You are on page 1of 7

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN MÊ LINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 152 /KH-UBND Mê Linh, ngày 02 tháng 4 năm 2024

KẾ HOẠCH
Tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-SLĐTBXH ngày 04/5/2016 của Sở Lao


động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội về việc thành lập điểm giao
dịch việc làm vệ tinh Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tại huyện Mê Linh;
Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 25/01/2024 của UBND huyện về việc thực
hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho
người lao động trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2024;
Để giúp người lao động chưa có việc làm có cơ hội tìm được việc làm;
người lao động có nguyện vọng học nghề phù hợp, đồng thời tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh tại
huyện Mê Linh và các khu vực lân cận. UBND huyện Mê Linh xây dựng Kế
hoạch tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động năm 2024 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động nhằm cung cấp cho mọi tầng
lớp nhân dân trên địa bàn huyện về các thông tin thị trường lao động, khả năng
cung - cầu việc làm trên địa bàn huyện và toàn thành phố.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các nhà sản xuất có nhu cầu tuyển
dụng lao động; các trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức các hoạt động tư vấn -
hướng nghiệp, cung ứng giới thiệu việc làm cho người lao động và người sử
dụng lao động; các cơ sở đào tạo nghề giới thiệu quy mô ngành nghề, nội dung
đào tạo, kinh phí đào tạo, các chính sách hoạt động đào tạo nghề, chính sách hỗ
trợ tìm kiếm việc làm... giúp người lao động tìm hiểu, lựa chọn nơi học nghề và
việc làm phù hợp với bản thân.
- Tạo điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh cho các đơn vị doanh
nghiệp.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức Phiên giao dịch việc làm phải đảm bảo an toàn, thiết thực và
hiệu quả; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, người lao động, các đơn vị
doanh nghiệp (chủ sử dụng lao động) thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia.
- Các thông tin về nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nghề cần rõ ràng, có số
lượng cần tuyển, có địa chỉ chủ sử dụng lao động... để người lao động dễ tìm
hiểu và lựa chọn.
2

- Qua Phiên giao dịch, xác định rõ các thông tin về cung - cầu lao động
trên địa bàn huyện, trên cơ sở đó xác định được chương trình giải quyết việc làm
trên địa bàn huyện trong thời gian tiếp theo.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Thời gian: Trong quý II/2024 (01 ngày, dự kiến 11/5/2024 - thứ Bảy).
2. Địa điểm: Tại Trụ sở UBND thị trấn Chi Đông.
3. Quy mô: Dự kiến có từ 30 - 35 đơn vị doanh nghiệp tham gia.
4. Đối tượng tham gia
- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước
Trung ương, doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế
xuất, Công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã có nhu cầu
tuyển dụng lao động;
- Các cơ sở dạy nghề có nhu cầu tuyển sinh;
- Người lao động là người chưa có việc làm có nhu cầu tìm việc hoặc
những người muốn chuyển đổi nghề nghiệp, những học sinh, sinh viên muốn
tìm hiểu thị trường lao động trên địa bàn huyện và thành phố để bổ sung những
kiến thức cho bản thân, nhằm tạo cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
5. Quy định đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Phiên giao dịch
5.1. Đối với doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp tự giới thiệu về năng lực hoạt động sản xuất kinh
doanh, sản phẩm của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp giới thiệu với người lao động những thông tin về nhu cầu
tuyển dụng lao động của doanh nghiệp năm 2024 và những năm tiếp theo về số
lượng lao động cần tuyển dụng cho các ngành nghề, vị trí công việc, những tiêu
chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề đối với người lao động, điều
kiện thủ tục và hồ sơ xin việc.
- Những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trực tiếp thực hiện
việc tổ chức đăng ký, nhận hồ sơ và phỏng vấn tuyển dụng lao động trực tiếp tại
Phiên giao dịch việc làm năm 2024.
- Các doanh nghiệp gặp gỡ trao đổi ký hợp đồng cung ứng lao động với
các trung tâm giới thiệu việc làm, ký hợp đồng đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay
nghề cho người lao động với các cơ sở dạy nghề để có đội ngũ lao động đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông tin cho người lao động về các hợp đồng cung ứng lao động của
trung tâm, đặc biệt là thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh
nghiệp đã đăng ký tuyển dụng qua trung tâm.
3

- Tư vấn cho người lao động các kiến thức cần thiết khi đi tìm việc làm, tư
vấn chế độ chính sách lao động, giúp đỡ người lao động lập hồ sơ xin việc làm,
học nghề.
- Trao đổi với các cơ sở dạy nghề để có sự hợp tác trong lĩnh vực dạy
nghề và giới thiệu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp (khuyến khích các
doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn huyện Mê Linh và Đông Anh)
5.2. Đối với các cơ sở dạy nghề:
- Giới thiệu về quy mô, ngành nghề đào tạo, số lượng tuyển sinh năm
2024 và những năm tiếp theo.
- Đăng ký, nhận hồ sơ tuyển sinh của người lao động có nhu cầu học
nghề.
- Nắm bắt yêu cầu về trình độ chuyên môn, đối với người lao động của
các doanh nghiệp và nhu cầu học nghề của người lao động để có kế hoạch đầu
tư đổi mới trang thiết bị và nội dung chương trình giảng dạy cho phù hợp với thị
trường lao động và đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
5.3. Đối với người lao động:
- Những người lao động chưa có việc làm có nhu cầu tìm việc, những học
sinh, sinh viên mới ra trường, những người muốn thay đổi công việc đang làm
sẽ tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm để
tìm hiểu các yêu cầu về chỗ làm việc, yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề
của người sử dụng lao động, tiêu chuẩn tuyển dụng và các điều kiện kèm theo.
Tại Phiên giao dịch việc làm, người lao động có thể tham dự phỏng vấn của các
doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tại chỗ hoặc nộp hồ sơ dự tuyển tại các đơn
vị có nhu cầu.
- Người lao động có thể lựa chọn các cơ sở dạy nghề để học nghề phù hợp
với khả năng và nguyện vọng của bản thân.
5.4. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, các tổ chức đoàn thể:
- Nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đánh giá, phân tích
số lượng và chất lượng đội ngũ lao động có nhu cầu tìm việc làm trên địa bàn.
- Đề xuất các chính sách và biện pháp thiết thực nhằm phát triển thị
trường lao động, thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề, giải quyết việc làm
và giảm nghèo cho lao động huyện Mê Linh giai đoạn 2022-2025”.
5.5. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội:
- Mời các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề tham dự Phiên GDVL;
- Tiếp nhận, tổng hợp nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh từ các đơn vị;
- Đảm nhận hệ thống cung cấp thông tin về thị trường lao động, kiểm tra
mạng internet tại khu vực tổ chức Phiên;
- Thiết kế sơ đồ hoạt động của Phiên;
4

- Nhập dữ liệu thông tin Cung - Cầu lao động vào hệ thống niêm yết
thông tin (Bảng A1, máy tra cứu đa năng), tải thông tin lên website
“vieclamhanoi.net”;
- Phân công cán bộ quản lý, điều tiết lao động tại các khu vực; phân công
cán bộ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 (dự kiến 300 - 350 học sinh);
- Phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội biên soạn nội
dung tờ rơi, pano, băng rôn, thông báo... phục vụ cho công tác tuyên truyền của
Phiên giao dịch việc làm;
- Tổng hợp báo cáo kết quả Phiên giao dịch việc làm năm 2024 tổ chức
trên địa bàn huyện Mê Linh.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Từ nguồn Ngân sách nhà nước theo phân cấp và các nguồn huy động hợp
pháp khác để tổ chức Phiên giao dịch việc làm.
IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Ban tổ chức Phiên giao dịch việc làm
- Tổ chức họp để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và các
đơn vị có liên quan; Triển khai công tác chuẩn bị đối với các đơn vị tham gia
đăng ký, thời gian hoàn thành trước ngày 08/5/2024.
- Tổng hợp danh sách chính thức các đơn vị đăng ký tham gia Phiên giao
dịch việc làm.
- Căn cứ số lượng các đơn vị đăng ký tham gia, ban tổ chức lên sơ đồ, kế
hoạch sắp xếp vị trí các doanh nghiệp, thống nhất quy mô Phiên giao dịch việc
làm.
- Khai mạc và tổ chức các hoạt động Phiên giao dịch việc làm, dự kiến
ngày 11/5/2024.
2. Công tác tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền, thông tin rộng rãi tới người lao động trên địa bàn
huyện và toàn thành phố Hà Nội;
- Phối hợp với Thành đoàn, Huyện đoàn và Hội sinh viên thành phố tuyên
truyền tới sinh viên các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề trên địa bàn;
- Trang trí băng rôn, khẩu hiệu, cờ, phướn trên các trục đường chính và
trung tâm của UBND huyện, địa điểm tổ chức phiên giao dịch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực):
- Tham mưu UBND huyện thành lập Ban tổ chức phiên giao dịch việc
làm năm 2024.
5

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND huyện triển
khai có hiệu quả Kế hoạch tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê
Linh năm 2024 theo đúng quy định.
- Chủ động phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thống nhất
ngày tổ chức, nội dung, chương trình, mời các doanh nghiệp tham gia phỏng
vấn, tuyển dụng; phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo các điều
kiện tổ chức Phiên giao dịch; phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND huyện
tham mưu UBND huyện thành phần mời, viết giấy mời, gửi giấy mời đến các
thành phần; tổ chức đón tiếp khách.
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao
huyện: Thu âm bài tuyên truyền; thuê xe ô tô, trang thiết bị phục vụ tuyên truyền
lưu động trên địa bàn huyện.
- Thực hiện in ấn, treo các băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, các ấn
phẩm, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền phục vụ Phiên giao dịch việc làm.
- Chuẩn bị sân khấu, trang trí khánh tiết, âm thanh, chương trình văn
nghệ, bàn ghế, nước uống, hoa tươi, các điều kiện phục vụ khai mạc Phiên giao
dịch.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Thực hiện thanh quyết toán kinh phí tổ
chức Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 của các đơn
vị theo quy định.
3. Phòng Kinh tế: Căn cứ kế hoạch của UBND huyện, tổ chức tuyên
truyền, vận động, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc phạm
vi quản lý đăng ký tham gia Phiên giao dịch việc làm do huyện tổ chức.
4. Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện
- Phối hợp Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện treo băng
zôn, pano, khẩu hiệu tuyên truyền về Phiên giao dịch việc làm huyện Mê Linh
năm 2024.
- Tổ chức tuyên truyền Kế hoạch tổ chức Phiên GDVL năm 2024 của
huyện trên hệ thống đài truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn; cử lãnh đạo,
phóng viên tham dự, quay phim và đưa tin về Phiên giao dịch.
5. Văn phòng HĐND và UBND huyện: Phối hợp với Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội tham mưu UBND huyện phát hành giấy mời; tổ chức
đón tiếp khách và làm công tác tổ chức chương trình khai mạc.
6. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
- Phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị chức
năng liên quan tham mưu UBND huyện mời các công ty, doanh nghiệp, các
Trường Dạy nghề đăng ký tham gia Phiên giao dịch việc làm do UBND huyện
tổ chức.
6

- Cử 01 giáo viên và 100 học sinh lớp 12 tham gia buổi tổ chức Phiên giao
dịch việc làm lưu động năm 2024 (để học sinh được nghe tư vấn hướng nghiệp).
7. Trung tâm Y tế huyện Mê Linh: Chuẩn bị lực lượng, phương tiện,
thuốc men đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho các đại biểu tham gia Phiên giao
dịch.
8. Công ty Điện lực Mê Linh: Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội, UBND thị trấn Chi Đông và các đơn vị liên quan có
phương án đảm bảo nguồn điện phục vụ các hoạt động diễn ra Phiên giao dịch
của huyện.
9. Công an huyện Mê Linh: Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự,
an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trong Phiên giao dịch; tổ chức phân
luồng giao thông, hướng dẫn các phương tiện đưa đại biểu về tham gia Phiên
giao dịch đảm bảo an toàn, không ách tắc.
10. Hội người khuyết tật huyện: Rà soát toàn bộ số hội viên, lao động là
người khuyết tật cần giải quyết việc làm tham gia Phiên giao dịch việc làm; lập
danh sách cử 100 hội viên tham gia Phiên giao dịch gửi về UBND huyện (qua
phòng Lao động-TB&XH để tổng hợp) trước ngày 08/5/2024; có biện pháp đưa,
đón hội viên dự Phiên giao dịch an toàn.
11. Đề nghị Ủy ban MTTQ, các ban, ngành và đoàn thể huyện: Căn
cứ kế hoạch UBND huyện, tổ chức lồng ghép tuyên truyền vận động hội viên,
các doanh nghiệp, học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp, quân nhân xuất ngũ,
những người chưa có việc làm và nhân dân tham gia Phiên giao dịch việc làm.
Riêng Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Huyện đoàn Mê Linh: mỗi
đơn vị cử ít nhất 50 hội viên, đoàn viên tham gia Phiên giao dịch việc làm.
12. Các trường THPT trên địa bàn huyện: Mỗi trường cử 01 giáo viên
và 50 học sinh lớp 12 tham gia buổi tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động năm
2024 (để học sinh được nghe tư vấn hướng nghiệp).
13. UBND các xã, thị trấn: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, liên tục trên
hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn về kế hoạch tổ chức Phiên giao dịch việc
làm lưu động năm 2024 để toàn bộ nhân trên địa bàn biết và tham gia Phiên giao
dịch.
* Riêng UBND thị trấn Chi Đông:
- Chủ động phối hợp với Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội, các
đơn vị liên quan của huyện chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức Phiên giao
dịch việc làm của huyện năm 2024 theo đúng kế hoạch.
- Triển khai công tác quét dọn vệ sinh trên các tuyến đường, đảm bảo vệ
sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi tổ chức Phiên giao dịch.
- Chỉ đạo lực lượng Công an thị trấn Chi Đông phối hợp với công an
huyện Mê Linh làm tốt công tác an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông,
7

phòng chống cháy nổ; bố trí lực lượng trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp đảm
bảo an toàn, hiệu quả tại Phiên giao dịch việc làm.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc phát sinh
sẽ kịp thời thay đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Phiên giao dịch việc làm huyện Mê Linh
năm 2024; UBND huyện đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể huyện, các đơn
vị, doanh nghiệp; yêu cầu các phòng, ban, ngành của huyện và UBND các xã,
thị trấn căn cứ nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện./.

Nơi nhận: TM. UỶ BAN NHÂN DÂN


- Thường trực Huyện ủy (để b/cáo); KT. CHỦ TỊCH
- Thường trực HĐND huyện (để b/cáo);
- Sở Lao động TB&XH Hà Nội (để p/hợp); PHÓ CHỦ TỊCH
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (để p/hợp);
- Đ/c Chủ tịch UBND huyện (để b/cáo);
- Các đ/c PCT UBND huyện;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể huyện (để p/hợp t/hiện);
- Các phòng, ban, ngành của huyện (để t/hiện);
- Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các huyện lân cận;
- UBND các xã, thị trấn (để t/hiện); Lê Văn Khương
- CPVP;
- Lưu: VT, LĐTBXH(20b).

You might also like