You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH
KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài: “Volkswagen phản ứng trước diễn biến


chiến sự Nga–Ukraine”
(Bản đề cương chi tiết)

Người thực hiện: Đỗ Hoàng Yến


MSV: 11217488
Lớp chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế 63A
SĐT: 0982152983

Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2024

1
MỤC LỤC
I. Mở đầu............................................................................................................................3
1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................3
II. Nội dung.........................................................................................................................3
1. Giới thiệu về tập đoàn Volkswagen..............................................................................3
2. Sơ lược về tình huống: Volkswagen và biến động chính trị tại Nga............................4
2.1. Nguyên nhân Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine......................................................4
2.2. Diễn biến...........................................................................................................................4
3. Cách ứng xử của Volkswagen trước sự biến đổi của môi trường chính trị..................5
III. Kết luận........................................................................................................................5
1. Nhận xét về biện pháp giải quyết tình huống của Wolkswagen...................................5
2. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................................6
2.1. Với Wolkswagen...............................................................................................................6
2.2. Với các doanh nghiệp khác...............................................................................................6

2
I. Mở đầu
1. Mục đích nghiên cứu
Mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
được gọi là mối quan hệ hai chiều. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường vĩ mô rất quan
trọng vì:
- Giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và rủi ro trong quá trình kinh doanh
- Doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn, tránh các rủi ro tiềm ẩn và tận
dụng cơ hội phát triển, hiệu quả về chiến lược kinh doanh.
- Hiểu rõ bối cảnh kinh tế xã hội, nhận định xu hướng phát triển của thị trường, định
hướng chiến lược phát triển và hoạch định kế hoạch kinh doanh dài hạn.

2. Đối tượng nghiên cứu


- Tập đoàn Volkswagen (VW) được thành lập vào năm 1937 tại Berlin, Đức; hiện nay,
công ty có trụ sở chính đặt tại Wolfsburg - Đức.

3. Phạm vi nghiên cứu


– Thị trường Nga
– Tác động môi trường chính trị (chiến sự Nga-Ukraina) đến chức năng sản xuất của tập
đoàn Volkswagen năm 2022-2023

II. Nội dung


1. Giới thiệu về tập đoàn Volkswagen
- Volkswagen là tập đoàn đa quốc gia của Đức về lĩnh vực sản xuất ô tô có trụ sở tại
Wolfsburg, bang Niedersachsen.
- Sản phẩm: Tập đoàn hoạt động trong phạm vi thiết kế, chế tạo, sản xuất và phân phối
các loại xe khách, xe thương mại, xe gắn máy, động cơ ô tô và động cơ tuabin,cũng như
các dịch vụ tài chính, cho thuê tài chính và quản lý vận tải. Volkswagen là tập đoàn sản
xuất ô tô duy trì vị thế nắm giữ thị phần lớn nhất trong thị trường ô tô tại châu Âu trên hai
thập kỷ. Volkswagen sản xuất xe ô tô dưới các thương hiệu Audi, Bentley, Bugatti,
Lamborghini, Porsche, SEAT, Škoda và Volkswagen; xe gắn máy với thương hiệu Ducati;
xe thương mại với thương hiệu MAN, Scania và Xe thương mại Volkswagen.
- Tập đoàn Volkswagen thực hiện việc thâm nhập vào thị trường Nga từ khá sớm, vào
những năm 1990, sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự mở cửa của nền kinh tế Nga. Từ đó,

3
họ đã tăng cường hoạt động kinh doanh và mở rộng sự hiện diện của mình trong thị
trường này. Volkswagen đã chi 774 triệu Euro để xây dựng nhà máy Kaluga (phía Nam
thủ đô Moskva), mở cửa vào năm 2007 trước khi đi vào sản xuất toàn bộ vào năm 2009
với năng lực sản xuất 225.000 xe mỗi năm.

2. Sơ lược về tình huống: Volkswagen và biến động chính trị tại Nga

2.1. Nguyên nhân Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine


Vấn đề này do nhiều yếu tố gây nên có cả kinh tế, chính trị và quân sự:
- Quan điểm chính trị: Một số quan chức Nga đã xem việc duy trì một Ukraine thân Tây
là một mối đe dọa đối với lợi ích và an ninh của Nga. Họ muốn duy trì một ảnh hưởng
mạnh mẽ ở khu vực và xem Ukraine như một phần quan trọng của "khu vực ảnh hưởng
chính" của họ.
- Quan hệ lịch sử và văn hóa: Ukraine có một quan hệ lịch sử và văn hóa sâu sắc với Nga.
Một số người Nga và quan chức cảm thấy rằng Ukraine nên duy trì mối quan hệ gắn bó
với Nga, chứ không phải với phương Tây.
- Việc mất Crimea vào năm 2014 đã gây ra mất mát lãnh thổ lớn đối với Ukraine và được
coi là một mất mát uy tín cho chính phủ. Một số quan điểm Nga có thể muốn tiếp tục mở
rộng vị thế của họ ở khu vực này hoặc ở các khu vực khác của Ukraine.
- Địa lý chiến lược và nguồn tài nguyên: Ukraine nằm ở vị trí chiến lược quan trọng và có
nhiều tài nguyên quan trọng, bao gồm cả nguồn năng lượng. Sự kiểm soát hoặc ảnh
hưởng đến Ukraine có thể mang lại lợi ích chiến lược và kinh tế cho Nga.
- Chính sách phương Tây và NATO: Sự mở rộng của NATO vào khu vực Baltic và Đông
Âu đã gây lo ngại cho Nga. Họ lo sợ rằng Ukraine có thể gia nhập NATO, là “lằn ranh
đỏ” đe dọa chặn mọi ngả đường tiến đến siêu cường của Nga, tạo ra một môi trường quân
sự không an toàn ở biên giới phía Tây của họ.

2.2. Diễn biến


– Ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine hồi tháng 2/2022,
dẫn tới hệ quả là gánh chịu hàng loạt các lệnh cấm vận kinh tế nặng nề tới từ phương Tây
và Mỹ, biến Nga trở thành quốc gia bị bao vậy, cấm vận nhiều nhất trên thế giới.
– Hàng loạt các nhà sản xuất ô tô lớn đang làm ăn lâu năm tại thị trường Nga, đều ngay
lập tức rời bỏ thị trường 145 triệu dân này, bất kể dù cho có những hãng xe đã đổ một số
vốn không nhỏ để phát triển hệ thống đại lý và nhà máy sản xuất. Kể từ khi xung đột của

4
đất nước Nga với Ukraine leo thang, sản xuất ô tô địa phương ở Nga đã giảm mạnh 77%
khi nhiều thương hiệu lớn rút khỏi thị trường hoàn toàn.
– Thời báo New York Times báo cáo Volkswagen đã chi 774 triệu Euro để xây dựng nhà
máy Kaluga (phía Nam thủ đô Moskva). Nó mở cửa vào năm 2007 trước khi đi vào sản
xuất toàn bộ vào năm 2009 với năng lực sản xuất 225.000 xe mỗi năm. VW
(Volkswagen) đã ngừng hoạt động tại cả hai nhà máy của họ tại thành phố Kaluga và
Nizhny Novgorod này ngay sau khi hàng loạt lệnh cấm vận của phương Tây áp đặt lên
Nga đã phá vỡ các chuỗi cung ứng linh kiện (tháng 3/2022)

3. Cách ứng xử của Volkswagen trước sự biến đổi của môi trường chính trị
- Đóng cửa ngay từ tháng 3/2022, sau khi Nga áp đặt chiến sự tại Ukraine ảnh hưởng đến
sản xuất
- Việc đóng cửa đột ngột này đã khiến vô số người lao động bản địa từ các cơ sở phân
phối, đại lý và nhà máy mất việc làm. Dù cho trên thực tế họ đã không còn tiến hành sản
xuất, 4.000 nhân viên ở nhà máy Kaluga vẫn được trả lương kể từ đó đến tháng 5/2023.
Nhà sản xuất ô tô Đức cũng đàm phán với lực lượng lao động của mình tại nhà máy ô tô
ở thành phố Nizhny Novogorod, cung cấp các khoản bồi thường tài chính và bảo hiểm y
tế cho đến cuối năm 2022. Đồng thời thông báo sẽ trả công cho nhân viên địa phương
một khoản chi phí nếu họ đồng ý tự nguyện nghỉ việc tại VW.
- Để bù lỗ phần nào, Volkswagen đã ký một thỏa thuận với một đại lý có trụ sở tại
Moscow có tên Avilon. Giá bán chính thức chưa được công bố nhưng có báo cáo cho biết
Avilon đã trả khoảng 125 triệu euro (135 triệu USD) để mua lại hoạt động của VW tại
Nga và nhà máy của hãng ở thành phố Kaluga, nơi có đủ công suất sản xuất 225.000 xe
mỗi năm.
=> Volkswagen chính thức rút khỏi thị trường Nga, đồng thời bán toàn bộ cổ phần của
các công ty con cũng như nhà máy lớn tại quốc gia này, nó đã được các cơ quan chính
phủ Nga phê duyệt. Thỏa thuận bao gồm các vấn đề về đơn vị nhập khẩu (phân phối và
kinh doanh sau bán hàng) cũng như các hoạt động dịch vụ tài chính, kho bãi cùng tất cả
nhân viên liên quan.

III. Kết luận


1. Nhận xét về biện pháp giải quyết tình huống của Wolkswagen
- Với mức độ không chắc chắn cao và không thể dự đoán khả năng hoạt động trở lại sản
xuất trước tình hình chính trị căng thẳng tại Nga, việc dừng hoạt động nhà máy tại Nga là
hợp lý để doanh nghiệp tránh được những rủi ro đáng có

5
- Hơn nữa, VW rất nghiêm túc nhận trách nhiệm đối với những nhân viên bị ảnh hưởng ở
Nga bằng cách vẫn trả lương cho họ trong một khoảng thời gian nhất định dù nhà máy đã
ngừng sản xuất => tăng cường hình ảnh cho tập đoàn WS và xây dựng lòng tin cộng
đồng, khiến cái nhìn của mọi người về thương hiệu này tốt đẹp hơn vì là một DN nhân
đạo
- Trong thời điểm đó VW còn đang đối mặt với một vụ kiện khác đến từ tập đoàn GAZ.
GAZ ký hợp đồng với VW để sản xuất xe tại nhà máy Nizhny Novgorod, nhưng VW đã
chấm dứt hợp đồng vào tháng 8/2022, việc mà GAZ cho là khiến hoạt động kinh doanh
của họ gặp rủi ro. Theo hãng tin Reuters, GAZ yêu cầu VW bồi thường số tiền thiệt hại
lên đến 15,6 tỷ rúp (198 triệu USD). Ban đầu, GAZ thuyết phục tòa án đóng băng tài sản
của Volkswagen tại Nga trong khi chờ xét xử. Hồi tháng 3, một tòa án của Nga đã đồng ý
với việc này. Tuy nhiên, quyết định đóng băng đã bị hủy bỏ tháng 4/2022.
=> Chưa thực sự làm việc rõ ràng với các bên về việc chấm dứt hợp đồng, dừng hoạt
động ở nhà máy

2. Bài học kinh nghiệm


2.1. Với Wolkswagen
+ Phải luôn xây dựng phương án phòng trừ rủi ro dài hạn ở nhiều tình huống để tránh
thiệt hại thêm tài chính. Luôn theo dõi biến động để kịp thời có cách xử lí linh hoạt và
hiệu quả. Đồng thời hoạch ra mục tiêu mới, chiến lược mới nhằm khắc phục lại những gì
không muốn đã xảy ra
+ Trước khi dừng hoạt động, phải làm việc lại rõ ràng với các bên đã ký hợp đồng để hợp
tác trong quá trình sản xuất ( chẳng hạn như với nhà cung ứng, đối tác sản xuất…) về
việc chấm dứt hợp đồng để tránh gây ra những kiện tụng, tăng gánh nặng về tài chính

2.2. Với các doanh nghiệp khác


- Đánh giá rủi ro và cơ hội:
+Xác định các yếu tố chính trị có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
+ Đánh giá rủi ro và cơ hội mà biến động chính trị mang lại cho môi trường kinh doanh
của mình.
- Xây dựng mạng lưới liên kết và quan hệ công cộng:
+ Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan, bao gồm cả chính phủ, tổ
chức phi chính phủ và cộng đồng.

6
+ Tham gia vào các diễn đàn kinh doanh và chính trị để duy trì thông tin và quan hệ tốt
với các bên liên quan chính trị.
- Lập kế hoạch đối phó và điều chỉnh chiến lược:
+ Phát triển kế hoạch đối phó sẵn sàng để ứng phó với các biến động chính trị.
+ Điều chỉnh chiến lược kinh doanh và chiến lược cung ứng nhanh chóng nếu có biến
động đáng kể.
- Theo dõi thường xuyên tình hình:
+Thiết lập hệ thống theo dõi liên tục về các sự kiện và thay đổi chính trị quan trọng.
+Đảm bảo sự nhạy bén và đáp ứng nhanh chóng khi có sự thay đổi.
- Tăng thêm nguồn cung ứng:
+ Đa dạng hóa nguồn cung ứng và thị trường để giảm thiểu ảnh hưởng của biến động
chính trị tại một vùng cụ thể.
+ Xác định và phát triển các nguồn cung ứng thay thế.
- Tuân thủ và làm việc đúng với quy định:
+ Tuân thủ tất cả các quy định chính trị và pháp luật cấp quốc gia và quốc tế.
+Phối hợp với chính phủ và tổ chức quản lý để đảm bảo tuân thủ và làm việc chặt chẽ
với các quy định mới.
- Chuẩn bị tư duy và sẵn sàng:
+ Phát triển khả năng linh hoạt và sẵn sàng để thích nghi với mọi thay đổi không dự
kiến.
+ Xây dựng khả năng đàm phán và tư duy chiến lược để giải quyết vấn đề.

You might also like