You are on page 1of 2

Xác suất-Thống kê Học kỳ II - năm học 2022-2023

Bài 5.42 - trang 152 giáo trình XSTK


Kiểm định giả thuyết H0 : µ = 10 với đối thuyết H1 : µ > 10 với phương sai không biết và n = 15,
xấp xỉ p-giá trị cho mỗi thống kê kiểm định sau
(a) t = 2, 05 ; (b) t = −1, 84 ; (c) t = 0, 4.

Hướng dẫn: Bài tập này yêu cầu tính xấp xỉ p-giá trị.

Trường hợp này phương sai KHÔNG biết và cỡ mẫu n = 15 < 30 là mẫu nhỏ.

=⇒ dùng phân phối Student để tính.

Do đó, với Tn−1 ∼ Student(n − 1) là biến ngẫu nhiên có phân phối Student với bậc tự do là (n − 1),
ta có p-giá trị được tính bởi

p-giá trị = P(Tn−1 ≥ t0 ) = 1 − P(Tn−1 < t0 ) .

Với giá trị cụ thể của thống kê kiểm định t0 , ta tra bảng phân phối Student để xác định giá trị P(Tn−1 < t0 ).

■ (a) Với giá trị thống kê kiểm định t0 = 2, 05 ta có

p-giá trị = P(Tn−1 ≥ t0 ) = 1 − P(Tn−1 < t0 ) = 1 − P(Tn−1 < 2, 05) = 1 − P(T15−1 < 2, 05) .

Bây giờ ta cần tra bảng phân phối Student để xác định giá trị của P(T15−1 < 2, 05) .

Cụ thể, với bậc tự do = 14, tra bảng phân phối Student ta thấy

P(T14 < 1, 7613) = 0, 95 và P(T14 < 2, 1448) = 0, 975 ,

vì 1, 7613 < 2, 05 < 2, 1448


(cùng bậc tự do = 14, đây là 2 giá trị gần 2, 05 nhất, có trong bảng phân phối Student),

nên ta có thể lấy xấp xỉ


0, 95 + 0, 975
P(T15−1 < 2, 05) ≈ = 0, 9625,
2
suy ra p−giá trị là

p-giá trị = 1 − P(T15−1 < 2, 05) ≈ 1 − 0, 9625 = 0, 0375 .

- - - 1/2 ---
Xác suất-Thống kê Học kỳ II - năm học 2022-2023

■ (b) Với giá trị thống kê kiểm định t0 = −1, 84 ta có

p-giá trị = P(Tn−1 ≥ t0 ) = 1 − P(Tn−1 < t0 ) = 1 − P(Tn−1 < −1, 84) = 1 − P(T15−1 < −1, 84) .

Để ý rằng, các giá trị trong bảng phân phối Student đều > 0, nên ta sẽ sử dụng công thức

P(Tn−1 < −t0 ) = 1 − P(Tn−1 < t0 ).

Áp dụng công thức trên, ta được


 
p-giá trị = P(Tn−1 ≥ t0 ) = 1 − P(T15−1 < −1, 84) = 1 − 1 − P(T15−1 < 1, 84) = P(T14 < 1, 84) .

Bây giờ ta cần tra bảng phân phối Student để xác định giá trị của P(T15−1 < 1, 84).

Cụ thể, với bậc tự do = 14, tra bảng phân phối Student ta thấy

P(T14 < 1, 7613) = 0, 95 và P(T14 < 2, 1448) = 0, 975 ,

vì 1, 7613 < 1, 84 < 2, 1448


(cùng bậc tự do = 14, đây là 2 giá trị gần 1, 84 nhất, có trong bảng phân phối Student,
tuy nhiên bây giờ 1, 7613 gần với giá trị 1, 84 hơn đáng kể so với 2, 1448),
nên ta có thể dùng P(T14 < 1, 7613) để xấp xỉ và ta biết P(T14 < 1, 7613) < P(T14 < 2, 05)
nên ta sẽ "+" thêm một lượng sai số nhỏ vào P(T14 < 1, 7613), có thể xấp xỉ như sau

P(T15−1 < 2, 05) ≈ P(T14 < 1, 7613) + 0, 005 = 0, 955,

(lượng sai số nhỏ ở đây chọn là 0, 005 nhưng cũng có thể chọn giá trị đủ nhỏ khác) suy ra p−giá trị là

p-giá trị = P(T15−1 < 1, 84) ≈ 0, 955 .

■ (c) Với giá trị thống kê kiểm định t0 = 0, 4 ta có

p-giá trị = P(Tn−1 ≥ t0 ) = 1 − P(Tn−1 < t0 ) = 1 − P(Tn−1 < 0, 4) = 1 − P(T15−1 < 0, 4) .

Bây giờ ta cần tra bảng phân phối Student để xác định giá trị của P(T15−1 < 0, 4).

Cụ thể, với bậc tự do = 14, tra bảng phân phối Student ta thấy

P(T14 < 0, 2582) = 0, 6 và P(T14 < 0, 6924) = 0, 75 ,

vì 0, 2582 < 0, 4 < 0, 6924


(cùng bậc tự do = 14, đây là 2 giá trị gần 0, 4 nhất, có trong bảng phân phối Student),

nên ta có thể lấy xấp xỉ


0, 6 + 0, 75
P(T15−1 < 0, 4) ≈ = 0, 675,
2
suy ra p−giá trị là

p-giá trị = 1 − P(T15−1 < 0, 4) ≈ 1 − 0, 675 = 0, 325 .

- - - 2/2 ---

You might also like