You are on page 1of 8

TÌM HIỂU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (FDI)

1. Khái niệm
FDI là viết tắt của "Foreign Direct Investment", trong tiếng Việt dịch là
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài". Đây là loại hình đầu tư xuyên biên giới có
tính chất dài hạn (thường trên 3 năm, kéo dài không quá 50 năm đối với đầu tư
ngoài khu kinh tế và không quá 70 trong khu kinh tế). FDI đề cập đến việc một
tổ chức hoặc cá nhân từ một quốc gia đầu tư tiền, tài sản hoặc nguồn lực khác
vào một quốc gia khác. Điều quan trọng là FDI cho phép nhà đầu tư nước ngoài
tham gia vào quản lý và hoạt động của doanh nghiệp hoặc dự án tại quốc gia
đích mà họ đầu tư.
Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ
vốn đầu tư tham gia quản lý hoạt động đầu tư (Mục 2 – Điều 3). Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào Việt Nam bằng tiền
mặt hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của
luật này .
(→ giải thích dễ hiểu hơn: là quá trình mà các tổ chức, doanh nghiệp hoặc nhà
đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư trực tiếp vào dự án kinh doanh tại Việt
Nam.)
Trong hầu hết các trường hợp, cả tài sản lẫn nhà đầu tư ở nước ngoài sẽ là
những cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường được
gọi là công ty mẹ. Còn số tài sản được gọi là chi nhánh công ty hay công ty con.
2. Nguồn gốc
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hiện tượng kinh tế toàn cầu phát triển
từ sự sáng tạo và mở cửa kinh tế quốc tế. Nguồn gốc của FDI xuất phát từ sự
thay đổi trong quan hệ quốc tế và chính trị toàn cầu, đặc biệt là sau những thập
kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Trong bối cảnh thị trường mở cửa và các
thỏa thuận thương mại quốc tế, các doanh nghiệp cảm nhận được cơ hội mở
rộng quy mô kinh doanh và tận dụng lợi ích từ sự hợp tác quốc tế.
Nguồn cung và cầu về đầu tư ngày càng tăng, khiến cho các quốc gia trở thành
đối tác hấp dẫn cho FDI. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia để thu hút vốn đầu tư
đã thúc đẩy việc cải thiện môi trường kinh doanh, chính sách thuế, và hạ tầng,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp.
FDI không chỉ là một cơ hội kinh doanh mà còn là biểu tượng cho sự tích hợp
và hợp tác toàn cầu, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của cả cộng
đồng quốc tế. Điều này chứng tỏ sự chuyển đổi của thế giới từ sự đóng cửa đến
sự mở cửa, tạo ra một môi trường kinh doanh đa dạng và động lực.
3.Các loại hình FDI
3.1 FDI theo chiều ngang
FDI theo chiều ngang là việc đầu tư ra nước ngoài trong cùng một ngành. Nói
cách khác, một doanh nghiệp đầu tư vào một công ty nước ngoài sản xuất hàng
hóa tương tự.
Ví dụ: Nike, một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể mua Puma, một công ty
có trụ sở tại Đức. Cả hai đều thuộc ngành công nghiệp quần áo thể thao và do
đó sẽ được xếp vào dạng FDI theo chiều ngang.
3.2 FDI theo chiều dọc
FDI theo chiều dọc là việc đầu tư được thực hiện trong chuỗi cung ứng, nhưng
không trực tiếp trong cùng một ngành.
Ví dụ, Hersheys, một nhà sản xuất sô cô la của Hoa Kỳ, có thể xem xét đầu tư
vào các nhà sản xuất ca cao ở Brazil. Điều này được gọi là đầu tư ra nước ngoài
theo chiều dọc ngược vì công ty đang mua một nhà cung cấp tiềm năng trong
chuỗi cung ứng.
3.3 FDI tập đoàn
FDI tập đoàn là việc một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp không liên
quan ở nước ngoài. Điều này ít phổ biến, vì nó đòi hỏi nhà đầu tư phải vượt qua
hai rào cản gia nhập: bước vào một đất nước khác và bước vào một ngành hoặc
thị trường mới.

4. Phân loại
Các hoạt động FDI có thể được phân loại dựa theo nhiều hình thức khác nhau:
theo hình thức xâm nhập, theo định hướng của nước nhận đầu tư, theo hình thức
pháp lý,...
4.1 Theo cách thức xâm nhập
- Đầu tư mới (new investment) là việc một công ty đầu tư để xây dựng một cơ
sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua
lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động.
Như tên gọi đã thể hiện, hãng đầu tư thường mua một mảnh đất trống và xây
dựng nhà máy sản xuất, chi nhánh marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ
cho mục đích sử dụng của mình. Đây chính là những gì mà hãng Ford đã làm,
ví dụ như thành lập một nhà máy rất lớn ở bên ngoài Valencia, Tây Ban Nha.
- Mua lại (acquisitions) là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ty đang hoạt
động hay cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Sáp nhập (merge) là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai công ty sẽ
cùng góp vốn chung để thành lập một công ty mới và lớn hơn. Sáp nhập là hình
thức phổ biến hơn giữa các công ty có cùng quy mô bởi vì họ có khả năng hợp
nhất các hoạt động của mình trên cơ sở cân bằng tương đối.
4.2 Theo định hướng của nước nhận đầu tư
- FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và
cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này
phải nhập khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung
lượng thị trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận
tải. Theo định hướng của nước nhận đầu tư
- FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này “nhắm” tới
không phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường
rộng lớn hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư.
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này là khả
năng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như
nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
- FDI theo các định hướng khác của chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có
thể được áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn
FDI chảy vào nước mình theo đúng ý đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu
hút FDI giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.
4.3 Theo hình thức pháp lý
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên
để tiến hành đầu tư kinh doanh mà trong đó quy định rõ trách nhiệm chia kết
quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên
cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc
biệt có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa các quốc gia, để tiến
hành đầu tư và kinh doanh tại nước sở tại.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia sở tại, tự
quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- BOT, BTO, BT.
BOT (Build-Operate-Transfer) có nghía Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao: là
hình thức đầu tư dưới dạng hợp đồng do nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư tư
nhân bỏ vốn xây dựng trước (Build), sau đó vận hành và khai thác (Operate)
một thời gian và cuối cùng là chuyển giao (Transfer) cho nhà nước sở tại.
Tương tự BOT còn có hai loại hình khác là BTO và BT. BTO (Build - Transfer
- Operate) có nghĩa xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, là hình thức đầu tư
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công
trình, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở
tại; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong thời
hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Còn BT (Build - Transfer) có
nghĩa xây dựng - chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau
khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại;
Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu
tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng
BT. Tùy theo từng công trình và mục đích của nhà nước mà họ thực hiện các
loại hình BOT, BTO hay BT.
4.4 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu
tư nước ngoài
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
- Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT
- Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
5. Lợi ích và vai trò của FDI
FDI đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia, bao gồm:
Phát triển kinh tế
FDI giúp tăng cường nguồn vốn đầu tư, cải thiện công nghệ, tạo việc làm và
thúc đẩy xuất khẩu, từ đó đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của một
quốc gia. Sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng giúp mở rộng quy mô hoạt
động của các doanh nghiệp trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều
này có thể tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh,
từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Tạo điều kiện gia thương
Mỗi quốc gia có mức thuế nhập khẩu khác nhau, điều này khiến hoạt động giao
thương trở nên khó khăn hơn. Có FDI, các khía cạnh thương mại quốc tế có thể
trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, bởi nhiều lĩnh vực kinh tế yêu cầu sự hiện diện
của nhà sản xuất quốc tế nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu.
Tạo việc làm cho người dân
Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô hoạt động lớn và có nhu cầu sử dụng
lực lượng lao động để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi các
doanh nghiệp FDI đầu tư vào một quốc gia mới, họ cần xây dựng và trang bị
các nhà máy, văn phòng, nhà kho và các cơ sở hạ tầng khác. Điều này sẽ tạo ra
nhu cầu về lao động để thực hiện các công việc này. Đồng thời, khi thu nhập
tăng lên, sức mua của người dân địa phương cũng tăng theo, giúp thúc đẩy tổng
thể mục tiêu kinh tế của một quốc gia.
Tạo ra nguồn thuế trực tiếp
FDI thường phải trả thuế trực tiếp cho chính phủ, bao gồm thuế thu nhập, thuế
giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. Các
nguồn thuế này đóng góp vào nguồn thuế của quốc gia nhận đầu tư.
Phát triển nguồn nhân lực
Doanh nghiệp FDI thường đưa vào quốc gia nhận đầu tư các công nghệ hiện đại
và phương pháp quản lý tiên tiến, từ đó giúp cải thiện năng lực sản xuất và cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước. Điều này tạo ra cơ hội cho người lao
động trong nước học hỏi và tiếp cận với các công nghệ, phương pháp quản lý
mới, từ đó giúp phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ.
Chuyển giao tài nguyên
Thông qua quá trình đầu tư, các doanh nghiệp FDI có thể chuyển giao các công
nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất và các tài nguyên khác từ quốc gia đầu tư
sang quốc gia thu hút đầu tư.
Điều này có thể giúp các quốc gia nhận đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và
tạo ra các sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao hơn. Thông qua quá trình chuyển giao
tài nguyên, các quốc gia nhận đầu tư có thể học hỏi và áp dụng các công nghệ,
phương pháp quản lý hiện đại, tăng cường hiệu suất công việc.
Tăng thu nhập của một quốc gia
Vai trò của FDI bao gồm việc gia tăng thu nhập của nước thu hút đầu tư. Với cơ
hội việc làm nhiều hơn, mức lương cao hơn, thu nhập quốc gia tăng, điều này
góp phần lớn vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
5. Tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam
Có 2 mặt: tích cực và tiêu cực
Tích cực: Tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tác động của FDI đến thị trường lao động và vấn đề việc làm
- Tác động của FDI trong cải tiến khoa học - công nghệ
- Tác động của FDI đến môi trường
Tiêu cực: Bổ sung nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội nhưng phân bố đầu tư
không đều
6. Các giai đoạn và diễn biến thu hút FDI ở Việt Nam
Ngày 19/4/1977, Điều lệ Đầu tư nước ngoài chính thức được ban hành, đây là
cơ sở pháp lý đầu tiên cho người nước ngoài được thực hiện quyền đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện trong nước và quốc tế khi đó còn
nhiều khó khăn nên thu hút FDI không đạt hiệu quả trong giai đoạn từ 1977 đến
thời kỳ bắt đầu thực hiện “đổi mới”.
Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1990
Năm 1987, Quốc hội chính thức thông qua Luật Đầu tư nước ngoài. Theo đó,
Chính phủ khuyến khích các công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam, thu hút nguồn lực bên ngoài, chuyển dịch nền kinh tế đất nước.
Kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài, trong vòng 2 năm 1988 - 1990, Việt Nam
đã cấp giấy phép 213 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1,8 tỷ USD. Tuy
nhiên, nguồn vốn giải ngân thấp, do các nhà đầu tư vẫn đang đợi chờ quá trình
thay đổi và những cam kết từ Chính phủ.
Trong thời kỳ này chủ yếu thu hút được các công ty FDI nhỏ và vừa, hoạt động
trong lĩnh vực tiêu dùng, sản xuất nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa, thay thế
nhập khẩu và ít có liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Việt Nam vẫn duy trì
mối quan hệ cả về chính trị và kinh tế đối với Trung Quốc, các quốc gia Đông
Âu và các quốc gia thuộc Liên Xô.
Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000
Trong thu hút FDI, tính chung cả giai đoạn 1991 - 2000, vốn FDI thực hiện đạt
19,462 tỷ USD, bình quân 1,95 tỷ USD/năm.
Tương ứng với quá trình hội nhập kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi
vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 để phù hợp với tình hình mới. Trong giai
đoạn này, vốn FDI tăng tốc:
Từ năm 1991, vốn FDI bắt đầu tăng nhanh, đánh dấu làn sóng đầu tư trực tiếp
nước ngoài đầu tiên. Số dự án và vốn đăng ký liên tục lập kỷ lục mới. Nhiều
tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghiệp tìm đến đầu tư như PouChen và Feng
Tay (Đài Loan) gia công giày dép, Honda (Nhật Bản) sản xuất xe máy…
Năm 1991-1995, FDI vào Việt Nam đã tăng vượt bậc với 1.409 dự án, với tổng
số vốn đăng ký là 18.379,1 triệu USD. Đây có thể được coi là thời kỳ bắt đầu sự
bùng nổ FDI tại Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010
Từ năm 2001-2005, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có sự phục hồi nhưng
tốc độ còn chậm.
Đặc biệt từ năm 2005, ban hành Luật Đầu tư chung nhằm thay thế Luật Đầu tư
nước ngoài và Luật Đầu tư trong nước, đã liên tục tạo động lực thu hút FDI ở
Việt Nam.Vốn FDI tăng mạnh trở lại, thu hút được 6,839 tỷ USD.
Năm 2006, Việt Nam có những dự án tỷ USD đầu tiên từ nhà sản xuất chip
Intel (Mỹ) và tập đoàn thép Posco (Hàn Quốc). Thu hút FDI lần đầu vượt 10 tỷ
USD, đánh dấu sự bùng nổ của làn sóng thứ hai. Lượng vốn đăng ký tiếp tục
tăng, lập kỷ lục gần 72 tỷ USD vào năm 2008. Đây cũng là năm Samsung - nhà
đầu tư FDI lớn nhất hiện nay, bắt đầu xây dựng nhà máy đầu tiên tại Bắc Ninh.
Năm 2007 và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, do từ
tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO).
Bên cạnh đó, môi trường đầu tư – kinh doanh trong nước ngày càng được cải
thiện, khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, nên
nhiều làn sóng đầu tư lớn từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản đồng loạt rót vốn
vào Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020
FDI tăng không đáng kể trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2011, có 1.186 dự án
được cấp mới với tổng số vốn đăng ký là 15.589 triệu USD (giảm 21,57% so
với năm 2010).
→ FDI giảm là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư giảm
sút niềm tin, bên cạnh đó lạm phát và các chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng
mặt bằng nhiều dự án gặp nhiều khó khăn...
Năm 2014, sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư 2014, tạo một bước đột phá về tư
duy, bởi từ nay, doanh nghiệp và nhà đầu tư được làm những gì mà pháp luật
không cấm. Làn sóng đầu tư thứ ba bắt đầu.
Trong làn sóng thứ ba này, vốn FDI không có bước nhảy vọt như những năm
2005 - 2008 mà tăng ổn định.
Đại dịch Covid-19 xuất hiện đầu năm 2020 khiến các hoạt động đầu tư xuyên
biên giới gián đoạn, dòng vốn từ đó cũng trồi sụt. Cụ thể, tổng lượng vốn FDI
vào Việt Nam giảm 6,7% so với năm 2019.
Giai đoạn từ năm 2021 đến nay
Kết quả thu hút FDI năm 2023 có được là do môi trường đầu tư luôn được cải
thiện, hấp dẫn với nhiều ưu thế vượt trội. Đồng thời, trong năm 2023, các hoạt
động ngoại giao kinh tế của Đảng, Chính phủ được tăng cường, Việt Nam đã
nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản và Hoa Kỳ được kỳ
vọng đưa đến làn sóng đầu tư mới, chất lượng vào Việt Nam.

You might also like