000đ)
(%)
A 240 1.600 44 1.950

90
B 260 1.850 56 2.200
Toàn doanh
500 ............. 100 ..............
nghiệp

Yêu cầu: Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương ở doanh nghiệp trên
tháng 2 so với tháng 1/2007. Biết rằng, tổng số công nhân của doanh nghiệp
trong tháng 2/2007 tăng 20% so với tháng 1/2007
Bài 14: Có tài liệu về giá thành và sản lượng tại doanh nghiệp công
nghiệp A như sau :
Tỷ trọng tổng giá thành của mỗi phân
Tốc độ tăng khối lượng
xưởng trong tổng giá thành toàn DN
Phân xưởng sản phẩm (kỳ báo cáo
(%)
so với kỳ gốc)
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A 44 40 20
B 56 60 25
Toàn DN 100 100

Yêu cầu: 1.Tính chỉ số khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp khi so sánh
kỳ báo cáo với kỳ gốc. Sự biến động của khối lượng sản phẩm đã làm cho tổng
giá thành tăng, giảm bao nhiêu ?
2. Tính chỉ số chung của giá thành đơn vị sản phẩm, biết rằng:
tổng giá thành của cả doanh nghiệp kỳ báo cáo 100% so với kỳ gốc.
Bài 15 : Có tài liệu về năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc
công ty X như sau:
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Doanh nghiệp Năng suât Tỷ trọng công Năng suât Tỷ trọng công
(triệu đ/người) nhân (%) (triệu đ/người) nhân (%)
A 20 35 18 25
B 22 30 20 20
C 25 20 24 35

91
D 26 15 25 20

Yêu cầu: 1.Tính chỉ tiêu năng suất lao động bình quân của công ty mỗi
kỳ ?
2. Phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân kỳ
báo cao so với kỳ gốc của công ty bằng hệ thống chỉ số thích hợp ?
3. Cho nhận xét về trình độ sử dụng lao động của công ty ?
Bài 16: Có tài liệu về thời gian hao phí lao động để sản xuất cùng một loại
sản phẩm của các nhóm công nhân trong một phân xưởng như sau:
Nhóm Kỳ gốc Kỳ báo cáo
công Lượng sản Thời gian hao Lượng sản Thời gian hao
nhân phẩm (chi tiết) phí (giờ/chi tiết) phẩm (chi tiết) phí (giờ/chi tiết)
(A) (1) (2) (3) (4)
A 2.000 5 2.000 4,5
B 2.500 6,5 3.000 6
C 3.000 7,0 5.800 6,5

Yêu cầu: 1. Phân tích nhân biến động của thời gian hao phí lao động bình
quân để sản xuất một chi tiết sản phẩm ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc ?
2. Căn cứ vào kết quả ở câu (1), tính các chỉ số ở năng suất lao
động (dưới dạng thuận) tương ứng ? Cho nhận xét về năng xuất lao động nói
chung của phân xưởng ?
3.Lập công thức tính chỉ số năng suất lao động xuất phát từ các
chỉ số năng suất lao động cá thể ?
Bài 17: Có tài liệu về tình hình tiêu thụ hàng hóa A ở cùng một khu vực
của doanh nghiệp thương mại X như sau:
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Phẩm cấp
Giá bán Lượng hàng Giá bán Lượng hàng
(loại)
(1000đ/kg) (kg) (1000đ/kg) (kg)
Loại I 23 5.000 23 7.000

92
Loại II 17 5.000 17 3.000

Yêu cầu: 1.Lập hệ thống chỉ số thích hợp phân tích sự biến động của giá
tiêu thụ bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc ?
2.Kết quả biến động của kết cấu lượng hàng tiêu thụ trong
trường hợp này có ý nghĩa gì ?
3.Lập hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của doanh số tiêu
thụ kỳ báo cáo so với kỳ gốc ?
Bài 18: Có tình hình tiêu thụ hàng hóa Y ở hai khu vực có giá cả chênh
lệch nhau của công ty X:
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Khu vực Giá bán Lượng hàng Giá bán Lượng hàng
(1000đ/kg) bán ra (kg) (1000đ/kg) bán ra (kg)
A 23 5.000 23 7.000
B 21 5.000 21 3.000

Yêu cầu: Lập hệ thống chỉ số thích hợp, phân tích sự biến động của giá
tiêu thụ bình quân ?
Bài 20: Có tài liệu về kết quả sản xuất và chi phí vật tư (để sản xuất ra giá
trị sản xuất đó) của một doanh nghiệp:
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Giá trị sản Giá trị sản
Phân xưởng Chi phí đầu Chi phí đầu
xuất xuất
tư (kg) tư (kg)
(1000đ/kg) (1000đ/kg)
A 200 160 400 288
B 200 180 100 98

Yêu cầu: 1. Tính mức chi phí vật tư bình quân cho một đồng giá trị sản
xuất và phân tích nghiên nhân biến động của chỉ tiêu kỳ báo cáo so với kỳ gốc ?

93
2.Bằng hệ thống chỉ số, phân tích mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến sự biến động của tổng chi phí vật tư giữa hai kỳ ?
Bài 20: Có tài liệu về các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa ở một doanh
nghiệp công nghiệp như sau:
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Hàng hóa
C0 V0 M0 C1 V1 M1
A 150 40 10 300 70 30
B 200 80 20 400 170 30
C 300 150 50 600 350 30

Yêu cầu: 1.Lập hệ thống chỉ số thích hợp, phân tích sự biến động và mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố C, V, M đối với sự biến động của tổng giá trị
hàng hóa tính chung cho các mặt hàng kể trên ?
2.Bạn có nhận xét gì về mối quan hệ giữa tiền công và giá trị
sản phẩm hàng hóa sản xuất ra khi so sánh giữa hai kỳ ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Giáo trình Lý thuyết thống kê (Học viện Tài chính).


2- Giáo trình Lý thuyết thống kê (Đại học Kinh tế quốc dân).
3- Giáo trình Lý thuyết thống kê (Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh).
4- Các sách báo liên quan và một số tài liệu khác.

94

You might also like