You are on page 1of 2

CÁC Ý KIẾN VÀ LẬP LUẬN CỦA BÊN BÁN - CÔNG TY NM (“BÊN B”) ĐỐI VỚI

BA (03) YÊU CẦU CỦA CÔNG TY TL (“BÊN A”)

Ý kiến 1: Không đồng ý thanh toán cho Bên A số tiền phạt vi phạm hợp đồng là
303.750.000 VNĐ

Đầu tiên, Điều 438 Bộ luật Dân sự không quy định bên mua không có quyền
yêu cầu bên bán chịu phạt vi phạm khi giao vật không đồng bộ, theo đó,
Bên A không thể căn cứ vào quy định này để yêu cầu Bên B thanh toán
số tiền phạt vi phạm Hợp Đồng.

Thứ hai, phù hợp với quy định tại Điều 301 Luật Thương mại, tổng mức phạt
đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng không quá
8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, Bên A không thể áp dụng
tổng giá trị hợp đồng để xác định giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi
phạm. Giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trong vụ việc này là giá
trị hàng hóa mà Bên B chậm giao hàng, cụ thể là 328.700.000 VNĐ, theo
đó, dựa vào mức phạt mà các bên đã thỏa thuận tại Hợp đồng Kinh tế số
137/QT-NM/2018 ngày 31/10/2018 (“Hợp Đồng”), tổng số tiền phạt vi
phạm sẽ được xác định như sau:

0.5% * 328.700.000 VNĐ * 15 ngày = 24.652.500 VNĐ.

Bên cạnh đó, bên vi phạm chỉ bị phạt vi phạm tối đa 8% phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm trong trường hợp tổng mức phạt vi phạm được thỏa
thuận giữa các bên tại Hợp Đồng vượt quá mức 8% phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm. Theo đó, mức phạt vi phạm tối đa mà Bên B phải trả
trong trường hợp các bên đã thỏa thuận một mức phạt vượt quá quy định
theo pháp luật là:

8% * 328.700.000 VNĐ = 26.926.000 VNĐ.

Như vậy, căn cứ vào nội dung đã thỏa thuận của các bên tại Hợp Đồng, phù
hợp với quy định pháp luật và ý chí của các bên tại thời điểm ký kết Hợp Đồng,
Bên B chỉ đồng ý thanh toán cho Bên A số tiền phạt vi phạm hợp đồng là
24.652.500 VNĐ.

Ý kiến 2: Bên B không có nghĩa vụ hướng dẫn sử dụng và nghiệm thu thiết bị
với Bệnh viện Quân y 105 (“Bệnh viện”). Bên B đồng ý hướng dẫn Bên A
sử dụng thiết bị và nghiệm thu thiết bị với Bên A.

Theo Điều 2 của Hợp Đồng, Bên B có trách nhiệm hướng dẫn Bên A sử dụng
thiết bị tại thời gian và địa điểm bàn giao hàng. Bên B đồng ý rằng Bên B
có nghĩa vụ cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng, và nghiệm thu hàng
hóa đối Bên A với tư cách là Bên Bán đối với Bên Mua theo Hợp Đồng,
phù hợp với quy định tại Điều 443 Bộ luật Dân sự.

Bên cạnh đó, theo Điều 5 và Điều 6.2 của Hợp Đồng, Bên B hoàn toàn không
quy định rằng Bên B có nghĩa vụ hướng dẫn sử dụng và nghiệm thu thiết
bị với Bệnh viện. Trong trường hợp cán bộ giám sát việc Bên B bàn giao,
lắp đặt, chạy thử thiết bị do Bên A cử là nhân sự của Bệnh viện, Bên B
hoàn toàn không có ý kiến phản đối. Bên cạnh đó, theo điểm cuối cùng
của Điều 6.2, nếu Bệnh viện có yêu cầu Bên A giải trình về kỹ thuật liên
quan đến các chứng từ của hàng hóa, Bên B sẵn lòng nhiệt tình hỗ trợ
Bên A tham gia làm việc với Bệnh viện.
Tuy nhiên, để thể hiện tinh thần thiện chí hỗ trợ Bên A và mong muốn duy trì
mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền chặt, Bên B đồng ý hướng dẫn Bên A sử
dụng thiết bị và nghiệm thu thiết bị với Bên A trong vòng 07 ngày làm việc kể từ
ngày nghiệm thu thiết bị.

Ý kiến 3: Bên B không đồng ý thanh toán cho Bên A số tiền bồi thường thiệt
hại là 283.500.000 VNĐ.

Trong trường hợp Bên A căn cứ vào Điều 438 Bộ luật Dân sự để yêu cầu Bên
B bồi thường thiệt hại, Bên B không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho
Bên A nếu thiệt hại của Bên A không đáp ứng quy định tại Điều 585.1
của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, vì các bên đều là thương nhân, quy định
về bồi thường thiệt hại sẽ được xác định theo Luật Thương mại. Theo
đó, nếu Bên A lập luận rằng Bên A đã phải gánh chịu thiệt hại, thiệt hại
của Bên A phải đáp ứng các yếu tố quy định tại Điều 303. Dựa vào các
tài liệu được cung cấp, Bên A không có căn cứ chứng minh cho giá trị
yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình.

Việc các bên thỏa thuận trước mức bồi thường thiệt hại là 7% vi phạm quy
định tại Điều 302 Luật Thương mại, làm mất đi bản chất “thực tế” và “trực
tiếp” của thiệt hại theo quy định. Luật Thương mại cũng không có khái
niệm thiệt hại ước tính, vì vậy, Bên A không có căn cứ để yêu cầu Bên B
bồi thường thiệt hại cho Bên A.

Do đó, Bên B không đồng ý thanh toán số tiền bồi thường thiệt hại là
283.500.000 VNĐ cho Bên A. Tuy nhiên, trên tinh thần tuân thủ quy định
pháp luật, Bên B sẽ thanh toán cho Bên A một số tiền bồi thường thiệt hại
hợp lý nhất định khi Bên A cung cấp tài liệu hợp lệ thể hiện được giá trị thiệt
hại mà Bên A đã gánh chịu phát sinh bởi hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
của Bên B.

KẾT LUẬN CỦA BÊN B

Đối với yêu cầu 1: Bên B chỉ đồng ý thanh toán cho Bên A số tiền phạt vi phạm hợp
đồng là 24.652.500 VNĐ;

Đối với yêu cầu 2: Bên B đồng ý hỗ lắp đặt và chạy thử hàng vào thời điểm Bên B
giao hàng cho Bên A tại Bệnh viện và nghiệm thu thiết bị. Bên B không có
nghĩa vụ hướng dẫn Bên A sử dụng thiết bị và nghiệm thu thiết bị với Bệnh
viện. Tuy nhiên, trên tinh thần thiện chí, Bên B đồng ý tiếp tục hỗ trợ trong việc
hướng dẫn Bên A sử dụng hàng trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày
nghiệm thu thiết bị; và

Đối với yêu cầu 3: Bên B chỉ đồng ý thanh toán cho Bên A số tiền bồi thường thiệt
hại trong trường hợp Bên A cung cấp tài liệu hợp lệ giữa Bên A và Bệnh viện
thể hiện được giá trị thiệt hại đã xảy ra trên thực tế trực tiếp phát sinh từ hành
vi chậm giao hàng của Bên B.

You might also like