You are on page 1of 56

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NAM ĐỊNH

TRƯỜNG TRUNG CẤP GTVT


------------

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP


NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Lưu hành nội bộ)

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TTCGTVT ngày tháng năm 2022
của Hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Nam Định

Nam Định
1 - 20232022
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2
LỜI GIỚI THIỆU
Thống kê doanh nghiệp là một môn học chuyên ngành được giảng dạy cho hệ
trung cấp kế toán trong Trường Trung cấp GTVT Nam Định nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức thuộc lĩnh vực thống kê doanh nghiệp.Hiện nay tài liệu phục vụ cho môn
học này đối với Trường Trung cấp GTVT Nam Định còn thiếu nên chúng tôi biên soạn
tài liệu này mong góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và
học sinh Nhà trường.
Giáo trình giảng dạy môn học gồm:
Bài mở đầu
Chương 1: Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thống kê nguyên liệu vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 3: Thống kê lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh
nghiệp
Trong quá trình biên soạn giáo trình giảng dạy môn học do điều kiện về thời gian
và yêu cầu hoàn thiện môn học ngày càng cao, do vậy nội dung của giáo trình không
tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của độc giả trong và ngoài Trường để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, tháng năm 2023
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Nguyễn Thi Hiền
2. Thành viên tham gia: Ngô Thị Thương

3
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................................3
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC..............................................................................................4
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian....................................................................7
2. Nội dung chi tiết..........................................................................................................7
BÀI MỞ ĐẦU: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP...8
1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp.....................................8
1.1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 8
1.2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp......................................................9
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp.................................99
3. Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp.............................................................100
CÂU HỎI ÔN TẬP..............................................................................................10
CHƯƠNG 1: THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP...............................................................................................11
1. Những khái niệm cơ bản...........................................................................................11
1.1. Hoạt động sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh..........................................11
1.2. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp...............................122
1.3. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp........................12
1.4. Đơn vị biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..........................12
1.5. Những nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh...................................13
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và phương pháp tính......................................................................................................13
2.1. Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật của doanh nghiệp........................................................13
2.2. Giá trị sản xuất (Gross Output - GO).....................................................................14
2.3. Chi phí trung gian (Intermediational Cost - IC).....................................................16
2.4. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (Value Added - VA).........................................................17
2.5. Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp (Net Value Added - NVA).....................18
2.6. Doanh thu bán hàng (D).........................................................................................19
2.6.1. Khái niệm............................................................................................................19
2.6.2. Nội dung..............................................................................................................19
2.6.3. Phương pháp tính................................................................................................19
2.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu...............................................19
2.7. Doanh thu thuần.....................................................................................................19
2.8. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp...............................................................20
3. Phân tích thống kê tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp........20
3.1. Đối với chỉ tiêu sản lượng hiện vật........................................................................20
3.2. Đối với chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ (giá trị)....................................................21
4. Thống kê chất lượng sản phẩm.................................................................................22
4.1. Trường hợp sản phẩm có phân chia cấp chất lượng...............................................22
4.2. Trường hợp sản phẩm không phân chia cấp chất lượng........................................27
CÂU HỎI ÔN TẬP.......................................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT...................................................................................................................29
1. Khái niệm, phân loại nguyên liệu vật liệu.................................................................29
2. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.............29
2.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu......................................29

4
2.2. Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu.........30
3. Thống kê dự trữ nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.................................................31
3.1. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên.............................................31
3.2. Chỉ tiêu lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm cho sản xuất............................................31
3.3. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ................................................32
4.2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu..........................................33
4.2.1. Phương pháp so sánh đối chiếu...........................................................................33
4.2.2. Phương pháp chỉ số phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu hao nguyên vật
liệu.................................................................................................................................34
4.3. Phân tích mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm........................34
CÂU HỎI ÔN TẬP.......................................................................................................35
CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TIỀN
LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP...........................................................................37
1.Thống kê lao động trong doanh nghiệp......................................................................37
1.1. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp...................................................37
1.1.1. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động.............................................................37
1.1.2. Thống kê biến động số lượng lao động trong doanh nghiệp...............................38
1.2. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất...............39
1.2.1. Các chỉ tiêu thống kê thời gian lao động của công nhân sản xuất.......................39
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản
xuất................................................................................................................................45
2. Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp.....................................................47
2.1. Phương pháp xác định năng suất lao động.............................................................47
2.1.1. Năng suất lao động thuận (W).............................................................................47
2.1.2. Năng suất lao động nghịch (suất tiêu hao lao động) (t).......................................47
2.2. Thống kế sự biến động của năng suất lao động.....................................................48
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của năng suất lao động bình quân......49
3. Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp..................................................................50
3.1. Chỉ tiêu tiền lương bình quân.................................................................................50
3.2. Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương............................................................50
3.2.1. Biến động tổng quỹ lương so với kế hoạch.........................................................50
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ tiền lương.................................51
3.3. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng
suất lao động..................................................................................................................51
CÂU HỎI ÔN TẬP.......................................................................................................52
IV. Nội dung và phương pháp, đánh giá.......................................................................54
V. Hướng dẫn thực hiện môn học.................................................................................54

5
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: Thống kê doanh nghiệp
Mã môn học: MH14
Vị trí, tính chất của môn học
- Vị trí: Môn học thống kê doanh nghiệp nằm trong nhóm kiến thức chuyên môn
của trình độ Trung cấp Kế toán doanh nghiệp.
- Tính chất: Môn học thống kê doanh nghiệp là môn học chuyên môn bắt buộc,
cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về thống kê làm cơ sở cho học sinh nhận
thức các môn chuyên môn của nghề.
Mục tiêu của môn học
- Về kiến thức:
+ Trình bày và phân tích được đối tượng nghiên cứu của thống kê.
+ Trình bày được nội dung thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, thống kê
nguyên liệu vật liệu, lao động tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất.
- Về kỹ năng:
+ Thống kê được kết quả sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu, lao động tiền
lương trong doanh nghiệp.
+ Ứng dụng được các kiến thức trong môn Thống kê doanh nghiệp vào thực tế
sản xuất.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Xác định đúng mục tiêu của môn học.
+ Có thái độ học tập nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập.
Nội dung của môn học

6
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Thời gian (giờ)


Số Thực hành, thí
Tên chương, mục Tổng Lý Kiểm
TT nghiệm, thảo
số thuyết tra
luận, bài tập

2 2
I Bài mở đầu

Chương 1: Thống kê kết quả sản


II 16 5 10 1
xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chương 2: Thống kê nguyên liệu vật


III 14 4 10
liệu trong doanh nghiệp sản xuất

Chương 3: Thống kê lao động, năng


suất lao động và tiền lương trong 13 4 8 1
IV doanh nghiệp

Cộng 30 28 2

2. Nội dung chi tiết

7
BÀI MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
Giới thiệu: Giới thiệu về môn học Thống kê doanh nghiệp
Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò thông tin của thống kê đối với quản lý.
- Xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê.
- Trình bày được nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp.
- Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp.
Nội dung chính:
1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp
1.1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh
nghiệp
- Xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh
Việc xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh biểu hiện trước hết là việc lựa
chọn hướng đầu tư có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng các cơ sở mới hoặc
chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó cần có các thông tin
về quan hệ cung cầu và quy mô tổng cầu đến mức nào. Để xác định được quy mô tổng
cầu cần thu thập hàng loạt các thông tin khác nhau. Nếu hàng hóa, dịch vụ đó phục vụ
cho sản xuất thì phải xuất phát từ các thông tin về đầu tư của toàn bộ nền kinh tế; nếu
hàng hóa, dịch vụ đó phục vụ cho tiêu dùng của dân cư thì phải xác định được mức chi
phí cho loại hàng hóa, dịch vụ đó trong quỹ tiêu dùng của dân cư. Ngoài ra, phải xem
xét các khả năng xuất khẩu trên cơ sở các thông tin về ngoại thương. Trên cơ sở tổng
cầu đã xác định phải so sánh với tổng cung. Để xác định tổng cung cần các thông tin
về số lượng hàng hóa đó đã, đang hoặc sẽ đưa ra thị trường như thế nào. Xác định
được mối quan hệ cung cầu sẽ giúp doanh nghiệp ra các quyết định có nên hay không
nên đầu tư, nếu có thì nên đầu tư tới mức nào.
- Đảm bảo lợi thế cạnh tranh
Sản xuất hàng hóa yêu cầu người nhập cuộc phải chấp nhận cạnh tranh và hơn
nữa phải cố gắng giành cho được lợi nhuận. Phải có đầy đủ thông tin về các đối thủ
của mình đang làm gì, chuẩn bị làm gì và thị trường đang đòi hỏi những gì đối với sản
phẩm mà mình đang kinh doanh. Chỉ trên cơ sở những thông tin như vậy, các chủ
doanh nghiệp mới có thể tổ chức, hoàn thiện hệ thống sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phù
hợp với đặc điểm riêng của mình để đứng vững trong cạnh tranh.
- Phục vụ tối ưu hóa các yếu tố sản xuất

8
Xu hướng kinh tế thế giới đang thay thế việc làm gia tăng mức lợi nhuận bằng
cách mở rộng quy mô sản xuất sang thực hiện tối ưu hóa quá trình sản xuất, đầu tư
theo chiều sâu và áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới. Người ta có thể bỏ ra rất nhiều
công sức và chi phí để có được những thông tin luôn mới mẻ, đôi khi mang tính chất
giành giật quyết định. Trong nền kinh tế hàng hóa, “đầu ra” do thị trường quyết định,
nhưng “đầu vào” lại tùy thuộc vào sự tháo vát của các doanh nghiệp. Với cùng một
loại sản phẩm nhưng các đơn vị khác nhau có thể khai thác từ các nguồn khác nhau.
Trong điều kiện hiện nay, người ta có thể tìm thấy “đầu vào”, “đầu ra” trên phạm vi
toàn cầu. Với những thông tin này, doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh với chi
phí thấp nhất, tạo khả năng đem lại lợi nhuận tối đa. Do vậy, các doanh nghiệp cần
nắm bắt thông tin về giá cả sức lao động, giá nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị
ở nhiều nơi khác nhau để quyết định chọn nơi mua bán có lợi nhất.
1.2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp
Xét trên giác độ tổ chức việc cung cấp thông tin, thì tất cả những thông tin doanh
nghiệp cần đến đều thuộc một trong hai nguồn sau đây: thông tin từ bên ngoài vào và
thông tin nội bộ doanh nghiệp.
- Thông tin từ bên ngoài vào: có thể chia thành 3 nhóm
+ Thông tin quản lý: bao gồm những thông tin mới nhất, các quan điểm và các
loại ý kiến mới nhất rút ra từ các hội thảo khoa học phục vụ cho việc ra quyết định,
kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong và ngoài nước, những văn bản mới về luật pháp,
các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
+ Thông tin kinh tế: bao gồm những thông tin về giá cả, thị trường tài chính,
thương mại…
+ Thông tin khoa học - kỹ thuật trong và ngoài nước: bao gồm những thông tin
để doanh nghiệp lựa chọn, đánh giá công nghệ có thể nhập, giới thiệu chuyển giao…
- Thông tin nội bộ là thông tin về quá trình sản xuất, kinh doanh của bản thân
doanh nghiệp, là phần doanh nghiệp phải tự tổ chức lấy.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp
Thống kê doanh nghiệp là môn học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt
chẽ với mặt chất của các hiện tượng và sự kiện xảy ra trong phạm vi doanh nghiệp và
ngoài phạm vi doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
qua từng thời gian nhất định.
- Các hiện tượng và sự kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
+ Các hiện tượng thuộc nguồn lực bên trong doanh nghiệp.
+ Các hiện tượng bên ngoài doanh nghiệp.
9
+ Các hiện tượng thiên nhiên tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để
sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng cho mục đích cung cấp
sản phẩm cho xã hội và thu lợi nhuận tối đa.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những hình thức sau:
+ Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất.
+ Hoạt động dịch vụ sản xuất.
+ Hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại.
+ Hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và xã hội.
3. Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp
Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp là thống kê phân tích:
- Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
- Hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
- Làm cơ sở để nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn cho hướng phát triển
doanh nghiệp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày các nguồn thông tin phục vụ quản lý của doanh nghiệp?
Câu 2: Trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp?

10
CHƯƠNG 1
THỐNG KÊ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
Mã chương: MH14.01
Giới thiệu:
Khái quát về Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu:
- Mô tả được những khái niệm cơ bản liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích được hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và phương pháp tính.
- Trình bày được nội dung thống kê chất lượng sản phẩm.
- Thống kê và tính được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Thống kê và đánh giá được chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.
- Đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có những đề
xuất cụ thể cho doanh nghiệp.
Nội dung chính:
1. Những khái niệm cơ bản
1.1. Hoạt động sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu kiếm lời.
Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích c ủa ho ạt
động kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ không ph ải để t ự tiêu dùng
mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận.
Hoạt động kinh doanh phải hạch toán được chi phí sản xuất, kết quả sản xuất
và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh.
Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo đếm được,
đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường. Người chủ sản xuất phải chịu
trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra.
Hoạt động kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về s ản ph ẩm c ủa
doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản
phẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật công

11
nghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nước có liên
quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã h ội, t ạo
điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa
học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động xã hội
và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.
1.2. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những sản phẩm, dịch vụ do doanh
nghiệp làm ra mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thỏa mãn các điều kiện:
+ Do lao động của doanh nghiệp tạo ra.
+ Chỉ tính giá trị sản phẩm tốt.
+ Đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và lợi ích cho người tiêu dùng.
+ Đem lại lợi ích chung cho xã hội.
1.3. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể được biểu hiện
dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Lượng sản phẩm hiện vật có hai dạng:
- Bán thành phẩm là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở một hoặc một số giai
đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở giai đoạn công nghệ cuối cùng trong quy
trình công nghệ chế biến sản phẩm.
+ Bán thành phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể xuất bán ra ngoài, trường hợp
này được coi như sản phẩm hoàn thành.
+ Bán thành phẩm tiếp tục chế biến được coi là sản phẩm dở dang của doanh nghiệp.
- Thành phẩm (sản phẩm hoàn thành) là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả
các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và đã
hoàn thành chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm.
Ngoài ra, kết quả sản xuất kinh doanh có thể được biểu hiện dưới dạng giá trị
thông qua một số các chỉ tiêu: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, doanh thu, lợi nhuận …
của doanh nghiệp.
1.4. Đơn vị biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm vật chất thường sử dụng
đơn vị đo lường kết quả sản xuất bằng đơn vị hiện vật (như: cái, chiếc, m 2, m3, kg,
lít…). Bên cạnh việc sử dụng đơn vị hiện vật, người ta còn dùng đơn vị giá trị (tiền tệ).

12
Để xác định kết quả sản xuất theo đơn vị giá trị, phải dựa trên cơ sở giá cả của sản
phẩm tính theo đồng tiền của một quốc gia (VNĐ, USD…). Giá sản phẩm có nhiều loại:
+ Giá so sánh (cố định): dùng trong nghiên cứu thống kê, kinh tế.
+ Giá hiện hành (thực tế): dùng trong thanh toán.
+ Giá cơ bản (giá xuất xưởng): là giá chưa cộng thuế, chi phí bán hàng.
+ Giá bán buôn, giá bán lẻ: giá của người sử dụng cuối cùng.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ cũng dùng hai loại đơn vị
đo lường là hiện vật và giá trị. Đơn vị hiện vật của kết quả kinh doanh dịch vụ được
tính theo số lần, số vụ, số người được phục vụ. Đối với giá sử dụng để tính toán theo
đơn vị giá trị thông thường tính theo giá mà bên thuê dịch vụ đồng ý nhận phục vụ.
1.5. Những nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh
(1) Phải là kết quả của lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra
trong kì.
+ Những kết quả thuê bên ngoài làm không được tính vào kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Những kết quả từ hoạt động làm thuê cho bên ngoài được tính vào kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kì báo cáo, chênh lệch sản phẩm chưa
hoàn thành (cuối kì - đầu kì).
(2) Được tính toàn bộ sản phẩm làm ra trong kì báo cáo như: sản phẩm tự sản tự
tiêu, sản phẩm chính và phụ phẩm nếu doanh nghiệp thu nhặt được, sản phẩm kinh
doanh tổng hợp của tất cả các công đoạn kinh doanh (kết quả sản xuất, kết quả bán lẻ
sản phẩm).
(3) Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng hợp tiêu
chuẩn Việt Nam.
+ Những giá trị thu hồi từ phế liệu, phế phẩm không được coi là sản phẩm của
doanh nghiệp, nhưng lại được coi là một nội dung trong thu nhập của doanh nghiệp
trong kì báo cáo.
+ Những sản phẩm đã bán cho khách hàng bị trả lại vì chất lượng kém, chi phí
sửa chữa đền bù sản phẩm hỏng còn trong thời hạn bảo hành … nếu phát sinh trong kì
phải trừ vào kết quả của kì báo cáo và ghi vào thiệt hại sản phẩm hỏng trong kì.

13
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và phương pháp tính
2.1. Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật của doanh nghiệp
Đơn vị tính: Cái, con, chiếc, mét, lít, kg, kw/h, …
Ưu điểm:
+ Biểu hiện rõ ràng sản lượng mà doanh nghiệp cung cấp cho nền kinh tế.
+ Cơ sở để tính chỉ tiêu sản lượng bằng tiền.
+ Là nguồn số liệu để lập bảng cân đối sản phẩm vật chất cho nền kinh tế quốc dân.
Nhược điểm:
+ Không tổng hợp được kết quả chung của các doanh nghiệp, các ngành sản xuất
nhiều loại sản phẩm.
+ Chỉ mới tính được sản phẩm hoàn thành mà chưa tính được sản phẩm dở dang
hoặc sản phẩm dịch vụ.
2.2. Giá trị sản xuất (Gross Output - GO)
Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động của
doanh nghiệp tạo ra trong 1 thời kì nhất định, có thể là 1 tháng, 1 quý hay 1 năm.
Xét về cấu trúc giá trị:
GO = C +V +M
Trong đó,
C: Giá trị lao động quá khứ
C = IC + C1
C1: Giá trị khấu hao TSCĐ
IC: Chi phí trung gian
V: Giá trị lao động sống
M: Giá trị mới sáng tạo thêm
2.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp
- Nguyên tắc tính
+ Chỉ được tính kết quả do chính hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tạo ra và
chỉ được tính một lần (không được tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp).
+ Không được tính những sản phẩm mua vào rồi lại bán ra mà không qua chế
biến gì thêm ở doanh nghiệp.
- Nội dung (1+2+3+4+5)
14
(1) Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp hoặc
bằng nguyên vật liệu của người đặt hàng.
(2) Giá trị bán thành phẩm xuất bán ra ngoài doanh nghiệp hoặc chuyển bộ phận
khác không phải hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp và phế phẩm, phế liệu đã
tiêu thụ trong kì.
(3) Chênh lệch bán thành phẩm, sản phẩm dở dang cuối so với đầu kì.
(4) Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm thuê cho bên ngoài.
(5) Doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp
của doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Có tài liệu thống kê của một đơn vị sản xuất như sau:

TT Chỉ tiêu Mã Giá trị


số (triệu đồng)

1 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hoạt động sản xuất chính a1 25.500

2 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hoạt động sản xuất phụ a2 1.800

3 Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm a3 1.000

4 Giá trị thành phẩm tồn kho đầu kì a4 2.000

5 Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kì a5 1.500

6 Giá trị sản phẩm sản xuất dở dang đầu kì a6 3.000

7 Giá trị sản phẩm sản xuất dở dang cuối kì a7 2.800

8 Doanh thu cho thuê máy móc thiết bị a8 1.000

9 Chi phí sản xuất phát sinh trong kì nghiên cứu a9

9.1 Chi phí nguyên vật liệu chính a10 8.000

9.2 Chi phí nguyên vật liệu phụ a11 2.000

9.3 Chi phí điện năng, chất đốt a12 1.000

9.4 Chi phí về công cụ lao động nhỏ a13 500

9.5 Các khoản chi phí vật chất khác a14 700

15
9.6 Chi phí quảng cáo a15 100

9.7 Chi phí đào tạo thuê ngoài a16 150

9.8 Các khoản chi phí dịch vụ khác a17 500

9.9 Chi phí thưởng phát minh sáng kiến a18 150

9.10 Chi phí tiền lương tiền công a19 2.000

9.11 Chi bồi dưỡng ca ba, lễ tết cho công nhân a20 200

9.12 Chi BHXH doanh nghiệp trả thay cho người lao động a21 250

9.13 Chi phí khấu hao tài sản cố định a22 1.000

Yêu cầu: Xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất của đơn vị trong kì (GO)
Trả lời:
Giá trị sản xuất trong kì (GO) = a1 + a2 + a3 + (a5 - a4) + (a7 – a6) + a8 = 25.500
+ 1.800 + 1.000 + (1.500 – 2.000) + (2.800 – 3.000) + 1.000 = 28.600 (triệu đồng)
2.2.2. Giá trị sản xuất ngành thương mại

Giá trị SX hoạt Doanh số bán ra Giá vốn bán hàng


(1) = -
động thương mại trong kì ra trong kì

Giá trị SX Tổng chi phí Kết quả


(2) hoạt động = lưu thông + sản xuất + Thuế
thương mại thực hiện (lãi)

Chú ý: - Thuế nhập khẩu không tính vào giá trị sản xuất thương mại.
- Giá trị sản xuất thương mại không trừ cước phí vận tải thuê ngoài.
2.3. Chi phí trung gian (Intermediational Cost - IC)
Chi phí trung gian = Chi phí vật chất (không gồm khấu hao TSCĐ) + Chi phí
dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất.
- Chi phí vật chất
+ Nguyên vật liệu chính, phụ, bán thành phẩm mua ngoài,..
+ Nhiên liệu, động lực,..
+ Giá trị công cụ nhỏ thuộc tài sản lưu động phân bổ trong năm.
16
+ Áo quần, dụng cụ bảo hộ lao động.
Chi phí vật chất khác.
- Chi phí dịch vụ
+ Cước phí vận tải, bưu điện.
+ Chi phí tuyên truyền, quảng cáo.
+ Phí dịch vụ trả cho ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ pháp lý.
+ Công tác phí: vé tàu xe, tiền khách sạn,.. (không kể phụ cấp lưu trú)
+ Chi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, chuyên gia, nhà trẻ mẫu giáo.
+ Chi thường xuyên y tế, văn hóa, thể dục, thể thao.
+ Chi tiếp khách, hội nghị.
+ Dịch vụ khác.
2.4. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (Value Added - VA)
Giá trị gia tăng là toàn bộ giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ do doanh
nghiệp sáng tạo thêm trong từng thời kì sản xuất.
Có 2 phương pháp tính giá trị gia tăng:
(1) Phương pháp sản xuất
VA = GO - IC
Trong đó,
VA: Giá trị gia tăng
GO: Giá trị sản xuất
IC: Chi phí trung gian
Ví dụ 2 (tiếp theo ví dụ 1): Xác định chỉ tiêu giá trị gia tăng của đơn vị trong kì theo
phương pháp sản xuất.
Trả lời: Theo phương pháp sản xuất:
Giá trị gia tăng (VA) = GO – IC
Trong đó,
Chi phí trung gian (IC) = Chi phí vật chất + Chi phí dịch vụ = (a10 + a11 + a12 +
a13 + a14) + (a15 + a16 + a17) = (8.000 + 2.000 + 1.000 + 500 + 700) + (100 + 150 +
500) = 12.200 + 750 = 12.950 (triệu đồng)
Suy ra,
VA = 28.600 – 12.950 = 15.650 (triệu đồng)

17
(2) Phương pháp phân phối
VA = Thu nhập lần đầu + Thu nhập lần đầu + Khấu hao
của người lao động của doanh nghiệp TSCĐ trong kì
Thu nhập lần đầu của người lao động, gồm: lương và các khoản có tính chất
lương, trả công cho người làm thuê, trích BHXH, thu nhập khác, như: ăn trưa, bồi
dưỡng ca 3, lưu trú, phụ cấp đi đường,…
Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp, gồm: thuế; trả tiền vay; lợi nhuận còn lại của
doanh nghiệp; chi trả lợi tức liên doanh, cổ tức, lãi vay; chi nộp cấp trên; chi trả tiền
thuê đất và tài nguyên khác.
2.5. Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp (Net Value Added - NVA)
Khái niệm: Là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị mới do bản thân doanh nghiệp tạo
ra được trong một thời kỳ nhất định
NVA = V + M = VA – C1
Trong đó,
NVA : Giá trị gia tăng thuần
V: Giá trị lao động sống
M: Giá trị mới sáng tạo thêm (lợi nhuận gộp)
VA: Giá trị gia tăng
C1: Giá trị khấu hao TSCĐ
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu GO, VA, NVA

GO = C + V + M

VA = C1 + V + M
IC
NVA = V + M C1

Ví dụ 3 (tiếp theo ví dụ 1, 2): Xác định chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần (NVA) và lợi
nhuận gộp (M) của đơn vị trong kì
Trả lời: Giá trị gia tăng thuần (NVA) = VA – Chi phí khấu hao TSCĐ (C1) = VA
– a22 = 15.650 – 1.000 = 14.650 (triệu đồng)
Lợi nhuận gộp (M) = NVA – V
Trong đó,
Thu nhập của người lao động (V) = a18 + a19 + a20 + a21 = 150 + 2.000 + 200 +
250 = 2.600 (triệu đồng)
18
Suy ra,
M = 14.650 – 2.600 = 12.050 (triệu đồng)
2.6. Doanh thu bán hàng (D)
2.6.1. Khái niệm
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp gồm toàn
bộ giá trị hàng hóa doanh nghiệp đã bán và thu được tiền trong kì nghiên cứu.
2.6.2. Nội dung
+ Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành và tiêu thụ ngay trong kì báo
cáo.
+ Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành trong các kì trước, tiêu thụ
được trong kì báo cáo.
+ Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành và giao cho khách hàng trong
kì trước và nhận được thanh toán trong kì báo cáo.
Chú ý: Các nội dung trên được tính theo giá hiện hành hoặc giá so sánh.
2.6.3. Phương pháp tính

D= QijPij

Trong đó,
D: Doanh thu bán hàng
Pij: Giá bán đơn vị sản phẩm i ở thời điểm j
Qij: Khối lượng sản phẩm i bán ở thời điểm j
2.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động doanh thu
+ Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (q)
+ Giá bán hàng hóa, dịch vụ (p)
+ Giá thành đơn vị sản phẩm (z)
+ Mức thuế của 1 đơn vị sản phẩm (t)
+ Kết cấu sản phẩm (k)
2.7. Doanh thu thuần
Tổng doanh thu Tổng doanh Thuế Các khoản
= - + giảm trừ
bán hàng thuần thu bán hàng TTĐB

19
Tổng doanh Các khoản hoàn trả dự phòng giảm giá, nợ
Tổng doanh thu
= thu bán hàng - khó đòi dự kiến trong kì nhưng không phát
thuần
thuần sinh trong kì báo cáo
2.8. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh – Chi phí kinh doanh
Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Lãi thuần = Lãi gộp – (Chi phí bán hàng + Chi phí về quản lý doanh nghiệp)
= Doanh thu thuần – Giá thành tiêu thụ
3. Phân tích thống kê tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
3.1. Đối với chỉ tiêu sản lượng hiện vật

+ Mức tăng giảm tương đối:

+ Mức tăng giảm tuyệt đối: Qh1 - Qhk


Trong đó,
Qh1 : Sản lượng hiện vật thực tế
Qhk : Sản lượng hiện vật theo kế hoạch
Chỉ số này được tính riêng cho từng loại sản phẩm hiện vật và mức hoàn thành
chung được đánh giá thông qua mức hoàn thành của loại sản phẩm có mức hoàn thành
thấp nhất.
Ví dụ 4: Trong kì doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm như sau:

Sản lượng kế hoạch Sản lượng thực tế


Loại sản phẩm
(Sản phẩm) (Sản phẩm)

A 200 240

B 80 88

C 300 294

Yêu cầu: Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất chung của doanh
nghiệp trong kì.
Trả lời:
Áp dụng công thức:

20
Sản lượng thực tế
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch = x 100%
Sản lượng kế hoạch
Ta có:
Loại sản phẩm Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
A 120
B 110
C 98

Đánh giá: Mức hoàn thành kế hoạch sản xuất chung của doanh nghiệp là 98% <
1. Như vậy, doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch đề ra.
3.2. Đối với chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ (giá trị)

+ Mức tăng giảm tương đối:

+ Mức tăng giảm tuyệt đối: Qg1 – Qgk


Trong đó,
Qg1 : Giá trị thực tế
Qgk : Giá trị theo kế hoạch
p1 , pk : Đơn giá thực tế và theo kế hoạch
q1 , qk: Sản lượng thực tế và theo kế hoạch
Chỉ số này có thể tính cho các chỉ tiêu: GO, VA, doanh thu hoặc chi phí trung
gian.
Khi đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch mặt hàng cần dựa trên nguyên tắc
không lấy mặt hàng vượt kế hoạch bù cho mặt hàng không hoàn thành kế hoạch.
Nếu có mặt hàng nào đó vượt mức kế hoạch cũng chỉ lấy bằng mức kế hoạch.
Ví dụ 5: Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp dựa trên
các thông tin về tình hình tiêu thụ hàng hóa trong quý 2/N như sau:

Loại sản Lượng sản phẩm bán ra Giá bán


phẩm bán ra Đơn (sản phẩm)
vị
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế

X cái 50 45 2 2,3

21
Y mét 800 800 0,8 0,7

Z kg 400 400 3 3,1

Trả lời:
Áp dụng công thức:

Ta có:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của 45 x 2,3 + 800 x 0,7 + 400 x 3,1 1.903,5
doanh nghiệp quý 2/N = = = 0,98
50 x 2 + 800 x 0,8 + 400 x 3 1.940

Đánh giá: Mức hoàn thành chung của doanh nghiệp trong quý là 0,98 < 1. Do đó,
doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch đề ra.
4. Thống kê chất lượng sản phẩm
4.1. Trường hợp sản phẩm có phân chia cấp chất lượng
4.1.1. Phương pháp so sánh tỷ trọng
- Phạm vi áp dụng: được áp dụng với những sản phẩm được phân theo một vài
cấp chất lượng.
- Nội dung:
Bước 1: Xác định tỷ trọng của từng nhóm cấp chất lượng chiếm trong tổng sản
phẩm của kì báo cáo và kì gốc.
Bước 2: So sánh theo 2 hướng:
+ So sánh tỷ trọng giữa các cấp chất lượng khác nhau trong cùng một kì.
+ So sánh tỷ trọng của cùng cấp chất lượng với nhau giữa 2 kì.
Bước 3: Đánh giá
+ Nếu tỷ trọng sản phẩm có chất lượng tốt tăng lên cho thấy chất lượng sản phẩm
ở kì báo cáo tốt hơn.
+ Nếu tỷ trọng sản phẩm có chất lượng tốt giảm đi trong khi tỷ trọng sản phẩm
có chất lượng kém tăng lên thì chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp giảm sút.
4.1.2. Phương pháp hệ số phẩm cấp giản đơn

22
- Phạm vi áp dụng: có thể áp dụng để đánh giá một loại sản phẩm với nhiều cấp
chất lượng khác nhau.
- Nội dụng:
Bước 1: Xác định phẩm cấp bình quân của tất cả các loại sản phẩm của doanh
nghiệp:

Trong đó,
: Phẩm cấp bình quân
qi: sản lượng sản phẩm loại i
ci: thang điểm của loại sản phẩm i
Quy ước: Sản phẩm loại 1 là sản phẩm có chất lượng tốt nhất và thang điểm càng cao
thì chất lượng càng giảm. ( ≥ 1)
Bước 2: Xác định hệ số phẩm cấp

Bước 3: Đánh giá


Hc = 1: chất lượng không đổi
Hc < 1: chất lượng giảm
Hc >1: chất lượng tăng
Ví dụ 6: Có tài liệu thống kê tình hình sản xuất sản phẩm A của một doanh nghiệp
trong 2 năm như bảng sau:

Sản lượng (sản phẩm)


Đơn giá
Sản phẩm A
(triệu đồng)
Năm N Năm N+1

Loại 1 15 600 700

Loại 2 10 200 200

Loại 3 5 200 200

23
Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động chất lượng sản phẩm A qua 2 năm sử dụng
phương pháp hệ số phẩm cấp giản đơn.
Trả lời:

24
Sản lượng (sản phẩm)
Sản phẩm A
Năm N Năm N+1

Loại 1 600 700

Loại 2 200 200

Loại 3 200 200

Tổng 1.000 1.100

* Xác định phẩm cấp bình quân từng sản phẩm trong kì báo cáo ( ) và kì gốc (
)

Áp dụng công thức:

Ta có:
= (1x600 + 2x200 + 3x200) / 1.000 = 1,6
= (1x700 + 2x200 + 3x200) / 1.100 = 1,55
* Xác định hệ số phẩm cấp
= 1,6/1,55 = 1,03
Nhận xét: Từ kết quả tính toán trên ta thấy H c = 1,03 > 1. Điều này cho thấy chất
lượng sản phẩm A trong kì báo cáo đều tăng so với kì gốc do khối lượng sản phẩm loại
1 tăng lên trong khi khối lượng sản phẩm loại 2 và loại 3 không đổi.
4.1.3. Phương pháp hệ số phẩm cấp thông qua giá bình quân
- Phạm vi áp dụng: có thể áp dụng để đánh giá nhiều loại sản phẩm với nhiều
cấp chất lượng khác nhau.
- Nội dung:
Bước 1: Xác định giá bình quân đơn vị sản phẩm ở kì gốc ( ) và kì
báo cáo ( ):

Trong đó,

25
, : giá bình quân kì báo cáo và kì gốc
qi1, qi0: là chất lượng sản phẩm loại i kì báo cáo và kì gốc
pi: giá so sánh sản phẩm loại i
Bước 2: Xác định hệ số phẩm cấp:

Bước 3: Đánh giá


Hp > 1: chất lượng tốt hơn
Hp = 1: chất lượng không đổi
Hp < 1: chất lượng giảm
Ví dụ 7 (Tiếp ví dụ 6): Phân tích tình hình biến động chất lượng sản phẩm A qua 2
năm, sử dụng phương pháp hệ số phẩm cấp thông qua giá bình quân.
Trả lời:

Giá trị sản xuất (triệu


Đơn giá Sản lượng (sản phẩm)
đồng)
Sản phẩm A (triệu
đồng)
Năm N Năm N+1 Năm N Năm N+1

Loại 1 15 600 700 9.000 10.500

Loại 2 10 200 200 2.000 2.000

Loại 3 5 200 200 1.000 1.000

Tổng 1.000 1.100 12.000 13.500

* Xác định giá bình quân đơn vị sản phẩm ở kì gốc ( ) và kì báo cáo ( ):

= 12.000/1.000 = 12 (triệu đồng/sản phẩm)

= 13.500/1.100 = 12,3 (triệu đồng/sản phẩm)

* Xác định hệ số phẩm cấp:


= 12,3/12 = 1,025
Nhận xét: Từ kết quả tính toán trên ta thấy H p = 1,025 > 1. Điều này cho thấy
chất lượng sản phẩm A trong kì báo cáo đều tăng so với kì gốc do khối lượng sản
phẩm loại 1 tăng lên trong khi khối lượng sản phẩm loại 2 và loại 3 không đổi.
26
4.1.4. Phương pháp hệ số phẩm cấp thông qua chất lượng bình quân
Bước 1: Xác định chất lượng bình quân từng sản phẩm trong kì gốc ( ) và kì
báo cáo ( )

Áp dụng công thức:

Trong đó,
: chất lượng bình quân
qi: sản lượng sản phẩm loại i
pi: giá so sánh sản phẩm loại i
p1: giá sản phẩm loại 1
Bước 2: Xác định hệ số phẩm cấp:

Bước 3: Đánh giá


Hk > 1: chất lượng tăng
Hk = 1: chất lượng không đổi
Hk < 1: chất lượng giảm
Ví dụ 8 (Tiếp ví dụ 6, 7): Phân tích tình hình biến động chất lượng sản phẩm A qua 2
năm sử dụng phương pháp hệ số phẩm cấp thông qua chất lượng bình quân.
Trả lời:
- Xác định chất lượng bình quân từng sản phẩm trong kì báo cáo ( ) và kì gốc ( )

Áp dụng công thức:

Ta có:
= 12.000/(1.000 x 15) = 0,8
= 13.500/(1.100 x 15) = 0,82
- Xác định hệ số phẩm cấp:
= 0,82/0,8 = 1,025
Nhận xét: Từ kết quả tính toán cho thấy Hk >1. Như vậy nhìn chung chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp trong kì báo cáo tốt hơn so với kì gốc do khối lượng sản
phẩm loại 1 tăng lên trong khi khối lượng sản phẩm loại 2 và loại 3 không đổi.

27
4.2. Trường hợp sản phẩm không phân chia cấp chất lượng
4.2.1. Đối với 1 sản phẩm nhưng được đánh giá bằng nhiều tiêu chuẩn chất lượng
khác nhau
- Xác định tiêu chuẩn kĩ thuật dùng để đánh giá.
- Tổ chức điều tra chọn mẫu trên một số lô hàng để xác định mức độ đạt theo
từng tiêu chuẩn.
- Đánh giá chung mức độ đạt yêu cầu dựa trên việc so sánh kết quả đạt được
trong kì gốc và kì báo cáo so với tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng.
Chỉ số tổng hợp = Tích chỉ số các yếu tố thành phần
4.2.2. Đánh giá chất lượng của nhiều loại sản phẩm
Bước 1: Xác định chỉ số chất lượng tổng hợp nhiều loại sản phẩm

Trong đó,
Ici: Chỉ số chất lượng tổng hợp nhiều loại sản phẩm
qi1: lượng sản phẩm loại i kì báo cáo
pi: giá đơn vị sản phẩm loại i
ici : là chỉ số chất lượng tổng hợp của loại sản phẩm thứ i
Bước 2: Đánh giá
Ici > 1: chất lượng sản phẩm tốt hơn
Ici < 1: chất lượng sản phẩm giảm
Ici = 1: chất lượng sản phẩm không đổi
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp?
Câu 2: Trình bày các nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp?
Câu 3: Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm
những chỉ tiêu cơ bản nào? Hãy trình bày nguyên tắc tính và nội dung của chỉ tiêu giá
trị sản xuất (GO)?

28
Câu 4: Nêu các phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản
phẩm có phân chia cấp chất lượng. Trình bày nội dung phương pháp hệ số phẩm cấp
thông qua giá bình quân?
Câu 5: Trình bày nội dung phương pháp hệ số phẩm cấp thông qua chất lượng bình
quân?
Câu 6: Trình bày nội dung phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm trong trường
hợp sản phẩm không phân chia cấp chất lượng?
Câu 7: Trong kì doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm như sau:

Sản lượng kế hoạch Sản lượng thực tế


Loại sản phẩm
(Sản phẩm) (Sản phẩm)

A 200 240

B 80 88

C 300 300

Yêu cầu: Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất chung của doanh
nghiệp trong kì.
Câu 8: Trong kì doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm như sau:

Sản lượng kế hoạch Sản lượng thực tế


Loại sản phẩm
(Sản phẩm) (Sản phẩm)

A 200 240

B 90 99

C 300 294

Yêu cầu: Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất chung của doanh
nghiệp trong kì.

29
CHƯƠNG 2
THỐNG KÊ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Mã chương: MH14.02
Giới thiệu:
Khái quát về Thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Mục tiêu:
- Đánh giá được tình hình cung cấp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
- Trình bày được nội dung thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu.
- Thống kê và phân tích được tình hình cung cấp, dự trữ và sử dụng nguyên vật
liệu trong doanh nghiệp.
- Đưa các giải pháp sử dụng hợp lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Nội dung chính:
1. Khái niệm, phân loại nguyên liệu vật liệu
Khái niệm: Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự khai
thác cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Phân loại: Căn cứ theo công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu
- Nguyên vật liệu chính: là những đối tượng lao động tạo nên thực thể chính của
sản phẩm.
- Vật liệu phụ: cũng là những đối tượng lao động nhưng không tạo nên thực thể
chính của sản phẩm.
- Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho máy móc, thiết bị.
- Phụ tùng thay thế, sửa chữa: là những chi tiết, phụ tùng máy móc thiết bị phục
vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị dùng cho sản xuất của doanh nghiệp.
- Phế liệu: là những nguyên vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm.
2. Thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
2.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu
- Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất

Trong đó,

30
M1, MK: Khối lượng nguyên vật liệu cung cấp theo thực tế và kế hoạch (tính
theo đơn vị hiện vật)
- Mức thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất

Trong đó,
T: Thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất (ngày đêm)
m: Mức hao phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
q: Khối lượng sản phẩm sản xuất bình quân một ngày đêm
2.2. Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu
Việc cung cấp nguyên vật liệu trong kì của doanh nghiệp thường được thực hiện
nhiều lần theo yêu cầu cầu của sản xuất và khả năng cung cấp. Do vậy việc cung cấp
phải đảm bảo kịp thời và theo đúng tiến độ để sản xuất không bị ngưng trệ và không
gây ứ đọng nguyên vật liệu.
Để kiểm tra và đánh giá tình hình này thống kê lập bảng theo dõi số lượng và
thời điểm nhập nguyên vật liệu trong kì.
Ví dụ 9: Bảng theo dõi nguyên vật liệu trong tháng 4/N (mỗi ngày sử dụng 300 tấn
sắt)

Theo dõi cung cấp NVL trong tháng Phân tích mức độ
Số tồn
Loại đảm bảo NVL cho SX
ĐVT kho đầu Theo KH Theo thực tế
NVL
tháng
Ngày SL Ngày SL Lượng Thời gian

Sắt Tấn 1.500 1.500 5 (1/5)


10

4/4 3.000 10/4 4.000 3.900 13 (11/ 23)

14/4 3.000 14/4 3.000 2.100 7 (24 /30)

24/4 4.000 24/4 3.000

Cộng 10.000 10.000 7.500 25

Phân tích:
Mức độ đảm bảo về số lượng thép cho nhu cầu sản xuất:
31
10.000/10.000 x 100% = 100%
Mặc dù cung ứng nguyên vật liệu trong tháng đạt kế hoạch nhưng vẫn gây thiệt
hại cho sản xuất vì thời gian nhập nguyên vật liệu không đúng hạn kì 1. Do nhập
không đúng kì hạn nên phải sử dụng lượng sắt tồn kho đầu kì là 1.500 tấn cho sản xuất
5 ngày đêm (ngày 1/5).
Từ ngày 6/10 phải ngừng sản xuất. Đến ngày 10 nhập 4.000 tấn đảm bảo sản xuất
13 ngày (ngày 11/23). Kì 2 nhập ngày 14/4 là 3.000 tấn đảm bảo sản xuất 10 ngày đêm
nhưng chỉ dùng 7 ngày (ngày 24/30). Số còn lại và kì nhập thứ 3 không dùng đến
chuyển sang tháng sau.
Kết luận: Lượng sắt nhập trong tháng chỉ dùng được 7.500 tấn để sản xuất trong
25 ngày đêm do nhập không đúng hạn nên ngừng sản xuất 5 ngày.
3. Thống kê dự trữ nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
Quy mô dự trữ từng loại nguyên vật liệu phụ thuộc vào mức tiêu dùng nguyên
vật liệu bình quân một ngày đêm; khả năng tài chính của bản thân doanh nghiệp; kho
chứa vật liệu tại doanh nghiệp; cự ly và phương tiện vận chuyển từ nơi cung ứng tới
kho chứa; tính chất thời vụ và thuộc tính tự nhiên, thời hạn bảo quản của loại vật tư
được cung ứng…
Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường phân biệt ba loại dự trữ: dự
trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm và dự trữ thời vụ.
3.1. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên
Loại dự trữ này dùng để đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp
tiến hành được liên tục giữa hai lần cung cấp cách nhau của bộ phận thu mua.
Dự trữ thường xuyên được đảm bảo trong điều kiện là lượng nguyên vật liệu thực
tế nhập vào, và lượng nguyên vật liệu thực tế xuất ra hàng ngày trùng với
kế hoạch đề ra.
Dự trữ thường xuyên đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành liên tục trong khoảng thời gian giữa hai đợt cung ứng.
Cách xác định:
MDTX = mbqn × tDT
Trong đó,
MDTX : Mức dự trữ thường xuyên
mbqn : Mức tiêu dùng bình quân một ngày đêm (định mức tiêu hao nguyên vật
liệu)
tDT : Độ dài bình quân mỗi đợt nhập (tính theo số ngày đêm)

32
3.2. Chỉ tiêu lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm cho sản xuất
Loại dự trữ này cần phải có để cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên
tục trong một số trường hợp sau:
- Mức tiêu dùng nguyên vật liệu bình quân trong một ngày đêm thực tế cao hơn
so với kế hoạch. Điều này thường xảy ra khi có sự thay đổi kế hoạch sản xuất theo
chiều sâu hoặc kế hoạch sản xuất không thay đổi nhưng mức tiêu hao nguyên vật liệu
tăng lên.
- Lượng nguyên vật liệu nhập giữa 2 lần cung cấp cách nhau thực tế ít hơn
kế hoạch (giả thuyết mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm và lượng
nguyên vật liệu cung cấp vẫn như cũ)
- Số ngày cách nhau giữa 2 lần cung cấp thực tế dài hơn so với kế hoạch.
Trên thực tế sự hình thành mức dự trữ này, chủ yếu là do nguyên nhân cung cấp
nguyên vật liệu của doanh nghiệp và của các nhà cung cấp không ổn định, do vậy các
doanh nghiệp phải tổ chức tốt khâu cung cấp để đảm bảo đến mức tối đa dự trữ bảo
hiểm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhưng vẫn phải có dự trữ bảo
hiểm.
Dự trữ bảo hiểm là mức dự trữ để sử dụng cho các trường hợp: đơn vị cung ứng
vật tư đơn phương phá vỡ hợp đồng; sự cố xảy ra trong khâu vận chuyển hay bảo quản
vật liệu (bão lụt, hỏa hoạn…); do thiên tai gây nên những khó khăn trong khâu khai
thác nguyên vật liệu của đơn vị cung ứng.
Mức dự trữ bảo hiểm được tính theo tỷ lệ % của mức dự trữ thường xuyên tùy
thuộc vào đặc điểm của từng loại vật liệu.
3.3. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, đặc biệt đối
với thời gian thu hoạch các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, . . . Các doanh nghiệp sản
xuất theo thời vụ, như: chè, mía đường, thuốc lá, hạt điều và các loại hoa quả đóng
hộp, đến vụ thu hoạch nguyên vật liệu cần xác định tính toán khối lượng nguyên vật
liệu cần thu mua để dự trữ bảo đảm cho kế hoạch sản xuất cả năm. Khối lượng nguyên
vật liệu thu mua này trước khi đưa vào nhập kho cần phân loại, sàng lọc, ngâm tẩm,
sấy khô, thái cắt, và những công đoạn sơ chế khác, để đảm bảo chất lượng nguyên vật
liệu dự trữ trước khi đưa vào sản xuất.
Dự trữ thời vụ là mức dự trữ phát sinh đối với các doanh nghiệp mà nhiều loại
vật liệu phụ thuộc vào thời vụ khai thác và sản xuất.
Mức dự trữ thời vụ phụ thuộc vào khối lượng cung ứng ứng loại vật liệu; thời
gian bảo quản và năng lức sản xuất tối đa của đơn vị cung ứng; kế hoạch sản xuất của
doanh nghiệp.

33
4. Thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu
4.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu
- Chỉ tiêu khối lượng nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ: Là chỉ tiêu phản ánh
khối lượng hiện vật từng loại nguyên vật liệu thực tế sử dụng vào sản xuất trong kỳ.
Công thức: M = Σmq
Trong đó: + M: tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dùng (xuất dùng) trong kỳ.
+ m: mức tiêu hao nguyên vật liệu bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm.
+ q: khối lượng từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ.
- Chỉ tiêu giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng vào sản xuất trong kỳ.
Công thức: M = Σs.m.q
Trong đó: + s: giá thành đơn vị từng loại NVL.
4.2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Gồm 2 phương pháp:
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp chỉ số phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu hao nguyên vật
liệu cho sản xuất.
4.2.1. Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp so sánh giản đơn

+ Số tương đối

+ Số tuyệt đối:

Trong đó,
M1, MK: Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng thực tế và theo kế hoạch
Đánh giá:
Nếu T > 1 cho biết doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu nhiều hơn so với kế
hoạch.
Nếu T < 1 cho biết doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu ít hơn so với kế hoạch.
- Phương pháp so sánh có liên hệ với tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng

34
+ Số tương đối:

+ Số tuyệt đối:

Trong đó,
Q1, QK: Khối lượng sản xuất thực tế và theo kế hoạch
Đánh giá:
- Nếu T < 1 cho biết trong kì doanh nghiệp đã sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm
hơn.
- Nếu T > 1 cho biết trong kì doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
4.2.2. Phương pháp chỉ số phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu hao nguyên vật
liệu
- Trường hợp phân tích cho một loại nguyên vật liệu

Hệ thống chỉ số:

- Trường hợp phân tích cho nhiều loại nguyên vật liệu

(1) (2) (3) (4)


Chênh lệch tuyệt đối:

35
(1) Biến động chung của tổng giá trị nguyên vật liệu thực tế so với kế hoạch
(2) Biến động của giá nguyên vật liệu đến biến động chung
(3) Biến động của mức hao phí từng loại nguyên vật liệu bình quân một đơn vị
sản phẩm
(4) Biến động của khối lượng sản phẩm sản xuất
4.3. Phân tích mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
- Trường hợp dùng một loại nguyên vật liệu để sản xuất một loại sản phẩm

Chỉ số định mức hao phí cá thể:

Số tuyệt đối:

Trong đó,
m1, mk: Mức hao phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thực tế và định
mức.
- Trường hợp dùng một loại nguyên vật liệu để sản xuất nhiều loại sản phẩm

Chỉ số:

Số tuyệt đối:

- Trường hợp dùng nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất một loại sản phẩm

Chỉ số:

Số tuyệt đối:

Trong đó,
sk : Giá kế hoạch đơn vị của từng loại NVL
- Trường hợp dùng nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất nhiều loại sản phẩm

Chỉ số:

36
Số tuyệt đối:

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1: Nêu khái niệm và phân loại nguyên vật liệu.
Câu 2: Trình bày công thức tính các chỉ tiêu thống kê tình hình cung ứng nguyên vật
liệu của doanh nghiệp?
Câu 3: Trình bày công thức tính các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật
liệu trong doanh nghiệp?
Câu 4: Trình bày nội dung phương pháp chỉ số phân tích nhân tố ảnh hưởng tới việc
tiêu hao nguyên vật liệu của doanh nghiệp?
Câu 5: Trình bày nội dung phân tích mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản
phẩm?
Câu 6: Có số liệu về tình hình sử dụng nguyên vật liệu của một doanh nghiệp xây lắp
Y như sau:

37
Mức hao phí Khối lượng
Đơn giá NVL
Đơn NVL cho 1 đơn công việc hoàn
Công NVL sử (1.000 đồng)
vị vị sản phẩm thành
việc dụng
tính Kế Thực Kế Thực Kế Thực
hoạch tế hoạch tế hoạch tế

Đổ Sắt kg 170,0 150 10 9,8


bê tông
Đá m3 1,2 1 100 105,0
(m3) 300 270
Xi kg 300,0 280 1 0,9
măng

Yêu cầu:
Dùng phương pháp hệ thống chỉ số phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: đơn giá
nguyên vật liệu, mức hao phí nguyên vật liệu và khối lượng công việc hoàn thành đến
tình hình sử dụng tổng khối lượng nguyên vật liệu của doanh nghiệp Y.

38
CHƯƠNG 3
THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
Mã chương: MH14.03
Giới thiệu:
Khái quát về Thống kê lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp
Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung thống kê lao động trong doanh nghiệp.
- Trình bày được nội dung thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp.
- Trình bày được nội dung thống kê tiền lương trong doanh nghiệp.
- Thống kê và phân tích được tình hình lao động, năng suất lao động và tiền
lương trong doanh nghiệp.
- Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả lao động trong doanh nghiệp.
Nội dung chính:
1.Thống kê lao động trong doanh nghiệp
1.1. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp
1.1.1. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động
- Số lượng lao động hiện có
+ Số lượng lao động hiện có trong danh sách của doanh nghiệp ở thời điểm
nghiên cứu.
+ Số lượng lao động có mặt tại doanh nghiệp được xác định vào thời điểm đầu
tháng, đầu quý, đầu năm.
- Số lao động bình quân
Trường hợp thống kê theo dõi được liên tục sự biến động của số lượng lao động
trong danh sách

Trong đó,
: Số lao động bình quân trong kì
Ti: Số lao động trong danh sách tồn tại trong khoảng thời gian ti

39
: Tổng số ngày dương lịch trong kì

Lưu ý:
+ Lao động bình quân trong kì báo cáo gồm cả lao động trong biên chế và lao
động hợp đồng.
+ Đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc giải thể thì lấy số người hiện
có các ngày trong tháng tính từ ngày thành lập hoặc đến khi giải thể cộng lại sau đó
chia cho số ngày của tháng thành lập hoặc giải thể đó.
+ Số người hiện có của những ngày lễ và ngày chủ nhật quy ước theo số lao động
của ngày liền kề trước đó.
Trường hợp chỉ đăng kí số lao động ở một số thời điểm trong kì
- Khoảng cách thời gian giữa các thời điểm đăng kí đều nhau

- Nếu có tài liệu thống kê vào đầu kì và cuối mỗi kì số lao động trong danh sách
bình quân trong kì được tính

- Nếu có số liệu đầu kì, cuối kì và giữa kì

T
T T T
d g c

3
1.1.2. Thống kê biến động số lượng lao động trong doanh nghiệp

Hệ số tăng (giảm) Số lao động tăng (giảm)trong kì


= (lần)
lao động trong kì
Số lao động bình quân trong kì

Số lao động cuối kì


Tốc độ tăng(giảm)
= - 1 (lần)
lao động trong kì
Số lao động đầu kì

Tốc độ tăng (giảm) = Số lao động bình quân kì nghiên cứu - 1

40
lao động giữa 2 kì Số lao động bình quân kì gốc

Tỉ lệ giảm lao động do Số lao động bị thải hồi, tự ý bỏ việc


=
bị thải hồi, tự ý bỏ việc Số lao động bình quân trong kì

Tỉ lệ giảm lao Số lao động dôi ra không có nhu cầu sử dụng cuối kì
động không có =
nhu cầu sử dụng Số lao động có cuối kì

1.2. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất
1.2.1. Các chỉ tiêu thống kê thời gian lao động của công nhân sản xuất
* Hạch toán theo ngày công

Tổng số ngày công dương lịch

Số ngày nghỉ lễ, chủ


Tổng số ngày công chế độ
nhật

Số ngày
Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất nghỉ phép
năm

Số ngày Tổng số
Số ngày công làm Tổng sô ngày công có mặt ngày vắng
thực thêm mặt
nghỉ Tổng số ngày công Tổng số
làm việc thực tế ngày công
trong chế độ ngừng việc

Tổng số ngày công làm việc


thực tế hoàn toàn

Cách tính:
- Tổng số ngày công dương lịch trong kì: là toàn bộ số ngày công tính theo số
ngày dương lịch mà xí nghiệp có thể sử dụng công nhân trong kì (không kể họ có mặt
hay vắng mặt).
Cách xác định:

41
Cách 1: Cộng dồn số công nhân hiện có hàng ngày của kì báo cáo. Lưu ý đối với
ngày lễ, chủ nhật lấy số liệu của ngày kề trước đó.
Cách 2:

Tổng số ngày công Số công nhân hiện có Số ngày theo


= ×
dương lịch trong kì bình quân lịch trong kì

- Tổng số ngày công chế độ: là toàn bộ số ngày công tính theo số ngày làm việc
theo lịch quy định trong kì.
Cách xác định:

Số ngày làm việc Số ngày theo Số ngày công nghỉ


= -
quy định trong kì dương lịch lễ và chủ nhật

Tổng số ngày Số ngày làm việc Số công nhân hiện


= ×
công chế độ quy định trong kì có bình quân

Tổng số ngày công có Tổng số ngày Số ngày nghỉ


= -
thể sử dụng cao nhất công chế độ phép hàng năm

- Tổng số ngày công có mặt trong kì: Là tổng số ngày công mà người công nhân
có mặt tại doanh nghiệp làm việc theo quy định của doanh nghiệp (không kể thực tế có
làm việc hoặc ngừng việc) do nguyên nhân khách quan (khuyết điểm về mặt quản lý
sản xuất do doanh nghiệp gây nên).
Cách xác định:
Cách 1: Căn cứ vào bảng chấm công cộng dồn số công nhân có mặt hàng ngày
Cách 2:

Tổng số ngày công có Tổng số ngày công có Tổng số ngày công


= -
mặt trong kì thể sử dụng cao nhất vắng mặt trong kì

- Tổng số ngày công vắng mặt trong kì: là số ngày công mà người lao động
không có mặt tại nơi làm việc vì các lý do: ốm, hội họp, thai sản, nghỉ không lí do…
- Tổng số ngày công ngừng việc: là số ngày công mà người công nhân có mặt tại
nơi làm việc nhưng thực tế không làm việc vì một nguyên nhân nào đó do doanh
nghiệp gây nên như không có nhiệm vụ sản xuất, thiếu nguyên vật liệu, mất điện…

42
Lưu ý:
+ Nếu ngừng việc cả ngày thì mới tính là ngày công ngừng việc
+ Trường hợp có huy động công nhân làm những công việc khác thì được hạch
toán vào ngày công làm việc thực tế và được theo dõi riêng.
-Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ: là tổng số ngày công mà
người công nhân thực tế làm việc trong phạm vi ngày làm việc theo quy định trong
lịch (không kể làm đủ ca hoặc không).
Lưu ý: Nếu làm 2 ca liên tục trong 1 ngày cũng chỉ tính 1 ngày thực tế làm việc.
Thời gian làm việc ca sau tính vào giờ làm thêm.
- Tổng số ngày công làm thêm hay làm thêm ca: là những ngày công mà người
công nhân làm thêm ngoài chế độ theo yêu cầu của doanh nghiệp vào các ngày lễ, chủ
nhật…
Lưu ý:
+ Thời gian làm thêm đủ 1 ca mới tính là ngày công làm thêm.
+ Nếu làm thêm tiếp sau ca làm việc dù đủ hoặc không đủ cũng chỉ tính vào giờ
làm thêm.
- Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn: là tổng số ngày công làm việc
thực tế trong chế độ và số ngày công làm thêm.
Ví dụ 10: Có số liệu thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản
xuất tại một Doanh nghiệp trong năm N như sau:

Chỉ tiêu Số ngày


công

1. Số ngày công làm việc thực tế trong chế độ 33.200

2. Số ngày nghỉ lễ và chủ nhật 6.500

3. Số ngày nghỉ phép năm 1.200

4. Số ngày công vắng mặt 2.500

5. Số ngày công ngừng việc 1.600

6. Số ngày công làm thêm 1.000

Yêu cầu: Xác định các chỉ tiêu sau:


a. Số ngày công có mặt

43
b. Số ngày công có thể sử dụng cao nhất
c. Số ngày công chế độ
d. Số ngày công theo lịch
e. Số công nhân trong danh sách bình quân
Trả lời:
a. Số ngày công có mặt
Số ngày công có mặt = Số ngày công LVTT trong chế độ + Số ngày công ngừng
việc = 33.200 + 1.600 = 34.800 (ngày)
b. Số ngày công có thể sử dụng cao nhất
Số ngày công có thể sử dụng cao nhất = Số ngày công có mặt + Số ngày công
vắng mặt = 34.800 + 2.500 = 37.300 (ngày)
c. Số ngày công chế độ
Số ngày công chế độ = Số ngày công có thể sử dụng cao nhất + Số ngày nghỉ
phép năm = 37.300 + 1.200 = 38.500 (ngày)
d. Số ngày công theo lịch
Số ngày công theo lịch = Số ngày công chế độ + Số ngày nghỉ lễ, chủ nhật =
38.500 + 6.500 = 45.000 (ngày)
e. Số công nhân trong danh sách bình quân
Số công nhân trong danh sách bình quân = Số ngày công theo lịch/ Số ngày theo
lịch trong năm = 45.000/360 = 125 (người)
 Hạch toán theo giờ công

Tổng số giờ công theo chế độ

Tổng số giờ công làm việc Số giờ công ngừng việc nội
Số giờ công làm thêm
thực tế trong chế độ bộ ca

Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn

Cách tính:

44
- Tổng số giờ công chế độ: là toàn bộ giờ công trong kì báo cáo mà chế độ nhà
nước quy định người công nhân phải làm việc (8 giờ đối với lao động bình thường và
nhỏ hơn 8 giờ đối với lao động độc hại).
Cách xác định:

Tổng số giờ công Số ngày công làm việc Giờ công chế độ của 1
= ×
chế độ thực tế hoàn toàn ngày

- Số giờ công ngừng việc nội bộ ca: là số giờ công người công nhân không làm
việc trong ca do ốm đau đột xuất, mất điện nước…
- Tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ: là toàn bộ số giờ công nhân
làm việc thực té (kể cả số giờ ngừng việc trong nội bộ ca nhưng được sử dụng làm
những công việc sản xuất khác).
Chỉ tiêu này là cơ sở để tính độ dài ngày lao động, năng suất lao động giờ, tiền
lương bình quân giờ.
- Tổng số giờ công làm thêm: là số giờ công nhân làm vào thời gian ngoài ca làm
việc quy định (không kể thời gian làm thêm có đủ ca hoặc không).
- Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn: là tổng số giờ công làm việc thực
tế trong chế độ và số giờ công làm thêm ngoài chế độ.
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản
xuất

Độ dài bình quân ngày Tổng số giờ công LVTT trong chế độ trong kì
LVTT trong chế độ (ĐCĐ) = Tổng số ngày công LVTT hoàn toàn trong kì

Độ dài bình quân ngày Tổng số giờ công LVTT hoàn toàn trong kì
=
LVTT hoàn toàn (ĐHT) Tổng số ngày công LVTT hoàn toàn trong kì

Hệ số làm ĐHT Tổng số giờ công LVTT hoàn toàn trong kì


= =
thêm giờ (Hg) ĐCĐ Tổng số giờ công LVTT trong chế độ trong kì

Tổng số ngày công LVTT


Số ngày công LVTT trong
45 trong chế độ trong kì
chế độ bình quân 1 công
nhân trong kì (SCĐ) =
Số công nhân bình quân trong kì
Số ngày công LVTT hoàn toàn Tổng số ngày công LVTT

bình quân 1 công nhân hoàn toàn trong kì


=
trong kì (SHT) Số công nhân bình quân trong kì

Hệ số làm SHT Tổng số ngày công LVTT hoàn toàn trong kì


=
thêm ca (Hc) = SCĐ Tổng số ngày công LVTT trong chế độ trong kì
Ví dụ 11: Có số liệu về tình hình sản xuất và lao động của một doanh nghiệp trong
quý 2/N như sau:

Chỉ tiêu ĐVT Quý 2/N

1. Số lao động bình quân người 38

2. Số ngày công LVTT hoàn toàn ngày 3.000

Trong đó: Số ngày công làm thêm ngày 100

3. Số giờ công LVTT hoàn toàn giờ 21.000

Trong đó: Số giờ công làm thêm giờ 2.300

Yêu cầu: Xác định các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động.
Trả lời:
Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động:
(1) Độ dài bình quân ngày LVTT trong chế độ (ĐCĐ)
Áp dụng công thức:

Độ dài bình quân ngày Tổng số giờ công LVTT trong chế độ trong kì
LVTT trong chế độ (ĐCĐ) = Tổng số ngày công LVTT hoàn toàn trong kì

Trong đó,

46
Tổng số giờ công LVTT trong chế độ = Tổng số giờ công LVTT hoàn toàn – Số
giờ công làm thêm = 21.000 – 2.300 = 18.700 (giờ)
Suy ra,

18.700
ĐCĐ = = 6,23 (giờ/ngày)
3.000

(2) Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế hoàn toàn (ĐHT)
Áp dụng công thức:

Độ dài bình quân ngày Tổng số giờ công LVTT hoàn toàn trong kì
LVTT hoàn toàn (ĐHT) = Tổng số ngày công LVTT hoàn toàn trong kì

Ta có:

21.000
ĐHT = = 7 (giờ/ngày)
3.000

(3) Hệ số làm thêm giờ (Hg)


Áp dụng công thức:

Hệ số làm thêm Tổng số giờ công LVTT hoàn toàn trong kì


=
giờ (Hg) Tổng số giờ công LVTT trong chế độ trong kì

Ta có:

21.000
Hg = = 1,12
18.700

(4) Số ngày công làm việc thực tế trong chế độ bình quân một công nhân (SCĐ)
Áp dụng công thức:

Số ngày công LVTT trong Tổng số ngày công LVTT trong chế độ trong kì
chế độ bình quân 1 công =
nhân trong kì (SCĐ) Số công nhân bình quân trong kì

47
Trong đó,
Tổng số ngày công LVTT trong chế độ = Tổng số giờ công LVTT hoàn toàn – Số
giờ công làm thêm = 3.000 – 100 = 2.900 (ngày)
Suy ra,

2.900
SCĐ = = 76 (ngày/người)
38

(5) Số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn bình quân một công nhân (SHT)
Áp dụng công thức:

Số ngày công LVTT hoàn toàn Tổng số ngày công LVTT hoàn toàn trong kì
bình quân 1 công nhân trong kì =
(SHT) Số công nhân bình quân trong kì

Ta có:

3.000
SHT = = 79 (ngày/người)
38

(6) Hệ số làm thêm ca (HC)


Áp dụng công thức:

Hệ số làm Tổng số ngày công LVTT hoàn toàn trong kì


thêm ca (Hc) = Tổng số ngày công LVTT trong chế độ trong kì
Ta có:

3.000
Hc = = 1,03
2.900

2. Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp


2.1. Phương pháp xác định năng suất lao động
2.1.1. Năng suất lao động thuận (W)
Khái niệm: Năng suất lao động thuận được xác định bằng cách lấy kết quả sản
xuất chia cho lượng lao động hao phí.
Cách xác định:

48
Trong đó:
W: Năng suất lao động thuận
Q: Kết quả của quá trình sản xuất (lượng sản phẩm hoặc giá trị sản xuất)
T: Số lao động hao phí
Lưu ý:
- Nếu T tính bằng số lao động bình quân thì ta có năng suất lao động bình quân 1
lao động.
- Nếu T tính bằng tổng số ngày làm việc thực tế ta có năng suất lao động bình
quân 1 ngày/ người.
- Nếu T tính bằng tổng số giờ làm việc thực tế ta có năng suất lao động bình quân
1 giờ/ người.

Năng suất lao Năng suất lao Số giờ làm việc thực
= ×
động ngày động giờ tế bình quân 1 ngày

2.1.2. Năng suất lao động nghịch (suất tiêu hao lao động) (t)
Khái niệm: Năng suất lao động nghịch được xác định bằng lượng lao động hao
phí chia cho kết quả sản xuất.
Cách xác định:

Trong đó,
t: Năng suất lao động nghịch
Q: Kết quả của quá trình sản xuất (lượng sản phẩm hoặc giá trị sản xuất)
T: Số lao động hao phí
2.2. Thống kế sự biến động của năng suất lao động
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của năng suất lao động bình quân

Chỉ số năng suất lao Chỉ số năng suất Chỉ số ảnh hưởng kết
= ×
động bình quân lao động cá biệt cấu lao động hao phí

( ) ( ) ( )

49
Hệ thống chỉ số:
= x (I)
(1) (2) (3)
(1): Biến động năng suất lao động bình quân chung
(2): Biến động năng suất lao động bình quân các bộ phận
(3): Biến động kết cấu hao phí lao động giữa các bộ phận
Biến đổi tương đương (I) trở thành:

Về mặt tuyệt đối:

Ví dụ 12: Có số liệu về tình hình sản xuất của 1 doanh nghiệp qua 2 kì như sau:

Giá trị sản xuất Số công nhân bình quân


Phân xưởng (triệu đồng) (người)

Kì gốc Kì báo cáo Kì gốc Kì báo cáo

A 648,5 802 100 144

B 640,0 806 80 90

Cộng 1.288,5 1.608 180 234

Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động năng suất lao động bình quân toàn doanh
nghiệp do ảnh hưởng của 2 nhân tố: năng suất lao động từng bộ phận và kết cấu lao
động hao phí từng bộ phận.
Trả lời:
Áp dụng công thức:
Năng suất lao động từng bộ phận (W) = Giá trị sản xuất (Q) / Số công nhân bình quân (T)
Ta có bảng năng suất lao động từng bộ phận như sau:

Phân Năng suất lao động từng bộ phận


xưởng (triệu đồng/người)

50
Kì gốc Kì báo cáo

A 6,485 5,569

B 8,000 8,960

Phương trình biểu diễn mối liên hệ của năng suất lao động bình quân toàn doanh
nghiệp () theo năng suất lao động của từng bộ phận (W) và kết cấu lao động hao phí
(T/∑T) như sau:
=
Xét hệ thống chỉ số: I = I x I
 = x (1)
Ta có :
WT/T = (5,569 x 144 + 8,96 x 90)/234= 6,873
WT/T = (6,485 x 100 + 8 x 80)/180 = 7,158
WT/T = (6,485 x 144 + 8 x 90)/234 = 7,068
Thay vào (1) ta có :

 0,96 = 0,972 x 0,987 (2)


Mức tuyệt đối :
WT/T - WT/T = (WT/T - WT/T) + (WT/T - WT/T)
 6,873 – 7,158 = (6,873 – 7,068) + (7,068 – 7,158)
 -0,285 = (-0,195) + (-0,09) (3)
Nhận xét : Từ (2) và (3) cho thấy : năng suất lao động bình quân toàn doanh
nghiệp trong kì báo cáo giảm 4% so với kì gốc tương đương với mức giảm tuyệt đối là
285.000 đồng/người. Điều này là do một số nguyên nhân sau :
+ Năng suất lao động của từng bộ phận giảm 2,8% gây ra mức giảm năng suất lao
động bình quân là 195.000 đồng/người chủ yếu do năng suất của phân xưởng A giảm.
+ Kết cấu lao động hao phí giảm 1,3% gây ra mức giảm năng suất lao động bình
quân toàn doanh nghiệp là 90.000 đồng/người.
Từ kết quả trên cho thấy doanh nghiệp cần có các biện pháp sử dụng lao động
hiệu quả hơn trong các kì sau nhằm nâng cao năng suất lao động chung toàn doanh
nghiệp.

51
3. Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp
3.1. Chỉ tiêu tiền lương bình quân

Tiền lương bình quân Tổng quỹ tiền lương tháng (quý, năm)
=
tháng (quý, năm) Số lao động bình quân

Tiền lương bình Tổng quỹ tiền lương ngày (giờ)


=
ngày (giờ) Tổng số ngày (giờ) công làm việc thực tế hoàn toàn
3.2. Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương
3.2.1. Biến động tổng quỹ lương so với kế hoạch
* Phương pháp so sánh giản đơn
- Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch quỹ lương

- Chênh lệch tuyệt đối


DF = F1 - Fk
Trong đó,
TF(%): Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tổng quỹ tiền lương
F1, Fk: Tổng quỹ lương thực tế và theo kế hoạch
Đánh giá:
+ Nếu TF > 1: Quỹ lương thực tế cao hơn so với mức kế hoạch
+ Nếu TF < 1: Quỹ lương thực tế thấp hơn so với mức kế hoạch
* Phương pháp so sánh có liên hệ với kết quả sản xuất
- Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch quỹ lương

- Chênh lệch tuyệt đối

Trong đó,
TF(%): Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tổng quỹ tiền lương
52
F1, Fk: Tổng quỹ tiền lương thực tế, kế hoạch
Q1, Qk: Giá trị sản xuất thực tế, kế hoạch
Đánh giá:
+ Nếu TF(%) > 1: Doanh nghiệp đã sử dụng quỹ lương lãng phí.
+ Nếu TF(%) < 1: Doanh nghiệp đã sử dụng quỹ lương tiết kiệm.
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ tiền lương
Tổng quỹ tiền lương = Tiền lương bình quân × Lượng lao động hao phí

Hệ thống chỉ số:

Tương đương:

Về mặt tuyệt đối:

3.3. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng
năng suất lao động

Hay:

Trong đó: f: Tỷ suất chi phí tiền lương


: Mức tiền lương bình quân
: Năng suất lao động bình quân

>
Để có If < 1 
> 0; >0

Kết luận: Chỉ có thể hạ thấp chi phí tiền lương một cách hợp lý nhất khi tốc độ
tăng lên của năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày các chỉ tiêu thống kê biến động số lượng lao động của doanh
nghiệp?
Câu 2: Vẽ sơ đồ các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của công
nhân sản xuất hạch toán theo ngày công.

53
Câu 3: Vẽ sơ đồ các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động của công
nhân sản xuất hạch toán theo giờ công.
Câu 4: Trình bày các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công
nhân sản xuất?
Câu 5: Nêu phương pháp xác định năng suất lao động.
Câu 6: Trình bày phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của năng suất lao
động bình quân?
Câu 7: Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng
năng suất lao động?
Câu 8: Có tài liệu về 1 doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm N như sau:
I. Kết quả sản xuất

Loại sản Giá trị sản xuất (triệu đồng)


phẩm
Quý 1 Quý 2

A 21.450 23.760

B 18.900 21.375

II. Tình hình khác


1. Lao động:
- Số lao động có tại thời điểm đầu năm N: 220 người
- Trong quý 1 số lao động giảm: 10 người
- Trong quý 2 số lao động tăng: 24 người
2. Tiền lương:
- Tiền lương bình quân 1 lao động trong quý 1: 3,5 triệu đồng
- Tiền lương bình quân 1 lao động trong quý 2: 3,7 triệu đồng
Yêu cầu: Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương
bình quân.

54
IV. Nội dung và phương pháp, đánh giá
* Nội dung
- Kiến thức: Trình bày được thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, thống kê nguyên liệu vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất và thống
kê lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp.
- Kỹ năng: Vận dụng nội dung thống kê doanh nghiệp được học vào hoạt động
thống kê cụ thể của doanh nghiệp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng tư duy độc lập, làm chủ và tự đánh giá bản thân.
+ Có khả năng kiểm tra đánh giá công việc do cá nhân và nhóm thực hiện.
* Phương pháp
- Thang điểm: 10
- Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra theo hình thức: Viết, đảm bảo có ít
nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ. Điểm kiểm tra
thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ tính hệ số 2. Điểm trung bình các
điểm kiểm tra có trọng số 0,4.
- Đánh giá cuối môn học: Người học có điểm trung bình các điểm kiểm tra đạt
từ 5,0 trở lên thì được dự thi hết môn. Thi hết môn theo hình thức: Viết, điểm thi có
trọng số 0,6.
- Môn học đạt yêu cầu khi có điểm trung bình từ 4 điểm trở lên.

55
Tài liệu tham khảo
1. Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội.
2. Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Trường Trung cấp GTVT Nam Định năm 2022
3. Giáo trình thống kê doanh nghiệp - Bộ Xây Dựng - Nxb Xây dựng 2017.
4. Thống kê doanh nghiệp xây dựng - ĐH Xây Dựng - Nxb Xây dựng 2020.
5. Giáo trình Lý thuyết thống kê - PGS.TS Trần Ngọc Phác - ĐH Kinh tế Quốc dân –
Nxb Thống kê 2021.

56

You might also like